Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN LONG ĐẦU HÝ THỦY THỊ TRẤN SƠN TỊNH, QUẢNG NGÃI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


TỪ MINH CẢNH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN LONG ĐẦU HÝ
THỦY THỊ TRẤN SƠN TỊNH, QUẢNG NGÃI.

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hướng dẫn : TH.S: PHẠM MINH THỊNH
KS : HOÀNG PHÚ CƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ nhiều quý thầy cô trong, ngoài bộ môn Cảnh quan và kỹ
thuật hoa viên, quý thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên, quý thầy cô trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Các quý thầy cô trong, ngoài bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, đặc
biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Thịnh và ks Hoàng Phú


Cường đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tận tinh trong suốt quá trình thực hiệm bài
tốt nghiệp.
Ban quản lý và quy hoạch công viên Long Đầu Hý Thủy đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập toàn bộ số liệu.
Những anh chị khóa trên cùng những người bạn thân thiết, tập thể lớp
DH07TK đã chia sẽ những kinh nghiệm củng như những khó khăn trong suốt 4 năm
trên giảng đường đại học, giúp tôi rất nhiều để hoàn thành tốt bài tốt nghiệp.
Và tôi vô cùng biết ơn gia đình đã luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
được học tập tại trường và đạt kết quả như ngày hôm nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn tốt nghiệp nhưng chắc
chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự chia sẽ đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện tốt
hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện: Từ Minh Cảnh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN LONG ĐẦU HÝ THỦY”
thị trấn Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 18/04/2009 đến ngày 30/07/2010.
Diện tích nghiên cứu: 11.600 m2. Diện tích thiết kế: 11.600 m2.
Nội dung thực hiện: Thiết kế phân khu cảnh quan cho công viên.
Kết quả thu được:
-Đề xuất những giải pháp, nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan và phương án
thiết kế cảnh quan hợp lý, phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của công viên.
Đảm bảo sự hài hoà giữa các công trình kiến trúc và cảnh quan trong khuôn viên
được nghiên cứu bố trí. Góp phần tạo ra một mảng xanh cải tạo môi trường sinh thái
cũng như đáp ứng các nhu cầu về phục vụ giải trí, thư giãn cho cụm quy hoạch.

-Thiết kế cảnh quan chi tiết cho công viên với các hạng mục chính là ba phân
khu cảnh quan gồm: khu công viên trung tâm, khu đồi vọng cảnh và khu tản bộ ven
bờ đê bao bắc sông Trà .
-Cơ cấu sử dụng đất, chỉ tiêu sử dụng đất trong khu vực thiết kế cảnh quan
nhằm phát huy hiệu suất phục vụ thư giãn và giải trí cao nhất, đảm bảo tính khả thi
cho toàn bộ dự án.
-Các loại cây được lựa chọn bố trí trong công tác xây dựng cảnh quan là các
loại cây có sức sống khoẻ, bộ rễ ăn sâu. Đề xuất danh mục những loại cây bóng
mát, cây trang trí phù hợp với điều kiện không gian sinh trưởng hẹp để bố trí, thiết
kế cảnh quan; bao gồm nhiều loài, nhiều cây bản địa và cây nhập nội.

iii


SUMMARY
The thesis “design landscape of long dau hy thuy park” is done at Son tinh
town, quang ngai province. from18/04/2009 to30/07/2010.
Research area: 11.600 m2. Design area: 11.600 m2
Content: landscaps design subregion in the long dau hy thuy park.
Result:
- Propose solutions, principles in landscape design. Our design takes into
account natural characteristics of the park and guarantees the harmony among the
architectural elements. This creates a green environment that can improve the area
ecology. Our design could also serve the entertainment and relaxing needs.
- Design in detailed parts of the park including three main entrance,
including the central park, hilly landscape and the prospects walking the coastal
embankment north Tra river.
- Propose soil usage structure, soil usage criteria. The result obtained greatly
improves the efficiency of entertaining and relaxing the people.
- Propose a list of trees that can provide shade and could grow in a limited

