Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Xây dựng bộ công cụ và khảo sát việc sử dụng kháng sinh cho trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã tân kỳ huyện tứ kỳ tỉnh hải dương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 114 trang )

37
60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHÀN

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ VÀ KHẢO SÁT VIỆC
SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ EM CỦA BÀ
MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ TÂN KỲ HUYỆN TỨ KỲ- TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHÀN
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ VÀ KHẢO SÁT VIỆC SỬ

DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ EM CỦA BÀ MẸ
CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ TÂN KỲ - HUYỆN


TỨ KỲ- TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : 8720212

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Bá Kiên
Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc chân thành nhất đến TS.
Trần Bá Kiên, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải
Dương, Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh
tế dược Trường Đại học Dược Hà Nội đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo GS.TS Nguyễn Thanh Bình,
Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội cùng các thầy giáo & cô giáo
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, TS. Đỗ
Xuân Thắng và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá
trình học tập tại trường của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Bộ môn Quản lý dược
Trường Cao đẳng dược Trung ương Hải Dương đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND, Trạm y tế và những bà
mẹ có con dưới 5 tuổi xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã hợp tác

và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn động viên tôi trong
suốt thời gian qua!
Hà Nội ngày 26 tháng 3 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Nhàn


MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Kháng sinh ......................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng .................................................................3
1.1.2. Một số quy định liên quan đến việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam ........4
1.1.3.Tình hình sử dụng kháng sinh ........................................................................4
1.1.4. Tình hình kháng kháng sinh ..........................................................................7
1.2. Sơ lược về bộ câu hỏi ....................................................................................13
1.2.1. Khái niệm, vai trò, cấu trúc, yêu cầu của bộ câu hỏi nghiên cứu ...............13
1.2.2.Thang đo và tạo thang đo .............................................................................14
1.3. Một số nét về địa bàn nghiên cứu ...............................................................18
1.3.1. Một vài nét về địa bàn tỉnh Hải Dương và việc sử dụng thuốc và kháng
sinh tại Hải Dương ................................................................................................18
1.3.2. Một vài nét về xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương .........................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................20
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................20
2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu .......................................................................20
2.2.2. Mô hình thiết kế nghiên cứu .......................................................................23

2.2.3. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................24
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................27
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................27
2.2.6.Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................30
3.1. Xây dựng bộ công cụ ....................................................................................30
3.1.1. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc kháng sinh cho
trẻ của bà mẹ .........................................................................................................30


3.1.2. Chỉnh sửa bộ công cụ ..................................................................................39
3.1.3. Kiểm định bộ công cụ ................................................................................40
3.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi sử
dụng kháng sinh cho trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ..................................48
3.2.1. Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh ..........................................................48
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi sử dụng kháng
sinh cho trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi .............................................................52
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................58
4.1. Xây dựng bộ công cụ ...................................................................................58
4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh cho trẻ của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi ......................................................................................................58
4.1.2. Bộ công cụ khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh cho trẻ của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương .............................59
4.1.3. Kiểm định bộ công cụ khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh cho trẻ của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương .............61
4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thưc, thái độ, hành vi sử
dụng kháng sinh cho trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ..................................65
4.2.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh cho trẻ của bà mẹ......................................65
4.2.2. Một số yếu liên quan đến kiến thức, hành vi sử dụng kháng sinh cho trẻ
của bà mẹ ...............................................................................................................70

4.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................73
KẾT LUẬN ...........................................................................................................73
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................75


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết

Viết đầy đủ

tắt
ANSORP

CA

Giải thích

Asian Network for Surveillance

Chương trình nghiên cứu quốc

of Resistant Pathogens study.

gia về kháng kháng sinh

Cronbach’s Alpha

Hệ số kiểm định Cronbach’s
alpha


CI

Confidence interval

Khoảng tin cậy

EFA
BM

Exploratory Factor Analysis
Bà mẹ

Phân tích nhân tố khám phá

Kaiser-Meyer-Olkin

Chỉ số xem xét sự thích hợp của

KMO
NBT
URTI

phân tích nhân tố
Người bán thuốc
Upper Respiratory

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Tract Infection


THPT

Trung học phổ thông

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

OR

odd ratio

Tỷ suất chênh

SDKS

Sử dụng kháng sinh

SE

Standard error of mean

Sai số chuẩn trung bình


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh cho trẻ em .......................... 8
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu ........................................................................20
Bảng 2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................26
Bảng 3.4. Một số bộ công cụ được xây dựng trong nghiên cứu SDKS cho trẻ ...30
Bảng 3.5. Kết quả CA của nhân tố kiến thức sau loại biến .................................41
Bảng 3.6. Kết quả CA của nhân tố 2 sau loại biến ..............................................42
Bảng 3.7. Kiểm định độ tin cậy của nhân tố hành vi SDKS sau loại biến .........42
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố 4 sau loại biến ...................44
Bảng 3.9. Kết quả giải thích phương sai các nhân tố ...........................................45
Bảng 3.10. Ma trận xoay nhân tố .........................................................................46
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về thuốc kháng sinh .........................................48
Bảng 3.12. Đánh giá kiến thức của bà mẹ về thuốc kháng sinh ..........................49
Bảng 3.13. Thái độ sử dụng thuốc kháng sinh của bà mẹ....................................49
Bảng 3.14. Đánh giá thái độ sử dụng kháng sinh của bà mẹ ...............................50
Bảng 3.15. Hành vi tự sử dụng kháng sinh cho trẻ của bà mẹ .............................50
Bảng 3.16. Sự tuân thủ trong SDKS cho trẻ của bà mẹ .......................................51
Bảng 3.17. Lý do tự SDKS cho trẻ của bà mẹ .....................................................51
Bảng 3.18. Đáng giá hành vi sử dụng kháng sinh................................................52
Bảng 3.19. Chỉ số tương quan person giữa đặc điểm chung của bà mẹ với kiến
thức và hành vi .....................................................................................................52
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa TĐHV với các biến số kiến thức......................53
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa TĐHV và kiến thức về kháng sinh của bà mẹ ...54
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa TĐHV với các biến số hành vi sử dụng ................54
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa TĐHV của bà mẹ và hành vi sử dụng ................55
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức về kháng sinh và hành vi sử dụng ......56
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ tự sử dụng ..........................56
Bảng 3.26. Liên quan giữa thái độ và hành vi sử dụng kháng sinh .....................57


