Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DÓ BẦU Ở HUYỆN HOÀI ÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
……………….

VÕ THỊ NGỌC LY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG DÓ BẦU Ở HUYỆN HOÀI ÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
……………….

VÕ THỊ NGỌC LY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG DÓ BẦU Ở HUYỆN HOÀI ÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : TS ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả
kinh tế và môi trường của mô hình trồng Dó bầu huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định”
do Võ Thị Ngọc Ly, sinh viên khóa 2007-2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

_________________________

Ngày .................... tháng................ năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________

Ngày…………tháng………..năm

Ngày………..tháng…………năm



LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát bốn năm trên giảng đường đại học đã sắp kết thúc, những gì tôi đạt
được trong thời gian qua là sự động viên giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, tất cả
tôi xin ghi mãi trong lòng.
Lời đầu tiên, con xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian qua.
Cám ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế đã trang bị cho em những kiến thức
vô cùng quí báu. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy ĐẶNG THANH
HÀ, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại phòng kinh tế, trạm kiểm lâm huyện
Hoaì Ân. Đặc biệt con xin cảm ơn sâu sắc đến chú Nguyễn Hữu Toàn,chủ cơ sở sản
xuất Dó bầu Ba Toàn, chú Hoàng Cảnh , phó chủ tịch hội trầm hương Việt Nam, đã
tận tình giúp đỡ trong thời gian con thực tập.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn
trong bốn năm đại học, những người đã giúp tôi về mặt tinh thần cũng như đóng góp ý
kiến để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
VÕ THỊ NGỌC LY


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ NGỌC LY. Tháng 7 năm 2011. “Phân tích hiệu quả kinh tế và môi
trường của mô hình trồng Dó bầu huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định”.

VÕ THỊ NGỌC LY. JULY 2011. “An analysis of economic efficiencing and
environmental benefit of the planti in Hoai An District, Binh Dinh Province”
Hoài Ân là huyện miền núi có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp.
Ngành lâm nghiệp ở Huyện rất phát triển vì có các điều kiện thuận lợi vì có diện tích
đất đồi núi và điều kiện khí hậu thủy văn thích hợ cho các loại cây phát triểnp. Mô
hình trồng Dó bầu ở Huyện đã có từ lâu nhưng một vài năm trở lại đây mới đạt hiệu
quả kinh tế cao. Điều kiện ở Huyện rất thích hợp phát triển mô hình trồng Dó bầu tuy
nhiên do mô hình cần vốn đầu tư lớn nhất là chi phí tạo trầm và thời gian hoàn vốn lâu
nên ảnh hưởng đến quyết định trồng của người dân. Ở Huyện tuy mô hình Dó bầu
đang phát triển nhưng chưa có nhà máy tinh chế dầu và cũng rất ít cơ sở chế tác trầm
để bán nên thị trường tiêu thụ của cây Dó bầu còn chưa được mở rộng người dân chủ
yếu là bán cả cây cho thương lái hoặc cho công ty Bảy Núi.
Đề tài tiến hành phỏng vấn một số hộ sản xuất tiêu biểu điều tra tìm hiểu về kĩ
thuật trồng, chăm sóc, tạo trầm, và thị trường tiêu thụ của cây Dó bầu, điều tra về chi
phí và doanh thu của mô hình trồng Dó bầu ở Huyện.Tiến hành tính toán các giá trị
kinh tế của mô hình. Đồng thời khảo sát thực tế đo các chỉ số sinh trưởng và tiến hành
xác định lượng hóa lượng xói mòn, xác định giá trị hấp thụ cacbon của mô hình trồng
Dó bầu. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình khi tính hiệu quả môi trường và không
tính hiệu quả môi trường.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt .....................................................................................viii
Danh mục các bảng ..................................................................................................ix
Danh mục các hình ....................................................................................................x
Danh mục phụ lục................................................................................................... xi
Danh mục phụ lục.................................................................................................. xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung.......................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu................................................................................................... 2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 2
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện ...................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của đề tài....................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN................................................................................... 5
2.1. Tổng quan về huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ............................................................. 5
2.1.1.Vị trí địa lý................................................................................................................ 5
2.1.2.Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội................................................................................ 5
2.2. Đánh giá khái quát chung .......................................................................................... 15
2.2.1. Thuận lợi................................................................................................................ 15
2.2.2. Khó khăn................................................................................................................ 16

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU........................... 18
3.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................. 18
3.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái cây Dó bầu................................................................ 18
3.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế..................................................................................... 22

3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 23
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu................................................................................... 23
3.2.2.Phương pháp nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế ................................................ 23
3.2.3.Phân tích độ nhạy.................................................................................................... 25
v



3.2.4.Phương pháp phân tích hiệu quả môi trường............................................................ 26
Định nghĩa ....................................................................................................................... 27
Lợi ích từ các dự án CDM ................................................................................................ 28
Các lĩnh vực thuộc dự án CDM......................................................................................... 28
Các bước thực hiện CDM................................................................................................. 29
3.2.5. Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................. 32
3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 32

