Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

THÁCH THỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG GIỮA NÔNG DÂN VỚI NHÀ MÁY TẠI XÃ XUÂN QUANG 3 HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.36 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******

TRẦN THỊ TUYẾT SANG

THÁCH THỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG GIỮA NÔNG DÂN VỚI NHÀ
MÁY TẠI XÃ XUÂN QUANG 3 HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH
PHÚ YÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
******

TRẦN THỊ TUYẾT SANG

THÁCH THỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG GIỮA NÔNG DÂN VỚI NHÀ
MÁY TẠI XÃ XUÂN QUANG 3 HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH
PHÚ YÊN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN HOÀI NAM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thách Thức trong
Quyết Định Thực Hiện Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía Đường giữa Nông Dân với Nhà
Máy tại Xã Xuân Quang 3, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên” do Trần Thị Tuyết
Sang, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày _____________.

Trần Hoài Nam
Giáo viên hướng dẫn,

___________________________
Ngày

tháng

năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________


________________________

Ngày

tháng

năm 2011

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành
nuôi dưỡng tôi nên người, cảm ơn những người thân đã luôn động viên tinh thần và tạo
điều kiện tốt nhất để tôi học tập và trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trần Hoài Nam, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, đã luôn động viên và cho tôi hướng đi mới trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, phòng Thống Kê, cùng ban lãnh đạo của xã, các bà con nông dân trồng mía trong
toàn xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành đề tài này.

Trân trọng tri ân!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh Viên

Trần Thị Tuyết Sang


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ TUYẾT SANG, tháng 07 năm 2011. “Thách Thức trong Quyết Định
Thực Hiện Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía Đường giữa Nông Dân với Nhà Máy tại Xã
Xuân Quang 3, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên”.
TRAN THI TUYET SANG, July 2011. “Challenges in their implementation Sugar
consumption contracts between farmers and factories in Xuan Quang 3
Commune, Dong Xuan District, Phu Yen Province”.
Đề tài tập trung phân tích hợp đồng mua bán mía giữa nông dân với nhà máy
dựa trên số liệu thu thập từ phỏng vấn 69 hộ trồng mía và số liệu thứ cấp từ địa phương.
Điểm chính của đề tài là tập trung phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện hợp
đồng mua bán mía đường giữa nông dân với nhà máy, phân tích quyết định thực hiện
hay phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
khả năng thực hiện hợp đồng bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích
chuyên sâu dựa trên lý thuyết kinh tế: lý thuyết trò chơi, thông tin bất cân xứng.
Qua phân tích thì thấy các điều khoản hợp đồng rất có lợi cho nhà máy do nhà
máy biết rõ thông tin về chất lượng mía và do tình trạng độc quyền nhóm mua tại địa
phương nên họ có nhiều ưu thế trong quan hệ mua bán với nông dân. Giá mía mà người
nông dân nhận được thấp và rất bấp bênh so với giá ghi trong hợp đồng, đa phần nông
dân không hài lòng với việc bán mía cho nhà máy. Hợp đồng mua bán mía đường tại
địa phương là một trường hợp thất bại tuy nhiên nó vẫn phải tiếp tục vì đây là nguồn
thu nhập chủ yếu của nông dân. Do thị trường mua mía nguyên liệu đang cạnh tranh,
người nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn người mua với nhiều mức giá khác nhau nên

sẽ dễ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng giữa các bên để kiếm lợi với những mức độ
và tính chất khác nhau.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... x 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xi 
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3 
1.3.1. Nội dung .......................................................................................................... 3 
1.3.2. Địa bàn............................................................................................................ 3 
1.3.3. Đối tượng ......................................................................................................... 3 
1.3.4. Thời gian.......................................................................................................... 3 
1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ....................................................................................... 4 
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ........................................................................... 4 
2.2.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 4 
2.2.2. Đất đai – thổ nhưỡng ....................................................................................... 5 
2.2.3. Địa hình ........................................................................................................... 5 
2.2.4. Khí hậu ............................................................................................................ 6 
2.2.5. Thủy văn .......................................................................................................... 6 
2.3. Điều kiện xã hội ..................................................................................................... 6 
2.3.1. Dân số - lao động ............................................................................................. 6 

2.3.2. Dân tộc – tôn giáo............................................................................................ 6 
v


