Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY SAPÔCHÊ CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ KIM SƠN, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.22 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN TÚ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY SAPÔCHÊ CỦA NÔNG
HỘ Ở XÃ KIM SƠN, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN
GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN TÚ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY SAPÔCHÊ CỦA NÔNG
HỘ Ở XÃ KIM SƠN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN
GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Vũ


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CÂY SAPÔCHÊ CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ KIM SƠN HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH TIỀN GIANG”do NGUYỄN VĂN TÚ, sinh viên khóa 33, ngành KINH
TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________

Giáo viên hướng dẫn
LÊ VŨ

______________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng


năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã quan tâm, động viên và lo
lắng cho con. Cảm ơn anh chị em và bà con cô bác luôn động viên và ủng hộ con trong
suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong trường đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập tại
trường. Cảm ơn thầy Lê Vũ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở UBND và các cô chú, anh chị
trồng sapôchê ở xã Kim sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực hiện
đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn thân và người bạn luôn ở bên tôi
chia sẻ những niềm vui cũng như là nỗi buồn trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Văn Tú


NỘI DUNG TÓM TẮT


NGUYỄN VĂN TÚ. Tháng 07 năm 2011 “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Cây
Sapôchê Của Nông Hô Ở Xã Kim Sơn Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang”
NGUYEN VAN TU. July 2011. Faculty of Economics, Nong Lam University,
Ho Chi Minh City. July 2011. “Evaluate Efficiency Economic Of The Farm
Householes Planting Sapodilla Plum In Kim Son commune Chau Thanh District
Tien Giang Province”
Khoá luận nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của việc trồng sapôchê ở địa phương
thông qua việc phỏng vấn 60 hộ trồng sapôchê và thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng
ban ở xã Kim Sơn. Hiện nay xã Kim Sơn trồng chủ yếu là sapôchê và vúa sữa. Qua
điều tra, phân tích thì cây sapôchê mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. Diện
tích canh tác, độ tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Người có ít đất
canh tác thì sapôchê chỉ là phần thu nhập thêm, người có nhiều đất canh tác thì họ sẻ
đầu tư nhiều hơn bởi đó là nguồn thu nhập chính của họ. Độ tuổi cao có nhiều kinh
nghiệm hơn, tuy nhiên họ lại canh tác kém hiệu quả hơn người có ít kinh nghiệm.
Trong quá trình sản xuất, người dân cũng gặp không ít khó khăn về giá cả, giá phân
bón, lao động, sâu bệnh... Qua việc tìm hiểu những khó khăn của người dân, khóa luận
mong sẻ giúp ích cho những hộ trồng sapôchê.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................2

1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
1.4. Cấu trúc khoá luận .........................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan ................................................................4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu..................................................................4
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã ................................................................4
2.2.2. Tình hình kinh tế-xã hội của Xã ......................................................7
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13
3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................13
3.1.1. Một số vấn đề về nông thôn ..........................................................13
3.1.2. Nguồn gốc và phân loại sapôchê ...................................................14
3.1.3. Đặc điểm cây sapôchê ...................................................................16
3.1.4. Kĩ thuật trồng sapôchê...................................................................16
3.1.5. Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả-kết quả sản xuất ......................18
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................19
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu...................................19
3.2.3. Phương pháp phân tích ..................................................................20
3.2.2. Qui trình nghiên cứu......................................................................21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................22
4.1. Sơ lược về kết quả điều tra nông hộ trồng sapôchê.....................................22
v


4.1.1. Giới tính của chủ hộ ......................................................................22
4.1.2. Trình độ học vấn............................................................................22
4.1.3. Kinh nghiệm trồng sapôchê của nông hộ ......................................23
4.1.4. Độ tuổi chủ hộ ...............................................................................24
4.1.5. Lao động ........................................................................................24
4.1.6. Diện tích trồng sapôchê .................................................................25
4.1.7. Số cây trồng/1000m2 .....................................................................26

4.1.8. Tuổi của cây ..................................................................................26
4.1.9. Nguồn nước tưới ...........................................................................27
4.2. Tình hình sản xuất sapôchê .........................................................................27
4.2.1. Phân tích kết quả - hiệu quả cho 1000m2 trồng sapôchê...............27
4.2.2. So sánh kết quả-hiệu quả giữa những vườn cây từ 3000m2 trở
xuống với những vườn trên 3000m2........................................................33
4.2.3. So sánh kết quả -hiệu quả theo nhóm tuổi ....................................35
4.3. Phân tích độ nhạy ........................................................................................38
4.4. Tình hình tiêu thụ sapôchê ..........................................................................42
4.4.1. Tình hình tiêu thụ sapôchê ............................................................42
4.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ sapôchê ....48
4.5. Những thuận lợi và khó khăn của bà con nông dân ....................................50
4.5.1. Thuận lợi .......................................................................................50
4.5.2. Khó khăn .......................................................................................51
4.6. Những vấn đề mà người dân quan tâm........................................................54
4.7. Một số giải pháp để giúp bà con nâng cao hiệu quả....................................55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................57
5.1. Kết luận .......................................................................................................57
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi Phí


ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐTTT

Điều Tra Trực Tiếp

LN

Lợi Nhuận

SLTB

Sản Lượng Trung Bình

TN

Thu Nhập

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng Tổng Kết Dân Số, Lao Động Xã Kim Sơn Năm 2010 ..........................8
Bảng 2.2. Thống Kê Các Điểm Trường Trên Toàn Xã Kim Sơn ...................................8
Bảng 2.3. Cơ Cấu Đối Tượng Quản Lý Đất Đai ...........................................................10
Bảng 2.4. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai Xã Kim Sơn Năm 2010 ................................11
Bảng 2.5. Biến Động Đất Đai Xã Kim Sơn Từ Năm 2001-2010 ..................................12
Bảng 3.1. Số Mẫu Điều Tra Ở Xã .................................................................................20
Bảng 4.1. Giới tính của chủ hộ ......................................................................................22
Bảng 4.2. Độ Đuổi Của Chủ Hộ ....................................................................................24
Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động Của Các Hộ Điều Tra .....................................................24
Bảng 4.4. Diện tích Trồng Sapôchê Của Nông Hộ .......................................................25
Bảng 4.5. Tuổi Của Cây Sapôchê Được Trồng .............................................................26
Bảng 4.6. Chi Phí Cho Giai Đoạn Kiến Thiết (3 năm đầu) ...........................................28
Bảng 4.7. Chi Phí Cho Giai Đoạn Kinh Doanh (năm 2010) .........................................29
Bảng 4.8. Chi Phí Cố Định ............................................................................................31
Bảng 4.9. Kết Quả-Hiệu Quả Của Nông Hộ Trồng Sapôchê Tính trên 1000m2 ..........32
Bảng 4.10. Bảng So Sánh Chi Phí .................................................................................33
Bảng 4.11. So Sánh Kết Quả-Hiệu Quả Giữa Hai Qui Mô. ..........................................34
Bảng 4.12. So Sánh Chi Phí Theo Nhóm Tuổi..............................................................36
Bảng 4.13. So Sánh Kết Quả-Hiệu Quả Theo Nhóm Tuổi ...........................................37
Bảng 4.14. Độ Nhạy Một Chiều Theo Giá Bán ............................................................38
Bảng 4.15. Độ Nhạy Một Chiều Theo Giá Phân Bón NPK ..........................................39
Bảng 4.16. Độ Nhạy Của Lợi Nhuận Khi Giá Bán và Năng Suất Thay Đổi ................40
Bảng 4.17. Độ Nhạy Của Lợi Nhuận Khi Giá Phân và Năng Suất Thay Đổi...............41
Bảng 4.18. So Sánh Hiệu Quả Giữa Các Thành Viên Trong Kênh Phân Phối .............47
Bảng 4.19. Bảng Giá Phân Bón NPK và Phân Hữu Cơ ................................................51
Bảng 4.20. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông Của Nông Hộ ....................................54


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Trình Độ Học Vấn Của Nông Hộ ...................................................................23
Hình 4.2. Kinh Nghiệm của Nông Hộ Trồng Sapôchê .................................................23
Hình 4.3 Số Cây Trồng Trên Một Đơn Vị Diện Tích Là 1000m2.................................26
Hình 4.4. Hình Thức Lao Động Của Nông Hộ .............................................................30
Hình 4.5. Hình Thức Lao Động Ở Khâu Thu Hoạch ...................................................31
Hình 4.6. Hình Thức Tiêu Thụ Sapôchê Của Nông Dân ..............................................42
Hình 4.7. Thị Trường Tiêu Thụ Của Các Vựa Trái Cây Vĩnh Kim ..............................43
Hình 4.8. Sơ Đồ Biểu Thị Quá Trình Tiêu Thụ Sapôchê ..............................................44
Hình 4.9. Tình Hình Biến Động Giá Từ Năm 2007-2010.............................................45
Hình 4.10. Sơ Đồ Biểu Thị Địa Điểm Tiêu Thụ Nông Sản Ở Khu Vực Chợ Vĩnh Kim
.......................................................................................................................................49
Hình 4.11. Hình Thức Thanh Toán Tiền Phân Của Người Dân ...................................52