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 33
4.1. Khái quát về tình hình trồng cây Dó bầu ở Việt Nam................................................. 33
4.1.1.Kĩ thuật gây trồng và chăm sóc cây Dó bầu ............................................................. 33
4.1.2.Tình hình trồng cây Dó bầu ở Việt Nam .................................................................. 36
4.1.3.Tạo trầm trên cây Dó bầu ........................................................................................ 37
4.1.4.Các nghiên cứu tạo trầm hương nhân tạo trên cây Dó bầu ở Việt Nam..................... 39
4.1.5.Những kết quả ban đầu rút ra được từ việc cấy tạo trầm nhân tạo ............................ 42
4.1.6.Chế biến cây Dó bầu đã tạo trầm hương .................................................................. 43
4.1.7.Thị trường và điều kiện lưu thông sản phẩm ............................................................ 44
4.2.Tình hình trồng cây Dó bầu ở huyện Hoài Ân ............................................................ 45
4.2.1.Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tạo trầm nhân tạo tại khu vực nghiên cứu................... 45
4.2.2. Kĩ thuật tạo trầm nhân tạo ở địa phương (theo cơ sở sản xuất 3 Toàn) .................... 47
4.2.3.Đăc điểm sinh trưởng cây Dó bầu ở huyện Hoài Ân: ............................................... 48
4.3.Phân tích hiệu quả của mô hình trồng cây Dó bầu....................................................... 49
4.3.1. Chi phí cho 1ha Dó bầu .......................................................................................... 49
4.3.2. Kết quả và hiệu quả của 1ha Dó bầu....................................................................... 52
4.3.3. Hiệu quả của cả vòng đời cây Dó bầu..................................................................... 54
4.3.4. Phân tích độ nhạy của mô hình trồng Dó bầu.......................................................... 55
4.4.Hiệu quả môi trường .................................................................................................. 55
4.4.1.Đánh giá xói mòn đất .............................................................................................. 56
Hình 4.2. Sự Thay Đổi Chi Chí Phân Bón Khi Xảy Ra Xói Mòn Đất ............................... 58
4.4.2.Đánh giá trữ lượng cacbon ...................................................................................... 59

4.5. Hiệu quả của cả vòng đời cây Dó bầu trong trường hợp tính giá trị môi trường. ........ 60

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 64
5.1.Kết luận ..................................................................................................................... 64
5.2.Kiến nghị ................................................................................................................... 64

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

CERs:

Chứng chỉ phát thải

DN:

Doanh nghiệp

ĐTTH:

Điều tra tổng hợp

HNDVN:

Hội nông dân Việt Nam


HTX:

Hợp tác xã

HTXNN:

Hợp tác xã nông nghiệp

KHCN:

Khoa học công nghệ

LMLM:

Lở mồn long móng

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NĐ-CP:

Nghị định chính phủ

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất

QĐBNN:


Quyết định bộ nông nghiệp

TT:

Thông tư

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

THCS:

Trung học cơ sở

UBND:

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng sinh trưởng trung bình của các cây11 năm tuổi trong các OTC ..... 48
Bảng4.2.Chi phí thời đầu tư cơ bản cho 1ha Dó bầu .............................................. 50
Bảng4.3.Chi phí thời kì kinh doanh cho 1ha Dó bầu .............................................. 51
Bảng4.4.Kết quả và hiệu quả cho 1ha Dó bầu ........................................................ 53
Bảng 4.5. Ngân lưu tài chính cho 1ha Dó bầu ........................................................ 54
Bảng 4.6. Tổng hợp hiệu quả vòng đời cây Dó bầu................................................ 54
Bảng 4.7.ảnh hưởng của giá bán & chi phí tạo trầm đến NPV của cây Dó bầu....... 55

Bảng 4.8. Khả năng hấp thụ cacbon của cây Dó bầu. ............................................. 60
Bảng:4.9. Giá trị thu nhập tổng hợp của 1ha Dó bầu .............................................. 61
Bảng 4.10. Bảng ngân lưu tài chính cho 1 ha Dó bầu khi tính giá trị môi trường........
................................................................................................................................ 66
Bảng 4.11. Tổng hợp hiệu quả vòng đời cây Dó bầu khi tính giá trị môi trường.........
................................................................................................................................ 62
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả vòng đời cây Dó bầu khi tính giá trị môi trường và khi
không tính giá trị môi trường ................................................................................... 62

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Huyện ............................................................6
Hình 3.1: Cây Dó bầu trong tự nhiên ..................................................................... 18
Hình 3.2: Lá hoa và quả của cây Dó bầu ................................................................ 20
Hình 3.3. Các bước thực hiện dự án CDM ............................................................. 29
Hình:4.1. Cây Dó bầu đã xử lý tạo trầm và chế tác trầm miếng............................... 53
Hình 4.2. Sự Thay Đổi Chi Chí Phân Bón Khi Xảy Ra Xói Mòn Đất ................................63