2.3.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 6 
2.3.4. Về giáo dục ...................................................................................................... 7 
2.3.5. Lĩnh vực xã hội ................................................................................................ 7 
2.3.6. Về quản lý đô thị và môi trường...................................................................... 7 
2.3.7. Về kinh tế......................................................................................................... 8 
2.3.8. Tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.................................. 8 
2.3.9. Hoạt động kinh doanh – Dịch vụ..................................................................... 8 
2.3.10. Tình hình sản xuất nông nghiệp .................................................................... 9 
2.4. Tình hình trồng mía tại huyện Đồng Xuân ............................................................ 9 
2.5. Chính sách của Tỉnh về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng ......... 10 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 12 
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 12 
3.1.1. Khái niệm về thị trường nông sản .................................................................. 12 
3.1.2. Lý thuyết về hợp đồng nông nghiệp ............................................................... 13 
3.1.3. Khái niệm thị trường độc quyền ..................................................................... 18 
3.1.4. Lý thuyết trò chơi áp dụng trong kinh doanh ................................................. 18 
3.1.5. Quyết định lựa chọn phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia ......................... 20 
3.1.6. Thị trường và thông tin bất cân xứng ............................................................. 21 
3.1.7. Đặc điểm người nông dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp...................... 23 
3.1.8. Ý nghĩa của việc phát triển ngành trồng mía.................................................. 24 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 25 
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 25 
3.2.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................... 26 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 27 
4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường tại địa phương .................................... 27 
4.1.1. Tình hình sản xuất .......................................................................................... 27 

4.1.2. Tình hình tiêu thụ ........................................................................................... 28 
vi


4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương đối với việc trồng và tiêu thụ mía
đường ........................................................................................................................ 30 
4.2. Đặc điểm hộ điều tra ............................................................................................. 31 
4.2.1. Diện tích trồng mía của chủ hộ....................................................................... 31 
4.2.2. Độ tuổi của chủ hộ .......................................................................................... 32 
4.2.3. Trình độ học vấn của chủ hộ .......................................................................... 33 
4.3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán mía đường giữa nông dân và nhà máy ............ 33 
4.3.1. Sự hình thành hợp đồng.................................................................................. 33 
4.3.2. Điều khoản hợp đồng ..................................................................................... 34 
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mua bán mía đường
giữa nông dân với nhà máy .......................................................................................... 36 
4.4.1. Đặc điểm thông tin bất cân xứng trong mua bán mía đường giữa nông dân với
nhà máy..................................................................................................................... 36 
4.4.2. Phá vỡ hợp đồng do thông tin bất cân xứng trong mua bán mía đường giữa
nông dân với nhà máy .............................................................................................. 42 
4.5. Phân tích quyết định thực hiện hay phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia ........ 43 
4.6. Đánh giá sự thành công của việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía đường ........... 47 
4.6.1. Sự hài lòng của nông dân khi bán mía cho nhà máy ...................................... 47 
4.6.2. Nguyên nhân người dân không hài lòng ........................................................ 48 
4.6.3. Một số rủi ro trong sản xuất mía cây .............................................................. 50 
4.6.4. Nguyện vọng của người trồng mía ................................................................. 52 
4.6.5. Hướng phát triển trong tương lai .................................................................... 53 
4.7. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện hợp đồng ...................................... 54 
4.7.1. Giải pháp cho vùng mía nguyên liệu .............................................................. 55 
4.7.2. Giải pháp loại bỏ việc phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia ...................... 56 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................ 58 

5.1. Kết luận ................................................................................................................. 58 
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 59 
vii


5.2.1. Đối với nông hộ .............................................................................................. 59 
5.2.2. Đối với đơn vị thu mua mía đường ................................................................ 59 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 61 
PHỤ LỤC .......................................................................................................................  

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LMLM

Lở mồm lông móng


UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỷ thuật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

HHCC

Hàng hóa công cộng

ĐT& TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

KHCN


Khoa học công nghệ

TTKN

Trung tâm khuyến nông

ĐVTM

Đơn vị thu mua

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi
của Việt Nam.

