Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ FOSTER (VIỆT NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.15 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
………………..

PHAN THỊ MAI CHI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH
ĐIỆN TỬ FOSTER (VIỆT NAM)

Ngành: Quản trị kinh doanh thương mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Hoàn thiện công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Điện Tử Foster (Việt
Nam)” do Phan Thị Mai Chi, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế, chuyên ngành
Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_________________________

Nguyễn Thị Bình Minh
Người hướng dẫn

_______________________________


Ngày

tháng

năm.

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________________

_______________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin cảm ơn ba, mẹ - người đã nuôi dưỡng dạy dỗ con đến
ngày hôm nay. Và đặc biệt là mẹ, người đã động viên con trong thời gian qua, giúp

con nỗ lực hơn và tạo mọi điều kiện để con hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt, dạy bảo chúng em từ
đạo đức đến những kiến thức quý báu làm hành trang cho chúng em vững bước vào
đời.
Em xin cám ơn cô Nguyễn Thị Bình Minh đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đạt được
kết quả như hôm nay, em xin gửi đến cô lòng tri ân chân thành nhất.
Em xin cám ơn các cô chú, anh chị ở các phòng ban của Công ty TNHH
Điện Tử Foster (Việt Nam) đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận
lợi cho em được tiếp cận những hoạt động thực tế tại Công ty. Em xin kính chúc
Công ty gặt hái nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh và ngày càng mở rộng
hoạt động sản xuất của mình hơn nữa.
Em xin cảm ơn tất cả bạn bè, thân hữu đã động viên, chia sẻ những buồn vui
trong suốt quãng đời sinh viên của em.
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế luôn dồi dào sức
khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và hoạt động
nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Phan Thị Mai Chi


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ MAI CHI. Tháng 6 năm 2011. “Hoàn Thiện Công Tác Đào
Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty TNHH Điện Tử Foster (Việt
Nam)”.
PHAN THỊ MAI CHI. June 2011. “Perfect The Training Mission And
Developing Human In Foster Electric (Viet Nam) Co. Ltd.”

Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam), một công ty nước ngoài hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, tham gia các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
điện tử.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng có vai trò quan
trọng để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp
phải chú trọng quan tâm đầu tư và phát triển nguồn nhân lực trẻ, khỏe, năng động
có trình độ chuyên môn và sang tạo. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập và xử lý
số liệu từ đó tổng hợp phân tích so sánh số liệu, đồng thời sử dụng phương pháp
chọn mẫu để khảo sát điều tra nhân viên nhằm tìm ra ưu điểm và khuyết điểm của
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đề tài còn tìm hiểu về tình hình biến
động nhân sự, hình thức tuyển dụng, các chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty.
Đề tài còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên trong và môi trường
bên ngoài từ đó đưa ta giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại Công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x


Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu


3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về Công ty

5

2.1.1. Sơ lược về Công ty

5

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Điện Tử Foster
(Việt Nam)

6

2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

6

2.2.1. Lĩnh vực hoạt động


6

2.2.2. Công nghệ và quy trình sản xuất

7

2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty

8

2.3.1. Sơ đồ tổ chức

8

v


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

10

2.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

17

2.3.4. Định hướng phát triển của Công ty

18

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

20
20

3.1.1. Một số vấn đề cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

20

3.1.2. Nội dung và quy trình đào tạo nguồn nhân lực

22

3.1.3. Tìm hiểu những hình thức và phương pháp đào tạo

27

3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực

31

3.2. Phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

33

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu


34

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích tình hình nguồn nhân lực tại Công ty

35
35

4.1.1. Tình hình biến động nguồn nhân lực của Công ty qua các năm

35

4.1.2. Kết cấu lao động của Công ty

36

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực

42

4.2.1. Môi trường bên ngoài

42


4.2.2. Môi trường bên trong

47

4.3. Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Công ty

48

4.3.1. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

48

4.3.2. Công tác tổ chức đào tạo tại Công ty

51

vi


4.3.3. Các hình thức, phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 54
4.3.4. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo

56

4.3.5. Đánh giá của nhân viên về công tác phát triển nguồn nhân lực

57

4.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực


60

4.4.1. Ưu điểm

60

4.4.2. Khuyết điểm

60

4.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực

60

4.5.1. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực

60

4.5.2. Nâng cao chất lượng phân tích công việc

61

4.5.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

62

4.5.4. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực


63

4.5.5. Hoàn thiện hơn nữa bộ máy của Công ty

65

4.5.6. Thực hiện chế độ trả lương, thưởng phạt, trợ cấp cho cán bộ công nhân
viên một cách hợp lý

66

4.5.7. Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

67

4.5.8. Một số biện pháp khác

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

70

5.1. Kết luận

70

5.2. Kiến nghị

71


5.2.1. Đối với chính phủ và nhà nước

71

5.2.2. Đối với Công ty

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ĐVTT

Đơn vị trực tiếp


HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for
Standardization)

KCN

Khu công nghiệp

VNĐ

Việt Nam đồng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

TGĐ

Tổng giám đốc


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty

17

Bảng 3.1. Mô Hình Đánh Giá của Tiến Sỹ Donald Kir Patrick

26

Bảng 4.1. Biến Động Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2009 Và 2010

35

Bảng 4.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2009 và Năm 2010

37

Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2010


38

Bảng 4.4. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2010

40

Bảng 4.5. Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Sử Dụng Năm 2010

41

Bảng 4.6. Tình Hình Lao Động Việt Nam So với Các Nước Khác

45

Bảng 4.7. Kế Hoạch Tổng Hợp Đào Tạo qua Các Năm

49

Bảng 4.8. Mong Muốn của Nhân Viên Sau Đào Tạo

58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất


8

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

9

Hình 3.1. Các Giai Đoạn Phát Triển

32

Hình 4.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lao Động Theo Giới Tính Năm 2009 và Năm 2010

37

Hình 4.2. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lao Động Theo Độ Tuổi

39

Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lao Động Theo Trình Độ Năm 2010

40

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Sử Dụng Năm 2010

41

Hình 4.5. Biểu Đồ Tăng Trưởng GDP và Lạm Phát Từ Năm 2001 - 2010

42


Hình 4.6. Các Bước của Quy Trình Đào Tạo

48

Hình 4.7. Đánh Giá Mức Độ Tham Gia các Khóa Đào Tạo của Nhân Viên

50

Hình 4.8. Đánh Giá Phương Pháp Đào Tạo của Công Ty

55

Hình 4.9. Đánh Giá về Chất Lượng Đào Tạo

56

Hình 4.10. Đánh Giá Hiệu Quả Làm Việc Sau Đào Tạo

57

Hình 4.11. Đánh Giá về Cơ Hội Thăng Tiến, Thu Nhập Sau Đào Tạo

59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Khảo Sát
Phụ lục 2. Phiếu Đánh Giá Khóa Học


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
2011 - một năm mới với nhiều hy vọng mới về một nền kinh tế phát triển
mới. Theo các nhà Kinh tế học thì năm 2011 nền kinh tế thế giới sẽ khả dĩ hơn năm
2010, một năm đã xảy ra rất nhiều nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát, làm
suy thoái nền kinh tế thế giới. Để khắc phục được hậu quả của cuộc suy thoái kinh
tế, các nước trên thế giới đã nổ lực hết mình, họ đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi
phương thức sản xuất, sử dung những nguồn tài nguyên dự trữ, tích lũy. Nhưng trên
hết, để có thể khắc phục được hậu quả kịp thời thì điều mà các nước cần là chất
lượng của đội ngũ các nhà khoa học, đội ngũ người lao động, hay nguồn nhân lực
của quốc gia đó, do đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vì thế yếu tố của con người
trong bất kỳ một cơ quan, một tổ chức doanh nghiệp nào đều là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công hay thất bại của cơ quan, của tổ chức đó.
Mười năm gần đây nguồn nhân lực ngày càng phát triển về số lượng và cả về
chất lượng, tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt và không ngừng nâng cao. Nhận
thức được điều này, các nhà quản trị mới nhận ra rằng: Chính con người - các nhân
viên của mình - mới chính là nguồn nhân lực quan trọng nhất của doanh nghiệp hay
cơ quan đó.
Ở nước ta, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
thì nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà quản trị qua thực tế kinh doanh
sẽ có được cách nhìn mới hơn, thực tế hơn, hiện đại hơn về công tác quản trị. Công
tác quản trị đã thay đổi để phù hợp với cơ chế mới. Tuy nhiên công tác quản trị