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hệ số xói mòn đất của một số loại đất ở Việt Nam
Phụ lục 2: Bảng tra hệ số P theo hội khoa học đất quốc tế.
Phụ lục 3: Hệ số xói mòn đất của một số dạng thảm thực vật
Phụ lục 4: Bảng chi phí cho 1ha Dó bầu

Phụ lục 5 : thông tư hướng dẫn miễn thuế xuất khẩu mặt hàng trầm hương được sản
xuất, tạo ra từ cây Dó bầu trồng
Phụ lục 6:Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh
Phụ lục 7: Một số hình ảnh về cây Dó bầu và Huyện Hoài Ân

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Dó bầu là cây có chứa chất thơm và chất định hương cao cấp. Từ xa xưa gỗ Dó
bầu đã được sử dụng làm gối để gối đầu cho các nhà quyền thế và đốt trầm trong các
ngày lễ lớn, lễ thánh. Ngày nay người ta dùng gỗ này để lấy tinh dầu làm chất định
hương, chất thơm cao cấp và dược liệu. Do vậy gỗ Dó bầu bình thường cũng rất có
giá.
Cây Dó bầu là loại cây rất dễ trồng, nhưng trong thiên nhiên để có trầm thì đòi
hỏi phải mất một thời gian dài và rất dài, cụ thể thì cũng chưa biết chính xác là bao
nhiêu năm để tạo trầm. Trầm hương được hình thành từ nhựa cây Dó bầu, có mùi thơm
đặc biệt, là một trong những loại hương liệu đặc biệt quý hiếm. Do hương thơm và
công dụng của nó, làm cho cây Dó bầu trong thiên nhiên bị con người săn lùng khai
thác đến kiệt quệ.
Trong thời gian gần đây với sự phát triển của kĩ thuật tạo trầm nhân tạo cho cây
Dó bầu và theo wedside HNDVN “Hiện nay, Chính phủ đã cho phép xuất khẩu trầm
theo con đường chính ngạch. Giá trị quan trọng nhất của cây Dó bầu là khai thác trầm
hương và kỳ nam được sinh ra từ cây Dó bầu, cũng là nguồn dược liệu quý giá trong y
học, công nghiệp. Được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi
trường“, chính vì vậy cây Dó ngày càng được người dân lựa chọn
Đến nay đã có nhiều địa phương trong cả nước gây trồng cây Dó bầu đạt kết

quả tốt, nhiều nhất là ở Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Phước,...Diện tích trồng Dó bầu cả
nước khoảng 20.000 hécta và mỗi năm cả nước tăng thêm gần 2.000 héc ta..
Hoài Ân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Bình Định, thuộc vùng
khí hậu Trung Trung Bộ, nhiệt đới Dó mùa. Tiềm năng đất đai và phong trào kinh
1


doanh vườn rừng, trồng rừng trong những năm qua phát triển mạnh, và có nhiều dự án
chương trình trồng rừng đươc triển khai ở đây như: Chương trình trồng rừng 327, dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án trồng rừng PAM (viết tắc từ cụm từ Programme
Alimentaire Mondial tiếng Pháp có nghĩa là: Chương trình lương thực Thế giới), dự
án trồng rừng WB3 (World Bank),...Điều kiện của Hoài Ân rất thích hợp để phát triển
cây Dó bầu.
Cây Dó bầu đã được trồng ở Hoài Ân và bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy
nhiên mô hình trồng Dó bầu chưa được phổ biến rộng trong người dân và diện tích
trồng cây Dó bầu ở huyện cũng chưa cao. Chính vì lí do đó mà đề tài tiến hành đánh
nghiên cứu: “ phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình trồng Dó bầu ở
Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định”để qua đó làm cơ sở đưa ra các chính sách để phát
triển cây Dó bầu một cách hợp lý.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình trồng cây Dó bầu ở
huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+Tìm hiểu kĩ thuật trồng và tạo trầm cho cây Dó bầu và tình hình phát triển mô
hình trồng cây Dó bầu ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
+Đánh giá hiệu quả đầu tư của mô hình trồng cây Dó
+Phân tích hiệu quả môi trường của mô hình trồng cây Dó bầu
+Kết luận, kiến nghị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các vườn trồng Dó lâu năm và lớn ở
huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại khu vực huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Phạm vi đề tài sử dụng thông tin số liệu qua các năm 2003 - 2011
Thời gian thực hiện đề tài từ 03/2011 đến 06/2011.
2


