Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giải pháp hoàn thiện quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 (yên nghĩa kim mã) thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.45 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO MẠNH HÀ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VẬN HÀNH TUYẾN
XE BUÝT NHANH BRT SỐ 01 (YÊN NGHĨA - KIM MÃ)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

ĐÀO MẠNH HÀ

KHÓA: 2016-2018

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VẬN HÀNH TUYẾN
XE BUÝT NHANH BRT SỐ 01 (YÊN NGHĨA - KIM MÃ)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI



Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: VŨ THỊ VINH

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

ĐÀO MẠNH HÀ

KHÓA: 2016-2018

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VẬN HÀNH TUYẾN
XE BUÝT NHANH BRT SỐ 01 (YÊN NGHĨA - KIM MÃ)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS: VŨ THỊ VINH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS: PHẠM HỮU ĐỨC

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Cô Giáo PGS.
TS Vũ Thị Vinh là người trực tiếp hướng dẫn, đã dành rất nhiều thời gian, công sức
hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa sau Đại học,
Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học CH16QL3
chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập chuyên môn tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo
điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp tài liệu và trao đổi ý kiến
trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.
Thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức bản thân còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự cảm thông, chia sẻ và góp ý của các Thầy cô
giáo và đồng nghiệp để nội dung Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên


Đào Mạnh Hà

năm 2018.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện quản lý vận hành
tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 (Yên Nghĩa – Kim Mã) thành phố Hà Nội” là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên
cứu của Luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Đào Mạnh Hà

năm 2018.


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
Danh mục các hình minh họa, sơ đồ

MỞ ĐẦU
*

Lý do chọn đề tài

*

Mục đích nghiên cứu

*

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*

Phương pháp nghiên cứu

*

Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

*

Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài luận văn

*

Cấu trúc luận văn

NỘI DUNG


1

8

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH TUYẾN XE
BUÝT NHANH SỐ 01 (YÊN NGHĨA – KIM MÃ) THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.

Giới thiệu chung về hệ thống giao thông công cộng của thủ đô Hà Nội

8
8

1.1.1. Giới thiệu khái quát về thủ đô Hà Nội

8

1.1.2. Giới thiệu về hệ thống VTHKCC của thủ đô Hà Nội

9

1.1.3. Tình hình quản lý giao thông công cộng của Hà Nội

15

1.2.

Hiện trạng tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 (Yên Nghĩa - Kim Mã).


17

1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực hành lang tuyến BRT

17

1.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực hành lang tuyến BRT số 1

18

1.2.3. Thực trạng mạng lưới VTHKCC kết nối với tuyến BRT số 1

24

1.3.

Thực trạng quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh số 01 từ Yên Nghĩa đến

Kim Mã.

27


1.3.1. Thực trạng công tác quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh số 01

27

1.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dịch vụ trên tuyến BRT

32


1.3.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế chính sách

33

1.4.

Đánh giá chung về công tác quản lý vận hành tuyến BRT 01

40

1.4.1. Những kết quả đạt được

40

1.4.2. Các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

40

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VẬN
HÀNH TUYẾN XE BUÝT NHANH BRT
2.1.

Cơ sở lý luận

44
44

2.1.1. Vai trò của VTHKCC trong phát triển đô thị


44

2.1.2. Đặc điểm của tuyến xe buýt nhanh BRT

48

2.1.3. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản về quản lý BRT

50

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh

53

2.2.

Cơ sở pháp lý

57

2.2.1. Văn bản nhà nước

57

2.2.2. Văn bản của thành phố Hà Nội

59

2.3.


Kinh nghiệm quản lý vận hành BRT nước ngoài

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý vận hành BRT ở thành phố Curitiba - Brazil

59
59

2.3.2. Kinh nghiệm quản lý vận hành BRT ở một số thành phố của Trung Quốc 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VẬN
HÀNH TUYẾN XE BUÝT NHANH BRT SỐ 01 (YÊN NGHĨA - KIM MÃ)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
3.1.

Quan điểm và mục tiêu quản lý vận hành tuyến BRT số 01

73
73

3.1.1. Quan điểm

73

3.1.2. Mục tiêu

74

3.2.

Đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới tuyến VTHKCC kết nối với tuyến


BRT
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

75
75


3.2.2. Giải pháp kết nối giữa xe buýt với BRT

82

3.2.3. Giải pháp kết nối giữa BRT với giao thông xe đạp, xe máy

89

3.2.4. Giải pháp kết nối giữa xe buýt với người đi bộ

91

3.2.5. Giải pháp về hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật khác

92

3.3.

Giải pháp hoàn thiện quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh từ Kim Mã

đến Yên Nghĩa – Giải pháp trước mắt.

93


3.3.1. Giải pháp về công tác tổ chức bộ máy quản lý và giám sát vận hành

93

3.3.2. Giải pháp về quản lý chất lượng dịch vụ

95

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức giao thông và tăng cường pháp chế trong
quản lý trật tự ATGT

97

3.3.4. Cơ chế chính sách quản lý

98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

101

*

Kết Luận

101

*


Kiến nghị

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Hiện trạng hạ tầng, lưu lượng phương tiện trên tuyến
Phụ lục số 2: Các nhà chờ và điểm đầu cuối trên tuyến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ được viết tắt

ATGT

An toàn giao thông

BTXM

Bê tông xi măng

BRT

Xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn

ĐSĐT

Đường sắt đô thị


GTCC

Giao thông công cộng

GTĐT

Giao thông đô thị

GTVT

Giao thông vận tải

HK

Hành khách

HUTDP

Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội

HUTDPMU
PTCN
PTVT
Sở GTVT
TCGT
THGT
Tramoc
Transerco
TTĐH

UBND
USD
VNĐ
VTHKCC
WB

Ban Quản lý dự án Đầu tư
phát triển Giao thông đô thị Hà Nội
Phương tiện cá nhân
Phương tiện vận tải
Sở Giao thông vận tải Hà Nội
Tổ chức giao thông
Tín hiệu giao thông
Trung tâm điều hành giao thông đô thị
Tổng công ty vận tải Hà Nội
Trung tâm điều hành xe buýt
Ủy ban nhân dân
Đôla Mỹ
Đồng Việt Nam
Vận tải hành khách công cộng
Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên hình minh họa, sơ đồ

Bảng 1.1


Tốc độ phát triển KCHT và các chỉ tiêu giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 1.2

Bảng trang thiết bị và phần mềm được đầu tư trên tuyến

Bảng 1.3

Các chỉ tiêu vận hành theo thiết kế và thực tế của tuyến BRT

Bảng 1.4

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu vận hành tuyến BRT số 1

Bảng 1.5

Bảng tổng hợp đoàn xe và số xe vận doanh của xí nghiệp BRT

Bảng 3.1

Bảng đề xuất điều chỉnh một số điểm dừng xe buýt tiếp cận BRT

Bảng 3.2

Bảng đề xuất các vị trí trông giữ xe tiếp cận tuyến BRT

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ MINH HỌA
Số hiệu


Tên hình, sơ đồ minh họa

Hình 1.1

Bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội sau mở rộng

Hình 1.2

Hệ thống giao thông đối ngoại thủ đô Hà Nội

Hình 1.3

Quy hoạch giao thông đường bộ đô thị trung tâm

Hình 1.4

Một số hình ảnh ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường

Hình 1.5

Mạng lưới xe buýt thành phố Hà Nội

Hình 1.6

Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội

Hình 1.7

Hình ảnh xe buýt mới thay thế


Hình 1.8

Một số hình ảnh hạ tầng tuyến BRT số 01

Hình 1.9

Hình ảnh đoàn xe BRT

Hình 1.10

Cửa soát vé tự động và biển thông tin hành khách

Hình 1.11

Một số hình ảnh vi phạm ATGT trên tuyến BRT


Hình 2.1

Các hệ thống vận tải khối lượng lớn

Hình 2.2

Thành phố Curitiba – Brasil và mạng lưới tuyến BRT

Hình 2.3

Một số hình ảnh BRT của thành phố Curitiba

Hình 2.4


Vị trí thành phố Quảng Châu và sơ đồ tuyến BRT Quảng Châu

Hình 2.5

Một số hình ảnh hệ thống BRT thành phố Quảng Châu

Hình 2.6

Sử dụng thẻ thông minh ở BRT Quảng Châu

Hình 2.7

Điều hành hệ thống BRT ở trung tâm

Hình 2.8

Hành lang BRT thành phố Nghi Xương

Hình 2.9

Một số hình ảnh hệ thống BRT thành phố Nghi Xương

Hình 2.10

Hạ tầng tiếp cận cho xe đạp và người đi bộ

Hình 3.1

Quy hoạch giao thông một số đường giao cắt với hành lang BRT


Hình 3.2

Một số hình ảnh cải tạo cảnh quan cho người đi bộ, xe đạp

Hình 3.3

Một số bãi đỗ xe mini

Hình 3.4

Bãi đỗ xe trung chuyển Park and Ride

Hình 3.5

Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị (các tuyến đường sắt đô thị số
4, 8 đề xuất triển khai xe buýt nhanh)

