Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM ĐỨC HẬU

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM ĐỨC HẬU

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Tổng Hợp)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: NGUYỄN VIẾT SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM TẠ
Thời gian thấm thoát thoi đưa thật nhanh, thế là bốn năm kể từ khi tôi bước vào
ngưỡng cửa đại học đã trôi qua, đó là khoảng thời gian tôi gặp nhiều khó khăn, thử
thách và cũng chính là khoảng thời gian vui nhất của tôi, giờ đây tôi sắp phải xa ngôi
trường thân yêu, bạn bè và thầy cô yêu mến, để bước vào một môi trường mới. Nhân
đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với những ai đã quan tâm, theo dõi và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Ba Mẹ, những người thân trong gia
đình, đã nuôi dưỡng, dạy bảo tôi trong suốt thời gian qua để tôi có được ngày hôm
nay.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh nói chung, quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng và đặt biệt là thầy Nguyễn
Viết Sản đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa đã tạo
điều kiện cho tôi được thực tập tại Công Ty và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị phòng nhân sự, trong Công ty. Xin cảm ơn Chú Hiếu,
Chú Sửu, Cô Hiếu, chị Hiền, Chị Liễu đã tận tụy tạo điều kiện, hướng dẫn em nhiệt
tình để hoàn thành khóa luận này, và đặc biệt là giúp em có được những kinh nghiệm
quý báu, kiến thức bổ ích để phục vụ cho công việc trong tương lai của mình.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đã sát cánh bên
tôi trong suốt thời gian tôi học tập ở trường.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Đức Hậu


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM ĐỨC HẬU Tháng 7/2011. “Đánh Giá Công Tác Tuyển Dụng Và Đào
Tạo Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa”
PHAM DUC HAU. July/2011 “Assess Recruitment And Training Employee
Task At Bien Hoa Join Stock Company”.
Đề tài đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động xản xuất kinh doanh của Công ty và
tình hình cơ cấu lao động của Công ty trong 2 năm 2009 và 2010. Sau đó tiến hành tìm
hiểu, đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại Công ty thông qua việc
nghiên cứu, tìm hiểu tình hình, chi phí công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong
Công ty. Đề tài còn sử dụng dụng bảng câu hỏi soạn sẵn, chọn mẫu ngẫu nhiên để
khảo sát ý kiến của 75 nhân viên trong Công ty về mức độ hài lòng của họ đối với
Công ty, cũng như mức độ hài lòng của họ đối với nhu cầu về các khóa đào tạo do
Công ty tổ chức mà chính họ đã và đang tham gia. Từ đó khóa luận đưa ra những phân
tích, nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn cho công tác tuyển
dụng và đào tạo nhân viên trong thời gian tới


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 Pham vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian .........................................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................2
1.4 Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN .................................................................................................................4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ..........................................................................4
2.2 Vài nét về Công ty.................................................................................................4
2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty ...........................................................................4
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty. .......................................................5
2.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ..............................................................6
2.4 Phương châm hoạt động Công ty ..........................................................................6
2.5 Cơ cấu tổ chức của công ty. ..................................................................................6
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức.................................................................................6
2.5.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. ..............................................................7
2.6 Hoạt động công ty ...............................................................................................11
2.6.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị .....................................................................11
2.6.2 Thị trường công ty.........................................................................................12

v


2.6.3 Đối thủ cạnh tranh .........................................................................................12
2.7 Khó khăn và thuận lợi .........................................................................................13
2.7.1 Thuận lợi .......................................................................................................13
2.7.2 Khó khăn .......................................................................................................13
CHƯƠNG 3:..................................................................................................................15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 15

3.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................15
3.1.1 Hoạch định NNL ...........................................................................................15
3.1.2 Các phương pháp dự báo NNL .....................................................................17
3.1.3 Tuyển dụng nhân sự ......................................................................................19
3.1.4 Đào tạo và phát triển .....................................................................................23
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................25
3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. .......................................................25
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN LUẬN ................................................ 27
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm vừa qua: ......................................27
4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ...................................27
4.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua: .....................29
4.2 Tình hình chung về đặc điểm lao động trong Công ty ........................................33
4.2.1 Trình độ chuyên môn trong 2 năm qua .........................................................33
4.2.2 Tình hình biến động lao động trong năm. .....................................................34
4.2.3 Phân loại Lao động tại Công ty trong năm 2010 ..........................................35
4.3 Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty. ......................................................39
4.3.1 Tình hình tuyển dụng trong 2 năm vừa qua ..................................................39
4.3.2 Quy trình tuyển dụng tại Công ty..................................................................41
4.3.3 Một số yêu cầu cho các vị trí tuyển dụng .....................................................44
4.3.4 Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng ........................................................45
4.4 Thực trạng công tác đào tạo trong năm 2010......................................................50
4.4.1 Tình hình công tác đào tạo nhân viên. ..........................................................50
4.4.2 Nhu cầu đào tạo trong năm 2010 ..................................................................53