1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kinh tế của mô hình trồng cây Dó bầu
và tiến hành tính toán và ước lượng về hiệu quả chống xói mòn và trữ lượng cacbon
của mô hình trồng cây Dó bầu. Đề tài cũng tiến hành phân tích rủi ro của mô hình
trồng Dó bầu khi giá bán và chi phí trồng chăm sóc thay đổi. Sau khi tính toán hiệu
quả kinh tế môi trường của mô hình trồng cây Dó bầu tiến hành so sánh hiệu quả khi
không tính giá trị môi trường và khi tính giá trị môi trường để làm cơ sở đưa ra các
chính sách phát triển hợp lý mô hình trồng cây Dó ở huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Cây Dó bầu là loại cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiệu quả
môi trường cũng rất cao và được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo. Hiện nay nhà
nước ta đang khuyến khích trồng cây Dó bầu. Các nghiên cứu về kĩ thuật trồng chăm
sóc và tạo trầm cho cây Dó bầu được đầu tư nghiên cứu. Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình
Định là một tỉnh trùn du miền núi còn nghèo có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
mô hình trồng Dó bầu và mô hình trồng Dó bầu ở huyện cũng đã bước đầu mang lại
hiệu quả.Đề tài tiến hành nghiên cứu đánh giá : “ phân tích hiệu quả kinh tế và môi
trường của mô hình trồng Dó bầu ở Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định”để qua đó làm cơ

sở đưa ra các chính sách để phát triển cây Dó bầu một cách hợp lý.
Đồng thời giới thiệu mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của huyện Hoài Ân.
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan về cây Dó bầu.Khái niệm về hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sơ lược về tình hình trồng, kĩ thuật trồng,kĩ thuật tạo trầm cho cây Dó bầu,thị
trường và điều kiện lưu thông của cây Dó bầu ở Việt Nam và tìm hiểu về kĩ thuật
trồng, chăm sóc, kĩ thuật tạo trầm nhân tạo và thị thường tiêu thụ của cây Dó bầu ở
huyện Hoài Ân,tỉnh Bình Định.
3


Phân tích đánh giá về khả năng sinh trưởng, hiệu quả kinh tếi, môi trường của
mô hình trồng cây Dó bầu ở huyện Hoài Ân.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Tóm tắt các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu cũng như các kiến
nghị để có thể phát triển mô hình trồng cây Dó bầu một cách hiệu quả.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
2.1.1.Vị trí địa lý
a. Vị trí địa lý

Hoài Ân là một huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Bình Định, cách trung
tâm tỉnh lị 120km 2 . Phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam giáp huyện Vĩnh
Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Lão.
Tổng diện tích tự nhiên là: 74.512,60ha.
b. Đơn vị hành chính
Huyện Hoài Ân có 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm:1 thị trấn: Tăng Bạt Hổ14 xã: Ân
Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân
Tín, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BokTới, Ân Sơn và ĐakMang. Trong đó có
5 xã có người dân tộc Ba-na, H're sinh sống, đó là BokTới, ĐakMang, Ân Sơn, Ân
Tường Đông và Ân Mỹ.
c.Dân số
Tổng dân số của Huyện là: người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,95% Tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng dưới:16,17% . Thu nhập bình quân đầu người/ năm 8,5 triệu đồng.
Số hộ nghèo (theo tiêu chí mới): 21,62%
2.1.2.Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội
a.Về kinh tế

5


Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Huyện

Nguồn: ĐTTH
Theo biểu đồ cơ cấu kinh tế của Huyện ta thấy tạ địa bàn nghiên cứu nông lâm
nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, ở Huyện ngành công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Kinh tế của Huyện chủ yếu
là nông- lâm nghiệp.
Sản xuất nông –lâm nghiệp
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp (giá cả ổn định 1994) ước đạt 381,5 tỷ đồng.
Trong đó nông nghiệp 358 tỷ đồng; lâm nghiệp 21,4 tỷ đồng.

Về trồng trọt:Tổng diện tích gieo lúa sạ 11.313 ha, năng suất bình quân đạt
52,2 tạ/ha; sản lượng lúa 59.078 tấn. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.005 ha.
Diện tích một số cây trồng cạn như :Ngô đạt 1.424 ha, năng suất 60,1 tạ/ha; cây sắn
đạt 701 ha, cây rau đậu các loại đạt 1.234 ha.
Hoạt động của các HTXNN có nhiều chuyển biến. Tổng doanh thu trong năm
đạt 38,4 tỷ đồng. Các HTXNN đã tập trung mở rộng các dịch vụ sản xuất kinh doanh;
một số mô hình khuyến nông, đưa giống mới vào sản xuất tiếp tục được tổ chức thực
hiện tốt. Qua phân loại có 06 HTX khá giỏi, 12 HTX trung bình.
6


Tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020, đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý dự án các xã,
thị trấn và chọn địa phương tiến hành đầu tư xây dựng.
Về chăn nuôi :Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) ước đạt 156,4 tỷ đồng. Tập
trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Hoàn
thành kế hoạch tiêm phòng dịch bệnh năm 2010 theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao (tiêm
phòng đợt 1: phòng dịch cúm gia cầm đạt 96%, phòng dịch LMLM đàn trâu, bò đạt
92% . Đợt 2: phòng dịch cúm gia cầm đạt 95%, phòng dịch LMLM đàn trâu, bò đạt
89%). Tuy nhiên , trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 trên địa bàn huyện xảy ra
bệnh dịch tả trên đàn heo. Để hạn chế dịch lây lan trên diện rộng, UBND huyện đã tập
trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng trừ; tổ chức tiêm 319.615 liều vaccine
phòng dịch tả lợn, phó thương hàn 658.600 liều vaccine các loại cho gia cầm. Triển
khai nhiều đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát
giết mổ. Theo số liệu thống kê ngày 01/10/2010 đàn heo 85.33; đàn bò 14.084 con
(trong đó bò lai chiếm 55%). Đàn trâu 2.238 con. Đàn gia cầm 503.700 con.
Về lâm nghiệp:Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng
(khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên 4.415 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 8.154 ha,
chăm sóc rừng trồng phòng hộ 22,49 ha). Đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng mới
1.014 ha rừng tập trung, giao đất lâm nghiệp được 499 ha. Thực hiện công tác lập qui

hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 trên địa bàn huyện và các xã.
Đôn đốc các đơn vị trúng thầu đẩy nhanh tiến độ khai thác diện tích rừng trồng đã
được phê duyệt, đến nay đã tiến hành khai thác 187 ha/ 290,55 ha. Triển khai công tác
qui hoạch và lập kế hoạch phát triển rừng thuộc dự án Việt – Đức tại các xã Ân Nghĩa,
Ân Hảo Tây, Ân Tín, Ân Mỹ với tổng diện tích 834 ha; trong đó đó khoanh nuôi tái
sinh 575 ha, trồng mới 259 ha.
Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Trong năm xảy ra 01 vụ cháy rừng trồng thuộc dự án trồng rừng Việt – Đức tại thôn
Vĩnh Đức, xã Ân Tín; diện tích thiệt hại 3,5 ha, chủ yếu là cây con mới trồng. Công
tác kiểm tra, truy quét được tăng cường tại một số điểm nóng khai thác và vận chuyển
lâm sản trái phép; bắt lập biên bản và xử lý 140 vụ, tăng 07 vụ so với cùng kỳ; tịch thu
7


80,2 m 3 gỗ các loại, tiêu hủy 54 xe mô tô. Tổng số tiền phạt, nộp ngân sách 520 triệu
đồng.
Quản lý đất đai, môi trường
Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010. Triển khai thực hiện lập qui hoạch , kế hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn
2010 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015. Tổ chức đấu giá quyền
sử dụng đất đai tại một số xã, thị trấn. Tiếp tục thực hiện cấp giấy chứng nhận QSDĐ
cho nhân dân; tiếp nhận 3.068 hồ sơ các loại liên quan đén quyền sử dụng đất, đã giải
quyết 2922 hồ sơ, đạt 95,26%. Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở và
đất lâm nghiệp cho nhân dân xã Ân Sơn. Tiến hành thẩm tra, lập thủ tục giao đất lâm
nghiệp thuộc dự án Kfw6 cho 300 hồ sơ/ 499ha. Tập trung thực hiện Quyết định số 15
của UBND tỉnh, trên địa bàn huyện có 868 trường hợp lấn, chiếm đất đai, giao đất trái
thẩm quyền và 68 trường hợp thu tiền không đúng quy định; 187 trường hợp buộc phải
tháo dỡ, cấp mới 380 giấy chứng nhận QSDD. Đẩy mạnh thực hiện Thông tư số
04/2008/TT – BTNMT về việc lập đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ. Trong năm 2010 đã kiểm tra, đóng cửa bãi chon chất thải rắn Dốc

Truông Sỏi do quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh cho chủ
trương xây dựng bãi chon lấp chất thải rắn tại thôn Diêu Trường, Xã Ân Tường Đông.
Tăng cường kiểm tra, truy quét khai thác vàng trái phép tại xã Ân Nghĩa. Tập trung
giải quyết các đơn khiếu nại, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường.
Công nghiệp – TTCN, thương mại – dịch vụ
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (giá cố định năm 1994) ước đạt 97,5 tỷ
đồng, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 26,2 tỷ đồng. Tập trung triển
khai điều chỉnh mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp Dốc Truông Sỏi và điểm công
nghiệp Du Tự. Hiện có 08 doanh nghiệp và 05 cơ sở kinh doanh đăng kí đầu tư, với
tổng giá trị đầu tư khoảng 9 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ ước đạt 181,7 tỷ đồng. Toàn huyện hiện
có 3.391 cơ sở hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ (chủ yếu là hộ kinh
doanh cá thể), giải quyết việc làm trên 3.500 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước
đạt 739,6 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2009. Tiến hành kiểm tra, rà soát nhằm sắp
xếp, bố trí hoạt động kinh doanh các chợ trên địa bàn huyện và các điểm buôn bán tập
8


