Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001-2008 TẠI CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.63 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THU HỒNG

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 9001-2008 TẠI CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HỒNG

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 9001-2008 TẠI CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người Hướng Dẫn: ThS. TRẦN HOÀI NAM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001-2008 TẠI CÔNG
TY CAO SU ĐỒNG NAI” do NGUYỄN THỊ THU HỒNG, sinh viên khóa 33, ngành
KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:

TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày
 

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành, khép lại quãng đời sinh viên của tôi, trước khi bước
tiếp vào cuộc đời tôi xin gửi đôi lời đến những người đã luôn ở bên và ủng hộ tôi trong
bốn năm qua.
Trước hết con xin thành kính gửi lời cảm ơn đến Ba, Má, các anh chị và người
thân, những người đã sinh thành, nuôi nấng và động viên con rất nhiều để con có được
ngày hôm nay.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Trần Hoài Nam, người đã
trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Chú Kỳ, Chú Tin, Anh Cường cùng các
cô chú, anh chị làm việc tại Tổng Công ty Cao Su Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi có cơ hội làm quen thực tế, học hỏi kinh nghiệm làm việc và hoàn
thành tốt đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07KT đã động viên,
giúp đỡ và cùng tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!!!



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THU HỒNG. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Công Tác Quản
Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn ISO 9001-2008 Tại Công Ty Cao Su Đồng
Nai”.
NGUYEN THI THU HONG. JULY 2011. “Analysis of Quality Management
Standar ISO 9001-2008 at Đong Nai Rubber Company”.
Đề tài được nghiên cứu nhằm phân tích quá trình thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 sau đó đưa ra những kết quả tích cực và
một số hạn chế hiện nay của công ty. Đồng thời đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng tại công ty.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập thông tin, xử lý số liệu từ các phòng
ban của công ty và kết quả phỏng vấn cán bộ- công nhân viên trong công ty. Sau đó
phân tích quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo những yêu cầu soát xét
của tiêu chuẩn ISO 9001-2008 về kiểm soát tài liệu, hồ sơ; trách nhiệm lãnh đạo; quản
lý nguồn lực; quản lý theo quá trình và đo lường, cải tiến liên tục. Kết quả nghiên cứu
cho thấy công tác quản lý chất lượng tại công ty là khá tốt thông qua các kết quả về
sản phẩm, tài chính, nguồn nhân lực, sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng
sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng. Bên cạnh đó còn có một số thách thức như giá
cả biến động khó dự đoán, yêu cầu khách hàng ngày càng cao, sai sót trong khâu tiếp
nhận nguyên liệu, công tác tổ chức quản lý lao động chưa chặt chẽ. Vì vậy sau khi rút
ra được những thành tựu và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng, đề tài đưa ra một
số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng hơn tại công ty như phát
triển công tác nghiên cứu thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, gia tăng sản
lượng, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay, tăng cường công tác
đào tạo, đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ- công nhân viên của công ty, cuối cùng
xây dựng và củng cố thương hiệu…


 


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục các bảng...................................................................................................... viii
Danh mục các hình ........................................................................................................ ix
Danh mục phụ lục ............................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn ......................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty ............................................................4
2.2 Tình hình cơ bản của công ty.................................................................................5
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty ....................................................................5
2.2.2 Nhiệm vụ của Nông trường và Nhà máy chế biến ..........................................6
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban công ty ....................6
2.2.4 Tình hình lao động tại công ty 2 năm 2009-2010 .........................................10
2.2.5 Tình hình nguồn vốn của Công ty .................................................................11
2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ cao su trên thế giới và Việt Nam .............................12
2.4 Đánh giá chung ngành Cao Su Việt Nam ............................................................13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................14
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................14
3.1.1 Các loại mủ cao su .......................................................................................14
3.1.2 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000......................15
3.1.3 Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và ISO 9001-2008 .................20
3.1.4 Nhận xét chung đối với ISO 9001-2008 .......................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................22
v

 


 

