Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện trung ương huế năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.54 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------------

NGUYỄN THỊ NHỊ HÀO

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
HUẾ NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------------

NGUYỄN THỊ NHỊ HÀO

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
HUẾ NĂM 2016


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Chuyên ngành : Tổ chức Quản lý dược
MÃ SỐ : 8720212

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến GS.TS Nguyễn Thanh Bình, người Thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý kinh tế Dược - Trường Đại học
Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện, khoa Dược Bệnh viện Trung
ương Huế đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công
tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
bên cạnh giúp đỡ, động viên để tôi yên tâm học tập và hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2018

Nguyễn Thị Nhị Hào


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... 6
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Danh mục thuốc ...................................................................................... 3
1.1.1. Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện ...................................... 3
1.1.2. Vai trò của Hướng dẫn điều trị trong việc xây dựng danh mục thuốc 5
1.2. Thực trạng về Danh mục thuốc ............................................................. 10
1.3. Một số nét về Bệnh viện Trung ương Huế ........................................... 17
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 17
1.3.2. Sơ đồ tổ chức .................................................................................... 18
1.4. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
2.2.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................ 24
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 24
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Trung ương
Huế năm 2016 ............................................................................................... 29
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 29



3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ....... 31
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa
thành phần ................................................................................................... 32
3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng theo đường dùng ................. 33
3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng theo tên Biệt dược gốc,
Generic ........................................................................................................ 33
3.2. Xác định một số bất cập trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Trung ương Huế năm 2016 ........................................................................... 34
3.2.1. Thuốc không thiết yếu nhóm A ........................................................ 34
3.2.2. Bất cập trong sử dụng thuốc nhập khẩu ............................................ 35
3.2.3. Thuốc giống nhau cả về hoạt chất, hàm lượng và đường dùng lại có
mặt ở các phân nhóm A, B, C khác nhau .................................................... 39
3.2. 4 Sự trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng và đường dùng giữa các
thuốc trong phân nhóm A............................................................................ 43
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN............................................................................ 46
4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 46
4.2. Về thuốc sản xuất trong nước & thuốc nhập khẩu................................ 49
4.3. Về thuốc biệt dược gốc, thuốc generic ................................................. 52
4.4. Về thuốc đơn thành phần, đa thành phần .............................................. 53
4.5. Về đường dùng. ..................................................................................... 54
4.6. Phân tích ABC ...................................................................................... 55
4.7. Thuốc giống nhau cả về hoạt chất, hàm lượng và đường dùng lại có mặt
ở các phân nhóm A, B, C khác nhau ............................................................ 58
4.8. Sự trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng và đường dùng giữa các
thuốc trong phân nhóm A ............................................................................. 60
4.9. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BV TƯ

Bệnh viện Trung ương

BDG

Biệt dược gốc

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc Bệnh viện

DMTĐSD

Danh mục thuốc được sử dụng

SYT

Sở y tế


GT

Giá trị

HDĐT

Hướng dẫn điều trị

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

NK

Nhập khẩu

NXT

Nhập xuất tồn

MHBT

Mô hình bệnh tật

SD

Sử dụng

SKM


Số khoản mục

SXTN

Sản xuất trong nước

TDDL

Tác dụng dược lý
V-Vitaldrug; E-Essential

Thuốc tối cần; thuốc thiết yếu;

VEN

drug; N-Non-Essential drug thuốc không thiết yếu

WHO

World Health Organization Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Chi phí của Bệnh viện cho KS năm 2009 ...................................... 15
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 20
Bảng 3.3: Tỉ lệ thuốc được sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .................. 29
Bảng 3.4: Tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu .......................... 31
Bảng 3.5: Mười nước có gía trị nhập khẩu cao nhất sử dụng tại bệnh viện

2016 ................................................................................................................. 31
Bảng 3.6: Tỉ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần..................................... 32
Bảng 3.7: Tỉ lệ thuốc đường tiêm, uống, đường dùng khác ........................... 33
Bảng 3.8: Tỉ lệ thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên gốc, thuốc mang tên
thương mại ...................................................................................................... 33
Bảng 3.9: Tỉ lệ thuốc nhóm A, B, C ............................................................... 34
Bảng 3.10: Danh sách các thuốc không thiết yếu trong nhóm A.................... 35
Bảng 3.11: Tỉ lệ thuốc nhập khẩu được sử dụng có hoạt chất trong danh mục
TT10 ................................................................................................................ 36
Bảng 3.12: 21 thuốc nhập khẩu thuộc nhóm A có trong TT 10 được thay thế
bằng thuốc trong nước với chất lượng bảo đảm giá cả hợp lí......................... 36
Bảng 3.13: Các nhóm thuốc giống nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường
dùng đồng thời có mặt ở 2 phân nhóm A, C ................................................... 39
Bảng 3.14: Hoạt chất Cefepim, hàm lượng 2g, thuốc tiêm có mặt trong cả 3
phân nhóm A, C dưới các tên thuốc khác nhau .............................................. 41
Bảng 3.15: Nhóm hoạt chất Paclitaxel, hàm lượng 30mg, thuốc tiêm có mặt
trong cả 2 phân nhóm A, C dưới những khoản mục khác nhau. .................... 42
Bảng3.16: Nhóm hoạt chất Rabeprazol, 200mg, đường tiêm……………….45
Bảng 3.17: Các nhóm cùng cả về Hoạt chất, hàm lượng, đường dùng trong nhóm
A ..................................................................................................................... 43


