Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN môn sinh học ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.13 KB, 15 trang )

I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp và mục tiêu hàng
đầu nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Trong quá trình học, học sinh được coi là chủ thể của hoạt động, học sinh được
cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức chỉ đạo, thông qua đó tự mình
khám phá những điều mình chưa rõ từ đó bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.
Giáo viên đóng vai trò định hướng tổ chức các hoạt động học tập, rèn cho học
sinh có được phương pháp, kỹ năng, thói quen và ý chí tự học, tạo cho học sinh
lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi học sinh. Đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực là: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học
tập của học sinh; dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường
học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự
đánh giá của trò.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng
dạy bộ môn Sinh học ở trường THCS Trưng Vương tôi đã áp dụng nhiều
phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng học sinh. Một trong những
phương pháp mang lại hiệu quả cao và được tôi áp dụng phổ biến hơn cả là:
“Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo hướng dạy học khám phá”.

1


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát
huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh.
-Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ
đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm:
định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và


đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên
lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo
viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận
tích cực. Ðó là việc làm không dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công
phu vào nội dung bài giảng.
-Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua
con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với
bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; Giáo viên
kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh
tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học
của nhân loại.
-Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính
mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học Ðó chính là nhân tố quyết định sự
phát triển bản thân người học.
- Ưu điểm của dạy học khám phá
+Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo
trong quá trình học tập.
+Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trê tuệ kích thích trực tiếp
lòng ham mê học tập của học sinh Ðó chính là động lực của quá trình dạy học.

2


+ Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn
tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học - Ðó chính là
động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
+ Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường
xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy
học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
+ Ðối thoại trò - trò, trò - thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi,

tích cực. Thông qua thảo luận, tranh luận tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được
bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ qua đó người học nâng mình lên một trình độ
mới và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề:
Khi mới bước vào năm học mới đươc 2 tuần tôi chủ động điều tra hứng thú
học tập bộ môn Sinh học của học sinh lớp 9 trường THCS Trưng Vương vào
đầu tháng 9 năm học 2011 - 2012 thu được kết quả như sau:
Lớp
TSHS
Có hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
9A
28
12
8
7
9B
27
10
10
7
Toàn khối
55
24
18
14
Lý do học sinh không có hứng thú là vì kiến thức mới mẻ, có quá nhiều
khái niệm mới và trừu tượng được đưa ra trong mỗi bài học. Việc tiếp cận kiến
thức trong lĩnh vực hoàn toàn mới gặp nhiều khó khăn.

Qua kết quả điều tra nhận thấy có một phần không nhỏ học sinh khó khăn
trong việc tiếp cận nội dung bài học. Trước tình hình đó tôi tìm cách áp dụng
những phương pháp dạy học mới phát huy nhiều hơn nữa tính tích cực, chủ
động của học sinh. “Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo hướng
dạy học khám phá” được vận dụng để giải quyết vấn đề trên.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.

3


3. 1. Hoạt động.
3. 1.1. Xác định mục đích
-Về nội dung :
+ Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức mới là gì?
+ Tại sao lựa chọn vấn đề này mà không lựa chọn vấn đề khác có trong
bài giảng?
+ Vấn đề đaỵ lựa chọn liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được
không?
- Về phát triển tư duy:
Giáo viên định hướng các hoạt động tư duy đặc trưng cần thiết ở học sinh là gì
trong quá trình giải quyết vấn đề ; hoạt động phân tích, tổng hợp hoặc là so
sánh hoặc là trừu tượng và khái quát hoặc là phán đoán…
Ðịnh hướng phát triển tư duy cho học sinh chính là ưu việt của dạy học khám
phá đạt được so với các PPDH khác.
Ví dụ:
+ Vấn đề 1 : tìm hiểu cấu tạo đơn phân axit amin? ( hoạt động tư duy đặc
trưng laì phân tích, tổng hợp.
+ vấn đề 2 : các loại axit amin khác nhau như thế nào? ( hoạt động tư duy
đặc trưng là so sánh.
3.1.2. Vấn đề học tâp

- Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề hoc tập, trong đó
vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác. Dạy học khám phá
thường được vận dụng để học sinh giải quyết các vấn đề nhỏ, vì vậy lựa chọn
vấn đề là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của PPDH này.
- Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây:
+ Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới
+ vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ

4


+ Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thời gian
làm việc
Nếu nội dung giáo viên yêu cầu học sinh làm việc không chứa đựng thông tin
mới thì chỉ là hình thức thảo luận trong dạy học mà chúng ta thường áp dụng.
- Trong thực tế, để dạy học khám phá có tính năng rộng rãi thì vấn đề đưa ra
thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc khoảng từ 5 phút đến 10 phút.
Chúng ta sẽ áp dụng ở những tiết giảng có nội dung ngắn gọn và sử dụng quỹ
thời gian kiểm tra và củng cố bài.
Nếu vấn đề học tập có nội dung bao trùm nội dung tiết giảng và học sinh đã có
thói quen tích cực hợp tác theo nhóm thì giáo viên tổ chức học sinh khám phá
theo trình tự các bước trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề.
Ví dụ : Khi dạy qui luật di truyền liên kết gen cho học sinh lớp 9 thì chỉ nên tổ
chức học sinh khám phá vấn đề nhỏ của quy luật.
3.1.3. Vai trò cần thiết của phương tiện trực quan trong dạy học khám phá
- Chúng ta thử hình dung dạy học khám phá được vận dụng như sau: giáo viên
đưa ra vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo
nhóm, không có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan (PTTQ). Như vậy, nguồn
kiến thức vẫn là lời nói, chúng ta đã chuyển kiểu dạy học thầy nói- trò nghe
thành trò nói trò nghe, nếu thế thì thầy nói cho trò nghe dễ hiểu hơn.

Qua đó ta thấy PPTQ thật sự cần thiết trong dạy học khám phá, nó đóng vai trò
là nguồn kiến thức, là động cơ kích thích sự hợp tác tích cực trong nhóm.
- Các phương tiện trực quan đó có thể là : hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mô hình…
đã có sự gia công sư phạm của giáo viên và được thể hiện trong giấy, tranh, đèn
chiếu, bảng dính hoặc là các thí nghiệm trực quan trong giờ dạy.
PTTQ sẽ kích thích sự quan sát tìm tòi, tranh luận của học sinh Ðó là một yếu
täú quan trọng đảm bảo sự thành công của dạy học khám phá.
3.1.4. Phân nhóm học sinh

5


Trong quá trình giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, nên lưu ý một số điều
kiện sau đây:
- Sự phân nhóm đảm bảo cho các thành viên đối thoại và giáo viên di chuyển
thuận lợi để bao quát lớp, đối thoại với trò.
Ví dụ: bố trí chỗ ngồi theo hình chữ O, chữ U, hình vuông…
- Số lượng học sinh của mỗi nhóm là bao nhiêu tùy theo nội dung của vấn đề,
đồng thời đảm bảo sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm.
Nếu vấn đề chỉ cần quan sát và trao đổi thông tin trong nhóm thì có thể bố trí
mỗi nhóm gồm từ 6 đến 12 học sinh.
Nếu vấn đề yêu cầu ngoài sự trao đổi với nhau còn phải thực hiện một việc làm
nào đó như báo cáo, hoàn thiện sơ đồ… thì mỗi nhóm chỉ nên có từ 2 đến 4 học
sinh.
Nếu số thành viên trong mỗi nhóm quá nhiều thì sẽ có những thành viên không
tích cực hợp tác.
- Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo đảm sự
hợp tác mang lại hiệu quả.
Ví dụ : trong nhóm đều là những học sinh yếu thì không có sự học hỏi lẫn nhau
và khó giải quyết được vấn đề đưa ra.

- Ðiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Trong thời gian của tiết học, có lúc
học sinh làm việc trong nhóm, có lúc làm việc giữa các nhóm trong lớp và với
thầy đã tạo ra một lớp học linh động. Chính vì vậy đòi hỏi thiết kế bàn học
thuận tiện cho việc di chuyển và mỗi lớp chỉ nên có từ 25 đến 30 học sinh.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể khắc phục bằng cách cho các
học sinh ngồi cùng bàn là một nhóm hoặc là học sinh ngồi bàn trước quay lại
với học sinh ngồi bàn sau làm thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa các học
sinh trong học tập vẫn có thể thực hiện được.
3.1.5. Kết quả khám phá