vi


4.4.3 Đánh giá kết quả công tác đào tạo. ...............................................................55

4.5 Giải pháp .............................................................................................................59
4.5.1 Về công tác tuyển dụng. ................................................................................59
4.5.2 Về công tác đào tạo .......................................................................................60
4.6 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo cho Công ty ...60
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................62
5.1 Kết luận ...............................................................................................................62
5.1.1 Về công tác tuyển dụng .................................................................................62
5.1.2 Về công tác đào tạo .......................................................................................63
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................63
5.2.1 Đối với Công ty .............................................................................................63
5.2.2 Đối với nhà nước ...........................................................................................64

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GCNĐKKD

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên.

HĐQT

Hội đồng quản trị

GĐQT


Giám đốc quản trị

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NNL

Nguồn nhân lực.

VNĐ

Việt nam đồng.

VLĐ

Vốn lưu động.

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

HĐTC

Hoạt động tài chính


BH & CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

LN

Lợi nhuận

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

ĐH & CĐ

Đại học và cao đẳng

TC&THCN

Trung cấp và trung học chuyên nghiệp

LĐPT

Lao động phổ thông

NLĐ


Người lao động.

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Phương Pháp Chọn Mẫu Điều Tra .................................................................25
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Trong 2 Năm 2009-2010 ...27
Bảng 4.2 Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
Trong Năm 2010 ............................................................................................................29
Bảng 4.3: Bảng Tổng Hợp Trình Độ Chuyên Môn CB_CNV Trong 2 Năm Qua ........33
Bảng 4.4: Sự Biến Động Lao Động Trong Năm 2010 ..................................................34
Bảng 4.5 Cơ Cấu Lao Động Theo Thâm Niên Công Tác .............................................37
Bảng 4.6 Trình Độ Lao Động Nhân Viên Trong Năm 2010 .........................................38
Bảng 4.7 Tình Hình Tuyển Dụng Nhân Viên Trong 2 Năm 2009-2010 ......................40
Bảng 4.8 Một Số Yêu Cầu Cho Các Vị Trí Tuyển Dụng ..............................................45
Bảng 4.9 Số Lượng Hồ Sơ Đạt Yêu Cầu Năm 2010 .....................................................46
Bảng 4.10 Chi Phí Tuyển Dụng Trong 2 Năm 2009_ 2010 ..........................................48
Bảng 4.11 Số Lượng Nhân Viên Hài Lòng Với Công Việc Hiện Tại Năm 2010 .........49
Bảng 4.12. Tình Hình Nghỉ Việc Của Nhân Viên Mới Năm 2009-2010.....................50
Bảng 4.13 Tình Hình Đào Tạo Nhân Viên Trong 2 Năm Qua. ....................................51
Bảng 4.14 Số Lượng Nhân Viên Gặp Khó Khăn Trong Công Việc hiện Tại ...............52
Bảng 4.15 Các Khóa Đào Tạo Do Công Ty Tổ Chức Năm 2010 .................................53

Bảng 4.16 Chi Phí Công Tác Đào Tạo Trong 2 Năm Vừa Qua ....................................56
Bảng 4.17 Tỷ Lệ Nhân Viên Đạt Yêu Cầu Sau Các Khóa Đào Tạo Năm 2010. ..........57

