Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỶ THƯƠNG VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.37 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

TRẦN HOÀNG HUY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP KỶ THƯƠNG VIỆT NAM
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

TRẦN HOÀNG HUY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP KỶ THƯƠNG VIỆT NAM
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: THS. NGUYỄN VĂN NĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
PPNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ Đánh Giá Năng Lực
Cạnh Tranh Ngân Hàng TMCP Kỷ Thương Việt Nam TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ”
do TRẦN HOÀNG HUY, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

Nguyễn Văn Năm
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký


Họ tên)

Họ tên)

Ký tên, ngày

tháng

năm

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu, con xin gửi lời biết ơn tới cha mẹ, anh chị cùng những người thân
trong gia đình. Con cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng
thành. Cảm ơn cha mẹ đã ở bên con động viên an ủi, giúp đỡ con trong suốt chặng
đường chinh phục tri thức.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm
nói chung và các thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng. Thầy cô đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức giúp tôi vững bước vào đời. Cảm ơn thầy cô đã chắp cánh cho ước mơ của
tôi được bay cao, bay xa. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Năm, người
thầy đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn
thành đề tài này. Cảm ơn thầy Trần Minh Huy, người chủ nhiệm tận tình với lớp và
thầy là người đã sát cánh bên tôi giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt khóa học.
Một lần nữa con xin gửi lời biết ơn tới cha mẹ, xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể

các thầy, các cô trong khoa Kinh Tế. Các thầy, các cô mãi mãi là những người đáng
kính trong tôi.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc và các anh chị trong
ngân hàng TMCP Kỷ Thương Việt Nam , xin cảm ơn anh Mai Hồng Lĩnh và chị Võ
Thị Thương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi được học hỏi, trau dồi kiến thức thực tế
để hoàn thành luận văn này, cảm ơn các anh chị trong các phòng ban đã giúp đỡ tôi
nhiệt tình, hỗ trợ tôi có cơ hội cọ xát thực tế, cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích
trong suốt quá trình nghiên cứu!
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ cho tôi. Chúc các
bạn may mắn, hạnh phúc và thành công. Tôi hi vọng rằng mỗi người chúng ta sẽ gặt
hái được thành công trên con đường sự nghiệp!!!

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2010
Trần Hoàng Huy


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN HOÀNG HUY, tháng 6 năm 2010, “ Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh
của Ngân Hàng TMCP Kỷ Thương Việt Nam Tại TP. Hồ Chí Minh”
TRẦN HOÀNG HUY, June. 2010. “Analyze The Ability of Competition of
Techcombank in HoChiMinh city”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi
thế cạnh tranh có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá năng
lực cạnh tranh của ngân hàng phải xét nhiều chỉ tiêu khác nhau. Nội dung của đề tài là
đánh giá năng lực canh tranh của ngân hàng TMCP Kỷ Thương Việt Nam tại khu vực
Sài Gòn , phân tích những điểm mạnh điểm yếu qua đó đưa ra những giải pháp để có
thể tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban của

công ty, từ sách báo,tài liệu,từ mạng internet. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
để phân tích tổng hợp vấn đề.
Với những mục tiêu nêu trên, đề tài đưa ra được những nhận xét, đánh giá về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như phân tích các yếu tố bên trong và
bên ngoài có vai trò quan trọng đối với công ty; từ đó đưa ra những biện pháp phát huy
điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Ngoài ra đề tài còn đưa ra cái nhìn chung về tình
hình sản xuất và kinh doanh hiện nay cùng những đánh giá nhận xét về các đối thủ
cạnh tranh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, chiến lược thích hợp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho ngân hàng TMCP Kỷ Thương Việt Nam.


MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi


CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiệu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Thời gian nghiên cứu


2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2

4

2.1 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng techcombank

4

2.1.1. Lịch sử hình thành

4

2.1.2. Quá trình phát triển

5

2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ, và định hướng phát triển của công ty

6


2.2.1. Mục tiêu

6

2.2.2. Nhiệm vụ

6

2.2.3. Định hướng phát triển

7

2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

7

2.3.1. Điểm mạnh

7

2.3.2. Điểm yếu

7

2.3.3. Cơ hội

8

2.3.4. Thách thức


8

2.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

9
v


2.4.1. Nhiệm vụ và chức năng của các lãnh đạo và phòng ban

9

CHƯƠNG 3

11

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1. Nội dung nghiên cứu

11

3.1.1. Khái niệm năng lực canh tranh

11

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh


11

a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

11

b) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

12

c) Ma Trận SWOT

12

d) Ma trận đánh giá hành động và vị trí chiến lược Space

13

3.1.3. Vai trò của các chỉ tiêu trong việc xác định năng lực cạnh tranh

14

3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực canh tranh

14

a) Các yếu tố bên ngoài

14


b) Các yếu tố bên trong

16

3.2. Các chỉ tiêu sử dụng

18

3.3. Phương pháp nghiên cứu

19

3.3.1. Phương pháp Thu thập số liệu thứ cấp

19

3.3.2. phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

19

CHƯƠNG 4

20

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

20

4.1. Khái quát về tình hình hoạt động ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây.20
a) Lãi suất đột ngột đảo chiều


21

b) Kỷ lục của chênh lệch tỷ giá

21

c) Bùng nổ tín dụng ngoại tệ

22

d) Tác động sâu rộng của thông tư 13

22

e) Công bố 2 bộ luật mới

23

f) Siết kinh doanh vàng

23

g) Giảm áp lực tăng vốn pháp định

23

h) Lo ngại gánh nặng nợ nầng vinashin

24


i) Định mức tín nhiệm xấu đi

24

j) Quy mô các ngân hàng phát triển mạnh

25

vi


4.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Kỷ Thương Việt Nam

26

4.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm 2008-201

26

4.2.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010

29

4.2.3. Tình hình cho vay tại ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010

30

4.2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng


31

a) Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010

32

b) Tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010

33

c) Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010

34

4.3. Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng36
4.3.1. Môi trường vĩ mô

36

a) Môi trường kinh tế

36

b) Môi trường chính trị pháp luật

39

c) Môi trường công nghệ

40


4.3.2. Môi trường vi mô

41

a) Đối thủ cạnh tranh

41

b) Sản phẩm thay thế

49

c) Khách hàng

50

d) Đối tác

51

4.4.2. Quản trị

53

4.4.3. Quản trị nguồn nhân lực

54

4.4.4. Sản phẩm – dịch vụ


56

4.5. Các công cụ phân tích

61

a) Ma trận Space

61

b) Ma trận đánh giá các yêu tố bên ngoài (EFE)

62

c) Đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

63

d) Ma trận SWOT

64

4.6. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng

66

4.7. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

67


4.7.1. Mở rộng và nâng cao nguồn vốn hoạt động của ngân hàng

67

4.7.2. Marketing ngân hàng

68

4.7.3. Công nghệ ngân hàng

73
vii


4.7.4. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng

73

4.7.5. Dự đoán kết quả đạt được từ thực hiện các giải pháp

75

CHƯƠNG 5

76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76


5.1. Kết luận

76

5.3. Đối với nhà nước

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Flexcube

là phần mềm giải pháp trọng yếu cho các hoạt động ngân hàng

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSBC

Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải


KD

Kinh doanh

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

PGD

Phòng giao dịch

PR

Quan hệ công chúng

TCKT

Tài chính kế toán

TCTD

Tài chính tín dụng

UBCK

Ủy ban chứng khoán

VCSH


Vốn chủ sở hữu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Từ Năm 2008-201026
Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Về Tỷ Suất Lợi Nhuận

27

Bảng 4.3. Tình Hình Huy Động Vốn Theo Kỳ Hạn

29

Bảng 4.4. Tình Hình Cho Vay Theo Thời Hạn Vay

31

Bảng 4.5. Tình Hình Dư Nợ, Thu Nợ Tại Ngân Hàng Năm 2008-2010

32

Bảng 4.6. Tình Hình Nợ Quá Hạn Của Ngân Hàng Qua 3 Năm 2008-2010


34

Bảng 4.7. Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dư Nợ

35

Bảng 4.8. So Sánh Thời Gian Hoạt Động Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Với Ngân
Hàng TMCP Kỷ Thương

42

Bảng 4.9. So Sánh Sản Phẩm Dịch Vụ Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Với Ngân Hàng
Techcombank.