6


Dạy học khám phá phải đạt được mục đích là hình thành các tri thức khoa học
cho học sinh, dưới sự chỉ đạo của giáo viên:
- Giáo viên tổ chức hợp tác giữa các nhóm để thống nhất về nội dung kiến thức
của vấn đề.
- Giáo viên đối thoại với học sinh để mỗi thành viên tự đánh giá, tự điều chỉnh
rút ra tri thức khoa học.
- Nội dung vấn đề học tập mà các nhóm học tập cần đạt được, do giáo viên
chuẩn bị trước. 2. Hoạt động của nhóm học sinh
- Sự phân nhóm học tập và thời gian làm việc trong nhóm của học sinh là do
giáo viên chỉ đạo dựa trên nội dung của vấn đề học tập.
- Sự hợp tác trong từng nhóm:
Mỗi nhóm suy nghĩ và có giải pháp riêng của bản thân để giải quyết vấn đề; sau
đó các thành viên trao đổi, tranh luận để tìm ra quan điểm chung trong tiến
trình khám phá vấn đề, tuy nhiên vẫn có thể tồn tại những ý kiến của cá nhân
chưa được thống nhất.
- Sự hợp tác giữa các nhóm trong tập thể lớp:
+ Mỗi nhóm trình bày tóm tắt nội dung của vấn đề đã được phát hiện, trên

cơ sở đó có sự tranh luận giữa các nhóm về kết quả khám phá, dưới sự chỉ đạo
của giáo viên.
Trong quá trình này, giáo viên đóng vai trò như một trọng tài, lựa chọn những
phán đoán, kết luận đúng của các nhóm để hình thành kiến thức mới.
+ Trên thực tế số lượng học sinh trong mỗi lớp đông và thời gian có hạn, do
đó giáo viên cần theo dõi sự làm việc của các nhóm để từ đó chỉ cần từ 1 đến 3
nhóm trình bày là đi đến nội dung của vấn đề.
Giáo viên không cần thiết phân tích những kết luận sai, chưa chính xác mà chỉ
nêu lên kết luận đúng của từng nhóm, từ đó mỗi học sinh tự đánh giá, điều
chỉnh nội dung của vấn đề.

7


- Tùy theo từng vấn đề học tập mà giáo viên có thể vận dụng một hoặc cả hai
hình thức hợp tác học tập nói trên:
+ Nếu vấn đề đuợc giải quyết thành công ở đa số các nhóm thì không cần
hình thức hợp tác học tập giữa các nhóm nữa.
+ Nếu là một vấn đề học tập khó, mang nội dung kiến thức mở rộng, hệ
thống thì giáo viên giao cho học sinh tham khảo SGK chuẩn bị trước; sau đó
giáo viên tổ chức sự hợp tác học tập theo lớp.
- Hoạt động hợp tác học tập tích cực của học sinh thể hiện qua các yếu tố:
+ Mỗi học sinh, mỗi nhóm tích cực phát biểu, tranh luận.
+ Ða số các nhóm đều phát hiện được nội dung bản chất của vấn đề, tuy
nhiên có thể sự khái quát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác ở một vài nhóm.
+ Giáo viên thu nhận được thông tin về quá trình tư duy của học sinh trong
quá trình giải quyết vấn đề Ðó chính là mối liên hệ nghịch cần thiết để GV
tự điều chỉnh, tổ chức dạy học khám phá tốt hơn.
3.2.Ví dụ vận dụng.
Bài 15: ADN

1. Mục đích: Học sinh thông qua hoạt động tích cực theo nhóm và quan sát
mô hình ADN khám phá ra cấu tạo của ADN.
2. Hoạt động của giáo viên:
-Trước khi vào vấn đề giáo viên giới thiệu một cách sơ lược về ADN. Sử
dụng mô hình giới thiệu cho học sinh về ADN và cho học sinh quan sát 4
loại đơn phân. Chú thích về ký hiệu (Đ: đường C 5H10O4 , P: H3PO4, A:
Adenin, T: Timin, G: Guanin, X: Xitozin). Sau đó chia lớp thành 6 nhóm,
phát cho mỗi nhóm 1 mô hình ADN tháo rời, một mô hình ADN đã lắp sẵn.
- Đặt vấn đề thảo luận, khám phá:
+ Mô tả cấu tạo của mỗi nucleotid? Điểm giống và khác nhau giữa các loại
nucleotid?