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty ....................................................................7
Hình 3.1 Quá Trình Hoạch Định Nguồn Nhân Lực ......................................................17
Hình 3.2 Sơ Đồ Quá Trình Tuyển Dụng Nhân Sự ........................................................21
Hình 4.1: Biểu Đồ Số Lượng Và Tỷ Lệ Nam Nữ Trong Công Ty Năm 2010..............35
Hình 4.2 Biểu Đồ Tỷ Lệ Phần Trăm Theo Hợp Đồng Lao Động Năm 2010 ...............36
Hình 4.3 Biểu Đồ Số Lượng Và Tỷ Lệ Lao Động Năm 2010 ......................................39
Hình 4.4 Biểu Đồ Tỷ Lệ Nhân Viên Từ Các Nguồn Tuyển Dụng Năm 2010 ..............47
Hình 4.5 Biểu Đồ Số Lượng Và Tỷ Lệ Về Nhu Cầu Cần Được Đào Tạo Của Nhân
Viên ...............................................................................................................................53
Hình 4.6 Biểu Đồ Số Lượng Và Tỷ Lệ Nhân Viên Tự Tham Gia Các Khóa Đào Tạo
Bên Ngoài Công Ty. ......................................................................................................54
Hình 4.7 Biểu Đồ Tỷ Lệ Nhân Viên Tham Gia Các Khóa Đào Tạo Do Công Ty Tổ
Chức ...............................................................................................................................55
Hình 4.8 Biểu Đồ Số Lượng Và Tỷ Lệ Nhân Viên Nhận Thấy Được Ích lợi Từ Sau
Khi Được Đào Tạo. .......................................................................................................58
Hình 4.9 Biểu Đồ Tỷ Lệ Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên Về Hình Thức Các Khóa
Đào Tạo Do Công Ty Tổ Chức Năm 2010 ...................................................................59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1- Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Trong 2 Năm 2009 - 2010 ...........
Phụ lục 2- Bảng Câu Hỏi Thăm Dò Ý Kiến Nhân Viên ...................................................
Phụ lục 3 - Bảng Mô Tả Công Việc Vị Trí Nhân Viên Đào Tạo - Tuyển Dụng ..............
Phụ Lục 4- Mục Tiêu Chất Lượng Công Ty Năm 2011 ...................................................
Phụ lục 5 -Bảng Thông Báo Tuyển Dụng Nhân Viên Của Công Ty ...............................
Phụ lục 6 - Bảng Đánh Giá Ứng Viên ...............................................................................
Phụ lục 6 - Bảng Đánh Giá Ứng Viên ...............................................................................
Phụ lục 7- Phiếu Yêu Cầu Bổ Sung Nhân Sự ...................................................................
Phụ lục 8-Quyết Định Tuyển Dụng Chính Thức CBCNV................................................
Phụ lục 9- Bảng Đánh Giá Quá Trình Thử Việc ...............................................................

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa tới nay, con người luôn là trung tâm của vũ trụ, chính con người luôn là
yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, vì thế để chọn được
người thực sự có tài cho tổ chức, là điều khó khăn và rất cần thiết.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tri thức hiện nay, thì sự cạnh tranh giữa các
quốc gia, các tổ chức ngày càng khốc liệt hơn, đó chính là sự cạnh tranh giữa con
người với con người, đặt biệt là những con người giỏi, chính con người sẽ là vũ khí
đấu tranh cho tổ chức đó. Con người với quá trình đào tạo sẽ tiếp thu được những
thành tựu khoa học tiên tiến để phát triển cho tổ chức, cho đất nước. Có thể nói nhân
tài là vốn quý giá của mỗi quốc gia, là tài sản vô giá của doanh nghiệp, các tổ chức
muốn tồn tại và phát triển vững mạnh, nhất thiết phải có một đội ngũ nhân viên đủ về
số lượng và cả chất lượng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của Công ty, và tầm quan trọng, trong công tác
tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong Công ty, nay được sự cho phép của Ban chủ
nhiệm khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng Ban lãnh đạo
Công ty cổ phần đường Biên Hòa và sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Viết Sản,
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh Giá Công Tác Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nhân
Viên Tại Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa” để làm khóa luận tốt nghiệp, đồng
thời đưa ra một số giải pháp, nhằm hoàn thiện hơn trong công tác tuyển dụng và đào
tạo nhân viên cho Công ty trong thời gian tới.
Do thời gian có hạn, lượng kiến thức còn ít, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều
nên chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên và đề ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2009 và 2010.
- Tìm hiểu tình hình đặc điểm lao động tại Công ty.
- Tìm hiểu công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong 2 năm 2009 và 2010.
- Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên trong công tác tuyển dụng và đào tạo.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng và dào tạo nhân
viên tại Công ty..
1.3 Pham vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa – Đường số 1,
Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Thành Phố Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai.

