Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.14 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********

PHAN THÀNH THÍCH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

PHAN THÀNH THÍCH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Thực Trạng Và Giải Pháp
Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Thương Tín” do Phan Thành Thích, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ___________.

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày……tháng……năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________

Ngày……tháng……năm 2011

Ngày……tháng……năm 2011



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã nuôi dưỡng, động
viên và lo lắng để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách nhìn
rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang
theo trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên tín dụng ở Ngân hàng Việt Nam
Thương Tín phòng giao dịch Đầm Sen đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra
thực hiện khóa luận.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã
luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình.
Xin chân thành cám ơn.
TP.HCM, ngày 05 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Phan Thành Thích


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THÀNH THÍCH. Tháng 6 năm 2011. “Thực Trạng Và Giải Pháp Hạn
Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương
Tín”.
PHAN THANH THICH. JUNE 2011. “The Situation And Solutions to
Reduce Credit Risk at Viet Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank”.
Khóa luận tìm hiểu về hoạt động dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thương Tín qua 3 năm 2008-2010. Từ đó, xác định các nhân tố

gây ra rủi ro và đề xuất các giải pháp để Ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng. Để thực hiện được điều đó, khóa luận phân tích số liệu sơ cấp giai đoạn 20082010 của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín. Qua đó nhận thấy
được, Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu khá thấp, tỷ lệ cấp tín dụng từ
nguồn vốn huy động đều nằm trong giới hạn cho phép của Ngân Hàng Nhà Nước, điều
này chứng tỏ tình hình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng khá hiệu quả. Tuy nhiên,
Ngân hàng vẫn còn tồn tại một tỷ lệ rủi ro tín dụng nhất định cần phải chú ý phòng
ngừa và quản lý để tránh tỷ lệ này tăng lên trong tương lai. Nguyên nhân chủ yếu của
rủi ro tín dụng là do năng lực quản lý yếu kém của khách hàng, cán bộ công nhân viên
Ngân hàng còn khá trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như số lượng khách hàng
ngày càng tăng nên sự quản lý khách hàng của Ngân hàng chưa thật sự đúng mức. Bên
cạnh đó, tình hình cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương Mại cũng như giữa các
chi nhánh của cùng một Ngân hàng ngày càng gay gắt. Vì thế, các Ngân hàng chạy
đua về lợi nhuận mà lơi là trong việc thẩm định chất lượng tín dụng. Từ đó, đề xuất ra
các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thương Tín trong thời gian tới.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc của khóa luận


3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

5

2.2.1 Sơ lược Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

5

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

7

2.2.3 Cơ cấu nhân sự

9

2.3. Thủ tục và quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín


10
2.3.1. Thủ tục cho vay

10

2.3.2. Quy trình cấp tín dụng

10

3.1. Cơ sở lý luận

13

3.1.1. Tín dụng ngân hàng

13

3.1.2. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng

15

3.1.3. Quản lý rủi ro tín dụng

15

3.1.4. Tác động của rủi ro tín dụng

17

3.2. Phương pháp nghiên cứu


18
v


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

18

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

18

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín giai đoạn 2008-2010

24

4.2. Cơ cấu và chất lượng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thương Tín giai đoạn 2008-2010

25


4.2.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng

25

4.2.2. Cơ cấu dư nợ NQH

34

4.2.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
giai đoạn 2008-2010

41

4.3 Nguyên nhân gây phát sinh RRTD của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín giai đoạn 2008-2010

43

4.3.1 Nguyên nhân khách quan

43

4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

45

4.4. Thực trạng quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín giai
đoạn 2008-2010


48

4.4.1. Một số biện pháp quản lý RRTD tại Ngân hàng Việt Nam Thương
Tín

48

4.4.2. Vấn đề còn tồn tại

51

4.5. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín giai đoạn 2010-2015

52

4.5.1. Mục tiêu, phương châm kinh doanh doanh

52

4.5.2. Nội dung và mục tiêu định hướng đối với các lĩnh vực kinh doanh
chủ yếu

53

4.6. Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín

54


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

56

5.1. Kết Luận

56

5.2. Đề nghị

57
vi


5.2.1. Đề nghị đối với nhà nước

57

5.2.2. Đề nghị đối với ngân hàng Nhà nước

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Mạng thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước

DN

Doanh ngiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

HĐQT

Hội đồng Quản trị

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSĐB

Tài sản đảm bảo


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các Chi Nhánh của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín

6

Bảng 2.2: Cơ Cấu Nhân Sự Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Năm 2010
9
Bảng 4.1: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Giai Đoạn 2008-2010

24

Bảng 4.2: Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng theo Thời Hạn

25

Bảng 4.3: Cơ Cấu dư nợ Tín Dụng theo Đối Tượng Khách Hàng

27

Bảng 4.4: Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng Theo Ngành Nghề Kinh Doanh

29

Bảng 4.5: Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng theo Hình Thức Đảm Bảo Tiền Vay

32


Bảng 4.6: Cơ Cấu Dư Nợ NQH theo Kỳ Hạn

34

Bảng 4.7: Cơ Cấu Dư Nợ NQH theo Thành Phần Kinh Tế

35

Bảng 4.8: Cơ Cấu Nợ quá Hạn theo Hình Thức Đảm Bảo Tiền Vay

37

Bảng 4.9: Cơ Cấu Dư Nợ theo Khả Năng Thu Hồi

39

Bảng 4.10: Cơ Cấu Chất Lượng Tín Dụng Giai Đoạn 2008-2010

41

Bảng 4.11: Tỷ Lệ Cấp Tín Dụng từ Nguồn Vốn Huy Động Giai Đoạn 2008-2010
42
Bảng 4.12: Tỷ Lệ An Toàn Vốn Tối Thiểu Giai Đoạn 2008-2010

43

Bảng 4.13: Nguyên Nhân NQH từ Phía Khách Hàng Giai Đoạn 2008-2010

45


Bảng 4.14: Nguyên Nhân Gây Ra Rủi Ro Do Số Lượng Khách Hàng Ngày Càng
Nhiều

48

Bảng 4.15: Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro cho Các Khoản Vay

49

Bảng 4.16: Đánh Giá Xếp Hạng DN

50

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Cổ Chức của Ngân Hàng

8

Hình 4.1: Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng theo Thời Hạn Giai Đoạn 2008-2010

26

Hình 4.2: Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng theo Đối Tượng Khách Hàng

28


Hình 4.3: Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng theo Ngành Nghề Kinh Doanh

30

Hình 4.4: Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng theo Hình Thức Đảm Bảo Tiền Vay

32

Hình 4.5: Dư Nợ NQH theo Thành Phần Kinh Tế

36

Hình 4.6: Tỷ Trọng Dư Nợ Quá Hạn theo Hình Thức Đảm Bảo Tiền Vay

37

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính
đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập
đáng kể cho Ngân hàng, tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của
RRTD đối với Ngân hàng thường rất nặng nề như: làm tăng thêm chi phí Ngân hàng,
thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình
tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của Ngân hàng.

RRTD luôn song hành với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên,
không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng
ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Đứng trên quan điểm quản lý
toàn bộ hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn
thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạt
động chung. Khi Ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức
tổn thất dự kiến thì đó là thành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Ngân hàng phải
bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa RRTD nhằm
góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong
thời gian qua chưa được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng gia tăng.
Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý, kiểm soát một cách
hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận
được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các
thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Góp
phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của Ngân hàng trong cạnh tranh.


Một Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh
và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của khách hàng và
nâng cao vị thế, uy tín đối với các TCKT, TCTD trong và ngoài nước. Đây là điều rất
quan trọng giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng
như thực hiện thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong xu thế hội
nhập.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín là Ngân hàng mới được thành lập và
đi vào hoạt động vào tháng 02/2007 nên hoạt động kinh doanh và quản lý RRTD còn
gặp nhiều khó khăn và bất cập. Trong tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng hiện
nay, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh; bên cạnh đó cần phải quản lý RRTD, đảm bảo RRTD ở mức độ cho phép để có
thể phát triển một cách ổn định và bền vững.

