Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN NHÀ MÁY CẤP NƯỚC LONG PHỤNG HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRẦN THỊ THANH THÚY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN NHÀ MÁY
CẤP NƯỚC LONG PHỤNG HUYỆN
CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ Ý LY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế Dự Án Nhà Máy Cấp Nước Long Phụng Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An” do

Trần Thị Thanh Thuý, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

ThS. Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn,

Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________

____________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khoá luận là kết quả đúc kết qua bốn năm học ở Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh. Và quá trình nghiên cứu, thực hiện khoá luận là khoảng thời
gian cố gắng rất nhiều của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các

cá nhân, tổ chức.
Để có được kết quả như ngày hôm nay trước hết tôi xin gửi lòng biết ơn chân
thành nhất đến Cô ThS Nguyễn Thị Ý Ly. Cảm ơn Cô đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo,
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn sự giảng dạy của Thầy trưởng bộ môn và các Thầy, Cô chuyên ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, sự giúp đỡ của các anh chị khoá trên cùng các bạn
lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khoá 33.
Cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện và Uỷ
Ban Nhân Dân các xã đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu đặc biệt là chú Xương,
chị Dung, chị Liễu (PTNMT), chú Hùng, chú Đẹp, chú Hoà (UBND các xã).
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc Công ty TNHH cấp nước Hà
Lan đặc biệt là anh Trương Minh Hiền – Trưởng Ban Kỹ Thuật công ty đã tận tình
cung cấp thông tin, số liệu và hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
Để có được kết quả như ngày hôm nay con xin gửi lòng tri ân và biết ơn sâu sắc
đến ba mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời
gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những
người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho con.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Thanh Thuý


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ THANH THUÝ. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế
Dự Án Nhà Máy Cấp Nước Long Phụng Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An”.

TRAN THI THANH THUY. July 2011. “Economical Effective Analysis of
Long Phung Water Supply Factory Project in Can Giuoc District Long An

Province”.
Khan hiếm nước sạch vẫn luôn là mối quan tâm lo ngại không chỉ của Việt
Nam mà của toàn thế giới, trong tương lai nước sạch trở thành hàng hoá xa xỉ đối với
toàn cầu cả với người dân ở thành phố lớn. Vấn đề này có rất nhiều mặt cần phải
nghiên cứu nhưng trong phạm vi khóa luận chỉ phân tích hiệu quả kinh tế của một dự
án xây dựng nhà máy cấp nước ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó
khăn thông qua phương pháp CVM và phương pháp phân tích lợi ích – chi phí. Các số
liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 160 hộ ở 4 xã. Từ đó tiến
hành phân tích, tổng hợp, ước lượng được WTP trung bình là 13.366 đồng/m3 và
khoảng 13,80 tỷ đồng/năm, đây là một con số rất lớn thể hiện tầm quan trọng và mong
muốn sớm có nước sạch của người dân. Kết quả cho thấy họ sẵn lòng trả cao cho 1m3
nước do nhà máy cấp nước Long Phụng cung cấp.
Hiện giá lợi ích ròng xã hội của phương án có NMCNLP trong 15 năm là
65.310.201.862,13 đồng, giá trị của BCR là 2,06. Đây là phương án vừa có hiệu quả
về kinh tế vừa mang lại lợi ích cho xã hội vì giảm chi phí cho người dân, tăng phúc lợi
xã hội, tiết kiệm xăng dầu vốn cũng đang là vấn đề nan giải của thế giới đồng thời bảo
vệ và khai thác hợp lý tài nguyên khan hiếm (nước ngầm, dầu mỏ).
Người dân rất mong nhà máy nhanh chóng đi vào hoạt động nhưng kinh phí bị
giới hạn không thể tiến hành xây dựng do đó cần có sự hỗ trợ về vốn của chính quyền
đầu tư cho công trình sớm đáp ứng nguyện vọng của dân.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. xiii 
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xiv 
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1 
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................2 
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu .........................................................................2 
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2 
1.4.1. Phạm vi không gian ...........................................................................................2 
1.4.2. Phạm vi thời gian ...............................................................................................2 
1.5. Cấu trúc của khoá luận .............................................................................................2 
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4 
TỔNG QUAN..................................................................................................................4 
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................4 
2.2. Tổng quan vùng nghiên cứu .....................................................................................5 
2.2.1. Tổng quan huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An......................................................5 
a) Vị trí địa lý ....................................................................................................... 7 
b) Điều kiện khí hậu thời tiết ................................................................................ 7 
c) Địa hình - Thổ nhưỡng ..................................................................................... 7 
d) Kinh tế – Xã hội ............................................................................................... 7 
e) Nguồn nước ...................................................................................................... 8 
2.2.2. Tổng quan bốn xã vùng hạ huyện Cần Giuộc....................................................8 
2.3. Đánh giá khái quát chung .........................................................................................9 
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................................9 
v


