Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG LÊN HOA ĐỒNG TIỀN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – TP. HỒ CHÍ MINH
***************
NGUYỄN NGỌC HƯNG

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƯỞNG LÊN HOA ĐỒNG TIỀN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giảng viên hướng dẫn: TS. CAO QUỐC CHÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những
lời động viên chia sẽ chân thành của nhiều người.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến người thầy, Tiến sĩ Cao
Quốc Chánh, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình học tập
cũng như trong quá trình thực hiện bài luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giáo trong Bộ môn Cảnh Quan và Kĩ
Thuật Hoa Viên, các thầy cô Bộ môn khác của trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi suốt thời gian 4 năm đại học.
Cuối cùng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Ba, cô Tư, chủ vườn ươm
EC Tân Định - Tân Thông Hội - Củ Chi - TP. HCM đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất và giúp đỡ cho tôi thực hiện và hoàn thành thí nghiệm này.


ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng
lên hoa đồng tiền ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại vườn ươm
EC – Tân Định – Tân Thông Hội – Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng
3/2011 đến tháng 6/2011.
Kết quả thu được là loại chế phẩm kích thích sinh trưởng Super
Grow(nghiệm thức C) đạt hiệu quả cao nhất so với đối chứng không phun, có tác
dụng tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền, có thể áp dụng vào
thực tế sản xuất, kinh doanh cây hoa kiểng.

iii


ABSTRACT
Research project "Research on the effects of stimulants on growth in the
region Gerbera Ho Chi Minh city "was conducted at the nursery EC, Tan Dinh Tan Thong Hoi - Cu Chi – TP. Ho Chi Minh, the time from March 2011 to June
2011.
The result is a growth regulator products Super Grow (treatments C)
achieve the highest efficiency compared to controls without injection, is good for
growth and development of Gerbera, can be used in actual production,
ornamental plants business.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 2
TỔNG QUAN .............................................................................................................2
2.1 Đặc điểm thực vật ................................................................................................2
2.1.1 Nguồn gốc ..........................................................................................................2
2.1.2 Đặc điểm thực vật ...............................................................................................3
2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh .............................................................................................4
2.1.4 Các giống hoa trồng phổ biến trong sản xuất .......................................................5
2.1.5 Nhân giống .........................................................................................................5
2.1.5.1 Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào ..............................................................6
2.1.5.2 Nhân giống bằng hạt .....................................................................................7
2.1.5.3 Tách cây .........................................................................................................8
2.2 Các chất kích thích tăng trưởng ...........................................................................8
2.2.1 Giới thiệu............................................................................................................8
2.2.2 Các chất kích thích sinh trưởng thực vật...........................................................9
2.2.2.1 Auxin ..............................................................................................................9
2.2.2.2 Gibberellin....................................................................................................13
.2.2.2.3 Cytokinin .....................................................................................................16
2.2.3 Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật ...............20
2.2.4 Ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt ................................21

v



2.3 Tình hình sản xuất ..............................................................................................25
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................27
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................27
3.2 Nội dung ..............................................................................................................27
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................27
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................27
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................30
3.3.4.1 Cách bố trí thí nghiệm ..................................................................................30
3.3.4.2 Quy trình trồng cây sử dụng trong thí nghiệm ..............................................31
3.3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi.....................................................................................32
3.3.4.4 Xử lý số liệu .................................................................................................33
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................34
4.1 Ảnh hưởng của chế phẩm lên sinh trưởng và phát triển của lá đồng tiền...........34
4.1.1 Ảnh hưởng của chế phẩm đến phát triển lá từ khi lá non đến lá trưởng thành 34
4.1.2 Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sự ra lá.........................36
4.1.3 Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chiều dài lá đặc trưng
của cây .......................................................................................................................37
4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sự ra hoa ........................39
4.2.1 Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chiều dài cuống hoa ....39
4.2.2 Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến đường kính hoa ...........41
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................43
5.1. Kết luận ..............................................................................................................43
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44
PHỤ LỤC ..................................................................................................................49

vi



DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ tăng trưởng của lá từ khi lá non đến lá trưởng thành ứng với từng
nghiệm thức ...............................................................................................................35
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh tốc độ ra lá ứng với các nghiệm thức .............................36
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chiều dài lá trưởng thành giữa các nghiệm thức ...........38
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chiều dài cuống hoa giữa các nghiệm thức ...................44
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh đường kính hoa giữa các nghiệm thức ...........................41
Hình 1. Thuốc Atonik 1.8 DD ..................................................................................45
Hình 2. Thuốc Seaweed – rong biển 95% .................................................................45
Hình 3. Thuốc Super Grow ......................................................................................46
Hình 4. Thuốc Sold Acid Ifier plantfood 30-10-10+TE ..........................................46
Hình 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................47
Hình 6. Cách đo chiều dài lá ....................................................................................47
Hình 7. Cách đo chiều dài cuống hoa ......................................................................48
Hình 8. Cách đo đường kính hoa ..............................................................................48