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Trung ương Huế ...................................... 18
Hình 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 23


ĐẶT VẤN ĐỀ


Việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lí là một vấn đề có phạm
vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế. Việc dùng thuốc thiếu
hiệu quả và bất hợp lí trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi
phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan
hiếm và thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng thường có thói quen sao chép lại
các đơn thuốc dùng trong bệnh viện [17] do vậy cần thiết có sự đánh giá rà
soát lại danh mục đã được sử dụng của năm trước.
Việc quản lý danh mục thuốc là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới chất
lượng chăm sóc y tế. Một danh mục thuốc cần bao gồm các thuốc an toàn,
hợp lí, hiệu quả nhất về chi phí và sẵn có với chất lượng bảo đảm đáp ứng
được các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe y tế của đông đảo người bệnh [17].
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong cả nước năm 2016 dự kiến đạt
khoảng 4,2 tỷ USD (bao gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu), tăng khoảng
22% so với năm 2015[26].
Bên cạnh đó, thị trường thuốc ngày càng phong phú cả về số lượng và
chủng loại, năm 2011 tỉ lệ hoạt chất trên số đăng ký của thuốc của thuốc sản
xuất trong nước và nhập khẩu lần lượt là 3,95%; 6,24% [5]. Để giải quyết các
vấn đề bất cập trên, Danh mục thuốc của Bệnh viện trước tiên phải đáp ứng
được yêu cầu tối cần đó là đủ thuốc về chủng loại, số lượng và tính sẵn có
trong bối cảnh nhiều biến động về Mô hình bệnh tật, khả năng cung ứng của
các đơn vị, sự thay đổi của các quy định liên quan.
Song song với việc cung ứng đủ thuốc đòi hỏi danh mục thuốc đạt chất
lượng thể hiện ở kết quả điều trị. Sử dụng các phương pháp phân tích khoa
học đã được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng về đánh giá việc sử dụng thuốc một
cách toàn diện để hạn chế, loại bỏ, bổ sung, thay thế các thuốc trong danh

1


mục, là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc kỳ tiếp theo.

Vì những lí do trên việc đảm bảo một danh mục thuốc đầy đủ, chọn lọc,
phù hợp đối với từng Bệnh viện là rất cần thiết. Hệ thống danh mục thuốc
phù hợp giúp cho việc cung ứng thuốc đạt chất lượng đem lại lợi ích trong
công tác khám chữa bệnh.
Với vai trò là Bệnh viện tuyến trung ương đa khoa hoàn chỉnh, hạng đặc
biệt và là một trong những bệnh viện lớn nhất ở Việt Nam.Với quy mô 2170
giường bệnh nội trú và 70 giường lưu, bệnh viện được xem là trung tâm y tế
chuyên sâu, thực hiện chức năng khám chữa bệnh cao nhất khu vực miền
Trung và Tây Nguyên [18], yêu cầu chất lượng điều trị của Bệnh viện Trung
ương Huế được đặt lên hàng đầu. Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng thuốc, đề tài đã tiến hành “Phân tích Danh mục thuốc được sử dụng
tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2016” nhằm xác định những vấn đề
hợp lí, vấn đề tồn tại, phát sinh, lạm dụng thuốc trong hoạt động tổ chức mua
sắm sử dụng thuốc của Danh mục thuốc được sử dụng năm trước. Làm cơ sở
cho Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng, lựa chọn Danh mục thuốc năm tiếp theo
đáp ứng cho nhu cầu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả cho năm sau. Để
đạt được mục đích đó, đề tài đã phân tích Danh mục thuốc với 2 mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu Danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Trung ương
Huế năm 2016.
2. Xác định một số bất cập trong danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh
viện Trung ương Huế năm 2016.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1. Danh mục thuốc
1.1.1. Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện
a) Khái niệm Danh mục thuốc [17]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Danh mục thuốc bệnh viện là
một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong
bệnh viện”
DMT bệnh viện được xây dựng tốt sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Loại bỏ được các thuốc không an toàn và kém hiệu quả, từ đó có thể
giảm được số ngày nằm viện đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
- Giảm số lượng và chi phí mua thuốc, sử dụng chi phí tiết kiệm được để
mua các thuốc chất lượng tốt hơn, an toàn và hiệu quả hơn
- Giúp bệnh viện tập trung vào các hoạt động cung cấp thông tin thuốc và
đào tạo liên tục cho cán bộ nhân viên.
b) Các bước xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện
Qui trình xây dựng danh mục thuốc là nền tảng cho việc quản lý dược
tốt và sử dụng thuốc hợp lí [17]. Gồm có 4 bước xây dựng DMT [6].
 Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về
số lượng và giá trị sử dụng trong đó có áp dụng phân tích ABC - VEN để phát
hiện các vấn đề về sử dụng thuốc.
 Bước 2: Đánh giá các thuốc được đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ
các khoa lâm sàng một cách khách quan.
Trước khi xây dựng DMT, các khoa phòng dựa trên nhu cầu thực tế sẽ
đề xuất bổ sung hoặc loại bỏ các thuốc trong DMT Bệnh viện. HĐT&ĐT tổng
hợp, đánh giá và cân nhắc dựa trên hướng dẫn điều trị, kết quả sử dụng thuốc