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng SDKS cho trẻ 32
Hình 3.2. Mô tả các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng SDKS cho trẻ .................39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh đang xảy ra khắp nơi trên thế giới,
làm ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm và phá hoại nhiều tiến bộ
khác trong y tế và y học. Nó đại diện cho một trong những mối đe dọa lớn nhất đối
với sức khoẻ toàn cầu hiện nay và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người nào, ở mọi
lứa tuổi [44]. Trong đó, trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị lạm dụng kháng sinh [50].
Việc lạm dụng kháng sinh cho trẻ có liên quan đến kiến thức về kháng sinh và thực
hành sử dụng kháng sinh của người mẹ [51], [55]. Các nghiên cứu từ các quốc gia
Mỹ, Châu Á và Châu Âu cho thấy từ 22% đến 70% bố mẹ có quan niệm sai về vai
trò của kháng sinh và sử dụng kháng sinh thế nào là phù hợp cho trẻ [25], [33]. Đặc
biệt là việc sử dụng kháng sinh cho trẻ không có toa của bác sĩ [26], [36], [42].
Tại Việt Nam, việc tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ không cần thăm khám và
kê đơn của bác sĩ diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia
năm 2001 - 2002 cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi bị ốm trong vòng bốn tuần tại hộ gia
đình là trên 50%, tỷ lệ không sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ là 3%, tự mua thuốc điều
trị chiếm tới 66,5% số đợt ốm của trẻ [5]. Trong cuộc khảo sát tình hình sử dụng
kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai năm
2006 cho thấy 63% bệnh nhi đã dùng KS trước khi vào viện, trong đó 29,3% dùng
kháng sinh cho trẻ không có đơn của thầy thuốc [1]. Năm 2012, một cuộc khảo sát
khác về tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ em tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho kết quả như sau 71,0%
bệnh nhân nhi đã sử dụng KS trước khi đến viện, trong đó 28,0% gia đình tự mua
KS cho trẻ không có đơn thuốc. Lạm dụng kháng sinh cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng và lan truyền các chủng vi khuẩn kháng kháng
sinh trong cộng đồng [18].
Nghiên cứu vê sử dụng kháng sinh cho trẻ của cha/mẹ/người chăm sóc trẻ đã

được đánh giá tại một số quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu sử
dụng kháng sinh cho trẻ em đã được tiến hành tại một số bệnh viện, một số địa
phương. Theo tổng quan y văn, tại Hải Dương nói chung và tại xã Tân Kỳ, huyện
Tứ Kỳ nói riêng chưa có nghiên cứu nào được thực thiện liên quan đến chủ đề này.

1


Hiểu rõ kiến thức và hành vi sử dụng kháng sinh cho trẻ của các bà mẹ có con dưới
5 tuổi là hết sức quan trọng và cấp thiết để tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính
sách y tế đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng và
kháng kháng sinh. Chính vì vậy nghiên cứu “Xây dựng bộ công cụ và khảo sát
việc sử dụng kháng sinh cho trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân
Kỳ- Huyện Tứ Kỳ- Tỉnh Hải Dương năm 2017” được thực hiện với mục tiêu:
1. Xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh cho trẻ em của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng
kháng sinh cho trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2017.
Từ đó, đưa ra kiến nghị cho các nhà quản lý có những biện pháp truyền
thông – giáo dục để nâng cao kiến thức sử dụng kháng sinh cho các bà mẹ giúp các
bà mẹ sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Kháng sinh


1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng
Khái niệm kháng sinh
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc
tổng hợp hóa học. Với liều thấp có vai trò kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh [6].
Tự sử dụng kháng sinh
Tự sử dụng kháng sinh là việc người sử dụng (người mẹ) tự ý sử dụng
và/hoặc sử dụng kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ [23].
Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
Vi khuẩn được coi là kháng một loại kháng sinh nào đó nếu sự phát triển của
nó không bị ngừng lại khi kháng sinh đó đã được dùng ở nồng độ tối đa mà bệnh
nhân đó còn dung nạp thuốc [6].
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
Các kháng sinh thường chỉ có vai trò với các vi khuẩn (trừ một số ít có vai
trò trên vi khuẩn đơn bào, nấm, virus). Chính vì thế phải xác định xem cơ thể có
nhiễm vi khuẩn hay không thì mới dùng kháng sinh [6], [7].
Lựa chọn kháng sinh hợp lý
Để lựa chọn kháng sinh đúng, hợp lý cần dựa vào phổ vai trò, tính chất dược
động học, vị trí nhiễm khuẩn và tình trạng người bệnh [6], [7].
Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian
- Để lựa chọn liều phù hợp cần phải dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác
và thể trạng bệnh nhân.
- Dùng kháng sinh phải dùng ngay liều điều trị mà không cần tăng dần liều,
điều trị liên tục, không ngắt quãng, không giảm liều từ từ để tránh kháng thuốc [6], [7].
Phối hợp kháng sinh hợp lý
Mục đích của việc phối hợp kháng sinh là nới rộng phổ vai trò, tăng hiệu quả
điều trị và giảm kháng thuốc. Muốn phối hợp kháng sinh hợp lý, cần hiểu rõ đặc