42

Bảng 4.10. So Sánh Cách Thức Quảng Bá Hình Ảnh Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh
Với Ngân Hàng Techcombank.

45

Bảng 4.11. Một Số Chương Trình Khuyến Mãi Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Và
Ngân Hàng Techcombank

46

Bảng 4.12. Vốn Điều Lệ Của Một Số NHTM Việt Nam

53


Bảng 4.13. Mức Lương Của Cán Bộ Ngân Hàng Từ Năm 2008-2010

55

Bảng 4.14. Đánh Giá Các Yếu Tố Quyết Định

61

Bảng 4.15. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài

62

Bảng 4.16. Ma Trận Đánh Giá Yếu Tố Bên Trong (IFE)

63

Bảng 4.17. Đánh Giá Ma Trận SWOT

64

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Ngân Hàng Techcombank

9

Hình 3.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh


15

Hình 4.1. Biểu Đồ Chi Tiêu Về Tỷ Suất Lợi Nhuận 2008 – 2010

28

Hình 4.2. Biểu Đồ Dư Nợ 2008 -2010

32

Hình 4.3. Biểu Đồ Thu Nợ 2008 -2010

33

Hình 4.4. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nợ Quán Hạn Trên Tổng Dự Nợ Từ Năm 2008 - 2010

35

Hình 4.5. Biểu Đồ Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng Đối Với Techcombank

50

Hình 4.6. Biểu Đồ Mức Lương của Cán Bộ Ngân Hàng Techcombank

55

Hình 4.7. Đánh Giá của Khách Hàng Về Thái Độ Phục Vụ của Nhân Viên Ngân Hàng
55
Hình 4.8. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Các Sản Phẩm Dịch Vụ của Ngân

Hàng

57

Hình 4.9. Đánh Giá của Khách Hàng Về Lãi Suất Cho Vay của Ngân Hàng.

57

Hình 4.10. Đánh Giá của Khách Hàng Về Các Thủ Tục Giấy Tờ của Ngân Hàng

58

Hình 4.11. Biểu Đồ Cách Thức Khách Hàng Nhận Biết Về Ngân Hàng

59

Hình 4.12. Sơ Đồ Ma Trận Space của Ngân Hàng TMCP Kỷ Thương

61

Hình 4.13. Sơ Đồ Mở Rộng Hoạt Động Huy Động Tại Ngân Hàng Techcombank

67

Hình 4.14. Sơ Đồ Mở Rộng Hoạt Động Quảng Bá Hình Ảnh Ngân Hàng

68

Hình 4.15. Đa Dạng Các Sản Phẩm Trong Danh Mục Sản Phẩm của Techcombank 70


xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra.
Phụ lục 2: Dịch vụ Home Banking.
Phụ lục 3: Đề nghị giải ngân của ngân hang.
Phụ lục 4: Các biện pháp thắt chặt tiền tệ.

xii


CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực, theo tiến trình hội nhập chung của nền kinh tế, trong đó hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập tài
chính quốc tế. Điều này thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại Việt
Nam, mở ra nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trường tài chính ngân hàng,
đồng thời, đặt ra những thách thức trong quá trình cạnh tranh mạnh mẽ về dịch vụ
ngân hàng, nhất là khối ngân hàng bán lẻ.
Trong những năm qua, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đã xây dựng các mối
quan hệ hợp tác chính thức với nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Chính vì
vậy các NHTM đã học hỏi, tiếp thu, nâng cao trình độ, kinh nghiệm điều hành quản lý,
công nghệ, dịch vụ ngân hàng, nhân lực… Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đã có những
bước đi tích cực trong việc thực hiện cam kết quốc tế, dần dần gỡ bỏ các rào cản về
hoạt động Ngân hàng, tài chính bên ngoài, cho phép các chi nhành ngân hàng nước
ngoài hoạt động 100% vốn và thành lập liên doanh tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, Việt Nam đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống

NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới bởi lẽ môi trường pháp lý
chưa lành mạnh, mức vốn còn thấp, trình độ quản lý còn hạn chế, trình độ công nghệ
áp dụng chưa hiện đại, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng như
cầu dịch vụ cao nên hiệu quả kinh doanh thấp. Do đó, cần nâng cao năng lực cạnh
tranh của hệ thống NHTM trong bối cảnh mới là vấn đề cấp bách, quan trọng đang đặt
ra.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiệu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng , tìm hiểu vị thế của
ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh nhằm phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu cũng
như cơ hội và thách thức, từ đó đánh giá năng lực canh tranh và đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Techcombank.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các số
liệu thực tế trong những năm gần đây.
Nhận dạng môi trường bên trong để biết điểm mạnh và điểm yếu.
Nhận dạng môi trường bên ngoài để biết được những thách thức và cơ hội của
mình đối với đối thủ cạnh tranh .Kết hợp với ma trận SWOT.
Nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng với khách hàng.
Tìm hiểu sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng đối với ngân hàng.
Đánh giá năng lực của ngân hàng thông qua các số liệu từ các phòng ban:
phòng tài chính, phòng kinh doanh, phòng marketing.
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng techcombank.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Trong thời gian thực tập từ ngày 10/01/2010 – 22/04/2011.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tại ngân hàng techcombank:

30 Phan Đăng Lưu, P.25 Q.Bình Thạnh.TP.HCM
Nghiên cứu trên các tài liệu về tài chính, nhân lực, marketing, cũng như các
chương trình quảng cáo, cùng với sự hỗ trợ và tham khảo của giáo viên hướng dẫn.
Trên cơ sở phân tích đó, tổng hợp đưa ra các giải pháp nhằm phát triển năng lực
cạnh tranh của ngân hàng Techcombank.

1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1 : Đặt vấn đề
Chương 2 : Tổng quan
2


Giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của techcombank.
Chương 3 :Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong Ngân hàng, đưa ra những nghiên
cứu, số liệu và thu thập.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đánh giá năng lực cạnh tranh, phân tích cái khó và cái dễ của năng lực canh
tranh, các bước xúc tiến để cải thiện những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh
của ngân hàng. Đánh giá hiệu quả và đưa ra những giải pháp thích hợp để tăng năng
lực cạnh tranh cũng như lợi nhuận của ngân hàng .
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra những kết luận từ kết quả nghiên cứu ở Chương 4 và đưa ra một số kiến
nghị đối với ngân hàng nhằm hoàn thiện hơn năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quát về ngân hàng techcombank
Trụ sở chính: 70-72 Bà Triệu, Hà Nội
Tel: (04) 9446362 /Fax: 04. 9446368 /Email:
Telex: 411 349 HSC TCB
SWIFT: VTCB VN VX; REUTERS: TCBV
Website: www.techcombank.com.vn
E-mail:
Ngày thành lập: 27.09.1993
Mạng lưới: 113 chi nhánh và phòng giao dịch trải khắp 21 tỉnh thành lớn của Việt
Nam
Vốn điều lệ: 1.700 tỉ đồng;
Tổng tài sản: hơn 27.535 tỉ đồng
Số lượng nhân viên: 2.400 nhân viên
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Thiều Quang
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Vinh
2.1.1. Lịch sử hình thành
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn
16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng.
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần Với mạng
lưới gần 230 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước.
Dự kiến đến cuối năm 2010, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi
nhánh và Phòng giao dịch lên 300 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân
hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu


về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000
người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách

hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân với gần 42.000
khách hàng doanh nghiệp.
2.1.2. Quá trình phát triển
Vốn điều lệ của ngân hàng tăng dần theo các năm.

