Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu trên chuột nhắt tăng lipid máu và trên tế bào HEPG2 từ bài thuốc của lương y trần quang trung, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ RỞ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU TRÊN
CHUỘT NHẮT TĂNG LIPID MÁU VÀ TRÊN TẾ
BÀO HEPG2 TỪ BÀI THUỐC CỦA LƢƠNG Y
TRẦN QUANG TRUNG, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ RỞ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU TRÊN
CHUỘT NHẮT TĂNG LIPID MÁU VÀ TRÊN TẾ
BÀO HEPG2 TỪ BÀI THUỐC CỦA LƢƠNG Y
TRẦN QUANG TRUNG, TỈNH AN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH DƯỢC
MÃ SỐ: 8720208
Người hướng dẫn khoa học 1 : PGS.TS. Nguyễn Thị Lập
Người hướng dẫn khoa học 2 : TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, cũng như để hoàn thành luận
văn này, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo,
gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Lập - người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như luôn động viên, chia sẻ cùng tôi
những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
TS.Phạm Thị Nguyệt Hằng - người thầy đáng kính đã tận tình chỉ dạy cho
tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại Viện Dược liệu; và là tấm gương cho tôi noi
theo trong phương pháp làm việc, học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô phòng Sau Đại học đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập cũng như hoàn thành luận văn; các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đặc biệt là các thầy cô bộ môn Hóa Sinh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Dược liệu cùng các cán bộ,
nhân viên, các anh chị em Khoa Dược lý - Sinh hóa Viện Dược liệu đã tận tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn bên tôi trong những lúc khó khăn nhất để động viên, chia sẻ,

khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2018
Học viên
Trần Thị Rở


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẮN ĐẾ ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU ................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại ........................................................................................................... 3
1.1.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 3
1.1.4. Dịch tể .............................................................................................................. 5
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................................... 5
1.1.6. Điều trị .............................................................................................................. 7
1.1.7. Vai trò của tế bào gan trong rối loạn lipid máu ................................................ 9
1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA
THUỐC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM .......................................... 12
1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC ................................................................... 14
1.3.1. Thành phần ...................................................................................................... 14
1.3.2. Đặc điểm ......................................................................................................... 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
2.1.

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................ 19


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.1.2. Nguyên vật liệu thí nghiệm ............................................................................. 19
2.1.3. Hóa chất và trang thiết bị thí nghiệm .............................................................. 20


2.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 21

2.2.1. Đánh giá tác dụng hạ lipid trên chuột nhắt tăng lipid nội sinh gây bởi Triton
TW 1339 của cao đặc bài thuốc An Giang .................................................... 21
2.2.2. Đánh giá khả năng ức chế tích tụ lipid gây bởi acid oleic của mẫu thử trên tế
bào HepG2 bằng thử nghiệm Oil Red O ......................................................... 24
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 31
3.1. Tác dụng hạ lipid máu của cao đặc bài thuốc An Giang trên chuột nhắt tăng
lipid nội sinh gây bởi Triton WR1339 ...................................................................... 31
3.2. Đánh giá tác dụng ức chế tích tụ lipid gây bởi acid oleic trên tế bào HepG2
bằng phương pháp nhuộm Oil Red O của cao đặc bài thuốc An Giang ................... 33
3.2.1. Đánh giá độc tế bào của mẫu thử trên tế bào HepG2 .................................... 33
3.2.2. Đánh giá độc tế bào của các mẫu thử khi kết hợp với 500 µM acid oleic trên
tế bào HepG2 ............................................................................................................. 35
3.2.3. Tác dụng ức chế tích tụ lipid trên tế bào HepG2 của mẫu thử ....................... 36
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 38
4.1. Tác dụng hạ lipid máu của cao đặc bài thuốc An Giang trên chuột nhắt tăng
lipid nội sinh gây bởi Triton WR1339 ...................................................................... 38
4.2. Tác dụng ức chế tích tụ lipid gây bởi acid oleic trên tế bào HepG2 bằng
phương pháp nhuộm Oil Red O của cao đặc bài thuốc An Giang ............................ 44
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 49
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU,
CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

AB
AFLD
Apo
Chol
CM
ĐTĐ
FFA
HA
HCCH
HDL
IDL
IL
IRS
LDL
Lp
NAFLD
Pro
RLLM
T2DM
TG
VLDL

WAT
XVĐM

Acid béo
Bệnh gan nhiễm mỡ có cồn
Apolipoprotein
Cholesterol
Chylomicron
Đái tháo đường
Acid béo tự do
Huyết áp
Hội chứng chuyển hóa
Hight density lipoprotein
Intermediate density lipoprotein
Interleukin
Insulin resistance (kháng insulin)
Low density lipoprotein
Lipoprotein
Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn
Protein
Rối loạn lipid máu
Đái tháo đường týp 2
Triglyceride/Triacylglycerol
Very low density lipoprotein
Mỡ trắng
Xơ vữa động mạch


DANH MỤC BẢNG


KÝ HIỆU

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1.