3



tính của kháng sinh sao cho khi phối hợp sẽ tạo ra vai trò hiệp đồng, tránh vai trò
đối kháng và tương kỵ [6], [7].
Dự phòng kháng sinh hợp lý
Dự phòng kháng sinh hợp lý là dung kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn hoặc
ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh dự phòng dễ tạo
ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh nên chỉ dùng kháng sinh dự phòng trong
một số trường hợp sau:
- Dự phòng ngoại khoa
- Dự phòng thấp tim do liên cầu [6], [7].
1.1.2. Một số quy định liên quan đến việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam
Chính phủ và Bộ y tế đã quan tâm việc quản lý kháng sinh trong điều trị. Hiện
nay việc kê đơn kháng sinh được thực hiện theo Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày
29 tháng 02 năm 2016 “Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”.
Nhằm mục đích cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật đồng
thời phù hợp với thực tế của Việt Nam về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn
để ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân, góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang có nguy
cơ gia tăng hiện nay, ngày 02 tháng 3 năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu
chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” kèm theo quyết định số 708/QĐBYT. Tài liệu cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật đồng thời phù
hợp với thực tế của Việt Nam về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn để ứng
dụng trong công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân, góp phần hạn chế tình hình kháng kháng sinh đang có nguy cơ
gia tăng hiện nay.
Nhằm kiểm soát sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, năm 2016 Bộ y tế ban hành
tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”. Theo
quy định này, một số kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng tại bệnh viện và
lần đầu tiên Bộ y tế ban hành quy trình kê đơn kháng sinh tương đối cụ thể.
1.1.3. Tình hình sử dụng kháng sinh

1.1.3.1.

Tình hình sử dụng kháng sinh tại một số quốc gia trên thế giới

4


Trong cuộc điều tra đánh giá trên 12 quốc gia của WHO về kháng kháng sinh cho
thấy việc sử dụng kháng sinh của 12 quốc gia được chọn để đánh giá là rất phổ biến,
65% số người trả lời trên 12 quốc gia được đưa vào báo cáo điều tra đã sử dụng kháng
sinh trong vòng sáu tháng trước khi cuộc điều tra bắt đầu, trong đó có hơn một phần ba
(35%) đã dùng kháng sinh trong tháng trước đó [44].
Ở một số quốc gia trên thế giới việc tự sử dụng kháng sinh của người dân
trong điều trị mà không có đơn của bác sĩ vẫn là một vẫn đề mà rất đáng lo ngại.
Một cuộc khảo sát “Liệu tự sử dụng thuốc kháng sinh có xảy ra ở Châu Âu” kết quả
cho thấy kháng sinh đã được 28% số người trả lời sử dụng trong 6 tháng trước khi
khảo sát. Trong số những người sử dụng kháng sinh, 41% đã mua thuốc kháng sinh
mà không có toa thuốc và các bệnh thường được người dân sử dụng kháng sinh là
cảm lạnh thông thường (45%), ho (17%). Nhóm nghiên cứu nhận định “Sự không
cần thiết và vô lý trong việc tự sử dụng kháng sinh dường như là phổ biến ở miền
Nam Tây Ban Nha đặc biệt những người nhập cư đến từ Phần Lan” [56].
Một cuộc khảo sát khác tại các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cho thấy
46% người tham gia khảo sát cho biết họ tự sử dụng kháng sinh không cần tư vấn
của nhân viên y tế, 28% người tham gia lưu trữ kháng sinh ở nhà. Những loại
kháng sinh này chủ yếu được mua từ các hiệu thuốc của cộng đồng mà không có
đơn thuốc [18]. Một nghiên cứu khác ở Su – Đăng cho thấy 73,9% dân số nghiên
cứu đã sử dụng kháng sinh mà không cần kê toa hoặc tư vấn y tế trong vòng một
tháng trước thời gian nghiên cứu [23].
Trong cuộc khảo sát việc sử dụng kháng sinh không theo quy định cho trẻ em
trong một cộng đồng đô thị ở Mông Cổ cho thấy 42,3% người chăm sóc trẻ tham

gia nghiên cứu đã sử dụng kháng sinh không đúng quy định để điều trị các triệu
chứng ở trẻ trong 6 tháng trước đó. Các triệu chứng thường được điều trị bằng
kháng sinh là ho (84%), sốt (66%), xuất huyết mũi (65%) và đau họng (60%). Nhà
thuốc là nguồn chính (86%) cung cấp thuốc kháng sinh không theo quy định [55].
Nghiên cứu của Nakajima và cộng sự (2010) tại Mông cổ tìm hiểu việc tự
SDKS của người dân trong cộng đồng cho thấy trong 619 khách hàng mua thuốc có
48% khách hàng mua ít nhất 1 loại KS, và chỉ có 42% có đơn KS điều này cho thấy

5


rằng KS có thể dễ dàng mua được mà không cần đơn của bác sĩ. Trong số 67%
khách hàng mua thuốc được cung cấp thông tin về liều lượng và thời gian sử dụng
thuốc thì chỉ có 9% được cung cấp các thông tin liên quan đến ảnh hưởng bất lợi do
thuốc gây ra. Nghiên cứu cũng được tiến hành phỏng vấn trên các đối tượng là bác
sĩ và cho thấy một thực tế là có một số thuốc KS đã trở nên kém hiệu quả lâm sàng
giữa năm 2001 và 2006. Và sau đó nghiên cứu cũng đã đưa ra khuyến cáo là cần có
một cơ quan pháp lý để thúc đẩy việc thực thi của pháp luật về các quy định của
thuốc ở Mông cổ, để tạo nhận thức về sự nguy hiểm của kháng KS đối với người
dân và các chiến dịch nâng cao kiến thức cho người dân là cần thiết [40].
1.1.3.2.