3


trên lâm sàng, hiệu quả thuốc đã được chứng minh. Từ đó thống nhất lựa chọn
DMT Bệnh viện.
 Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại DMT theo nhóm điều trị, theo
phân loại VEN.
 Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng DMT

Trong TT 21/2013/TT-BYT đưa ra các tiêu chí lựa chọn thuốc trong
xây dựng danh mục thuốc bệnh viện [6]:
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông
qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được
thể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy
định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và
khả năng cung ứng;
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng
phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc
biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất;

4


- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng.
Sau khi hoàn thiện DMTBV, Bệnh viện tổ chức tập huấn hướng dẫn

cho cán bộ y tế sử dụng DMT, định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ
sung DMT.
1.1.2. Vai trò của Hướng dẫn điều trị trong việc xây dựng danh mục thuốc
Hướng dẫn điều trị là văn bản chuyên môn có tính pháp lí, nó được đúc
kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu, trong điều trị
mỗi loại bệnh, một hướng dẫn điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức
khác nhau[2].
Theo WHO, việc lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp, lựa chọn thuốc
đạt chi phí - hiệu quả sẽ mang lại kết quả tốt trong chăm sóc sức khỏe. Cần có
sự thống nhất giữa DMT và HDĐT, việc chỉ tuân thủ DMT một cách nghiêm
ngặt sẽ không cải thiện được thực hành điều trị nếu lựa chọn thuốc không dựa
trên HDĐT. Do vậy, DMTBV nên được xây dựng dựa trên HDĐT, có thể dựa
trên HDĐT tại các nước có nền y học phát triển với mô hình HDĐT quốc gia
và các phác đồ điều trị chuẩn khác [17]
Để có được HDĐT, HĐT&ĐT có thể xây dựng hướng dẫn điều trị mới
ngay từ ban đầu, tuy nhiên đây là một công việc khó khăn và tốn nhiều thời
gian, chỉ thích hợp với nhiều Bệnh viện lớn. Thay vào đó, HĐT&ĐT có thể
ứng dụng các HDĐT sẵn có của quốc gia hoặc HDĐT của các tổ chức khác
điều chỉnh cho phù hợp với Bệnh viện, hoặc đơn giản là sử dụng HDĐT của tổ
chức khác. Do đó việc áp dụng HDĐT nào phụ thuộc vào từng Bệnh viện và
phải phù hợp với nhu cầu điều trị của Bệnh viện đó. HDĐT có vai trò rất quan

5


trọng trong xây dựng và sử dụng DMT hợp lý, đảm bảo hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, một DMT lý tưởng thì vấn đề sử dụng DMT không hợp lý
vẫn có thể xảy ra. HDĐT chuẩn là một bằng chứng và chiến lược hiệu quả
giúp kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng lâm sàng [17].
Tại Việt Nam việc xây dựng DMTBV chủ yếu dựa vào DMT đã sử dụng