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2: Phiếu điều tra nông hộ
Phụ lục 2: Phiếu điều tra vựa trái cây

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang từng bước chuyển mình để hòa nhập vào sự phát triển của nền
kinh tế khu vực và thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, nông nghiệp
và nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Nông nghiệp là
ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, trong quá trình đổi mới và hội nhập ngành
nông nghiệp nước ta đã vươn lên một tầm cao mới được biểu hiện bằng tốc độ tăng
trưởng, kim ngạch xuất khẩu nông sản, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương
thực...Nước ta có nền nông nghiệp truyền thống, từ độc canh cây lương thực đang
chuyển dần sang trồng đa dạng các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày
và dài ngày như: mía, ca cao, càphê, cao su... để đáp ứng cho nhu cầu trong nước cũng
như trên thế giới. Trong đó, cây sapôchê là loại cây lâu năm với đặc tính dễ trồng, dễ
thích nghi với điều kiện sống nên được nhiều người dân ưa chuộng. Nó là nguồn thu
nhập, nguồn sống của nhiều bà con ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang.
Tiền Giang thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nên đất đai màu mỡ nhờ có phù sa
bồi đắp nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Xã Kim Sơn, huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang thuộc khu vực nông thôn, đất đai chủ yếu để phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp. Ở khu vực này cũng thường bị nhiễm mặn nên việc trồng lúa hay trồng
hoa màu gặp nhiều trở ngại. Trên cơ sở đó để cải thiện thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp, người dân nơi đây đã tìm kiếm loại cây trồng sao cho phù hợp với đất canh tác
của họ và mang lại hiệu quả. Cây sapôchê đã được hầu hết người dân nơi đây lựa
chọn.
Giống như những cây trồng khác, cây sapôchê cũng trải qua những giai đoạn thăng
trầm. Do đặc tính dễ trồng dễ thích nghi và mang lại hiệu quả mà bà con nơi đây vẫn


kiên trì không thay thế cây trồng khác và đang có xu hướng mở rộng diện tích do một
phần diện tích trồng vú sữa ở đây bị hư hại nặng. Trong một vài năm gần đây, giá
sapôchê ổn định và tăng nhẹ từ năm 2007. Vụ sapôchê năm 2010, nhà vườn vô cùng

phấn khởi do giá tiêu thụ cao ngất ngưỡng, bình quân khoảng 10.000đ/1kg và có lúc
giá cao kỷ lục từ 16.000-18.000đ/1kg, cao nhất từ trước tới nay. Cây sapôchê đã giúp
nhiều người dân nơi đây cải thiện được thu nhập của mình, nhiều hộ nông dân đã trở
thành triệu phú sau một vụ sapôchê năm 2010.
Trên cơ sở đó mà tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng cây sapôchê tại Xã Kim Sơn Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang và
việc tiêu thụ sản phẩm sapôchê”, với sự cho phép của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm vận dụng những kiến thức đã học được và
sự hướng dẫn tận tình của ths.Lê Vũ, góp một chút công sức để giúp bà con nông dân
canh tác sapôchê có hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sapôchê tại xã Kim Sơn, huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và tìm hiểu việc tiêu thụ sản phẩm này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ, so sánh hiệu quả theo qui mô của nông
hộ (qui mô 1 từ 3000m2 trở xuống, qui mô 2 trên 3000m2) và so sánh hiệu quả theo
nhóm tuổi (nhóm 1: dưới 40 tuổi, nhóm 2: từ 41-50 tuổi, nhóm 3: trên 50 tuổi)
- Phân tích sự ảnh hưởng của giá bán, giá phân và năng suất đến lợi nhuận, thu
nhập của người dân qua việc phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy hai chiều.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để giúp người nông dân sản xuất đạt hiệu
quả hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian và thời gian nghiên cứu
Khoá luận được tiến hành nghiên cứu tại xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang. Trong thời gian từ ngày 4 tháng 3 đến 25 tháng 6 năm 2011