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: So sánh sự tăng trưởng chiều dài lá từ khi lá non đến trưởng thành ........34
Bảng 4.2: So sánh số lá/cây giữa các công thức thuốc kích thích tăng trưởng .........36
Bảng 4.3: So sánh chiều dài lá trưởng thành giữa các nghiệm thức xử lý chất kích
thích sinh trưởng .......................................................................................................37
Bảng 4.4: So sánh chiều dài cuống giữa các nghiệm thức xử lý kích thích sinh
trưởng ........................................................................................................................39

Bảng 4.5: So sánh giữa các nghiệm thức về đường kính hoa ..................................41

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế đang là một yêu cầu bức thiết của
sản xuất. Bên cạnh cây ăn trái và rau màu, cây hoa cũng có vị trí khá quan trọng vì
nó góp phần đa dạng hóa cây trồng và nâng cao thu nhập cho nông dân ở địa
phương, đặc biệt ở ngoại thành và vùng ven đô thị.
Cây Đồng tiền không những là loại hoa có giá trị, sản lượng cao có thể ra
hoa quanh năm mà là còn là loại hoa phong phú về màu sắc và hình dáng. Hoa
Đồng Tiền là một trong mười loại hoa quan trọng nhất thế giới, sau hoa hồng, cúc,
lan, cẩm chướng, layon. Nhưng thực tế ở nước ta, cây hoa đồng tiền còn rất nghèo
nàn, đơn điệu về giống và chủng loại. Trong những năm gần đây cây hoa đồng tiền
đang được trồng nhiều ở nhiều địa phương với quy mô ngày càng lớn, ở các địa
phương như : Sa Déc, Tiền Giang, Đà Lạt…
Chính vì vậy, đề tài “nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh
trưởng ảnh hưởng lên hoa đồng tiền ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh” được
thực hiện nhằm tìm ra một chế phẩm kích thích sinh trưởng tốt nhất cho cây hoa
đồng tiền vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm kích thích sinh trưởng.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm thực vật

2.1.1 Nguồn gốc
Giới (regnum) :

Plantae

Họ (familia) :

Asteraceae

Phân họ(subfamilia) : Mutisioideae
Tông (tribus) :

Mutisieae

Chi (genus) :

Gerbera

Chi hoa đồng tiền hay cúc đồng tiền (danh pháp khoa học: Gerbera) L. là
một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae). Tên gọi Gerbera được
đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber, một người bạn
của Carolus Linnaeus.
Chi này có khoảng 30-100 loài sống hoang dã, phân bố ở Nam Mỹ, châu
Phi đại lục, Madagascar và vùng nhiệt đới châu Á. Miêu tả khoa học đầu tiên về chi
Gerbera đã được J.D. Hooker thực hiện trong tạp chí thực vật Curtis năm 1889 khi
ông miêu tả Gerbera jamesonii, một loài ở Nam Phi được biết dưới tên gọi cúc
Transvaal hay cúc Barberton.
Các loài trong chi Gerbera có cụm hoa dạng đầu lớn với các chiếc hoa tia hai
môi nổi bật có màu vàng, da cam, trắng, hồng hay đỏ. Cụm hoa dạng đầu có bề
ngoài dường như là một bông hoa, trên thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ

riêng biệt. Hình thái của các hoa nhỏ phụ thuộc nhiều vào vị trí của chúng trong
cụm hoa.
Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây trang trí trong các mảnh
vườn hay được cắt để cắm. Các giống trồng tại vườn chủ yếu là lai ghép chéo

2


giữa Gerbera jamesonii và một loài khác ở Nam Phi là Gerbera viridifolia. Giống
lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida. Hiện nay tồn tại hàng trăm
giống khác nhau. Chúng dao động mạnh về hình dạng và kích thước hoa.Màu sắc
có thể là trắng, vàng, da cam, đỏ hay hồng. Ở phần trung tâm của bông hoa đôi khi
có màu đen. Thông thường trên một hoa các cánh hoa có thể có một vài màu khác
nhau.
Gerbera là một chi quan trọng về mặt thương mại. Nó đứng hàng thứ năm
trong số các loại hoa được cắt để bán trên thế giới (chỉ sau hoa hồng,cẩm
chướng, cúc đại đóa và tulip). Nó cũng được dùng như là sinh vật mô hình trong các
nghiên cứu về sự hình thành của hoa.
Các loài trong chi Gerbera chứa các dẫn xuất của coumarin nguồn gốc tự
nhiên.
Đồng tiền là một loại hoa có sản lượng và giá trị cao, ở điều kiện thích hợp có
thể ra hoa quanh năm, tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm (có chất lượng tốt)
cao, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ cao, tươi lâu là một trong 10
loại hoa được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Đồng tiền ra hoa quanh năm thích nghi
rộng nên hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, Hoa đồng
tiền còn có tên là Phu lang và thường được dùng trang trí cho xe hoa và phòng cưới.
2.1.2 Đặc điểm thực vật
- Thân lá: thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển
từ thân lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 – 450
- Lá : có hình lông chim, xẻ thùy nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung.