năm trước, DMT chủ yếu của Bộ Y tế và kinh nghiệm của bác sĩ nhưng chưa có
đánh giá cụ thể. Căn cứ đơn thuần dựa trên con số cơ học chưa chú ý đến chất
lượng danh mục, phác đồ điều trị và HDĐT nên còn thiếu căn cứ khoa học. Kết
quả là, với số lượng hoạt chất quá đa dạng với nhiều biệt dược được sử dụng gây
khó khăn cho việc lựa chọn đúng thuốc đảm bảo chi phí - hiệu quả [11]. Theo
nghiên cứu của Hoàng Hồng Hải (2008), Vũ Thị Bích Hạnh (2010) cho thấy các
Bệnh viện vẫn chưa xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, các bác sĩ chủ yếu điều trị
theo kiến thức và kinh nghiệm của mình [10].
1.1.3. Một số phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc
Theo WHO, các phương pháp chính để làm rõ các vấn đề sử dụng
thuốc tại Bệnh viện đó là [17]:
 Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này sử dụng các
dữ liệu mà không liên quan đến cá thể và có thể thu thập dễ dàng. Các phương
pháp như phân tích nhóm điều trị, phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích
liều DDD… thường được sử dụng để xác định các vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc.
 Các phương pháp đánh giá chỉ số sử dụng thuốc: Phương pháp này sử
dụng các dữ liệu ở mức độ cá thể nhưng không bao gồm các thông tin về hiệu
quả để đưa ra các quyết định liên quan đến sự phù hợp của đơn thuốc cho một
chỉ định cụ thể. Những dữ liệu này có thể thu thập bởi những người được đào
tạo nhưng không phải bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng. Dữ liệu được sử dụng để
xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, chăm sóc bệnh nhân và sử

6


dụng đánh giá can thiệp để giải quyết vấn đề.
 Các phương pháp định tính như thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn
sâu, quan sát và bộ câu hỏi có chọn lọc sẽ rất hữu ích để xác định nguyên nhân
của các tồn tại liên quan đến sử dụng thuốc.

 Phương pháp đánh giá sử dụng thuốc: là hệ thống đánh giá liên tục
về sử dụng thuốc dựa trên các tiêu chuẩn. Phương pháp này giúp đảm bảo sử
dụng thuốc phù hợp ở mức độ cá thể, và sử dụng các phân tích chi tiết trên
từng dữ liệu cụ thể.
Trong số các phương pháp trên, những phương pháp tổng hợp dữ liệu
hữu ích thường được sử dụng để phân tích DMT là phân tích nhóm điều trị,
phân tích ABC, phân tích VEN và phân tích ma trận ABC/VEN, là công cụ
cho HĐT&ĐT quản lý DMT [17].
a) Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Khái niệm: là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh
giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị[21].
Vai trò và ý nghĩa
+ Giúp xác định các nhóm điều trị có lượng tiêu thụ, chi phí cao nhất
+ Trên cơ sở thông tin về MHBT, xác định những vấn đề sử dụng thuốc
bất hợp lí, xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc mức tiêu thụ không mang
tính đại diện.
+ Giúp HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong
các nhóm điều trị và lựa chọn thuốc cho các liệu pháp điều trị thay thế.
b) Phương pháp phân tích ABC
Khái niệm: là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hằng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn
trong ngân sách

7


Vai trò và ý nghĩa: phân tích ABC được ứng dụng rộng rãi và có ý
nghĩa rất lớn, kết quả của phân tích này giúp:
+ Chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà có thể thay thế bằng thuốc
khác có giá thành thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc thương lượng với nhà

cung cấp để mua được giá thấp hơn
+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những bất hợp lí trong sử dụng thuốc
bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với MHBT.
+ Xác định phương án mua các thuốc không nằm trong DMT bệnh
viện: các thuốc (đặc biệt các thuốc hạng A) cần được đánh giá lại và xem xét
việc sử dụng, trên cơ sở lựa chọn những thuốc/phác đồ điều trị khác có hiệu
quả điều trị tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.


Các bước thực hiện

Phân tích ABC được tiến hành theo các bước sau [6]:
- Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc
- Bước 2: Điền các thông tin vào sau mỗi sản phẩm thuốc: Đơn giá, số
lượng.
- Bước 3: Tính tổng tiền cho mỗi sản phẩm.
- Bước 4: Tính phần trăm giá trị của mỗi sản phẩm
- Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm các sản phẩm
giảm dần.
- Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản
phẩm, bắt đầu từ sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo
trong danh sách.
- Bước 7: Phân hạng như sau:
 Thuốc hạng A chiếm 75 - 80% tổng giá trị tiền tương ứng với khoảng

8


10 - 20% tổng số sản phẩm thuốc.