2.3.2. Khó khăn ............................................................................................................9 
2.4. Tổng quan về Nhà máy cấp nước Long Phụng ........................................................9 
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................10 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................10 
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................10 

3.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước ..............................................................10 
a) Tài nguyên nước .............................................................................................10 
b) Nước dưới đất (nước ngầm) ...........................................................................10 
c) Đặc tính nước ngầm .......................................................................................10 
d) Nước sạch .......................................................................................................10 
e) Nước ăn uống .................................................................................................11 
3.1.2. Các loại bệnh liên quan nguồn nước................................................................11 
3.1.3. Mức sẵn lòng trả ( Willingness To Pay – WTP)..............................................11 
3.1.4. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế .............................................................12 
a) Lợi ích ròng thực tế (NPV) ............................................................................12 
b) Tỷ số lợi ích/chi phí (BCR)............................................................................12 
c) Thời gian hoàn vốn (PP) ................................................................................12 
3.1.5. Giá trị tài chính ................................................................................................12 
3.1.6. Giá trị kinh tế ...................................................................................................12 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................12 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................12 
a) Số liệu sơ cấp .................................................................................................12 
b) Số liệu thứ cấp................................................................................................13 
3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ...........................................................................13 
3.2.3. Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method) ................................13 
3.2.4. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method) .....13 
a) Các bước thực hiện CVM...............................................................................14 
b) Đánh giá về phương pháp CVM ....................................................................18 
3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án (Benefit Cost Analysis) ......................19 
a) Định nghĩa ......................................................................................................19 
b) Trình tự của phân tích lợi ích – chi phí ..........................................................19 
vi


3.2.6. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu...............................................................22 

CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................23 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................23 
4.1. Tổng quan đối tượng điều tra .................................................................................23 
4.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội ................................................................................23 
a) Nhóm tuổi .......................................................................................................23 
b) Quy mô hộ gia đình ........................................................................................24 
c) Trình độ học vấn ............................................................................................24 
d) Thống kê nghề nghiệp của người trả lời phỏng vấn ......................................25 
e) Thu nhập .........................................................................................................25 
4.1.2. Nhận thức của người dân về các vấn đề thiên nhiên và môi trường................26 
a) Thái độ và sự quan tâm đến các vấn đề thiên nhiên và môi trường ...............26 
b) Nhận thức của người dân về nước sạch, nước ăn uống .................................27 
4.1.3. Thông tin về NMCNLP ...................................................................................28 
a) Tỷ lệ người dân biết đến NMCNLP ...............................................................28 
b) Nguồn tiếp nhận thông tin ..............................................................................29 
4.1.4. Thống kê bệnh do sử dụng nước không đúng tiêu chuẩn ................................29 
a) Thống kê các hộ có người bị bệnh trong năm qua .........................................29 
b) Các bệnh thường mắc phải và mức độ bệnh do nguồn nước đang dùng .......30 
c) Chi phí bệnh tật ..............................................................................................31 
4.2. Thực trạng sử dụng nước của các hộ dân ...............................................................32 
4.2.1. Nguồn nước người dân dùng trong sinh hoạt gia đình ....................................32 
4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước .....................................................................................33 
4.2.3. Tác động của sử dụng nguồn nước hiện tại .....................................................34 
4.3. Nguồn nước cung cấp tiềm năng ............................................................................35 
4.3.1. Nguồn nước của NMCNLP .............................................................................35 
4.3.2. Quy trình hoạt động .........................................................................................36 
4.3.3. Ưu điểm, nhược điểm ......................................................................................37 
4.4. Phân tích phản ứng của người dân đối với NMCNLP ...........................................37 
4.4.1. Thống kê số người sẵn lòng trả........................................................................37 
4.4.2. Lý do sẵn lòng trả ............................................................................................39 