8


+ Hai nucleotid kế tiếp liên kết với nhau nhờ các thành phần nào?
+ Các nuclêotid đứng đối diện nhau trên hai mạch polynucleotid liên kết
với nhau như thế nào?
+ Các phân tử ADN khác nhau ở đặc điểm nào?
- Sau thời gian 10 phút giáo viên yêu cầu 2 hoặc 3 nhóm nêu kết quả
thảo luận.
3. Kết quả khám phá:
- Sau thời gian thảo luận học sinh tìm ra đáp án:
+ Mỗi nuclêotid gồm 3 thành phần: 1 phân tử Đ, 1 phân tử P và 1 trong 4
loại A, T, G, X. Các nuclêotid giống nhau bởi thành phần Đ và P, khác nhau
bởi thành phần A,T,G,X.
+ Hai nuclêotid liên kết với nhau bởi thành phần Đ liên kết với P.
+ Các nuclêotid đứng đối diện nhau trên hai mạch polynucleotid liên kết
với nhau bởi thành phân bazơnitơ theo nguyên tắc: A - T, G - X.
+ Các phân tử ADN khác nhau bởi trật tự sắp xếp các nuclêotid trên nó.

- Giáo viên kết luận và bổ sung những phần còn thiếu trong nội dung kiến
thức cho học sinh, từ đó đưa ra những khái niệm, tính đa dạng và đặc thù của
ADN, nguyên tắc bổ sung, chu kỳ xoắn,..
Bài 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
1. Mục đích: Học sinh dựa trên kiến thức đã có để so sánh và suy luận phát hiện
ra hiện tượng đúng và sai trong cơ chế tự sao của ADN.
2. Hoạt động giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có gắn sẵn 2 mô hình tổng hợp ADN trong đó 1
mô hình tổng hợp đúng và 1 mô hình tổng hợp sai về nguyên tắc bổ sung. Yêu
cầu học sinh nhắc lại về cấu trúc của ADN, ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung
trong cấu trúc của ADN.

9


Nêu câu hỏi có vấn đề: Hình 1 và 2 mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN.
+ Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trên mấy mạch?
+ Em hãy xác định hình nào mô tả có hiện tượng sai? Tại sao?
+ Nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
+ ADN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào?
3. Tổ chức học sinh:
Mỗi học sinh quan sát, sau đó trao đổi trong nhóm từ 4 - 5 học sinh, thời
gian 7 phút, yêu cầu 2 nhóm nêu kết quả thảo luận.
4. Kết quả khám phá:
- Sau thời gian thảo luận học sinh tìm ra đáp án:
+ Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên 2 mạch
+Hình 1: Mô tả hiện tượng đúng.
+Hình 2: Mô tả hiện tượng sai ở điểm sau: Có cặp bazơnitric bắt cặp
không theo quy tắc bổ sung .
+ 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Mooic ADN con mang 1

mạch của mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp.
+ ADN được tồng hợp theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo
toàn.
- Giáo viên nhận xét kết luận và bổ sung những kiến thức còn thiếu cho học
sinh.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian vận dụng “Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo
hướng dạy học khám phá” kết quả học tập bộ môn được nâng lên rõ rệt. Không
khí học tập ở mỗi lớp trở nên sôi nổi, các nhóm học sinh tích cực thỏa luận tìm
ra vấn đề và hăng hái phát biểu ý kiến của mình. Một số học sinh yếu được giáo
viên chủ động chỉ định đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận cũng trở
nên mạnh dạn hơn. Tôi đặc biệt quan tâm đến những học sinh có kết quả điều

10


tra đầu năm là không hứng thú trong môn Sinh học thì đã có nhiều sự chuyển
biến tích cực, nhiều lần đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình.
Kết quả cụ thể:
Kết quả khảo sát đầu năm năm học 2011 – 2012:
Lớp
9A
9B
Toàn khối

TSHS
28
27
55


Giỏi
2
3
5

Khá
8
10
18

TB
13
10
23

Yếu
5
4
9

Kém
0
0
0

Kết quả khảo sát cuối học kỳ I năm học 2011 – 2012:
Lớp
9A
9B

Toàn khối

TSHS
28
27
55

Giỏi
3
5
8

Khá
10
12
22

TB
12
8
20

Yếu
3
2
5

Kém
0
0

0

Số học sinh khá giỏi đã tăng lên đáng kể, số học sinh trung bình và học sinh
yếu giảm đi.
Kết quả điều tra hứng thú học tập môn Sinh học tháng 12 năm học 2011-2012
Lớp
9A
9B
Toàn khối