Tình hình sử dụng kháng sinh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường
dược phẩm đã trở nên phong phú và sẵn có đồng nghĩa với việc tăng cơ hội tiếp cận
thuốc qua hệ thống nhà thuốc. Khả năng và cơ hội tiếp cận với kháng sinh góp phần
tăng hiệu quả điều trị bệnh nhiễm khuẩn đồng thời cũng dẫn đến gia tăng tình trạng sử
dụng thuốc không hợp lý [9]. Năm 2003, nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam cho thấy 78% kháng sinh được mua tại

các nhà thuốc tư nhân mà không có đơn [35], 67% tham khảo tư vấn dược sỹ trước khi
sử dụng và 11% tự quyết định về việc dùng thuốc. Đối với trẻ khi bị bệnh các bà mẹ
thường tự kê đơn [9].
Có thể nói rằng, càng lạm dụng kháng sinh, các chủng vi khuẩn kháng thuốc
càng có cơ hội phát triển và lây lan. Kháng sinh bị lạm dụng cả trong cộng đồng do
người dùng tự chẩn đoán và điều trị [9].
Qua các nghiên cứu trên ta thấy rằng thuốc kháng sinh là một loại thuốc
được sử dụng phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thuốc
kháng sinh là loại thuốc phải kê đơn và bán theo đơn [8], và khi sử dụng phải tuân
thủ theo nguyên tắc sử dụng [13]. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh của người
dân một số quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn rất nhiều bất
cập đó là: Tình trạng tự sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn của bác sĩ diễn ra
khá phổ biến tại các quốc gia được nghiên cứu [24], [55]. Sử dụng kháng sinh để
điều trị những bệnh do virút gây ra [51], [55] sử dụng thuốc kháng sinh không đủ

6


đợt điều trị, dự trữ kháng sinh để điều trị bệnh tương tự trong tương lai [55] hoặc
đưa kháng sinh của mình cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè sử dụng[48],
[55]. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh [9].
1.1.4. Tình hình kháng kháng sinh
1.1.4.1.

Tình hình kháng kháng sinh trên thế giới

Penicillin là kháng sinh đầu tiên bác sĩ Scotland Alexander Fleming tìm ra năm
1928, sự phát hiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền y học thế giới. Năm
1943, bắt đầu xuất hiện loại vi khuẩn chống lại nó (Staphylococcus aureus). Năm

1967, xuất hiện một loại pneumona kháng penicillin là Streptococcus pneumoniae.
Năm 1976 những người lính Mỹ ở Đông Nam Á trở về nhà mang theo bệnh lậu
kháng penicillin, và các bác sĩ phải tìm ra loại thuốc mới để trị bệnh. Kháng kháng
sinh gia tăng nhanh chóng, năm 1987 chỉ có 0,02 % các chủng pneumococcus
kháng penicillin. Năm 1994, có 6,6% các chủng pneumococcus kháng thuốc. Năm
1987, vi khuẩn kháng Vancomycin lần đầu tiên được báo cáo ở Anh và Pháp.Vào
năm 1993, dòng vi khuẩn kháng vancomycin, tăng gấp 20 lần so với năm 1987. Một
báo cáo đáng sợ vào năm 1992, khi một nhà nghiên cứu người Anh đã quan sát thấy
việc chuyển Gen kháng Vancomycin từ enterococcus đến Staphylococcus aureus
trong phòng thí nghiệm. Phát hiện này cho thấy những thách thức cho nhà nghiên
cứu trên con đường tìm ra thuốc để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn [37].
Năm 2014, một báo cáo toàn cầu về giám sát kháng thuốc cho thấy: Mức độ kháng
thuốc rất cao ở tất cả các khu vực của WHO đối với các vi khuẩn thông thường gây ra
các bệnh nhiễm trùng liên quan và ảnh hưởng tới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [43].
1.1.4.2.

Tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam

Theo báo cáo tình hình sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện
Việt Nam năm 2008-2009 cho thấy tương ứng với mức độ sử dụng kháng sinh
tương đối cao so với các nước khác trên thế giới, tình trạng kháng kháng sinh ở Việt
Nam cũng cho thấy mức độ đáng báo động tại tất cả các bệnh viện [2]. Việt Nam có
tỉ lệ S. pneumonia kháng penicillin cao nhất trong 11 nước khu vực Châu Á (71.4%)
[52]. Mức độ kháng penicillin của trẻ ở thành thị cao gấp 22 lần so với trẻ ở nông

7


thôn [47]. Ngoài ra, trong chương trình nghiên cứu quốc gia về kháng kháng sinh
(ANSORP), tại Việt Nam S. pneumonia có mức độ kháng cao với erythromycin

(92,1%) [52] và 75% phế cầu khuẩn kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh trở lên [32].
1.1.5. Một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh cho trẻ em
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh cho trẻ em
Tác giả

Đối
tượng

Mẫu

khảo sát
Sotiria G

Cha/ mẹ

5312

Panagakou

Bộ công cụ
khảo sát

Nhân tố đánh giá

Thang đo

(1)Kiến thức về kháng

likert 5 điểm


sinh,(2) Thái độ sử dụng
kháng sinh,(3)Thực hành

[45]

sử dụng kháng sinh
Bộ câu hỏi

(1)Kiến thức về kháng

chăm sóc

đóng, kết hợp

sinh, (2)Thái độ sử dụng

trẻ

với thang đo

kháng sinh, (3) Thực hành

Cha/ mẹ

likert 5 điểm
Thang đo

sử dụng kháng sinh
(1)Kiến thức về kháng


likert 5 điểm

sinh,(2)Thái độ sử dụng

Miao Yu1,

Người

Genming
Zhao1, [58]
Koh Chee

854

320

Teck [53]
Chan G C [28]

