Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MẢNG XANH QUẬN 12, TP.HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.84 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHẠM THANH TÀI

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MẢNG XANH QUẬN 12,
TP.HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN


PHẠM THANH TÀI

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MẢNG XANH QUẬN 12,
TP.HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN
ĐẾN NĂM 2015

Ngành: Thiết Kế Cảnh Quan
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: T.S Trần Viết Mỹ



TS. Ngô An

Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 11 tháng 7 năm 2011

i


LỜI CÁM ƠN
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, người đã nuôi dưỡng con có được
ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn:
-

Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

-

Chủ nhiệm bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

-

Qúy thày cô trường trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
-


Tiến sĩ Trần Viết Mỹ giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ
Chí Minh, Tiến sĩ Ngô An – Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và cho nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.

-

Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân quận 12

Đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập và cung cấp một số tài liệu cần
thiết tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cũng xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
T.P Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Phạm Thanh Tài

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng mảng xanh quận 12, TP.HCM và đề
xuất hướng phát triển đến năm 2015” được tiến hành tại địa bàn quận 12, từ tháng
2/2011 đến tháng 6/2011.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc mảng xanh quận 12 gồm 3 thành phần:
cây xanh đường phố, mảng xanh công viên, mảng xanh khuôn viên. Hầu hết các
đường phố đều được trồng cây xanh, nhưng còn ít và tự phát; mảng xanh công viên
chỉ ở dạng hành lang, băng két, vòng xoay…; chủ yếu là mảng xanh khuôn viên,
chiếm diện tích xanh lớn trên tổng diện tích xanh toàn quận. Nhìn chung, diện tích
xanh trên địa bàn quận rất cũng còn ít, trong khi đó mức độ ô nhiễm ngày càng

tăng. Để đáp ứng được nhu câu sinh thái đô thị đến năm 2015 quận cần 1126.3 ha
diện tích xanh, chiếm 21.35% diện tích tự nhiên của quận 12.

iii


SUMMARY
The project about: “Investigation about green space in the 12 Dist, Ho Chi
Minh city and the development to 2015” have been taking place from 2/2011 –
6/2011.
As result , the structure in green plan in the 12 distrist includes 3 components:
trees on stress, in park and in precincts. All most tresst have plant; in park, verdua
have been planted in parterres, in lobies, in ruondabouts…; mainly the verdua in
precincts, have occupied a huge area in distrist. Grenerally, planted area is very
small, white the pollution has been more increasing. To apply for the requirement
about the ecological condition to 2015, people in distris who nedd 1126.3 ha,
occuping 21.35% of the natural area of distrist

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH
=
HĐH
=
KDLST =
TS
=
PTTH =

THCS =
TP.
=
UBND =
XN
=
CO
=
O
=
NO
=
NO
=
SO
=
STT =
CV
=
KDC =

Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Khu du lịch sinh thái
Tiến sĩ
Phổ thông trung học
Trung học cơ sở
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Xí nghiệp

Khí cacbon mono oxit
Khí oxi
Khí nitơ đioxit
Khí nitrogen oxit
Khí sunfuarơ
Số thứ tự
Công viên
Khu dân cư

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Số liệu mảng xanh công viên Đài liệt sĩ phường Hiệp Thành.
Bảng 4.2: Số lượng mảnh xanh Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông (diện
tích 18.000 m2).
Bảng 4.3: Số liệu mảng xanh Ủy ban nhân dân quận 12 (diện tích 45,606m2).
Bảng 4.4: Số lượng mảng xanh Trung tâm bồi dưỡng chính trị phường Tân Thới
Hiệp ( diện tích 22,000m2).
Bảng 4.5: Số liệu mảng xanh đền thờ cụ Nguyễn An ninh (diện tích 5,500 m2).
Bảng 4.6: Tổng hợp mảnh xanh khuôn viên theo loài cây ở các khu trọng điểm đã
khảo sát ở trên.
Bảng 4.7: Tổng hợp cây xanh các tuyến đường trọng điểm của quận 12 (phân loại
cây theo tuyến đường).
Bảng 4.8: Danh mục các tuyến đường trồng cây xanh trên vỉa hè.
Bảng 4.9: Các công viên định hướng phát triển mới.
Bảng 4.10: Tổng hợp lượng ô nhiễm mỗi năm cần xử lý trên địa bàn quận 12.
Bảng 4.11: Tổng hợp nhu cầu mảng xanh phòng chống ô nhiễm năm 2015.
Bảng 4.12: Khả năng và tiềm năng quỹ đất duy trì và phát triển mảng xanh cân đối
với dân số trên địa bàn quận 12 đến năm 2015.