Phân loại RLLM theo FREDRICKSON (có bổ sung của

3

WHO)
Bảng 1.2.

Mối liên quan giữa RLLM nguyên phát và gen

3

Bảng 1.3.

Các nguyên nhân gây RLLM thứ phát

4

Bảng 1.4.

Phân loại các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược điều

8


trị RLLM
Bảng 3.1.

Hàm lượng Chol toàn phần huyết thanh chuột sau tiêm
triton

32

Bảng 3.2.

Hàm lượng TG huyết thanh chuột sau tiêm triton

33

Bảng 3.3.

Ảnh hướng của mẫu thử đến khả năng ức sống sót của tế

34

bào HepG2 (% sống sót)
Bảng 3.4.

Ảnh hướng của các mẫu thử khi kết hợp với 500µM acid

35

oleic trên khả năng sống sót của tế bào HepG2 (%)
Bảng 3.5.


Tác dụng ức chế sự tích tụ lipid trong tế bào HepG2 của
các mẫu thử (%)

36


DANH MỤC HÌNH

KÝ HIỆU

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1.

Mã đề (Plantago asiatica L.)

14

Hình 1.2.

Nghệ (Curcuma long L.)

15

Hình 1.3.

Hoa hòe (Sophora japonica L.)


17


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLM), béo phì, tiểu đường, tim mạch thuộc nhóm bệnh
chuyển hóa có nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch và tử vong [21]. Tỷ lệ tử vong
do nhóm bệnh này gây ra cũng đang tăng lên tại các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam[3]. Vai trò của rối loạn lipid máu trong bệnh lý xơ vữa động mạch đã
được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học, thực nghiệm và cả những công
trình nghiên cứu tiền cứu – can thiệp [3], chủ yếu là nồng độ cholesterol cao, góp
phần gây ra khoảng 56% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ [14], dẫn đến
4,4 triệu người tử vong hàng năm trên thế giới. Phát hiện sớm, phòng và điều trị kịp
thời góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tai biến do RLLM gây ra[14].
Do đó, việc nghiên cứu các thuốc điều trị RLLM ngày càng cần thiết và cấp
bách. Hiện nay có rất nhiều thuốc hóa dược điều trị RLLM [14]. Tuy các thuốc hóa
dược đều có cơ chế tác dụng rõ ràng, nhưng vì phải sử dụng thường xuyên và lâu
dài nên gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân như tiêu cơ, viêm
cơ, rối loạn điện tim, tăng transaminase... [20]; ngoài ra, chi phí cho việc điều trị
bằng các thuốc này còn khá cao. Nhằm tránh những tác dụng không mong muốn
của thuốc có nguồn gốc hóa dược, giảm nguy cơ rủi ro, tăng lợi ích và đạt hiệu quả
điều trị, ngày nay các nhà nghiên cứu sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
điều trị RLLM có xu hướng ngày càng tăng trong đó có Việt Nam, tuy nhiên số
lượng vẫn còn hạn chế.
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và có nền y học cổ truyền
lâu đời với rất nhiều bài thuốc vô cùng quý báu. Dựa vào kinh nghiệm của các vị
lương y đã có nhiều bài thuốc điều trị về tim mạch, gan, đái tháo đường... Trong đó
có bài thuốc tỉnh An Giang do lương y lưu truyền lại. Bài thuốc đã được người dân
dùng hiệu quả trong các bệnh về mỡ máu. Thành phần của bài thuốc bao gồm Mã


1


đề (Plantago asiatica L.), Nghệ (Curcuma longa L.), Hoa hòe (Sophora japonica
L.).
Vì vậy, để nâng cao giá trị sử dụng dược liệu cũng như góp phần làm phong phú
thêm danh mục thuốc dược liệu phòng và điều trị RLLM, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu trên chuột nhắt tăng lipid máu và trên tế bào
HepG2 từ bài thuốc của lƣơng y Trần Quang Trung, Tỉnh An Giang” với hai mục
tiêu chính sau:
1.

Đánh giá tác dụng hạ lipid trên chuột nhắt tăng lipid nội sinh gây
bởi triton.

2.