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả.........................................................................22
3.2.2 Phương pháp so sánh: ...................................................................................23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................24
4.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ mủ cao su tại Công ty .............................................24
4.1.1 Tình hình sản xuất .........................................................................................24
4.1.2 Tình hình tiêu thụ ..........................................................................................25
4.2 Phân tích quá trình thực hiện công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2008 tại công ty ................................................................................................27
4.2.1 Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ chất lượng .........................................27
4.2.2 Trách nhiệm lãnh đạo ....................................................................................28
4.2.3 Quản lý nguồn lực .........................................................................................32
4.2.4 Quá trình sản xuất sản phẩm .........................................................................35
4.2.5 Đo lường, phân tích và cải tiến .....................................................................49
4.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 tại Công
ty ................................................................................................................................53
4.3.1 Sản phẩm và dịch vụ .....................................................................................53
4.3.2 Mức độ thỏa mãn khách hàng .......................................................................54
4.3.3 Tài chính của Công ty ...................................................................................57
4.3.4 Nguồn nhân lực .............................................................................................57
4.4 Một số thách thức đối với hệ thống quản lý chất lượng ......................................59
4.5 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý chất lượng hơn tại Công ty ..........61
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................64
5.1 Kết luận ................................................................................................................64
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................65
5.2.1 Đối với Tập Đoàn Cao Su Việt Nam ............................................................65

5.2.2 Đối với Công ty .............................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66
PHỤ LỤC .........................................................................................................................

vi
 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANRPC

Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CB-CNV

Cán bộ công nhân viên

CSCL

Chính sách chất lượng


DN

Doanh nghiệp

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

ISO

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (International Organization for
Standarzation)

KH

Khách hàng

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KTKT

Kiểm tra kỹ thuật

MTCL

Mục tiêu chất lượng


QLCL

Quản lý chất lượng

STCL

Sổ tay chất lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UASB

Hệ thống kị khí

XNCBCS

Xí nghiệp chế biến cao su

XNK

Xuất nhập khẩu

vii
 


 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết Cấu Lao Động của Tổng Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 .....................10 
Bảng 2.2 Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 ..........................................11 
Bảng 3.1 Lịch Sử Soát Xét Các Phiên Bản của Bộ ISO 9000 ......................................18 
Bảng 3.2 Sự Khác Biệt Giữa Tiêu Chuẩn ISO 9001-2000 và ISO 9001-2008 .............20 
Bảng 4.1 Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Được Từ Các Nông Trường Năm 2009-201024 
Bảng 4.2 Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 ...........................25 
Bảng 4.3 Thị Trường Xuất Khẩu qua 2 Năm 2009-2010..............................................26 
Bảng 4.4 Tình Hình An Toàn Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 ............35 
Bảng 4.5 Yêu Cầu Đối Với Quá Trình Chính ...............................................................37 
Bảng 4.6 Thái Độ Mua Hàng Đối Với Sản Phẩm của Công Ty ...................................49 
Bảng 4.7 Các Quá Trình Cải Tiến .................................................................................52 
Bảng 4.8 Các Chỉ Tiêu Hóa Lý của Cao Su SVR Theo TCVN ....................................53 
Bảng 4.9 Chất Lượng Sản Phẩm Cao Su Thực Hiện Được Năm 2010.........................53 
Bảng 4.10 Sự Thỏa Mãn Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Sản Phẩm .......................54 
Bảng 4.11 Sự Thỏa Mãn Khách Hàng Đối Với Giá Cả ................................................55 
Bảng 4.12 Sự Thỏa Mãn Khách Hàng Về Thời Gian Giao Hàng .................................56 
Bảng 4.13 Năng Suất Lao Động Trong Lĩnh Vực Cao Su qua 2 Năm 2009-2010 .......58 
Bảng 4.14 Mức Độ Thỏa Mãn của CB-CNV trong Công Ty .......................................58 
Bảng 4.15 Tình Hình Biến Động Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 .......60 

viii
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Một Số Sản Phẩm Cao Su Chính của Công Ty ................................................5 
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chung của Công Ty ................................................7 