nhân sự còn gặp phải một số yếu kém. Các nhà quản trị chưa biết tận dụng nguồn
lực con người một cách có hiệu quả so với những gì họ đã làm với các yếu tố sản
xuất khác. Chính vì vậy họ phải thay đổi cách nhìn con người là lực lượng với một
cách nhìn toàn diện hơn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam), qua
nghiên cứu công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty, em thấy rằng công ty
đã và đang tích cực tiến hành một cách có hiệu quả công tác này. Tuy nhiên do điều
kiện có hạn nên công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở công ty có nhiều hạn chế
đòi hỏi công ty phải có biện pháp giải quyết.
Do tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự nói chung và đào tạo - phát
triển nhân sự nói riêng cộng với mong muốn tìm hiểu về nhân sự và góp một phần
nhỏ của mình vào việc giải quyết những thực tế của công tác đào tạo và phát triển
nhân sự còn tồn tại của công ty, vì vậy em quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Hoàn Thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
Điện tử Foster (Việt Nam)”
Trong quá trình thực hiện đề tài do kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô, các bạn và quý anh chị trong công ty để đề tài được hoàn thiện
hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình nguồn nhân lực của Công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực.

2



Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Công ty.
Phân tích thực trạng về chính sách phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công
ty.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam), Số 6A
Đường số 6, KCN Việt Nam – Singapore, huyện Thuận An, Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực tập : từ ngày 1/3/2011 – 1/5/2011. Phân tích và so sánh số
liệu qua các năm 2009 và 2010.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về phương pháp đào tạo và chính sách phát triển tại phòng nhân sự
thuộc các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Tìm hiểu các chế độ mang lại lợi ích hay cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 là mở đầu với đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và cấu trúc đề tài nghiên cứu.
Chương 2 là giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt
Nam) về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực sản xuất kinh
doanh và các chiến lược Công ty đặt ra.
Chương 3 nêu lên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: cơ sở lý luận về
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài
cũng như nói rõ về phương pháp nghiên cứu. Từ những lý thuyết làm nền tảng để

3



tiến hành nghiên cứu tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty.
Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ở
chương 1 là tìm hiểu về tình hình nhân sự , các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực trạng đào tạo và phát triển tại Công ty và từ
đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị giúp Công ty thu hút nguồn nhân lực giỏi,
củng cố nguồn nhân lực hiện có và tăng thêm nguồn nhân lực mạnh, đủ năng lực và
chuyên môn phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của Công ty.
Chương 5 nêu kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị đối với công ty và đối với nhà nước.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Sơ lược về công ty
- Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được thành lập theo giấy phép đầu
tư số 164/GP – KCN – VS ngày 24/01/2006 do Ban quản lý Khu Công Nghiệp Việt
Nam – Singapore cấp. Chủ đầu tư là Foster Electric (Singapore) PTE, Lmt.
- Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Điện Tử Foster (Việt Nam)
- Tên giao dịch tiếng Anh: Foster Electric (Viet Nam) CO., LTD
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.
- Địa điểm trụ sở chính và nhà máy FV1 đặt tại Số 6A Đường số 6, KCN
Việt Nam – Singapore, huyện Thuận An, Bình Dương.
- Phone: +84 – (0)6503-767547
- Fax: +84 – (0)6503-757548

- Website : foster-electric.com ()
- Mã số thuế: 3700689599
- Tài khoản thuộc ngân hàng:
 Ngân hàng Mizuho Corpotate bank, Ltd.
 Ngân hàng Vietcombank Bình Dương
 Ngân hàng Đông Á
 Ngân hàng Tokyo Mitsubishi

5


- Doanh nghiệp có nhà xưởng sản xuất FV2 tại số 20 VSIP II đường số 5,
KCN Việt Nam – Singapore II, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Tổng giám đốc đại diện : ông Izumi Yuji (quốc tịch Nhật Bản)
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện Tử Foster (Việt
Nam)
- Tháng 01/2006: Công ty thành lập và đăng ký ở Việt Nam theo giấy phép
đầu tư số 164/GP-KCN Việt Nam – Singapore ngày 24/01/2006. Diện tích sử dụng
44.189 m2.
- Tháng 06/2006 : Bắt đầu sản xuất tai nghe ở cơ sở Estec Vina (cơ sở thuê)
để đào tạo công nhân.
- Tháng 07/2006 : Tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà máy.
- Tháng 08/2006 : Vận hành thử.
- Tháng 09/2006 : Khánh thành và bắt đầu sản xuất tai nghe ở tòa nhà mới
Foster.
- Tháng 12/2006 : Đạt chất lượng QMS ISO 9001:2000.
- Tháng 24/03/2008 : Công ty đăng ký và thành lập thêm nhà máy FV2, diện
tích sử dụng là 34.500 m² và bắt đầu đi vào hoạt động tháng 1 năm 2009.
- Số lượng lao động:
 FV1 350 nhân viên văn phòng và 4019 công nhân.