DANH SÁCH CÁC ẢNH
Ảnh 1: công viên Đài liệt sĩ phường Hiệp Thành.
Ảnh 2: Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông.
Ảnh 3: Ủy ban nhân dân quận 12.
Ảnh 4: Số lượng mảng xanh Trung tâm bồi dưỡng chính trị phường Tân Thới Hiệp.
Ảnh 4.5: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

vi


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC ẢNH .......................................................................................... vi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 3
2.1 Điều kiện tự nhiên. ................................................................................................ 3
2.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................................. 3
2.1.2 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.3 Địa hình .............................................................................................................. 4
2.2 Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn: ............................................................................ 4
2.2.1 Thời tiết: ............................................................................................................. 4
2.2.2 Khí hậu: .............................................................................................................. 4
2.2.3 Thủy văn: ........................................................................................................... 5
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 5

2.4 Tình hình kinh tế ................................................................................................... 5
2.4.1 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 5
2.4.2 Đặc điểm kinh tế: ............................................................................................... 5
3.1 Sơ lược mảng xanh đô thị và hệ sinh thái quận 12 ............................................... 6
3.2 Khái niệm mảng xanh đô thị: ................................................................................ 6
3.3 Chức năng mảng xanh đô thị ................................................................................ 7
3.3.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị: ........................................................ 7
3.3.1.1 Điều hòa nhiệt độ: ........................................................................................... 7
3.3.1.2 Ngăn chặn gió và sự ô nhiễm của không khí : ................................................ 7
3.3.1.3 Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước: ........................... 8

vii


3.3.1.4 Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí Carbonic: .................................................... 8
3.3.2 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh:........................................................... 8
3.3.2.1 Hạn chế tiếng ồn: ............................................................................................ 8
3.3.2.2 Hạn chế ô nhiễm không khí ............................................................................ 9
3.3.2.3 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất. ............................................................. 9
3.3.2.4 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu. ............................................................... 10
3.3.2.5 Kiểm soát giao thông .................................................................................... 10
3.3.3 Thành phần cảnh quan, một bộ phận của kiến trúc đô thị. .............................. 10
3.3.4 Kinh tế - xã hội ................................................................................................. 10
3.3.5 Hệ thống cây xanh, mảng xanh đô thị. ............................................................. 11
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 12
3.1 Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 12
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 12
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 12
3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................................. 12
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp .................................................................................. 12

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 13
4.1 Cấu trúc mảng xanh quận 12............................................................................... 13
4.2 Hiện trạng mảng xanh quận 12 ........................................................................... 13
4.3 Hiện trạng mảng xanh khuôn viên ...................................................................... 15
4.3.1 Cây xanh đường phố ........................................................................................ 19
4.4 Định hướng phát triển mảng xanh quận 12 ......................................................... 20
4.4.1 Cây xanh đường phố ........................................................................................ 20
4.4.2 Mảng xanh công viên ....................................................................................... 22
4.4.3 Định hướng phát triển mảng xanh cho khuôn viên .......................................... 23
4.5 Vấn đề ô nhiễm ................................................................................................... 24
4.5.1 Về các phương tiên giao thông ........................................................................ 24
4.5.2 Về sản xuất ....................................................................................................... 24
4.5.3 Về sinh hoạt...................................................................................................... 25