1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/2/2011 đến ngày 10/5/2011.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương
Chương 1: Chương mở đầu được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên cứu,
nêu lên sự cần thiết của đề tài cũng như mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu mà
tác giả mong muốn để hoàn thành khóa luận.
Chương 2: Khóa luận phác họa rõ bức tranh toàn cảnh của Công ty Cổ Phần
Đường Biên Hòa. Qua đó khóa luận giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát
hơn về Công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Khóa luận sẽ nêu lên các
khái niệm cũng như cơ sở lý luận có liên quan đến công tác tuyển dụng và đào tạo mà
tác giả mong muốn.
Chuong 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tác giả sẽ phân tích và xử lý số liệu
sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty, sau đó sẽ đưa
ra kết quả nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn.

2


Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này tác giả sẽ đưa ra những kết luận chung
về tình hình tuyển dụng, đào tạo nhân viên trong Công ty và những kiến nghị của tác
giả được đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác tuyển dụng và đào tạo.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nguyễn Thị Xuân Hải (2008): Đánh Giá Công Tác Tuyển Dụng Và Đào Tạo
Nhân Viên Tại Nhà Máy Sữa Chữa Và Đóng Tàu Sài Gòn. Đề tài được tiến hành khảo
sát ý kiến của 75 nhân viên kết hợp với các số liệu thứ cấp thu thập từ các phòng ban.
Tác giả đã đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại Công ty, sau đó đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho
Công ty.
Trần Trọng Nam Long (2008): Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn
Thiện Qúa Trình Hoạch Định Và Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đường
Biên Hòa. Tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng việc quan sát các hoạt động của công
nhân viên trong Công ty kết hợp với các số liệu thứ cấp thu thập qua các báo cáo tài
chính, các phòng ban trong Công ty tác giả đã nêu lên thực trạng về công tác tuyển
dụng nhân viên, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác hoạch định
tuyển dụng nguồn nhân lực cho Công ty.
2.2 Vài nét về Công ty
2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Tên giao dich quốc tế: BIÊN HÒA SUGAR JOINT SROCK COMPANY.
Địa chỉ: đường số 1- khu công nghiệp Biên hòa I, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai
Giấy CN ĐKKD: Số 3600495818 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
cho đăng ký lần đầu ngày 16/05/2001, đăng ký thay đổi gần nhất vào ngày 06/09/2010
ĐT: +84(61)3835176.

4


Web site:
Email:
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hiện nay: 185.316.200.000

VNĐ (Một trăm tám lăm tỷ, ba trăm mười sáu triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn).
Mã chứng khoán: BHS
Số lượng cổ phiếu niêm yết: 16.200.000 cổ phiếu.
Tổng diện tích mặt bằng Công ty là 198.245,9 m2
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.
Tiền thân Công ty là nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là
đường ngà, rượu mùi, bao đay được xây dựng từ năm 1969.
Năm 1994 đổi tên thành Công ty đường Biên Hòa.
Năm 1995, Công ty mở rộng công suất đường luyện tại Biên Hòa từ
200tấn/ngày lên 300 tấn/ngày, và khởi công xây dựng nhà máy đường Tây Ninh có
công suất là 2500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 nâng công suất lên 3500 tấn mía/ngày.
Ngày 16/5/2001 chuyển thành Công ty cổ phần đường Biên Hòa với VLĐ là 81
tỷ.
Ngày 21/12/2006 Công ty niêm yết cổ phiếu lên tại Hose với vốn lưu động là
128.000.000.000 đồng.
Ngày 11/4/2007 Công ty tăng VLĐ lên 168.477.270.000 đồng.
Ngày 15/6/2008 Công ty tăng VLĐ lên 185.316.200.000 đồng.
Năm 1968 Công ty được thành lập với tên gọi nhà máy đường Biên Hòa với
sản phẩm là đường ngà công suất 400 tấn/ngày và chưng cất rượu Rhum.
Năm 1969-1971 lắp đặt đưa vào hệ thống nhà máy luyện đường năng suất 200
tấn/ngày. Đến năm 1995 được nâng lên 300 tấn/ngày.
Ngày 3/2/2000: tổ chức BQVI (vương quốc Anh) cấp giấy chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng Công ty phù hợp với tiêu chuẩn iso 9002:1994. Ngày 23/6/2003
BQVI cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng chuyển sang phiên bảng iso
9001:2000.
Từ năm 2001 đến nay: Công ty đã liên tục mở rộng lĩnh vực cho thuê bãi, hiện
nay Công ty đã có hệ thống kho khá hoàn chỉnh, tiện lợi với diện tích 20.000m2.