 FV2 422 nhân viên văn phòng và 3625 công nhân.
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động
a) Sản phẩm
- Sản xuất tai nghe và loa các loại.
- Sản xuất linh kiện điện tử các loại.
- Từ khi đi vào hoạt động chính thức tháng 09/2006, Công ty Điện Tử Foster
(Việt Nam) đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm tai nghe và loa các loại đạt chất
lượng quốc tế nên đã chiếm được lòng tin của khách hàng, nhất là tập đoàn NOKIA.
b) Năng lực sản xuất:

6


- Với 3 phân xưởng chính đặt tại nhà máy Foster 1 gồm tổng cộng 63 dây
chuyền sản xuất đạt công suất khoản 32 triệu sản phẩm /năm, công ty chuyên nhập
khẩu các loại nguyên phụ liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, xuất khẩu các thiết
bị tai nghe và phụ kiện liên quan như loa, hệ thống loa, loa kích hoạt, tai nghe,…
c) Quy mô về vốn:
- Tổng vốn đầu tư: 736.000.000.000 (736 tỷ đồng), tương đương 46.000.000
USD. Trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 416.000.000.000 tương đương
26.000.000 USD, được đầu tư cho các dự án sau:
+ Vốn đầu tư cho dự án 2 nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp Việt
Nam – Singapore là 40.500.000 USD.
+ Vốn đầu tư cho dự án xây dựng nhà ở cho công nhân là 5.500.000 USD.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm là 25% lợi nhuận thu được, doanh
nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ khi có thu nhập
chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 5 năm tiếp theo.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Châu Mỹ (Mỹ, Mexico); Châu Âu (Phần
Lan); Châu Á (Ấn độ, HongKong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore)

với 3 khách hàng chính : N39, P38, A37.
2.2.2. Công nghệ và quy trình sản xuất :
a) Công nghệ :
Áp dụng công nghệ cao và trang thiết bị hiện đại như: máy định dạng dây
cord, máy cắt kỹ thuật (digital cutter), cân điện tử (electronic scale), hệ thống máy
nén khí công nghiệp (máy sấy khí FX-4) tạo ra các sản phẩm chất lượng cao thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng.
b) Quy trình sản xuất :

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất
Nhận Vật Tư

Kiễm Tra Vật Tư Nhận

Lưu Trữ Vật Tư

Cấp Vật Tư

Sản Xuất

Lưu Kho

Kiểm Tra Mẫu Xuất

Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
2.3.1. Sơ đồ tổ chức:


8


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty
Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng

Trách nhiệm
Hành chính nhân sự 1
Hành chính nhân sự 2

Hành chính nhân sự
Đào tạo
Công nghệ thông tin
Kế toán 1
Kế toán 2
Quản lý sản xuất 1
Quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất 2
Xuất nhập khẩu
Mua vật tư

Tổng Giám
Đốc

Mua hàng

Phát triển

Kho
Kiểm soát chất lượng 1
Kế hoạch sản xuất 1
Bảo trì 1

Sản xuất 1

Sản xuất 1
Sản xuất 2
Sản xuất 3
Kỹ thuật công nghệ
Kiểm soát chất lượng 2
Kế hoạch sản xuất 2
Bảo trì 2

Xuất nhập khẩu

Sản xuất 1
Sản xuất 2
Sản xuất 3

Nguồn: Phòng nhân sự

9


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a) Hội đồng thành viên :
Có quyền quyết định mọi vấn đề trong các cuộc họp của Hội đồng thành
viên.

Những vấn đề sau đây được toàn thể các thành viên Hội đồng thành viên
quyết định theo nguyên tắc nhất trí:
+ Ngân sách, phương án sản xuất dài hạn hàng năm cũng như kế hoạch kinh
doanh của công ty.
+ Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm Tổng giám đốc.
b) Tổng giám đốc:
Là người điều hành cao nhất của doanh nghiệp và tất cả các thành viên của
doanh nghiệp sẽ báo cáo lên Tổng giám đốc. Cụ thể, Tổng giám đốc có các quyền
và trách nhiệm như sau:
+ Báo cáo lên Hội đồng thành viên về công việc kinh doanh của công ty.
+ Phân công cán bộ, nhân viên thuộc quyền qua hệ thống sơ đồ tổ chức, quy
định rõ phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của từng người.
+ Giám sát và chỉ đạo công việc của tất cả các thành viên khác của công ty.
+ Thay mặt công ty đàm phán, ký kết và quyết định bất kỳ văn bản, thư từ
trao đổi nào có liên quan tới công việc kinh doanh sản xuất của công ty theo sự ủy
quyền chung hay cụ thể của Hội đồng thành viên.
+ Ủy quyền và phân công giải quyết công việc cho các Phó giám đốc.
c) Phòng hành chính nhân sự:
 Giám đốc hành chính nhân sự
- Dựa trên các báo cáo của kế toán để đưa ra các phương án sản xuất – kinh
doanh tối ưu, theo dõi và thực hiện các chính sách tín dụng đối với khách hàng.
- Chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận hành chính văn phòng, ký xét duyệt
những quyết định tài chính quan trọng.