Các cột móc lịch sử và thành tích của ngân hàng
Năm 2006
Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank,
Wachovia.
Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố
xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được
xếp hạng bởi Moody’s.
Năm 2007
Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải
thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương
mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương
trao tặng.
Năm 2008
Tháng 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do
độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn.
5


Tháng 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh
nghiệp trẻ trao tặng.
Tháng 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008.
Ngày 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và
“Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
Năm 2009
Nhận giải thưởng “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do

Việt Nam Report trao tặng.
Năm 2010
Tháng 05/2010: Nhận Danh vị “Thương hiệu quốc gia 2010”.
Tháng 05/2010: Nhận giải Ngân hàng Tài trợ Thương mại năng động nhất khu
vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng.
Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm
2009 do Citi Bank trao tặng.
Tháng 7/2010: Nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp
chí Euromoney trao tặng.
Tháng 8/2010: Nhận Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2010” do Hội doanh
nhân trẻ trao tặng và Giải thưởng Thương hiệu Việt được ưu thích nhất năm 2010 do
Báo Sài gòn Giải phóng trao tặng .
2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ, và định hướng phát triển của công ty
2.2.1. Mục tiêu
Để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam, Techcombank đã triển
khai hàng loạt cơ cấu hoạt động nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Bên cạnh đó, gói sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt từ huy động cho vay, đến các
dịch vụ tiện ích được giới thiệu ra thị trường nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu tài chính
của khách hàng cá nhân.
Hoàn thành tái cấu trúc mô hình hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Cung cấp cho khách hàng nhiều kênh tiếp cận nhanh chóng dễ dàng và an toàn.
Các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, phù hợp với nhu cầu đầu tư tích lũy của dân cư.
2.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ quan trọng nhất là trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 tại Việt Nam.
6


Tập hợp những tiềm năng và khả năng của ngân hàng để thực hiện chủ trương
chính sách của Nhà nước và thực hiện mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
Nhận diện mục tiêu, đưa ra những sản phẩm, những mô hình hoat động quảng bá

để thu hút thị hiếu và khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Mở rộng hợp tác và quy mô kinh doanh với nhiều bạn hàng mới, nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển ngân hàng cũng như các sản phẩm của ngân hàng khác.
Chăm lo bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và cải thiện đời
sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.
2.2.3. Định hướng phát triển
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng
nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ da đạng và dựa trên cơ sở luôn
coi khách hàng là trọng tâm
Tạo dựng cho cán bộ công nhân viên môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ
hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn , lâu dài trong việc triển khai một
chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ
quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
2.3.1. Điểm mạnh
Techocombank có mạng lưới rộng lớn trên khắp cả nước, đội ngũ nhân viên đông
và có trình độ, có một lượng lớn khách hàng thân tính.
Techcombank đã có chổ đứng về thương hiệu của mình so với các ngân hàng
khác trong nước. Ngày nay, thương hiệu được xem như một trong những công cụ quan
trọng trong việc thiết lập quan hệ, và tạo niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước.
Có được nguồn vốn vững mạnh , được huy động từ nhiều nguồn khác.
2.3.2. Điểm yếu
Chiệu sự chi phối của nhà nước, không hoàn toàn theo mục đích thương mại.
Cơ quan quản lý vẫn chưa phù hợp theo xu thế hiện đại, so với các ngân hàng
khác.

7



Sản phẩm tuy nhiều biến đổi, nhưng chưa đa dang, còn ngèo nàn về sản phẩm,
chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
của người tiêu dùng.
Năng lực tài chính còn hạn chế, chưa đạt chuẩn mực quốc tế.
Ngân hàng tham gia vào nhiều lĩnh vực, nên có lượng khách hàng rất lớn , do
đó khó quản lý, theo dõi và tốn kém chi phi và đầu tư.
Trình độ công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh còn
giới hạn, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều.
Công tác quản trị rủi ro còn thấp chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro.
Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (do rộng khắp các chi nhánh và phòng giao dịch
trên toàn quốc) nên rất khó cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ.
2.3.3. Cơ hội
Tốc độ phát triển kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai.
Cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên
việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài rất cao.
Tầm nhận thức của người dân đã dần cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử
dụng các tiện ích ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển sản phẩm mang tính công
nghệ có triển vọng.
2.3.4. Thách thức
Sự gia tăng các đối thủ cạnh tranh trong tương lai với công nghệ, năng lực tài
chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam.
Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng, ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng có
vốn đầu tư mạnh và sự lớn mạnh của các ngân hàng có uy tín lâu dài cùng với sự lớn
mạnh về các mạng lưới ngân hàng trong toàn quốc.
Rui rỏ thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính: lãi suất,
tỷ giá và cán cân vốn được tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
tài chính ở các nước trên thế giới và khu vực gia tăng.
Nền kinh tế đang trong quá trình phát triển và hội nhập, chưa thật sự vững vàng
và dễ dàng bi đổ vỡ khi có những biến động.


