Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.94 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

PHAN THÀNH TỐ TRÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************

PHAN THÀNH TỐ TRÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN” do PHAN THÀNH TỐ TRÂN, sinh
viên khóa 33, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ………………………

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn
(Ký tên)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký & họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011

tháng


năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký & họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực rất lớn của bản thân, tôi
không thể quên sự giúp đỡ rất lớn từ gia đình, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn và tất cả những người bạn luôn ở bên
cạnh giúp đỡ trong suốt quá trình khó khăn làm đề tài.
Trước hết, tôi xin gởi nơi đây tấm lòng biết ơn vô bờ bến với Ba, Mẹ - những
người đã sinh ra, nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành như ngày hôm nay. Một lời tôi
không thể nói hết lòng biết ơn đối với công lao ấy. Tôi xin hứa sẽ không ngừng phấn
đấu, thành đạt để không phụ lòng Ba Mẹ đã kỳ vọng nơi tôi.
Xin cảm ơn Quí Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM - những người đã
truyền dạy cho tôi vốn kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp, đó cũng là hành trang vững chắc nhất giúp tôi bước vào đời tự tin và thành công.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Bích Phương – giáo
viên hướng dẫn đề tài cho tôi. Sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Cô đã giúp tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Thầy Lê Thành
Hưng, giáo viên chủ nhiệm đã sát cánh bên cạnh, dạy bảo, hướng dẫn tập thể lớp TM33
chúng tôi ngay từ thuở ban đầu bước chân vào giảng đường đại học với nhiều bỡ ngỡ.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị các phòng

ban, đặc biệt là phòng kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn - những người luôn ở
bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học
tập. Xin cảm ơn tất cả các bạn.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Công ty
Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn. Chúc các Thầy, Cô, các Chú và các Anh Chị cùng toàn
thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
TP.HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2011
Sinh viên: Phan Thành Tố Trân


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THÀNH TỐ TRÂN. Tháng 07 năm 2011. “Thực Trạng Và Giải Pháp
Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Sản Phẩm Dệt Của Công Ty Cổ Phần Tập
Đoàn Thái Tuấn”.
PHAN THANH TO TRAN. July 2011. “Reality and solutions to promote
textile export at Thaituan Group Corporation”.
Dệt may hiện là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với
lượng thu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng
kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay,
việc nghiên cứu tình hình và tìm giải pháp đấy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cho các
doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt
của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn” được thực hiện dựa trên nguồn số liệu của
các phòng ban Công ty năm 2009-2010 và có những nội dung chính như sau: tìm hiểu
tình hình kinh doanh của Công ty năm 2009-2010, phân tích thực trạng kinh doanh
xuất khẩu sản phẩm dệt, đánh giá các mặt thành công, hạn chế, cơ hội và thách thức
trong hoạt động xuất khẩu của Thái Tuấn. Sau đó, đưa ra một số giải pháp khắc

phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để vượt qua các thử thách
nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Đề tài cũng đã kiến
nghị một số giải pháp đối với Nhà nước và Hiệp hội dệt may để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu dệt may.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài: phương pháp mô tả, so
sánh, phân tích tổng hợp, thay thế liên hoàn, phân tích ma trận SWOT....


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Sơ lược cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

4

2.2 Tổng quan về thị trường xuất khẩu dệt may


5

2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn

7

2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn

7

2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển

8

2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của Công ty

9

2.3.4 Cơ cấu tổ chức

10

2.3.5 Những thành tích đạt được

14

CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

15

15

3.1.1 Khái niệm xuất khẩu

15

3.1.2 Nhiệm vụ - vai trò- ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu

15

3.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

17

3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa

18

3.2 Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
v

20


3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu


20

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty

23

4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty

24

4.2.1 Cơ cấu doanh thu của Công ty

24

4.2.2 Phân tích biến động kim ngạch xuất khẩu của Công ty

25

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo nhóm mi của khách hàng, không ngừng cải tiến để giữ vững danh hiệu “HÀNG
VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO” đồng thời giữ vững và phát triển thương hiệu
THÁI TUẤN trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
4.5.2 Các giải pháp đề ra:
Giải pháp 1: Chủ động nguồn nguyên liệu
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện tại, Công ty phải nhập khẩu hơn 50% nguyên liệu nước ngoài nên chi phí
sản xuất cao và do phụ thuộc vào tình hình nguyên liệu thế giới nên nguồn cung ứng