- Rễ: thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ hình ống ăn ngang và nổi phía
trên mặt luống, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra.
- Hoa: đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại
hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một
vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và mầu sắc nên được gọi là mắt
hoa hoặc tâm hoa rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở
trước, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng một.

3


`

-Quả : quả đồng tiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, 1

gam hạt có khoảng 280 – 300 hạt.
2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sinh trưởng,
phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được
0

trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 - 25 C, tuy nhiên
0

0

0

một số giống chịu nhiệt độ cao hơn (30 - 40 C) nếu nhiệt độ < 12 C hoặc > 35 C

cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượng hoa xấu.
Ánh sáng
Đồng tiền là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng nhẹ, phản ứng mạnh với
cường độ ánh sáng. Nắm được đặc điểm trên trong trồng trọt người ta có thể trồng
hoa đồng tiền vào mùa nắng nóng bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt cường
độ ánh sáng, giúp cho đồng tiền sinh trưởng tốt phục vụ mục đích thương mại.
Ẩm độ
Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối
lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 70%, độ ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trưởng. Trồng đồng
tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao
dễ phát sinh các loại bệnh hại.
Đất
Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi, xốp, nhiều màu,
độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt,
mực nước ngầm thấp và ổn định.
Chất dinh dưỡng
Các loại phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân vi sinh), phân vô
cơ (đạm, lân, kali) và phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, B, Co…) có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng của hoa đồng tiền.

4


2.1.4 Các giống hoa trồng phổ biến trong sản xuất
Theo Đặng Văn Đông năm 2003 thì hiện nay ở nước ta có khoảng trên 30 giống
hoa đồng tiền, trong đó hiện nay trong sản xuất thường trồng các giống đồng tiền do
Hà Lan lai tạo, nhưng do các cơ sở của Trung Quốc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế
bào, một số giống đặc trưng :
- Giống Thanh tú giai nhân (F123) : Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, hoa kép
màu cánh sen, nhị màu xanh, đường kính 12- 15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3

lớp, tiếp đến là một lớp cánh nhỏ hơn, hơi uốn cong vào phía trong. Cuống hoa dài
45-50cm, lá dài màu xanh đậm. Năng suất 50- 60 hoa/khóm/năm.
- Giống Thảo nguyên nhiệt đới (F125) : Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cánh
hoa màu đỏ tươi, nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhụy màu trắng. Cánh hoa gồm
3 lớp, đường kính hoa từ 11-12cm. Lá ngắn, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, năng
suất hoa cao (55-60 hoa/khóm/năm) .
- Giống Kim hoa sơn : Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có 2 màu, lớp
cánh ngoài màu vàng đỏ, nhị màu đen, đường kính hoa 13-14cm. Cuống hoa dài 4045cm, lá hơi tròn, màu xanh đậm, cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất
hoa 45-50 hoa/khóm/năm.
- Giống Yên hưng (F160) : Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa màu đỏ
nhung, có nhiều lớp cánh xếp xít nhau, nhị màu xanh. Cuống hoa dài 50-55cm, sinh
trưởng khoẻ, năng suất trung bình 50-55 hoa/khóm/năm.
Ngoài các giống trên, hiện nay còn rất nhiều các giống có nhiều màu sắc khác
nhau tạo nên một tập đoàn hoa đồng tiền rất phong phú.
2.1.5 Nhân giống
Hoa đồng tiền có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp như : nhân giống
bằng hạt, tách cây, nuôi cấy mô. Nuôi cấy mô trong môi trường nhân tạo được dùng
một cách thông dụng nhất, phương pháp này cho số lượng cây lớn, sạch bệnh, cây
trồng từ nuôi cấy mô sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Sản lượng hoa cao, chất lượng
hoa tốt. Hệ số nhân giống bằng phương pháp này rất cao, từ một bộ phận nhỏ của cây

5


sau một thời gian có thể cho ra vô số cây giống đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, đây
là phương pháp nhân giống hoa đồng tiền chủ yếu hiện nay.
2.1.5.1 Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Giai đoạn 1 : Tạo vật liệu khởi đầu
Việc tạo ra nguồn vật liệu ban đầu tốt sẽ là bước quyết định sự thành công của
các quá trình tiếp theo. Vì vậy, để có nguồn mẫu cho quá trình nuôi cấy mô cần phải