Hình 3.1 Sự Nối Tiếp và Tác Động Giữa Các Quá Trình .............................................16 
Hình 3.2 Mô Hình Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Dựa Trên Quá Trình của Hệ
Thống Chất Lượng ISO 9000-2000...............................................................................17 
Hình 4.1 Sự Truyền Đạt và Thấu Hiểu CSCL trong Công Ty ......................................31 
Hình 4.2 Sơ Đồ Hoạch Định Các Quá Trình Tạo Sản Phẩm ........................................36 
Hình 4.3 Sơ Đồ Giải Quyết Khiếu Nại Khách Hàng ....................................................39 
Hình 4.4 Kiểm Soát Quá Trình và Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Cao Su Thiên
Nhiên Dạng Ly Tâm ......................................................................................................40 
Hình 4.5 Kiểm Soát Quá Trình và Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Cao Su SVR Dạng
Khối Từ Nguyên Liệu Mủ Tạp ......................................................................................42 
Hình 4.6 Kiểm Soát Quá Trình và Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Cao Su Dạng Khối
Từ Nguyên Liệu Mủ Nước ............................................................................................44 
Hình 4.7 Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải ...............................................................48 
Hình 4.8 Sơ Đồ Kiểm Nghiệm và Giao Thành Phẩm ...................................................51 
Hình 4.9 Biểu Đồ Về Sự Thỏa Mãn Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Sản Phẩm .....54 
Hình 4.10 Biểu Đồ Về Sự Thỏa Mãn Khách Hàng Đối Với Giá Cả ............................55 
Hình 4.11 Biểu Đồ Về Sự Thỏa Mãn Khách Hàng Đối Với Thời Gian Giao Hàng .....56 
Hình 4.12 Doanh Thu của Công Ty qua Các Năm .......................................................57 

ix
 


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn CB-CNV Công ty Cao Su Đồng Nai

x
 



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là việc trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại WTO đã mở ra một môi trường kinh doanh nhiều cơ hội và
thách thức lớn. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng
ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu luôn thay đổi. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng
luôn đòi hỏi hàng hóa phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu của họ. Các yêu cầu của
khách hàng về sản phẩm có thể là hàng hóa tốt, bền, giá cả hợp lý…Tuy nhiên hiện
nay rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài thường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có chứng chỉ quản lý chất lượng (QLCL) quốc tế để bảo đảm doanh
nghiệp có nền tảng để làm ra sản phẩm có chất lượng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp
phải không ngừng cải tiến, đổi mới hệ thống, công nghệ để đáp nhu cầu ngày càng cao
của con người về chất lượng sản phẩm cũng như sự đa dạng mẫu mã.
Hiện nay việc áp dụng để đạt được chứng nhận về tiêu chuẩn hệ thống QLCL
như: ISO 9001, ISO 14000,…đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Áp
dụng các hệ thống QLCL quốc tế sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh
tranh, đồng thời nâng cao niềm tin của khách hàng về các sản phẩm phù hợp với yêu
cầu và giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Những năm gần đây sản lượng cao su của Việt Nam tăng nhanh. Do tính chất
đặc biệt là đàn hồi, không thấm nước, không dẫn điện, kháng nhiệt và kết dính được
với nhiều vật liệu khác, cao su trở thành nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp và không thể thiếu trong đời sống con người ngày nay. Vì thế Chính Phủ đã có
quyết quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, theo đó
diện tích trồng cao su đến năm 2015 sẽ đạt 800.000ha, sản lượng dự kiến sẽ đạt 1,2
triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ đôla hàng năm. Cùng với việc phát triển