2



Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đánh giá kết quả và hiệu quả ở
những nông hộ trồng sapôchê tại xã Kim Sơn Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.
Ngoài ra, đề tài tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ theo qui mô, từ đó đưa
ra một số kiến nghị để giúp người nông sản xuất đạt hiệu quả hơn.
1.4. Cấu trúc khoá luận
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc khoá
luận.
- Chương 2 : Tổng quan
Chương này khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của xã,
các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông dân.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung: nêu những khái niệm có liên quan đến khoá luận như: nông
thôn, nông dân, đất nông nghiệp...,sơ lược về qui trình, chăm sóc cây sapôchê và cây
vú sửa. Phần phương pháp gồm: phương pháp thu thập và sử lý số liệu, phương pháp
phân tích, tính hiệu quả kinh tế của cây lâu năm...
- Chương 4 : Kết quả và thảo luận.
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quả trình
thực hiện, phân tích các kết quả lý luận và thực tiễn. Qua quá trình điều tra chung về
những nông hộ trồng sapôchê và những nông hộ trồng vú sửa ta đánh giá được mô
hình nào mang lại hiệu quả kinh tế hơn, cuối cùng đưa ra những thuận lợi cũng như là
những khó khăn mà người dân chưa khắc phục được.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận chung đạt được, đề xuất một số kiến nghị cũng như là giải pháp
để giúp người dân sản xuất đạt hiệu quả hơn.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những Bài giảng, tài liệu có được qua các
môn học chuyên ngành kinh tế nông lâm và sách thu thập từ quá trình tự học nhằm
cung cấp cơ sở chủ yếu cho các công thức tính toán, lý luận. Cụ thể là môn học Dự án
đầu tư, môn thống kê kinh tế… phục vụ cho các tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Kế
đến là luận văn của các sinh viên khoá trước để học hỏi cách viết, lập luận để hoàn
thành tốt khóa luận của mình. Những số liệu có được trong quá trình điều tra trực tiếp
từ các hộ nông dân và được cung cấp từ các phòng ban của xã Kim Sơn, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang và qua mạng Internet.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã
a. Vị trí địa lý và địa hình
Xã Kim Sơn nằm ở phía Tây Nam huyện Châu Thành, có tổng diện tích tự
nhiên là 1169,08 ha. Nằm trong toạ độ từ 106o22’ đến 106o27’ độ kinh đông và từ
10o32’ đến 10o35’ độ vĩ bắc. Phía đông giáp xã Song Thuận, phía tây giáp xã Phú
Phong và Bàn Long, phía nam giáp Sông Tiền và phía bắc giáp xã Vĩnh Kim.
Về cơ cấu hành chính: Xã Kim Sơn gồm có 4 ấp: Ấp Đông, Ấp Tây, Ấp Hội và
Ấp Mỹ. Có tuyến đường Tỉnh 864 đi ngang qua địa bàn xã tới huyện Cai Lậy dài
3,667 km.
Xã Kim Sơn nằm ở phía nam Quốc lộ I nên có địa hình cao, cao trình khoảng
1,2 đến 2m. Xã nằm dọc theo sông Tiền nên được phân bổ dồi dào của đất phù sa rất
thận lợi cho cây trồng.


b. Khí hậu
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên xã Kim Sơn cũng mang

những nét đặt trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, hàng năm có hai mùa: mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa thường trùng với gió
mùa Tây Nam từ biển Đông thổi vào từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, mang theo
nhiều hơi nước làm cho thời tiết mát mẻ, khí hậu ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 1430mm. Lượng mưa biến thiên từ 1.400 – 2.200mm, từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau có số ngày mưa ít nhất, biến thiên từ 0 – 6 ngày/tháng. Từ tháng 5 đến tháng
10 có số ngày mưa cao nhất, biến thiên từ 13 – 21 ngày/tháng và có hai đỉnh mưa
trong năm: thứ nhất vào tháng 6 – 7; thứ hai vào tháng 9 – 10. Lượng mưa ngày không
lớn, thường nhỏ hơn 50mm. Những trận mưa có thời gian từ 1 đến 5 ngày sẻ quyết
định mức độ úng lụt nội đồng.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270C. Biên độ nhiệt trung bình
giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 3-50C. Dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm bình
quân 100C. Tháng nóng nhất trong năm thường từ tháng 3 đến tháng 4, tháng lạnh nhất
là tháng Giêng.
Bức xạ chiếu sáng: nguồn năng lượng bức xạ dồi dào, bình quân 10kcal/cm2 và
trên 2.400 giờ nắng/năm, biên độ giờ chiếu sáng/ngày giửa tháng có ngày dài và ngắn
dưới 1 giờ. Quang lượng chiếu sáng cao thuận lợi cho cây trồng phát triển đặc biệt là
cây ăn quả.
Gió: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuất hiện hai luồng
gió chính: Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, tốc độ trung bình 2,4m/s; Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô tốc độ
trung bình 3,8m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch là gió mùa Đông Bắc thịnh
hành, thổi cùng hướng với các cửa sông làm gia tăng tốc độ thuỷ triều nên được gọi là
gió chướng.
Độ ẩm không khí trung bình 79,20% và thay đổi theo mùa, mùa mưa 82,5%,
mùa khô 74,1%; ẩm độ giữa các tháng trong năm chênh lệch không đáng kể, phù hợp
với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng bốc hơi bình quân khoảng
1.180mm3/năm, trung bình khoảng 3,3mm3/ngày.