lựa chọn các cá thể sinh trưởng và phát triển tốt từ các cây mẹ đã được lựa chọn. Để
hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh khi đưa vào nuôi cấy ta đánh trồng chúng lên trên nền giá thể
trấu hun,sau khi cây đã ổn định trở lại(2-3 tuần) thì tiến hành lấy mẫu vào nuôi cấy.
Nguồn mẫu đưa vào nuôi cấy có thể là thân, đỉnh, ngọn, cuống hoa, đế hoa, cánh hoa,
lá non hoặc cuống lá non. Mẫu được lấy vào những ngày nắng ráo không có mưa.
Giai đoạn 2 : Khử trùng nuôi cấy mô
Đỉnh sinh trưởng của hoa đồng tiền ít, khi bóc tách lại dễ bị nhiễm bẩn nên
thường dùng đế hoa để làm nguyên liệu nuôi cấy mô,cắt lấy nụ có đường kính khoang
lem,lấy bông thấm nước muối rửa sạch, đưa vào tủ nuôi cấy mô.
Ngâm vào cồn 0,1% trong 10 – 15 phút, lấy ra rửa sạch rồi cho vào dung dịch clorua
thủy ngân 0,1% tiêu độc trong 20 phút, lấy ra dùng nước sạch rửa 3-4 lần. Dùng panh
và dao bóc vẩy, cắt bỏ tất cả hoa nhỏ, giữ lấy đế hoa, cắt đế hoa thành từng miếng nhỏ
0

vuông 2-3mm. Nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 2 C, cường độ chiếu sang 2000 3000 lux. Mỗi ngày chiếu sáng 12- 16 giờ.
Giai đoạn 3 : Tái sinh chồi
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng của mô nuôi
cấy. Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất auxin
xytokinin ngoại sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy. Thông thường bổ sung nền
MS theo tỷ lệ 1 ppm BA + 0,2 ppm KI + 0,2 ppm IAA.
Môi trường nuôi cấy đồng tiền giai đoạn đầu là:
MS + BA 4mg/l + NAA 0,2 màu + IAA 0,2 mg/l
Sau 4 tuần hình thành 1 thân mầm. Sau đó chuyển mầm vào môi trường

6


MS + KI 5mg/l + IAA 1 mg/l nuôi cấy tiếp.
Giai đoạn 4 : Tạo cây hoàn chỉnh
Để tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chồi đồng tiền đơn lẻ hoặc các

đoạn cắt vào trong môi trường tạo rễ, đó là than hoạt tính (0,3-0,5g/l) và NAA ở
nồng độ thấp 0,1 - 0,5 ppm. Tuy nhiên, cũng có những giống đồng tiền khó hình
thành rễ nên cần bổ sung thêm chất điều tiết sinh trưởng thực vật hay phụ gia như
IAA 1ppm. Thường sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường tạo rễ, mỗi chồi đồng tiền
sẽ có từ 4-6 rễ và chiều dài trung bình rễ từ 2-3cm. Lúc này cây đồng tiền đạt tiêu
chuẩn đưa ra vườn ươm.
Giai đoạn 5 : Đưa cây ra vườn ươm
Đây là giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh (có đủ rễ, thân hoặc lá) từ ống nghiệm
ra đất. Ở giai đoạn này cần phải có giá thể và chế độ chăm sóc phù hợp. Chuyển cây
con đã ra rễ, trồng trên đất nền gồm 1 phần mùn cưa + 1 phần than bùn + 1 phần
xốp vụn, dùng lưới phản quang che nắng, che mưa. Điều chỉnh sao cho độ ẩm đất
đạt 76 - 80% độ ẩm không khí 82-85%. Ngoài ra phải bổ sung dinh dưỡng khoáng
cho cây bằng cách phun dung dịch N:P:K theo tỷ lệ 1:1: 1 với nồng độ 1-2g/1l nước
cho cây. Khi cây đã bám rễ trên giá thể, tiến hành phun phân bón Thiên Nông nồng
độ 5 g/1l nước, 3 ngày phun 1 lần. Sau 2-3 tuần có thể trồng ra ruộng sản xuất.
Khi trồng trên ruộng sản xuất, thời gian đầu cây nuôi cấy mô sinh trưởng chậm hơn
so với giống đồng tiền tách thân. Nhưng sau trồng 50 - 60 ngày tốc độ sinh trưởng
của cây invitro (nuôi cấy mô) tăng vọt. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn và chất
lượng hoa tốt hơn.
2.1.5.2 Nhân giống bằng hạt
Các giống đồng tiền trồng trong chậu chủ yếu được nhân bằng hạt, đồng tiền
là loại cây khó tự thụ phấn. Vì vậy muốn lấy hạt nhất thiết phải thụ phấn bổ khuyết.
Hạt đồng tiền có sức sống rất ngắn (2-3 tháng) nên thường gieo ngay sau khi thu
hái. Đất gieo hạt cần phối trộn đất mùn 2 phần + than bùn một phần + cát sông một
phần. Hạt không cần lấp kín hoàn toàn, chỉ rắc phủ một lớp đất mịn mỏng, giữ ẩm.
Hạt đồng tiền ưa ánh sáng nên sau khi gieo hạt phải đưa ra ánh sáng. Thời gian gieo