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lợi Ích và Vấn Đề Khó Khăn của Nông Dân và Doanh Nghiệp ................ 16 
Bảng 3.2. Bảng Lý Thuyết Trò Chơi của Hai Đối Thủ ............................................... 20 
Bảng 3.3a. Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Cao Hơn Giá Hợp Đồng ..... 20 
Bảng 3.3b. Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Thấp Hơn Giá Hợp Đồng ... 21 
Bảng 3.4. Kết Quả Chọn Mẫu Theo Thôn ................................................................... 25 
Bảng 4.1. Diện Tích Trồng Mía của Chủ Hộ ............................................................... 31 
Bảng 4.2. Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ ...................................................................... 32 
Bảng 4.3.Tình Hình Biến Động Giá Mía ..................................................................... 39 
Bảng 4.4. Mức Tạp Chất .............................................................................................. 41 

Bảng 4.5. Mức Độ Tin Tưởng của Nông Dân về Kết Quả Trừ Tạp Chất của Nhà Máy
...................................................................................................................................... 41 
Bảng 4.6a. Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Cao Hơn Giá Hợp Đồng ..... 44 
Bảng 4.6b. Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Thấp Hơn Giá Hợp Đồng ... 46 
Bảng 4.7. Những Nguyên Nhân Người Dân Không Hài Lòng.................................... 48 
Bảng 4.8. Mức Độ Rủi Ro của Ngành Trồng Mía ....................................................... 50 
Bảng 4.9. Những Nguyện Vọng Chính của Người Nông Dân .................................... 52 
Bảng 4.10. Hướng Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Trong Tương Lai của Nông Dân

x

54 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Các Bên Tham Gia Trong Hợp Đồng Nông Nghiệp ................................... 17 
Hình 3.2. Tóm Tắt Mô Hình Thông Tin Bất Cân Xứng .............................................. 23 
Hình 4.1. Sơ Đồ Phương Thức Tiêu Thụ Mía tại Địa Phương .................................... 28 
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ........................................ 33 
Hình 4.3. Biểu Đồ về Đánh Giá Giá Mía của Nông Dân............................................. 37 
Hình 4.4. Biểu Đồ Nhận Biết Chất Lượng Mía của Nông Dân ................................... 40 
Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Quyết Định Bán Mía của Nông Dân Khi Giá Cuối Thời
Đoạn Cao Hơn Giá Ký Hợp Đồng ............................................................................... 45 
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Nông Dân Bán Mía cho Nhà Máy
...................................................................................................................................... 47 
Hình 4.7. Biểu Đồ Lựa Chọn Nơi Bán Mía Trong Tương Lai .................................... 49 

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hợp Đồng Kinh Tế của Công Ty KCP

Phụ lục 2. Chính Sách Đầu Tư và Hỗ Trợ của Công Ty KCP
Phụ lục 3. Chính Sách Giá Mua Mía Nguyên Liệu Cho Vụ Ép 2010- 2011
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ
Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Trạm Thu Mua
Phụ lục 6. Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 80/2002/ QĐ- TTG ngày 24 tháng
6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp
đồng

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành sản xuất nông nghiệp nước ta đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
nền kinh tế nhưng việc sản xuất, tiêu thụ còn nhiều bất cập và người nông dân thường
rơi vào tình trạng “được mùa thì mất giá và mất mùa thì được giá”. Hiện tượng người
nông dân “lúc trồng, lúc chặt” diễn ra gây nên tình trạng bất ổn về đời sống của chính
họ và tạo ra khó khăn cho Chính phủ trong điều hành sản xuất nông nghiệp. Để giải
quyết những mẫu thuẫn trong tiêu thụ nông sản, ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua
hợp đồng. Theo cách này thì sản phẩm người nông dân làm ra được đảm bảo bao tiêu
bởi các doanh nghiệp kí hợp đồng. Sự thay đổi này tạo ra bước phát triển mới trong sản
xuất nông nghiệp giúp người nông dân tiếp cận thị trường tốt hơn và nâng cao năng lực
sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là một hình thức giao

dịch khá mới cho cả nông dân và doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng còn nhiều bất
cập: Nông dân không đáp ứng được tiêu chuẩn sản phẩm, nông dân bị doanh nghiệp ép
giá, không có khả năng quyết định lợi ích của mình, điều khoản hợp đồng chưa chặt chẽ
vì vậy các bên có xu hướng vi phạm hợp đồng để tăng lợi ích.
Phú Yên hiện có khoảng gần 20.000 ha đất trồng mía với năng suất bình quân
gần 40 tấn/ha, các địa phương trồng nhiều mía tập trung chủ yếu ở: huyện Sơn Hòa,
Đồng Xuân, Sông Hinh, Tây Hòa….Nhờ trồng mía, người dân ở nhiều địa phương đã
xóa được đói, nghèo giảm dần, đời sống được cải thiện, không ít hộ còn trở nên giàu có.
Điều này phần nào chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của ngành mía đường tại Phú Yên.
1