viii


4.6 Xác định chỉ số xanh ........................................................................................... 25
4.6.1 Tổng lượng ô nhiễm ......................................................................................... 25
4.6.2 Khả năng hấp thụ của cây xanh ....................................................................... 26
4.6.3 Dự báo nhu cầu cây xanh, mảng xanh đến năm 2015 của quận 12, TP. Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................... 26
4.7 Tiềm năng quỹ đất trồng cây, phát triển mảng xanh........................................... 27
4.8 Một số giải pháp phát triển mảng xanh quận 12 ................................................. 29
4.8.1 Giải pháp về cấu trúc........................................................................................ 29
4.8.1.1 Cây xanh đường phố. .................................................................................... 29
4.8.1.2 Mảnh xanh công viên: ................................................................................... 31
4.8.1.3 Mảnh xanh khuôn viên:................................................................................. 31
4.8.2 Giải pháp kĩ thuật: ............................................................................................ 31
4.8.2.1 Quản lý bảo quản, chăm sóc bảo vệ cây đang sinh trưởng trên đường phố. 31

4.8.2.2 Quản lý cải tạo và thay thế cây đường phố ................................................... 33
4.8.2.3 Quản lý cây xanh công viên. ......................................................................... 33
4.8.2.4 Trồng cây không cần đất (trồng trong chậu ). ............................................... 34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 35
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 35
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
TP. Hồ Chí Minh là một thành phố có tốc độ phát triển nhất nước ta, biểu hiện
rõ rệt qua tốc độ tăng trưởng và đời sống văn hóa – xã hội. Là trung tâm công
nghiệp, văn hóa khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về thương mại, giao
dịch quốc tế và du lịch ở vùng Đông Nam Á. Nhờ vị trí thuận lợi TP.HCM đã thu
hút dân cư trong cả nước. Điều này làm cho TP luôn quá tải về dân số và phương
tiên giao thông. Bên cạnh đó hàng ngàn cở sở sản xuất công nghiệp, nhà máy phân
bố xen kẽ các khu dân cư. Kết quả của các hoạt động này cùng với lượng dân số quá
lớn đã làm cho môi trường của thành phố xuống cấp nghiêm trọng (ô nhiễm không
khí, đất, nước…). Quận 12 , một trong năm 5 quận nội thành mở rộng nên được sự
quan tâm, chú ý của nhà nước và các doanh nghiệp. Và tại đây ngày càng mọc lên
nhiều cở sở sản xuất công nghiệp, TTCN…Điều đó có nghĩa là, kiến trúc quận 12
đã có sự thay đổi do những tác động nêu trên; vì vậy, cần phải quy hoạch lại mảng
xanh cho phù hợp. Hiện nay diện tích đất trống trên quận 12 còn rất nhiều,vì thế cần
đưa ra giải pháp như thế nào để tận dụng tối đa diện tích đất trống kia cho phát triển
mảng xanh một cách phù hợp. Cây xanh giữ vai trò quan trọng trong đời sống dân
cư đô thị, là một thành phần của cảnh quan đô thị. Với các chức năng như: thanh lọc
không khí, điều hòa khí hậu, giảm ồn, bảo tồn và làm tăng tính đa dạng sinh học,

góp phần bảo vệ con người. Vì vậy, xanh hóa đô thị là vấn đề cần được quan tâm
hàng đầu đối với các đô thị phát triển như TP.HCM, trong đó có quận 12.
Tuy nhiên, để nâng cao vai trò hiệu quả của cây xanh cần nghiên cứu phát
triển mảng xanh hợp lý, tạo được sự phát triển tương hỗ giữa các thành phần, đồng
thời hài hòa với các công trình kiến trúc, tạo nét độc đáo riêng cho địa bàn.Vì thế,
quy hoạch mảng xanh là một vấn đề quan trọng luôn được sự quan tâm của các nhà
chuyên môn, các cơ quan phụ trách. Với các lý do đó, tác giả đã chọn và triển khai
đề tài:

1


“KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MẢNG XANH QUẬN 12, TP.HỒ CHÍ
MINH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015” nhằm phục vụ
cho công tác quy hoạch đô thị thành phố nói chung và quận 12 nói riêng, đáp ứng
nhu câu vui chơi giải trí, cải thiện môi trường sống cho người dân khu vực.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên.
2.1.1 Lịch sử hình thành
Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP,
ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An
Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh
Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự
nhiên 5.274,89 ha, dân số hiện nay 407.522 người (theo điều tra dân số tính đến
31/12/2009). Quận 12 bao gồm 11 phường trực thuộc:

-

Thạnh Xuân: diện tích 968,58 ha

-

Hiệp Thành: diện tích 542,36 ha

-

Thới An: diện tích 518,45 ha

-

Thạnh Lộc: diện tích 583,29 ha

-

Tân Chánh Hiệp: diện tích 421,37 ha

-

Tân Thới Hiệp: diện tích 261,97 ha

-

An Phú Đông: diện tích 881,96 ha

-


Trung Mỹ Tây: diện tích 270,63 ha

-

Tân Thới Nhất: diện tích 389,97 ha

-

Đông Hưng Thuận: diện tích 255,20 ha

-

Tân Hưng Thuận: diện tích 181,08 ha

2.1.2 Vị trí địa lý
Quận 12 nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một
phần Quốc lộ 1A và hệ thống giao thông dày đặc và cũng là một trong những khu
vực kinh tế trọng điểm. Quận 12 là cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành

3


phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có nhiều tuyến đường quan trọng đi
qua địa bàn quận như Quốc lộ 1A nối miền Tây, miền Đông Nam Bộ và Quốc lộ 22
đi Tây Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn Quận có một số dự án về công nghiệp, đô thị đã
và đang hình thành sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn Quận.
Địa giới hành chính:
-


Phía Đông giáp thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức, TP
HCM;

-

Phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và Quận Bình Tân, TP HCM;

-

Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận 12và
Quận Bình Tân, TP HCM;

-

Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn, TP HCM.

2.1.3 Địa hình
Quận 12 thuộc vùng bưng trũng .Độ cao trung bình so với mực nước biển
1,0m.
2.2 Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn:
2.2.1 Thời tiết:
Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới ít bị ảnh hưởng của bão, thời tiết trong
năm được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng :
- Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa nắng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2.2.2 Khí hậu:
- Nhiệt độ từ 24 đến 320C, trung bình cả năm 280C.
+ Tháng 04 có nhiệt độ thấp nhất 29,10C.
+ Tháng 10 có nhiệt độ thấp nhất 26,70C.
- Số giờ nắng trong năm : 2.245,9 giờ

+ Tháng 02 có số giờ nắng ít nhất 193,1 giờ.
+ Tháng 10 có số giờ n8áng ít nhất 105,6 giờ.
- Lượng mưa cả năm là 1.779,4 mm.

4


+ Tháng 5 có lượng mưa nhiều nhất 478,0 mm
+ Tháng 02 có lượng mưa ít nhất 27,3 mm.
Vào những ngày có lượng mưa cao nhất, nước mưa làm quá tải khả năng tiêu
thoát nước, đặc biệt vào lúc triều cường gây ngập úng trên diện rộng gây ảnh hưởng
đến sinh họat, đời sống của bà con, nhân dân.
- Độ ẩm trung bình cả năm 74%
+ Tháng 10 có độ ẩm cao nhất 86%
+ Tháng 01 và 02 có độ ẩm thấp nhất 71%
2.2.3 Thủy văn:
- Mực nước sông Sài Gòn :
+ Thấp nhất : tháng 8 ( -2,40 mét )
+ Cao nhất: tháng 10 ( +1,46 mét )
-

Thủy triều bán nhật ( không đều ) lên xuống ngày 02 lần , mỗi lần cách nhau 06

giờ.
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo niên giám thống kê ngày 31/12/2009 dân số quận 12 là 407,522 người ,
84,164 hộ, mật độ dân cư 7.727 người/km2. Là quận có số dân cư còn thưa thớt, đời
sống người dân còn thấp so với các quận nội khác trong thành phố.
2.4 Tình hình kinh tế
2.4.1 Cơ sở hạ tầng

Hiện tại quận có 146 tuyến đường với tổng chiều dài 154,071m; trong đó, có
89 tuyến đường lót bê tông nhựa với tổng chiều dài 59,267m, Quận 12 có hệ thống
đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là
quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16 phân bố khá dày.
2.4.2 Đặc điểm kinh tế:
Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12
còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng.
Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo
cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, các