Cha/ mẹ

421

Câu hỏi có/

kháng sinh

không, câu
hỏi mở, câu
hỏi theo

thang đo
likert
Andreas

Cha/ mẹ

1494

Rouusounides

Thang đo

(1)Kiến thức về kháng

likert 5 điểm

sinh, (2)Thái độ sử dụng
kháng sinh,(3)Thực hành

[51]

sử dụng kháng sinh
Ganchimeg

Người

503

Bộ câu hỏi


8

(1)Kiến thức và thái độ của


Đối

Tác giả

tượng

Mẫu

khảo sát

Bộ công cụ
khảo sát

Nhân tố đánh giá

Togoobaatar

chăm sóc

theo thang đo

người chăm sóc trẻ trong

[55]


trẻ

likert 5 điểm

sử dụng kháng sinh
(2)Những nguyên nhân dẫn
đến tự sử dụng kháng sinh

Arwa Alumran Cha/ mẹ

1111

có trẻ từ 0

[22]

Thang đo

(1))Kiến thức, (2) Hành vi,

likert 5 điểm

(3)Nguồn thông tin,(4)Sự

-12 tuổi

tuân thủ, (5)Hiểu biết về
kháng kháng sinh, (6)Hiểu
biết của về hành vi kê đơn
của nhân viên y tế


Nguyễn
Quỳnh

Thị Bà mẹ

280

Trang

Bộ câu hỏi

(1)Kiến thức,(2)Thực hành

đóng

sử dụng kháng sinh

Bộ câu hỏi

(1)Kiến thức về kháng

đóng

sinh, (2) Thực hành sử

[16]
Đặng
Minh


Thị Bà mẹ
Hằng

515

dụng kháng sinh

[10]

Từ bảng 2.3 thấy rằng một số nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng bộ công cụ
theo thang đo likert để khảo sát việc sử dụng kháng sinh cho trẻ em trên các đối
tượng nghiên cứu cha/mẹ/người chăm sóc trẻ. Tại Việt Nam, có 2 nghiên cứu sử
dụng bộ câu hỏi đóng với đóng trên đối tượng nghiên cứu là bà mẹ có con dưới 5
tuổi. Các nhân tố được đánh giá trong các nghiên cứu bao gồm: Kiến thức về

kháng sinh, thái độ trong sử dụng kháng sinh, thực hành sử dụng kháng sinh,
hành vi sử dụng kháng sinh, nguồn thông tin về kháng sinh, sự tuân thủ trong sử
dụng kháng sinh và hiểu biết về kháng kháng sinh, hiểu biết về hành vi kê đơn
của nhân viên y tế. Những nhân tố này là căn cứ để nhóm nghiên cứu xây dựng
bộ công cụ khảo sát của mình.

9


Kết quả của các nghiên cứu về sử dụng kháng sinh cho trẻ như sau:
Liên quan đến vấn đề quản lý sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ, theo rà soát y văn
cho thấy các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá về kiến thức, thái độ và sử dụng
kháng sinh của các cha mẹ, từ đó đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp với hoàn cảnh
của mỗi quốc gia. Năm 2001, nghiên cứu của Giin Cherng Chan về kiến thức, thái độ
và sử dụng kháng sinh của 421 phụ huynh trong điều trị viêm đường hô hấp trên

(Upper Respiratory Tract Infection -URTI) và nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em
tại phòng khám chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Malaysia cho thấy gần 68 % tin rằng
kháng sinh có ích trong điều trị cảm lạnh, 69 % tin rằng kháng sinh có ích trong điều trị
ho và 83,2% trong số họ tin rằng kháng sinh có ích trong điều trị sốt. 29% phụ huynh
nghĩ rằng con mình bị URTI cấp tính cần phải điều trị bằng kháng sinh nhưng không
cần kê toa. Sự tuân thủ trong sử dụng kháng sinh là rất thấp, chỉ có 74% hoàn thành
toàn đợt điều trị, 85% trong số họ dừng lại khi cải thiện triệu chứng. 15% cha mẹ cho
trẻ sử dụng thuốc kháng sinh "còn sót lại", 24% cho trẻ dùng kháng sinh "chia sẻ" từ
người khác, và 5,5% đã mua kháng sinh cho con mình với URTI cấp tính mà không
cần khám bác sĩ. Nghiên cứu này cho thấy rằng cha mẹ thường có kiến thức không đầy
đủ và quan niệm sai về việc sử dụng kháng sinh đối với URTI cấp tính ở trẻ em [28].
Năm 2006, một nghiên cứu khác tại Sip cho thấy rằng 90% phụ huynh khẳng
định bác sĩ nhi khoa là nguồn cung cấp thông tin chính về kháng sinh, tiếp đó truyền
hình (15,3%) và báo (11,6%). 87% phụ huynh cho rằng sốt không phải là bệnh phải
dùng kháng sinh. Mặc dù vậy, có đến 48,4% phụ huynh tin rằng kháng sinh có thể
là giảm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (ho, chảy mũi, đau
họng) [51].
Người chăm sóc trẻ/cha mẹ có quan điểm nhận thức còn hạn chế về SDKS cho trẻ.
Năm 2010, tại Mông cổ cho thấy thuốc kháng sinh đã được sử dụng cho 71% trẻ trong
giai đoạn 6 tháng trước khi nghiên cứu. Người chăm sóc trẻ ở Ulaanbaatar thường sử
dụng kháng sinh không theo quy định cho trẻ dưới 5 tuổi, khoảng một phần năm (21%)
trong số 503 trẻ em đã dùng thuốc kháng sinh mà không cần toa bác sĩ [55].
Năm 2013, một nghiên cứu khác trên 1111 phụ huynh có con dưới 12 tuổi tại Ảrập- xê- út có kết quả 36 % phụ huynh cho rằng kháng sinh là thích hợp để điều trị

10


bệnh cảm thông thường, gần một nửa phụ huynh cho rằng kháng sinh sẽ giúp trẻ em
nhanh khỏi bệnh cảm lạnh và nguồn thông tin chủ yếu có được từ sách/tài liệu khoa
học (33%), gia đình và/hoặc người quen (16%), từ internet (28%) [22].