 

diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng và khai thác mủ cao su, chất lượng sản
phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu đề ra. Trong đó các
yếu tố cần được đề cập là phải tạo ra một cơ cấu sản phẩm hợp lý, phù hợp với yêu cầu
của thị trường, chấn chỉnh công tác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nâng cao khả
năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường Quốc Tế.
Công ty cao su Đồng Nai là công ty chuyên sản xuất, chế biến cao su thiên
nhiên. Sản phẩm của công ty dùng làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác nhau
và được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước và thế giới. Hiểu rằng chất lượng là
một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, công ty đã tiến hành xây dựng và triển khai hệ
thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và đầu năm 2010 công ty đã chuyển sang
xây dựng theo tiêu chuẩn 9001-2008. Trong công tác QLCL công ty đã đạt được một
số thành quả như chất lượng sản phẩm ngày càng tốt, khách hàng ngày một nhiều,
nhưng vẫn còn những mặt hạn chế. Để tìm hiểu những hoạt động mà công ty đã thực
hiện để đảm bảo hệ thống QLCL vững chắc cũng như những khó khăn trong công tác
quản lý, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Phân tích công tác quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001-2008 tại công ty cao su Đồng Nai”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 tại công
ty cao su Đồng Nai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thực trạng sản xuất kinh doanh mủ cao su của công ty trong 2 năm 2009-2010.
Phân tích công tác tổ chức và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2008 tại Công ty.
Đánh giá công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 đồng thời
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng này của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: tại Tổng Công ty Cao Su Đồng Nai, Xã Xuân Lập, Thị xã
Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành từ ngày 23/2/2011 đến ngày 23/6/2011.
2
 


 

1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu cần nghiên
cứu trong phạm vi thời gian và không gian tiến hành đề tài. Đồng thời sơ lược cấu trúc
luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty, về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các
phòng ban, các sản phẩm chính của công ty. Bên cạnh đó tìm hiểu tình hình lao động,
nguồn vốn của công ty, thực trạng sản xuất tiêu thụ cao su trên thế giới, Việt Nam. Từ
đó đưa ra đánh giá chung về ngành cao su Việt Nam.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu về đặc điểm mủ cao su. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO. Trình bày
những khái niệm về chất lượng, quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng..
Đưa ra các yêu cầu kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001:2008, sự khác biệt giữa tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 và tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Cuối cùng trình bày các phương
pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu phục vụ cho đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu, phân tích công tác quản lý chất lượng, nêu lên một số kết quả chủ yếu
của quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này tại công ty. Từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chất lượng.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận và đưa ra một số kiến nghị đối với Tập đoàn Cao Su Việt Nam và
Công Ty Cao Su Đồng Nai.

3
 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên gọi: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY CAO SU
ĐỒNG NAI (DONARUCO)
Địa chỉ: Xã Xuân Lập, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Điên thoại: 0613 724 444

Fax: 0613 724 123

Email:

Website: www.donaruco.com

Văn phòng đại diện: 39 Bến Vân Đồn, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh
Công ty Cao Su được thành lập ngày 2/6/1975 trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền,
21.054ha vườn cây và 04 nhà máy sơ chế của 04 công ty tư bản Pháp với sản lượng
10.500 tấn (1975), chỉ 10 năm đầu (1975-1985) đã nâng được diện tích lên đến
55.781ha, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng toàn ngành.

Năm 1994 DONARUCO tách 13.559ha để thành lập công ty Cao Su Bà Rịa.
Đến nay DONARUCO có 13 nông trường với diện tích vườn cây hơn 36.000ha (trong
đó diện tích vườn cây kinh doanh hơn 30.000ha, vườn cây kiến thiết cơ bản hơn
5.700ha), 04 nhà máy chế biến sản lượng ổn định từ 50 đến 55 ngàn tấn/ năm. Sản
phẩm dịch vụ chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Năm 2009: Đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Tổng Công ty Cao
su Đồng Nai trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sản phẩm chính của công ty tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp là cao su thiên
nhiên sơ chế gồm nhiều chủng loại như: SVR L, SVR CV, SVR 10, SVR 20,
Latex…chiếm khoảng 98% doanh thu hằng năm của công ty và chiếm khoảng 10%
tổng sản lượng cao su Việt Nam, 0,1% sản lượng của khu vực Châu Á. Các sản phẩm
còn lại tập trung ở hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như: xây dựng, cơ khí sửa

4
 


 

chữa, vận tải…nhóm sản phẩm này chiếm khoảng 4% doanh thu hằng năm của công
ty.
Hình 2.1 Một Số Sản Phẩm Cao Su Chính của Công Ty