5


hoạt động thương mại - dịch vụ – dịch vụ – du lịch góp phần đẩy nhanh quá trình
đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(CNH, HDH)
3.1 Sơ lược mảng xanh đô thị và hệ sinh thái quận 12
Hệ thống mảng xanh quận 12 bao gồm: cây xanh đường phố, mảng xanh công
viên, mảng xanh khuôn viên.
Mảng xanh công viên có diện tích rất nhỏ không đáp ứng được nhu cầu vui
chơi giải trí của người dân. Trong khi đó mảng xanh khuôn viên chiếm diện tích rất
lớn, tuy nhiên kém chất lượng.
Cây xanh đường phố chỉ có ở một số đường và vài tiểu đảo giữa các vòng
xoay đáp ứng được nhu cầu. Số còn lại chưa có cây xanh hoặc trồng chưa tập trung
không đúng quy định.
Vì vậy cần có phương hướng làm tăng diện tích mảng xanh bằng cách xây
dựng thêm các công viên và hệ thống cây xanh đường phố, đồng thời làm cho các
khuôn viên có chất lượng cây xanh tốt hơn để giảm thiểu việc ô nhiễm ở khu vực
quận 12.
3.2 Khái niệm mảng xanh đô thị:

Mảng xanh đô thị , là tập hợp tất cả các thàm thực vật thân gỗ trong phạm vi
những nơi có cư dân đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng
lớn, sầm uất nhất ( Jorgensen, 1965). Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập
hợp cây trồng nội đô (công viên , cây đường phố, khuôn viên…) còn bao gồm hệ
thống rừng ngoại vi , các vườn thực vật , các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên ,
vườn cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô
ra ngoại thành.
Theo nghĩa rộng; Mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích kể cả mặt đất, mặt
nước và trên không mà trên đó có thực vật sống quanh năm và sự tồn tại của chúng
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của con người ở đô thị.

6


3.3 Chức năng mảng xanh đô thị
3.3.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị:
3.3.1.1 Điều hòa nhiệt độ:
Vùng đô thị (nội thành) có xu hướng nóng hơn ngoại ô xung quanh, trung bình
0,5-1,5 C (Federe, 1970) hoặc 3-5C (Moll, 1991). Điều này tạo thuận lợi cho mùa
Đông nhưng bất lợi cho mùa Hạ. Sự khác biệt chủ yếu là do sự thiếu diện tích xanh
mà vai trò chính của nó là hấp thu bức xạ mặt trời, làm mát không khí xung quanh
do quá trình bốc hơi nước. K hi bức xạ mặt trời đi vào khí quyển trái đất, một phần
pản chiếu qua lớp mây che phủ, một phần bị hấp thu bởi các hạt dạng khí như CO2,
CO3 và hơi nước, phần còn lại, khoảng ½ , xâm nhập vào bề mặt trái đất. Suốt trong
các giờ của ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thu bởi các bề mặt đô thị như sắt thép,
bê tông, kính, mái ngói… Chúng hấp thu nhiệt nhưng cũng mất nhiệt nhanh hơn
thực vật và đất. Vì vậy, thường có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ giữa chúng và
không khí xung quanh. Lượng nhiệt này thông qua hiện tượng đối lưu, làm tăng
nhiệt đô không khí chung quanh và giảm ẩm độ tương đối.
Mảng xanh điều hòa nhiệt độ môi trường đô thị thông qua tác động chi phối

bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt
trời. Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu trúc tán.
Ban đêm, tán cây xanh mất nhiệt chậm hơn tạo ra một tấm màng chắn giữa
nhiệt độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ấm. Vì vậy, nhiệt độ dưới tán cây cao hơn bên
ngoài chổ trống. Sự khác biệt có thể đạt 5-8C (Federer, 1970)
3.3.1.2 Ngăn chặn gió và sự ô nhiễm của không khí :
Sự di chuyển của không khí , hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc
sống con người. tác đông này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào
sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh lam giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên
tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng như
là phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to cũng như cây bụi kiểm soát gió bởi sự
cản trở, làm lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo
kích thước loài, hình dáng, độ dày tán lá, sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây

7


xanh . cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi
hướng gió xung quanh nhà ở. Chặn thẳng góc hướng gió có thể làm giảm gió từ 2-5
lần chiều cao cây cao nhất ở phía trước hàng cây và 30 - 40 lần sau hàng cây… Tốc
độ gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10-20 lần chiều cao, chiều rộng, khả
năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và chủng loại cây xanh.
3.3.1.3 Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước:
Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi nước,
làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất. Mùa hè, trong rừng hay ở những nơi trồng cây
xanh tập trung như công viên , KDLST, vườn thực vật … ẩm độ tương đối thường
cao hơn bên ngoài khoảng trống từ 7-12%, đôi khi lên đến 20% tăng dần từ trên
xuống dưới. Độ chênh lệch ẩm độ tương đối giữa sàn rừng, lớp không khí sát mặt
đất và trên tán cây biến động từ 5- 6%.
Cây xanh giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước , ngăn lượng

mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng ngăn
cản sự bốc hơi độ ẩm trong đất.
3.3.1.4 Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí Carbonic:
Trong môi trường đô thị , tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc,
lượng khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên liệu trong
các nhà máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong quá trình hô hấp.
Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2 và thải khí O2 thông qua quá trình
quang hợp và hô hấp. Ban ngày, dưới tác động của bức xạ mặt trời xảy ra quá trình
quang hợp, cây xanh hút khí CO2của không khí và nước để tổng hợp Hydrate
Carbon, do đó làm giảm nồng độ CO2 và gia tăng nồng đô O2 trong khí quyển .
Ban đêm, một phần Hydrate Carbon bị phân hủy thông qua quá trình hô hấp và giải
phóng CO2.
3.3.2 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh:
3.3.2.1 Hạn chế tiếng ồn:
Tiếng ồn, như vậy là một sự ô nhiễm không trông thấy, bao gồm các tác động
vật lý và sinh lý. Tác động vật lý liên quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua

8


không khí và tác động sinh lý bao gồm phản ứng của con người đối với âm thanh.
Âm thanh thấp nhất mà con người có thể nhận thức được trong điều kiện hoàn toàn
yên tĩnh là 0 dB, cao nhất là 120 dB. Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được
tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số
thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày ,
mọng nước, có cuống lá, vì các đăc trưng này cho phép mức độ co giãn và rung
động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành to và thân cây..
Cây xanh kết hợp với địa hình có thể làm giảm cường độ âm thanh từ 5-8 dB.
Reehof & Mc Daniel (1978) cũng đã khẳng định một đai cây dày, hẹp có thể giảm
từ 3-5 dB. Nếu sử dụng tổ hợp cây cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giảm 8-12

dB.Vị trí đai cây hết sức quan trọng. Nếu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn thì tốt
hơn là đặt gần khu vực cần bảo vệ. Các nhà ở đô thị được che chắn hiệu quả hơn
với tiếng ồn do xe cộ với hàng cây bụi đặt sau một hàng cây cao co chiều rộng
khoảng 6m.
3.3.2.2 Hạn chế ô nhiễm không khí
Lá của cây xanh hấp thụ NO2, NO (Nitrogen oxide) để lấy N. Cây thân gỗ hấp
thụ một phần SO2 trong không khí. Thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ CO
trong không khí. Cây trồng hấp thụ và sử dụng NH3 trong việc nitrogen hóa. Thảm
thực vật hấp thu và làm giảm nồng độ O3 trong không khí một cách nhanh chóng.
Đối với cây bụi trung bình một ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 – 70 tấn/năm.
Cây xanh (cành, thân, lá, chồi hoa…) hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khói…) và
sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí, hô hấp
gia tăng ẩm độ, như vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra cây xanh cũng che
lấp cát bụi, hơi khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi lá, hương của hoa hay bằng
cách hấp thụ.
3.3.2.3 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất.
Mảng xanh làm giảm sự rửa trôi và xói mòn do nước gây ra bằng cách ngăn cản hạt
mưa, giữ đất qua hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ thông qua sự tích tụ chất hữu cơ.