space. many species are chosen, most of them are hardy trees, with deep root and
could be native or imported.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..........................................................................................................................iii
SUMMARY ....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... - 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN....................................................................................... - 2 2.1 KHÁI NIỆM CÔNG VIÊN .......................................................................... - 2 2.1.1 Định nghĩa công viên ............................................................................. - 2 2.1.2 Chức năng công viên ............................................................................. - 2 2.1.3 Phân loại công viên:............................................................................... - 2 2.1.4 Công viên phong cảnh - hồ nước: .......................................................... - 3 2.2 NGHỆ THUẬT SÂN VƯỜN – CÔNG VIÊN VIỆT NAM. ....................... - 3 2.2.1 Vườn Việt Nam thời phong kiến. .......................................................... - 3 2.2.2 Vườn Việt Nam thời hiện đại: ............................................................... - 4 2.2.2.1 Thời pháp thuộc: ............................................................................. - 4 2.2.2.2 Từ 1954 đến nay: ............................................................................ - 4 2.2.3 Một số công viên tiêu biểu tp.Hồ Chí Minh. ......................................... - 5 2.2.4 Một số công viên tiêu biểu Hà Nội. ....................................................... - 6 2.2.5 Một số công viên tiêu biểu các tỉnh Trung Bộ. ..................................... - 7 2.2.6 Một số công viên tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi. ........................................ - 8 2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan .......................................... - 9 2.3.1 Cơ sở của việc bố cục cảnh quan ........................................................... - 9 2.3.1.1. Điểm nhìn ....................................................................................... - 9 2.3.1.2. Tầm nhìn ........................................................................................ - 9 2.3.1.3. Góc nhìn ....................................................................................... - 10 2.3.2 Quy luật về bố cục trong kiến trúc cảnh quan ..................................... - 10 2.3.2.1 Các dạng bố cục chủ yếu............................................................... - 10 2.3.2.2 Tương quan của các dạng bố cục. ................................................. - 11 2.4 Các quy luật của thiết kế cảnh quan. .......................................................... - 12 2.4.1 Quy luật hài hòa. .................................................................................. - 12 2.4.2 Quy luật cân đối và nhất quán. ............................................................ - 13 2.4.3 Quy luật Tương phản. .......................................................................... - 13 2.4.4 Quy luật Cân bằng. .............................................................................. - 13 2.5 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế ........................................................... - 13 2.5.1 Đặc điểm khí hậu. ................................................................................ - 13 2.5.2 Một số thống kê ................................................................................... - 14 2.5.2.1 Nhiệt độ: ........................................................................................ - 14 v


2.5.2.2 Độ ẩm không khí: .......................................................................... - 15 2.5.2.3 Mưa: .............................................................................................. - 15 2.5.2.4 Nắng: ............................................................................................. - 15 2.5.2.5 Bốc hơi mặt nước: ......................................................................... - 15 2.5.2.6 Mây: .............................................................................................. - 16 2.5.2.7 Gió:................................................................................................ - 16 2.5.2.8 Bão: ............................................................................................... - 16 2.6 Khảo sát, phân tích hiện trạng .................................................................... - 16 2.6.1 Khảo sát hiện trạng .............................................................................. - 16 2.6.2 Phân tích SWOOT đối với công viên Long Đầu Hý Thủy. ................ - 19 CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu ...................................................................................................... - 20 3.2 Nội dung ..................................................................................................... - 20 3.3 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... - 20 3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa ................................................................. - 20 3.3.2 Phương pháp thu thập, tham khảo tài liệu ............................................... - 20 3.3.3 Phương pháp thiết kế công viên .............................................................. - 21 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................
4.1 Đánh giá hiện trạng ..................................................................................... - 22 4.1.1 Bố cục mặt bằng ............................................................................... - 22 4.1.2 Kiến trúc cảnh quan ........................................................................ - 22 4.1.3 Địa hình ............................................................................................ - 22 4.1.4 Sinh hoạt của người dân. .................................................................. - 23 4.1.5 Hệ sinh thái động - thực vật. ............................................................ - 23 4.2 Thiết kế chi tiết cảnh quan công viên ......................................................... - 24 4.2.1 Phân khu cảnh quan ............................................................................. - 24 4.2.2 Định hướng thiết kế. ............................................................................ - 25 4.3 Thuyết minh thiết kế................................................................................... - 25 4.3.1 Phân khu chức năng và ý tưởng thiết kế .............................................. - 25 4.3.1.1 Khu công viên trung tâm. .............................................................. - 25 4.3.1.2 Khu đồi vọng cảnh. ....................................................................... - 29 4.3.1.3 Khu tản bộ ven bờ sông trà. .......................................................... - 31 4.3.2 Khu vực cải tạo lại cảnh quan.............................................................. - 34 4.3.2.1 Khu đồi vọng cảnh ........................................................................ - 34 4.3.2.2 Khu tản bộ ven bờ sông trà. .......................................................... - 35 4.4 Hệ thống chiếu sáng công viên................................................................... - 36 4.5 Hệ thống bố trí cấp nước công viên ........................................................... - 38 4.6 Các loại cây chọn trong thiết kế. ................................................................ - 40 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... - 44 5.1 Kết luận. ..................................................................................................... - 44 5.2 Kiến nghị. ................................................................................................... - 44 -

vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ - 46 Phụ lục 1. Bảng thống kê cây xanh đề xuất bằng hình ảnh .............................. - 47 Phụ lục 2. Bảng thống kê vật liệu gạch lát bằng hình ảnh ................................ - 49 Phụ lục 3. Bảng thống kê vật liệu đá hoa cương bằng hình ảnh...................... - 50 Phụ lục 4. Một số đèn đề xuất cho lối tản bộ trong công viên .......................... - 51 -

