Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích kết quả đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện thanh oai thành phố hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH MAI

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
MUA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN THANH OAI- TP HÀ NỘI NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH MAI

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
MUA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN THANH OAI- TP HÀ NỘI NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Kim Thu
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, TS. Nguyễn Thị Kim
Thu – những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban Giám
hiệu, Phòng Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược – Trường Đại
học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn tới Lãnh đạo Bệnh viện, các đồng nghiệp Khoa
Dược Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai đã động viên, hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quátrình công tác, học tập và thực hiện luận
văn.
Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
bên cạnh giúp đỡ, động viên để tôi yên tâm học tập và hoàn thành đề tài.
HàNội, ngày 29 tháng 05 năm
2018
Học viên

Bùi Thị Thanh Mai



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………….
1.1. Một số nội dung về đấu thầu ………………………………………..
1.1.1. Khái niệm đấu thầu ………………………………………...............
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu …………………………………...
1.1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu ………………………….
1.1.4. Danh mục thuốc kế hoạch đấu thầu, danh mục thuốc trúng thầu
trúng thầu, danh mục thuốc sử dụng trong cung ứng thuốc bệnh viện …...
1.2. Thực trạng về đấu thầu thuốc ………………………………………
1.2.1.Thực trạng đấu thầu thuốc trên thế giới ……………………………..
1.2.2.Thực trạng đấu thầu tại Việt Nam …………………………………...

1
3
3
3
3
4
5
8
8
10

1.3. Một vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai- TP Hà Nội .. 17
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ……………………………… 17
1.3.2. Khoa Dược Bệnh viện ……………………………………………... 18
1.3.3. Công tác đấu thầu thuốc tại Bệnh viện …………………………….. 19
1.4. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………. 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 23

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………..…………..…………..………. 23
2.2.1.Tóm tắt nội dung nghiên cứu …………..…………..………………. 23
2.2.2.Xác định biến số nghiên cứu …………..…………..……………….. 24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu …………..…………..………………. 28
2.2.4. Mẫu nghiên cứu …………..…………..…………..………………… 29
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu …………..…………..…………………. 29
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu …………..…………..…………..… 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………..…………………….. 33
3.1. Phân tí
ch DMT trúng thầu và DMT kế hoạch đấu thầu năm
33
2016 tại BVĐK huyện Thanh Oai – TP Hà Nội …..…………..………
3.1.1. So sánh hai danh mục theo SKM và giá trị …………..……………. 33
3.1.2. So sánh cơ cấu hai danh mục theo gói thầu …………..……………. 34
3.1.3. So sánh cơ cấu hai danh mục theo nguồn gốc xuất xứ……………… 36
3.1.4. So sánh cơ cấu thuốc tân dược hai danh mục theo nhóm điều trị …. 38


3.1.5. So sánh giá thuốc trúng thầu và giá thuốc kế hoạch của các thuốc
41
trúng thầu …………..…………..…………..…………..…………..……...
3.2. Phân tí
ch Danh mục thuốc trúng thầu và Danh mục thuốc sử
dụng theo kết quả trúng thầu năm 2016 tại BVĐK huyện Thanh Oai 44
– TP Hà Nội …………..…………………………………………………..
3.2.1. So sánh hai danh mục theo SKM và giá trị …………..……………. 44
3.2.2. So sánh cơ cấu hai danh mục theo gói thầu …………..……………. 50
3.2.3. So sánh cơ cấu hai danh mục theo nguồn gốc xuất xứ …………….. 50
3.2.4. So sánh cơ cấu thuốc tân dược hai danh mục theo nhóm điều trị …. 51

Chương 4. BÀN LUẬN …………..…………..…………..……………… 56
4.1. Phân tí
ch danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc kế hoạch đấu
56
thầu năm 2016 tại BVĐK huyện Thanh Oai- TP Hà Nội …………..……..
4.2. Phân tí
ch danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc sử dụng theo
63
kết quả trúng thầu năm 2016 tại BVĐK huyện Thanh Oai- TP Hà Nội…..
4.3. Hạn chế của đề tài …………..…………..…………..……………….. 69
KẾT LUẬN …………..…………..…………..…………..…………..….. 70
KIẾN NGHỊ …………..…………..…………..…………..…………..…. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
BDG
BYT
BV
DL
DMT
DM KHĐT
ĐK
ĐY
KH
KHĐT
KHLCNT
HĐT&ĐT

NK

SKM
SX
SXTN
SYT
TT
TP
TĐ ĐT
YHCT

Nội dung
Biệt dược gốc
Bộ Y tế
Bệnh viện
Dược liệu
Danh mục thuốc
Danh mục kế hoạch đấu thầu
Đa khoa
Đông Y
Kế hoạch
Kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Hội đồng thuốc và điều trị
Nhập khẩu
Nghị định
Số khoản mục
Sản xuất
Sản xuất trong nước
Sở Y tế

