Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.46 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN DƯƠNG NHẬT MINH

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU PHƯỚC HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN DƯƠNG NHẬT MINH

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU PHƯỚC HÒA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Tổng Hợp)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TH.S NGUYỄN DUYÊN LINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
ii


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO
SU PHƯỚC HÒA”, do Trần Dương Nhật Minh, sinh viên khoá 33, Ngành Quản Trị
Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

.

NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo

năm 2011

Ngày

iii

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Cao Su
Phước Hòa. Đặc biệt là Chú Hội, Cô lệ ở phòng kế hoạch vật tư và Chú Hưng ở phòng
tổ chức cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã nhiệt tình

giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trần Dương Nhật Minh

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN DƯƠNG NHẬT MINH . Tháng 7 năm 2011 . “ Định Hướng Chiến Lược
Phát Triển Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa”.
TRẦN DƯƠNG NHẬT MINH . July 2011 . “Orienting Strategy To Developing
Business At Phuoc Hoa Rubber Joint Stock Company”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập thành
viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới
cũng như tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong sự cạnh tranh
khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để có
thể tồn tại và phát triển lâu dài. Từ thực tế đó cho ta thấy việc định hướng chiến lược
phát triển kinh doanh là rất cần thiết, đề tài nghiên cứu những nội dung sau: tình hình
hoạt động kinh doanh, vốn, lao động, trang thiết bị, doanh số, lãi lỗ, phân tích tình
hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cao Su Phước Hòa trong giai đoạn 2005-2010,
phân tích môi trường tác nghiệp và ma trận SWOT của công ty, cùng với việc sử dụng
các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, tính toán kết hợp với việc sử
dụng phần mềm Excel từ đó đưa ra định hướng chiến lược phát triển kinh doanh, xác
định các giải pháp hỗ trợ chiến lược đã được định hướng. Và mục đích cuối cùng là
làm tăng lợi nhuận cho công ty.


iv


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề: ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 2
1.5. Cấu trúc của luận văn: .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..................................................................................................... 4
2.1 Khái quát về cây cao su và những vật phẩm từ cây cao su: ....................................... 4
2.1.1 Khái quát về cây cao su:.......................................................................................... 4
2.1.2 Những sản phẩm từ cây cao su: ............................................................................. 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: ............................................................................... 4
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty .................................................................................. 4
2.2.2 Lịch sử hình thành của công ty cổ phần cao su Phước Hòa: ............................... 5
2.2.3. Tình trạng cơ bản của Công ty .............................................................................. 8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 13
3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 14
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược ..................................................... 14
3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược ............................................................................ 14
3.1.3. Phân tích môi trường hoạt động của công ty ..................................................... 15

3.1.4. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược .............................................. 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 25
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................. 25
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu.................................................................................. 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 27
4.1. Phân tích môi trường vĩ mô ........................................................................................ 27
v


4.1.1. Các yếu tố thể chế - luật pháp : ........................................................................... 27
4.1.2. Các yếu tố kinh tế ................................................................................................. 29
4.1.3. Các yếu tố văn hóa – xã hội ................................................................................. 31
4.1.4. Yếu tố công nghệ ................................................................................................... 31
4.1.5. Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên ........................................................................ 31
4.2. Phân tích môi trường tác nghiệp ................................................................................ 32
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh................................................................................................ 32
4.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp ........................................................................................ 34
4.2.3. Áp lực từ khách hàng ........................................................................................... 35
4.2.4. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: .................................................................................... 37
4.2.5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế ......................................................................... 37
4.2.6. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................. 38
4.3. Phân tích môi trường bên trong ................................................................................. 39
4.3.1. Quản trị nguồn nhân lực ...................................................................................... 40
4.3.2. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo................................................................................ 42
4.3.3. Tài chính – kế toán ............................................................................................... 42
4.3.4. Sản xuất và tác nghiệp.......................................................................................... 44
4.3.5. Nghiên cứu và phát triển (R&D – Reasearch and Development) .................... 47
4.3.6. Hệ thống thông tin ................................................................................................ 48
4.3.7. Xây Dựng Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong (IFE) .......................... 48
4.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Cao Su Phước Hòa ......... 49