Đánh giá tác dụng ức chế tích tụ lipid gây bởi acid oleic trong tế
bào HepG2 bằng phƣơng pháp nhuộm Oil Red O.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.1.1. Định nghĩa
Rối loạn lipid máu có thể được định nghĩa như sự tăng cholesterol (Chol) toàn

phần, tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C), tăng triglycerid (TG),
giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), các bất thường này có thể
xảy ra đơn lẻ hoặc phối hợp cùng lúc với nhau [47].
1.1.2. Phân loại rối loạn lipid máu
Bảng 1.1. Phân loại RLLM theo FREDRICKSON (có bổ sung của
WHO)[3]
Týp

I

Thành phần
lipoprotein Chylomicron
tăng
Thành phần
lipid tăng

TG

IIA

IIB

III

IV

V

LDL


VLDL,
LDL

IDL

VLDL

Chylomicron
VLDL

Chol
TG

Chol
TG

TG

Chol

Chol

1.1.3. Nguyên nhân
1.1.3.1. Rối loạn lipid máu nguyên phát
Rối loạn lipid máu nguyên phát còn gọi là hội chứng tăng lipid máu di truyền
Bảng 1.2. Mối liên quan giữa RLLM nguyên phát và gen
Rối loạn
Bất thƣờng LDL
Tăng cholesterol máu gia đình
Khiếm khuyết apo B100 gia đình

Tăng cholesterol máu gen trội nhiễm sắc thể thường
Tăng cholesterol máu gen lặn nhiễm sắc thể thường
Không có betalipoprotein
3

Gen
LDL-R
Apo B
PCSK9
ARH
MTP


Giảm betalipoprotein
Sitosterolemia gia đình
Tăng lipoprotein lipoprotein(a) máu gia đình
Lipoprotein tồn lƣu
Rối loạn betalipoprotein type III
Thiếu lipase gan
Thiếu lipase lipoprotein
Thiếu apo C-II
Thiếu apo A-V
Tăng triglycerid máu gia đình
Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình
Bất thƣờng HDL
Thiếu apo A-I
Bệnh Tangier, thiếu HDL gia đình
Hội chứng thiếu LCAT gia đình
Thiếu CETP
Bệnh Niemann-Pick type A và B

Bệnh Niemann-Pick type C

Apo B
ABCG5/ABCG8
Apo (a)
Apo E
HL
LPL
Apo C-II
Apo A-V
Đa gen
Đa gen
Apo A-I
ABCA1
LCAT
CETP
SMPD1
NPC1

1.1.3.2. Rối loạn lipid máu thứ phát
Rối loạn lipid máu thứ phát thường gặp trong nhiều bệnh hoặc khi dùng một
số thuốc hoặc do lối sống chậm.
Bảng 1.3. Các nguyên nhân RLLM thứ phát
Nguyên nhân

Tăng LDL-C

Tăng TG

Chế độ ăn


Tăng cân, chế độ ăn rất ít béo,
Mỡ bão hòa hay mỡ dạng
ăn nhiều carbohydrat tinh chế,
trans, tăng cân, chán ăn
quá nhiều rượu

Thuốc

Estrogen uống, glucocorticoid,
Lợi
tiểu,
cyclosporin,
acid mật, thuốc ức chế protease,
glucocorticoid, amiodaron
acid retioid, steroid đồng hóa…

Bệnh lý

Tắc mật, hội chứng thận hư
4

Hội chứng thận hư, suy thận
mạn, loạn đường mỡ


Đái tháo đường (kiểm soát
Rối loạn hay thay Nhược giáp, béo phì, thai
kém), nhược giáp, béo phì, thai
kỳ*