SVR 3L

SVR CV50

SVR CV60

SVR 5


SVR 20

SVR 10

2.2 Tình hình cơ bản của công ty
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Trồng trọt, chăm sóc và khai thác mủ cao su thiên nhiên.
Chế biến và kinh doanh các loại cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam và
tiêu chuẩn quốc tế.
Tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Dịch vụ vận tải hàng hóa.
Chế biến gia công sửa chữa thiết bị và sản phẩm cơ khí.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, dân dụng công nghiệp.
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước.
5
 


 

2.2.2 Nhiệm vụ của Nông trường và Nhà máy chế biến
Nông trường chịu trách nhiệm về trồng mới, chăm sóc và khai thác mủ theo kế
hoạch của công ty. Nhiệm vụ của nhà máy là chế biến ra các loại sản phẩm cao su sơ
chế. Nhiệm vụ của các đơn vị này là tập hợp các chứng từ ban đầu gửi về phòng kế
toán của công ty để hạch toán. Nông trường và nhà máy chính là 2 giai đoạn sản xuất
trực tiếp của công ty.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban công ty
Cơ cấu tổ chức


6
 


 

Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chung của Công Ty

7
 


 

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban công ty
Văn phòng Tổng Công ty
Thực hiện công tác tổng hợp, phục vụ cho tổng giám đốc tổng công ty trong chỉ
đạo, điều hành tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong toàn tổng công ty.
Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ, đời sống, thi
đua…trong toàn tổng công ty. Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc chỉ đạo,
điều hành tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong toàn tổng công ty. Quản lý,
hướng dẫn các đơn vị về công tác văn thư lưu trữ, tổ chức thực hiện công tác hành
chính văn thư, lưu trữ của cơ quan theo quy định của chính phủ và của tập đoàn Công
Nghiệp Cao Su Việt Nam. Phục vụ thông tin kinh tế, đề xuất kế hoạch đầu tư và thực
hiện công tác bảo quản, bảo trì hệ thống thông tin của Tổng công ty.
Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của lãnh đạo tổng công
ty, quản lý biên bản các hội nghị, cuộc họp, làm việc và tiếp khách. Xây dựng kế
hoạch và thực hiện việc cấp phát văn phòng phẩm đối với các đơn vị trực thuộc Tổng
công ty. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản thuộc khối cơ quan tổng công ty, quản lý tổ xe
phục vụ công tác của cán bộ, công nhân viên theo kế hoạch.

Phòng tổ chức lao động
Tham mưu cho ban tổng giám đốc tổng công ty các lĩnh vực có liên quan đến
công tác tổ chức và cán bộ, quản lý và theo dõi hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý của
Tổng công ty.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ phát triển chung của tổng công ty. Xây dựng kinh phí đào tạo hằng năm
phù hợp với giá thành và tình hình chung của tổng công ty.
Xây dựng và thực hiện các phương án trả lương, điều chỉnh, nâng bậc lương,
định mức lao động, định biên, tổ chức quản lý lao động, thu tuyển lao động, ký kết
hợp đồng lao động và điều phối lao động hợp lý theo điều kiện chung của tổng công
ty.
Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động như: bảo hộ lao động,
BHXH, BHYT và những vấn đề có liên quan.

8
 


 

Phòng kỹ thuật cao su
Tham mưu cho ban tổng giám đốc: xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp
hằng năm.
Xây dựng, kiểm tra và quản lý việc thực hiện các quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật
trong xây dựng vườn ươm ở các nông trường. Quản lý quy hoạch và thiết kế miệng
cạo hàng năm tại các nông trường trực thuộc tổng công ty. Đồng thời theo dõi tiến độ
cạo tận thu, thanh lý vườn cây tại các nông trường theo kế hoạch được hội đồng thành
viên và tổng giám đốc phê duyệt.
Hướng dẫn các nông trường trong sử dụng vật tư kỹ thuật, hóa chất, phân bón,
trang thiết bị nông nghiệp theo định mức KTKT đã được hội đồng thành viên phê