Theo khảo sát tại địa phương thì việc bán mía ở đây đa phần được thực hiện
bằng các hợp đồng với nhà máy thu mua mía, người trồng mía nhận được nhiều hỗ trợ
của nhà máy thu mua và bán mía lâu dài với nhà máy điều này tạo cho người trồng mía
có được đầu ra ổn định giúp cải thiện tình hình bấp bênh trong tiêu thụ. Nhưng trên
thực tế, giá mía người nông dân nhận được là thấp và không ổn định nguyên nhân là do
tiêu chuẩn chất lượng cây mía của người mua ngày càng khắc khe. Nhưng giá mía có
phản ánh được chất lượng thực sự của cây mía không? Điều này chỉ có người mua mới
biết còn người trồng mía thì cứ chịu khổ. Nhiều bất cập đang diễn ra trong thực hiện
hợp đồng mua bán giữa người nông dân và đơn vị mua mía mà người chịu thiệt chính là
nông dân. Vậy yếu tố nào làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hay chấm dứt hợp đồng
tiêu thụ mía đường giữa nhà máy với nông dân? Xuất phát từ những lí do trên cùng với
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thách Thức
trong Quyết Định Thực Hiện Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía Đường giữa Nông Dân với
Nhà Máy tại Xã Xuân Quang 3, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên” để thấy được
những vấn đề tồn tại của hợp đồng nông nghiệp trong tiêu thụ mía đường tại địa
phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Thách thức trong quyết định thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía đường giữa nông
dân với nhà máy tại xã Xuân Quang 3, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường tại địa phương.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mua bán mía đường giữa
nông dân với nhà máy.
Phân tích quyết định thực hiện hay phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện hợp đồng.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung
Đề tài phân tích hợp đồng mua bán mía đường giữa nông dân với nhà máy thu
mua. Trong đó tập trung vào quá trình thực hiện các điều khoản của hợp đồng đặc biệt
tìm hiểu giá mía dựa trên lí thuyết thông tin bất cân xứng về chất lượng mía giữa người
nông dân với nhà máy thu mua, đánh giá sự thành công của hợp đồng và phân tích
quyết định lựa chọn phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia hợp đồng.
1.3.2. Địa bàn
Xã Xuân Quang 3 huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên.
1.3.3. Đối tượng
Là các hộ trồng mía theo hợp đồng tại xã Xuân Quang 3 huyện Đồng Xuân tỉnh
Phú Yên.
1.3.4. Thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/02/2011 đến 25/06/2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Trình bày về lí do chọn đề tài, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của
đề tài. Giới hạn về nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu. Giới thiệu sơ lược cấu
trúc luận văn.

Chương 2: Trình bày về tổng quan tài liệu nghiên cứu và tổng quan về địa bàn
nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên điều kiện kinh tế- xã hội và tình hình tiêu thụ
mía đường thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
Chương 3: Trình bày những khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu và những phương pháp áp dụng trong nghiên cứu để đạt được mục tiêu
mà đề tài đặt ra.
Chương 4: Trình bày những kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu và những
giải pháp được đề ra từ những kết quả đạt được.
Chương 5: Trình bày tóm tắt về những kết quả đạt được đồng thời đề xuất những
kiến nghị để phát triển loại hình tiêu thụ theo hợp đồng tại địa phương.
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu “30 trường hợp nghiên cứu về hợp đồng nông sản” của viện nghiên
cứu chính sách đã nghiên cứu về thực tế áp dụng hợp đồng của 30 trường hợp trên
phạm vi cả nước. Bài nghiên cứu chỉ ra cơ sở hình thành hợp đồng, điều khoản hợp
đồng, tình hình thực hiện hợp đồng cũng như nguyên nhân thành công- thất bại và bài
học kinh nghiệm của từng trường hợp.
Những nghiên cứu của sinh viên khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm: Trong thời
gian qua có rất nhiều đề tài của sinh viên tập trung vào các vấn đề như: Phân tích kinh
tế của việc trồng mía; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, hiệu quả sản
xuất của ngành trồng mía. Các đề tài này chỉ nghiên cứu phần sản xuất mà chưa có
nghiên cứu nào về việc tiêu thụ mía của nông dân, đặc biệt là tiêu thụ bằng hợp đồng
nông nghiệp theo nghị định 80 của chính phủ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài :“
Thách Thức trong Quyết Định Thực Hiện Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía Đường giữa
Nông Dân với Nhà Máy tại Xã Xuân Quang 3, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên”