đổi chuyển hóa
kỳ*
*Chol và TG tăng dần trong suốt thai kỳ
1.1.4. Dịch tể
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn lipid máu liên
quan tới hơn một nửa số ca thiếu máu cơ tim và hơn 4 triệu người chết mỗi năm
trên toàn cầu [53]. Theo một báo cáo tại Canada năm 2009, tử vong do bệnh mạch
vành chiếm tỉ lệ cao nhất (1/3 số ca tử vong trong năm) và gây thiệt hại về mặt kinh
tế khoảng 22 tỷ đô la cho các chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp [31].
Đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng phổ biến trên toàn thế giới cũng như ở
Việt Nam. Trong đó, ĐTĐ typ 2 chiếm trên 90%. Tại Việt Nam theo các số liệu
báo cáo năm 2013 tỉ lệ ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% dân số. RLLM và rối loạn đường
máu thường đi kèm và tác động lẫn nhau. RLLM chiếm vai trò quan trọng trong
ĐTĐ typ 2, nó là nguyên nhân gây XVĐM dẫn đến các bệnh tim mạch trầm trọng.
Ở Mỹ, hàng năm có khoảng một triệu người chết về bênh lý tim mạch,
trong đó tử vong liên quan đến VXĐM chiếm 42,6%. Ở Pháp, mỗi năm có khoảng
10.000 ca nhồi máu cơ tim và 50.000 ca tử vong liên quan đến VXĐM. Theo số
liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2010, Việt Nam có 100.000 người tử
vong do bệnh động mạch vành (khoảng 300 người tử vong do bệnh này mỗi ngày)
và dự báo đến năm 2020, các bệnh tim mạch đặc biệt là VXĐM sẽ trở thành
nguyên nhân hàng đầu gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [53].
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh:
* Cơ chế tăng lipoprotein máu tiên phát
Đa số các trường hợp liên quan đến: (1) sự tăng tổng các hạt dưỡng chấp
và VLDL do chế độ ăn nhiều lipid, cholesterol và acid béo bão hòa, kết hợp với (2)
giảm giáng hóa lipid do cuộc sống nhàn nhã ít tiêu thụ năng lượng.
5


Một số trường hợp phát hiện có rối loạn di truyền gây giảm các yếu tố

tham gia chuyển hóa lipoprotein máu:
- Giảm thụ thể của LDL dẫn đến giảm thu nhận LDL, hoặc giảm ApoB100
làm cho LDL không gắn được với thụ thể của LDL. Cả hai trường hợp trên gây
tăng LDL (tăng cholesterol).
- Giảm LPL gây giảm thủy phân triglycerid, hoặc giảm ApoCII (cofactor
của lipoprotein lipase) dẫn đến giảm hoạt tính của LPL. Hai rối loạn trên gây tăng
hạt dưỡng chấp và VLDL (tăng chủ yếu triglycerid).
- Giảm HTGL (hepatic triglyceride lipase) dẫn đến giảm thủy phân
triglycerid trong IDL, gây tăng IDL [9].
* Cơ chế tăng lipoprotein máu thứ phát
Tăng lipoprotein máu gặp trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng rất khác nhau. Có
thể tăng chủ yếu là triglycerid, hoặc vừa tăng cả triglycerid và cholesterol (tăng
lipid máu hỗn hợp) mà cơ thể thường chưa rõ.
- Tăng cholesterol đơn thuần
Tăng cholesterol máu đơn thuần còn gọi là tăng cholesterol máu typ IIa (tăng
LDL), do giảm thụ thể của LDL, được gọi là tăng cholesterol máu gia đình
(Familial Hypercholesterolemia). Thụ thể của LDL là một glycoprotein có trọng
lượng phân tử vào khoảng 160kDa trên bề mặt của hầu hết mọi tế bào trong cơ thể.
Nhờ có thụ thể này mà tế bào có thể thu nhận cholesterol từ LDL. Do vậy thụ thể
của LDL là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ cholesterol trong LDL.
Giảm thụ thể của LDL dẫn đến tăng cholesterol máu. Tăng cholesterol máu đơn
thuần do bất thường về ApoB100. Bệnh xảy ra đột ngột ở gen mã háo cho
ApoB100 trên nhiễm sắc thể số 2. Trên LDL không có loại apoprotein nào khác trừ
ApoB100. ApoB100 tác dụng như cầu nối giữa LDL và thụ thể của LDL. Do vậy
bất thường về ApoB100 dẫn đến tăng cholesterol máu.
6


- Tăng triglycerid máu chủ yếu
Tăng triglycerid tương ứng với tăng VLDL (typ IV) hoặc do tăng kết hợp

VLDL và hạt dưỡng chấp (typ V), vì VLDL và hạt dưỡng chấp là hai loại Lp chứa
nhiều triglycerid nhất.
1.1.6. Điều trị
 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc: chế độ ăn uống và tập
luyện.
Vai trò của dinh dưỡng và lối sống trong dự phòng bệnh tim mạch đã được
đánh giá nhiều. Đảm bảo chế độ ăn hợp lý là một trong các bước quan trọng cần
phải được thực hiện đầu tiên trong phác đồ điều trị hội chứng RLLM cũng như các
bệnh tim mạch. ESC đã khuyến cáo các biện pháp thay đổi lối sống và chọn lựa
thức ăn lành mạnh để điều trị nguy cơ tim mạch như sau [14]: nên ăn đa dạng thực
phẩm, khuyến khích sử dụng trái cây, rau, cây họ đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và
cá (đặc biệt cá có dầu), giảm mở động vật có nhiều acid béo bão hòa, ăn cá có
nhiều acid béo không no nhóm omega 3 vì các acid béo này làm giảm Chol máu,
khuyến khích hoạt động thể lực, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày mỗi ngày.
 Các thuốc dùng trong điều trị RLLM
Theo hướng dẫn của chương trình giáo dục quốc gia Hoa Kỳ (NCEP) đưa ra
mục tiêu điều trị cần đạt được là < 100mg/dl đối với HDL - C và < 200mg/dl đối
với cholesterol toàn phần [50]
Chỉ dùng thuốc sau khi đã điều trị bằng chế độ ăn không có hiệu quả và khi
Chol máu > 250mg/dl (bình thường: 150 - 190 mg/dl); TG máu > 200mg/dl (bình
thường: <175mg/dl). Trong khi dùng thuốc vẫn phải duy trì chế độ ăn hợp lý, 02 03 tháng một lần phải xét nghiệm lại các thông số [50]

