Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích thực trạng về công tác tuyển dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.86 KB, 12 trang )

Chủ đề: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC “TUYỂN DỤNG
VÀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN HÓA DẦU VÀ XƠ SỢI DẦU KHÍ”.

1.

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí
(PVTEX).

Thực hiện chiến lược phát triển nghành công nghiệp dệt may đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ và quy hoạch phát triển
nghành công nghiệp hóa chất đến năm 2010 có định hướng đến năm 2020.
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ” ra đời
trên cơ sở hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dệt may
Việt Nam với mục tiêu:
 Sản xuất xơ sợi Polyester thay thế các sản phẩm nhập khẩu tăng tỷ lệ
nội địa hóa sản phẩm dệt may từ 50-70%, tiết kiệm ngoại tệ, cung cấp
ổn định nhu cầu xơ sợi Polyester cho thị trường trong nước, nâng cao
giá trị sản xuất các sản phẩm hóa dầu của ngành Dầu khí Việt Nam;

1


 Phát triển nghành Dệt may trở thành một trong những nghành công
nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho xã
hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực
và thế giới
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ được triển khai tại
lô CN 5.5A, khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP
Hải Phòng với tổng mức đầu tư 325 triệu USD. Sản phẩm của Nhà máy bao
gồm các loại


 Xơ ngắn - Polyester staple fiber (PSF): 400 tấn/ngày;
 Sợi Filament Polyester (POY/DTY): 100 tấn/ngày;
 Hạt PET chip (chỉ sản xuất khi giảm công xuất sản xuất xơ và sợi
filament): 180 tấn/ngày.
2.

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quản lý dự án.

Căn cứ chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 20092015 và định hướng đến 2025 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và tình hình,
tiến độ triển khai dự án Nhà máy Polyester Đình Vũ cũng như nhu cầu về
nhân lực phục vụ công tác QLDA, tiếp nhận quản lý vận hành và bảo dưỡng
Nhà máy Polyester Đình Vũ, công ty PVTEX đã xây dựng kế hoạch thực hiện
2


các giải pháp về nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu trong tình
hình mới trên cơ sở đủ số lượng và có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp
vụ đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về công việc.
Đối với đội ngũ cán bộ chuyên viên thuộc khối quản lý dự án, để đáp ứng
yêu cầu của giai đoạn hiện nay, PVTEX đang tiến hành xây dựng bộ tiêu
chuẩn chức danh theo chức danh với các tiêu chí chủ yếu như sau:
 Phạm vi, trách nhiệm và mức độ phức tạp của chức danh đảm nhận.
 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng, kỹ năng của chức danh.
 Yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chức danh đảm nhận.
Bộ tài liệu về tiêu chuẩn chức danh là cơ sở quan trọng không những về
mặt tổ chức quản lý mà còn rất có ý nghĩa trên các mặt thúc đẩy các yếu tố
tích cực trong người lao động, phấn đấu rèn luyện, trách nhiệm và tâm huyết
với công việc, ý thức kỷ luật lao động, dần hình thành đội ngũ chuyên gia kỹ
sư có trình độ cao, am hiểu luật pháp và trang bị đầy đủ các kỹ năng hội nhập.
Về tổ chức nhân sự, Công ty đã xây dựng quy trình tuyển dụng và hiệu

chỉnh theo từng năm dựa trên thực tế triển khai dự án. Căn cứ vào kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực theo năm và dựa trên nhu cầu thực tế về nhân sự
theo các chuyên ngành cụ thể. Các phòng chức năng và bộ phận tổ chức nhân
3


sự kết hợp thực hiện công tác tuyển dụng theo đúng quy trình tuyển dụng để
lựa chọn nhân sự thích hợp nhất cho vị trí cần tuyển dụng.
3.

Kế hoạch đào tạo nhân lực vận hành Nhà máy Polyester Đình
Vũ.

Với đặc thù triển khai dự án xây dựng và vận hành Nhà máy Polyester với
yêu cầu cao về an toàn, tiến độ xây dựng và công nghệ. Công tác đào tạo
nhân lực vận hành (NLVH) là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng
trong tổ hợp các công tác thiết kế, mua sắm, xây lắp, chạy thử và bàn giao
nghiệm thu Nhà máy.
Với tiêu chí vận hành nhà máy xơ sợi tổng hợp polyester an toàn và hiệu
quả, nỗ lực phát huy sáng tạo cải tiến phương thức sản xuất làm tiền đề để
công tác kinh doanh đạt hiệu quả cao. Yêu cầu đội ngũ cán bộ kỹ sư công
nhân quản lý vận hành nhà máy phải nắm chắc về công nghệ sản xuất và bảo
dưỡng cho toàn nhà máy và từng phân xưởng, hiểu và thực hiện đúng các quy
trình vận hành, có kiến thức và ý thức cao về an toàn vệ sinh công nghiệp và
có kỹ năng giao tiếp tốt với chuyên gia nước ngoài. Để thực hiện tốt các mục
tiêu trên, PVTEX đề ra các biện pháp tổng hợp như sau:
 Xác định yếu tố con người là trọng tâm trong mọi mặt xây dựng, sản
xuất, kinh doanh. Bên cạnh việc hoàn thành quy chế tuyển dụng đào
4