Thông tư
Thành phố
Tương đương điều trị
Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ………………………………
Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc tại các
CSYT công lập …………………………………………………………...
Bảng 1.3. Các văn bản hướng dẫn đấu thầu mua thuốc hiện nay ………..
Bảng 1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ tại một số BV
Bảng 1.5. Tỷ lệ sử dụng thuốc trong DMT trúng thầu tại một số BV …...
Bảng 1.6. Các nhóm thuốc có tỷ lệ % chi phí cao tại một số bệnh viện …
Bảng 1.7. Phân chia gói thầu ……………………………………………..
Bảng 2.8. Các biến số nghiên cứu mục tiêu 1 ……………………………
Bảng 2.9. Các biến số nghiên cứu mục tiêu 2 ……………………………
Bảng 2.10. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài
Bảng 2.11. Các chỉ số và cách tính thực hiện mục tiêu 1 ………………...
Bảng 2.12. Các chỉ số và cách tính thực hiện mục tiêu 2 ………………...
Bảng 3.13. So sánh cơ cấu DMT trúng thầu vàDMT kế hoạch …………
Bảng 3.14. Cơ cấu của thuốc không trúng thầu ………………………….
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc của hai danh mục theo gói thầu ……………….
Bảng 3.16. Tỷ lệ thuốc generic trúng thầu so với thuốc BDG …………...
Bảng 3.17. Tỷ lệ thuốc BDG trúng thầu thuộc dự thảo TT 11 …………...
Bảng 3.18. So sánh cơ cấu thuốc của hai DM theo nguồn gốc xuất xứ ….
Bảng 3.19. Tỷ lệ thuốc SX trong nước trúng thầu theo gói thầu ………...
Bảng 3.20. Tỷ lệ thuốc NK trúng thầu có hoạt chất nằm trong DM của
TT 10/2016/TT-BYT ……………………………………..
Bảng 3.21. So sánh cơ cấu thuốc tân dược của hai danh mục theo nhóm

điều trị …………………………………………………………….………
Bảng 3.22. Tỷ lệ thuốc tân dược trúng thầu theo nhóm điều trị…………..
Bảng 3.23. Chênh lệch giáthuốc trúng thầu vàgiáthuốc kế hoạch ……..
Bảng 3.24. Chênh lệch giátrị trúng thầu vàgiátrị kế hoạch theo gói thầu
Bảng 3.25. Thuốc generic cógiátrúng thầu giảm trên 30% so với giákế
hoạch ……………………………………………………………………..
Bảng 3.26. Thuốc biệt dược gốc vàthuốc ĐY, thuốc từ DL cógiátrúng
thầu thấp hơn giá kế hoạch ……………………………………………….
Bảng 3.27. Cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2017 …..
Bảng 3.28. DMT sử dụng theo kết quả đấu thầu …………………………
Bảng 3.29. Cơ cấu thuốc mua bổ sung ngoài kết quả đấu thầu ………….
Bảng 3.30. Tỷ lệ thuốc trúng thầu được sử dụng theo gói thầu ………….

3
4
10
13
15
17
19
24
26
29
30
31
33
34
34
35
36

36
37
37
38
40
41
41
42
43
44
45
46
46


Bảng 3.31. Nguyên nhân thuốc trúng thầu được sử dụng dưới 80% số
lượng trúng thầu ………………………………………………………….
Bảng 3.32. Tỷ lệ sử dụng của thuốc không trúng thầu đấu thầu rộng rãi
được mua theo hì
nh thức mua sắm trực tiếp……………………………
Bảng 3.33. Số lượng mua bổ sung của một số thuốc sử dụng 100-120%
số lượng trúng thầu ……………………………………………………….
Bảng 3.34. Cơ cấu thuốc của hai danh mục theo gói thầu ……………….
Bảng 3.35. So sánh cơ cấu thuốc của hai DM theo nguồn gốc xuất xứ ….
Bảng 3.36. So sánh cơ cấu thuốc tân dược trúng thầu được sử dụng theo
nhóm điều trị ……………………………………………………………..
Bảng 3.37. Tỷ lệ thuốc trúng thầu được sử dụng theo nhóm điều trị …….
Bảng 3.38. Số lượng sử dụng của một số thuốc trúng thầu ………………

47

47
48
50
51
51
53
54


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Vị trí của DMT trong quản lý cung ứng thuốc tại Bệnh viện .. 7
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược - Bệnh viện ĐK huyện Thanh Oai .. 18
Hình 1.3. Quy trình xây dựng DMT kế hoạch đấu thầu của Bệnh viện ... 20
Hình 2.4. Tóm tắt nội dung nghiên cứu ………………………………... 24
Hình 3.5. So sánh cơ cấu DMT trúng thầu và DMT kế hoạch …………. 33
Hình 3.6. Tỷ lệ về SKM vàgiátrị thuốc trúng thầu so với KHĐT theo 35
gói thầu ………………………………………………………………….
Hình 3.7. Tỷ lệ thuốc NK có trong Danh mục TT10 …………………... 38
Hình 3.8. So sánh DMT trúng thầu và DMT sử dụng ………………….. 45
Hình 3.9. Nguyên nhân thuốc trúng thầu được sử dụng dưới 80% số
47
lượng trúng thầu ………………………………………………………...