có tham khảo các tài liệu liên quan đến các lý thuyết kinh tế: lý thuyết trò chơi, thông
tin bất cân xứng và độc quyền cũng như tham khảo các luận văn tốt nghiệp của các sinh
viên khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, với trung
tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai cách thành phố Tuy Hòa khoảng 45Km. Phía Tây Bắc
4


giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Tây Nam giáp huyện Sơn Hòa,
phía Đông Bắc giáp huyện Sông Cầu, phía Đông Nam giáp huyện Tuy An.
Tổng diện tích tự nhiên: 1.063Km2.
Dân số: 63.715 người.
Mật độ dân số: 60 người/ Km2.
Đơn vị hành chính: 11 đơn vị, gồm 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn La Hai, xã Xuân Quang
1, xã Xuân Quang 2, xã Xuân Quang 3, xã Xuân Phước, xã Xuân Long, xã Xuân Lãnh,
xã Xuân Sơn Nam, xã Xuân Sơn Bắc, xã Đa Lộc, Xã Phú Mỡ.
Xã Xuân Quang 3 là một trong 10 xã của huyện Đồng Xuân.
Phía Đông Bắc giáp xã Xuân Sơn Nam
Phía Tây giáp xã Xuân Quang 1
Phía Nam giáp xã Xuân Phước
Phía Bắc giáp xã Xuân Lãnh
2.2.2. Đất đai – thổ nhưỡng
Thực hiện xong công tác kiểm kê đất đai của xã năm 2010 với tổng diện tích tụ
nhiên: 2142.02 hecta. Trong đó: Đất nông nghiệp: 1443.81 hecta, đất phi nông nghiệp:
99.9 hecta, đất chưa sử dụng: 598.31 hecta.
Đất đai tương đối ít đa dạng, 3 nhóm đất chính là: đất phù sa, đất xám và đất đỏ
vàng. Đất phù sa được dùng để sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ trên một năm và sử dụng
một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái. Đất xám thích hợp với các loại cây

công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu, sắn, mía và các cây công
nghiệp lâu năm như: cao su, điều. Đất đỏ vàng thích hợp với việc trồng cây lấy gỗ ví dụ
như cây xà cừ, bạch đằng, cây keo. (Báo cáo thường niên xã 2010)
2.2.3. Địa hình
Địa hình Đồng Xuân tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông với nhiều
dãy núi và ngọn núi cao như Chư Hrem (1.238 m), Rung Gia (1.108 m), La Hiên (1.020
m)…Chảy trên địa bàn huyện có các con sông Kỳ Lộ, sông Cô, sông Trà Bương và các
suối nước khoáng nóng Trà Ô, Triêm Đức và Cây Vừng ở Phú Mỡ.
5


2.2.4. Khí hậu
Huyện Đồng Xuân mang khí hậu nóng ẩm - nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng
của khí hậu đại dương, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 1.500-1.700 mm/năm; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến
tháng 12 và mùa nắng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là
26,5oC, nhiệt độ cao nhất là 30,3oC, thấp nhất là 23,8oC; độ ẩm trung bình khoảng 78%.
2.2.5. Thủy văn
Hệ thống sông, suối, kênh, rạch khá đa dạng. Hệ thống sông Trà Bương hầu như
chảy xuyên qua các xã, sông Kỳ Lộ ở xã Xuân Quang 1 hợp với hệ thống sông Đà
Rằng, sông Bàn Thạch ở Thành Phố Tuy Hòa tạo ra dòng chảy lớn với tổng diện tích
lưu vực là 16.400 km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho
nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.
Ở xã Xuân Quang 3 với hệ thống sông Con chịu tác động dòng nước từ hai con
sông lớn đó là sông Trà Bương và sông Kỳ Lộ, chảy đều quanh năm và đi qua các thôn,
xã, tạo điều kiện tốt cho bà con nông dân có nước tưới tiêu hoa màu, cây công nghiệp
ngắn ngày.
2.3. Điều kiện xã hội
2.3.1. Dân số - lao động
Hiện nay theo thống kê của xã năm 2010, xã có tổng số dân là 8015 người mật

độ dân số 368 người/ km2. Xã gồm có 3 thôn (Thạnh Đức, Phước Lộc, Phước Nhuận).
2.3.2. Dân tộc – tôn giáo
Chủ yếu là dân tộc Việt, trong đó khoảng 70% theo đạo Phật, còn lại theo đạo
Thiên Chúa.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng
Theo báo cáo kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng của xã vào năm 2010, các công
trình phúc lợi được xây dựng bằng nguồn vốn bộ, ngành cấp trên – do ngành cấp trên
làm chủ đầu tư gồm: Đài truyền thanh xã – do phòng Văn hóa thông tin huyện làm chủ
6