vii


4.4.3. Lý do không sẵn lòng trả .................................................................................39 
4.4.4. Sự hiệu chỉnh các câu trả lời không chắc chắn và phản đối ............................40 
a) Hiệu chỉnh các câu trả lời phản đối ................................................................40 
b) Hiệu chỉnh các câu trả lời không chắc chắn...................................................41 
4.4.5. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình ...........................................................41 
a) Mô hình hồi quy logit chưa hiệu chỉnh ..........................................................41 
b) Mô hình hồi quy logit đã hiệu chỉnh ..............................................................46 
4.5. Phân tích hiệu quả dự án NMCNLP .......................................................................50 
4.5.1. Hiệu quả tài chính ............................................................................................50 
a) Lợi ích của các PA .........................................................................................50 
b) Chi phí của các PA .........................................................................................50 
c) Tính NPV, BCR, PP .......................................................................................51 
4.5.2. Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................52 
a) Lợi ích xã hội của các PA ..............................................................................52 
b) Chi phí xã hội của các PA ..............................................................................52 
c) Tính NPV, BCR, PP .......................................................................................52 
4.6. Kết luận...................................................................................................................53 
4.6.1. Về tài chính ......................................................................................................53 
4.6.2. Về kinh tế .........................................................................................................53 
4.6.3. Các lợi ích khác................................................................................................53 
4.7. Đề xuất giải pháp cho dự án ...................................................................................53 
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................55 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................55 
5.1. Kết luận...................................................................................................................55 
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................55 
5.2.1. Đối với chính quyền.........................................................................................55 
5.2.2. Đối với tư nhân ................................................................................................57 

5.2.3. Đối với người dân ............................................................................................57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................60 

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR

Tỷ lệ hiện giá lợi ích/hiện giá chi phí

COI

Chi phí bệnh tật

CP

Chi phí

CPSK

Chi phí sức khoẻ

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

NMCN


Nhà máy cấp nước

NMCNLP

Nhà máy cấp nước Long Phụng

NPV

Lợi ích ròng hiện tại

PA

Phương án

PTNMT

Phòng tài nguyên môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân


WTA

Giá sẵn lòng chấp nhận đền bù

WTP

Giá sẵn lòng trả

v/v

Về việc

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện Tích và Dân Số Các Xã ..........................................................................8 
Bảng 3.1. Phân Loại Các Bệnh Liên Quan đến Nguồn Nước .......................................11 
Bảng 3.2. Nhận Dạng Lợi Ích và Chi Phí của PA1 .......................................................20 
Bảng 3.3. Nhận Dạng Lợi Ích và Chi Phí của PA2 .......................................................20 
Bảng 3.4. Lợi Ích và Chi Phí Hàng Năm của Mỗi PA ..................................................21 
Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn ..........................................25 
Bảng 4.2. Thống Kê Nghề Nghiệp của Người Trả Lời Phỏng Vấn ..............................25 
Bảng 4.3. Thu Nhập Bình Quân/Tháng của Hộ Gia Đình ............................................26 
Bảng 4.4. Vấn Đề Thiên Nhiên Môi Trường Được Quan Tâm Nhiều Nhất .................27 
Bảng 4.5. Nhận Thức của Người Dân về Nước Sạch, Nước Ăn Uống .........................27 
Bảng 4.6. Thống Kê Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về NMCNLP ................................29 
Bảng 4.7. Các Bệnh Thường Mắc Phải .........................................................................30 
Bảng 4.8. Mức Độ Bệnh do Dự Trữ và Sử Dụng Nước ................................................31 
Bảng 4.9. Thống Kê Số Tiền và Lượng Nước Hàng Tháng Hộ Sử Dụng ....................33 

Bảng 4.10. Thống Kê Lượng Nước Sử Dụng Hàng Tháng của Các Nguồn Nước .......34 
Bảng 4.11. Mục Đích Sử Dụng của Bốn Nguồn Nước Chính ......................................34 
Bảng 4.12. Thống Kê Số Người Sẵn Lòng Trả .............................................................38 
Bảng 4.13. Lý Do Đồng Ý Sẵn Lòng Trả......................................................................39 
Bảng 4.14. Lý Do Không Đồng Ý Trả ..........................................................................40 
Bảng 4.15. Khả Năng Thực Hiện Chi Trả của Mẫu Điều Tra ......................................41 
Bảng 4.16. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh ........................42 
Bảng 4.17. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh Sau Khi Bỏ 3
Biến EDU, AFU và COI ................................................................................................43 
Bảng 4.18. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh ..................45 
Bảng 4.19. Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh ...............46 
Bảng 4.20. Tỷ Lệ Số Người Đồng Ý Trả theo Các Mức Giá Sau Khi Hiệu Chỉnh ......47 
Bảng 4.21. Kết Quả Mô Hình Hồi Quy Logit Đã Hiệu Chỉnh ......................................47 
Bảng 4.22. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh Sau Khi Bỏ 3 Biến
EDU, AFU và COI ........................................................................................................48 
x


Bảng 4.23. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh ......................49 
Bảng 4.24. Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh ...................49 