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Thực Trạng Và Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín
Dụng tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hạn
chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu thực trạng kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thương Tín.
+ Phân tích hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD có thể áp dụng
trong thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Số liệu nghiên cứu của toàn Ngân hàng Việt Nam Thương Tín.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
TCTD: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
2


1.4 Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận bao gồm 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Mở đầu
Phần này gồm: lý do chọn đề tài, mục đích và nội dung nghiên cứu, thời gian,
không gian và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Phần này gồm: tổng quan về tài liệu nghiên cứu, giới thiệu tổng quan về Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng, RRTD và giới thiệu các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề
tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần quan trọng, là nội dung chính của luận văn. Chương này nêu các
kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu bao gồm: khái quát tình hình hoạt động
kinh doanh; phân tích cơ cấu tín dụng, cơ cấu nợ quá hạn, chất lượng tín dụng; nguyên
nhân và thực trạng quản lý RRTD của Ngân hàng trong giai đoạn 2008-2010. Sau đó,
đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu. Từ đó đề xuất các đề nghị, đổi mới chính sách cần thực
hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RRTD ở Ngân hàng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Qua tìm hiểu và tham khảo đề tài của một số tác giả thì đề tài về Ngân hàng
cũng khá phổ biến ở những năm gần đây. Trong khóa luận này có tham khảo khóa
luận của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2005). Tác giả đã tổng hợp được những vấn
đề lý luận liên quan tới hoạt động tín dụng và RRTD. Bằng các số liệu thu thập được
tác giả đã phân tích khá đầy đủ thực trạng quản lý rủi ro, những nguyên nhân gây ra
RRTD, đưa ra những kết quả và hạn chế trong quản lý RRTD tại Ngân hàng Ngoại
Thương TP HCM, chi nhánh Bến Thành giai đoạn 2003-2005. Từ đó, tác giả đề xuất

những giải pháp cụ thể, có tính giải thích cao, có thể làm tài liệu tham khảo trong công
tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng. Tuy nhiên, tác giả chưa sử dụng hết các chỉ tiêu đã
đưa ra ở phần phương pháp nghiên cứu để phân tích, lý giải rõ ràng hơn về thực trạng
RRTD của Ngân hàng.
Trong khóa luận này còn có tham khảo khóa luận tốt nghiệp của tác giả Võ Thị
Minh Hải (2009). Tác giả đã mô tả khá rõ nét về tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Bắc Á, tình hình nguồn vốn, huy động vốn, thực trạng cho vay, dư
nợ và phân tích chất lượng nợ. Dựa vào kết quả này, tác giả đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng cho Ngân hàng. Phần cơ sở lý luận tác
giả trình bày khá đầy đủ và rõ nét về các khái niệm liên quan đến đề tài. Tuy nhiên,
phần đề xuất giải pháp của tác giả khá chung chung, chưa làm rõ được vấn đề cần giải
quyết.
Khóa luận này được tiến hành từ việc thu thập số liệu thứ cấp. Sau đó tiến hành
phân tích số liệu thu thập được để làm rõ thực trạng quản lý RRTD tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý RRTD của toàn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
4


2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
2.2.1 Sơ lược Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín.
Tên viết tắt bằng tiếng việt: Ngân hàng Việt Nam Thương Tín.
Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank.
Tên viết tắt: VIETBANK.
Logo:
Trụ sở chính: 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: (079) 3621008 – Fax: (079) 3621858.
Hội sở chính tại T.P Hồ Chí Minh: 02 Thi Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.
Website: www.vietbank.com.vn.

Giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 15/12/2006 theo
quyết định số 2399/QĐ-NHNN.
Chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 02/02/2007.
Tham gia thành lập bởi các cổ đông có tiềm lực mạnh về tài chính và nhiều kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh như: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), công ty Đầu
Tư Và Phát Triển Hoa Lâm và nhiều cổ đông có uy tín khác.
Tính đến tháng 12/2010 VIETBANK đã đạt được quy mô:
Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng.
Đã có mặt ở 10 tỉnh và thành phố với dịch 67 điểm giao dịch khang trang, hiện
đại, được kết nối trực tiếp với hội sở và toàn hệ thống.
Tổng tài sản: 21,681 tỷ đồng.
Tổng số nhân viên: trên 1200 người.
Tổng số khách hàng giao dịch: hơn 5000 khách hàng.
Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng bao gồm:
-

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

-

Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển.

-

Vay vốn các tổ chức tín dụng khác.

-

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.


-

Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
5


-

Hùn vốn kinh doanh và mua cổ phần.