5



Tháng 5/2001 Công ty hoàn tất quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi hoạt động
theo lọai hình doanh nghiệp mới với tên gọi Công ty cổ phần đường Biên Hòa.
Năm 2006 Công ty đã tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra
sàn giao dịch HOSE.
2.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử
dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm từ mía đường.
Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư từ ngành mía đường.
Sản xuất và kinh doanh các loại rượu.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
Thi công công trình xây dựng và công nghiệp.
Mua bán, ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ nguyên liệu, vật tư
ngành mía đường.
Dịch vụ cho thuê kho bãi- vận tải.
Dịch vụ ăn uống.
2.4 Phương châm hoạt động Công ty
Với phương châm “chất lượng làm nên thương hiệu”, đã được Công ty coi
trọng trong suốt 15 năm qua, chất lượng đường tinh luyện không chỉ phù hợp với yêu
cầu của người tiêu dùng, phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của nhà nước mà còn
đảm bảo giá thành hợp lý. Chính vì vậy, đường tinh luyện của Công ty ngày càng trở
thành nhu cầu không thể thiếu của người tiêu dùng, chất lượng đường tinh luyện của
Công ty cổ phần đường Biên Hòa đã tạo nên thương hiệu của Công ty đường Biên
Biên Hòa. Hiện nay, trong toàn ngành đường nước ta, Công ty cổ phần đường Biên
Hòa đã vinh dự được bình chọn liên tục trong 10 năm qua là hàng Việt Nam chất
lượng cao.
2.5 Cơ cấu tổ chức của công ty.
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức.

6



Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty

Nguồn: Phòng nhân sự
2.5.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền
quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:
- Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Bầu nhiệm, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
- Thực hiện các một số nhiệm vụ khác do Công ty quy định.
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ:
- Báo cáo trước Đại Hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối
lợi nhuận, chia lãi cỗ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển
và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

7


- Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của tổng giám đốc.
- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của Công ty.
- Quyết định triệu tập Đại Hội đồng cổ đông của Công ty.
- Các điều lệ khác do Công ty quy định.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đường Biên Hòa, có 9 thành viên bao gồm:
chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 7 ủy viên, chủ tịch hội đồng quản trị là người có trình độ
học vấn, kinh nghiệm quản lý, có quá trình hoạt động lâu năm trong nghành mía
đường.
 Ban kiểm soát

Do Đại Hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh quản trị và điều hành Công ty.
 Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm 5 thành viên: tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc.
 Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao
nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Tổng Giám Đốc do hội đồng
quản trị bổ nhiệm và không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty. Tổng giám đốc
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao:
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công Ty theo đúng
điều lệ công ty, nghị quyết đại hội đồng cỏ đông và hội đồng quản trị.
- Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp điều lệ của công ty.
- Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và
chịu trách nhiệm toàn bộ họat động của Công ty trước hội đồng quản trị.
- Thực hiện các quyền và nhiệm khác theo quy định của pháp luật và của Công
ty.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó giám đốc, tổng giám đốc sẽ căn cứ vào
khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền một số quyền hạn nhất định
cho các phó tổng giám đốc.
 Phó tổng giám đốc- phụ trách nhân sự- kế hoạch.

8


Phó tổng giám đốc- phụ trách nhân sự- kế hoạch do HĐQT bổ nhiệm, là người
tham mưu cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và
chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động
tổng hợp xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng nguyên vật

liệu (trừ nguyên liệu đường) cho sản xuất Công ty và nhà máy, điều độ sản xuất, quản
trị nhân sự, tiền lương, tiền thưởng và đào tạo CBCNV.
 Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất do HĐQT bổ nhiệm, là người tham mưu
cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách
nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả quản lý và điều hành các hoạt sản xuất, đầu tư
trong lĩnh vực công nghiệp, tham gia quản lý đầu tư nông nghiệp tại tại nhà máy,
nghiên cứu sản phẩm mới, hệ thống mạng thông tin, đào tạo công nhân sản xuất.
 Phó tổng giám đốc- phụ trách kinh doanh
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh do HĐQT bổ nhiệm, là người tham
mưu cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu
trách nhiệm trước tổng giám đóc về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động xây
dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn: tiêu thụ sản phẩm, marketing,
huy động nguyên liệu đường và xuất nhập khẩu hàng hóa.
 Phó tổng giám đốc – giám đốc nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh
Phó tổng giám đốc nhà máy đường Biên Hòa Tây Ninh do GĐQT bổ nhiệm, là
người tham mưu cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn
giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả quản lý, điều
hành các họat động sản xuất kinh doanh tại nhà máy đường Biên Hòa Tây Ninh.
 Phòng tài chính kế toán
Hoạch toán kế toán
Quản lý, kiểm soát các họat động quản lý.
Thống kê, báo các và phân tích các hoạt động kinh tế.
Quản lý hệ thống mạng máy tính.
 Phòng nhân sự
Quản lý lao động, tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