9


3.3.2.4 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu.
Thực vật mảng xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng. Hiệu
quả trước hết phụ thuộc vào kích thước và mật độ cây xanh. Thực vật có thể ngăn
lọc ánh sáng sơ cấp (ánh sáng trực tiếp) suốt ngày hay đêm. Cây xanh có thể được
chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có tác dụng bảo vệ suốt
thời kỳ sinh trưởng của chúng. Ở những xa lộ, cây xanh còn có thể sử dụng để kiểm
soát ngăn chặn ánh sáng trực tiếp buổi sáng và buổi xế chiều có thể kiểm soát ánh
sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây, cây bụi xung quanh các sân, cửa sổ

hoặc dọc đường phố để bảo vệ tầm nhìn lái xe.
Ánh sáng thứ cấp có thể kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn nguồn sáng
sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc sau khi nó chạm vào vật phản chiếu và
đến mắt người.
3.3.2.5 Kiểm soát giao thông
Cây xanh tham gia kiểm soát giao thông đô thị qua việc hình thành hàng rào,
đai cây… trên đường phố, hoa viên công viên. Mức độ hiệu quả kiểm soát giao
thông như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải đi theo hướng
đã định không hạn chế tầm nhìn, thẩm mỹ…phụ thuộc vào đặc tính của từng loài
cây tùy chiều cao, tập tính phân cành, độ mền dẻo của cành, có gai hoặc không
gai,…
3.3.3 Thành phần cảnh quan, một bộ phận của kiến trúc đô thị.
Cây xanh có vai trò quan trọng là một trong những yếu tố hình khối chủ yếu,
đặc biệt trong kiến trúc cảnh quan. Cây xanh có nhiều hình thức đa dạng và màu sắc
phong phú do sự biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
chiều cao, vòm lá, thân cành...Do đó, kiến trúc cảnh quan trong đó có cây xanh,
mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và không gian.
3.3.4 Kinh tế - xã hội
Nguồn cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao sau chu kỳ nuôi dưỡng của một số
chủng loại cây xanh đô thị.

10


Nơi cung cấp một số hạt giống của một số loài cây quý hiếm của hệ thực vật
bản địa cũng như nhập nội.
Nơi vui chơi giải trí, đi dạo, ngắm thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
Cây xanh được sử dụng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử nơi tưởng niệm
của việc đặt tên cây xanh cho một số địa danh.
Như vậy cây xanh có ý nghĩa, vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong

đời sống con người, nhất là cuộc sống của cư dân đô thị như TP.HCM nói chung,
quận 12 nói riêng.
3.3.5 Hệ thống cây xanh, mảng xanh đô thị.
Nhằm đa dạng hóa cây xanh đô thị các hình thức cây xanh có thể phát triển
như sau:
CÂY XANH ĐÔ THỊ
CÂY XANH CÔNG CỘNG

CÂY XANH TỰ QUẢN

CÂY XANH ĐƯƠNG PHỐ

CÂY
XANH
KHU
VĂN
HÓA

CÂY
XANH
NHÀ
DÂN

CÂY XANH KHUÔN VIÊN

CÂY XANH CÔNG VIÊN

CÂY
XANH
TRƯỜ

NG
HỌC

TRỒNG TRÊN MẶT ĐẤT

CÂY
XANH
CÔNG
SỞ

CÂY
XANH
BIỆT
THỰ

CÂY
XANH
CHUN
G CƯ

CÂY
XANH
KHÁC
H SẠN

TRỒNG TRONG CHẬU

Hình 2.1 Sơ đồ tìm năng phát triển hệ thống cây xanh trong mảng xanh đô thị (Nguồn
Công ty Công viên Cây xanh)