đầu tư, đã nghiệm thu đưa vào sử dụng. Công trình Kè chống sạt lở và trạm bơm Đồng
Bé Thạnh Đức – do phòng NN & PTNT huyện làm chủ đầu tư, đã nghiệm thu bàn giao
đưa vào sử dụng. Công trình 02 phòng học Thạnh Đức thượng – do ban quản lý xây
dựng cơ bản huyện làm chủ đầu tư, đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Công
trình kiên cố 08 phòng học trường THCS Nguyễn Du – do ban quản lý xây dựng làm
chủ đầu tư, hiện đang thi công. Công trình Cầu Sông con – do huyện Đồng Xuân làm
chủ đầu tư, hiện đang thi công. Công trình Bê tông hóa tuyến đường Huyện lộ Phước
Lộc – A20 (đoạn Phước Lộc – Thạnh Đức khoảng 3 km – do huyện làm chủ đầu tư và
đang thi công).
2.3.4. Về giáo dục
Các em được đi học 100%. Năm 2009 - 2010 hoàn thành tốt chương trình giảng
dạy. Các trường tổ chức xét tuyển. Kết quả xét tốt nghiệp THCS có 120/121 em được
công nhận tốt nghiệp. Đạt 99.1 %, bằng 110% so với cùng kỳ. Trường tiểu học 91/92
học sinh, đạt 98.9% bằng 98.6% cùng kỳ. Trường mẫu giáo: Tổng số cháu từ 3 - 5 tuổi
được huy động ra lớp: 182 (Nhóm mẫu giáo 167, nhóm trẻ 15). Các trường thực hiện có
hiệu quả phong trào xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực.
2.3.5. Lĩnh vực xã hội
Vận động thực hiện chiến dịch KHHGĐ năm 2010. Tuyên truyền vận động hộ
gia đình tự nguyện ký cam kết thực hiện quy mô gia đình ít con (từ 1 đến 2 con để nuôi

dạy cho tốt) không sinh con thứ 3 trở lên, hiện nay đã có 92 hộ tự nguyện ký cam kết.
Các ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức tặng 77 suất quà cho 77 em có hoàn cảnh khó
khăn nhân ngày quốc tế thiếu nhi (1/6) và 1.136 suất quà cho thiếu nhi nhân diệp tết
Trung thu, 01 suất học bổng cho 01 em thuộc diện hộ nghèo học giỏi. Xét đề nghị cấp
bảo hiểm Y tế cho 94 trẻ em dưới 6 tuổi.
2.3.6. Về quản lý đô thị và môi trường
Nhân dân sử dụng toàn hệ thống nước sạch, nguồn nước giếng không ô nhiễm.
Theo báo cáo của xã năm 2010, duy trì thực hiện tốt các biện pháp xử lý nước thải ở
các khu vực công cộng như: chợ, trường học, khu vực đông dân cư, tình trạng ô nhiễm
7


môi trường cơ bản được khắc phục. Phát động, tuyên truyền ngày môi trường thế giới
5/6/2010 được nhân dân tích cực hưởng ứng.
2.3.7. Về kinh tế
Phấn đấu đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu người từ 10 triệu đến 15 triệu
đồng/người/năm. Sản lượng lương thực cây có hạt : 3.200 tấn. Đẩy mạnh công tác trồng
rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trọc. Độ che phủ rừng trên 40%.
Trồng trọt: Đối với diện tích lúa 2 vụ, đưa vào sản xuất các giống lúa mới có năng
suất cao, chất lượng tốt. Phấn đấu năng suất lúa bình quân đạt 62 – 65 tạ/hecta. Ngoài
ra, cần quy hoạch thêm diện tích trồng mía từ 155 hecta lên khoảng 255 hecta, và thâm
canh thêm các loại cây trồng khác như bắp lai, đậu phụng, bông vải có nước tưới.
Chăn nuôi: Tăng cường công tác kiểm tra và triển khai các biện pháp phòng chống
dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch LMLM ở bò và bệnh tai xanh ở heo. Khuyến
khích phát triểm chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, tập trung đẩy mạnh nâng tổng đàn
bò từ 1155 con (năm 2010) lên 1350 con (2011). Trong đó, bò lai chiếm 70% tổng đàn.
Nắm bắt kịp thời về hiệu quả kinh tế từ các mô hình chăn nuôi như: Nai, Heo rừng,
Nhím để có kế hoạch vận động nhân dân đầu tư mở rộng chăn nuôi.
2.3.8. Tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Tại xã hiện đang duy trì và phát triển ngành sản xuất bánh tráng nhỏ lẻ lại các hộ