7


-

Thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dƣợc [14]:

Bảng 1.4. Phân loại các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược điều trị RLLM

Tác động trên lipid máu

Thuốc
Thuốc gắn acid mật:
Cholestyramin,
colestipol,
Colesevelam
Nicotinic acid:
Niacin
Nhóm fibrate:
Gemfibrozil,
fenofibrate, clofibrate

Tác động trên
Lipoprotein

↓ cholesterol

↓ LDL
↑ VLDL

↓ triglycerid và ↓
Cholesterol

↓ VLDL, ↓ LDL, ↑ HDL

↓ triglycerid và
Cholesterol

↓ VLDL, ↓ LDL, ↑ HDL


Nhóm statin:
Lovastatin,
pravastatin,
simvastatin,
fluvastatin,
atorvastatin,
rosuvastatin

↓ cholesterol

↓ LDL

Thuốc ức chế hấp
thu cholesterol:
Ezetimibe

↓ cholesterol

↓ LDL

↓ cholesterol, LDL, non- HDL

Mipomersen
Lomitapid
ức

Thuốc
PCSK9
-


chế

↓ LDL, non-HDL

↓ cholesterol

↓ LDL, non-HDL

↓ cholesterol

Thụ thể LDL

Thuốc có nguồn gốc dƣợc liệu:
Theo y học cổ truyền, khái niệm về RLLM chưa rõ ràng. Nhiều lý

thuyết cho rằng đó là chứng đàm huyết trong đông y. Đến nay, đã có rất
nhiều bài thuốc cổ truyền đã được áp dụng để hạ lipid máu góp phần vào
8


việc phòng và điều trị căn bệnh này. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc
hay được sử dụng:
+ Vị thuốc:Ngưu tất, Đan sâm, Xuyên khung, Câu kỷ tử, Ngọc trúc, Một
dược, Cốt khí củ, Hà thủ ô, Hồng hoa, Đào nhân, Dương quy…
+ Một số bài thuốc hạ lipid máu: bài thuốc THB 94, Bài thuốc bán hạ
bạch truật thiên ma thang, Phúc phương sơn tra phiến, Sơn tra mao đông
thanh tiễn, Bài thuốc hạ mỡ, Viên thông huyết, Bạch kim hoàn…
+ Một số nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của các thuốc đông dược:
nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của hai bài thuốc đông dược[2]; nghiên

cứu tác dụng hạ lipid máu của hoàn mềm H3LIM trên gà được gây tăng
Chol[1]…
1.1.7. Vai trò của tế bào gan trong rối loạn lipid máu
* Tăng cholesterol toàn phần
Trong cơ thể, 80% Chol được tổng hợp ở gan nhờ xúc tác của enzym
HMG-CoA reductase (con đường nội sinh), chỉ 20% còn lại do hấp thụ từ thức ăn
(con đường ngoại sinh). Chol nội sinh được vận chuyển trong máu đến tế bào
ngoại biên bởi VLDL, IDL, LDL. Do đó, khi có tình trạng rối loạn chuyển hóa
Chol ở tế bào gan, suy giảm hoạt tính của LDL recepror, dẫn đến tăng Chol toàn
phần, tăng LDL, tăng TG và giảm HDL [ 41]
* Tăng triglycerid
TG được tổng hợp phần lớn ở tế bào gan và tế bào mỡ. Tổng hợp
triglycerid ở tế bào gan là khởi đầu của con đường chuyển hóa lipoprotein nội
sinh với sự hình thành VLDL, trong khi đó tổng hợp triglycerid ở tế bào mỡ
mang ý nghĩa dự trữ lipid cho cơ thể. Gan có thể bị nhiễm mỡ do tăng tổng hợp
TG bên trong tế bào gan hoặc do giảm vận chuyển TG ra khỏi gan [9]