 Thuốc hạng B (với tỷ lệ sử dụng trung bình), chiếm 15 - 20% tổng giá
trị tiền tương ứng với khoảng 10 - 20% tổng số sản phẩm thuốc.
 Thuốc hạng C (gồm đại đa số các thuốc có cách sử dụng riêng lẻ ở
mức thấp), chiếm 5 - 10% tổng giá trị tiền tương ứng với khoảng 6080% tổng sản phẩm thuốc [6]
c)

Phương pháp phân tích VEN

Khái niệm: là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những
thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện khi nguồn kinh phí bị
thiếu hụt, không đủ để mua tất cả những thuốc như mong muốn theo V, E, N
theo nguyên tắc sau:
+ Thuốc V: là những thuốc để cứu sống người bệnh, các thuốc thiết yếu
cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản của bệnh viện.
+ Thuốc E: là những thuốc dùng để điều trị những bệnh nặng nhưng
không nhất thiêt cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản
+ Thuốc N: là thuốc dùng cho trường hợp bệnh nhẹ, bệnh tự khỏi, có
thể bao gồm những thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ
ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.


Các bước thực hiện phân tích VEN theo Bộ Y tế [6].
- Bước 1: Từng thành viên hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại
V, E, N.
- Bước 2: Tập hợp và thống nhất kết quả hội đồng.
- Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
- Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc
loại bỏ những thuốc không có nhu cầu điều trị.
- Bước 5: Xem xét lại số lượng mua dự kiến, mua thuốc nhóm V, E


9


trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ
an toàn.
- Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E
chặt chẽ hơn nhóm N.
 Vai trò, ý nghĩa :
+ Ứng dụng chính của phân tích VEN là xác định chính sách ưu tiên
khi tiến hành lựa chọn, mua sắm, sử dụng và quản lý tồn kho
+ Các thuốc V, E nên được ưu tiên trong lựa chọn, mua sắm, sử dụng
và quản lý tồn kho, đặc biệt khi ngân sách bị thiếu hụt [24].
+ Các thuốc nhóm N nên được quản lý việc sử dụng, tránh lạm dụng
d)

Phương pháp phân tích ma trận ABC-VEN

Sau khi phân tích ABC và VEN được thực hiện, cần kết hợp 2 phương
pháp này với nhau để xác định xem có mối liên hệ nào giữa thuốc có chi phí
cao và thuốc ưu tiên hay không. Sự kết hợp giữa phân tích ABC và VEN tạo
thành ma trận ABC-VEN
Trong ma trận ABC-VEN cần chỉ ra các thuốc thuộc nhóm AN (thuốc
không thiết yếu nhưng có chi phí cao để hạn chế sử dụng hoặc loại bỏ ra khỏi
danh mục thuốc.
1.2. Thực trạng về Danh mục thuốc
a) Phương pháp phân tích ABC


Trên thế giới


Phân tích ABC là công cụ có ý nghĩa, rất quan trọng trong lựa chọn
mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý giúp cho Bệnh viện tiết kiệm được
một khoản chi phí đáng kể và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Một
nghiên cứu tại Ấn Độ sử dụng phân tích ABC để phân tích một DMTBV
nhằm xác định các nhóm cần kiểm soát nghiêm ngặt trong số 421 thuốc trong

10


danh mục. Kết quả thu được các thuốc theo nhóm A, B, C chiếm 13,8%;
21,9%; 64,4% về số khoản mục trong toàn bộ ngân sách thuốc từ đó chỉ ra các
thuốc thuộc nhóm A cần kiểm soát, hoặc thay thế [20].
Tại Indonesia năm 2012 sử dụng phân tích ABC đối với các thuốc được
mua năm 2010 cho thấy chi phí cho thuốc mê cao nhất, sau đó đã đưa ra được
đề xuất lựa chọn thuốc gây mê đảm bảo hiệu quả nhưng tiết kiệm chi phí [21].
Như vậy, mô hình của các nước sau khi đã xác định được thuốc nhóm A là
nhóm có chi phí cao, khi đó sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc thay thế bằng các
thuốc rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị. Xác định tần
suất mua thuốc sao cho đảm bảo đủ thuốc nhưng lượng tồn kho không quá lớn
làm giảm chi phí tồn kho.
Trong một nghiên cứu khác năm 2003 phân tích ma trận ABC/VEN đã
được áp dụng thành công tại một bệnh viện ở Nga. Tác giả nhận thấy rằng nếu
chỉ xem xét phân tích ABC, thì có thể kiểm soát hiệu quả trên 23 thuốc nhóm
A nhưng những thuốc sống còn (V) ở trong nhóm B và C không được xem xét
đến. Nhưng nếu thực hiện phân tích VEN thì đây được xem là công cụ kiểm
soát lý tưởng để có thể xác định nhóm thuốc V và E. Từ đó khuyến cáo, các
thuốc này có thể được mua 1 năm/lần, đảm bảo tính sẵn có trong năm và tránh
hết hàng, chi phí dự trữ thấp. Nhóm AN chỉ có 7 thuốc nhưng chiếm tới 11 %
ngân sách, do đó việc đặt đơn hàng các thuốc này có thể điều chỉnh và đảm
bảo hợp lí với các thuốc khác[25].