7



thích hợp gieo trong nhà vườn vào tháng 1 đến tháng 2, gieo ngoài trời thì vào tháng
3, sau đó đến vụ trồng vào chậu, đặt trong nhà lưới.
2.1.5.3 Tách cây
Từ 1 cây nuôi cấy mô, sau một năm trồng trở nên có thể tách ra được từ 3-5
cây khác để đem trồng Việc tách cây thường thực hiện vào tháng 2-4, lúc này khí
hậu phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Khi tách cây đào cả bụi, rũ sạch đất,
dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân sao cho không bị đứt rễ và môi thân
phải mang ít nhất 1-2 rễ trở lên. Chú ý sau khi dùng dao cắt, có thể nhúng chỗ vết
cắt vào dung dịch IBA nồng độ 100ppm để tăng khả năng tái sinh của cây. Sau khi
đã xử lý dung dịch ra rễ, trồng cây như với cây nuôi cấy mô nhưng phải che bớt
nắng 2 tuần để tăng tỷ lệ sống của cây.
2.2 Các chất kích thích tăng trưởng
2.2.1 Giới thiệu
Trong đời sống thực vật, ngoài các chất hữu cơ như gluxit, protêin, lipit, axit
nucleic... để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho các hoạt động
sống của thực vật, thì còn có các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzyme và
các hormone, trong đó các hormone có một vai trò rất quan trọng trong việc điều
hòa quá trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý của thực vật.
Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật là những chất có bản
chất hóa học khác nhau, nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây
ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ và kết thúc chu kỳ sống
của mình. Các hormone thực vật (phytohormone) là những chất hữu cơ có bản chất
hóa học rất khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ phận
nhất định của cây và từ đó vận chuyển đến tất cả các cơ quan, các bộ phận khác của
cây để điều tiết các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
và để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

8



Bên cạnh các chất điều hoà sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ
thể thực vật) còn có các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều hoà
sinh trưởng nhân tạo).
Ngày nay bằng con đường hoá học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các
chất khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự với các chất điều hòa sinh
trưởng tự nhiên (phytohormone) để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây trồng, nhằm tăng năng suất và phẩm chất của cây trồng. Các chất điều hoà sinh
trưởng nhân tạo ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp.
Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển của thực vật được chia thành hai
nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng (stimulator)
và các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor).
2.2.2 Các chất kích thích sinh trưởng thực vật
Các chất kích thích sinh trưởng của thực vật là những chất ở nồng độ sinh lý
có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng của cây. Các chất kích thích sinh
trưởng thực vật gồm có các nhóm chất: auxin, gibberellin, cytokinine.
2.2.2.1 Auxin
Nguồn gốc
Năm 1880 Saclơ Ðacuyn (Darwin) đã phát hiện ra rằng ở bao lá mầm của cây
họ hòa thảo rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một chiều thì gây quang
hướng động, nhưng nếu che tối hoặc bỏ đỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra.
Ông cho rằng ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng.
Vào năm 1885, một nhà khoa học tên là Salkowski đã phát hiện ra indole-3acetic acid (IAA) trong môi trường lên men. Thế nhưng quá trình chiết tách sản
phẩm tương tự trong các mô thực vật đã không thành công trong suốt gần 50 năm
sau.
Năm 1926, một sinh viên tốt nghiệp đại học tại Hà Lan tên Fritz Went đã công
bố báo cáo mô tả phương pháp phân lập chất kích thích tăng trưởng bằng cách đặt
những khối thạch trắng bên dưới đỉnh của lá bao mầm trong một thời gian nhất định