TSHS
Có hứng thú
Bình thường
28
20
7
27
22
5
55
42
12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Không hứng thú
1
0
1

1. Kết luận:

Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo hướng dạy học khám phá
là phương pháp tổ chức học sinh học tập theo nhóm nhằm phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh, năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện giáo viên cần có sự chuẩn bị
kỹ lưỡng về các phương tiện trực quan, hệ thống câu hỏi cho vấn đề để học sinh
thảo luận. Đặc biệt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau cần có những câu

11


hỏi mang tính gợi mở ở nhiều cấp độ khác nhau kết hợp với việc tổ chức hoạt
động nhóm khéo léo để học sinh chủ động tìm tòi khám phá ra tri thức trong
nội dung bài học. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức thực hiện, hướng dẫn
học sinh khám phá kiến thức thông qua hoạt động học tập tích cực của mình.
Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo hướng dạy học khám
phá mang lại cho học sinh hứng thú trong học tập bộ môn, rèn cho học sinh kỹ
năng tự học, kỹ năng tư duy, tự giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm,
thảo luận và ra quyết định.
Phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều cấp học và
nhiều đối tượng học sinh. Tùy thuộc vào khả năng tư duy của mỗi lứa tuổi và
đối tượng học sinh khác nhau giáo viên có thể đưa ra hệ thống các câu hỏi thảo
luận ở các mức độ nhận thức khác nhau. Mặc dù đây không phải là một phương
pháp hoàn toàn mới nhưng áp dụng cho những trường hợp cụ thể ở mỗi khu
vực, mỗi địa phương, mỗi đối tượng học sinh và mỗi bài học lại có những
phương pháp tổ chức riêng.
2. Kiến nghị
Để phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo hướng khám phá đạt
được hiệu quả cao cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện trực quan, thiết
bị dạy học, hệ thống câu hỏi tương ứng với mỗi bài học. Đặc biệt là cần có các
phương tiện giúp ích hữu hiệu cho việc tổ chức hoạt động nhóm như bảng phụ,

mô hình, máy chiếu, máy hắt. … Phương pháp tổ chức trong mỗi bài học ứng
với mỗi đối tượng học sinh có sự khác biệt, đặc biệt là đối với bộ môn sinh học
lớp 9. Do học sinh mới được tiếp cận với một lĩnh vực hoàn toàn mới là di
truyền học với rất nhiều các khái niệm mới và phương pháp nghiên cứu di
truyền mới mang tính trừu tượng cần chuẩn bị kỹ về phương tiện trực quan.
Hơn nữa sự sắp xếp chương trình đi từ quy luật di truyền sau đó mới quay trở
lại nghiên cứu về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền khiến học sinh gặp nhiều

12


khó khăn khi nắm bắt kiến thức. Khi giáo viên giảng đến những bài sau cần
nhắc lại các kiến thức bài trước để học sinh có mối liên thông về kiến thức.
Do mới áp dụng chắc chắn có nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp
ý kiến xây dựng để phương pháp trở nên hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao.

Trưng vương tháng 3 năm 2012
Người viết

Nguyễn Trọng An

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học Sinh học,
Phần đại cương, NXB Giáo dục.
2. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thu
Hương, Phạm Hồng The (2009), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn Sinh học trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam

13



3. Phạm Văn Lập, Trần Ngọc Danh, Đinh Đoàn Long (2011), Tài liệu
chuyên Sinh học trung học phổ thong, phần di truyền và tiến hóa, NXB
Giáo dục.
4. SGV, SGK, STKBG mới lớp 9 của Bộ GD & ĐT.
5. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp
học tập tích cực trong bộ môn sinh học, NXB Giáo dục.
6. W.D.Phillips – T.J.Chilton (1998), Sinh học tập một, NXB Giáo dục.

MỤC LỤC

NỘI DUNG
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2. Thực trạng vấn đề.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của SKKN.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

14

TRANG

1
2
2
3
4
10

12


1. Kết luận
2. Kiến nghị
PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO.

15

12
13
14



×