5



c. Thuỷ văn
Xã Kim Sơn có hệ thống kênh rạch chằng chịt với các tuyến chính như: sông
Tiền, sông Rạch Gầm, Rạch Bà Hào và Rạch Ngã Tư. Ngoài ra còn có các tuyến kênh
nhỏ lẻ phân tán xen kẻ trên địa bàn xã chủ yếu phục vụ cho việc tưới tiêu trong nông
nghiệp và nhu cầu đi lạ, vận chuyển hàng hoá của người dân.
d. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Xã Kim Sơn có địa hình tương đối cao, có 3 nhóm đất chính:
Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ P(f): diện tích 352,6446 ha chiếm 30,16%
tổng diện tích tự nhiên. Đất tương đối giàu mùn nhưng kém tơi xốp và hơi chua, thích
nghi cho canh tác lúa lẫn vườn.
Đất phù sa đã lên líp(VP): diện tích 800,2617 ha chiếm 68,46% tổng diện tích
tự nhiên. Đây là loại đất phù sa tương đối trẻ được hình thành trên các vùng đất sa bồi
có dạng địa hình trung đến cao, là loại đất màu mỡ nhất trong nhóm đất phù sa, đất có
màu nâu đến nâu đậm. Thành phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc
trồng cây ăn trái, làm nhà ở và hoa màu các loại.
Đất phù sa không được bồi (P): diện tích 16,1817 ha chiếm 1,38% tổng diện
tích tự nhiên. Đây là loại đất không được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa mới, có dạng
địa hình trung bình. Thành phần cơ giới nặng, ít xốp, hàm lượng dinh dưỡng không
cao.
Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của sông Tiền nên xã
Kim Sơn có nguồn nước mặt dồi dào với các hệ thống kênh rạch: sông Rạch Gầm,
Rạch Bà Hào...rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lẫn giao thông và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm: hiện nay trên địa bàn xã có một giếng khoan tầng sâu. Số
hộ sử dụng nước sạch là 2771 hộ (nguồn UBND xã Kim Sơn cung cấp).
e. Thực trạng môi trường
Xã Kim Sơn thực hiện phương châm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm” trong
những năm gần đây xã đã phổ biến vận động trong công tác vệ sinh môi trường, thu

gom rác, chất thải không để ra sông rạch. Tuy nhiên hiện tượng thải rác bừa bãi xuống
sông, rạch, các tuyến giao thông, khu vực chợ, khu đông dân cư diễn ra khá phổ biến
gây mất vẽ mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường.
6


2.2.2. Tình hình kinh tế-xã hội của Xã
a. Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở xã Kim Sơn, kế đến là thương nghiệp,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác.
+ Ngành nông nghiệp:
Điều kiện sản xuất nôngnghiệp có nhiều thuận lợi, nguồn nước tưới tiêu tương
đối ổn định, thời tiết thuận lợi nên nhân dân mạnh dạn đầu tư sản xuất cây trồng, vật
nuôi có năng suất và chất lượng ngày càng được nâng cao.
- Về trồng trọt: tổng diện tích sản xuất năm 2010: là 833,4902 ha chủ yếu là
trồng cây ăn quả như: vú sữa, sapôchê, bưởi... năng suất sản lượng khá cao so với các
năm trước (Nguồn UBND Xã Kim Sơn).
- Chăn nuôi – Thú y: năm 2010trên địa bàn xã có đàn gia súc 1400, gia cầm
mấy năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên chỉ nuôi riêng lẻ ở từng
hộ gia đình khoảng 6500 con (Nguồn UBND Xã Kim Sơn).
- Nuôi trồng thuỷ sản: chủ yếu người dân nuôi từ các ao, mương vườn để cải
thiện bữa ăn gia đình.
+ Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ:
- Công nghiệp: ngành công nghiệp chưa phát triển hiện nay trên địa bàn xã chỉ
có ba doanh nghiệp: doanh nghiệp chế biến nước chấm Trung Phát, cơ sở Ngọc Hà và
cơ sở Bình Phong.
- Tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ ở các hộ gia đình như dệt
chiếu nhằm tạo thu nhập thêm cho gia đình và giải quyết công ăn việc làm cho người
dân. Toàn xã hiện có 215 hộ kinh doanh buôn bán, dịch vụ tại khu vực đông dân cư tạo
bước chuyển biến mới ở nông thôn.