8


Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ
thống chính sách, pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn
đáng còn non yếu.
Nguồn nhân lực dễ dàng bi lôi kéo bởi các đối thủ khác.
2.4. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Ngân Hàng Techcombank

2.4.1. Nhiệm vụ và chức năng của các lãnh đạo và phòng ban
Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, HĐQT
họp ít nhất mỗi năm một lần, có quyền quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ, quyết
định phương hướng phát triển của ngân hàng.
Tổng Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp thay mặt HĐQT để
điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại diện hợp pháp theo pháp
luật và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động KD của ngân hàng.
Ban kiểm soát: Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị về sự tuân thủ pháp
luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình
9


nghiệp vụ, đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị và đề xuất các
giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động.
Phòng kiểm toán nội bộ: Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách
quan đối với tất cả các Khối, Phòng, Ban thuộc HO, các chi nhánh, PGD, đơn vị trực
thuộc các hoạt động của NH. Khuyến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót,
xử lý vi phạm, đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động
nhằm ngăn ngừa, khắc phục những yếu điểm đã được báo cáo

Phòng quản trị rủi ro: Tổ chức đảm bảo quy trình thực hiện kiểm soát việc thực
hiện rủi ro, thực hiện các báo cáo về tài chính hạn mức và vi phạm hạn mức, quản trị
rủi ro cho bộ phận đầu tư ngân hàng.
Phòng kinh doanh tiền tệ: Phụ trách việc hạch toán trong hệ thống Flexcube. Phụ
trách soạn thảo Hợp đồng và các công việc khác theo sự phân công của Trưởng đơn vị

10


CHƯƠNG 3 :
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm năng lực canh tranh
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi
biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường
là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất thị
trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh
tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với
người tiêu dùng là sự tiện lợi.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua thực lực và
lợi thế của doanh nghiệp đó so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất
các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Bên canh đó, năng lực cạnh tranh còn
được đánh giá thông qua các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như: qui mô, năng lực
quản lý, trình độ công nghệ, lao động…. (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005).
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận đánh giá cá yếu tố bên trong tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và
yếu tố quan trọng của các bộ phân kinh doanh chức năng và cung cấp cơ sở để xác

định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Việc xây dựng ma trận các yếu tố bên trong được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành của
doanh nghiệp
Bước 2 : Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và
tổng mức quan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.


Bước 3 : Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các
chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1
đến 4, với 1 là khả năng phản ứng yếu, 2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên
mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.
Bước 4 : Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của
yếu tố với điểm phân loại tượng ứng. Tổng điểm có giá trị từ 1 đến 4.
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm tring khoảng từ điểm 1 đến điểm 4,
không phụ thuộc vào yếu tố quan trọng trong ma trận.
b) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Xác định những yếu tố ngoại cảnh có tác động quan trọng đến sự thành công
của ngân hàng có kết hợp sự tương quan về năng lực hoạt động hiện tại, các chiến lược
hiện tại mà ngân hàng đang áp dụng.
Cách xây dựng đánh giá yếu tố ma trận bên ngoài:
Bước 1: Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành của
doanh nghiệp.
Bước 2 : Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 đến 1,0 cho từng yếu
tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó mà
ngân hàng đang kinh doanh hay sản xuất. Tổng số điểm các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3 : Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các
chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1
đến 4, với 1 là khả năng phản ứng yếu, 2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên
mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.

Bước 4 : Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của
yếu tố với điểm phân loại tượng ứng. Tổng điểm có giá trị từ 1 đến 4.
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trân không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố,
điểm cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1.
c) Ma Trận SWOT
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị
phát triển 4 loại chiến lược sau: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm
yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu –
nguy cơ (WT).
12


×