9


sau đó lấy ra và đặt chúng vào thân cây khác đã bị bấm ngọn. Sau khi đặt các khối
thạch đó, các thân cây bắt đầu tăng trưởng trở lại. Năm 1928, Went đã triển khai
một phương pháp định lượng chất kích thích tăng trưởng thực vật này. Went thường
được biết đến như người tiên phong sử dụng thuật ngữ “auxin”, nhưng thật sự phải
kể đến Kogl and Haagen-Smit. Họ là những người đã tinh chế được hỗn hợp axít
auxentriolic (auxin A) từ nước tiểu của người vào năm 1931. Sau đó, Kogl đã phân
lập được những hỗn hợp khác từ nước tiểu có cấu trúc và chức năng tương tự auxin
A, trong đó có IAA.
Auxin phổ biến nhất, axít indoleacetic acid (IAA), thường được hình thành gần
đỉnh tăng trưởng và sau đó đi xuống. Quá trình đó khiến cho các lá non sẽ mọc dài
hơn. IAA kích thích cây cối phát triển hướng theo ánh sáng và phát triển bộ rễ.
Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp
Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản, có nhân indole, có công thức
nguyên là: C10H9O2N, tên của nó là axit β-indol-acetic.
Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm và cả ở vi khuẩn.
Ở thực vật bậc cao IAA được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó được vận
chuyển xuống dưới với vận tốc 0,5 - 1,5cm/h.
Sự vận chuyển của auxin trong cây có tính chất phân cực rất nghiêm ngặt, tức
là chỉ vận chuyển theo hướng gốc. Chính vì vậy mà càng xa đỉnh ngọn, hàm lượng
auxin càng giảm dần tạo nên một gradien nồng độ giảm dần của auxin từ đỉnh ngọn
xuống gốc của cây. Ngoài đỉnh ngọn ra auxin còn được tổng hợp ở các cơ quan còn
non khác như lá non, quả non, phôi hạt đang sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát
sinh. Quá trình tổng hợp auxin xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ ở trong cây dưới
xúc tác của các enzyme đặc hiệu. Axit β-indol axetic là loại auxin phổ biến trong
cây, được tổng hợp từ tryptophan bằng con đường khử amin, cacboxyl và oxy hóa.
Auxin được tổng hợp thường không ở dạng tự do, mà liên kết với một acid
amin (acid aspartic ở Pisum, acid glutamic ở cây cà chua), hay glucid (IAA-glucoz,

IAA-thioglucosid, IAA-inositol). Các dạng liên kết này không có hoạt tính auxin
nhưng dễ dàng phóng thích auxin theo con đường enzim (bởi sự thủy giải kiềm

10


trong thực nghiệm), là các dạng dự trữ (không bị phá huỷ bởi IAA-oxidaz) và vận
chuyển của auxin.
Tính chất sinh lý của auxin
Auxin can thiệp vào nhiều hiện tượng sinh lý, hoạt động của nó tuỳ thuộc vào
nồng độ và các sự hỗ tương qua lại của chúng với các chất điều hoà khác. Một số
hoạt động chính của auxin:
+ Hoạt động trong sự kéo dài tế bào
Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào ở ngọn chồi. Sự kéo dài tế bào là một
quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hiện tượng: hấp thu nước; dãn dài vách với sức
trương; đặt các hợp chất mới của vách giữa các mạng vi sợi cellulos; sinh tổng hợp
protein và các chất khác.
Vai trò của auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa
+

bơm proton ( H ) nằm trên màng ngoại chất. Khi có mặt của auxin thì bơm proton
hoạt động và bơm H+ vào thành tế bào làm giảm pH và hoạt hóa enzyme xúc tác
cắt đứt các cầu nối ngang của các polysaccarit. Enzyme tham gia vào quá trình này
là pectinmetylesterase khi hoạt động sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn
cầu nối ion giữa nhóm cacboxyl với canxi để tạo nên pectat canxi, do đó mà các sợi
cenlulose tách rời nhau.
Ngoài ra, auxin cũng kích thích sự tổng hợp các mRNA – các chất ribosome
tham gia vào sự tổng hợp các chất protein.
+ Hoạt động trong sự phân chia tế bào
 Kích thích sự phân chia tế bào tượng tầng

Auxin kích thích rất mạnh sự phân chia tế bào tượng tầng (tầng phát sinh libe
- mộc), nhưng hầu như không tác động trên mô phân sinh sơ cấp. Như vậy, auxin
tác động trên sự tăng trưởng theo đường kính.
Ở nồng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống nhờ vào
chất “histogene” ( là chất tạo ra nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn). Đây là đặc
tính tốt được áp dụng trong nuôi cấy tế bào.
 Phân hoá mô dẫn

11


Auxin kích thích phân chia của tượng tầng, đồng thời giúp sự phân hoá của
các mô dẫn (libe và mạch mộc). Auxin có khả năng cảm ứng trực tiếp sự phân hoá
tế bào nhu mô thành các tổ chức mô dẫn.
+ Hoạt động trong sự phát sinh hình thái (rễ, chồi, quả)
 Kích thích phát triển chồi
Auxin (phối hợp với cytokinin) giúp sự tăng trưởng chồi non và khởi phát sự
tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô. Tuy nhiên, ở nổng độ cao, auxin cản sự phát
triển của phát thể chồi vừa thành lập hay chồi nách: các chồi bây giờ vào trạng thái
tiềm sinh.
Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn: Hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện
tượng phổ biến ở trong cây. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh
trưởng của chồi bên và rễ bên. Ðây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu
thế ngọn bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải
phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng. Hiện tượng này được giải thích rằng
auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các
chồi bên tích lũy nhiều auxin nên ức chế sinh trưởng. Khi cắt ngọn chính, lượng
auxin tích luỹ trong chồi bên giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng.
 Kích thích phát triển rễ
Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ (phát thể non của rễ),

nhưng cản sự tăng trưởng của các sơ khởi này. Đặc tính này được ứng dụng phổ
biến trong giâm cành. Sự hình thành rễ phụ trong giâm cành có thể chia làm 3 giai
đoạn: giai đoạn đầu là phản phân hoá tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là xuất
hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra
ngoài. Giai đoạn đầu cần hàm lượng auxin cao, giai đoạn rễ sinh trưởng cần ít auxin
và có khi không cần có auxin.
 Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt
Tế bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôi
hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thích
sự sinh trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành khi có sự