Hình 3.6

Bố trí bãi gửi xe đạp, xe máy trên vỉa hè

Hình 3.7

Bố trí làn xe đạp đi trên vỉa hè

Hình 3.8

Bổ sung nút đèn bấm cho người đi bộ


Sơ đồ 1.1

Sơ đồ lộ trình tuyến BRT số 01

Sơ đồ 1.2

Mô hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội

Sơ đồ 1.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp xe buýt nhanh

Sơ đồ 3.1

Mô hình phân cấp mạng lưới VTHKCC trong đô thị đặc biệt

Sơ đồ 3.2

Điều chỉnh lộ trình tuyến buýt với ĐSĐT/BRT

Sơ đồ 3.3

Sơ đồ tổ chức xí nghiệp BRT đề xuất


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về

phát triển kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo
theo sự bùng nổ về nhu cầu đi lại trong các đô thị, nhất là các đô thị đặc biệt lớn. Để đáp
ứng nhu cầu đi lại, các loại phương tiện vận tải phát triển không ngừng, đây thực sự là
một thách thức với hệ thống giao thông đô thị. Sự gia tăng nhanh chóng của phương
tiện cá nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, tai nạn giao
thông, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác của các đô thị đặc biệt như Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối đầu. Chính phủ cùng với chính quyền các đô thị
đã và đang nỗ lực tìm kiếm các công cụ để giải quyết tình trạng này, trong đó phát triển
vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) được xem là giải pháp hữu hiệu, trọng tâm.
Với sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới (WB), thành phố Hà Nội đã hoàn thành hệ thống
xe buýt nhanh thí điểm đầu tiên từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã. Đây là một trong
những bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hóa việc phát triển VTHKCC.
Tuyến xe buýt nhanh số 01 Yên Nghĩa - Kim Mã hình thành từ một trong 3 hợp
phần thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (HUTDP) sử dụng vốn vay của
Ngân hàng thế giới (Hợp phần xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn; hợp phần
đường vành đai 2; hợp phần tăng cường thể chế). UBND thành phố Hà Nội giao cho
Tổng công ty vận tải Hà Nội vận hành chính thức tuyến BRT số 01 từ tháng 01/2017,
đơn vị quản lý trực tiếp là xí nghiệp xe buýt nhanh BRT.
Trong hơn 1 năm qua, tuyến BRT số 01 đã đạt được những kết quả đáng khả quan,
bước đầu được nhân dân và các cơ quan từ Trung ương đến địa phương ủng hộ. Tuy
nhiên, do tính chất phức tạp của hệ thống vận tải khối lượng lớn trong công tác kỹ thuật
và sự phối hợp vận hành nên tuyến xe buýt nhanh vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu đề ra về lượng hành khách sử dụng và chất lượng dịch vụ của loại hình VTHKCC
hiện đại. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như cơ sở hạ tầng
chưa đồng bộ nên sự kết nối của tuyến chưa cao, làm cho khả năng tiếp cận của hành


2

khách, tích hợp với các phương tiện VTHKCC khác chưa tốt. Bên cạnh đó, việc tổ chức