trung. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 02/KH – UBND ngày 14/4/2008
của UBND tỉnh về việc sắp xếp, hoàn thiện nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh
điện khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2010. Đến nay đã thành lập và hợp
nhất HTX điện xã Ân Đức, đang triển khai xã Ân Phong, Ân Tín, Ân Tường Tây.
Đồng thời thực hiện lộ trình bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản
lý quản lý tại một số địa phương.
Tài chính – tín dụng
Tập trung chỉ đạo quản lý tốt các nguồn thu, chi theo Luật Ngân sách nhà nước.
Năm 2010 thu ngân sách đạt kết quả khá. Nguồn thu chủ yếu là thu tiền sử dụng đất
12,6 tỷ đồng; thuế ngoài quốc doanh trên 7,5 tỷ đồng; các khoản thu khác 5,3 tỷ đồng.
Chi ngân sách 144,8 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản 28,7 tỷ đồng, đạt
264,6%; chi thường xuyên 116,1 tỷ đồng, đạt 140,15%.

Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tài chính, tín
dụng, lãi suất theo chủ trương của Chính phủ, triển khai thực hiện tốt Nghị định số
42/NĐ – CP về đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường các
biện pháp tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hình huy động nên các ngân hàng, tổ
chức tín dụng trên địa bàn từng bước chủ động về nguồn vốn, đáp ứng cho nhu cầu
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng dư nợ ước đạt 355,7 tỷ đồng (trong đó
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 218,2 tỷ đồng, Ngân hàng Chính
sách xã hội đạt 137,5 tỷ đồng).
Đầu tư xây dựng cơ bản
Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng; đảm bảo đúng theo Luật Đấu thầu,
Nghị định 85/2009/NĐ – CP của Chính phủ và các văn bản quy định về đấu thầu. Năm
2010 tiến hành khởi công 26 công trình trong kế hoạch và hoàn thành 12 công trình
chuyển tiếp năm 2009, với số vốn trên 127,5 tỷ đồng; nhìn chung các công trình cơ
bản đảm bảo tiến độ và giải ngân đạt kế hoạch. Trọng điểm có các công trình: Cầu qua
Ân Hảo Tây, kè Bình Hòa Bắc (Ân Hảo Đông), hệ thống kênh mương hồ Thạch Khê
và chương trình liên kiên cố hóa trường, lớp học…Đến nay đã có 27 công trình hoàn
thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; một số công trình trọng điểm như: Cầu
Phong Thạnh, trung tâm xã Bok Tới, đường Gò Dũng – T4, T5 Bok Tới, dự án giản
9


dân thôn Vĩnh Đức, tuyến đường bê tông xi măng Suối Le – Tân Xuân…Tỷ lệ giải
ngân đến 30/11/2010 đạt 86,9%. Ước đến 31/12/2010 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện đạt 94,7%.
Thực hiện công tác qui hoạch: Đã hoàn thành quy hoạch trung tâm xã Ân Hỏa Tây, Ân
Tường Đông; đồng thời triển khai thực hiện lập hồ sơ quy hoạch tại các xã:Ân Hữu,
Ân Thạnh và Đak Mang. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 139 của UBND tỉnh về về
lập lại trật tự hành lang đường bộ; hoàn thành việc thống kê, vẽ sơ đồ, tính giá trị các
công trình áp giá đền bù để có cơ sở tổ chức giải tỏa hành lang an toàn giao thông

đường bộ trong những năm sau.
Công tác phát triển và chăm lo đời sống cho đồng bào miền núi, vùng cao
Tổ chức xét hoàn thành chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010) tại các xã
đặc biệt khó khăn và tổng kết cấp huyện. Nhìn chung, các chương trình, dự án và
chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi được triển khai thực hiện kết quả tích
cực. Qua 5 năm, tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện Chương trình 135 giai đoạn II và
các chính sách lồng ghép khác cơ bản đạt được đa số các mục tiêu đề ra; tổng các
nguồn vốn đầu tư tại các xã đặc biệt khó khăn được 51,1 tỷ đồng. Tình hình kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng phát triển. Năng suất,
sản lượng các loại cây trồng ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, hệ
thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
và nâng cao, số hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 6 – 8%; tỷ lệ hộ nghèo các xã
vùng đặc biệt khó khăn giảm dưới 30% so với năm 2005.
b.Về văn hóa - xã hội
Giáo dục - Y tế
Tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học.
Hoàn thành tổng kết năm học 2009 – 2010 và chuẩn bị tốt các điều kiện khai giảng
năm học mới 2010 – 2011. Tổ chức thực hiện các kì thi học kì, cuối cấp, tuyển sinh
các cấp học nghiêm túc, đúng qui định; đồng thời với việc đẩy mạnh các cuộc vận
động trong toàn ngành. Tiếp tục thực hiện đề án giáo dục mần non giai đoạn 2006 –
2015. Cũng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; triển khai các bước để đăng
kí xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia. Duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo
dục tiểu học và THCS; xây dựng mới 04 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số đến
10