12


thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bị
rụng. Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồn auxin nội sinh
vốn được hình thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụ phấn thụ tinh
nhưng bầu vẫn lớn lên thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trường hợp này quả
không qua thụ tinh và do đó không có hạt.
 Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây, vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở
cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ứ chế sinh trưởng. Vì vậy phun
auxin ngoại sinh có thể giảm sự rụng lá, tăng sự đậu quả và hạn chế rụng nụ, quả
non làm tăng năng suất. Cây tổng hợp đủ lượng auxin sẽ ức chế sự rụng hoa, quả,
lá.
2.2.2.2 Gibberellin
Nguồn gốc
Gibberellin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ
những nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúa Gibberella
fujikuroi (nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn dinh dưỡng) gây nên. Năm 1926,
nhà nghiên cứu bệnh lý thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí

nghiệm gây “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô.
Yabuta (1934-1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von
gọi là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng.
Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra axit gibberellic ở
cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là C H O .
19

22

6

Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật
bậc cao và xác định rằng đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây.
Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A , A , A ,...
1

2

3

A . Trong đó gibberellin A (GA ) là axit gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh
52

3

3

nhất. Người ta đã tìm được gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại
nấm, ở thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.


13


Sinh tổng hợp
Gibberelin là những terpenoid, được cấu tạo từ 4 đơn vị isopren (C5):
CH2=C(CH3)-CH=CH2. Các đơn vị này ít nhiều bị biến đổi trong phân tử
gibberelin. Theo lý thuyết, các gibberelin có 20 C, nhưng nhiều chất chỉ còn 19 C
(do một –CH3 bị oxi hoá thành –COOH, và nhóm này được khử carboxyl).
Acid mevalonic (C6), có nguồn gốc từ acetyl CoA trong con đường hô hấp,
là chất khởi đầu của các sinh tổng hợp terpenoid. Từ acid mevalonic, các isopren
được thành lập và kết hợp nhau qua nhiều giai đoạn để cho kauren (C20), sản phẩm
chuyên biệt đầu tiên trong con đường sinh tổng hợp giberelin. Mọi chất có hoạt tính
giberelin đều có nhân giberelan, khởi đầu là GA12-aldehyd.
Tóm lại, các giai đoạn chính của con đường sinh tổng hợp các gibberelin là:
Acetil CoA  acid mevalonic  Kauren  GA12-aldehid  các GA  …Trong
số các gibberelin, GA1 là chất chính kích thích sự kéo dài thân ở thực vật. GA3 ít
gặp ở thực vật, nhưng là chất có hoạt tính trong các sinh trắc nghiệm, và được xem
như chất chuẩn cho các gibberelin.
Gibberellin được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan
đang sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả non... và trong tế bào thì được tổng
hợp mạnh ở trong lục lạp. Gibberellin vận chuyển không phân cực, có thể hướng
ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng. Gibberellin được vận chuyển trong hệ thống
mạch dẫn với vận tốc từ 5- 25 mm trong 12 giờ. Gibberellin ở trong cây cũng tồn tại
ở dạng tự do và dạng liên kết như auxin, chúng có thể liên kết với glucose và
protêin.
Gibberelin liên kết với các chất đường: nhiều gibberelin-glycosid được tìm
thấy ở thực vật, nhất là trong các hột. Khi các gibberelin được áp dụng vào thực
vật, một phần gibberelin thường bị glycosyl hoá; ngược lại, gibberelin-glycosid có
thể được đổi thành gibberelin tự do.
Tính chất sinh lý của gibberelin

 Sự kéo dài tế bào

14


Gibberelin kiểm soát hướng đặt các vi sợi celluloz ( vừa mới được tổng hợp nhờ
celluloz synthetaz) trong vách tế bào, hướng đặt này lại do hướng đặt của các vi ống
ở ngoại vi tế bào quyết định. Gibberelin cảm ứng sự đặt các vi ống theo hướng
ngang ở nhiều kiểu tế bào ( kể cả các tế bào mà gibberelin không kích thích sự kéo
dài).
Gibberelin hạ thấp nồng độ Ca2+ trong vách ( có lẽ bằng cách kích thích sự hấp
thu ion này vào trong tế bào), và do đó giúp sự kéo dãn vách, vì Ca2+ cản sự kéo dãn
vách ở dicot (không cản ở monocot). Trong hoạt động này, vách tế bào không bị
acid hoá bởi giberelin ( khác với hoạt động nhanh của auxin).
Gibberelin cản hoạt động của các peroxidaz vách tế bào, do đó làm chậm sự hoá
cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của các peroxidaz.
 Sự kéo dài của thân
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng
kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do của gibberellin
kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý của
gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh
khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao rất
mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2-3 lần). Nó không
những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào.
 Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá
Kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân chia tế bào thân,
là đặc tính nổi bật của gibberelin. Gibberelin kích thích mạnh sự phân chia tế bào
nhu mô vỏ và biểu bì. Xử lý gibberelin làm tăng năng suất mía cây và đường (do
kích thích sự kéo dài lóng).
Giberelin liều cao (hay phối hợp với citokinin) kích thích mạnh sự tăng trưởng