- Thương mại dịch vụ: xã Kim Sơn có một chợ tập trung buôn bán trao đổi hàng
hoá nông sản, cũng như các hàng hoá phục vụ cho dân trong xã. Về cơ sở vật chất, chợ
có qui mô nhỏ, chủ yếu do các hộ tiểu thương nhỏ buôn bán các loại hàng hoá cần
dùng.

7


b. Tình hình dân số, lao động của xã
Bảng 2.1. Bảng Tổng Kết Dân Số, Lao Động Xã Kim Sơn Năm 2010
STT
1
2

3

4

Chỉ tiêu
Tổng số hộ
Tổng số nhân khẩu
Nam
Nữ
Lao động chính
Nam
Nữ
Tỷ lệ tăng dân số

ĐVT
Hộ

Người
Người
Người
Người
Người
Người
%

Số lượng
2.635
10.693
5.216
5.477
7.721
3.813
3.908
1,08
Nguồn: UBND xã

Tổng dân số năm 2010 xã là 10693 người, 2635 hộ, tỷ lệ tăng dân số là 1,08%.
Trong đó, lao động chính là 7721 người, nam là 3813 người chiếm 49,38% so với số
người trong độ tuổi lao động, nữ là 3908 người chiếm 50,62% so với độ tuổi lao động.
c. Y tế - Giáo dục
+ Y tế: trạm y tế xã có tám phòng, số Y - Bác sĩ và cộng tác viên là bốn người
bao gồm: một Bác sĩ, một Y Sĩ và hai Y tá. Về cơ sở vật chất và nhân sự, cũng như
điều kiện phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân chưa được bảo đảm, lực lượng y tế
còn yếu chuyên môn, chế độ ưu đãi còn thấp.
+ Giáo dục đào tạo: xã Kim Sơn có 01 trường Trung học cơ sở, 03 điểm trường
tiểu học và 01 điểm trường mẫu giáo.
Bảng 2.2. Thống Kê Các Điểm Trường Trên Toàn Xã Kim Sơn

STT

Địa Điểm

Phòng học

1

Trường trung học cơ sở Rạch Gầm

10

2

Trường tiểu học Ấp Hội

15

3

Trường tiểu học Ấp Mỹ

2

4

Trường tiểu học Ấp Tây

3


5

Trường mẫu giáo Ấp Hội

3
Nguồn: UBND xã Kim Sơn

- Cấp Tiểu học với tổng số 19 lớp với 34 giáo viên.
- Cấp Trung học cơ sở với tổng số lớp là 14 với 31 giáo viên

8


Các lớp học theo hai buổi sáng, chiều. Nhìn chung kiến trúc xây dựng là kiên cố
và bán kiên cố.
d. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông: trên địa bàn xã Kim Sơn chủ yếu là giao thông đường bộ.
+ Giao thông đường bộ:
- Tỉnh lộ: xã Kim sơn có đường Tỉnh 864 đi từ xã Bình Đức ngang qua địa bàn
xã tới huyện Cai Lậy dài 3,667km và đường Tỉnh 876 đi từ xã Song Thuận đến xã
Vĩnh Kim dài 2km thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá.
- Đường giao thông nông thôn: Các tuyến đường giao thông nằm rãi rác trong
xã có tổng chiều dài hơn 40km lưu thông tương đối dễ dàng. Tuy nhiên chất lượng
không cao, bề rộng chỉ từ 1 đến 3m , các tuyến đương chính thì được bê tông hoá, các
tuyến đường phụ vẫn còn trãi sỏi đỏ, gây hạn chế trong việc đi lại cũng như là vận
chuyển hàng hoá của bà con trong xã nhất là vào mùa mưa.
+ Giao thông đường thuỷ: Giao thông đường thuỷ trên địa bàn xã chủ yếu là
sông Rạch Gầm có bề rộng là 60m. Ngoài ra, xã còn có rạch Cầu Lắp, rạch Bà Hào và
hệ thống kênh nội đồng chằng chịt có bề rộng từ 3m trở lên rất thuận lợi cho việc dẫn
nước tưới tiêu nông nghiệp và phục vụ cho sinh hoạt đi lại trong nông thôn.