-

Làm dịch vụ thanh toán.

-

Phát hành và thanh toán thẻ nội địa.

-

Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế.

-

Huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ với

nước ngoài.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín gồm các chi nhánh sau:
Bảng 2.1: Các Chi Nhánh của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín


STT Chi nhánh
1

Hà Nội

Địa chỉ
26A Bà Triệu, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội

2

Hải Phòng

05 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng

3

Nghệ An

45-47 Lê Lợi, Phường Lê Lợi, Thành Phố Vinh, Tỉnh
Nghệ An

4

Đà Nẵng

5-7 Nguyễn Văn Linh , Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

5


Khánh Hòa

Số 24 Yersin, Phường Vạn Thắng, TP Nha Trang, Tỉnh
Khánh Hòa

6

Quảng Ngãi

Số 473-475 Quang Trung, P.Nguyễn Nghiêm, Tp.Quảng
Ngãi

7

T.P HCM

02 Thi Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

8

Bà Rịa–Vũng Tàu

Số 332 Nguyễn An Ninh, Phường 7, TP Vũng Tàu

9

Đồng Nai

Số 376 Đồng Khởi, P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa


10

Cần Thơ

Số 101 Nguyễn Trãi, Phường An Hội, Quận Ninh Kiều,
Tp.Cần Thơ

11

Sóc Trăng

Số 35 Trần Hưng Đạo, Tp Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng

12

Long An

Số 292-294-296, Hùng Vương, Phường 3, TP Tân An
Nguồn: phòng nhân sự hội sở T.P HCM

6


2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín có mối quan hệ trực
thuộc, chỉ huy trực tiếp. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, đại diện cho người có cổ
phần bầu ra HĐQT; HĐQT bầu ra ban Tổng giám đốc. Tổng giám đốc chỉ đạo, kiểm
tra, hỗ trợ toàn diện mọi mặt các sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng
giao dịch và các phòng ban nghiệp vụ. Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ theo
chiều ngang, thực hiện quan hệ phối hợp nghiệp vụ với nhau. Các chi nhánh chịu sự

chỉ đạo nghiệp vụ nghiệp vụ theo hàng dọc của các bộ phận nghiệp vụ tại sở giao dịch.

7


Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Cổ Chức của Ngân Hàng
Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban kiểm toán nội bộ

Văn phòng hội đồng
quản trị

-Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có.
-Hội đồng xử lý rủi ro.
-Hội đồng tín dụng, ban tín dụng.
-Hội đồng nhân sự - lương thưởng
Ban tổng giám đốc

Phòng khách hàng
doanh nghiệp
Phòng khách hàng
cá nhân
Phòng thanh toán
quốc tế
Phòng phát triển

kinh doanh

Phòng nguồn vốn
Phòng phân tích và
quản lý tín dụng
Phòng kế toán

Phòng marketing và phát
triển hệ thống
Phòng công nghệ thông tin
Phòng hành chính

Ban pháp chế
Phòng thẩm định tài sản

Phòng nhân sự

Sở giao dịch/chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm/phòng giao dịch

Nguồn: phòng nhân sự hội sở T.P HCM

8


2.2.3 Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.2: Cơ Cấu Nhân Sự Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Năm 2010
ĐVT: người
Chỉ tiêu

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Trên đại học

37

3,08

Đại học

980

81,67

183

15,25

<30

762

63,50

30-40

345

28,75


>40

93

7,75

Nữ

668

55,67

Nam

532

44,33

Tổng cộng

1200

100

-Học vấn

Cao đẳng và
trung cấp
-Độ tuổi


-Giới tính

Nguồn: phòng nhân sự hội sở TP. HCM
Ban lãnh đạo của Vietbank luôn xác định rõ tầm quan trọng của nguồn nhân sự.
Chủ trương chỉ đạo xây dựng, phát triển và duy trì nguồn nhân lực trẻ, năng động,
sáng tạo nhưng cũng đầy bản lĩnh. Đội ngũ CBCNV của Vietbank cuối năm 2010 có
tổng cộng khoảng 1200 người, trong đó có 668 nhân viên nữ chiếm 55,7%, có 532
nhân viên nam chiếm 44,3%. Nguồn nhân lực Vietbank là đội ngũ có tri thức, cụ thể là
tất cả nhân viên đều có trình độ trung cấp trở lên, trong đó tỷ lệ nhân viên đã tốt
nghiệp đại học rất cao là 81,67%. Đồng thời CBCNV của Vietbank là đội ngũ tri thức
trẻ, số nhân viên dưới 30 tuổi là 762 người, từ 30 đến 40 tuổi có 345 người và có 93
người trên 40 tuổi. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực và trẻ như thế sẽ tạo
điều kiện tốt cho công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đội ngũ CBNV của Vietbank được tham gia vào các khóa huấn luyện để bồi
dưỡng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn. Vietbank còn tổ chức các kỳ
9