10


- Thường xuyên báo cáo lên Tổng giám đốc mọi diễn biến trong quá trình
điều hành quản lý.

 Tổng vụ (GA)
- Đảm bảo công tác văn thư, giấy tờ, bảo mật.
- Tổ chức chăm lo đời sống công nhân lao động.
- Kết hợp với các bộ phận nghiệp vụ lên kế hoạch điều xe.
- Mua văn phòng phẩm và các vật dụng cần thiết phục vụ cho công tác văn
phòng.
 Bộ phận đào tạo (TRAINING)
- Tham mưu cho giám đốc về vấn đề hoạch định, tuyển chọn, thay đổi, đánh
giá nhân lực theo yêu cầu tổ chức, cơ cấu chiến lược. Xây dựng kế hoạch đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực.
- Thực hiện các hợp đồng lao động, soạn thảo các quy chế nội quy hành
chính. Lập kế hoạch nâng lương, nâng bậc hàng năm.
- Tập hợp các ý kiến đề xuất do công nhân viên đặt ra để tham mưu cấp quản
lý ra quyết định. Thực hiện bảng lương, thưởng theo định kỳ và mọi chế độ về
BHXH, y tế.
 Bộ phận nhân sự (HR):
- Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương và công tác
chính sách cho người lao động trong công ty. Ngoài ra phòng còn quản lý bộ phận
lễ tân, lái xe. Đảm bảo duy trì hồ sơ đào tạo.
- Đánh giá sự thỏa mãn của người lao động và kiến nghị các cải tiến.
- Tổ chức huấn luyện, đào tạo tay nghề, an toàn lao động cho công nhân.
d) Phòng công nghệ thông tin (MIS) :
- Điều hành hệ thống máy tính trong công ty. Quản lý phần cứng – mạng nội
bộ. Hỗ trợ các bộ phận có liên quan đến phần mềm cục bộ. Như phát hiện lỗi hệ
thống, xử lý và sữa chữa kịp thời, đảm bảo công việc của các phòng ban không bị
ngừng trệ .
- Quản lý tài sản thuộc bộ phận MIS.

11



- Thường xuyên tìm hiểu, đề xuất việc nâng cấp hệ thống mạng phù hợp với
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Theo dõi việc bảo mật các tài liệu. Ngăn chặn sự xâm nhập nguy hại từ bên
ngoài cũng như việc truy xuất các báo cáo mang tính nội bộ lưu trữ trong hệ thống
máy tính.
- Quản lý bộ phận GLOVIA.
- Quản lý Autocad về việc thiết kế sản phẩm.
e) Phòng xuất – nhập khẩu (Shipping) :
- Dự báo các hợp đồng thương mại, tiến hành đàm phán các hợp đồng xuất –
nhập khẩu.
- Kết hợp các phòng kế hoạch sản xuất theo dõi các đơn hàng xuất khẩu, hỗ
trợ lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
f) Bộ phận mua hàng (PURCHASING) :
- Mua hàng trong nước và mua hàng nước ngoài phục vụ cho quá trình sản
xuất.
- Xuất thư tín dụng, đơn mua hàng, hợp đồng.
- Kiểm tra và xác nhận năng lực của nhà cung cấp.
- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nội bộ (Chất lượng, số lượng, thời gian và
các yêu cầu đặc biệt khác).
- Đảm bảo chỉ thanh toán khi được thỏa mãn về các điều khoản chất lượng.
- Quản lý phòng vật tư, quản lý bộ phận kho.
g) Phòng điều hành sản xuất (PC) :
- Nhận các đơn hàng, thư tín dụng, hợp đồng đến từ khách hàng.
- Đánh giá và ký duyệt.
- Tổ chức sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch và nhiệm vụ đột xuất công ty
giao. Quản lý và điều hành sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, giảm tỷ
lệ phế phẩm, phế liệu.
- Xây dựng định mức tiêu hao vật tư và hao phí lao động.