Năm 2015, một nghiên cứu khác tại Malaysia về kiến thức, thái độ và thực tiễn
của các bậc cha mẹ liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm
trùng đường hô hấp trên của trẻ em tại phòng khám chính ở Kuala Lumpur cho thấy
khoảng 2/3 (69,1%) trong số 320 người được hỏi có kiến thức thấp. Phần lớn các
bậc cha mẹ (40,1%) thích dùng kháng sinh thay vì thuốc hạ sốt (23,0%) và syrup ho
(22,5%) cho trẻ em có URTI [53].Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan
giữa trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập của gia đình với kiến thức sử dụng
kháng sinh. Trình độ học vấn của người mẹ có mối tương quan đáng kể với thái độ
sử dụng kháng sinh.
Tại Việt Nam, một cuộc khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị
viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện Bạch Mai năm 2006 cho thấy 63% bệnh nhi đã
dùng kháng sinh trước khi vào viện, trong đó 29,3% không có đơn thầy thuốc.
Cephalosporin là thuốc được sử dụng phổ biến nhất (55,1%) [1]. Trong một nghiên
cứu đánh giá việc sử dụng, cung cấp thuốc kháng sinh và các thuốc khác ở Việt
Nam cho thây tỷ lệ tự dùng thuốc kháng sinh thông qua các hiệu thuốc tư nhân mà
không có đơn thuốc ở nông thôn Việt Nam là 80% và 88% trẻ em được điều trị
bằng kháng sinh trước khi đến bệnh viện [36]. Năm 2012, một cuộc khảo sát tình
hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm hô hấp cấp tính ở trẻ em tại bệnh viện
đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ trẻ em SDKS sử dụng kháng sinh
không có đơn thuốc trước khi đến viện tương đối cao (28,0%) [11].
Kiến thức sử dụng kháng sinh của bà mẹ đạt ở mức thấp. Năm 2002, nghiên cứu
của Đặng Thị Mình Hằng trên bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Huyện Gia Lâm- Hà Nội
cho thấy gần ½ số bà mẹ có con dưới 5 tuổi được phỏng vấn không có kiến thức về
sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. 45,5 % số bà mẹ có thực hành sử dụng kháng
sinh không đạt. Có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ hiểu biết của các bà mẹ về sử
dụng kháng sinh, và thực hành sử dụng kháng sinh trong đó trình độ văn hóa, nghề
nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới kiến thức sử dụng kháng sinh của bà mẹ [10]

11



Năm 2013, nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang trên các bà mẹ có con
dưới 5 tuổi tại xã Đông kết, huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên cho thấy kiến thức
của đối tượng nghiên cứu về SDKS đạt trên mức trung bình là 58,6%, kết quả cho
thấy kiến thức của bà mẹ còn rất nhiều hạn chế. Nghiên cứu cho thấy vẫn có người
dân có nhận thức sai lầm khi cho rằng KS có thể điều trị được ho thông thường và
cảm cúm.97,9% bà mẹ trả lời cho rằng SDKS là phải có đơn, chỉ có 21,4% đối
tượng nghiên cứu cho rằng điều quan trọng khi SDKS đúng cách là sử dụng đúng
liều lượng và thời gian. Phần lớn đối tượng nghiên cứu hiểu được việc sử dụng
thuốc không đúng sẽ dẫn đến không khỏi bệnh (78,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu biết dùng thuốc không đúng sẽ dẫn đến nhờn thuốc (kháng thuốc) chỉ có
21,4%. 96,3% bà mẹ cho rằng trẻ em là đối tượng cần quan tâm nhiều nhất khi sử
dụng kháng sinh. Trong đó tỷ lệ SDKS theo đơn khi trẻ bị ốm chỉ có 20,9%, trong
số bà mẹ SDKS cho trẻ theo đơn thì chỉ có 13,3% tuân thủ đúng liều lượng, thời
gian và cách dùng. Và lý do chính không tuân thủ là do bệnh đã đỡ (77,8%) nên đã
rút ngắn thời gian điều trị. Việc SDKS không đủ số ngày quy định không chỉ xảy ra
với đối tượng SDKS có đơn mà còn rất phổ biến đối với đối tượng SDKS không có
đơn trong cộng đồng. Đối với những người sử dụng thuốc không đơn của bác sĩ thì
chủ yếu là tự mua thuốc về cho trẻ dùng và mua theo hướng dẫn của NBT (69%),
vẫn có 9,5% bà mẹ sử dụng thuốc kháng sinh sẵn có tại nhà cho trẻ. Thời gian mà
các bà mẹ cho trẻ SDKS dưới 3 ngày chiếm tỷ lệ rất cao (60%) [16].
Nghiên cứu tổng quan cho thấy, việc sử dụng kháng sinh cho trẻ một số nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam còn rất nhiều bất cập. Đặc biệt, việc tự sử dụng
kháng sinh cho trẻ mà không có đơn của bác sĩ còn diễn ra khá phổ biến. Người ta
ước tính rằng 20-50% việc sử dụng kháng sinh là không phù hợp [41] đặc biệt là
trong điều trị các bệnh do virut gây ra như đau cổ họng, ho, viêm mũi [30]. Tình
trạng lạm dụng / sử dụng sai mục đích này phổ biến ở trẻ em [27], [33] và hiện đang
được coi là một trong những vấn đề chính về sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới [31].
Các yếu tố dẫn đến lạm dụng kháng sinh ở trẻ em là phức tạp, trong các yếu
tố đó có các yếu tố thuộc về kiến thức và thái độ của bố mẹ, niềm tin của bác sĩ