* Điện:
Mạng lưới điện được kéo khắp toàn xã, Kim Sơn có 2418 hộ sử dụng diện đạt
99,71% so với tổng số hộ là 2425 hộ, phần lớn các hộ ở không tập trung nên kéo hạ
thế gặp nhiều khó khăn, giá thành cao.
* Bưu chính viễn thông:
Xã Kim Sơn có 01 bưu điện văn hoá với tổng số máy điện thoại đang sử dụng
là 129 máy trong đó có 02 máy của cơ quan. Tỷ lệ sử dụng điện thoại là 1,31 máy/100
dân.
* Cấp nước sinh hoạt nông thôn:
Tổng số hộ sử dụng nước sạch trong xã là 2425 hộ đạt 100%, nguồn nước sử
dụng chủ yếu là nước giếng khoan và các kênh rạch của xã chất lượng nước cũng khá
tốt.

9


e. Tình hình quản lí và sử dụng đất đai
+ Tình hình quản lý đất đai:
Luật đất đai năm 2003 đánh dấu một bước tiến quan trọng làm cho quan hệ
ruộng đất phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và lao động nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước. Nghĩa vụ, quyền lợi cơ bản của người sử dụng đất được pháp luật xác
lập rỏ ràng. Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước theo Luật Đất Đai quy định.
* Quản lý đất đai theo ranh giới hành chính:
Địa giới hành chính của xã không thay đổi, diện tích tự nhiên toàn xã là
1169,08 ha, đã được xác định cụ thể ngoài thực địa và trên bản đồ theo chỉ thị 364/CP
của Chính Phủ, các điểm quan trọng đã được cấm mốc giới và được bảo vệ cẩn thận.
* Bản đồ địa chính:
Bản đồ giải thửa tỉ lệ 1/5000 đã được thành lập bằng phương pháp ảnh hàng
không phủ trùm địa bàn xã vào năm 1996 theo quyết định 210/DKTK với 01 tờ bản đồ

phục vụ cho công tác quản lý.
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông
nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Theo
số liệu thống kê về “quy hoạch sử dụng đất đai xã Kim Sơn thời kỳ 2006 – 2010” thì
cơ cấu đối tượng quản lý đất đai như sau:
Bảng 2.3. Cơ Cấu Đối Tượng Quản Lý Đất Đai
ĐVT: ha
STT

Đối tượng sử dụng

Diện tích

Tỷ lệ(%)

01

Hộ gia đình cá nhân

959,31

82,05

02

UBND xã quản lí, sử dụng

6,894

0,589


03

các đối tượng khác

202,146

17,361

04

tổng

1169,08

100

Nguồn: UBND xã Kim Sơn
Qua công tác thống kê đất đai hàng năm cho thấy trên địa bàn xã Kim Sơn diện
tích đất đai đã được giao sử dụng hết:

10


- Hộ gia đình cá nhân: đất giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý với diện tích là
959,310 ha, chiếm 82,05% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu để sản xuất nông
nghiệp và làm nhà ở.
- UBND xã quản lý, sử dụng: diện tích là 6,894 ha, chiếm 0,589%tổng diện tích
tự nhiên.
- Các đối tượng khác quản lý: với diện tích là 202,146 ha, chiếm 17,361% tổng

diện tích tự nhiên. Các đối tượng khác quản lý bao gồm: đất có mục đích công cộng,
đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất sông súi và mặt nước chuyên dùng.
+ Sử dụng đất đai:
Bảng 2.4. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai Xã Kim Sơn Năm 2010
Loại đất

Diện tích

Tỷ lệ(%)

A. Tổng diện tích tự nhiên (A = B + C)

1169,08

100

B. Đất nông nghiệp (B = 1 + 2)

833,49

71.,29

1. Đất trồng cây lâu năm (1 = a + b)

833,34

99,98

483


57,95

350,34

42,03

0,15

0,02

335,59

28,71

a. Đất trồng Sapôchê
b. Đất trồng cây khác
2. Đất nuôi trồng thuỷ sản
C. Đất phi nông nghiệp

Nguồn: UBND xã Kim Sơn
Qua bảng 2.4, cho thấy: Trên địa bàn xã đất nông nghiệp có diện tích khá lớn,
chiếm 71,29% so với tổng diện tích tự nhiên của xã. Trong đó diện tích đất trồng cây
lâu năm của toàn xã là 833,3402 ha, chiếm 99,98% diện tích đất nông nghiệp, còn lại
là đất nuôi trông thuỷ sản.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay là 833,4902 ha, trong đó diện tích
đất trồng cây lâu của xã là 833,3402 ha chiếm 99,98% diện tích đất nông nghiệp. Đất
trồng cây lâu năm bao gồm: đất trồng Sapôchê là 483 ha chiếm 57,95% diện tích đất
nông nghiệp, đất trồng cây khác như: vú sữa, bưởi, cam...là 413,830 ha chiếm 42,03%
diện tích đất nông nghiệp.