9




Gan nhiễm mỡ do tăng tổng hợp triglycerid bên trong tế bào gan,

triglycerid tạo ra vượt quá khả năng vận chuyển nó ra khỏi gan.
Có thể gặp trong các trường hợp sau:
- Tăng acid béo tự do trong máu do tăng điều động từ mô mỡ dự trữ trong
bệnh đái đường hoặc đói ăn. Trong những trường hợp này có tăng điều động acid
béo tự do từ mô mỡ vào máu, từ đó gan tăng thu nhận axit béo tự do rồi chuyển
thành nhiều triglycerid.

- Chế độ ăn quá giàu calo. Khi chế độ dinh dưỡng quá giàu calo, thì các mẫu
acetyl coenzym A thừa không thể chuyển ngược lại thănh acid pyruvic vì phản ứng
một chiều, do vậy các mẫu này đi vào con đường tổng hợp acyl coenzym A rồi kết
hợp với glycerolphosphat thành triglycerid.
- Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD) là một loại rối loạn chuyển hóa
liên quan đến béo phì và là nguyên nhân hàng đầu của rối loạn chức năng gan.Các
đặc điểm điển hình của NAFLD bao gồm tích lũy lipid nội bào trong tế bào gan. Sự
tích tụ lipid trong gan của bệnh nhân NAFLD chính là TG, dẫn đến sự mất cân
bằng giữa tổng hợp lipid và chuyển hóa [51].
 Gan nhiễm mỡ do giảm vận chuyển triglycerid ra khỏi gan
Sau khi được tổng hợp, triglycerid phải kết hợp với cholesterol,
apolipoprotein và phospholipid mới được vận chuyển ra khỏi tế bào gan dưới dạng
lipoprotein trọng lượng phân tử rất thấp (VLDL).
Sự vận chuyển này có thể bị rối loạn do:
- Giảm tổng hợp apolipoprotein trong tế bào gan. Tế bào gan giảm tổng hợp
protein do thiếu nguyên liệu như trong suy dinh dưỡng, đặc biệt là chứng suy dinh
dưỡng ở trẻ em tại các nước kém phát triển, hoặc do tế bào gan bị ngộ độc các chất
10


như tetrachlorocarbon (CCl4), phospho, hoặc do tế bào gan bị ức chế bởi kháng
sinh kháng tổng hợp protid như tetracyclin [35]
- Thiếu các yếu tố cần thiết để tạo phospholipid. Yếu tố cần thiết
để tạo phospholipid là cholin, methionin (acid amin cung cấp nhóm

methyl

để tạo cholin), lecithin (chứa cholin). Khi thiếu các yếu tố này thì giảm sự kết hợp
phospholipid với triglycerid để vận chuyển ra khỏi gan. Chúng được gọi là các yếu
tố hướng mỡ [35]

* TẾ BÀO HEPG2
HepG2 là một dòng tế bào ung thư gan nguyên phát của con người, thường
được sử dụng như mô hình ung thư biểu mô tế bào gan. Chúng có khả năng tiết ra
một loạt các protein huyết tương chính như: albumin, transferin và các protein thứ
cấp fibrinogen, α-2-macrglobulin, α-1-antitrypsin, plasminnogen. Với các điều kiện
nuôi cấy thích hợp, khi phát triển đến đỉnh sinh trưởng, tế bào Hep - G2 biểu hiện
được các đặc điểm về chức năng của các enzym chuyển hóa cholesterol trong và
ngoại bào của gan, huyết tương như HMG - CoA reductase và cholesterol-7-αhydroxylase. Mặc dù, có thể có sự khác biệt về số lượng trong những biểu hiện của
các chức năng này, tuy nhiên hệ thống mô hình tế bào Hep - G2 vẫn có thể cung
cấp những hiểu biết hữu ích về cơ chế chuyển hóa cholesterol, lipoprotein của gan
và chuyển hóa đường mật. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh được
HepG2 còn có khả năng tích tụ lipid nội bào tốt nên dòng tế bào này được sử dụng
rộng rãi trong các mô hình nghiên cứu về sự tích tụ lipid gây béo phì, ung thư gan,
RLLP máu và T2DM [6], [12]