11


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu đề tài là khảo sát hiện trạng , tổng hợp các dữ liệu thu thập , đề xuất
các giải pháp phát triển mảng xanh trên địa bàn Quận 12
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về mảng xanh trong thực tế.
Nghiên cứu tiềm năng quỹ đất phát triển mảng xanh quận 12 đến năm 2015.
Nghiên cứu số liệu diện tích mảng xanh trong những năm gần đây.
Kết xuất kết quả phân tích dữ liệu, đề xuất những giải pháp góp phần đảm bảo
cân bằng hệ sinh thái Quận 12.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Thu thập số liệu và các loại bản đồ có liên quan (bản đồ địa hình,bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ phân bố mảng xanh….) bằng ghi chép, thống kê tài
liệu,….
Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (dân số, phương tiện
giao thông, nhà máy, xí nghiệp…), và diện tích mảng xanh ở khu vực Quận 12.
Ghi nhận hình ảnh, điều tra thông tin sơ bộ qua một số địa điểm trọng điểm về
mảng xanh Quận 12.
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp
Số hoá dựa trên bản đồ số đã có, bổ sung cập nhập thông tin về sự phân bố
mảng xanh của Quận 12 theo định hướng quy hoạch mảng xanh đến 2015 của
TP.HCM.
Thực hiện một số cách thức truy vấn dữ liệu, kết xuất dữ liệu và liên kết dữ
liệu cũng như tra cứu thông tin cần thiết.
Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu


12


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Cấu trúc mảng xanh quận 12
Cấu trúc mảng xanh quận quận 12 bao gồm: cây xanh đường phố, công viên
(dạng băng két, vòng hoa, tiểu đảo,…), và mảng xanh khuôn viên (trường học, bệnh
viện, nhà ở, đền chùa, công sở,…)
Theo quy chuẩn Việt Nam, cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:
-

Cây xanh sử dụng công cộng: công viên, vườn hoa, vườn dạo,…

-

Cây xanh sử dụng hạn chế: trong các khi chức năng đô thị như khu ở, công
nghiệp, kho tàng, trường học, y tế,…

-

Cây xanh chuyên, môn: cây xanh cách ly, rừng phòng hộ, nghiên cứu thực vật
học, vườn ươm,…

4.2 Hiện trạng mảng xanh quận 12
Mảng xanh công viên: diện tích công viên cây xanh sử dụng chung, phục vụ
lợi ích công cộng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa,
rèn luyện thân thể và mỹ quan đô thị của đông đảo người dân thành phố. Cây xanh
sử dụng công cộng bap gồm công viên, vườn hoa, vườn dạo…

Qua khảo sát cho thấy, mảng xanh trên địa bàn quận 12 hiện tại có công viên
Đài liệt sĩ Phường Hiệp thành với diện tích là 2.480 m2
Bảng 4.1: Số liệu mảng xanh công viên Đài liệt sĩ phường Hiệp Thành
Loại hình
Thảm cỏ gừng
Viết
Hoàng nam
Cau
Sứ
Cây viền trang trí
Bồn kiểng
Kiểng trổ hoa

Đơn vị tính
1,928.89m2
26 cây
40 cây
30 cây
8 cây
192m2
137.78m2
40 cây

13


Cây xanh loại 1: 80 cây
Cây xanh loại 2: 70 cây

Ảnh 4.1 : Công viên Đài Liệt Sĩ

Bảng 4.2: Số lượng mảnh xanh Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông
(diện tích 18.000 m2)
Loại hình
Thảm cỏ gừng – cỏ nhung
Bồn kiểng
Cây viền trang trí
Lối đi bộ
Quảng trường
Kiểng trổ hoa
Kiểng tạo hình
Kiểng chậu
Vỉa hè
Hồ sen

Đơn vị tính
7,200 m2
490 m2
630 m2
6,300 m2
1,440 m2
120 cây
36 cây
48 chậu
1,260 m2
720 m2

Cây xanh loại 1: 133 cây
Cây xanh loại 2: 71 cây
Cây xanh loại 3: 1 cây


14


Ảnh 4.2 : Nhà Truyền Thống Chiến Khu An Phú Đông
4.3 Hiện trạng mảng xanh khuôn viên
Mảng xanh khuôn viên:
Mảng xanh khuôn viên bao gồm toàn bộ diện tích xanh được tạo nên bởi thân
cây gỗ, thảm cỏ, hoa kiểng trồng tập trung hoặc phân tán trong các công sở, trường
học, doanh trại, KCN, KCX, nhà vườn, chung cư, bệnh viện…
Quận 12 có 3 khuôn viên trọng điểm cần lưu ý đến: Uỷ ban nhân dân quận 12,
Trung tâm Bồi Dưỡng Chính Trị phường Tân Thới Hiệp, Đền thờ Cụ Nguyễn An
Ninh

15


×