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thuốc chữa bệnh
đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ
với chất lượng tốt, giá cả hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các khoa
Dược bệnh viện. Trong đó, mua sắm thuốc là một giai đoạn quan trọng trong
công tác quản lý cung ứng thuốc, phục vụ hiệu quả hoạt động khám chữa

bệnh [1]. Vì vậy, cần phải lựa chọn một phương thức mua sắm sao cho minh
bạch, công bằng và hiệu quả. Đấu thầu là một trong những hình thức mua sắm
đáp ứng được các tiêu chí trên, đã và đang được các CSYT khám, chữa bệnh
BHYT áp dụng dựa trên các quy định hiện hành để cung ứng thuốc phục vụ
công tác khám chữa bệnh nhằm lựa chọn được thuốc đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng, ổn định về giá và nhu cầu mua thuốc trong thời gian dài. Đồng thời
việc quản lý và thanh kiểm tra công tác khám chữa bệnh cũng thuận lợi hơn
cho các cơ quan chức năng thông qua đấu thầu.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều thay đổi về các quy định liên
quan đến hoạt động đấu thầu thuốc: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 [20]
được ban hành, trong đó có quy định riêng về mua thuốc và vật tư y tế; nghị
định 63/2014/NĐ-CP [9] thay đổi một số điểm về quy trình đấu thầu; thông tư
09/2016/TT-BYT ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu
thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá [5];
thông tư 10/2016/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp
ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp [6]; thông tư 11/TTBYT Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập [7],…Tất cả
các thay đổi trên đều nhằm mục đích hoàn thiện công tác đấu thầu thuốc tại
các cơ sở y tế cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, là một bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc SYT Hà
Nội, BVĐK huyện Thanh Oai đã thực hiện hoạt động đấu thầu thuốc theo các
quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình đấu thầu mua thuốc, do có

1


nhiều thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hoạt động đấu
thầu thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu tập trung của SYT cũng
như của bệnh viện, từ đó dẫn tới việc sử dụng thuốc cho hoạt động khám,
chữa bệnh của bệnh viện còn nhiều bất cập.
Từ trước tới nay Bệnh viện chúng tôi chưa có đề tài nào nghiên cứu về

kết quả đấu thầu mua thuốc và sử dụng thuốc sau khi có danh mục trúng thầu.
Do đó, để có cái nhìn khách quan và đánh giá thực trạng hoạt động đấu thấu
và sử dụng thuốc tại bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích kết quả
đấu thầu mua thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai- TP Hà Nội
năm 2016” với các mục tiêu sau:
- Phân tích danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc kế hoạch đấu
thầu năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai- TP Hà Nội.
- Phân tích danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc sử dụng theo
kết quả trúng thầu năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai- TP Hà
Nội.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị và đề xuất
nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, sử dụng danh mục thuốc trúng
thầu vàcung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai trong những
năm tiếp theo.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Một số nội dung về đấu thầu

1.1.1. Khái niệm đấu thầu
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã định nghĩa: “Đấu thầu làquátrình
lựa chọn nhàthầu để ký kết vàthực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kýkết
vàthực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu
tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế” [20].

Luật đấu thầu số 43 (Mục 3, chương 5) và Nghị định số 63 (Mục 3,
Chương 7) đã có quy định cụ thể về việc mua thuốc, vật tư y tế. Đây là một
điểm nhấn quan trọng đối với việc tổ chức đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế
công lập. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ đến
vấn đề đấu thầu thuốc trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Theo quy định trong Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện
có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu. Tùy vào tính chất, giá trị của gói thầu để áp
dụng các hình thức cụ thể [20].
Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức
STT lựa chọn
nhà thầu

Phạm vi áp dụng

- Tất cả các CSYT thực hiện việc mua thuốc thanh toán từ nguồn
BHYT hoặc ngân sách nhà nước.
- Không hạn chế số lượng nhàthầu, nhà đầu tư tham dự.
Đấu thầu Gói thầu cóyêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù
2
hạn chế
màchỉ cómột số nhàthầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Áp dụng trong trường hợp đặc biệt: mua thuốc triển khai phòng
Chỉ định
3
chống dịch bệnh, trong trường hợp cấp bách, thiên tai,…
thầu
Hạn mức: không quá01 tỷ đồng.
Chào hàng Cóthể áp dụng cho gói thầu cógiátrị của gói thầu không quá05

4
cạnh tranh tỷ đồng;
Đấu thầu
1
rộng rãi

3


Nội dung mua sắm lànhững thuốc thuộc DMT thiết yếu do BYT
ban hành hoặc những thuốc thông dụng, sẵn cótrên thị trường với
đặc tính kỹ thuật, chất lượng thuốc đã được tiêu chuẩn hóa và
tương đương về chất lượng.
Gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án hoặc
thuộc dự án mua sắm khác.
Nhàthầu đã trúng thầu cung cấp thuốc thông qua đấu thầu rộng
Mua sắm rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu
5
trực tiếp
trước đó;
Gói thầu có các thuốc tương tự vàquy mô nhỏ hơn 130% so với
gói thầu đã ký hợp đồng trước đó trong thời hạn không quá 12
tháng
Áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong
Tự thực
6
trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực
hiện
kỹ thuật, tài chí
nh vàkinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Áp dụng cho gói thầu mua thuốc chỉ từ một đến hai nhàsản xuất,
Đàm phán
7
thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản
giá
quyền và các trường hợp đặc thù.