Tại Việt Nam

Tại Việt nam việc phân tích ABC đã được qui định tại Thông tư số
21/2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn
đề sử dụng thuốc, cung cấp dữ liệu quan trọng để HĐT&ĐT xây dựng DMT
của Bệnh viện. Các nghiên cứu đã chỉ vấn đề chưa hợp lý của Bệnh viện khi
sử dụng phần lớn chi phí mua sắm được số khoản mục thấp như Bệnh viện Nhi

11


Trung Ương (9,6%), Bệnh viện Lao phổi Trung ương (9,9%) [7].
Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 thuốc hạng A gồm 195 trong
1197 khoản mục chiếm 16,3%. Hạng B có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 15,2%
với gồm 179 khoản mục thuốc tương đương 15%[18]. Bệnh viện Vinmec
Times City thuốc hạng A chiếm 14,2% về khoản mục và 75,9% về giá trị[9].
Một nghiên cứu khác trên 38 Bệnh viện tuyến TƯ, tuyến tỉnh, tuyến
huyện để đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng
và thực hiện danh mục thuốc tại một số Bệnh viện đa khoa. Sử dụng phương
pháp phân tích ABC như là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của
HĐT&ĐT trong xây dựng DMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các Bệnh viện
sử dụng chi phí mua được 11,2 - 13,1% số khoản mục thuốc nhóm A trong
danh mục thuốc sử dụng [12].
b) Phương pháp VEN
Phân tích VEN thường được kết hợp với phân tích ABC để xác định
mối quan hệ giữa các thuốc có chi phí cao nhưng mức độ ưu tiên thấp, đặc
biệt tiến tới hạn chế, xóa bỏ các thuốc “N” có giá cao hoặc mức độ tiêu thụ
cao trong nhóm A [22]. Tuy nhiên kết quả phân tích VEN giữa các Bệnh

viện là khác nhau do việc đánh giá danh mục VEN của các Bệnh viện là
khác nhau.


Trên thế giới

Phương pháp phân tích VEN được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới
[22], khác với phân tích ABC muốn phân tích VEN phải thành lập một hội
đồng chuyên gia yêu cầu sự đồng thuận trong quan điểm phân loại thuốc rất
cao. Đối với các Bệnh viện đa khoa đây là một vấn đề rất khó khăn, vì với
cùng một thuốc nhưng đối với các chuyên khoa khác nhau thì mức độ cấp thiết
là khác nhau.
Một nghiên cứu tại Ấn Độ (2003) đã thực hiện phân tích VEN như sau:

12


Gửi DMT tiêu thụ tới một nhóm 10 người gồm dược sĩ, bác sĩ phẫu thuật, bác
sĩ nhi khoa, bác sĩ phụ khoa, bác sĩ gây mê, nhà bệnh học và 4 cán bộ y tế
khác các chuyên gia sẽ được phỏng vấn để phân loại trong Danh mục thuốc
tối ưu, thuốc thiết yếu, và thuốc không thiết yếu. Thuốc sẽ được phân loại vào
nhóm VEN nếu có trên 50% thành viên đồng thuận[22].
Áp dụng phân tích VEN về thuốc được sử dụng tại một Bệnh viện ở Ấn
Độ các thuốc nhóm V, E, N chiếm 17,1%; 72,4%; 10,5% ngân sách tương
ứng 12,1%; 59,4%; 28,5% số khoản mục. Từ kết quả đó Bệnh viện có cơ sở
để tối ưu hóa nguồn lực tại khoa Dược, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn [20].


Tại Việt Nam


Việc áp dụng ABC/VEN tại các Bệnh viện còn nhiều hạn chế. Nghiên
cứu trên 38 Bệnh viện tuyến TƯ, tuyến tỉnh và tuyến huyện thấy rằng tại hầu
hết các Bệnh viện HĐT&ĐT chưa hiểu hoặc chưa biết sử dụng phương pháp
ABC/VEN [12]. Việc áp dụng phân tích VEN mới được nghiên cứu gần đây,
vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý, đặc biệt là sự lạm dụng thuốc nhóm N, AN
của các Bệnh viện đã được các nghiên cứu chỉ rõ, đề xuất các giải pháp sử dụng
thuốc, sử dụng các biện pháp can thiệp được giải quyết tại các nghiên cứu:
Phân tích ABC/VEN tại Bệnh viện Hữu Nghị thu được kết quả phân
nhóm AV trong 3 năm chiếm tỉ trọng về giá trị lần lượt từ 4,7%; 4%; 3,2%, phân
nhóm AE chiếm tỉ trọng 89,4%; 90%; 92,5%, nhóm AN chiếm tỉ trọng 5,9%;
6%; 4,3%. Trên cơ sở đó tác giả đã khuyến cáo HĐT&ĐT can thiệp các vấn đề
sử dụng thuốc như giám sát kê đơn, giảm ngân sách các thuốc nhóm N [11].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy rằng tỉ lệ nhóm AV, AE, AN của các
Bệnh viện đa khoa khác nhau có kết quả chênh lệch nhau rất lớn, điều này
phản ánh sự khác nhau về sử dụng thuốc thiết yếu tại các Bệnh viện.
Sử dụng phương pháp phân tích ABC/VEN để can thiệp lên DMT tại
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó phân tích VEN cho kết quả,