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Tốc độ gió trung bình và gió mạnh nhất trong năm.................................... - 16 - 

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất đai ............................................................................ - 18 - 
Bảng 3: Phân tích SWOOT đối với công viên Long Đầu Hý Thủy .......................... - 19 Bảng 4: Danh sách cây xanh hiện trạng ................................................................. - 19 Bảng 5: Danh sách thiết bị chiếu sáng ........................................................................ - 19 Bảng 6. Bảng danh mục các loài cây đề xuất sử dụng trong thiết kế ....................... - 40 - 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Công viên Hoàng Văn Thụ .................................................................................. 5 
Hình 2.2 Công viên Lê Thị Riêng ....................................................................................... 6 
Hình 2.3 Công viên Hòa Bình ............................................................................................. 6 
Hình 2.4 Công viên LêNin ................................................................................................... 7 
Hình 2.5 Công viên 29.3....................................................................................................... 7 
Hình 2.6 công viên Văn Hóa Tháp Đôi .............................................................................. 8 
Hình 2.7 Công viên Ba Tơ ................................................................................................... 8 
Hình 2.8 vị trí khu công viên thiết kế ............................................................................... 17 
Hình 2.9 Hiện trạng và ranh giới thiết kế ........................................................................ 18 
Hình 2.10 Hiện trạng khu đất thiết kế ............................................................................ 19 
Hình 4.1 Khách sạn Mỹ Trà ............................................................................................. 22 
Hình 4.2 cảnh quan khu đồi chưa thiết kế ....................................................................... 23 
Hình 4.3 Ranh giới phân khu thiết kế .............................................................................. 25 
Hình 4.4 Mặt bằng công viên trung tâm( ý tưởng 1 ) ..................................................... 26 
Hình 4.5 Mặt bằng công viên trung tâm (ý tưởng 2) ...................................................... 27 
Hình 4.6 ý tưởng đường dạo khu cv trung tâm ............................................................... 28 
Hình 4.7 Hướng nhìn từ giàn hoa ..................................................................................... 29 
Hình 4.8 Mặt bằng Đồi Vọng Cảnh .................................................................................. 30 
Hình 4.9 Đồi Vọng Cảnh( Huế )........................................................................................ 30 
Hình 4.10 Phối cảnh Đồi Vọng Cảnh ............................................................................... 31 
Hình 4.11 Mặt bằng khu tản bộ ven bờ Sông Trà .......................................................... 31 
Hình 4.12 Phối cảnh lối tản bộ ven bờ sông..................................................................... 32 

Hình 4.13 hình ý tưởng lối tản bộ ven sông ..................................................................... 32 
Hình 4.14 hình ý tưởng bố trí mảng hoa.......................................................................... 33 
Hình 4.15 Hiện trạng đồi ................................................................................................... 34 
Hình 4.16 Mặt bằng đồi thiết kế ....................................................................................... 34 
Hình 4.17 Cảnh quan bờ sông hiện trạng ........................................................................ 35 
Hình 4.18 Cảnh quan bờ sông thiết kế ............................................................................. 36 
Hình 4.19 Mặt bằng bố trí chiếu sáng công viên ............................................................. 37 
Hình 4.20 Trụ đèn 4 bóng cầu D400................................................................................. 37 
Hình 4.21 Đèn nấm bách tán............................................................................................. 37 
ix


Hình 4.22 Đèn pha sáng cây xanh .................................................................................... 38 
Hình 4.23 Mặt bằng bố trí cấp nước cho công viên ........................................................ 39

x


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội... Nhờ
vậy kéo theo nhu cầu sống của người dân ngày càng cao. Đáng chú ý là nhu cầu về
môi trường và cảnh quan sống, đây là một vấn đề của toàn xã hội. Thực tế môi
trường ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu ngay tại nước ta nói riêng và trên
toàn thế giới nói chung khi những hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
không ngừng tác động một cách tiêu cực.
Quảng Ngãi một tỉnh duyên hải miền trung được xem là tỉnh kinh tế trọng
điểm của cả khu vực với nhiều khu công nghiệp được xây dựng gần đây. Đặc biệt là

khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất. Sự phát triển nhanh chóng như vậy nên
nhu cầu môi trường cảnh quan sống cho người dân tại đây là một vấn đề đang được
sự quan tâm của nhiều ban ngành, tổ chức tỉnh. Nằm ở phía bắc tỉnh là thị trấn Sơn
Tịnh một thị trấn đang phát triển nhanh về nhiều mặt cả kinh tế lẫn xã hội góp phần
trong sự phát triển chung của tỉnh và khu vực miền trung. Nhu cầu được giải trí
nghỉ dưỡng của người dân tại đây là một điều cấp thiết và cần thiết vì thực tế vẫn
chưa có một khu công viên chức năng nào để đáp ứng nhu cầu cho địa phương. Một
công viên hay vườn hoa xanh sạch đẹp hình thành sẽ đem lại nhiều tiện ích cho
cộng đồng dân cư địa phương như nghỉ dưỡng, thư giản, thể dục thể thao, các hoạt
động văn hóa xã hội. Đồng thời góp phần làm đẹp bộ mặt cảnh quan môi trường tại
đây.
Thấy được nhu cầu cấp thiết đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “THIẾT KẾ
CẢNH QUAN CÔNG VIÊN LONG ĐẦU HÝ THỦY” thị trấn sơn tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi.