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Cần Giuộc ...............................................................................6
Hình 3.1. Hàm Cầu về Mức Sẵn Lòng Trả....................................................................17
Hình 3.2. Mức Sẵn Lòng Trả Trung Bình .....................................................................18
Hình 4.1. Công Nghệ Xử Lý Nước Ngầm.....................................................................36


xii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Nhóm Tuổi của Mẫu Điều Tra ..................................................................23 
Biểu đồ 4.2. Giới Tính của Người Trả Lời Phỏng Vấn .................................................24 
Biểu đồ 4.3. Nhân Khẩu của Mẫu Điều Tra ..................................................................24 
Biểu đồ 4.4. Nhận Thức về Tầm Quan Trọng trong Sử Dụng Nước Sạch ...................28 
Biểu đồ 4.5. Tỷ Lệ Đã Nghe về Nhà Máy Cấp Nước Long Phụng...............................28 
Biểu đồ 4.6. Thống Kê Những Hộ Có Người Bị Bệnh trong Năm Qua .......................29 
Biểu đồ 4.7. Tỷ Lệ Nơi Điều Trị Bệnh ..........................................................................31 
Biểu đồ 4.8. Các Nguồn Nước Hộ Đang Sử Dụng........................................................33 

xiii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Thu Thập Thông Tin Sơ Cấp................................................60 
Phụ lục 2. Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh ..................................67 
Phụ lục 3. Bảng Kết Xuất Mô Hình Kiểm Tra Sự Cần Thiết của Biến trong Mô Hình
Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh ............................................................................................68 
Phụ lục 4. Bảng Đặc Điểm của Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh.68 
Phụ lục 5. Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh Sau Khi Bỏ 3 Biến
EDU, AFU và COI ........................................................................................................69 
Phụ lục 6. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh....................70 
Phụ lục 7. Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh ......................................71 
Phụ lục 8. Bảng Kết Xuất Mô Hình Kiểm Tra Sự Cần Thiết của Biến trong Mô Hình
Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh ................................................................................................72 
Phụ lục 9. Bảng Đặc Điểm của Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh.....72 
Phụ lục 10. Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh Sau Khi Bỏ 3 Biến

EDU, AFU và COI ........................................................................................................73 
Phụ lục 11. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh......................74 
Phụ lục 12. Bảng Chi Phí và Lợi Ích Tài Chính Hàng Năm của PA1...........................75 
Phụ lục 13. Bảng Chi Phí và Lợi Ích Tài Chính Hàng Năm của PA2...........................76 
Phụ lục 14. Bảng Chi Phí và Lợi Ích Kinh Tế Hàng Năm của PA1 .............................77 
Phụ lục 15. Bảng Chi Phí và Lợi Ích Kinh Tế Hàng Năm của PA2 .............................78 
Phụ lục 16. Bảng Phân Tích Độ Nhạy NPV của Hiệu Quả Tài Chính Theo Giá Nước79 
Phụ lục 17. Bảng Phân Tích Độ Nhạy NPV của Hiệu Quả Kinh Tế Theo Giá Nước ..79 
Phụ lục 18. Một Số Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Sạch....................................................80 
Phụ lục 19. Một Số Chỉ Tiêu trong Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Chất Lượng
Nước Ăn Uống ..............................................................................................................81 
Phụ lục 20. Một Số Hình Ảnh .......................................................................................82 