không ổn định, giá cả thường xuyên biến động. Hơn nữa, tình hình lạm phát và biến
động tỷ giá làm gia tăng chi phí sản xuất kéo theo giá thành sản phẩm cao làm giảm
60


khả năng cạnh tranh của Công ty. Ngoài ra, nhà nước hiện có nhiều chính sách hỗ trợ
phát triển ngành dệt may, đẩy mạnh xuất khẩu như là: phát triển vùng nguyên liệu dệt
may, cho vay với lãi suất ưu đãi...
b) Cách thực hiện:
Công ty nên tham gia vào các chuỗi cung ứng trong ngành để hỗ trợ lẫn nhau,
liên kết các doanh nghiệp để cùng đầu tư phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ
cho dệt may nhất là những ngành mà nền sản xuất trong nước còn kém phát triển
(bông, se sợi). Công ty có thể hợp tác với một số doanh nghiệp sợi trong nước để sản
xuất sợi dệt đạt tiêu chuẩn của mình, từ đó sẽ giảm được chi phí vận chuyển và đảm
bảo nguồn cung ứng ổn định. Đồng thời, vận động toàn thể cán bộ công nhân viên
thực hiện chủ trương tiết kiệm trong sản xuất (nguyên – nhiên liệu, điện; nước).
Giải pháp 2: Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Sản phẩm của Thái Tuấn đã được đánh giá là đạt chất lượng cao trên thị trường
tuy nhiên chất liệu vải chưa đa dạng. Trong khi đó người tiêu dùng ngày càng có xu
hướng ưa chuộng các sản phẩm tạo cảm giác thoải mái khi vận động, gần gũi với thiên
nhiên và thân thiện với môi trường.
b) Cách thực hiện:
Về phía bộ phận sản xuất phải hạn chế tối đa số sản phẩm không đạt chất lượng
yêu cầu của hợp đồng. Đồng thời đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm mới, ứng
dụng những thành quả nghiên cứu khoa học trong việc chế tạo ra sợi dệt có nguồn gốc
từ các nguyên liệu sẵn có của Việt Nam như: xơ sợi tre, xơ lyocell, xơ sợi từ đậu nành
…vừa có nhiều tính năng ưu việt, thân thiện với môi trường vừa có chi phí sản xuất
thấp. Mặt khác, Công ty phải xúc tiến hoạt động nghiên cứu công nghệ sản xuất mới,
đảm bảo an toàn lao động, hạn chế các chất thải độc hại, hình thành một môi trường

sản xuất hiện đại và an toàn.
Bên cạnh đó, Công ty nên đầu tư, hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, gia tăng năng suất hoạt động nhằm hạ thấp giá thành góp phần tăng
thêm lợi nhuận.
Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác Marketing
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
61


Công tác Marketing quốc tế hiện nay chỉ có 1 nhân viên đảm nhận nên chưa
thực sự đạt hiệu quả. Hiện tại, Công ty chưa đầu tư thực hiện công tác Marketing tại
các thị trường xuất khẩu truyền thống nên sản phẩm chưa có tên tuổi đối với người
tiêu dùng nước ngoài.
Đồng thời, kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu chủ yếu là thông qua các nhà
nhập khẩu và các nhà bán buôn chứ Công ty chưa có bất kỳ văn phòng đại diện hay đại
lý nào ở đây.
Mật độ tham gia vào các hội chợ trưng bày sản phẩm và các hoạt động giao lưu
xúc tiến thương mại mang tầm vóc quốc tế còn thấp.
b) Cách thực hiện:
- Công ty nên có chính sách tuyển dụng thêm chuyên viên Marketing quốc tế và
nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên Marketing. Đồng thời phải đưa
ra các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân người tài và phát huy tối đa năng lực
của công nhân viên. Thực hiện nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
đội ngũ nhân viên như đàm phán thương lượng, hành vi khách hàng hiện đại…để nâng
cao năng lực, trình độ kinh doanh với khách hàng quốc tế, tăng cường khả năng phán
đoán những biến động của thị trường nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Bên cạnh đó phải xây dựng trang web bằng ngôn ngữ chính thống phù hợp với
văn hóa của thị trường mục tiêu và đăng quảng cáo gây ấn tượng với người tiêu dùng
nước ngoài, tạo các đường link tới những trang web uy tín, nổi tiếng ở địa phương.