13


nhóm N chiếm tỷ lệ kinh phí và số khoản mục khá cao tương ứng 21,1%;
24,7% điều này chứng tỏ Bệnh viện chưa quan tâm giám sát sử dụng các loại
thuốc không thiết yếu. Phân tích ABC/VEN sau can thiệp cho kết quả số
khoản mục phân nhóm II (gồm BE, BN, CE) tăng lên từ 17,77% lên 21,55%,
phân nhóm III (CN) giảm từ 21,54% xuống còn 16,19%, cho thấy hiệu quả
của việc phân tích ABC/VEN khi tiến hành can thiệp [8].
Nghiên cứu tại Bệnh viện nhân dân 115 dùng phân tích ABC/VEN để
đánh giá sự cải thiện trong can thiệp chất lượng DMT. Kết quả, về số khoản
mục, nhóm I gồm (AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm đặc biệt quan tâm đã thay

đổi về từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp, trong đó nhóm
AN giảm từ 3,5% trước can thiệp xuống còn 1,2% sau can thiệp. Nhóm II
(gồm BE, BN, CE) tuy mức độ cần thiết ít hơn nhóm I nhưng là nhóm cần
giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỉ
lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6% sau can thiệp, 71 hoạt chất đã
được hội đồng thuốc loại ra khỏi danh mục sau can thiệp. Nhóm III(CN) ít
quan trọng nhưng chiếm tỉ lệ 27,9% giảm xuống còn 11,5% sau can thiệp, có
82 hoạt chất được loại khỏi danh mục sau can thiệp [19].
Như vậy, việc áp dụng phân tích ABC/VEN bước đầu đã thu được các
kết quả khả quan lên hoạt động sử dụng thuốc chỉ ra được các thuốc có chi
phí cao nhưng có độ ưu tiên thấp (AN), có biện pháp can thiệp để hạn chế
hoặc xóa bỏ thuốc nhóm AN, hướng tới sử dụng thuốc đạt chi phí - hiệu quả.
c ) Phương pháp phân tích nhóm tác dụng dược lý


Về sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn

Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho chống
nhiễm khuẩn gần 6 nghìn tỉ đồng chiếm 31% trên tổng chi phí sử dụng thuốc
[15]. Con số này phản ánh thực trạng chi phí cho việc dùng thuốc chống
nhiễm khuẩn trong điều trị là một gánh nặng kinh tế đối với ngân sách quốc

14


gia dành cho y tế.
Trong phân tích thực trạng sử dụng KS và kháng KS ở Việt Nam của
nhóm nghiên cứu quốc gia GARP (Hợp tác toàn cầu về kháng KS) - Việt Nam
thống kê từ các báo cáo Bộ Y tế thu thập về tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh
viện, chi phí Bệnh viện cho KS năm 2009 [14]:

Bảng 1.1: Chi phí của Bệnh viện cho KS năm 2009
Số lượng
Bệnh
viện

Phân loại Bệnh viện

Chi phí
Trung
KS/Tổng
bình
chi
%
phí thuốc%
10 - 45
26

Bệnh viện đa khoa tuyến trung ương

12

Bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương

21

5 - 89

28

Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh


52

6 - 88

43

Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh

15

3 - 66

34

Phân tích sử dụng thuốc tại 38 Bệnh viện, nhóm chống nhiễm khuẩn
được sử dụng nhiều nhất cụ thể Bệnh viện Trung ương 25,7%; tuyến tỉnh
32%; tuyến huyện 43,1% về giá trị [12]. Tương tự, đối với Bệnh viện đa khoa
TƯ Huế năm 34,84% [18], BV TƯ Quân đội chiếm tỉ lệ 20,3% [13], Bệnh
viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City 19,2% [9].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT tổng cả
năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất chiếm
43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn,
chiếm tỉ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [16].
Các nghiên cứu trên cho thấy thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, nguyên nhân có thể do
MHBT tại Việt Nam có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao, hoặc có tình trạng lạm dụng
thuốc chống nhiễm khuẩn vẫn còn phổ biến.