1.1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu
Thông tư số 09/2016/TT-BYT [5] và11/2016/TT-BYT [7] quy định hai
hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc tại các CSYT công lập như sau:
Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc
tại các CSYT công lập
STT Hình thức

Nội dung

Các CSYT tự tổ chức đấu thầu các thuốc nằm ngoài danh
Đấu thầu riêng mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương.
1 lẻ tại các cơ sở KHLCNT cung cấp thuốc do CSYT trực tiếp lựa chọn nhà
y tế
thầu lập, trình người cóthẩm quyền phêduyệt. KH được lập
hàng năm hoặc khi cónhu cầu tổ chức lựa chọn nhàthầu.
Đấu thầu tập Áp dụng với các thuốc trong DMT đấu thầu tâp trung cấp
trung cấp quốc địa phương, cấp quốc gia và đàm phán giá trong TT
2
gia và cấp địa 09/2016/TT-BYT
phương
Đơn vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu

4



cầu sử dụng thuốc, lập vàtrì
nh phêduyệt KHLCNT, tổ chức
lựa chọn nhàthầu, hoàn thiện vàkýkết hợp đồng hoặc thỏa
thuận khung với các nhà thầu được lựa chọn, công bố kết
quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung trên Cổng
Thông tin điện tử của BYT và Trang Thông tin điện tử của
SYT để các CSYT làm căn cứ hoàn thiện, ký hợp đồng với
các nhàthầu được lựa chọn.

1.1.4. Danh mục thuốc kế hoạch đấu thầu, danh mục thuốc trúng
thầu, danh mục thuốc sử dụng trong cung ứng thuốc bệnh viện
DMT bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của HĐT & ĐT
bệnh viện [2].
DMT bệnh viện là cơ sở thực hiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Kế
hoạch đấu thầu).
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc phân chia dự án thành các gói thầu
và xác định nội dung của từng gói thầu. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập
cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải
ghi rõ số lượng và nội dung của từng gói thầu. Việc phân chia dự án, dự toán
mua sắm căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng
bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý [20].
Trong giai đoạn lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bệnh viện thiết lập
DMT KHĐT dựa trên DMT bệnh viện, với các tiêu chuẩn kỹ thuật và giá kế
hoạch, giá kê khai và kê khai lại. DMT KHĐT được lập cho tối đa 36 tháng
đối với những thuốc tổ chức đấu thầu tập trung và định kỳ tối đa 12 tháng đối
với những thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhàthầu [7].
Danh mục thuốc kế hoạch đấu thầu là một phần nội dung của Kế hoạch

lựa chọn nhà thầu với chi tiết như sau: Tên mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt
dược gốc hoặc tương đương điều trị gồm: tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc
tương đương điều trị” (với gói thầu thuốc biệt dược gốc); Tên hoạt chất;

5


nhóm thuốc (hay nhóm kỹ thuật) (với gói thầu thuốc generic); nồng độ/hàm
lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tí
nh; số lượng; đơn giá và tổng giá
trị thuốc đó. Với gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu gồm các thông tin
sau: tên thuốc (thành phần của thuốc); đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tí
nh;
số lượng; nhóm thuốc; đơn giá và tổng giátrị thuốc đó [7].
KHĐT và HSMT được gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi tiến hành mời thầu, tổ chuyên gia đánh giá HSDT của các nhà
thầu cơ bản trải qua hai giai đoạn: đánh giá năng lực kinh nghiệm nhà thầu và
đánh giá về mặt kỹ thuật; sau đó thuốc đạt về điểm đánh giá kỹ thuật của nhà
thầu đạt năng lực kinh nghiệm được đưa vào đánh giá về giá.
Tiêu chuẩn xét duyệt thuốc trúng thầu:
- Cóhồ sơ dự thầu hợp lệ;
- Có năng lực vàkinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
- Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
- Cósai lệch thiếu không quá10% giádự thầu;
- Có giádự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá
(nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp
nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với
phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật vàgiá;
- Có giá đề nghị trúng thầu từng thuốc không được cao hơn giá của
thuốc đó trong kế hoạch lựa chọn nhàthầu đã được người cóthẩm quyền phê

duyệt và không vượt giábán buôn kêkhai, kêkhai lại còn hiệu lực của thuốc
đó [20].
Mỗi thuốc trong gói thầu hoặc theo từng nhóm thuốc (làmột phần của
gói thầu), nhàthầu cógiádự thầu sau sửa lỗi vàhiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá
trị giảm giá(nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh
giáthấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất
đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được xếp hạng thứ nhất,

nh thành Danh mục đề nghị trúng thầu và được mời đến thương thảo hợp
đồng [7].
6


Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được gửi đến đơn vị tổ chức thẩm
định. Đơn vị tổ chức thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định trình Cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo danh mục những
thuốc trúng thầu hình thành DMT trúng thầu. DMT trúng thầu sẽ được đưa
vào hợp đồng thực hiện cung ứng thuốc phục vụ khám chữa bệnh.
Các thuốc không trúng thầu và thuốc có nhu cầu phát sinh ngoài kế
hoạch đấu thầu hoặc thuốc đã trúng thầu nhưng hết số lượng và có nhu cầu
được tiếp tục xem xét mua sắm theo các hình thức khác ngoài đấu thầu rộng
rãi với số lượng hạn chế [9].
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế, khoa Dược lập dự trù và gọi hàng
và hình thành Danh mục thực hiện thầu.
Danh mục thuốc sử dụng là danh mục thuốc thực sử dụng tại bệnh viện
gồm danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc mua ngoài kế hoạch đấu
thầu theo các hình thức khác.

Hình 1.1. Vị trí của DMT trong quản lý cung ứng thuốc tại Bệnh viện


7


1.2.