4.4.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh ........................................................................ 49
4.4.2. Lựa chọn chiến lược (dùng Ma trận QSPM) ..................................................... 56
4.4.3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC
HÒA ĐẾN 2015 ............................................................................................................... 57
4.5. Các giải pháp triển khai chiến lược ........................................................................... 57
4.5.1 Giải pháp về sản phẩm .......................................................................................... 57
4.5.2. Giải pháp về marketing........................................................................................ 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 62
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 62
5.2 Kiến nghị: ...................................................................................................................... 63
5.2.1 Đề nghị đối với Nhà nước : ................................................................................... 63
5.2.2 Đề nghị đối với địa phương : ................................................................................ 63
5.2.3 Đề nghị đối với công ty : ........................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 66
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực Thương mại tự do ASEAN

PHURUCO

Công ty cổ phần cao su Phước Hòa

CSH

Chủ sở hữu


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

Ma trận IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Ma trận IE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài

Ma trận SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts,
Weaknesses, Opportunities, Threats)


Ma trận QSPM

Ma trận định lượng các chiến lược hoạch định

PR

Quan hệ cộng đồng (Public Relations)

R&D

Nghiên cứu và phát triển

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

NR

Natural Rubber – Cao su tự nhiên

SR

Synthetic Rubber – Cao su nhân tạo

SVR

Standar Vietnamese Rubber – Cao su tiêu chuẩn Việt Nam

STR


Standar Thailand Rubber – Cao su tiêu chuẩn Thái Lan

SMR

Standar Malaysian Rubber – Cao su tiêu chuẩn Malaysia

SIR

Standar Indonesia Rubber – Cao su tiêu chuẩn Indonesia

L.A latex

Low Amoniac Latex – Mủ Cao Su Latex (ly tâm) có nồng độ

Amoniac thấp (<=0,2 %)
H.A latex

High Amoniac Latex – Mủ cao su Latex có nồng độ Amoniac cao

(0,2<=0,7%)
RSS

Rubber Smoke Sheets – Cao su hun khói dạng tờ

KCS

Kiểm tra chất lượng sản lượng

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu vốn cổ phần .................................................................................................. 9
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động từ năm 2006 đến năm 2010: ...................................................... 10
Bảng 2.3 Bảng kê trình độ văn hóa:...................................................................................... 11
Bảng 2.4. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 2010 .......................................... 12
Bảng 2.5. Cơ cấu sản phẩm chế biến .................................................................................... 13
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT .................................................................................... 23
Bảng 3.2. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính ................................................................ 23
Bảng 4.1. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế của Việt Nam Giai Đoạn 2000 – 2010 ...................... 29
Bảng 4.2 :So sánh một số chỉ tiêu thực hiện năm 2010 với các công ty cao su lớn ........... 32
Bảng 4.3 Thị trường xuất khẩu trực tiếp : ........................................................................... 35
Bảng 4.4: So Sánh Tính Chất của Cao Su Tự Nhiên Và Cao Su Nhân Tạo: .................... 37
Bảng 4.5. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) ............................................. 38
Bảng 4.6 Năng suất khai thác vườn cây cao su của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 ......... 39
Bảng 4.7 sản lượng tự khai thác và mua ngoài giai đoạn 2006-2010 ................................. 40
Bảng 4.8 : Tình hình đời sống người lao động từ năm 2006-2010 ..................................... 41
Bảng 4.9 Thu nhập từ phát triển kinh tế gia đình tăng lên ................................................ 41
Bảng 4.10. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2009 - 2010 ................................. 42
Bảng 4.11 Doanh thu cao su tăng trưởng ............................................................................. 44
Bảng 4.12 Thành phẩm tồn kho cuối năm ........................................................................... 45
Bảng 4.13 Giá trị hàng tồn kho cuối năm............................................................................. 46
Bảng 4.14 Hiệu quả từ việc sản xuất mủ SVRCV 50, SVRCV 60 ...................................... 47
Bảng 4.15. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong (IFE) ........................................... 48
Bảng 4.16. Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa: ................................ 49
Bảng 4.17. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính .............................................................. 52
Bảng 4.18 Dự toán chi phí Marketing .................................................................................. 60

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa .......................... 8

Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa .......................................... 12
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Tổng Quát ........................................................ 15
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa Công Ty với Các Nhân Tố trong Môi Trường
Hoạt Động của Công Ty ......................................................................................................... 16
Hình 3.3. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter ................................................... 18
Hình 3.4. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh ........................................................ 19
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) ................................ 22
Hình 4.1: Giá bán bình quân ................................................................................................. 31
Hình 4.2 Thu nhập từ phát triển kinh tế gia đình ............................................................... 41
Hình 4.3 Thành phẩm tồn kho cuối năm .............................................................................. 45
Hình 4.4. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) ................................ 51
Hình 4.5 Sơ Đồ Phòng Marketing Dự Kiến.......................................................................... 59

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Cạnh tranh là qui luật sống còn của mọi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát
triển , nhất là trong thời đại ngày nay , thời đại của những khoa học công nghệ phát
triển đến mức vượt bậc , thời đại mà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa , hiện đại hóa đất nước và bước vào con đường hội nhập kinh tế thế giới.