SVTH: TỪ MINH CẢNH

-1-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN
2.1 KHÁI NIỆM CÔNG VIÊN
2.1.1 Định nghĩa công viên
Công viên đô thị là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa hoàn hảo nhất trong
các loại mảng xanh đô thị. Tùy tính chất, quy mô, đặc điểm tự nhiên của từng đô thị

mà người ta tổ chức các loại hình công viên khác nhau, mỗi loại có những đặc trưng
riêng.
2.1.2 Chức năng công viên
Công viên có hai chức năng chính: chức năng văn hóa – giáo dục và chức
năng nghỉ ngơi giải – trí, tùy từng kiểu công viên mà có một hoặc cả hai chức
năng.( TS.KTS Hàn Tất Ngạn)
Những hoạt động chủ yếu trong công viên thường là:
Thưởng thức những giá trị của thiên nhiên như vãn cảnh, quan sát hệ sinh
thái động thực vật nhằn nâng cao sự nhận thức về thế giới tự nhiên và qua đó góp
phần giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Vui chơi - giải trí, hoạt động thể dục - thể thao, nâng cao sức khỏe sau thời
gian lao động mệt mỏi và căng thẳng.
Thưởng thức các giá trị văn hóa như xem kịch, xem biểu diễn văn nghệ, triển
lãm...
Học các môn nghệ thuật, khoa học...
2.1.3 Phân loại công viên:
Công viên được chia thành:
Công viên phong cảnh - hồ nước
Công viên bảo tồn di tích lịch sử
Công viên văn hóa nghĩ ngơi
Công viên bách thảo
Công viên bách thú
Công viên rừng
SVTH: TỪ MINH CẢNH

-2-

Khóa 33



Luận văn tốt nghiệp

Công viên thiếu nhi
Công viên thể thao
2.1.4 Công viên phong cảnh - hồ nước:
Công viên phong cảnh hồ nước là loại công viên phổ biến nhất trong các đô
thị, trong đó việc ngỉ ngơi, thư giản, giải trí là mục đích chính khi quy hoạch và xây
dựng công viên. Công viên được bố trí ở nơi có cảnh đẹp và không khí trong lành,
các khu dân cư, trung tâm đô thị, gần các khu công nghiệp...
Công viên được phân bố khoảng 70% là cây xanh và mặt nước, và được hạn
chế các công trình xây dựng.
2.2 NGHỆ THUẬT SÂN VƯỜN – CÔNG VIÊN VIỆT NAM.
2.2.1 Vườn Việt Nam thời phong kiến.
Vườn cảnh Việt Nam thời phong kiến là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên
nhiên trong một không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình
chính hoặc quần thể công trình. Vườn cảnh của Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh
hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và
Nhật Bản, thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ. Vườn cảnh
Việt Nam thời này lấy nền tảng của thuật Phong thuỷ, bao gồm những triết lý về sự
''hài hoà thống nhất'', thuyết "Tam tài'' (thiên - địa - nhân), tư tưởng ''vạn vật đồng
nhất thể'' với mô hình cấu trúc của thế giới theo thuyết âm dương - ngũ hành.
Các vườn cảnh ở Việt Nam thời này, nhất là những khu vườn lớn, cổ thường
mang mang đậm tín ngưỡng tôn giáo (đạo phật), và mang những nét tương đồng với
vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ
nước được trồng viền liễu rủ...
Vườn Việt Nam thời phong kiến thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của
thiên nhiên mộc mạc, được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện
thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử ... Từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc
điểm riêng, ví dụ: ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và
bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện. Đó là những nét rất gần gũi

với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: Cây đa bến nước, cây khế bờ
ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu

SVTH: TỪ MINH CẢNH

-3-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn...Nhà vườn ở Huế là một đặc
trưng sân vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Cố đô Huế của triều nhà Nguyễn đã để lại những khu vườn cảnh có giá trị
như: vườn Ngự uyển trong Tử Cấm Thành Huế, vườn Cơ hạ trong Hoàng thành,
vườn Tĩnh tâm Giả viên với mặt nước, hồ sen kết hợp với các kiến trúc hành lang,
thủy tạ tạo nên một khung cảnh nên thơ, u tịch.
2.2.2 Vườn Việt Nam thời hiện đại:
2.2.2.1 Thời pháp thuộc:
Nhiều công trình cảnh quan vườn hoa, công viên đô thị, khu đô thị cũ xây
dựng thời kỳ này được đánh giá rất cao cả về tính nghệ thuật và thẩm mỹ, được coi
như là một phần di sản kiến trúc cảnh quan Việt Nam, là cơ sở cho các giải pháp
quy hoạch cảnh quan của các giai đoạn tiếp theo. Tính chất ''vườn'' thể hiện từ cơ
cấu tổng thể đô thị, cho đến từng khu chức năng và từng công trình kiến trúc tại một
số đô thị được quy hoạch xây dựng thời kỳ này. Về cấu trúc tổng thể không gian
cảnh quan đô thị như Đà Lạt, SaPa với việc sử dụng toàn bộ cảnh quan hồ nước và
rừng bao quanh thành ''vườn'' cho thành phố. Đó là Hà Nội với việc sử dụng hồ Tây,
Hải Phòng với dải bulva cây xanh ven ''sông Lấp'' làm lõi không gian mở cho thành
phố, là thành phố Huế với việc tôn trọng và sử dụng dải sông Hương thành dải cảnh

quan liên kết 2 bờ Bắc và Nam. Trong cơ cấu của từng khu chức năng, đó là các
vườn hoa, công viên công cộng được bố trí đan xen với các không gian chức năng
khác.
Mô hình ''nhà vườn'' cũng được triệt để áp dụng trong các thành phần không
gian cơ sở của đô thị, đó là phần sân vườn rất được chú trọng trong các công trình
''kiến trúc Pháp'' của thời này và góp phần tạo nên hiệu quả toàn diện .
2.2.2.2 Từ 1954 đến nay:
Sau giải phóng miền Bắc ( năm 1954 ), các vườn hoa cũ đã được cải tạo, xây
dựng thêm vườn bách thảo và xây dựng công viên lớn ở Hà Nội, công viên Thống
Nhất (Công viên Lênin sau này ). Sau này xây dựng thêm nhiều công viên như:
công viên Thủ Lệ, công viên Tao Đàn ( tp Hồ Chí Minh ).
Vườn – công viên nước ta hiện nay được xây dựng nhiều nơi và hầu như
tỉnh, thành phố nào củng có công viên trung tâm. Vườn công viên được thiết kế
SVTH: TỪ MINH CẢNH

-4-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

theo xu hướng chung, là nơi nghỉ ngơi, giải trí, phục vụ cho mọi tầng lớp nhân
dân...
Năm 1960, Hà Nội bắt đầu xây dựng công viên Thống Nhất ( nay là công
viên Lênin) theo tính chất công viên “văn hóa nghỉ ngơi” của Liên Xô cũ. Đây có
thể xem là công viên đầu tiên của nước ta, làm mẫu cho nhiều công viên trong cả
nước sau này.
2.2.3 Một số công viên tiêu biểu tp.Hồ Chí Minh.
Công viên Tao Đàn; Công viên Lê văn Tám; Công viên Lê Thị Riêng; Công

viên Gia Định; Công viên Hoàng Văn Thụ,...

Hình 2.1 Công viên Hoàng Văn Thụ

SVTH: TỪ MINH CẢNH

-5-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.2 Công viên Lê Thị Riêng
2.2.4 Một số công viên tiêu biểu Hà Nội.
Công viên LêNin; công viên Hòa Bình; công viên Thống Nhất;...

Hình 2.3 Công viên Hòa Bình

SVTH: TỪ MINH CẢNH

-6-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.4 Công viên LêNin
2.2.5 Một số công viên tiêu biểu các tỉnh Trung Bộ.

Công viên 29.3( Đà Nẵng ); công viên Thương Bạc( Huế ); công viên Văn
Hóa Tháp Đôi( tp.Quy Nhơn);...

Hình 2.5 Công viên 29.3

SVTH: TỪ MINH CẢNH

-7-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

Hình 2.6 công viên Văn Hóa Tháp Đôi
2.2.6 Một số công viên tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi.
Công viên Ba Tơ ( tp.Quảng Ngãi ),...