xiv


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, con người đang phải đối mặt với nhiều thảm hoạ từ thiên nhiên và sự
cạn kiệt dần các tài nguyên như đất, nước, khoáng sản… Trong đó nước là tài nguyên
quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người nên nhu cầu về nước cao
nhưng lượng cung cấp lại rất thấp do nguồn nước sử dụng trực tiếp chỉ chiếm một
phần rất nhỏ. Trong tổng lượng nước trên trái đất thì nước ngọt chỉ chiếm 3% và chỉ
có 1% của 3% là sử dụng được nhưng hiện nay trữ lượng nguồn nước đó đang giảm đi
đáng kể do ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng quá mức không quan tâm đến sự
bền vững, nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu toàn cầu nóng lên làm băng tan ở 2 cực,
nước biển dâng dẫn đến nước sông bị xâm nhập mặn. Tiến trình mặn hoá nước sông
xảy ra nhanh ở các vùng đồng bằng ven sông đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Nằm trong vùng bị nhiễm mặn, 4 xã vùng hạ Tân Tập, Đông Thạnh, Phước
Vĩnh Tây, Phước Vĩnh Đông của huyện Cần Giuộc tỉnh Long An đang thiếu nước sạch
cho sinh hoạt nghiêm trọng. Ban lãnh đạo tỉnh, huyện cũng gặp nhiều khó khăn trong
vấn đề cấp nước cho dân và quyết định chỉ đạo cho Công ty TNHH cấp nước Hà Lan
thiết kế dự án “Nhà máy cấp nước Long Phụng – Huyện Cần Giuộc – Tỉnh Long An”.
Theo ông Trương Minh Hiền – Trưởng Ban Kỹ Thuật công ty thì dự án mang lại nhiều
cải thiện cho đời sống người dân. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của dự án và phản ứng
của người dân đối với dự án này vẫn chưa được xác định. Vì vậy, tôi chọn đề tài
“Phân tích hiệu quả kinh tế dự án nhà máy cấp nước Long Phụng huyện Cần
Giuộc tỉnh Long An”. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng dự án hiệu quả hơn và bảo
vệ tài nguyên nước ngày càng khan hiếm.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế dự án NMCNLP huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
– Tìm hiểu thực trạng sử dụng nước sạch ở địa phương tiến hành nghiên cứu.
– Ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân cho 1m3 nước sinh hoạt từ nguồn
nước mới.
– Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế của dự án.
– Đề xuất giải pháp, chính sách cho dự án nhằm khai thác và quản lý tài nguyên
nước hiệu quả.
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Nước ngầm mà nhà máy khai thác phục vụ cho mục đích ăn, uống, sinh hoạt
hàng ngày của người dân.
Mô hình phân tích dựa vào các giả thiết của mô hình logit.
Thị trường nước ngầm là thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Nguồn nước ngầm được khai thác ở tầng n2 – 2, n2 – 1.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân tại 4 xã vùng hạ thuộc huyện
Cần Giuộc tỉnh Long An là: Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh
Tây với 160 phiếu phỏng vấn trực tiếp.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Khoá luận tiến hành trong khoảng thời gian từ 01/03/2011 đến 10/07/2011.
Trong khoảng từ 01/03/2011 đến 27/03/2011 viết đề cương, thu thập, tổng hợp, chọn
lọc số liệu thứ cấp. Từ 28/03/2011 đến 17/04/2011 tiến hành phỏng vấn, thu thập số
liệu sơ cấp. Khoảng thời gian còn lại xử lý số liệu và viết báo cáo.
1.5. Cấu trúc của khoá luận
Đề tài thực hiện gồm có 5 chương.
Chương 1. Mở đầu
Chương này trình bày sự cần thiết lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu và cấu trúc của khoá luận.
2


Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu nghiên cứu liên quan, tổng quan huyện Cần
Giuộc, tổng quan khu vực nghiên cứu và dự án NMCNLP.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu kinh tế được sử
dụng và các phương pháp được thực hiện trong đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Nội dung chính của chương này là kết quả của nghiên cứu bao gồm: thực trạng
sử dụng nước của các hộ dân từ đó hình thành dự án NMCNLP, xác định hiệu quả của
dự án, mức độ khả thi của dự án và đề xuất giải pháp cho dự án.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả của đề tài và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
quản lý dự án và bảo vệ tài nguyên môi trường.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhìn chung các nghiên cứu về nước ngầm ở nước ta đã có nhưng những nghiên
cứu để tìm ra chính sách quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên này và đánh giá hiệu quả
của các dự án cấp nước do tư nhân xây dựng dưới sự giám sát của nhà nước không
nhiều. Bên cạnh đó, nguồn số liệu thứ cấp cần thiết không sẵn có và khó thu thập. Vì
vậy, trong quá trình thực hiện, đề tài chỉ tham khảo các nghiên cứu dưới đây:
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giuộc, Báo cáo tổng hợp Kế
hoạch bảo vệ môi trường huyện Cần Giuộc đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, thống kê thông tin về tình hình ô nhiễm do hoạt động công nghiệp của huyện,
hiện trạng khai thác các tài nguyên của huyện chủ yếu là tài nguyên đất và tài nguyên
nước bằng quan trắc, điều tra, đo đạc từ đó xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường đến
năm 2020.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giuộc, 2007, dự án Quy hoạch
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Long An. Báo cáo thuyết
minh Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng I (huyện
Đức Hoà, Bến Lức và Cần Giuộc) – tỉnh Long An đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020,
bằng quan trắc thống kê thực trạng tài nguyên nước trên địa bàn huyện để đưa ra
khung kế hoạch giải quyết vấn đề. Các mục tiêu cụ thể là huy động mọi nguồn lực để
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý việc khai thác, sử dụng và công tác bảo vệ
nguồn nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác nguồn nước dưới đất hài hoà, hợp lý đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn vùng I đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020, đồng thời bảo đảm nguồn nước dưới đất được bảo vệ, dự trữ một cách
bền vững, an toàn đáp ứng các nhu cầu khai thác, sử dụng lâu dài. Đề tài tập trung tìm

hiểu thực trạng nước ngầm và các kế hoach cụ thể của huyện Cần Giuộc.