nay được 20 trường đạt chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường,
đội ngũ giáo viên được cũng cố về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. Công
tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm đầu tư.
Công tác y tế dự phòng, các chương trình y tế quốc gia được chú trọng, không
để xảy ra dịch bệnh lớn, nhất là dịch sốt xuất huyết, dịch cúm A H1N1…..Tăng cường

công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành
tiến hành kiểm tra 292 cơ sở kinh doanh, kịp thời chấn chỉnh một số sai phạm. Công
tác kiểm tra, quản lý hành nghề y dược tư nhân đã có sự chuyển biến tích cực. Đã tổ
chức khám 71.221 lượt bệnh nhân, trong đó có 7.618 bệnh nhân điều trị nội trú, đạt kế
hoạch đề ra; tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt 141,1%. Các chương trình y tế dự phòng
luôn duy trì, hoạt động. Cơ sở vật chất và các điều kiện để xây dựng xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế được đầu tư. Năm 2010 được công nhận 01 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Đẩy mạnh triển khai chiến dịch sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng
dân số giảm đạt kế hoạch, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 2,16% so với năm 2009; tỷ lệ tăng
dân số 0,95%. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi được
đẩy mạnh thực hiện.
c.Về tôn giáo
Hoài Ân có khoảng 0,5% là đồng bào dân tộc tôn giáo và đạo công giáo, sống
rải rác trên từng địa bàn khu dân cư trong huyện. Nhìn chung cuộc sống chủ yếu cũng
làm ruộng và có tư tưởng chấp hành tốt theo chủ trương chính sách của địa phương.
d.Địa hình
Nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định, huyện Hoài Ân là vùng đất nối liền dải
đồng bằng ven biển phía đông với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ ở phía tây. Địa hình
của Huyện chia cắt nhiều sông, suối rất phức tạp, có nhiều dãy núi. Địa hình của
Huyện chia ra
Vùng núi: Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 31.000 ha. Địa
hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các
sông. Có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có đỉnh cao trên 1.000 m, và một số
đỉnh cao 700-1000m.
Vùng đồng bằng : không có dạng đồng bằng châu thổ mà là các đồng bằng
nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm
11


trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm

phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng
chảo này khoảng 25-50 m . Phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân
núi .
e.Giao thông
Hoài Ân không có quốc lộ chạy qua, phía bắc có tỉnh lộ 629 nối với quốc lộ 1A
tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, chạy qua địa phận 2 xã Ân Mỹ, Ân Hảo Đông lên tới huyện
lỵ An Lão và đi Ba Tơ, Quảng Ngãi; phía nam có tỉnh lộ 630 nối với quốc lộ 1A tại
cầu Dợi, Hoài Đức, Hoài Nhơn, chạy qua thị trấn Tăng Bạt Hổ, xã Ân Đức, Ân Tường
Tây, Ân Nghĩa, lên huyện Kbang, Gia Lai nối với tỉnh lộ 637 qua huyện lỵ Vĩnh
Thạnh và nối với quốc lộ 19 tại vườn Xoài, Tây Thuận, Tây Sơn. Ngoài ra còn có tỉnh
lộ 631 nối với quốc lộ 1A tại đèo Nhông, Mỹ Trinh, Phù Mỹ chạy qua địa phận xã Ân
Tường Đông tới Gò Loi, Tân Thạnh, Ân Tường Tây giáp với tỉnh lộ 630. Trong tương
lai gần (theo kế hoạch cơ bản thông toàn tuyến vào năm 2020) có đường bộ cao tốc
bắc nam chạy qua địa phận thị trấn Tăng Bạt Hổ, Ân Phong, Ân Tường Đông huyện
Hoài Ân(cuối tháng 4 năm 2011 đã khảo sát cắm mốc trên địa bàn huyện)
g.Khí hậu- thủy văn
Khí hậu Hoài Ân, Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, Dó mùa. Do sự phức tạp
của địa hình nên Dó mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: biến đổi 20,1 – 26,1 0C, cao nhất là 31,7 0C
và thấp nhất là 16,5 0C
Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: là 22,5 – 27,9% và độ ẩm tương
đối 79-92%.
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực
Ân Nghĩa, Ân Tường Tây có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 -8 do ảnh hưởng của
mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 1-8. Tổng lượng mưa trung bình
năm 2022mm.
Về bão: Hoài Ân, Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là
miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam –
Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão
lớn nhất tháng 9 -11.