9



Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Huấn luyện, đào tạo.
Quản lý hành chính, văn thư.
Quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ văn phòng, bảo vệ trật tự an ninh
Quản lý, điều hành đưa rướt công nhân.
 Phòng vật tư
Tổng hợp, xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và dài hạn, theo dõi, hỗ trợ các
đơn vị công tác triển khai, thực hiên kế hoạch, tổng hợp xây dựng các chiến lược sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Theo dõi, tổng hợp thông tin, đánh giá điều độ sản xuất.
Cung ứng nhiên liệu phục vụ sản xuất vật tư, thiết bị phục vụ sữa chữa, lắp đặt
dự án đầu án đầu tư (mua trong nước).
Quản lý kho hàng.
 Phòng dịch vụ
Tổ chức phục vụ ăn uống nội bộ
Kinh doanh dịch vụ ăn uống
 Phòng kinh doanh
Thu thập thông tin thời gian và nghiên cứu thị trường.
Thiết lập chiến lược maketing
Quản lý và khai thác hệ thống phân phối của Công ty
Cung ứng nguyên liệu đường, mật chè cho sản xuất.
Kinh doanh các sản phẩm khác
Quản lý hệ thống kho tang.
Tham mưu ban điều hành xây dựng kế hoạch, kiểm soát, theo dõi và tổng hợp
đánh giá tình hình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, huy động nguyên liệu đường của
toàn Công ty.
 Phòng xuất nhập khẩu
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu ủy thác.
Thu thập và xử lý thông tin về tình hình kinh tế thế giới liên quan đến hoạt động

kinh doanh của Công ty.
Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo.

10


 Phòng QM
Công tác quản lý và triển khai công tác của hệ thống quản lý chất lượng.
Giám sát quá trình sản xuất của các phân xưởng.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng,
nghiệm thu nguyên vật liệu cho sản xuất.
 Phòng kỹ thuật đầu tư
Quản lý thiết lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật thiết bị toàn Công ty, kiểm soát tình
hình sử dụng của các đơn vị, quản lý hồ sơ các sự cố, tham mưu trong sử dụng các đơn
vị, quản lý hồ sơ và giải quyết các sự cố.
Thiết lập các quy trình kỹ thuật công nhệ sản xuất các sản phẩm và kiểm sót
việc thực hiện trong toàn Công ty.
Xây dựng, quản lý dự án xây dựng cơ bản, tổng hợp xây dựng các chiến lược
kế hoạch sữa chữa, kỳ, năm, tổng kết quyết toán.
Tham gia quản lý đầu tư nông nghiệp tạo nhà máy.
Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm mới.
Tham gia huấn luyện, đào tạo công nhân kỹ thuật.
 Phân xưởng sản xuất
Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt
Kiểm soát thực hiện quy trình, quy phạm về thiết bị, công nghệ.
Kiểm soát thực hiện các quy trình, quy phạm về thiết bị, công nghệ.
Kiểm soát quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quy định.
Quản lý thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc thuộc phạm vi trách nhiệm kể cả hệ
thống xử lý nước thải, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sữa chữa tháng, năm.
2.6 Hoạt động công ty

2.6.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Đất đai và tài sản Công ty đang nắm giữ:
a) Tại khu công nghiệp Biên Hòa I:
Tổng diện tích 19ha.
Một nhà máy sản xuất đường tinh luyện với công suất 350 tấn/ngày, cùng đồng
bộ hệ thống nhà xưởng, silo, kho chứa.
Một phân xưởng sản xuất rượu mùi đóng chai.