Việt Nam sau khi trở thành thành viên của các tổ chức thương mại thế giới như
WTO, AFTA…. kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh
tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó,
thách thức mang đến cho từng ngành kinh tế nước ta là rất lớn khi tham gia tự do hoá
thương mại khu vực hoặc WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức từ các doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường mới đầy
phức tạp và rủi ro. Ngoài các cam kết về mở cửa thị trường, Việt Nam còn cam kết mở
rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp nước
ngoài. Vì thế, các công ty đa quốc gia vốn rất mạnh về tài chính, hệ thống phân phối,
thông tin, trình độ quản lý... khi vào kinh doanh tại Việt Nam sẽ là những thách thức
không nhỏ cho doanh nghiệp nội địa, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi
mới, vươn lên để tồn tại và hoạt động có hiệu quả. Do vậy, để cạnh tranh được với các
doanh nghiệp nước ngoài doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những định hướng chiến
lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình nhằm hạn chế những những rủi ro,
tận dụng tốt các cơ hội trong quá trình kinh doanh.
Các ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần cao su Phước Hòa là trồng cây
cao su, khai thác và chế biến mủ cao su, thu mua mủ nguyên liệu,bán lẻ xăng dầu, mua
bán gỗ cao su,chế biến gỗ cao su, thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, công trình
giao thông và khu dân cư, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, đầu tư, xây
dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, kinh doanh địa ốc, kinh
1


doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công nghiệp, đầu tư tài chính. Hiện
công ty đang từng bước mở rộng quy mô thị trường cho mình. Để đạt được mục tiêu
trên và để có thể phát triển ổn định, bền vững và ngày càng đi lên Công ty cần định
hướng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn. Chính vì thế, được sự đồng ý của
khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm và Công Ty Cổ Phần cao su Phước Hòa dưới
sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Duyên Linh tôi quyết định chọn đề tài “ Định hướng
chiến lược phát triển kinh doanh tại Công ty cổ phần cao su Phước Hòa”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm phát hiện những
điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức; Từ đó, đề ra các chiến
lược kinh doanh thích hợp và các giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh cho
Công ty.
Giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường và thích
ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi trường kinh doanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty bao gồm: phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những
điểm mạnh, điểm yếu; Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và
thách thức; Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
– EFE, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, kết hợp Ma trận SWOT, Ma trận
IE (Ma trận bên trong, bên ngoài), Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn
chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Tại Công Ty Cổ Phần cao su Phước Hòa
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua
năm năm 2005-2010
Thời gian nghiên cứu:1/3/20011 - 1/6/2011
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

2


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ một số chứng từ của phòng ban công
ty, sách báo, tạp chí, internet, các luận văn của anh chị khóa trước.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn và trao đổi với các cán bộ, nhân

viên đang làm việc tại công ty về các vấn đề có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
giữa các số liệu trong quá khứ và hiên tại để tính các chỉ số tài chính, các chỉ tiêu kết
quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.5. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 5 chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Nêu lên lý do, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về công ty.
Chương này giới thiệu khái quát về công ty, sơ lược về quá trình hình thành và phát
triển, mục tiêu, nhiệm vụ, quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết liên quan đến đề tài,
các khái niệm về chiến lược kinh doanh và những phương pháp nghiên cứu được áp
dụng vào trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phân tích các tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá trình
thực hiện. Từ kết quả đã đạt được đưa ra các kiến nghị có liên quan.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về cây cao su và những vật phẩm từ cây cao su:
2.1.1 Khái quát về cây cao su:
Cây cao su được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1987 thích hợp với vùng đất