duyệt. Tổ chức hội nghị tổng kết kỹ thuật hàng năm.
Phòng kế hoạch đầu tư
Phối hợp với các phòng ban chức năng có liên quan tham gia các định mức
KTKT tổng hợp cân đối các chỉ tiêu chủ yếu, tổ chức giao kế hoạch, kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch của từng đơn vị phù hợp với giá thành do Tổng công ty giao.
Xem xét để trình tổng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế đảm bảo có hiệu
lực và đúng pháp luật. Phối hợp với các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất về kế
hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, tham gia nghiệm thu thanh quyết
toán công trình, duyệt dự toán các hạng mục công trình.
Kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do tổng công ty giao và việc thực hiện
sử dụng vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị để phục vụ sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao
nhất.
Phòng xuất nhập khẩu
Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác
XNK.
Xây dựng các phương án tiếp thị, dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm dự báo
giá cả sản phẩm trong năm và từng thời gian cụ thể để trình tổng giám đốc phê duyệt.
Đàm phán với các đối tác về các lĩnh vực có liên quan đến các đối tác XNK.

9
 


 

Phòng xây dựng cơ bản
Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành xây
dựng cơ bản và quản lý đất đai.
Quản lý toàn bộ diện tích đất của tổng công ty, cập nhật những biến động đất
đai, đồng thời tham gia giải quyết tranh chấp về đất đai và vật kiến trúc thuộc tổng

công ty quản lý. Quản lý, khảo sát, thiết kế và lập dự toán các công trình theo đúng
điều lệ quy định về quản lý xây dựng cơ bản.
Phòng thanh tra bảo vệ quân sự
Thanh tra, kiểm tra về các vấn đề có liên quan đến kinh tế xã hội trong phạm vi
tổng công ty. Thực hiện luật thanh tra, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm
quyền.
Theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị trực
thuộc. Tổ chức bảo vệ sản xuất, tài sản của tổng công ty, bảo vệ trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn tổng công ty.
2.2.4 Tình hình lao động tại công ty 2 năm 2009-2010
Bảng 2.1 Kết Cấu Lao Động của Tổng Công Ty qua 2 Năm 2009-2010
Phân loại
Phân theo giới tính
Nam
Nữ
Phân theo tính chất lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Hành chính sự nghiệp
Phân theo trình độ chuyên môn
Trên ĐH, ĐH và Cao Đẳng
Trung cấp chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
Sơ cấp
Chưa đào tạo
Tổng cộng

Năm 2009
SL
TT

(Người)
(%)

Chênh lệch



8.317
6.094

58
42

8.458
5.804

59,3
40,7

141
-290

13.109
1.075
227

90
7
3


12.977
1.069
216

91
7
2

-132
-6
-11

173
220
2.286
42
11.690
14.411

1,2
1,5
15,8
0,3
81,2
100

10
 

Năm 2010

SL
TT
(Người)
(%)

186
1,3
13
246
1,7
26
2.266 15,8
-20
104
0,7
62
11.460 80,3
-230
14.262
100
-149
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động


 

Trong năm 2010 tổng số CB-CNV là 14.262 người, giảm 149 người so với năm
2009 do diện tích trồng cao su của công ty giảm đáng kể (giảm 358,42ha) nên khối
lượng công việc không đáp ứng đủ cho người lao động. Công việc trong công ty đa
phần là việc nặng nhọc nên phần lớn lao động là nam chiếm 59,3% năm 2010 và chủ

yếu là lao động trực tiếp có 12.977 người chiếm 91%, còn lại là lao động gián tiếp và
hành chính sự nghiệp chiếm 9% tổng số lao động năm 2010.
Về trình độ chuyên môn tỷ lệ trên Đại học, Đại học và Cao đẳng chỉ chiếm
1,3% trong tổng lao động công ty, công nhân kỹ thuật chiếm 15,8% và đa phần là
lượng lao động phổ thông chưa có trình độ chuyên môn cụ thể chiếm 80,3% trong năm
2010. Vì thế hiện nay công ty đang có chương trình hỗ trợ, khuyến khích người lao
động đi học bồi dưỡng kiến thức tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp
chuyên nghiệp tại TP.HCM.
Nhìn chung tình hình tổ chức quản lý của Công ty tương đối chặt chẽ. Đa số
cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và
nhất là đã qua đào tạo và có thâm niên công tác, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình,
năng nổ, sáng tạo trong công việc của mình. Nguồn vốn dồi dào, ổn định và được sử
dụng hiệu quả nên mang lại nhiều cơ hội phát triển cho công ty.
2.2.5 Tình hình nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.2 Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch

Chỉ tiêu
Năm 2009
Tổng lợi nhuận

Năm 2010



%

569,016


1066,6 497,584

87,45

Vốn nhà nước bình quân

1056,667

1228,152 171,485

16,23

Vốn huy động bình quân

134,325

176,75

42,425

31,58

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn BQ chung(%)

75

86,85

11,85


_

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn BQ đầu tư hiệu quả(%)

54

147,54

93,54

_--_

Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Tổng lợi nhuận của công ty năm 2010 là 1066,600 tỷ đồng tăng 497,584 tỷ
đồng tương ứng 87,45% so với năm 2009. Phần lớn công ty sử dụng vốn nhà nước để
11
 


 

hoạt động 1.228,152 tỷ đồng năm 2010 tăng 16,23% cho việc đầu tư xây dựng cơ bản
và nhiều lĩnh vực khác. Lợi nhuận trên tổng vốn bình quân đầu tư hiệu quả tăng nhanh
(tăng 93,54% trong 2 năm 2009-2010. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của công ty
rất hiệu quả.
2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ cao su trên thế giới và Việt Nam
Tình hình cao su thế giới
Theo thống kê tổng diện tích cao su trên toàn thế giới là 10.534.375 ha.
Tổng sản lượng cao su thế giới năm 2010 là 9,47 triệu tấn đáp ứng nhu cầu gia
tăng trở lại khi nhiều nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế. ANRPC cho biết, tổng sản


lượng cao su toàn cầu năm nay sẽ cao hơn 6,2% so với 9,47 triệu tấn của năm trước.
Nguồn cung tăng nhờ các quốc gia mở rộng diện tích trồng trọt, cộng với năng suất
cho mủ cao hơn, khoảng 43 kg/hécta.
Các thành viên của ANRPC bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Philippin, Singapore, Sri Lanka và
Việt Nam. Các thành viên này chiếm 92% tổng xuất khẩu và 48% tổng nhu cầu cao su
thế giới. Giá cao su thiên nhiên hiện đã giảm 12% so với kỷ lục trên 6 USD/kg hồi
tháng 2 do nỗi lo kinh tế bởi bạo lực leo thang ở Trung Đông và thảm hoạ thiên nhiên
ở Nhật Bản.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới hiện đang có nhiều
thuận lợi cho xuất khẩu cao su của Việt Nam. Hiện sản xuất cao su ở các nước châu Á
chiếm 94% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong đó đứng đầu là Thái Lan (3,27
triệu tấn), kế tiếp là Indonesia (2,59 triệu tấn), Malaysia (1 triệu tấn), Ấn Độ (879 ngàn
tấn) và Việt Nam đứng thứ 5 (770 ngàn tấn).
Tình hình cao su Việt Nam
Tổng diện tích cao su Việt Nam là 674.200 ha chiếm 6,4% diện tích thế giới.
Tổng sản lượng đạt 7.23.700 tấn/ 421.600 ha khai thác được và chiếm 7,7% tổng sản
lượng thế giới. Diện tích và sản lượng cao su lớn nhất vẫn là ở Đông Nam Bộ, kế đến
là Tây Nguyên và miền Trung.
Hiện nay nguyên liệu cao su được tiêu thụ nhiều nhất là để sản xuất lốp xe
(khoảng 70%). Chủng loại SVR 3L chiếm tỷ trọng lớn nhất (48-50 % tổng sản lượng)
có thể sử dụng trong sản xuất lốp xe nhưng giá cao hơn các chủng loại SVR10,
12
 