tạo nhằm lựa chọn những ứng viên có khả năng nhất, thì việc xây dựng
chi tiết chế độ chính sách cho học viên trong quá trình đào tạo cũng
được quan tâm. Cụ thể ngoài việc thực hiện chi trả mức phụ cấp học
tập phù hợp với mặt bằng sinh hoạt, khen thưởng đối với những học
viên đạt thành tích trong quá trình học tập, công ty còn chú trọng tới
quan tâm đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của học viên như bố trí nơi ở
và xe cộ đi lại tập trung;
 Công nghệ sản xuất Polyester là một trong những công nghệ đặc thù
trên thế giới với những bản quyền khác nhau từ những nhà chế tạo thiết
bị. Vì vậy để xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ khả năng đáp ứng
những yêu cầu về quản lý vận hành, bảo dưỡng nhà máy. PVTEX chú
trọng kết hợp với nhà thầu và cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào
tạo tổng thể với các module đào tạo cơ bản và chuyên biệt theo từng
chuyên ngành nhằm trang bị cho học viên các cơ sở lý thuyết, kỹ năng
vận hành thực tế, hình thành phương pháp tư duy, chú trọng đào tạo
anh ngữ, sắp xếp thời gian đào tạo cho mỗi module theo hướng thích
hợp nhất để tổng tiến độ đào tạo theo kịp tiến độ tổng thể của dự án.
 Ngoài chương trình đào tạo lý thuyết và thực tập vận hành bảo trì tại
các nhà máy sản xuất có cấu hình tương tự, công ty đã lập kế hoạch
5


mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xơ sợi từ các
trường đại học và các công ty sản xuất kinh doanh xơ sợi polyester
đang hoạt động tại Việt Nam tham gia công tác đào tạo. Biện pháp trên
được xây dựng nhằm bổ sung kiến thức thêm cho học viên về các
chuyên ngành hẹp hơn và thực tế sẽ gặp phải trong quá trình công tác
tại nhà máy. Nhờ vậy, học viên sẽ có thêm thông tin để có định hướng
và phương hướng rèn luyện thích hợp trong quá trình học tập.

 Chú trọng công tác đào tạo tại hiện trường nhằm nâng cao kiến thức
thực tế cho học viên. Xây dựng chương trình tự đào tạo nội bộ trong
quá trình lắp đặt và chạy thử, trong đó học viên là kỹ sư ngoài việc tự
đào tạo qua quá trình làm việc với chuyên gia nước ngoài còn có trách
nhiệm hướng dẫn và giảng dạy công nhân trực tiếp tại các cụm thiết bị
công nghệ tại nhà máy.
 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng đủ
và đúng yêu cầu về nhân lực vận hành, có khả năng quản lý, đánh giá
và am hiểu về các quy trình công nghệ trong nhà máy…tham mưu cho
lãnh đạo kịp thời các vấn đề về đào tạo và phát triển nhân lực, dần xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành bảo dưỡng và kinh doanh có
khả năng đáp ứng cao các tiêu chí trong chiến lược phát triển công ty.
6


Xem xét bố trí cán bộ phù hợp làm công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trong giai đoạn kết thúc xây dựng dự án và vận hành thương
mại. Tổ chức đào tạo cơ bản và nâng cao cho bản thân các cán bộ làm
đào tạo để có khả năng đáp ứng công việc tốt nhất.
4. Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực vận
hành Nhà máy Polyester Đình Vũ.
Tính đến tháng 9/2011, tổng số nhân lực quản lý, vận hành và bảo dưỡng
công trình là: 550 người, trong đó:
 Trên Đại học: 15 người;
 Đại học: 132 người;
 Cao đẳng, trung cấp: 400 người;
 Lao động phổ thông: 3 người;
Trong quá trình triển khai dự án, PVTEX đã phối kết hợp với các đơn vị như:
Trường cao đẳng nghề Dầu khí (PVMTC); Nhà thầu Hyundai; Các nhà cung
cấp bản quyền; Các nhà cung cấp thiết bị, Các Nhà máy hóa dầu và sản xuất

xơ sợi trong nước thực hiện đào tạo, thực tập vận hành cho khối kỹ sư và
công nhân vận hành Nhà máy. Đến nay, công tác đào tạo cho dự án đã cơ bản
được hoàn thành và đạt tiến độ đã đề ra. Cụ thể:
7


 Trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, Công ty PVTEX đã hoàn
thành một khối lượng lớn công việc trong công tác đào tạo và tuyển
dụng, mà trọng tâm là công tác tuyển dụng – đào tạo 60 kỹ sư vận
hành chủ chốt (KSVH) và 380 công nhân vận hành (CNVH) nhà máy
sản xuất xơ sợi Polyester. Cụ thể,
o Công tác tuyển dụng và đào tạo 60 KSVH được triển khai trong
tháng 11/2009. Đội ngũ KSVH đã hoàn thành xong chương trình
đào tạo cơ bản và thực tập trong nước kéo dài 7,5 tháng tại
PVMTC – Vũng Tàu. Các chương trình đào tạo chuyên sâu (bao
gồm 6 Module) đã cơ bản được triển khai toàn bộ, hiện tại toàn
bộ các KSVH ngoài việc tham gia giám sát xây lắp trên công
trường còn trực tiếp tham gia công tác đào tạo lại cho CNVH
trên công trường;
o Công tác tuyển dụng 380 CNVH được đã hoàn thành vào cuối
tháng 7/2010, công ty đã tiến hành quản lý, kiểm tra giám sát
chương trình đào tạo và ổn định nơi ăn ở cho học viên đảm bảo
khoá đào tạo đầu tiên cho 200 CNVH khai giảng vào ngày
20/8/2010 trong thời gian 5,5 tháng tại PVMTC – Vũng Tàu.
Đào tạo giai đoạn 2 cho 180 CNVH còn lại bắt đầu vào ngày
8


14/10/2010. Hiện nay toàn bộ CNVH đã có mặt trên công trường
tham gia trực tiếp làm việc cùng các nhà thầu phụ như PVC ME;

PVC Machino;…đồng thời tham gia làm việc theo nhóm các
phân xưởng thực hiện chạy thử một phần các cụm thiết bị của
nhà máy.
5.

Hạn chế và giải pháp thực hiện.

Qua quá trình triển khai công tác đào tạo cho dự án Nhà máy sản xuất xơ
sợi Polyester Đình Vũ, PVTEX nhận thấy:
 Hiện nay công tác tuyển dụng đào tạo tại các dự án của nghành Dầu khí
nói chung và đặc biệt là các dự án trọng điểm có tính đặc thù như dự án
sản xuất xơ sợi Polyester nói riêng (Đây là dự án đầu tiên được triển
khai tại Việt Nam), để tuyển chọn nhân lực vận hành đúng chuyên môn
chuyên nghành đầu vào còn gặp nhiều khó khăn do thị trường lao động
nói chung số lượng nhân sự vận hành chưa được đào tạo không theo
đúng nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng cũng như chất lượng.
Do vậy, toàn bộ nhân lực tuyển dụng cho vận hành bắt buộc phải đưa đi
đào tạo lại. Đặc biệt các bộ phận vị trí chủ chốt cho dự án phải ngoài
đào tạo lại chuyên môn nói chung còn phải thực hịện đào tạo chuyên

9


sâu theo các chương trình đào tạo chuyên biệt mới có thể đáp ứng được
yêu cầu của dự án.
 Nguồn nhân lực vận hành chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
hóa dầu, dệt may trong khi yêu cầu công việc vận hành và bảo dưỡng
đều yêu cầu phải có trình độ tay nghề cao;
 Việc thu xếp địa điểm thực tập tại các nhà máy có cấu hình tương tự
gặp nhiều khó khăn do các nhà máy như vậy không có trong nước và

do tính bảo mật công nghệ, an toàn nên một số nhà máy ở nước ngoài
cũng từ chối đưa người ngoài vào học hỏi thực tập nếu không có những
mối quan hệ sẵn có.
Để nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc tuyển dụng đào tạo nguồn nhân
lực cho dự án, PVTEX có một số đề xuất cụ thể như sau:
 Công ty PVTEX sẽ tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề thường xuyên
liên tục cho các nhân sự vận hành và bảo dưỡng Nhà máy, tính toán đến
phương án trong giai đoạn đầu sẽ thuê chuyên gia có kinh nghiệm trợ
giúp công tác vận hành và bảo dưỡng.

10


 Công ty sẽ liên hệ trực tiếp với các cơ quan có nhân sự thuộc các
chuyên ngành lien quan để mời các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên
môn về làm việc tại Nhà máy;
 Ngoài ra đảm bảo tiến độ trong việc tuyển dụng được nguồn nhân lực
có chất lượng cho dự án trong thời gian ngắn nhất, thì việc liên kết với
các trường Đại học; Trung cấp nghề để tuyển dụng một lượng lớn nhân
sự chuyên môn chuyên biệt như: dệt may; cơ khí; tự động hóa là một
lợi thế nhất định.

11


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình và bài giảng môn học “ Quản trị nguồn nhân lực”, Đại
học Griggs;
2. Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực giai đoạn 2010-2015,
định hướng đến 2025”, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu

khí (PVTEX).

12



×