Thực trạng về đấu thầu thuốc

1.2.1. Thực trạng đấu thầu thuốc trên thế giới
1.2.1.1. Về phương thức mua sắm

Trên thế giới có rất nhiều hệ thống được sử dụng bởi các Chính phủ, các
tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức khác để quản lý việc mua sắm thuốc.
Tuy nhiên, các phương pháp mua sắm thuốc ở cấp bậc nào trong hệ thống y tế
cũng thường rơi vào một trong những nhóm cơ bản: gói thầu mở, gói thầu
giới hạn, đàm phán cạnh tranh bao gồm mua bán trong nước và quốc tế, và
mua sắm trực tiếp [33].
1.2.1.2. Về hình thức tổ chức đấu thầu
Do lợi ích của nó, đấu thầu tập trung đã được triển khai ở nhiều nước
trên khắp thế giới từ các nước có thu nhập cao, thu nhập trung bì
nh tới các
nước cóthu nhập thấp đều cósự mua sắm tập trung mạnh ở khu vực công với
nhiều sự khác biệt như ở Ba Lan, Nam Phi, Brazil đến Pakistan, Philipin,…
[37].

Tại Trung Quốc chỉ có duy nhất một hình thức đấu thầu tập trung tại Sở
Y tế. Theo đó, Sở Y tế thành lập Trung tâm đấu thầu để tổ chức đấu thầu tập
trung thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn [36].
1.2.1.3. Về chính sách thuốc generic
Những quốc gia có mức thu nhập trung bình hoặc thấp thường dùng
phương thức đấu thầu giá thấp nhất để mua sắm thuốc, với biện pháp tăng sử

dụng các thuốc generic thay thế biệt dược gốc [35].
Rào cản về việc thay thế thuốc generic: quy định của nhà nước về thay
thế thuốc generic, tính sẵn có của thuốc generic, nhận thức và thái độ của
người dùng thuốc và người kê đơn [38]. Ở Mỹ, tất cả các loại thuốc generic
được FDA chấp thuận đều có chất lượng, hiệu quả, độ tinh khiết và tính ổn
định cao như thuốc biệt dược gốc và các địa điểm sản xuất, đóng gói và thử

8


nghiệm chung phải đạt tiêu chuẩn chất lượng giống như các loại thuốc có
nhãn hiệu [39].
Đấu thầu là một trong những cách tiếp cận có thể được sử dụng để mua
thuốc generic. Trung bình, chi phí của thuốc generic thấp hơn từ 80 đến 85%
so với thuốc biệt dược gốc do không bắt buộc phải lặp lại các thử nghiệm lâm
sàng tốn kém của thuốc mới và thường không phải trả chi phí cho việc quảng
cáo, tiếp thị và khuyến mại [29], [40].
Kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc được đánh giá thông qua cắt
giảm chi phí và lợi ích việc thay thế các thuốc BDG bằng các thuốc generic.
Các thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ nhỏ ở các nước thu nhập thấp (22,3%),
tăng dần ở các nước thu nhập trung bình (43,7%), vàtrên trung bì
nh (61,8%)
[28]. Một khoản tiết kiệm đáng kể có thể đạt được khi chuyển sang dùng các
thuốc generic có hiệu quả điều trị tương đương mà giá thành lại thấp hơn.
Năm 2014, tại Anh, tổng chi tiêu dược phẩm giảm 70% sau khi đưa vào sử
dụng các thuốc generic, ở Tây Ban Nha là 52% [31].
Tuy nhiên, thay thế các thuốc BDG bằng thuốc generic nhằm giảm chi
phívới các thuốc có chỉ số điều trị hẹp như digoxin, theophyllin,… làvấn đề
còn gây nhiều tranh cãi do có thể thay đổi hiệu quả lâm sàng khi bệnh nhân
chuyển từ dùng thuốc BDG sang thuốc generic dẫn đến nguy cơ mất hiệu quả

hoặc gia tăng độc tính [32]. Tuy vậy, các thuốc generic và tương đương sinh
học có vai trò quan trọng trong kiểm soát chi phí và khả năng tiếp cận thuốc
[30]. Mặt khác, giá thuốc quá thấp trong đấu thầu cũng dẫn đến sự thiếu hấp
dẫn đối với nhà sản xuất, họ có thể lựa chọn rút lui khỏi thị trường nhất định
dẫn đến nguồn cung bị gián đoạn hoặc ngừng hoàn toàn, hoặc nguy cơ các
nhà sản xuất phải sát nhập làm giảm sự cạnh tranh. Kết quả là có ít lựa chọn
thuốc cho người bệnh, còn chương trình mua thuốc sẽ phải chờ đợi lâu hơn từ
các nhà thầu có các thuốc generic bỏ giá thầu thấp, và hệ quả cung ứng thuốc
sẽ kém an toàn [34].