kiểm tra kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên tại chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở để
làm cơ sở cho việc đào tạo và quy hoạch đội ngũ nhân sự có tiềm năng. Bên cạnh
những hoạt động, Vietbank còn định hướng phát triển sự nghiệp cho nhân viên bằng
các sơ đồ thăng tiến cho từng vị trí trong Ngân hàng. CBNV có thể thấy được cơ hội
nghề nghiệp và khả năng thăng tiến trong tương lai của bản thân. Từ đó, CBNV có
được sự kiến thức nghiệp vụ vững vàng và tinh thần phấn đấu làm việc, giúp cho Ngân
hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
2.3. Thủ tục và quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín
2.3.1. Thủ tục cho vay
- Các hồ sơ (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn).

- Tờ trình thẩm định, đề nghị giải quyết cho vay hoặc tờ trình thẩm định cho
vay dự án đầu tư.
- HĐTD và các giấy tờ liên quan đến xử lí nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ.
- Giấy nhận nợ.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay (đối với khoản vay phải thực hiện các biện pháp
bảo đảm tiền vay bằng tài sản).
Khi đã đầy đủ các quy định trên Ngân hàng sẽ có những quyết định cho vay như sau:
- Mức cho vay: Vietbank sẽ quyết định mức và thời hạn cho vay khác nhau tuỳ
theo từng hoạt động SXKD của khách hàng. Ngoài ra, mức cho vay còn phụ thuộc vào
nhu cầu của khách hàng dựa trên nguồn vốn tự có hoặc tài sản thế chấp.
- Lãi suất cho vay:
+ Mức lãi suất cho vay được Vietbank định trước, phù hợp với quy định của
NHNN tại thời điểm kí hợp đồng.
+ Khoản NQH sẽ áp dụng lãi suất quá hạn tương đương là 150% lãi suất trong
hạn.
2.3.2. Quy trình cấp tín dụng
2.3.2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Sau khi tiếp xúc khách hàng, CBTD tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Một bộ
hồ sơ vay vốn cần phải có những thông tin như:
- Năng

lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
10


- Khả

năng sử dụng vốn vay.

- Khả


năng hoàn trả nợ vay (vốn vay và lãi).

2.3.2.2. Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc
sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Tham khảo các thông tin về khách hàng thông
qua trung tâm thông tin khách hàng của NHNN và trong nội bộ Vietbank nhằm:
- Xác định tình hình công nợ của khách hàng tại Vietbank và các Ngân hàng
khác, lịch sử và uy tín của khách hàng trong giao dịch.
- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro, dự đoán khả năng
khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn
thất cho Vietbank.
- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách
hàng trong bước 1. Từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho
việc ra quyết định cho vay.
2.3.2.3. Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, Vietbank sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ
sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2
còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
2.3.2.4. Ký kết hợp đồng tín dụng
Hướng dẫn khách hàng bổ sung giấy tờ, tài liệu và các vấn đề khác theo yêu cầu
của lãnh đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.
Lập và trình lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố TSĐB.
2.3.2.5. Giải ngân
Vietbank sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết
trong HĐTD.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng
hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách
11


hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh
gây phiền hà cho công việc SXKD của khách hàng.
2.3.2.6. Giám sát tín dụng
CBTD thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng,
hiện trạng TSĐB, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.
2.3.2.7. Thu nợ và lãi vay
Nhắc nhở khách hàng khi sắp đến hạn trả lãi hoặc nợ gốc, tiếp nhận yêu cầu trả
một phần vốn hoặc lãi của khách hàng, giao dịch viên kiểm tra tính toán và báo cáo
cho khách hàng biết số tiền lãi, lãi phạt, lãi quá hạn (nếu có).
2.3.2.8. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ), khách hàng phải gửi giấy đề nghị (theo mẫu) cho Vietbank theo thời gian đã quy
định trong HĐTD. Căn cứ giấy đề nghị này, CBTD sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình
hình tài chính và hoạt động của khách hàng. Sau đó, lập tờ trình thẩm định khách hàng
và nêu rõ lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý,
trình ban giám đốc phê duyệt.
Trường hợp không đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBTD phải làm thủ tục
chuyển khoản vay sang nợ quá hạn.
2.3.2.9. Xử lý nợ quá hạn
Nếu khách hàng không trả đủ nợ khi đến hạn trả nợ và không được cơ cấu lại
thời hạn trả nợ thì Vietbank sẽ tiến hành chuyển khoản nợ này sang nợ quá hạn.
Khi khoản nợ quá hạn phát sinh trên 90 ngày: chuyển hồ sơ cho phòng quản lý
nợ của Vietbank quản lý và tiếp tục thu hồi nợ.
Khi khoản nợ quá hạn phát sinh trên 180 ngày: việc thu hồi nợ được chuyển
giao cho phòng quản lý nợ của Hội sở với sự phối hợp của các Chi nhánh.

2.3.2.10 Thanh lý hợp đồng tín dụng
Hoàn trả cho khách hàng chứng từ thu nợ và bản chính giấy chứng nhận quyền
sở hữu của TSĐB. Hồ sơ tất toán được nhân viên kiểm soát tín dụng lưu trữ theo mã
số khách hàng.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tín dụng ngân hàng
3.1.1.1. Khái niệm
Tín dụng
-Thuật ngữ tín dụng (credit) xuất phát từ tiếng La tinh là Creditum có nghĩa là
lòng tin, sự tín nhiệm. Trong quan hệ tín dụng, người cho vay tin tưởng nên đã giao tài
sản của mình cho người đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận và
tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn và lãi. Mặc dù vậy, ngày nay, người cho vay
không chỉ dựa vào lòng tin mà còn dựa vào những điều kiện khác như: mục đích vay,
khả năng tài chính, TSĐB,…
-Theo phương diện khoa học tín dụng có nhiều khái niệm:
+ Theo nghĩa hẹp: tín dụng là quan hệ vay mượn và sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay trong thời gian nhất định trên nguyên tắc có hoàn trả
vốn và lãi.
+ Theo nghĩa rộng: tín dụng là sự vận động vốn điều tiết vốn từ nơi thừa sang
nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
-Hoạt động tín dụng thông thường được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn cấp tín dụng: đây là giai đoạn người cho vay chuyển giao vốn tín
dụng cho người đi vay dưới hình thức bằng tiền hoặc hiện vật.

+ Giai đoạn chuyển giao vốn tín dụng: đây là giai đoạn bên đi vay sử dụng vốn
tín dụng vào mục đích kinh doanh, tiêu dùng hoặc các nhu cầu giao dịch khác trong
nền kinh tế.


+ Giai đoạn hoàn trả tín dụng: đây là giai đoạn hoàn trả vốn gốc và lãi cho
người cho vay khi hết thời hạn vay. Tính hoàn trả cả gốc và lãi là đặc trưng cơ bản của
tín dụng.
Khái niệm tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, TCTD, TCKT
và cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là
việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả lãi vay trong tín
dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường.
3.1.1.2 Phân loại tín dụng tín dụng Ngân hàng
- Căn cứ theo mục đích
+ Cho vay bất động sản.
+ Cho vay công nghiệp và thương mại.
+Cho vay nông nghiệp.
+Cho vay các định chế tài chính.
+Cho vay cá nhân.
+Cho thuê.
- Căn cứ theo thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trung hạn.
+ Cho vay dài hạn.
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
+ Cho vay có đảm bảo.
+ Cho vay không đảm bảo.
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
+ Cho vay trực tiếp.
+ Cho vay gián tiếp theo các loại sau:

Chiết khấu thương mại.
Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp.
Nghiệp vụ bao thanh toán.
Ngoài các loại cho vay trên đây, Ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo
lãnh cho khách hàng vay bằng uy tín của mình.
14


×