11


+ Biến động đất đai:
Bảng 2.5. Biến Động Đất Đai Xã Kim Sơn Từ Năm 2001-2010
Diện tích
Loại đất

năm 2001

năm 2005

năm 2010

Tổng diện tích tự nhiên

1169,08

1169,08

1169,08

Đất nông nghiệp

910,5544

896,98

833,4902


Đất phi nông nghiệp

257,7956

271,37

335,5889

0,73

0,73

-

Đất chưa sử dụng

Nguồn: UBND xã Kim Sơn
Qua bảng trên cho thấy đất nông nghiệp giảm từ năm 2001 cho đến nay do nhu
cầu phát triển đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích đất ở và đất có mục đích
công cộng. Từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm 63,4898 ha
chuyển sang đất phi nông nghiệp,

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Một số vấn đề về nông thôn

a. khái niệm nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư, hoạt
động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường,
trình độ sản xuất hàng hoá còn thấp so với thành thị. Thu nhập và đời sống của người
dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với thành thị.
Vai trò của vùng nông thôn:
- Là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
- Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
- Cung cấp lao động cho công nghiệp.
- Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch
vụ.
b. Một số khái niệm về kinh tế
Kinh tế nông nghiệp: là một khoa học ứng dụng để nhằm nhận định, mô tả và
phân loại các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tìm ra phương thức giải
quyết vấn đề. Ngoài ra kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học xã hội, nó liên
quan đến con người, tổ chức và các mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế nông
nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng : cung cấp lương thực, thực phẩm cho một dân số
đang tăng lên không ngừng; là nguồn cung cấp vốn cho việc phát triển các ngành sản
xuất khác (các khoản tiết kiệm từ nông nghiệp, ngoại tệ do xuất khẩu các sản phẩm
nông nghiệp...); là nguồn cung ứng lao động chủ yếu cho các ngành sản xuất, dịch vụ
khác; là nguồn cung cấp phúc lợi trục tiếp cho vùng nông thôn thông qua việc nâng


cao năng suất lao động, gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập.(nguồn: Thái Anh Hòa,
môn kinh tế nông lâm).
Kinh tế nông hộ: là các hộ gia đình sống bằng nghề nông, kinh tế hộ gia dình
với tư cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh, một sự tổ hợp của đất, lao động và các
phương tiện sản xuất được người dân khai thác, sử dụng tác động vào hệ thống sinh
thái tại nơi mà người ta sinh sống nhằm bảo đảm sự tồn tại của mình.

c. Vai trò của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp
Kinh tế hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước, cũng như trong việc giải quyết nhu cầu về lương thực, thực
phẩm cho cả nước đảm bảo lương thực quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu. Kinh tế hộ
là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là tế bào của nền nông
nghiệp.
3.1.2. Nguồn gốc và phân loại sapôchê
a. Nguồn gốc
Cây sapôchê còn gọi là Hồng Xiêm, có tên khoa học là Manilkara zapota, Linn.
Van Royen hay Achras zapota Linn, tên tiếng Anh là: Sapodilla plum. Đây là một loại
cây ăn trái được trồng nhiều ở nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Theo Ông
Nguyễn Danh Vàn “hỏi đáp về kĩ thuật canh tác cây ăn trái, quyển 3” thì cây sapôchê
có nguồn gốc ở Mexico và vùng Trung Mỹ, sau đó cây được du nhập và trồng khắp
vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Trong thời kỳ thực dân, cây được đưa sang Philippines. Tại
Đông Nam Á, Thái Lan là nơi trồng nhiều sapôchê nhất. Do đó, sapôchê khi nhập vào
Việt Nam đã được gọi với tên khác là “hồng xiêm”.
b. Phân loại
Theo Nguyễn Danh Vàn “hỏi đáp về kĩ thuật canh tác cây ăn trái, quyển 3” thì
có khoảng 13-15 giống sapôchê đang được trồng trong nhân dân. Tuy nhiên, chỉ có
một vài giống được trồng phổ biến như:
+ Ở Miền Nam:
- Sapôchê ta: cây cao khoảng 9-10m, sống khoẻ, ít bị nhiễm bệnh, có bộ lá xanh
lợt, lá dài và mỏng, thường cho trái nhiều nhưng nhỏ. Trọng lượng trái thường chỉ
khoảng 50-150g, trái tròn, vị lạt.

14


×