có lượng mưa trung bình 1500 mm/năm , số giờ nắng thích hợp là 1600 giờ/năm.
Nồng độ PH từ 4,5 – 5,5 và tầng nước ngầm sâu. Thời gian kiến thiết cơ bản của cây
cao su ở nước ta vào khoảng 5 – 7 năm và thời gian khai thác kéo dài khoảng 30 năm .
Vùng Tây Nguyên , vùng Đông Nam Bộ và một số vùng miền Trung với đất đỏ Bazan
rất thích hợp để trồng cao su.
2.1.2 Những sản phẩm từ cây cao su:
Sản phẩm từ gỗ cao su : dùng làm đồ nội thất trong gia đình , các sản phẩm
ngoài trời , nguyên liệu củi để nấu ở các vùng nông thôn. Sản phẩm từ hạt cao su: dầu
ép từ hạt cao su, hạt cao su dùng làm sơn và còn dùng phân bón. Sản phẩm từ mủ cao
su: vỏ ruột xe của các phương tiện như: xe đạp , xe gắn máy , xe hơi , đến các loại vỏ
xe cao cấp như ruột máy bay . Ngành công nghiệp chế biến vỏ ruột xe sử dụng khoảng
70% sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới . Các sản phẩm thông thường như: ống
nước , giày dép , dụng cụ gia đình, dụng cụ y tế , dụng cụ thể thao và đồ chơi trẻ em.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa là một trong các đơn vị có diện tích lớn
trong ngành cao su Việt Nam ,nằm trong vùng chuyên canh cây cao su , là vị trí trung
tâm của vùng cao su Đông Nam Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 80km , rất thuận lợi
về mặt giao thông.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
Tên tiếng Anh :PHUOC HOA RUBBER JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch (tên viết tắt) của doanh nghiệp: PHURUCO
4


Trụ sở :ấp 2A ,Xã Phước Hòa ,Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Điện Thoại:06503 – 657106 , 657113;Fax : 0650-657110.
Email : phuochoarubber@ hcm.vnn.vn
Website : .
Loại hình doanh nghiệp :Công Ty Cổ Phần

Số tài khoản :102020000013456 tại Ngân hàng công thương Việt Nam, chi
nhánh 4, quận 4 , thành phố Hồ Chí Minh .
Vốn điều lệ :813 tỷ đồng
Tổng số lao động : 5756 người
Sản phẩm chính của công ty khi mới thành lập là cao su thiên nhiên sơ chế:
RSS1 , RSS2 , RSS3 , CREP. Công ty được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh Công ty cổ phần số 4603000509 ngày 03/ 3 /2008, do sở kế hoạch và đầu
tư Tỉnh Bình Dương cấp. Năm thành lập : 1982
Trong những năm qua Công ty cổ phần cao su Phước Hòa đã mạnh dạn đầu tư
công nghệ , xây dựng hệ thống nhà máy phù hợp để có đủ cơ cấu sản phẩm và nâng
cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm hàng hóa của công
ty được khách trong nước và trên thế giới ưa chuộng , chất lượng cao , màu sắc đẹp ,
đảm bảo uy tín trong việc giao nhận hàng . Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn
ISO 9001-2000.
Năm 2008 công ty đã tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của hai
nhà máy : nhà máy chế biến mủ Ly tâm Phước Hòa và nhà máy chế biến mủ Cua Paris
với chi phí đầu tư là 30,5 tỷ đồng. Qui mô : Tổng diện tích đang quản lý : 17.116,2 ha ,
diện tích vườn cây cao su 15.804,44 ha, công suất thiết kế nhà máy chế biến 27.000
tấn /năm , tổng giá trị tài sản 1.548 tỷ đồng.
2.2.2 Lịch sử hình thành của công ty cổ phần cao su Phước Hòa:
Công ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa là đơn vị doanh nghiệp quốc doanh trực
thuộc tổng công ty cao su Việt Nam , là tập hợp nhiều đồn điền cũ trước đây của
Labbe và Nguyễn Đình Quát từ những năm 1920 . Sau năm 1975 chính quyền mới tiếp
nhận vườn cây và cơ sở sản xuất của chế độ cũ . Đội ngũ cán bộ trong chiến đấu chưa
am hiểu quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, bị ràng buộc bởi những cơ chế lạc hậu
thiếu thốn về tiền mặt , việc quản lý điều hành phải nhờ vào lực lượng cán bộ kỹ thuật
5