11


1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA
THUỐC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Trong quá trình nghiên cứu các thuốc có tác dụng trên rối loạn lipid máu, phải
xây dựng được mô hình gây tăng lipid máu phù hợp. Nhiều loài động vật đã được
sử dụng và nhiều mô hình dược lý cũng đã được nghiên cứu và áp dụng thành công
trên động vật thực nghiệm. Các mô hình đó có thể gây tăng Chol hoặc lipid máu
ngoại sinh (đưa Chol và mỡ theo đường thức ăn); gây tăng Chol máu nội sinh (gây
tăng tổng hợp Chol) hoặc phối hợp cả hai loại này. Tuy tỉ lệ các loại lipid thay đổi
trong mô hình nghiên cứu trên động vật có sự khác biệt với hội chứng rối loạn lipid
máu ở người nhưng phần lớn các mô hình nghiên cứu này cho kết quả có sự tương
quan cao với thử nghiệm lâm sàng [4]
* Mô hình nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của thuốc

- Mô hình gây tăng lipid máu bằng con đường ngoại sinh
- Mô hình gây tăng lipid máu bằng con đường nội sinh
- Mô hình tạo động vật tăng lipid máu do di truyền
* Mô hình nghiên cứu cơ chế hạ lipid máu của thuốc
- Ức chế tổng hợp Chol
- Ức chế hấp thu Chol
- Làm gián đoạn chu kỳ gan – ruột
- Ức chế oxy hóa lipid
- Hoạt hóa các receptor hormon nhân
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ lipid
máu trên mô hình gây tăng lipid máu bằng con đường nội sinh.
Có rất nhiều tác nhân được sử dụng trong mô hình gây tăng lipid bằng con
đường nội sinh, như Estrogen (Fukushima và cs, 1969), Triton WR-1339

12


(Tyloxapol), Tween 80 (Cheymol và cs, 1965), Poloxamer 407 (P-470) (Thomas
P.Johnston (2004)). Các tác nhân này đã được chứng minh có cơ chế làm tăng tổng
hợp Chol tại gan.
Triton TW-1339 (isooctyl-polyoxy-ethylene phenol) là chất diện hoạt. Việc
dùng toàn thân chất diện hoạt Triton TW-1339 cho chuột nhắt hoặc chuột cống
nhịn đói hoặc không nhịn đói sẽ gây tăng Chol và TG huyết thanh. Chứng tăng
Chol có hai giai đoạn: giai đoạn đầu có sự tăng lên đột ngột nồng độ Chol huyết
thanh, có thể đạt mức đỉnh gấp 02-03 lần so với trị số của nhóm đối chứng vào thời
điểm 24 giờ sau khi dùng Triton; giai đoạn Chol máu giảm xuống gần với trị số của
nhóm đối chứng trong vòng 24 giờ tiếp theo (giai đoạn 2). Các thuốc ức chế sinh
tổng hợp TG và Chol ở gan cho thấy có tác dụng rất rõ trong pha I, trong khi các
thuốc ức chế sự thải trừ, bài tiết và chuyển hóa Chol lại rất hiệu quả trong pha II.
Cơ chế của tăng Chol máu do Triton giai đoạn I được coi là tăng sinh tổng hợp

Chol ở gan do Triton tác động đến sự tiếp nhận lipid huyết tương ở các môn (ức
chế hoạt động của enzym lipoprotein lipase và thải trừ VLDL) [27]

13


1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC
1.3.1. Thành phần
Thành phần của bài thuốc bao gồm lá Mã đề (Plantago asiatica L.), thân rễ
Nghệ (Curcuma longa L.) và Hoa hòe (Sophora japonica L.).
1.3.1.1. MÃ ĐỀ

Hình 1.1. Mã đề (Plantago asiatica L.) [7]
Mã đề có tên khoa học là Plantago asiatica L., họ Mã đề (Plantaginaceae). Y
học cổ truyền dùng Mã đề để điều trị các bệnh về gan, dạ dày, chống viêm, lợi tiểu.
Lá mã đề được làm rau ăn hoặc trà hoặc chế thành thuốc sắc ở Trung Quốc, Nhật
Bản. Lá mã đề đã được xác định có hai chất iridoid: aucubosid và catalpol [56].
Gần đây, một số nghiên cứu hiện đại đã chứng minh lá một số loài thuộc họ Mã đề
có tác dụng chống béo phì, điều trị rối loạn lipid, chống đái tháo đường [25], [15],

14


[56]. Polysarcharid có tác dụng ức chế hấp thu lipid trên chuột nhắt bằng cách điều
hòa hệ vi khuẩn đường ruột [30], [16]. Đồng thời tinh dầu lá mã đề có tác dụng hạ
lipid trên chuột C57BL/6 [11]
Ngoài ra, trong những nghiên cứu gần đây về chất xơ psyllium đã cho thấy
rằng, chất xơ psyllium làm giảm Chol và glucose trong máu, trong khi những chất
xơ thông thường khác, methylcellulose, không có những lợi ích này [19]. Đồng thời
bổ sung Psyllium còn có thể là một lựa chọn trong điều trị bổ sung cho những

người có T2DM đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường mà vẫn còn có nồng độ
PPG cao.
1.3.1.2. NGHỆ