gia đình, ở Thôn Phước Nhuận sản xuất bánh tráng với quy mô lớn hơn, và tập trung
hơn, nghề đan lát bằng nguyên liệu tre, nứa cũng đang phổ biến. UBND xã đã khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là việc xác nhận thủ tục vay vốn để các cơ sở
ngành, nghề tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa
đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.
2.3.9. Hoạt động kinh doanh – Dịch vụ
3 HTX duy trì dịch vụ thủy lợi, các cơ sở sản xuất gạch nung HTX Phước Lộc,
Thạnh Đức tiếp tục hoạt động góp phần vào doanh thu đáp ứng quỹ lương cán bộ quản
lý và bảo tồn được vốn HTX. Thực hiện Hướng dẫn số 304 ngày 14/05/2010 của
UBNN huyện Đồng Xuân, các ban thu hồi và xử lý nợ đọng ở HTX, triển khai công tác
8


thu hồi nợ. Kết quả trong năm đã thu được 194.609.390 đồng/tổng số 848.098.977
đồng. (Nguồn: Báo cáo thường niên của xã 2010)
2.3.10. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 648.2 hecta. Cây lương thực
có hạt 442.4 hecta (Trong đó: Lúa Đông xuân gieo sạ: 255 hecta. Lúa Hè thu gieo sạ:
169.8 hecta)
Ngô 17.6 hecta. Cây chất bột lấy củ 97 hecta. Cây thực phẩm 3 hecta. Cây công nghiệp
ngắn ngày: 105.8 hecta (Trong đó: cây đậu phụng 4.3 hecta, cây bông vải 0.5 hecta, mía
101 hecta) Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 2662.4 tấn.
Chăn nuôi: Tổng đàn bò hiện có: 1350 con. Trong đó bò lai chiếm 70% tổng đàn. Trong
toàn xã có 6 hộ nuôi Nai (34 con); 4 hộ nuôi Heo rừng (55 con); 2 hộ nuôi Nhím (4
con).
Khuyến Nông: Các HTX chú trọng hướng dẫn xã viên đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng
vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi. Từng bước đưa vào sản xuất
giống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện gieo trồng ở địa phương và cho năng suất
cao như: Cây bắp lai, đậu phụng cao sản có nước tưới và mô hình sản xuất giống nông
hộ. Công tác phòng chống hạn được triển khai kịp thời. Trong vụ sản xuất lúa Hè thu đã

lắp đặt máy bơm dầu để tưới 18 ha lúa ở xứ Đồng Xe – Phước Nhuận. (Nguồn: Báo
cáo thường niên của xã 2010)
2.4. Tình hình trồng mía tại huyện Đồng Xuân
Diện tích được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển cây mía đến năm
2010 là 17.500 hecta, sản lượng dự kiến khoảng 1.170.000 tấn mía nguyên liệu.Theo
quy hoạch năm 2010, diện tích mía đứng hằng năm là 4.500 hecta và 1.500 hecta sản
xuất mía luân canh.
Năng suất mía ở Phú Yên thấp, dẫn đến sản lượng vùng nguyên liệu mía hằng
năm không đảm bảo nên các nhà máy thường kết thúc niên vụ sớm. Theo số liệu thống
kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Phú Yên, năm 2007, sản lượng đạt hơn 1
triệu tấn, đến năm 2008 chỉ còn gần 940.000 tấn và năm 2009 sản lượng tiếp tục giảm
9


còn 815.000 tấn. Năng suất mía bình quân ở Phú Yên từ 44,75 - 51,78 tấn/hecta, thấp
hơn năng suất trung bình của cả nước. Thực tế thời gian qua, phân bón liên tục tăng giá,
trong khi đó nông dân trồng mía bán với giá thấp so với các tỉnh khác, các nhà máy nên
xem xét lại giá mua mía. Có những thời điểm giá mía nguyên liệu xuống thấp, nông dân
không thể thu hoạch, điều này làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân, nên họ không
yên tâm sản xuất cây mía. (Nguồn: )
Địa bàn huyện Đồng Xuân với tổng diện tích đất gieo trồng là 12.692 hecta
trong đó có 3.310 hecta diện tích đất trồng mía với năng suất 545 tạ/ hecta. Tại xã Xuân
Quang 3 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 1052 hecta trong đó diện tích trồng
mía chiếm 155 hecta. ( Nguồn: Cục Thống kê Đồng Xuân)
2.5. Chính sách của Tỉnh về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
Tháng 1/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo
tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Chỉ thị nêu rõ: Sau hơn 5 năm triển khai thực
hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho sản xuất nông nghiệp
gắn với chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp, nông dân tham gia.

Thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, bước đầu đã gắn trách nhiệm các doanh nghiệp
với người sản xuất, điển hình như trong lĩnh vực sản xuất, chế biến mía đường, tinh bột
sắn trên địa bàn Phú Yên. Doanh nghiệp đã chủ động được nguyên liệu, tăng cường
năng lực cạnh tranh; nông dân có điều kiện tiếp cận về hỗ trợ đầu tư, các biện pháp kỹ
thuật, giá cả hợp lý sản xuất ổn định.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn có những hạn chế, tồn tại như việc triển
khai thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ ở các ngành, địa phương chưa quyết liệt, tỉ lệ
nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn rất thấp; một số trường hợp
nông dân không bán hoặc không giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký;
xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời, không triệt để.
10


Do đó, UBND tỉnh Phú Yên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp tục phổ biến, tuyên truyền
pháp luật, các chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Hướng dẫn các bên tham gia ký hợp đồng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá
trình thực hiện; rà soát để đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã có về sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng mới
như quy hoạch chi tiết các vùng trồng cây nguyên liệu chủ lực gắn với chế biến, tiêu thụ
sản phẩm; quy hoạch chi tiết trồng rừng sản xuất trên địa bàn Phú Yên; quy hoạch các
vùng chăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Phú Yên đến
năm 2020; quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn giai đoạn 2008 - 2015; hình thành
các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế
biến, thị trường; đề xuất, xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách có liên
quan đến sản xuất chế biến, tiêu thụ nông sản, như chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng,
đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;
hướng dẫn, vận động nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện hình
thức hợp đồng tiêu thụ nông sản theo quy định.

Sở Khoa học - Công nghệ Phú Yên chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển
nông thôn triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ về
việc hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản, có đề án ứng
dụng, đổi mới nâng cao trình độ khoa học, công nghệ vay vốn trung, dài hạn từ quỹ
phát triển khoa học công nghệ quốc gia của Bộ Khoa học - Công nghệ và của tỉnh Phú
Yên. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Công Thương về các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ
nông sản theo hợp đồng. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các
sở liên quan tăng cường chỉ đạo thực hiện tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp
đồng trên địa bàn quản lý. (Nguồn: Baophuyen.com)

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về thị trường nông sản
Khái niệm nông sản
Nông sản bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản là những sản phẩm có nguồn gốc
nông nghiệp lâm nghiệp, ngư nghiệp rõ ràng hoặc thành phần tỷ lệ nông nghiệp trong
sản phẩm cuối cùng chiếm tỷ lệ lớn.
Khái niệm thị trường nông sản
Thị trường nông sản được xem là một tập hợp những người mua nông sản hiện
tại và tiềm ẩn. Những người mua này cùng chia sẻ một nhu cầu hay mong muốn về
nông sản có thể được thỏa mãn thông qua những cuộc trao đổi các mối quan hệ.
Đặc điểm chung của thị trường nông sản
Thị trường nông sản đa dạng về các loại hình: các loại hình cạnh tranh hoàn hảo,
cạnh tranh có tính chất độc quyền và thị trường độc quyền, có thị trường bán buôn, bán

lẻ, thị trường tập trung, qua mạng, thị trường địa phương, cả nước, thị trường quốc tế.
Thị trường nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Lượng nông sản hàng
hóa cung ra thị trường mang tính thời vụ do sản xuất nông nghiệp mang thời vụ, chu kỳ
tái sản xuất kinh tế phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất tự nhiên của sinh vật. Người sản xuất
không kiểm soát được số lượng và chất lượng nông sản. Rất đa dạng về chủng loại do
tính đa dạng và phức tạp về điều kiện tự nhiên mỗi vùng.
Ở nước ta, sản phẩm nông nghiệp đa phần do nông dân sản xuất ra mà nông dân
thường có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất phân tán ở nhiều vùng khác nhau. Họ vừa là
12


×