Về sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu

15


Trong năm 2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những
giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững,
đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân và không lệ
thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [4].
Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng:
Nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc chống nhiễm khuẩn và
các nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh qua
các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng [4].
Thuốc sản xuất trong nước chiếm gần 43% các mặt hàng trúng thầu,
trong đó chủ yếu là thuốc do các doanh nghiệp Dược Việt Nam sản xuất [15].
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam trên tổng số tiền mua thuốc
năm 2010 của các Bệnh viện chiếm 38,7%. Trong đó Bệnh viện tuyến trung
ương (11,9%), Bệnh viện tỉnh/thành phố (33,9%), Bệnh viện huyện chiếm
(61,5%) [15]. Nguyên nhân được ghi nhận do Bệnh viện tuyến Trung ương
là tuyến cuối điều trị các ca bệnh nặng đã được điều trị thất bại ở tuyến dưới
yêu cầu thuốc điều trị có tác dụng mạnh nên tỉ lệ sử dụng thuốc có nguồn gốc
nhập khẩu cao hơn.
Kết quả phân tích sử dụng thuốc năm 2012, Bệnh viện Trung ương Huế
thuốc ngoại nhập chiếm 76,2% và giá trị chiếm 88% [18]. Bệnh viện Vinmec
Times City thuốc nhập khẩu chiếm 77,9% về khoản mục và 94,9% về giá trị
[9]. Nghiên cứu về cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước của Bệnh viện
Hữu Nghị giai đoạn 2008 đến 2010 thuốc nội chiếm tỷ lệ thấp từ 20,35% đến
22,37% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua thuốc. Mặc dù có khối
lượng (tổng số đơn vị thuốc) thuốc nội chiếm tỷ lệ 82,97% đến 87,3% trong

tổng khối lượng tiêu thụ tại Bệnh viện nhưng do thuốc nội có giá trị thấp. Khi
phân tích nhóm A, thuốc ngoại chiếm tỷ lệ 79,6%; 79,93%; 82,92% tổng giá
trị tiêu thụ, tuy nhiên thuốc nội lại chiếm 80,6%; 73,57%; 77,40% tổng khối
lượng tiêu thụ [11]. Qua đó, cho thấy sử dụng thuốc nội giảm chi phí điều trị,
giảm gánh nặng về kinh tế cho bệnh nhân.

16




Về sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc generic - biệt dược tại 38 Bệnh viện
trong cả nước cho thấy không có sự khác biệt nhiều cả về tỷ lệ số lượng và giá
trị sử dụng các thuốc này giữa các tuyến Bệnh viện. Cụ thể, tuyến TƯ thuốc
generic chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều so với biệt dược với 32,6 - 35,1% SKM;
21,1- 31,2% giá trị (thấp nhất Bệnh viện Chợ Rẫy generic 21,1%, biệt dược
78,9% về giá trị); Bệnh viện tuyến tỉnh, chiếm 22,4 - 46% SKM, 12,1- 38,1%
giá trị; Bệnh viện tuyến huyện 35,5 - 47,8% SKM, 17,8 - 21,8% giá trị [12].
Tại Bệnh viện Hữu Nghị giai đoạn năm 2008 - 2010, thuốc generic
chiếm tỷ lệ 60%; 61,67%; 58,21% tổng giá trị tiêu thụ; khối lượng tiêu thụ chiếm
93,34%; 92,9%; 92,66% [11]. Đây là Bệnh viện có tỉ lệ sử dụng thuốc generic
khá cao. Bệnh viện trung ương Huế năm 2012, biệt dược gốc chiếm 11,3%,
thuốc generic 88,7% về giá trị sử dụng [18]. Bệnh viện đa khoa Vinmec Times
City sử dụng thuốc biệt dược gốc khá cao 54% gíá trị sử dụng [9].
Các thuốc generic tập trung vào các nhóm chống nhiễm khuẩn, vitamin
dạng đơn chất, dịch truyền được sản xuất trong nước hoặc liên doanh sản
xuất; một số thuốc generic nhập khẩu thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư,
chống nhiễm khuẩn, tim mạch.

1.3. Một số nét về Bệnh viện Trung ương Huế
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện TƯ Huế được thành lập từ năm 1894, được phong hạng đặc
biệt năm 2009, là một trong ba bệnh viện trung ương lớn nhất cả nước. Bệnh
viện có khoảng 2400 giường, trong thực tế luôn quá tải đến 2500-2900 bệnh
nhân. Chịu trách nhiệm trước Bộ y tế về hoạt động khác chữa bệnh tuyến cao
nhất, chỉ đạo tuyến, đào tạo, nghiên cứu khoa học,… trên địa bàn 14 tỉnh miền
trung và Tây Nguyên( với 16 bệnh viện Trung ương và địa phương).

17


×