12


- Điều phối nguyên vật liệu tới những khu vực sản xuất. Lập kế hoạch sản
xuất có hiệu lực và đảm bảo các yêu cầu theo lịch trình của khách hàng được đáp
ứng và điều phối nguồn lực (kế hoạch chất lượng, kế hoạch nguyên liệu, con người,
điều kiện, quy trình) vào lịch trình sản xuất để đáp ứng các mục tiêu (chất lượng, số
lượng, thời gian, các yêu cầu đặc biệt khác).
- Xếp lịch xuất hàng, bán các thành phẩm.
- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng, số lượng, đóng
gói, ghi nhãn, thời gian, các yêu cầu đặc biệt khác.
h) Phòng sản xuất:
 Giám đốc sản xuất:
- Tổ chức sản xuất ở khu vực phụ trách và phân công lao động hợp lý, phát
huy năng lực thiết bị để tăng năng suất lao động.
- Trực tiếp điều hành, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu
cầu sản phẩm cho thị trường, xử lý những trường hợp không đạt yêu cầu, có quyền
đình chỉ sản xuất, đình chỉ công tác những trường hợp vi phạm nội quy an toàn lao
động, nội quy xí nghiệp và vệ sinh môi trường.
- Đề xuất với tổng giám đốc thay đổi thiết bị công nghệ, cải tiến thiết bị, thay
đổi nhân sự, bố trí ca kíp.
- Chỉ đạo bộ phận bảo trì sửa chữa, theo dõi kỹ thuật, chất lượng, thiết bị
công nghệ. Kết hợp các bộ phận nghiệp vụ để chỉ đạo sản xuất và thiết kế những
sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
- Thường xuyên báo cáo tổng giám đốc mọi diễn biến trong quá trình điều
hành sản xuất.
- Khi các sản phẩm bị khước từ, sự phản hồi ngay lập tức chuyển tới cấp
thẩm quyền cao hơn và người phụ trách phòng có liên quan.
- Đảm bảo việc sản xuất sản phẩm làm đúng lịch trình trước khi sản phẩm
được xuất xưởng. Tránh các thiết hại, bị giảm giá ở các khâu.

 Bộ phận phân xưởng:

13


- Tổ chức sản xuất hợp lý, tạo sự phối hợp đồng bộ với các phân xưởng khác
nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất theo các chỉ tiêu chất lượng đã đặt ra.
- Theo dõi kiểm tra, đôn đốc các ca, tổ sản xuất chấp hành đúng các nội quy
quy trình sản xuất, quy trình an toàn và vệ sinh môi trường.
- Phối hợp phòng đào tạo hướng dẫn đào tạo công nhân mới, bố trí lao động
phù hợp với tay nghề, sức khỏe và yêu cầu.
 Hỗ trợ sản xuất:
- Tiến hành phê chuẩn, phát hành và thay đổi văn bản phải được kiểm soát.
- Đảm bảo mọi thiết bị, máy móc phải được chuẩn bị, theo dõi bảo trì toàn
bộ, được sửa chữa và trong tình trạng hoạt động tốt, sẵn sang phục vụ cho sản xuất.
i) Phòng kỹ thuật (PE) :
- Kỹ thuật hỗ trợ: chế tạo những khuôn nhỏ, chế tạo những máy móc đơn
giản phục vụ cho sản xuất đơn hàng.
- Công ty có trang bị máy hàn, máy tiện, máy phay cho bộ phận này như một
xưởng cơ khí nhỏ.
k) Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm (QC) :
- Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001 – 9001 - 2000.
- Có máy móc phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu
của khách hàng.
- Kiểm tra mẫu ngẫu nhiên và đảm bảo tách biệt và loại bỏ có hiệu quả ngay
lập tức những sản phẩm không đạt yêu cầu.
- Mỗi chuyền có một QC in – line: kiểm tra 100% sản phẩm; và QC bộ phận:
kiểm tra mẫu ngẫu nhiên, nếu thành phẩm đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho nếu
không đạt yêu cầu thì tiến hành sửa sai.
 Giám đốc chất lượng:

- Định hướng và phê duyệt chính sách, mục tiêu chất lượng.
- Đảm bảo sự phù hợp của kế hoạch chất lượng dành cho việc thực hiện đúng
về khách hàng, sản phẩm, hệ thống.

14


×