Ngoài ra, tài trợ cho các cuộc thi sắc đẹp hoặc thời trang ở thị trường mục tiêu cũng là
một phương thức quảng bá thương hiệu tốt.
- Mặt khác, Công ty phải tăng cường mật độ tham gia các hội chợ, triển lãm
trưng bày sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại đẳng cấp quốc tế nhiều hơn và
phải có kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Từ đó có thể tìm kiếm đối tác và giới thiệu sản
phẩm của mình với người tiêu dùng thế giới. Qua đó xây dựng hình ảnh hàng dệt Việt
Nam, cụ thể là thương hiệu Thái Tuấn.
Về lâu dài, Công ty có thể đầu tư kinh phí xây dựng văn phòng đại diện,
showroom bán hàng tại khu thương mại tự do ở Dubai (thị trường chủ lực của Công ty
và là trung tâm tái xuất khẩu lớn nhất khu vực Trung Đông) để từng bước đưa thương
62


hiệu sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng ở thị trường này. Đồng thời từ khu vực này có
thể đưa sản phẩm đi tiêu thụ ở các thị trường lân cận.
Giải pháp 4. Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để nghiên cứu các thị trường xuất
khẩu hiện tại và tiềm năng của công ty, đồng thời theo dõi tình hình của các đốí thủ
cạnh tranh với mục đích:
+ Nghiên cứu các thị trường truyền thống để kịp thời nắm bắt được sự thay đổi
về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh đạt hiệu
quả hơn, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
+ Nghiên cứu tình hình đối thủ cạnh tranh để có chiến lược cạnh tranh phù hợp,
giữ gìn thị phần.
Công ty hiện nay chưa có bộ phận nào chuyên phụ trách nhiệm vụ trên. Hoạt
động nghiên cứu thị trường trước giờ mới chỉ là thu thập thông tin về khách hàng nước
ngoài thông qua internet, báo đài và các khách hàng thân thiết.
b) Cách thực hiện:
Công ty nên tuyển dụng các chuyên viên trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường

hoặc chọn lọc một số nhân viên cũ, có năng lực và gắn bó lâu năm đưa đi đào tạo
nghiệp vụ chuyên sâu. Mặt khác phải liên hệ thường xuyên với các Thương Vụ Việt
Nam ở nước ngoài để cập nhật tình hình, xu hướng thay đổi tiêu dùng của khách hàng
nước ngoài và trình độ, qui mô phát triển ngành công nghiệp dệt may của các thị
trường truyền thống và thị trường mục tiêu.
Ngoài ra, Công ty nên xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để giữ vững mối quan
hệ với các khách hàng thân thiết nhằm duy trì thị trường truyền thống, đồng thời chú ý
đến công tác tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường để đưa ra những dự báo về thị
trường một cách kịp thời và chính xác.
Giải pháp 5: Giải pháp phát triển thị trường
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Việc mở rộng quan hệ ngoại giao, ký kết các hiệp định thương mại song phương,
đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới của Việt Nam tạo thuận lợi trong việc thúc
đẩy xuất khẩu cùng với sự hỗ trợ, ưu tiên phát triển ngành dệt may của Nhà Nước.
63


Mặt khác, nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng ngày càng nhiều, phong phú, đa
dạng và có chuẩn mực cao hơn. Đây là cơ hội để Công ty mở rộng qui mô sản xuất và
kinh doanh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế các
nước nhập khẩu nên Công ty phải phân bổ thị phần ra nhiều khu vực kinh tế khác nhau
thì sự phụ thuộc vào thị trường mục tiêu sẽ hạn chế bớt, tăng tính an tòan trong kinh
doanh xuất khẩu.
Khu vực Mỹ Latinh là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế
giới, có dân số đông, sức mua tương đối lớn, dung lượng nhập khẩu hàng năm cao vì
người tiêu dùng có tâm lí chuộng hàng ngoại, yêu cầu về chất lượng chưa đòi hỏi cao
và không khó tính như các thị trường khác. Các nước Mỹ Latinh đã vượt qua cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời các quốc gia này thực hiện chính sách kinh
tế hướng về Châu Á, trong đó có Việt Nam.