Hình 1.2. Nghệ (Curcuma long L.) [7]
Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L., họ Gừng (Zingiberaceace) bộ
phận dùng là thân rễ, với thành phần hóa học chính là curcumin. Nghệ đã được báo
cáo là có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường và một số bệnh
ung thư ác tính [26]. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh nghệ có tác
dụng điều trị béo phì trên chuột chuyển gen ob/ob và trên tế bào mô mỡ chuột nhắt
[29]. Cao chiết nghệ sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với lá sen có tác dụng ức chế

15


tích tụ lipid và hạ Chol trên mô hình động vật thực nghiệm tăng Chol bởi chế độ ăn
giàu chất béo [37]
Trong các tài liệu nghiên cứu về curcumin và bệnh tật, đã phát hiện ra các tác
dụng và cơ chế tác dụng của curcumin như sau:
+ Chất curcumin có thể làm suy yếu mức độ tử vong của khối u khối α (TNF - α ) và acid béo tự do trong huyết tương. Ức chế hoạt tính của
lipid peroxidation[21]. Curcumin cũng có thể làm tăng mức insulin trong
huyết tương và tăng hoạt tính lipoprotein lipase[44]. Curcumin tham gia
hoạt hóa các enzym trong gan, liên quan đến quá trình trao đổi chất
glycolysis, gluconeogenic và lipid. Curcumin còn bổ sung vitamin C.
+ Ở chuột nhắt gây ra rối loạn gan do arsenit natri, uống curcumin có thể
làm giảm tổng lipid, cholesterol, triglyceride (TG) và cholesterol
lipoprotein-cholesterol (LDL-c). Ảnh hưởng của curcumin lên lipid máu
cũng được các nghiên cứu khác chứng minh[23]
+ Cải thiện lipid máu bởi curcumin có thể là do sự khởi tạo của hoạt động
PPAR- γ liên quan đến adipogenesis [42]. Sự cải thiện này cũng có thể

liên quan đến việc bình thường hóa các hoạt động enzym[44] liên quan
đến lipid peroxidation và chuyển hóa glucose, bao gồm enzyme chống oxy
hoá (superoxide dismutase và catalase (SODC) và glutathione peroxidase
(GPx)), enzyme điều chỉnh glucose ở gan 6-phosphatase (G6Pase),
phosphoenolpyruvate carboxykinase (PEPCK)), các enzyme điều chỉnh
lipid gan (tổng hợp axit béo, 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme
reductase và acyl-coA: cholesterol acyltransferase) và malondialdehyde
(MDA)[33]
+ Một nghiên cứu khác cho thấy, curcumin ngăn ngừa sự tích tụ mỡ trong
gan ở chuột HFD. Các đặc tính chống viêm của curcumin có thể giải thích
16


cho những kết quả này, như thể hiện ở mức giảm TNF- α và FFA huyết
tương [55].
Trong các thử nghiệm lâm sàng, uống curcumin liều thấp (45
mg/ngày) trong 2 tháng cho thấy một xu hướng giảm mức cholesterol toàn
phần và mức cholesterol LDL ở 63 bệnh nhân bị bệnh mạch vành[8].
+ Trong một nghiên cứu gần đây ở Indonesia đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Khoa học Y tế Quốc tế vào tháng 5 năm 2015 về việc “đánh giá tiềm
năng của nghệ được chiết xuất và curcumin trong chống béo phì bằng cách
ức chế tổng hợp TG và sự hình thành Chol trong tế bào HepG2” cho thấy:
các chất chiết xuất từ nghệ và curcumin đều ức chế tổng hợp TG và sự
hình thành Chol (cũng là giọt lipid hình thành trong tế bào HepG2 được
thực nghiệm trong nghiên cứu này) với hoạt động ức chế rất cao: các chất
chiết xuất từ nghệ ức chế 70,43%, còn curcumin là 66,38%[13].
+ Đặc biệt, trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2017 cho
thấy, đối với chứng RLLP máu trong gan thì các chất curcumin và các chất
chiết xuất từ Curcuma longa L. có thể được khuyến cáo để phục hồi hoạt
động của gan[40].


1.3.1.3. HOA HÒE

Hình 1.3. Hoa hòe (Sophora japonica L.) [7]

17


×