9


1.2.2. Thực trạng đấu thầu tại Việt Nam
Trong thời gian vừa qua đã có một số nghiên cứu tập trung vào vấn đề
đấu thầu thuốc tại một số địa phương trên cả nước. Từ kết quả của những
nghiên cứu này ta có thế đưa ra một số nhận xét như sau về thực trạng đấu
thấu thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây.
1.2.2.1. Đấu thầu thuốc và các văn bản liên quan
Theo Luật Dược, việc mua thuốc sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh công lập và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả phải thực hiện thông
qua đấu thầu theo quy định của pháp luật [20]. Văn bản hướng dẫn đấu thầu
thuốc ngày càng được bổ sung và hoàn thiện theo thời gian, sự thay đổi này
đem lại những kết quả tích cực, công tác đấu thầu thuốc ngày càng trở nên
minh bạch hơn, hiệu quả hơn và mang tính chất đặc thù hơn.
Hiện nay, hoạt động đấu thầu mua thuốc tại Việt Nam căn cứ vào các
văn bản sau:
Bảng 1.3. Các văn bản hướng dẫn đấu thầu mua thuốc hiện nay
Thông tư hướng
Thời gian dẫn đấu thầu

cung ứng thuốc

Căn cứ pháp lý khác về đấu thầu

- Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016;
- Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016;
- Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/05/2016;
Thông tư
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
Từ
11/2016/TT-BYT
26/11/2013;
01/07/201 ngày 11/05/2016
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014;
6 đến nay có hiệu lực (từ
- Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016
ngày 01/07/2016)
(có hiệu lực từ 01/01/2017);
- Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017
(có hiệu lực từ 01/07/2017).

1.2.2.2. Về xây dựng danh mục thuốc
Tại Việt Nam, việc xây dựng DMT đã được thực hiện ở nhiều bệnh viện,
căn cứ xây dựng thường dựa trên DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KCB do
BYT ban hành và là cơ sở để thanh quyết toán với cơ quan BHYT. Tuy nhiên,
10


trong quá trình lựa chọn thuốc, các bệnh viện chưa dành nhiều quan tâm tới
chất lượng và độ an toàn của thuốc, đa phần chưa biết sử dụng các phương

pháp khoa học như ABC, VEN để phân tích và đánh giá danh mục thuốc [14].
1.2.2.3. Về hình thức đấu thầu
Giống như nhiều nước khác trên thế giới, mua sắm thuốc ở các bệnh
viện tại Việt Nam chủ yếu thông qua đấu thầu tập trung hoặc riêng lẻ tại các
CSYT, ưu tiên hình thức đấu thầu rộng rãi, ngoài ra còn có các hình thức khác
như mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chào hàng cạnh tranh rút gọn
[7], [23].
1.2.2.4. Về hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu
Hình thức đấu thầu tập trung là hình thức đấu thầu được Bộ Y tế khuyến
khích và được các tỉnh thành phố trên toàn quốc áp dụng rộng rãi, đến năm
2012 đã có khoảng 71,5% các tỉnh áp dụng hình thức này [16].
Đa số các nghiên cứu đều đánh giá cao hình thức đấu thầu tập trung, bởi
các ưu điểm nổi trội của nó so với các hình thức đấu thầu khác: Nâng cao tí
nh
chuyên nghiệp và hiệu quả đấu thầu, giảm bớt thời gian và chi phí phục vụ
cho công tác đấu thầu; thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát, thanh tra
kiểm tra trong đấu thầu; thống nhất giá thuốc trúng thầu đối với tất cả các cơ
sở y tế, góp phần bình ổn thị trường giá trên địa bàn [16].
Hiện nay, hình thức đấu thầu tập trung là hình thức được đa số các
CSYT công lập lựa chọn thực hiện, đặc biệt là tại các SYT tại các địa
phương. Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, hạn chế lớn nhất của đấu thầu cung
ứng thuốc tập trung là: Việc tổ chức đấu thầu còn chậm, do SYT phải tập hợp
nhu cầu mua thuốc của tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn
tỉnh để làm cơ sở xây dựng KHĐT; một số tỉnh như Thanh Hóa, do địa bàn
rất rộng nên giá thuốc trúng thầu của nhà cung ứng còn cao; một số tỉnh gặp
nhiều khó khăn khi áp dụng hình thức này, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực
miền núi, biên giới do điều kiện địa lý và số lượng, trình độ nhân lực và chưa

11



có đơn vị nào đủ mạnh để có khả năng tập hợp được các đơn vị nhỏ lẻ thành
một mối thống nhất [21].
Với hình thức đấu thầu riêng lẻ, các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ rất chủ
động trong việc cung ứng thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị, thời gian tổ chức
đấu thầu sẽ nhanh hơn, nhưng có nhược điểm là chi phí đấu thầu tốn kém, giá
thuốc không thống nhất, khó quản lý và có sự chênh lệch giữa các cơ sở
khám, chữa bệnh [21].
1.2.2.5. Về kết quả đấu thầu
Về kết quả của hoạt động đấu thầu, nhìn chung các cơ sở về cơ bản đều
đáp ứng cho nhu cầu thuốc và điều trị tại địa phương [4]. Trong những năm
gần đây, ở các tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu thuốc tập trung có đến 77,5%
tỉnh đạt tỷ lệ thuốc trúng thầu so với thuốc mời thầu từ 80% trở lên [15].
Về nguyên nhân thuốc không trúng thầu tại các sở y tế chủ yếu do không
có nhà thầu tham dự (87,81% ở SYT Hà Nội năm 2015 [19]; 41,88% ở SYT
Bắc Giang (2014) [11]; 42% SYT Nam Định (2015) [27]) vàthuốc vượt giá
kế hoạch (22,18% ở SYT Hà Nội năm 2015 [19]; 23,7% ở SYT Bắc Giang
(2014) [11]; 44% SYT Nam Định (2015) [27]). Ngoài ra còn gặp các nguyên
nhân như: Chưa có giá kê khai hoặc kê khai không hợp lệ, vượt giá kê khai,
thuốc không đạt chỉ tiêu kỹ thuật, thuốc của nhà thầu không hợp lệ [19]. Có
thể thấy, việc xây dựng giá kế hoạch chưa hợp lí do biến động giá thuốc tăng
hoặc cơ sở dữ liệu giá trúng thầu của Cục quản lý dược chưa được cập nhật.
Số lượng thuốc không có nhà thầu tham dự có thể do các CSYT đã xây dựng
số lượng dự kiến quá ít dẫn đến nhà thầu không tham dự vì lãi không cao
hoặc những sai sót trong quá trình xây dựng danh mục thuốc kế hoạch như
mời sai hàm lượng, xếp sai nhóm. Do vậy, các cơ sở y tế cần nâng cao công
tác xây dựng danh mục thuốc kế hoạch hợp lý, sát với thực tế hơn [21].
Hiện nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử
dụng thuốc. Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu


12


sử dụng thuốc trong nước (tính theo giá trị sử dụng), chủ yếu là các thuốc
điều trị các bệnh thông thường và thuốc generic. Ngoài ra, tâm lý của phần
lớn người dân và ngay cả cán bộ y tế cũng đều thích kê đơn và sử dụng thuốc
ngoại nhập đắt tiền cho nhu cầu chăm sóc và chữa bệnh, thói quen này có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp dược trong nước, làm
tăng chi phí chữa bệnh của người dân [4]. Tỷ lệ thuốc nhập khẩu ở các bệnh
viện lớn còn khá cao. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ của
một số bệnh viện như sau:
Bảng 1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ của một số BV
BVĐK huyện Việt BVĐK H. Anh Sơn BVĐK tỉnh Yên Bái
Yên [12]
[13]
[22]
Nguồn gốc
Năm 2016
Năm 2015
Năm 2015
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
SKM
giá trị
SKM
giá trị
SKM
giá trị
Thuốc SX
64,0
51,0

72,0
70,4
59,7
46,8
trong nước
Thuốc nhập
36,0
49,0
28,0
29,6
40,3
53,2
khẩu

Kết quả này cho thấy, tỷ lệ thuốc SX trong nước tại các bệnh viện tuyến
huyện thường cao hơn tuyến tỉnh vàtuyến trung ương do đặc thùvề môhình
bệnh tật, phân tuyến kỹ thuật vàsự khác biệt về nguồn kinh phímua thuốc.
BYT cũng đã ban hành Thông tư 10/2016/TT-BYT [6] kèm Danh mục
thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng
cung cấp. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở các thuốc sản xuất tại các
cơ sở sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị của các cơ sở khám, chữa
bệnh theo tiêu chíkỹ thuật của thuốc, cógiáthuốc hợp lývàcókhả năng đảm
bảo cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước [7]. Đối với thuốc thuộc
DMT sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giáthuốc vàkhả năng
cung cấp do BYT công bố thuộc tiêu chíkỹ thuật của nhóm thuốc nào thì

13


trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhàthầu không được chào

thuốc nhập khẩu thuộc nhóm đó [9]. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW năm
2015: Thuốc nhập khẩu và thuốc SX trong nước có trong danh mục Thông tư
10 không có sự khác biệt nhiều 20,26% và 17,18% (khoảng 3%), giá trị thì
thuốc nhập khẩu gấp gần 2 lần thuốc SX trong nước [24].
Chí
nh sách thuốc generic được coi làchí
nh sách nền tảng trong sản xuất,
xuất nhập khẩu, cung ứng vàsử dụng thuốc, vìViệt Nam là nước đang phát
triển, đời sống của một bộ phận nhân dân và người lao động còn chưa hết khó
khăn. Thuốc generic được ưu tiên toàn diện từ đăng ký lưu hành, sản xuất,
xuất- nhập khẩu, cung ứng và sử dụng [3]. Hiện nay, tỷ lệ giá trị thuốc
generic cũng ngày càng tăng: BVĐK huyện Việt Yên năm 2016 là 80,1%
[12]; BVĐK huyện Anh Sơn 2015 là 71,2% [13]. Để đẩy mạnh thực hiện

chí
nh sách này, công văn số 1649/VPCP-KGVX ngày 24/2/2017 của Thủ
tướng vàdự thảo TT 11 của Bộ Y tế đã công bố 101 biệt dược gốc có hàng
nhóm IA đáp ứng về giácả (giácả hợp lí), khả năng cung ứng (cólớn hơn 03
số đăng kí) nên chuyển sang sử dụng nhóm IA để giảm chi phíthuốc.
1.2.2.6. Về thực trạng sử dụng danh mục thuốc trúng thầu
Công tác xây dựng số lượng kế hoạch trong kế hoạch đấu thầu thuốc
thường dựa vào nhu cầu sử dụng của năm trước, mô hình bệnh tật của bệnh
viện và dự kiến nhu cầu sử dụng trong năm. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng thuốc
của bệnh viện thay đổi theo thời gian và mô hình bệnh tật nên việc đấu thầu
quy định số lượng sẽ gây lúng túng, khó khăn cho quá trình cung ứng thuốc
của khoa dược bệnh viện như vấn đề thuốc trúng thầu được sử dụng vượt kế
hoạch, thuốc trúng thầu nhưng không hoặc ít được sử dụng dẫn đến thuốc tồn
kho hoặc bị gián đoạn trong quá trình cung ứng do hết thuốc, thuốc vi phạm
chất lượng hoặc bị đình chỉ lưu hành.