Hình 2.7 Công viên Ba Tơ

SVTH: TỪ MINH CẢNH

-8-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan

2.3.1 Cơ sở của việc bố cục cảnh quan
Mỗi bố cục cảnh quan được cảm nhận và đánh giá chủ yếu dựa vào các giác
quan của con người, đặc biệt là thị giác. Vì vậy hiệu quả thu nhận ra sao tùy thuộc
vào các điều kiện nhìn, gồm điểm nhìn và góc nhìn.
2.3.1.1. Điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn. Nếu vị trí đứng nhìn cùng chiều với chiều ánh
sáng thì chi tiết vật thể được nhìn rất rõ. Ngược lại khi vị trí đứng nhìn ngược chiều
với chiều ánh sáng thì chi tiết các vật thể bị lu mờ đi còn đường bao vật thể nổi rõ
hơn do sự tương phản của khoảng sáng bao quanh vật thể và diện tối toàn thân của
vật thể.
2.3.1.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn ( vật có thể nhìn ).
Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn trong góc hình
nón 28 độ
Đặt : khoảng cách ( nhìn ) là D
Chiều cao ngang của vật thể là H (L)
Để người nhìn thu nhận bao quát toàn thể vật thể thì D = 2L (H)
Nếu muốn quan sát vật thể trong một không gian rộng có bầu trời, cây cối
xung quanh, thì góc nhìn là 18 độ, nghĩa là D = 3L (H)
Tỷ lệ D/L là tương quan quan trọng để xác định chất lượng của không gian :
D/L (H) < 1: tác động nội tại của các thành phần bao quanh không gian rất
mạnh mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở, và sợ hãi.D/L (H)
= 1 : cảm giác có sự cân bằng với con người, gây ấn tượng thân mật, gần gũi.
D/L (H) = 1/2: vẫn còn cảm giác cân xứng.
D/L (H) > 2: không gian trở nên bất cân xứng, kém lực hút, và mối quan hệ
giữa các thành phần tạo không gian trở nen lỏng lẽo.
Tuy nhiên nếu khoảng cách D quá xa thì ta không thể nhìn thấy chi tiết, chất
liệu trang trí bề mặt. Do đó, khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý cơ sở này.
Qua điều tra, D ≤ 25m là khoảng cách nhìn rõ, gần gũi và hợp lý.
SVTH: TỪ MINH CẢNH


-9-

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

Theo kinh nghiệm của các bố cục vườn Nhật, việc thiết kế cảnh quan cũng
có module tương tự như một bước cột trong thiết kế công trình. Module trong cảnh
quan hợp lý là 21 – 24m. Đây là đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh quan gần với
tiêu chuẩn con người.
2.3.1.3. Góc nhìn
Góc nhìn là hướng nhìn về vật thể.
Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di chuyển
hướng nhìn liên quan đén việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di chuyển nhanh, ta
không thể nhận rõ chi tiết bên trong vật thể. Nếu tốc độ di chuyển chậm lại, thời
gian thu nhận lâu, nhận biết chi tiết rõ nét hơn. Vì vậy, trong thiết kế cảnh quan cần
lưu ý đến kênh thị giác của tuyến đi bộ và cơ giới.
2.3.2 Quy luật về bố cục trong kiến trúc cảnh quan
2.3.2.1 Các dạng bố cục chủ yếu
 Bố cục đối xứng
Tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối xứng qua hệ thống
trục bố cục (đối xứng 1 trục hoặc đối xứng 2 trục ).
Quy luật này thường được áp dụng trên địa hình bằng phẳng, các yếu tố tạo
cảnh quan có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh
trưởng hay được cắt xén tạo hình.
 Bố cục tự do
Tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đói xứng nhưng cân
bằng qua trục bố cục.

Các cảnh quan theo bố cục tự do thường được xây dựng tận dụng triệt để
điển hình, kết hợp khéo léo giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên hoặc
mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên.
 Bố cục kết hợp đối xứng và tự do.
Tổ chức không gian vừa theo dạng hình học đối xứng, vừa thao dạng tự do.
Dạng bố cục này thường được xử lý trên trục chính của những công trình,
con cảnh quan bao xung quanh là bố cục tự do.
Các cảnh quan theo kiểu bố cục này thường theo nguyên tắc cận cảnh đối
xứng, viễn cảnh tự do.
SVTH: TỪ MINH CẢNH

- 10 -

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

 Trục và trung tâm bố cục chính phụ.
Trong một tổng thể công trình kiến trúc cảnh quan, một số công trình có
chức năng quan trọng hay có giá trị thẩm mỹ cao được bố trí tập trung và chi phối
toàn bộ phong cảnh xung quanh gọi là trung tâm bố cục.
Các trung tâm và yếu tố tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau thông qua hệ
thống trục bố cục chính.
Hệ thống trục bố cục có thể trùng với đường hoặc trục bố cục ảo, bao gồm
trục bố cục chính và phụ. Trục bố cục có thể cong hoặc thẳng, chính hay phụ là phụ
thuộc vào chủ đề, ý tưởng chủ đạo hay đặc điểm địa hình.
Trục bố cục chính thường là trục chính của trung tâm chính cảnh quan, các
công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, hình tượng nghệ thuật độc đáo, có tính tư
tưởng cao.