Phạm Thị Thu Huyền, 2010, đánh giá hiệu quả của chương trình nước sinh hoạt
nông thôn ở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Đề tài đã đánh giá được hiệu quả
kinh tế mà công trình nước sạch nông thôn đem lại cho những người được tham gia
công trình thông qua phương pháp phân tích lợi ích – chi phí là một con số rất lớn
1.043.840.000 đồng so với chi phí mà người dân vùng núi Trà Tân, huyện Bắc Trà
My, tỉnh Quảng Nam bỏ ra là 12.575.510 đồng, ngoài ra công trình còn đáp ứng nhu
cầu bức thiết về nước sạch của người dân. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương
pháp định giá ngẫu nhiên CVM để ước lượng mức sẵn lòng trả của những người
không được tham gia chương trình là 9.686.629 đồng/năm chứng tỏ tầm quan trọng
của nước sạch đối với sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên công trình là tài sản công do
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) tài trợ vốn xây dựng và nguồn nước dồi
dào không thể hiện sự khan hiếm của nước và tác động của biến đổi khí hậu.
Nguyễn Hồng Thoại, 2010, phân tích hiện trạng và đề xuất chính sách quản lý
khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm ở thành phố Tân An tỉnh Long An.
Khóa luận tính được mức trữ lượng khai thác bền vững thực tế của thành phố là
33.200 m3/ngày. Từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 100 hộ dân trên địa bàn thành
phố, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy khóa luận đã xây dựng được mô hình
đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt, theo đó đã dự báo được nhu cầu nước sinh hoạt
cho thành phố Tân An đến năm 2020 là 37.015 m3/ngày. Ứng dụng kết quả đường cầu
và đường cung bền vững, khóa luận đã xác định được giá nước tối ưu là 2.100 đ/m3 và
giá trị tô tức tài nguyên nước ngầm là 500 đ/m3 và là cơ sở để tính mức phí sử dụng
nước và giá hạn ngạch khai thác nước. Từ đó đề tài xây dựng các công cụ chính sách
quản lý để nguồn tài nguyên nước ngầm của thành phố được khai thác hiệu quả và bền
vững cho tương lai như: mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, phí sử dụng
nước, hệ thống hạn ngạch khai thác nước ngầm và một số công cụ khác.
2.2. Tổng quan vùng nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Cần Giuộc là một huyện thuộc vùng hạ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An.
Huyện được chia thành 17 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trong đó thị trấn Cần
Giuộc là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện. Các xã còn lại là Tân Kim,
Trường Bình, Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long
5


Thượng, Phước Lý, Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước
Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu. Huyện được phân làm 2 tiểu vùng: tiểu vùng thượng
và tiểu vùng hạ.
Diện tích tự nhiên 210.1980 km2 (năm 2009).
Dân số trung bình 169.020 người (năm 2009).
Mật độ khá đông: 804 người/km2.
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Cần Giuộc

Nguồn: Bản đồ quy hoạch đất huyện Cần Giuộc – Long An
6


a) Vị trí địa lý
Phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè thuộc thành
phố Hồ Chí Minh (dài 32,5 km).
Phía Đông giáp huyện Cần Giờ, có chung dòng sông Soài Rạp (dài 7,91 km).
Phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
b) Điều kiện khí hậu thời tiết
Cần Giuộc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của đại
dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào.
Nhiệt độ không khí hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm là 26,90C,
nhiệt độ trung bình mùa khô là 27,30C và mùa mưa là 26,50C.

Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với
tổng số lượng mưa trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4,
lượng mưa mùa này chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng lượng mưa cả năm.
Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa
thịnh hành gió Tây Nam.
c) Địa hình - Thổ nhưỡng
Địa hình của huyện thấp và bằng phẳng, mang đặc trưng chung của đồng bằng
sông Cửu Long. Có sự khác biệt rõ nét về thổ nhưỡng giữa vùng thượng và vùng hạ.
Độ dốc nhỏ và nghiêng đều, thấp dần từ Tây sang Đông.
d) Kinh tế – Xã hội
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm
phía Nam, là cửa ngõ của TPHCM tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua quốc lộ
50, từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các
tỉnh phía Nam.
- Lợi thế: Rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước; có
điều kiện thu hút các nguồn tiết kiệm từ bên ngoài tham gia đầu tư trên địa bàn; có
điều kiện tiếp thu nhanh và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật.
- Hạn chế: Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của TPHCM trong việc thu hút vốn đầu
tư, chất xám và lao động có tay nghề. Nằm cận biển, đất thấp và tính chất cơ lý yếu
nên đầu tư xây dựng chi phí ban đầu cao.
7