12


h.Tài nguyên
Tài nguyên rừng
Theo Hạt Kiểm lâm Hoài Ân, toàn huyện có 55.064,00 ha đất lâm nghiệp, trong
đó đất có rừng 43.368,38ha; đất trồng rừng 11.695,62 ha. Diện tích rừng tự nhiên
28.845,56 ha; rừng trồng 14.522,82 ha.
Diện tích đất có rừng ở Hoài Ân (Bình Định) đã rộng lại nằm giáp ranh với
nhiều huyện khác trong tỉnh; đường giao thông chưa thuận tiện, trong khi lực lượng
Kiểm lâm mỏng, phương tiện đi lại thiếu thốn nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp
rất nhiều khó khăn. Lâm tặc đã lợi dụng những điểm yếu nói trên để khai thác và vận
chuyển lâm sản trên địa bàn huyện.
Tài nguyên đất
Đất cồn cát trắng vàng (Cc) LUVIC ARENOSOLS(ARI): Diện tích 152 ha,
phân bổ tập trung giữa một số sông suối Các cồn cát trắng vàng thường có sườn dốc
đứng về phía đất liền và thoải dần về phía biển. Dó biển thổi cuốn các hạt cát từ sườn
thoải rơi xuống sườn dốc đứng và lấp dần vào bên trong đất liền.
Đất phù sa :diện tích: 6680ha. Đất phù sa huyện Hoài Ân có phản ứng chua đến
ít chua. Lân và kali dễ tiêu đều nghèo. Dung tích hấp thu trung bình. Thành phần cơ
giới của đất từ trung bình đến nặng.
Đất gờ lây diện tích 1.328 ha. Đất gờ lây hình thành từ các vật liệu không gắn
kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có các đặc tính phù
sa. Chúng biểu hiện đặc tính gờ lây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất hình thành ở những
nơi thấp trũng ứ đọng nước và nơi có mực nước ngầm gần mặt đất.
Nhìn chung đất gờ lây chua có độ phì nhiêu từ trung bình đến khá. Đây là loại đất hiện
được nhân dân địa phương trồng 2-3 vụ lúa năng suất khá cao và ổn định do được tưới
và thâm canh tốt. Đất thích hợp với việc phát triển cây trồng nước. Đa số đất gờ lây ở
Hoài Ân có thành phần cơ giới nặng, ít thoát nước và mất cân đối dinh dưỡng. Vì vậy
cần lưu ý đến việc thoát nước, cày phơi ải, bón phân cân đối và đa dạng hóa cây trồng,

tránh thời gian ngập nước.
Nhóm đất xám diện tích: 61.904 ha đất có tầng B tích sét với khả năng trao đổi
cation dưới 24 me/ 100g sét và có độ no bazơ dưới 50%, tối thiểu là ở một phần của
13


tầng B của lớp đất 0 - 125 cm, không có tầng E nằm đột ngột ngay ở trên một tầng có
tính thấm chậm.
Hầu hết đất xám bạc màu, phần lớn đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ khác
nhau và một phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn của đất chua, độ no bazơ thấp, hoạt tính
thấp (Acrisols) đều nằm vào nhóm đất này.
Đất xám chia ra các đơn vị: xám điển hình, xám gờ lây, xám loang lổ, xám
feralit, xám kết von và xám nhiều đá.
 Đất xám gờ lây :diện tích: 16.874 ha. Đất xám gờ lây hình thành ở các địa
hình thấp, chịu ảnh hưởng của nước mặt và nước ngầm nhiều tháng liên tục trong năm.
Đất xám kết von diện tích 517 ha. Đất hình thành trong điều kiện gần tương tự
với đất xám loang lổ, chỉ khác nhau về mức độ rửa trôi và tích lũy.

Đất xám Feralit diện tích 60.721ha. Đất hình thành trong điều kiện địa hình
chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ giàu secqui oxyt. Đất xám
Feralit phân bố rộng, đặc điểm đất rất đa dạng phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, mẫu
chất hình thành đất, môi trường sinh thái và sử dụng đất. Đa số đất nằm ở độ dốc >
250, tầng dày 50 - 100cm , đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì trung bình
đến khá. Phần lớn đất xám Feralit còn hoang hóa dưới thảm cỏ hoặc cây bụi. Một phần
diện tích được che phủ bằng thảm rừng và các cây trồng, chủ yếu là cây trồng cạn. Một
số cây trồng đang được chú trọng phát triển trên loại đất này như: mía, điều, xoài,
nhãn,vải, cà phê, cacao, dứa... Cây lúa cũng được coi trọng phát triển trên đất bằng có
tưới, tiêu.
Nhóm đất đỏ Chiếm diện tích nhỏ. Đất đỏ ở Hoài Ân ở địa hình cao, chia cắt,
dốc nhiều, chủ yếu phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ bazan

Tài nguyên khoáng sản
Mỏ vàng ở huyện Ân Nghĩa
Sông ngòi
Sông Kim Sơn thuộc địa phận huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Hai sông Nước
Lương và sông Lớn hợp lại thành sông Lớn, sông này vẫn chảy theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc rồi gặp dòng sông Trắng và đổi tên là Kim Sơn. Sông Kim Sơn có chiều dài
14


×