, cán bộ của chủ cũ , từ đó hiệu quả kinh doanh rất thấp doanh thu không đủ trả lương

cho người lao động , đời sống nhanh dân vô cùng thiếu thốn. Trước tình hình đó từ
năm 1982 công ty được thành lập với nhiệm vụ là hợp tác đầu tư liên doanh phát triển
cao su với nhà nước Bungari.
Công ty cao su Phước Hòa chính thức được thành lập theo QĐ 142/NN/TCCB
năm 1993 của bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm nay là Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn . Công ty cổ phần cao su Phước Hòa được thành lập vào lúc nền
kinh tế, cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn tài sản cố định không đáng kể , chỉ với 250 lao
động.
Năm 1993 xây dựng nhà máy mủ cốm Bố Lá , công suất 6000 tấn/năm . Sản
phẩm từ máy móc thiết bị mới này cho sản phẩm chất lượng tốt , đáp ứng yêu cầu đa
dạng hóa sản phẩm , đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu.
Năm 1996 xây dựng nhà máy mủ cốm Cua Paris , công suất 12.000 tấn/năm .
Công ty bắt đầu xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu , đến nay sản phẩm xuất khẩu
hàng năm trên 50% sản lượng chế biến. Năm 1998 bắt đầu sản xuất thử SVRCV 50-60
, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đến năm 1999 bắt đầu xuất khẩu trực tiếp. Năm
2000 giảm dần và bỏ hẳn xuất khẩu mậu biên Trung Quốc , tăng xuất khẩu sang các
khu vực khác. Năm 2001 xây dựng nhà máy chế biến mủ tạp , công suất 6000 tấn/năm
. Năm 2002 xây dựng nhà máy chế biến mủ kem 3000 tấn/ năm Từ năm 2004 bắt đầu
tái canh hàng năm 400 ha đến 800 ha. Năm 2007 xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất
khẩu 15.883 tấn , tỉ lệ 51% giá trị hàng hóa tiêu thụ. Từ năm 2007 công ty góp vốn đầu
tư trồng cao su sang khu vực Tây Bắc ,Lào. Ngoài cao su là sản phẩm truyền thống ,
công ty mở rộng đầu tư các dự án ngoài ngành nhằm đa dạng hóa ngành nghề , nâng
dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đầu năm 2008 chuyển đổi doanh nghiệp từ 100%
vốn Nhà nước sang Công ty Cổ Phần. Năm 2008 đã có một số dự án đã đưa vào hoạt
động và mang lại hiệu quả như: Công ty Cổ Phần khu công nghiệp Nam Tân Uyên ,
công trình đường BOT 741, dự án khu dân cư Phước Hòa.
2.2.3 Vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý
Phạm vi hoạt động của công ty nằm trên địa bàn 13 xã bao gồm: Phước Hòa
(thuộc huyện Phú Giáo), Tân Bình, Bình Mỹ, Tân Lập, Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân

6


Định, Tân Thành (thuộc huyện Tân Uyên), và các xã Lai Uyên, Tân Hưng, Hưng Hòa,
Tân Long, Chánh Phú Mỹ (thuộc huyện Bến Cát). Phía đông giáp: tỉnh Bình Dương.
Phía tây giáp: trạm nghiên cứu cao su Lai Khê và nông trường cao su Bào Bàng huyện
Bến Cát. Phía nam giáp: xã Tân Thành và thị trấn Lai Uyên. Phía bắc giáp: thị trấn
Phước Vĩnh huyện Phú Giáo. Diện tích tự nhiên là 17.509 ha trong đó diện tích đất
nông nghiệp chuyên trồng cây cao su là 16.715,28 ha. Trụ sở công ty nằm trên đường
ĐT 741 (tỉnh lộ A1) xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cách thị trấn
Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước 40 km về phía nam. Phía bắc cách 40 km là thị xã Thủ
Dầu Một và 80 km là thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, công ty có điều kiện khá
thuận lợi cho việc gia dịch với các đối tác.
Điều kiện tự nhiên
Thời tiết khí hậu:
Công ty cao su Phước Hòa thuộc miền Đông Nam Bộ nên có khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm: Nhiệt độ trung bình từ 24,5 đến 30oC. Lượng
mưa trung bình khoảng 974,4 mm/năm. Mưa nhiều nhưng phân bổ không đều, nhiều
nhất khoảng 8 đến tháng 9. tháng 1 – 3 hầu như không có mưa. Số ngày mưa bình
quân là 149 ngày/năm. Độ ẩm trung bình khoảng từ 64% - 80%. Gió: trong năm
thường có 3 hướng gió chính: Hướng Đông Nam: từ tháng 1 – 5 với vận tốc trung bình
là 1,7 – 2,7m/s. Hướng Tây Nam: từ tháng 6 – 9 với vận tốc trung bình là 1,5 – 3m/s.
Hướng Đông Bắc: từ tháng 10 – 1 với vận tốc trung bình từ 1 – 1,6m/s. Ánh sáng:
Lượng nắng trung bình trong năm khoảng 2.050 giờ/năm. Tháng 3 có số giờ nắng cao
nhất là 290 giờ. Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất là 150 giờ.
Địa hình, thổ nhưỡng:
Địa hình:
Địa hình không bằng phẳng, có một phần diện tích đất bị bàu trũng. Trên địa
bàn có nhiều khe suối thưởng cạn vào mùa nắng và ngập nước vào mùa mưa.
Thổ nhưỡng:

Công ty cao su Phước Hòa nằm trên vùng bán bình nguyên vời các loại đất xám
bạc màu được cấu tạo bởi đất phù sa cổ sinh. Tỷ lệ phần trăm cát pha thịt ở lớp đất mặt
khá cao, thành phần cơ giới nhẹ, mực thủy cấp sâu lớn hơn 1,5m, thoát nước tốt sau

7


khi mưa. Đây là điều kiện tốt để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày cũng
như dài ngày như cao su, cà phê, điều và các loại cây ăn quả khác.
Đặc trưng mội trường sinh thái:
Với những đặc trưng về khí thời tiết khí hậu, địa hình thổ nhưỡng như trên đã
trở thành điều kiện rất thích hợp cho cây cao su sinh trưởng mạnh và cho năng suất
cao vào mùa mưa. Nguồn nước sinh hoạt có độ sâu từ 5 đến 15m cùng thời tiết khí hậu
tạo điều kiện thuận lợi cho sức khỏe và sinh hoạt dân cư.
2.2.3. Tình trạng cơ bản của Công ty
a) Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
*Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng:
Trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế và tiêu thụ cao su; Thương nghiệp; Thi công
xây dựng và sửa chữa cầu đường; Đầu tư, thi công xây dựng các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật cho các nhà đầu tư thuê;
Kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công nghiệp
Nhiệm vụ
Là một doanh nghiệp nhà nước , công ty cao su Phước hòa cũng có những
nghĩa vụ như bao doanh nghiệp nhà nước khác: Nộp đúng và đầy đủ các loại thuế cho
nhà nước như: thuế vốn, thuế sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… Nộp đầy đủ các quỹ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế,…. Hàng quý và hàng năm phải nộp báo cáo về tập đoàn và cơ quan quản lý cấp
trên

*Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị , ban tổng giám đốc: chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan
đến giấy phép kinh doanh thuê mướn mặt bằng, kí kết hợp đồng. Tuyển dụng, ký kết
hợp đồng lao động, cho thôi việc, xếp lương, khen thưởng , kỷ luật theo quy định nhà
nước. Đưa ra quyết định ,phương hướng hoạt động , định hướng phát triển . Điều hành

8


hoạt động kinh doanh chung ,trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và hợp tác đầu tư . Chịu
trách nhiệm về thực hiện kế hoạch.
Các phòng ban
Ban kiểm soát: được hội đồng thành viên bầu ra nhằm theo dõi , kiểm tra định
kỳ hoặc kiểm tra bất kỳ thời điểm nào đối với hoạt động của công ty , đồng thời kiểm
soát việc công ty có chấp hành thực hiện theo lệnh cấp trên và đúng luật không? Từ đó
có nghĩa vụ báo cáo lại cho Hội Đồng Thành Viên biết về kết quả hoạt động của công
ty một cách chính xác , đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và trước
pháp luật về việc làm của mình.
Văn phòng công ty: quản lý giấy tờ nội bộ, nhân sự máy móc. Gián tiếp điều
hành hoạt động nội bộ trong công ty. Là bộ phận trung gian chuyển tiếp thông tin từ
phòng quản lý tới các bộ phận và phòng ban khác.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: sắp xếp tổ chức tình hình nhân sự của công
ty xây dựng định mức lao động kế hoạch lao động và báo cáo thực hiện lao động kế
toán tiền lương. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho công nhân viên. Điều chỉnh cơ
cấu hợp lý , kiểm tra ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực.
Phòng kế hoạch vật tư: chịu trách nhiệm về máy móc, trang thiết bị. Đào tạo đội
ngũ cán bộ chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ
động trong tài chính. Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như: đóng thuế, lệ phí.
Báo cáo doanh thu , chi phí lợi nhuận.