cũng như những hạn chế trong việc thực hành sử dụng kháng sinh cho trẻ [41],

12


[38], [29], [49]. Do đó, cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, hành vi sử dụng kháng sinh của các bà mẹ có con
dưới 5 tuổi là cơ sở giúp thực hiện những biện pháp để nâng cao hiểu biết về kháng
sinh và sử dụng kháng sinh của của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đặc biệt đối với
các bà mẹ ở vùng nông thôn nơi có ít điều kiện tiếp cận, cập nhật những thông tin
về sử dụng thuốc là vô cùng cần thiết.
1.2. Sơ lược về bộ câu hỏi
1.2.1. Khái niệm, vai trò, cấu trúc, yêu cầu của bộ câu hỏi nghiên cứu
Khái niệm bộ câu hỏi nghiên cứu
Bộ câu hỏi nghiên cứu hay còn gọi là bảng hỏi, là tập hợp các câu hỏi được
viết hay in trên giấy dùng để thu thập thông tin từ những người được phỏng vấn
(đối tượng nghiên cứu) khi họ trả lời những câu hỏi đó
Bộ câu hỏi là một hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên các cơ sở nguyên
tắc tâm lí, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi
thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu
và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng được các
yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu [3]
Vai trò bộ câu hỏi nghiên cứu
Bộ câu hỏi nghiên cứu là một công cụ đo lường được thiết kế linh hoạt với
cách đặt các câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau, căn cứ vào các kỹ thuật đo lường
và đánh giá thông tin
Bộ câu hỏi hay bảng hỏi là công cụ quan trọng giúp người nghiên cứu đo
lường được các biến số nhất định có liên quan tới đối tượng, mục tiêu nghiên cứu và
phụ thuộc vào các giả thuyết nghiên cứu.
Bộ câu hỏi là phương tiện để thu thập, chứa đựng và lưu trữ thông tin thực tế,

và làm cơ sở cho việc thực hiện bước xử lý kết quả tiếp theo. Thông tin thu được từ
bộ câu hỏi, và thông tin được lưu trữ ở đây có thể sử dụng cho mục đích mô tả, so
sánh, giải thích về kiến thức, thái độ hành vi và các đặc trưng nhân khẩu…của đôi
tượng nghiên cứu.

13


Câu trúc bộ câu hỏi nghiên cứu
Một bộ câu hỏi thông thường gồm có 3 phần:
Phần mở đầu: Thường là phần thư giải thích trình bày vắn tắt mục tiêu của
bảng hỏi và mong muốn sự tham gia của người trả lời nhằm tạo ra tâm lý thoải mái
của người hỏi cũng như gợi ý để họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi đề ra
Phần nội dung chính: Trình bày những câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên
quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong phần này, các câu hỏi cần trình bày theo các
nguyên tắc sao cho người trả lời có thể dễ dàng đưa ra các ý kiến của mình về vấn
đề nghiên cứu quan tâm.
Phần kết thúc: Thường là những lời cam kết nhằm làm rõ vấn đề đạo đức liên
quan đến cuộc điều tra, nhưng vẫn giữ được thái độ trân trọng đối với người được
hỏi và cuối cùng là lời cảm ơn [3].
Yêu cầu của một bộ câu hỏi nghiên cứu
-

Các câu hỏi trong bộ câu hỏi phải đơn giản, rõ ràng, cho phép thu được các

thông tin khách quan và chính xác.
-

Bộ câu hỏi bao gồm tối thiểu các câu hỏi nhưng có thể thu thập được tối đa


những thông tin cần thiết.
-

Mỗi một câu hỏi luôn phải được hỏi theo cùng một cách để các thông tin thu

được từ các đối tượng không bị sai lệch.
-

Thông tin thu được phải là những thông tin có giá trị và phù hợp với mục

tiêu đề ra [3].
1.2.2. Thang đo và tạo thang đo
1.2.2.1.

Khái niệm và phân loại thang đo

Khái niệm
Thang đo là cách thức sắp xếp các thông tin cần thu thập theo một trình tự
nhất định, là hệ thống các con số và mối quan hệ giữa chúng. Hệ thống đó được tạo
nên theo trật tự các sự kiện xã hội được đo lường. Thang đo là công cụ dùng để mã hóa
các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Để thuận lợi cho việc xử lý dữ
liệu trên máy vi tính thường mã hóa thang đo bằng các con số hoặc ký tự [3], [17].

14


Phân loại:
Có 4 loại thang đo thường dùng là thang đo định danh, thang đo thứ tự, thang
đo khoảng và thang đo tỉ lệ [3], [17].
Thang đo định danh (Nominal scale) là loại thang đo có mức độ đo lường