e) Nguồn nước
Hệ thống sông rạch của huyện khá chằng chịt, nhất là sông Rạch Cát và sông
Nhà Bè nên quy mô nguồn nước mặt khá lớn. Tuy nhiên do nằm cạnh biển Đông, chịu
ảnh hưởng của triều nên độ mặn khá cao, nhất là khu vực vùng hạ đã ảnh hưởng không
tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước ngầm phân bố trên địa
bàn huyện không đều, vùng thượng có trữ lượng khá, vùng hạ trữ lượng ít. Các tầng
nước nông qh, qp2 – 3, qp1 không thể khai thác, tầng nước khai thác chủ yếu là các tầng

sâu n2 – 2, n2 – 1, n1 – 3 với tổng trữ lượng có thể khai thác khoảng 42,7 nghìn m3/ngày.
2.2.2. Tổng quan bốn xã vùng hạ huyện Cần Giuộc
Dự án NMCNLP được xây dựng nhằm cung cấp nước cho 4 xã vùng hạ huyện
Cần Giuộc gồm Đông Thạnh, Phước Vĩnh Tây, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông. Diện tích
và dân số các xã được thống kê qua bảng 2.1, nhìn chung dân số và diện tích giữa các
xã chênh lệch nhau không cao.
Bảng 2.1. Diện Tích và Dân Số Các Xã


Đông
Thạnh

Tân Tập

Phước

Phước

Vĩnh Tây

Vĩnh Đông

Tổng

Diện tích (km2)

1.300

2.480


1.500

1.744

7.024

Dân số (người)

13.500

15.500

9.814

8.717

47.531

3.000

3.885

2.488

2.179

11.552

Số hộ (hộ)


Nguồn: Thống kê báo cáo kinh tế – xã hội các xã
Vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt do ranh giới đường sông dài dọc theo
sông Soài Rạp từ xã Phước Vĩnh Đông đến Tân Tập, là nơi gần biển Đông nên nước bị
nhiễm mặn (độ mặn dao động trong khoảng 4% – 20%), đặc trưng nguồn nước mặt
của vùng diễn ra theo quy luật tự nhiên 6 tháng ngọt (tháng mưa) 6 tháng mặn (tháng
nắng). Nhưng đồng thời cũng có cửa biển rộng thuận lợi cho thông thương giữa các
tỉnh trong nước và thương mại quốc tế.
Thu nhập bình quân đầu người thấp do không có điều kiện thuận lợi phát triển
nông nghiệp vốn là ngành chủ đạo, tập trung phát triển buôn bán nhỏ và nuôi trồng
thuỷ sản nước mặn như tôm sú, cua… Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần từ nông nghiệp
thuần tuý sang nông nghiệp, công nghiệp (xây dựng cụm công nghiệp Tân Tập),
thương mại, dịch vụ. Vùng không có mạch nước ngầm nào đảm bảo chất lượng, tất cả
8


đều bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn, nước sạch rất khan hiếm do đó cung cấp nước
sạch là vấn đề vô cùng cấp thiết cần có giải pháp giải quyết.
2.3. Đánh giá khái quát chung
2.3.1. Thuận lợi
Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu là một lợi thế so sánh hàng đầu, là cửa ngõ
giao lưu hàng hóa, phát triển dịch vụ vận tải bằng đường sông, đường biển. Ngoài ra
vùng có điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt và
bị nhiễm mặn do tiếp giáp với biển Đông thuận lợi phát triển thủy sản nước mặn.
2.3.2. Khó khăn
Tiềm lực kinh tế còn yếu, cơ cấu kinh tế chủ yếu là thuần nông, chưa có khả
năng tích lũy từ nội bộ do đó đại bộ phận dân cư có đời sống khó khăn, thu nhập bình
quân còn thấp. Mạng lưới giao thông nông thôn còn nhiều yếu kém. Các hạ tầng xã hội
cơ bản phục vụ y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, thể dục thể thao... còn nhiều bất cập
đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển. Vùng không có tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nước ngầm hay đất đai bị xâm nhập mặn ngày càng sâu, độ mặn ngày