Phòng kiểm phẩm : có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa trước và sau khi hàng hóa
được chế biến . Kiểm tra thật kỹ lưỡng và chu đáo xem hàng hóa có phạm lỗi nào và
sữa chữa ngay nhằm mục đích là hàng hóa khi xuất khẩu đạt hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao theo ISO 9001-2000.
Phòng thanh tra bảo vệ: có nhiệm vụ kiểm tra và bảo quản tài sản của công ty
để tránh tình trạng mất mát tài sản . Đưa ra các kiến nghị nhằm đưa ra hướng quản lý
tài sản tốt nhất. Các nông trường chế biến: có nhiệm vụ trồng chăm sóc, khai thác, chế
biến cao su. Phân công lao động phải phù hợp, sắp xếp công việc phải khoa học và
chính xác.
b) Cơ cấu vốn cổ phần tại thời điểm ngày 31/12/2010:
Bảng 2.1 Cơ cấu vốn cổ phần
9

ĐVT : Đồng


TT

Tên cổ đông

Số vốn góp

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
cấuphiếu
lao động
02 CơCổ
quỹ
Tổng lao động
03 Trong
Cổ đông

đó: nữkhác
1- Quản lý gián tiếp Cộng
2- Hành chính
3- Kinh tế
01

541.584.060.000
2006
2007
13.249.530.000
5.773 5.734
258.166.410.000
2.895 2.827
380
377
813.000.000.000
4
4
151
147

Số cổ phần

54.158.406
2008
2009
1.324.953
5.688 5.655
25.816.641
2.817

2.744
381
380
81.300.000
7
7
138
139

Tỷ lệ
vốn góp

66,62%
2010
1,63%
5772
31,75%
2706
424
100,00%
18
145

Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Vật Tư

c) Tình hình lao động của Công Ty:
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động từ năm 2006 đến năm 2010:

10



4-Kỹ thuật
5- Đội trưởng, đội phó
6- Phục vụ sản xuất
7- Lao động trực tiếp
8- Khai thác
9- Chế biến
10- Chăm sóc vườn cây
11- Lao động khác
12- Đoàn thể
13- Tuổi đời bình quân
14- Tuổi đời công nhân khai thác bình quân

66
160
40
5.33
4.324
286
184
536
23
33
31

67
158
38
5.29
4.218

294
239
539
30
33
31

78
158
32
5.239
4.132
324
277
506
36
33
31

80
107
154
154
34
33
5.207 5285
3.991 3675
323
349
377

658
516
510
34
30
34
33
29
30
ĐVT: người

Nguồn tin: Phòng tổ chức-lao động tiền lương
Sắp xếp bố trí lại lao động , chuyển một số công nhân khai thác sang chăm sóc
vườn cây tái canh , giải quyết lao động dư theo nghị định 41, tăng tỷ lệ nhân viên quản
lý kỹ thuật (năm 2002 là 52 người, năm 2010 là 107 người) trẻ hóa đội ngũ công nhân
khai thác (năm 2003 tuổi đời bình quân của công nhân khai thác là 32 tuổi, năm 2010
là 30 tuổi).
Nhận xét: Công ty nên tuyển nhân viên mới trẻ đẹp có trình độ Đại Học với
chuyên môn theo yêu cầu công việc . Quy hoạch cán bộ từ cấp đội trở lên. Bên cạnh
đó công ty nên mở lớp đào tạo cán bộ: đào tạo tại chỗ , gửi đi học đại học , sau đại học
trong và ngoài nước. Khi có đội ngũ như vậy thì nhất định phát triển mạnh hơn nữa.