14


Ngoài ra có những thuốc không trúng thầu hoặc các thuốc khi đã được
lựa chọn trúng thầu rộng rãi không hoàn toàn đảm bảo cung ứng đủ do một số
mặt hàng thuốc nhập khẩu sau khi trúng thầu nhà thầu không chủ động được
nguồn hàng, xét thầu theo từng mặt hàng nên có một số nhà thầu trúng số mặt
hàng ít, giá trị thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiến độ cung cấp hàng
hóa, thuốc trúng thầu trong quá trình lưu hành vi phạm chất lượng bị thu hồi.
Do đó, đôi khi nhà cung ứng không cung cấp đủ, kịp thời nhất là khi có biến
động giá [21]. Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc do không trúng thầu, ngoài
việc áp dụng hình thức đấu thầu chủ yếu đối với các thuốc sử dụng phố biến,
một số tỉnh còn kết hợp thêm các hình thức khác.
Tỷ lệ sử dụng thuốc trong DMT trúng thầu khác nhau ở các gói thầu
cũng như ở các bệnh viện khác nhau làkhác nhau.
Bảng 1.5. Tỷ lệ sử dụng thuốc trong DMT trúng thầu tại một số BV
Gói thầu

Thuốc generic
Thuốc BDG và
TĐ ĐT
Thuốc ĐY,
thuốc từ DL

Địa điểm/năm thực hiện
BVĐK tỉnh Yên Bái BV GTVT Trung
BV TƯQĐ 108 [26]
[22]
Ương [10]
2015

2015
2015
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
SKM
giá trị
SKM
giá trị
SKM
giá trị
71,27
89,47
53,7
71,3
70,4
45,7
71,67

96,0

80,0

33,9

75,3

81,2

50,0

71,3


87,5

99,4

Tuy nhiên, Thông tư số 11 cũng đã quy định về thuốc sử dụng vượt kế
hoạch đấu thầu đã được duyệt, số lượng của mỗi thuốc được mua vượt kế
hoạch trong năm không quá 20% số lượng thuốc đó trúng thầu [7] nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc thực tế của bệnh viện. Kết quả của
một nghiên cứu về thực trạng đấu thầu mua thuốc Bảo hiểm y tế cho các cơ
sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mua thuốc ngoài thầu
cao chiếm đến 84,1% đơn vị đấu thầu [21]. Ngoài ra, thông tư 11 cũng quy

15


định các CSYT phải bảo đảm sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc kế hoạch
(trừ thuốc cấp cứu, thuốc chống độc vàthuốc hiếm) [7].
Phân tích việc sử dụng kết quả trúng thầu tại bệnh viện để tìm ra các
nguyên nhân bất hợp lý thông qua phân tích tỉ lệ thuốc được sử dụng từ 80120% số lượng trúng thầu, tỉ lệ các gói thuốc trúng thầu được sử dụng, tỉ lệ
thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ được sử dụng, tỉ lệ các nhóm thuốc
theo tác dụng dược lý trúng thầu được sử dụng,…
Mặc dù sử dụng thuốc generic được nhiều nước coi là cách thức giúp
giảm chi phí điều trị nhưng HĐT&ĐT không phân tích cơ cấu sử dụng và
cũng không xây dựng tiêu chí lựa chọn nhóm thuốc này. Kết quả phân tích
theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương, năm 2009, cơ cấu thuốc generic –
biệt dược tại 38 bệnh viện trong cả nước cho thấy không có sự khác biệt nhiều
cả về tỷ lệ số lượng và giá trị sử dụng các thuốc này giữa các tuyến bệnh viện.
Cụ thể, tuyến TW thuốc generic từ 32,6-35,1% SKM; 21,1 đến 31,2% giá trị
(BV tuyến TW); Bệnh viện tuyến tỉnh chiếm 22,4 - 46% SKM; 12,1-38,1%

giá trị; Bệnh viện tuyến huyện chiếm 35,5 -47,8% SKM; 17,8% - 21,8%. Như
vậy, mặc dù tỷ lệ thuốc generic tại các bệnh viện tuyến huyện cao hơn tuyến
TW và tuyến tỉnh nhưng tỷ lệ về giá trị sử dụng nhóm thuốc này thấp hơn
[14].

Cũng theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương, ở các bệnh viện tuyến
huyện có tỷ lệ sử dụng thuốc nội 48,5-55,5% SKM và39,3-53,2% giá trị.
Những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam có xu
hướng gia tăng, đứng đầu là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi mạn tính, đái
tháo đường và tâm thần [4]. Tuy vậy, nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng
về giá trị lớn nhất tại tất cả các tuyến bệnh viện, trung bình là 32,5% cao nhất
tại bệnh viện tuyến huyện với 43,1% [14] một phần cho thấy môhì
nh bệnh tật
tại Việt Nam có tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá

nh trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn kháphổ biến. Tỷ lệ các thuốc nhóm
tim mạch và hormon nội tiết tố cũng chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các bệnh viện

16


×