càng cao, khả năng cải tạo đất và lọc nước rất hạn chế đồng thời chi phí đầu tư rất lớn.
2.4. Tổng quan về Nhà máy cấp nước Long Phụng
Nhà máy là dự án do công ty TNHH cấp nước Hà Lan xây dựng dưới sự góp ý
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An và UBND huyện Cần
Giuộc. NMCNLP là công trình cấp 4 được xây dựng trong khuôn viên trạm cấp nước
Long Phụng, xã Long Phụng hiện có với diện tích 3.600m2 bao gồm cả phần diện tích
của trạm cấp nước hiện hữu. Nhà máy có công suất 2.400m3/ngày đêm (100m3/giờ).
Các cơ sở pháp lý được dùng để xây dựng dự án NMCNLP:
– Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2002 của Chính Phủ v/v Sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
– Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 33: 2006: “Cấp nước – Mạng lưới đường ống
và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế”.
– Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và ban hành kèm theo QCVN 01/2009/BYT
do Cục Y Tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ Y Tế ban hành theo thông
tư số 04/2009/TT/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước
a) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước được khai thác để phục vụ cho các
hoạt động của con người bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ của một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa phương.
b) Nước dưới đất (nước ngầm)
Nước dưới đất là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dưới sâu trong lòng đất,

nước tích tụ làm đất ẩm ướt và lấp đầy những lỗ trống trong đất. Phần lớn nước trong
các lỗ trống của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ và phần còn lại dưới ảnh
hưởng của trọng lực, di chuyển tới các lớp nham thạch nằm sâu bên dưới làm bảo hòa
hoàn toàn các lỗ hổng bên trong cho các lớp đá này ngậm nước tạo nên nước ngầm.
Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài chục đến hàng trăm năm
(Nguyễn Việt Kỳ, 2006).
c) Đặc tính nước ngầm
Trong nước ngầm thường có chứa một lượng nào đó các chất khí và chất
khoáng hòa tan. Nếu khối lượng đó nhỏ hơn 1 g/l đó là nước ngọt, từ 1 – 50 g/l gọi là
nước khoáng và trên 50 g/l gọi là nước muối. Các loại nước ngầm đều có thể vận động
trong các lỗ hổng, kẽ nứt và các tầng chứa nước.
d) Nước sạch
Nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không
sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp và có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng Tiêu chuẩn vệ sinh
nước sạch do Bộ Y Tế ban hành.


e) Nước ăn uống
Nước ăn uống là nước được con người sử dụng trong ăn uống trực tiếp và đáp
ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y Tế ban hành.
3.1.2. Các loại bệnh liên quan nguồn nước
Bảng 3.1. Phân Loại Các Bệnh Liên Quan đến Nguồn Nước
Phân loại bệnh

Ví dụ

Uống nước bị nhiễm phân (do làm nhà vệ
sinh, chuồng trại chăn nuôi xả phân, nước

Dịch tả, kiết lị do que khuẩn, tiêu chảy,


tiểu, rác sinh hoạt, nước thải không xử lí

thương hàn, viêm gan siêu vi.

vào ao, hồ, sông suối…).
Tiếp xúc với nước bẩn ở da, mắt (tắm rửa,

Mắt hột, nấm da, ghẻ ngứa, mụn cóc,

tiếp xúc, làm việc trong môi trường nước

sốt do chấy rận, bệnh phong hủi, bệnh

bẩn,…).

phụ khoa.

Do côn trùng sinh sản trong nước (muỗi,

Bệnh buồn ngủ, sốt rét, sốt xuất huyết,

ruồi, bướm, sâu bọ,…) chích hút.

sốt vàng da, viêm não, giun chỉ.
Nguồn: Phạm Thị Thu Huyền, 2010

3.1.3. Mức sẵn lòng trả ( Willingness To Pay – WTP)
Mức sẵn lòng trả của một cá nhân phản ánh số tiền mà cá nhân đó sẵn sàng bỏ
ra để có thể nhận được hàng hoá hay dịch vụ tốt hơn.

Khoá luận sử dụng mức giá sẵn lòng trả mà người dân trong phạm vi nghiên
cứu sẵn sàng trả để có được nguồn nước mới sạch hơn, tốt hơn.
Có 4 cách để thu thập mức giá sẵn lòng trả:
– Thu thập thông tin theo câu hỏi đóng (closed ended referendum).
– Thu thập thông tin theo câu hỏi mở (open ended referendum).
– Thu thập thông tin theo câu hỏi thách giá (bidding game).
– Thu thập thông tin theo câu hỏi tuỳ chọn mức giá có sẵn (payment card).
Khoá luận sử dụng câu hỏi đóng theo dạng câu hỏi single – bounded
dichotomous choice, dạng câu hỏi lựa chọn “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá
đã đưa ra để xác định giá sẵn lòng trả.

11


×