Bảng 2.3 Bảng kê trình độ văn hóa:
2009

2010

Số lượng (người)

Số lượng (người)


STT

Trình độ

1

Tiến sỹ

0

0

2

Thạc Sỹ

5

6

3

Đại Học

150

209

11



4

Cao Đẳng

16

19

5

Trung Cấp

178

176

6

Sơ Cấp

12

8

Nguồn tin:Phòng tổ chức-Lao động tiền lương
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa

Nhận xét: Qua 2 năm (2009-2010) thì số lượng người có trình độ văn hóa đều tăng lên

và giảm bớt những người có trình độ chưa cao xuống chẳng hạn như: Trình độ Thạc
Sỹ tăng lên từ 5 người thành 6 người. Còn Đại Học cũng tăng lên từ 150 người thành
209 người. Bên cạnh đó thì trình độ của Cao Đẳng đã giảm xuống : Cao Đẳng tăng từ
16 xuống còn 19 người giảm không đáng kể. Trình độ Trung Cấp giảm từ 178 người
lên thành 176 người không đáng kể. Còn trình độ sơ cấp chiếm vị trí rất nhỏ chỉ có 8
người. Công ty càng nên khuyến khích anh em trong công ty nâng cao thêm trình độ
để có thể phục vụ cho công ty ngày một phát triển hơn nữa.

d) Vốn và nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.4. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 2010
ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn

2009

2010

848.478
840.997

1.004.773
954.162

12

Chênh lệch
±∆

%
1.093
18,42
113.165
13,5


2.Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng

7.480
1.016.802
1.016.802
-

50.611
1.284.413
1.284.413
-

43.131
267.611
267.611
-

5,8
26,3

26,3
-

1.865.280 2.289.186 423.906
22,73
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính

Bảng số liệu 2.2 cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng từ 1.865.280
triệu đồng năm 2009 lên 2.289.186 triệu đồng năm 2010 (tăng 22,73%). Nguyên nhân
tăng chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng 26,3% và sự gia tăng của nợ ngắn hạn.
e) Cơ cấu sản phẩm chế biến
Trong năm chế biến được 31.441 tấn mủ thành phẩm, cơ cấu sản phẩm gồm có:
Bảng 2.5. Cơ cấu sản phẩm chế biến
Chủng loại

Số lượng (tấn)

Tỉ lệ (%)

SVR L; SVR 3L; SVR 5

5.479

17

SVR 10; SVR 20

5.929

19


SVR CV 50, SVR CV 60

16.658

53

Latex

3.374

11

Cộng:

31.441

100
Nguồn : Phòng Kế Hoạch – Vật Tư

CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13


3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
a) Khái niệm chiến lược
Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn

để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện
có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của
thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các Tác nhân liên quan (stakeholder)
Một cách cụ thể hơn chiến lược là nhằm:
Đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về dài hạn (kinh doanh & trách nhiệm xã
hội) một cách bền vững (sustainable); Thị trường hoặc phân khúc thị trường mà công
ty sẽ kinh doanh, những chiến thuật kinh doanh sẽ được áp dụng; Doanh nghiệp làm
sao để chiếm ưu thế so với đối thủ trong những thị trường đó với những đối tượng
khách hàng cụ thể. Cần dùng những nguồn lực gì (con người, kỹ năng, tài sản, tài
chính, bí quyết công nghệ,..) để có thể đạt được mục tiêu đó. Những nguy cơ tiềm ẩn
từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự thực thi chiến lược: môi trường, cạnh tranh,
chính trị, tài nguyên,.. các kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Những giá trị mà doanh nghiệp
sẽ mang đến cho Chủ sở hữu và Xã hội mà doanh nghiệp là Thành viên.
b) Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược (strategic management) là khoa học và nghệ thuật về chiến
lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có
thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó.
3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược
Theo Fred R. David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hình thành chiến
lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược. Trong đó:
Giai đoạn hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh,
thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố ưu - khuyết điểm bên trong và
những cơ hội cũng như đe doạ từ bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, để đề ra
các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế.

14


Giai đoạn thực thi chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản

trị chiến lược. Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là: Thiết lập các mục tiêu
hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên.
Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược. Ba hoạt
động chính của đánh giá chiến lược là: Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến
lược hiện tại, đo lường thành tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Và quy trình
xây dựng chiến lược được mô tả tóm tắt qua sơ đồ mô hình 3.1.
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Tổng Quát
Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi
Thực hiện
chiến lược

Hình thành
Chiến lược

Đánh giá
chiến lược

Nguồn: Fred R.David. Strategic Management. Ninth Edition. Macmilam publishing
Company, 2004.
3.1.3. Phân tích môi trường hoạt động của công ty
Phân tích môi trường hoạt động của công ty bao gồm việc phân tích môi trường
bên ngoài (môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp) và môi trường bên trong (môi
trường nội bộ). Việc xem xét một cách toàn diện các yếu tố tác động đến hoạt động
của công ty nhằm xây dựng chiến lược một cách chặt chẽ và đúng đắn hơn.
15



×