Trục bố cục chính thường quyết định đến vị trí hình khối các yếu tố tạo cảnh,
làm rõ chủ đề tư tưởng của công trình kiến trúc cảnh quan.
Sự bố trí trung tâm chính phụ là rất quan trọng, góp phần thu hút sự chú ý.
2.3.2.2 Tương quan của các dạng bố cục.
 Tương quan tỷ lệ.
Là sự cân đối hài hòa về kích thước không gian và các yếu tố hình khối. Tùy
vào tương quan tỷ lệ, biểu hiện sự hoành tráng, trang trọng, nhã nhặn hay bình dị.
Tỷ lệ trong xây dựng vườn, công viên liên hệ chặt chẽ với giải pháp bố cục và ý
tưởng chủ đạo của tác giả.
Có hai tương quan tỷ lệ là hệ thống MODULE và “tỷ lệ vàng”
Cơ sở của hệ thống MODULE là một số kích thước gốc làm chuẩn cho tất cả
các phạm vi hình khối xung quanh.
Tỷ lệ vàng là tỷ lệ cân đối nhất, với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa
thành phần nhỏ đối với thành phần lớn cũng bằng tương quan giữa thành phần lớn
đối với thành phần tổng cộng, lớn và nhỏ– tức toàn thể và tất cả chỉ có một giá trị
tương quan duy nhất: 0,6180389 hay 61,8% .
Nói một cách khác, thành phần thứ 1 tỷ lệ với thành phần thứ 2, thành phần
thứ 2 tỷ lệ với thành phần thứ 3 là tổng của hai thành phần 1&2 , và cứ thế ta có một
chuỗi thành phần vô tận mà tất cả đều tuân theo một tỷ số 61,8%.
SVTH: TỪ MINH CẢNH

- 11 -

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

 Tương quan hình khối.
Kiểu tương quan khi so sánh các hình có đường thẳng (hình học) và đường

cong (tự nhiên), nghĩa là mối tương quan giữa tự nhiên và nhân tạo.
 Tương quan vị trí.
Vị trí các yếu tố tạo cảnh có ý nghĩa quyết định trong việc tạo nên không
gian sâu của bố cục. Không gian được điều chỉnh bằng sự mở đóng. Không gian mở
gây ấn tượng động, không gian đóng gây ấn tượng tĩnh.
Sử dụng mối quan hệ tương quan vị trí để tạo nên bố cục cảnh nhiều lớp với
các điểm cảnh. Một bố cục thường có ba lớp đó là : cận cảnh, trung cảnh và viễn
cảnh. Phong cảnh có chiều sâu khác nhau tạo nên cơ sở thuật phối cảnh tuyến, phối
cảnh không trung và được bố trí trong “góc nhìn tiêu chuẩn”.
 Tương quan sáng tối.
Có ý nghĩa rất lớn trong việc gây ra cảm giác về độ nông sâu của không gian
và các đặc điểm hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh
quan.
Hình khối được chiếu sáng làm nổi rõ chi tiết và có cảm giác gần hơn. Hình
khối nằm trong bóng râm, các chi tiết bị nhòa đi, có cảm giác xa hơn.
Sử dụng mối tương quan sáng tối để làm bật các yếu tố bố cục chính, thu hút
người quan sát.
 Màu sắc bề mặt.
Màu sắc có thể sử dụng cùng một tông hay hai tông tương phản ( màu nóng
và màu lạnh). Nguyên tắc cơ bản để đem lại sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan là
phải cân bằng độ sáng của màu: các màu trong bố cục phải có tỷ lệ diện tích khác
nhau, màu càng tương phản độ chênh lệch diện tích càng lớn.
Sử dụng nhiều loại bề mặt khác nhau của các yếu tố tạo cảnh: mịn, sần sùi,
bóng, nhám...sẽ tạo phong cảnh phong phú hơn. Các họa tiết trang trí bề mặt góp
phần tăng giá trị tạo hình và thẩm mỹ cho không gian.
2.4 Các quy luật của thiết kế cảnh quan.
2.4.1 Quy luật hài hòa.
Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao gồm: Hài hòa đồng
nhất và hài hòa tương tự.
SVTH: TỪ MINH CẢNH


- 12 -

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề
mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) làm cơ sở cho tất cả các
không gian.
Hài hòa tương tự được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại các yếu tố tương tự
nhau về hình dáng và không gian. Hài hòa tương tự biểu hiện sự thống nhất đa
dạng.
2.4.2 Quy luật cân đối và nhất quán.
Là quy luật bảo đảm sự tương quan hợp lý giữa bộ phận và toàn thể, giữa ý
đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính.
Cân đối về mặt bố cục, tỷ lệ các thành phần tạo cảnh. Tuy nhiên, về mặt hình
khối, màu sắc cần có sự nhất quán giữa các yếu tố phụ, giữa yếu tố phụ và chính để
tổng thể được hài hòa và nổi rõ chính – phụ.
2.4.3 Quy luật Tương phản.
Là quy luật biểu hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc vật thể và hiện tượng
ánh sáng, âm thanh…
Sử dụng quy luật tương phản làm tăng khả năng kích thích, hấp dẫn thông
qua tính mới lạ của các điểm nhấn trong không gian cảnh quan.
Vận dụng luật tương phản nếu dàn đều sẽ gây cảm giác về sự tranh chấp, phá
vỡ sự hài hòa chung.
2.4.4 Quy luật Cân bằng.
Quy luật cân bằng bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.
Cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm các yếu

tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt (hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô)
Cân bằng không đối xứng tạo nên do sự bố trí không đối xứng nhưng cân
xứng do các yếu tố bố trí các sút hút bằng nhau.
2.5 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế
2.5.1 Đặc điểm khí hậu.
Quảng Ngãi là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình
25 độ C đến 28 độ C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 34 độ C,
thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 18 độ C.
Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt.
SVTH: TỪ MINH CẢNH

- 13 -

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp

Mùa mưa : Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm
lịch.
Mùa nắng: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch.
Ngoài ra thời tiết Quảng Ngãi còn được chia thành bốn tiết:
Tiết xuân: vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. khí hậu mát mẻ, hoa
lá xanh tươi, thỉnh thoảng có mưa phùn nhưng không mang hơi lạnh như sương mù
cao nguyên.
Tiết hạ: Từ tháng 4 âm lịch đến cuối tháng 9 âm lịch, mát mẻ, nắng gắt có
những trận mưa dông lớn. Thường thường sau những cơn dông khí hậu dễ
chịu hơn.
Tiết thu: Từ tháng 7 âm lịch đến cuối tháng 9 âm lịch, mát mẻ. Những buổi
chiều tối thường có mưa, mực nước sông thường dâng cao, gây nên lụt lớn (1964)

nhưng đôi khi mưa nắng kéo dài đến tháng 8 và nhiệt độ không kém nhiệt độ tháng
4 tháng 5. Cho nên ở địa phương có câu "nắng tháng 8 nám trái bưởi"
Tiết đông: Từ tháng 10 âm lịch đến tháng 12 âm lịch với những cơn mưa
dầm kéo dài suốt tháng, gió bấc lạnh se da, tuy nhiên thường sau 23 tháng 10 âm
lịch không còn những trận lụt lớn.
Gió mùa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi từ
Đông Nam qua Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm.
Vào những tháng nóng bức, thỉnh thoảng có gió từ Tây Nam thổi đến gọi là
gió Nam nóng bức, gây thiệt hại cho hoa màu.
Từ tháng 9 âm lịch gió thổi từ Đông Bắc vào Tây Nam đem hơi lạnh gọi là
gió Bấc.
Quảng Ngãi có mưa, đặc biệt lượng trung bình hằng năm 2.063mm nhưng
chỉ tập trung vào 8 đến tháng 12, còn các tháng khác thì khô hạn. Trung bình hàng
năm có 129 ngày mưa. Sự phân phối lượng mưa không đều cũng như sự kéo dài
mùa khô hạn rất có hại cho cây hoa màu, đất đai và gây khó khăn cho việc tưới tiêu.
Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận bão chỉ thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9
đến tháng 12 dương lịch nhất là hai tháng 10 và 11.
2.5.2 Một số thống kê
2.5.2.1 Nhiệt độ:
SVTH: TỪ MINH CẢNH

- 14 -

Khóa 33


Luận văn tốt nghiệp




Nhiệt độ trung bình năm

:

25º6C



Nhiệt độ cao nhất trung bình

:

29º0C



Nhiệt độ thấp nhất trung bình

:

22º7C



Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

:

40º9C




Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối

:

10º2C



Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng liên tiếp trong năm

khoảng 3-5ºC.
2.5.2.2 Độ ẩm không khí:


Độ ẩm không khí trung bình năm

:

82%



Độ ẩm không khí cao nhất trung bình

:

90%




Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình

:

75%



Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối

:

10%

2.5.2.3 Mưa:


Lượng mưa trung bình năm

:

2.066mm



Lượng mưa lớn nhất năm (1964)

:


3.307mm



Lượng mưa lớn nhất năm

:

14.000mm



Lượng mưa ngày lớn nhất

:

332mm



Số ngày mưa trung bình năm

:

144 ngày



Số ngày mưa trung bình nhiều nhất


:

22 ngày

(1974)

(vào tháng 10 hàng năm)
2.5.2.4 Nắng:


Số giờ nắng trung bình

:

2.158 giờ/năm



Số giờ nắng trung bình nhiều nhất

:

248 giờ/tháng



Số giờ nắng trung bình ít nhất

:


120 giờ/tháng

2.5.2.5 Bốc hơi mặt nước:


Lượng bốc hơi trung bình

:

2.107mm/năm



Lượng bốc hơi trung bình nhiều nhất

:

241mm/năm



Lượng bốc hơi trung bình ít nhất

:

119mm/năm

SVTH: TỪ MINH CẢNH


- 15 -

Khóa 33


×