b) Cách thực hiện:
Bước 1: Chọn lọc các thị trường tiềm năng như: Mỹ Latinh (Argentina, Brazil, Chile,
Colombia, Peru, Venezuela...)
Bước 2: Nghiên cứu môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, trình độ
và qui mô phát triển công nghiệp dệt may, thị hiếu tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh
trong ngành dệt, kênh phân phối, giá cả vải ở các quốc gia đó.
Bước 3: Lập kế hoạch tiếp cận các đầu tàu phân phối uy tín trên các thị trường này.
Bước 4: Liên hệ với các Thường Vụ, Đại Sứ Quán Việt Nam ở các khu vực trên để
nhờ sự giới thiệu uy tín của họ với các nhà nhập khẩu mục tiêu.
Bước 5: Tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế tại các thị trường mục tiêu để tiếp cận
gần hơn với khách hàng mục tiêu.

64


CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận
Trải qua hơn 18 năm hoạt động với biết bao khó khăn và thử thách, Công ty Cổ
phần Tập đoàn Thái Tuấn đã từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo dựng cho mình
một thế đứng vững chắc như ngày hôm nay. Năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty đã có sự phát triển khá tốt, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch do đại
hội đồng cổ đông đề ra.
Về lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm dệt, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng lên
hằng năm, số lượng khách hàng ngày càng nhiều và thị trường ngày càng được mở
rộng cho thấy sự hoạt động hiệu quả trong công tác quản lý kinh doanh xuất khẩu. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong hoạt động kinh doanh như chất liệu sản phẩm
chưa đa dạng, phong phú; Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, chính sách
giá không ổn định và công tác Marketing quốc tế còn yếu kém. Chính vì vậy, Thái

Tuấn cần thực hiện nhiều giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế trên như là
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chủ động về nguồn nguyên liệu, xây dựng
phát triển thị trường và hoàn thiện công tác marketing…Qua đó có thể đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu sản phẩm dệt, từng bước một xây dựng vững chắc uy tín thương hiệu
của mình đồng thời quảng bá cho thương hiệu hàng Việt trên thương trường quốc tế.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Nhà nước
-Nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng
cường tổ chức các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam mang tầm vóc quốc tế nhằm
quảng bá thương hiệu hàng Việt, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp xúc trực
tiếp với các doanh nhân nước ngoài.
-Nhà Nước nên có nhiều chính sách đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ ngành dệt


may và các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển đồng bộ để nâng cao giá trị xuất
khẩu, đưa dệt may thực sự trở thành ngành sản xuất công nghiệp xuất khẩu chủ lực, từ
đó góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống xã hội.
- Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, thực hiện nhiều hơn các biện
pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế.
- Kế hoạch cung cấp điện năng ổn định, ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đồng thời ban hành chính
sách quy hoạch lâu dài đối với lĩnh vực dệt nhuộm để các doanh nghiệp an tâm đầu tư
mở rộng sản xuất.
5.2.2 Đối với Hiệp hội dệt may
- Hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu thập thông tin thị trường và
đối tác nước ngoài, tiếp cận các kênh phân phối lớn và tư vấn cho doanh nghiệp về vấn
đề pháp lý trong thương mại quốc tế.
- Đứng ra làm đầu mối tiếp xúc cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong

nước với những tổ chức ngành nghề như Hiệp hội Dệt may các nước trong khu vực.
- Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, trong đó
Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp
và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
-Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, dự báo thông tin cho doanh
nghiệp chính xác.
-Trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu về chống bán phá giá, giúp
các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá hàng
dệt may, đặc biệt là đối với các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU.

66


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT.
Nguyễn Quang Hùng, 2010. Phân Tích Kinh Tế Trong Doanh Nghiệp Kinh Doanh
Xuất Nhập Khẩu. Nhà Xuất Bản Tài Chính, 256 trang
Trần Thị Bích Duyên, 2009. Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Giày
Dép Sang Thị Trường EU tại Công ty TNHH Nhất Liên Minh TP.HCM. Luận
văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 2009.
Đào Thị Minh Thương, 2009 Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Cà Phê Vào Thị
Trường Mỹ Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex. Luận văn tốt
nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 2009.
INTERNET













×