yếu nhất, mà tại đó các đối tượng đo lường được chia thành nhiều lớp khác biệt
nhau và không trùng nhau theo một dấu hiệu nào đó. Thực chất của nó là gán cho
các biểu hiện cùng loại của đối tượng nghiên cứu một con số. Thang đo định danh
thể hiện mối quan hệ ngang nhau giữa các phần phân chia của đối tượng. Mỗi một
phần chia đặc trưng cho một thuộc tính nào đó của đối tượng và có tên gọi. Loại
thang này có nhiệm vụ chia tập hợp đối tượng nghiên cứu thành các nhóm khác
nhau. Trong bộ câu hỏi, mỗi một câu hỏi là một thang đo định danh. Thang đo định danh
là loại thang đo định tính và thường được dùng rất rộng rãi với các khảo sát về các đặc
điểm của đối tượng như: giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn giáo...[3], [17].
Thang đo thứ tự/thứ bậc/phân cấp (Ordinal scale) là một hệ thống các lớp
phân chia được tạo nên sau thang định danh. Nó có đầy đủ tính chất của thang định
danh, nhưng trội hơn trong trật tự các lớp phân chia. Thang đo thứ tự phản ánh sự
khác biệt về thuộc tính và cả thứ tự hơn kém. Loại thang đo này cũng được dùng rất
nhiều trong các nghiên cứu xã hội, để đo các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ
thứ tự như đo thái độ, quan điểm của con người đối với một hiện tượng xã hội nào
đó hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm [3].
Thang đo khoảng ( Interval scale) là loại thang đo có khả năng đo lường
một cách chặt chẽ hơn hai loại thang trên, cho phép so sánh mức độ hơn kém về
lượng, cũng như mô tả đối tượng thông qua đơn vị để đo. Tuy nhiên các giá trị số
của thang đo khoảng không có điểm gốc 0. Ví dụ anh/chị đánh giá mức độ thu hút
chú ý của chương trình quảng cáo sản phẩm thuốc đông dược: 1 (rất thu hút), 2 (thu
hút), 3 (bình thường), 4 (không thu hút), 5 (rất không thu hút). Nếu có các điểm A,
B, C, D xếp lần lượt trên thang đo khoảng, và thoả mãn A > B, B > C thì cũng sẽ có
A - B = B - C. Hiệu số giữa hai điểm đứng liền nhau được gọi là tiêu chuẩn đo (hay
đơn vị đo). Nhờ có tiêu chuẩn đo này, nên có thể thực hiện được các phép tính cộng,

15


trừ, tính được các tham số đặc trưng như trung bình, phương sai, tỷ lệ và gọi nó là

thang đo định lượng [3], [17].
Ví dụ: thang Likert là loại thang đo khoảng hay được sử dụng hiện nay.
Thang đo tỉ lệ (Ratio scale) là một dạng đặc biệt của thang đo khoảng. trong
đó giá trị 0 của thang đo là điểm gốc cố định. Thang đo tỉ lệ có tất cả tính chất của
thang đo định danh, thứ tự, khoảng. Có thể làm phép chia tỉ lệ giữa các con số của
thang đo, có thể áp dụng tất cả các phươn pháp thống kê cho thang đo này [3], [17].
1.2.2.2.

Thang đo Likert

Thang đo Likert là một loại thang đo khoảng, cấu trúc gồm nhiều chỉ báo
được sử dụng trong đo lường các khái niệm trừu tượng phổ biến nhất trong nghiên
cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội. Thang đo do nhà tâm lý học người Mỹ Rennis
Likert đề xuất năm 1932. Thang đo Likert là thang đo thường được sử dụng trong
nghiên cứu định lượng. Dạng điển hình của thang đo Likert này là định dạng 5 mức
độ: “Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau. Sau mỗi câu phát biểu hãy khoanh
tròn trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn. Xin cho biết rằng bạn rất đồng ý,
đồng ý, thấy bình thường, không đồng ý hay rất không đồng ý với mỗi phát biểu?”.
Thang đo có thể gồm 2-10 cấp độ đánh giá, đồng ý hay không đồng ý có thể trở
thành chấp nhận hay không chấp nhận, tuyệt vời hay tồi tệ…nhưng đều theo cùng
một nguyên tắc, đều gọi là thang Likert [17].
1.2.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá thang đo
Trong nghiên cứu các hiện tượng xã hội, muốn đo lường được các khái niệm
với kết quả có độ chính xác cao thì thang đo phải được chuẩn hóa. Các tiêu chuẩn
để đánh giá một thang đo có chuẩn xác hay không bao gồm 2 giá trị là độ tin cậy
của thang đo và giá trị của thang đo [3].
Độ tin cậy
Độ tin cậy của một thang đo đạt có nghĩa là thang đo cung cấp kết quả nhất quán
qua những lần đo khác nhau, đánh giá độ tin cậy của thang đo thường dùng 2 cách sau:
- Đo lường lặp lại: dùng một cách đo lường cho cùng một người trả lời

nhưng ở 2 thời điểm khác nhau xem kết quả có tương tự nhau không.
- Đo lường bằng dụng cụ tương đương

16


Hiện nay các nghiên cứu hiện tượng xã hội thường kiểm định độ tin cậy của
thang đo bởi hệ số Cronbach’s alpha
Độ tin cậy Cronbach’s alpha
Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định về mức độ chặt chẽ mà các
biến trong thang đo tương quan với nhau. Những biến đo lường cùng một khái niệm
tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với nhau. Theo qui ước, thang đo có hệ số α từ 0,8
đến gần 1 là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng
được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc là mới đối với người trả
lời trong bối cảnh nghiên cứu. Mặt khác, cần xét thêm hệ số tương quan biến tổng để
loại biến rác (biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3) khỏi thang đo [61].
Giá trị của thang đo
Giá trị của thang đo là khả năng đo lường đúng những gì mà nhà nghiên cứu
cần đo. Muốn đảm bảo giá trị của thang đo cần xác định đúng các đặc tính cần đo
và lựa chọn các cấp độ đo lường thích hợp [3].
Kiểm định giá trị của thang đo
Giá trị của thang đo thường được kiểm định thông qua phương pháp phân
tích nhân tố là EFA.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của
thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA
thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc
và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng
để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (Fhơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với

các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi
cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Factor
loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa
thiết thực của EFA:Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu. Factor loading >
0,4 được xem là quan trọng. Factor loading> 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

17


×