lá (diện tích có thể gấp đôi bình thường như ở Trèfle, Radis). Trên lá yến mạch hay
diệp tiêu lúa, giberelin chỉ có vai trò làm tăng hiệu ứng auxin.

15


 Sự nảy mầm, nảy chồi
Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do
đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng
gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy
mầm.Trong trường hợp này của gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme
amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase... và làm tăng
hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành
đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên
liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý gibberellin
ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng
thái nghỉ sâu.
 Sự ra hoa, quả
Trong nhiều trường hợp của gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng
đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và
nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều
kiện ngày ngắn (Lang, 1956).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển
hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực.
Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả
không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.
.2.2.2.3 Cytokinin
Nguồn gốc
Việc phát hiện ra cytokinin gắn liền với kỹ thuật nuôi cây mô tế bào thực vật.
Năm 1955 Miller và Skoog phát hiện và chiết xuất từ tinh dịch cá thu một hợp chất

có khả năng kích thích sự phân chia tế bào rất mạnh mẽ trong nuôi cấy mô gọi là
kinetin (6-furfurryl-aminopurin: C10H9N5O).
Letham và Miller (1963) lần đầu tiên đã tách được cytokinin tự nhiên ở dạng
kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin và có hoạt tính tương tự kinetin. Sau đó người ta đã
phát hiện cytokinin có ở trong tất cả các loại thực vật khác nhau và là một nhóm

16


phytohormone quan trọng ở trong cây. Trong các loại cytokinin thì 3 loại sau đây là
phổ biến nhất: Kinetin (6- furfuryl- aminopurin), 6-benzin- aminopurin và zeatin tự
nhiên.
Nước dừa (phôi nhũ lỏng) từ lâu được dùng trong nuôi cấy (Van Overbeek et
al., 1941). Môi trường chứa auxin và 10-20% nước dừa giúp sự phân chia của tế bào
thân đã phân hoá (sự tạo mô sẹo). Người ta tìm cách xác định bản chất hoá học của
chất có trong nước dừa, nhưng phải sau sự khám phá cytokinin vài năm, nước dừa
mới được chứng minh chứa zeatin (Letham, 1974)
Sau zeatin, hơn 30 cytokinin khác nhau được cô lập. Ngày nay, người ta gọi
cytokinin để chỉ một nhóm chất thiên nhiên hay nhân tạo, có đặc tính sinh lý giống
nước dừa hay kinetin.
Cấu trúc và sinh tổng hợp
Zeatin tự do ở dạng trans trong phần lớn thực vật, mặc dù cả 2 dạng cis và
trans đều có hoạt tính của cytokinin. Nhiều chất tổng hợp có hoạt tính cytokini,
chúng đều là các aminopurin được thay thế ở vị trí 6, thí dụ benzylaminopurin
(benzyl adenin, viết tắt BAP hay BA) là chất được dùng trong nông nghiệp. Ngoại
lệ, vài dẫn xuất diphenilurê có hoạt tính cytokinin nhưng yếu.
Chuỗi ngang của các cytokinin thiên nhiên có liên hệ về mặt hoá học với cao
su, carotenoid, gibberelin, axit abcisic, và vài hợp chất bảo vệ thực vật gọi là
phytoalexin. Tất cả các hợp chất này, ít ra là một phần, được thành lập bởi các đơn
vị isopren có nguồn gốc từ tiền chất acid mevalonic. Ở thực vật, cytokinin synthaz

là enzym xúc tác sự liên kết giữa chuỗi bên và adenosin monophosphat (AMP).
Mô phân sinh ngọn rễ là nơi tổng hợp chủ yếu các cytokinin tự do cho cả cơ
thể thực vật. Từ rễ, cytokinin di chuyển trong mạch mộc để tới chồi. Tuy nhiên, các
chồi ( cà chua) và phôi cũng là nơi tổng hợp cytokinin.
Khác với mô phân sinh ngọn chồi, phôi bị tách khỏi cây vẫn tiếp tục tăng
trưởng và phát triển bình thường trên môi trường thiếu hormon. Người ta không biết
chính xác khi nào phôi tự lập về cytokinin, tuy nhiên, có lẽ phôi quá non ( không có

17


×