 

SVR20, RSS3 chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Chiếm đa thị phần có khoảng

hơn 20 doanh nghiệp sản xuất lốp xe tiêu thụ cao su như Tổng Công ty Hóa Chất Việt
Nam (Casumina), Công ty CP cao su Đà Nẵng, Sao Vàng và một số doanh nghiệp có
vốn nước ngoài (Camel, Kenda, Sinfa, Kumho…)
Theo thống kê của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Ruber
Group-VRG), chỉ trong 10 tháng đầu năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu cao su đạt
trên 1,6 tỷ USD và dự kiến hết năm 2010 sẽ đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD.
2.4 Đánh giá chung ngành Cao Su Việt Nam
Thuận lợi
Nhờ sự tăng cường hợp tác giữa các nước sản xuất cao su thiên nhiên, cân bằng
cung cầu, giữ được hiệu quả cho sản xuất cao su.
Các doanh nghiệp đã quan tâm và chủ động giảm giá thành hợp lý, tăng cường
công tác quản lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả kinh tế và
linh hoạt trong việc điều chỉnh chi phí đồng thời vẫn đảm bảo thu nhập thỏa đáng cho
người lao động.
Phát triển thị trường nội địa để sản xuất sản phẩm và giảm xuất thô.
Khó khăn
Thông tin về giá cả và thị trường xuất khẩu cao su Việt nam còn rất hạn chế.
Các doanh nghiệp và Hiệp Hội Cao Su Việt Nam phải sử dụng các trang tin điện tử
phổ biến của các nước như Singapore, Nhật, Trung Quốc, Malaysia…để tham khảo giá
hàng ngày và làm cơ sở định giá.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam tuy nhiên cũng gặp
một số khó khăn trong kinh doanh khi chính sách mậu biên của Trung Quốc có thay
đổi.
Yêu cầu của khách hàng khắc khe hơn khi cung không kịp đáp ứng.

13
 


 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các loại mủ cao su
Sản phẩm chủ yếu của cây cao su chủ yếu là mủ cao su để làm nguyên liệu cho các
ngành chế tạo vỏ, ruột xe, vật dụng đàn hồi, chống thấm…bên cạnh việc sản xuất latex
dạng nước.
Mủ nước: là loại mủ được lấy từ cây cao su Hevca Brasilensis dùng để chế biến mủ
latex. Mủ latex là sản phẩm mủ của quá trình ly tâm, khi ly tâm mủ nước sẽ được hai loại
mủ là mủ latex và mủ skim. Mủ latex là mủ ở dạng nước và được phân ra thành hai loại
HA (hàm lượng amoniac cao), và LA (hàm lượng Amoniac thấp) còn mủ skim có chất
lượng kém hơn.
Mủ đông: là loại mủ nước được đông tự nhiên hoặc đánh đông bằng axit, màu sắc
trắng hoặc vàng, trạng thái phải xốp. Không lẫn tạp chất như dăm, lá cây, máng dẫn mủ,
bao PE và bao PP, các tạp chất khác. Đây là nguyên liệu mủ nước không đủ chất lượng để
chế biến mủ ly tâm.
Mủ đông tận thu: là mủ do nông trường tổ chức cho công nhân trút lại buổi chiều,
tối ở những khu vực phức tạp, khó canh giữ.
Mủ đông thường: là mủ nước bị đông do các nguyên nhân như: thùng chén đựng
mủ bị dính nước mưa hoặc nhiễm bẩn, cây cao su bị ướt, thời gian chờ mủ bị kéo dài, mủ
của vườn cây cao su thanh lý mùa mưa, máng chắn mưa bị lọt nước.
Mủ dây: là mủ đông trên đường cạo và máng dẫn mủ sau khi cạo từ 1 đến 2ngày.
Loại mủ này khi giao cho nhà máy có thể lẫn 1 ít tạp chất.
Mủ dăm tờ: là nguyên liệu mủ chế biến mủ tờ, là những phần dư khi đã cán ra thành
tờ trong quá trình chế biến mủ tờ.

14
 



×