11


Hệ thống các kho cho thuê tương ứng 20.000 m2.
b) Tại Tây Ninh:
Tổng diện tích đang quản lý và sử dụng gần 1.100ha (trong đó 15ha tại Thị xã
Tây Ninh, hơn 1.100 ha cho trồng mía tại huyện Tân Biên và Châu Thành, 38 ha cho
xây dựng cụm chế biến công nghiệp ven sông vàm cỏ đông, sẽ đền bù giải phóng mặt
bằng xong trong năm tháng 10/2007).
Một nhà máy sản xuất đường với công suất chế biến 3.500 tấn mía trên ngày
(thiết bị máy móc được nhập khẩu từ Austraylia năm 1996-1997).
2.6.2 Thị trường công ty
a) Thế giới
Chủ yếu là một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore…
b) Trong nước
Miền bắc: Công ty thành lập chi nhánh đại diện ở thủ đô Hà Nội, đó là tâm
điểm để Công ty tỏa ra quản lý tất cả các tỉnh phía Bắc từ Móng Cái đến Thanh Hóa.
Miền trung: bao gồm các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định, đây là thị thị trường
đặt dưới sự quản lý của chi nhánh tại Đà Nẵng.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, Kom Tum, Gia Lai, ĐắcLắc và các khu vực Tây
Hòa trở vào như: Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận sẽ
thuộc quản lý của trụ sở sở chính là Công ty cổ phần đường Biên Hòa.

Miền tây: các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng đến Cà Mau là
thị trường thuộc quản lý của chi nhánh Cần Thơ.
Riêng khu vực THCM: Công ty xác định đây là thị trường trọng điểm có nhiều
tiềm năng, cần có những chiến lược khai thác thích hợp. Hàng năm Công ty đã thu
được một tỷ trọng khá cao tại khu vực này ở mức khoảng 30% sản lượng và doanh thu
của Công ty.
2.6.3 Đối thủ cạnh tranh
Công ty cổ phần đường Biên Hòa có sự đầu tư bài bản về trang thiết bị và công
nghệ sản xuất, nên khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp khác trong ngành đối
với sản phẩm đường tinh luyện của Công ty cũng bị giới hạn nhiều. So với tổng số 37
nhà máy sản xuất đường hiện nay trên cả nước, các đối thủ cạnh tranh trong mảng thị
trường đường tinh luyện R.E với Công ty có thể kể đến:

12


+ Công ty cổ phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh.
+ Công ty Đường Lam Sơn
+ Công ty Đường Nagajura
+ Công ty Đường KCP
+ Công ty cổ phần Mía Đường Cần Thơ
+ Công ty cổ phần Mía Đường Sóc Trăng
+ Công ty cổ phần Mía Đường Ninh Hòa (Tp.HCM)
+ Công ty cổ phần Mía Đường La Ngà (Đồng Nai).
Và các Công ty cùng ngành ở phía Bắc như Công ty cổ phần Mía Đường Sơn La…
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị phần của Công ty
đường Biên Hòa chiếm khoảng 19,5% của thị trường đường tinh luyện R.E tại Việt
Nam và khoảng 8,5% của với tổng sản lượng đường trong cả nước.
2.7 Khó khăn và thuận lợi
2.7.1 Thuận lợi

Vị trí địa lý Công ty rất thuận lợi để hoạt động giao dịch cả về đường bộ và
đường thủy
Sự quan tâm của đảng và nhà nước đối với ngành mía đường, một ngành liên
quan đến đến nhiều lĩnh vực trong xã hội
Đường Biên Hòa là một thương hiệu với 40 năm hoạt động và trải qua khá
nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng Công ty đã xây dựng nên một thương
hiệu uy tín đối với người tiêu dùng trong cả nước.
Được nhà nước bảo hộ bằng nhiều chính sách.
Quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, trình độ khoa học công nghệ tiên
tiến, hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2.7.2 Khó khăn
 Về kinh tế:
Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập đầu người bình quân còn thấp
lại phải đối mặt với sự leo thang giá cả, các mặt hàng thiết yếu gần như tăng gấp đôi
khiến cho các mặt hàng đường có thể bị chế tiêu thụ lại.
 Về pháp luật

13


Hoạt động buôn lậu qua đường biên giới chưa được quản lý chặt chẽ, đã ảnh
hưởng đến khả năng tiêu thụ và giá đường tại Việt Nam
Bên cạnh đó còn có các hoạt động làm hàng giả, hàng nhái cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động của Công ty.

14


×