quản lý, giám sát điều hành hoạt động của phương tiện, người điều khiển phương tiện và
thông tin hành khách trên đường chưa tốt, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao, … làm
giảm tính hấp dẫn của dịch vụ nên chưa thu hút được đông đảo người dân sử dụng BRT.
Số lượng người dân sử dụng dịch vụ chưa cao đồng nghĩa với hiệu quả hệ thống
BRT mang lại chưa cao. Theo quy hoạch hệ thống giao thông vận tải của thủ đô đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội sẽ có 8 tuyến BRT, vì vậy làm thế nào để
nâng cao tổ chức vận hành của tuyến BRT số 01 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của dân
cư đô thị và góp phần giảm tắc nghẽn giao thông của thủ đô Hà Nội cũng như là cơ sở
cho các tuyến BRT trong tương lai. Đây là mỗi quan tâm của các cơ quan chuyên môn
trong lĩnh vực giao thông và của chính quyền Hà Nội..
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn, yêu cầu cấp thiết nêu trên và dưới góc độ nghiên
cứu của một học viên học tập tại trường, tác giả đề xuất lựa chọn đề tài: “Giải pháp
hoàn thiện quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 (Yên Nghĩa - Kim
Mã) thành phố Hà Nội” để nghiên cứu viết Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và công
trình đã được khoa sau đại học chấp thuận.
 Mục đích nghiên cứu
- Trên cở đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý vận hành của tuyến xe
buýt nhanh BRT 01 từ Yên Nghĩa đến Kim Mã, thành phố Hà Nội để đề xuất một
số giải pháp nhằm quản lý tốt công tác vận hành của tuyến xe buýt nhanh từ Yên
Nghĩa đến Kim Mã, thành phố Hà Nội.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh số
01 hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông BRT; hệ thống tổ chức quản lý, giám sát;
quản lý mạng lưới tuyến, chất lượng dịch vụ, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các
vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện giải pháp quản lý vận hành của tuyến buýt
nhanh BRT số 01.


3


- Phạm vi nghiên cứu: Tuyến xe buýt nhanh BRT 01 từ bến xe Yên Nghĩa
đến bến xe Kim Mã thành phố Hà Nội dài 14,7 km theo lộ trình Bến xe Yên
Nghĩa - Ba La - Quốc Lộ 6 (Quang Trung) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Tố Hữu Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Bến xe Kim Mã và ngược lại.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu thực tế đưa vào nghiên cứu
trong giai đoạn 2010 - 2017, kế hoạch đến 2030.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý vận hành của tuyến xe buýt
nhanh BRT số 01 từ Yên Nghĩa đến Kim Mã, thành phố Hà Nội.
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học công tác quản lý vận hành của tuyến xe buýt
nhanh BRT số 01 từ Yên Nghĩa đến Kim Mã, thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt công tác vận hành của tuyến xe
buýt nhanh BRT số 01 từ Yên Nghĩa đến Kim Mã, thành phố Hà Nội.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thu thập số liệu có liên quan đến công tác
quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh từ Yên Nghĩa đến Kim Mã của Tổng công
ty vận tải Hà Nội.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu, số liệu đã thu thập được, đề
xuất giải pháp giải quyết.
- Phương pháp kế thừa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã được
thực hiện, kinh nghiệm các nước đã và đang triển khai BRT.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài giúp hệ thống hóa về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác
quản lý vận hành VTHKCC bằng xe buýt nhanh.


4


+ Làm tài liệu tham khảo tốt cho những nhà quản lý trong công tác quản lý GTCC
nói riêng và giao thông đô thị nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thiện các giải pháp quản lý vận hành VTHKCC
bằng xe buýt nhanh BRT số 01 tuyến Yên Nghĩa – Kim Mã giúp cho đơn vị vận
hành hiện nay cũng như cơ quan quản lý GTCC thành phố có thêm cơ sở khoa
học để quản lý vận hành hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt nói chung và xe buýt
nhanh nói riêng. Tuyến BRT 01 sẽ là cơ sở hoàn chỉnh cho công tác quản lý vận
hành các tuyến BRT tiếp theo của Hà Nội.
- Thông qua tuyến xe buýt nhanh số 01 của Hà Nội các thành phố lớn khác
của Việt Nam khi xây dựng tuyến xe buýt nhanh có thể tham khảo học tập.
 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài luận văn
- Hệ thống là thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng
chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất
định để trở thành một chỉnh thể. Hay, hệ thống là thể thống nhất bao gồm những
tư tưởng, những nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ có lôgic.
Từ hai khái niệm trên có thể rút ra hệ thống là tập hợp các phần tử theo những
tiêu thức nào đó .
- Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia
giao thông không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân [11].
- Vận tải hành khách công cộng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
vận tải đô thị, nó là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng
lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo
thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định.
Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo qui định [11].
- Cơ sở hạ tầng VTHKCC: gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông,
nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo,
đèn đường... phục vụ VTHKCC.


5


+ Đường phố, đường cao tốc, các làn đường dành riêng, phân cách bằng
vạch sơn, các làn đường độc quyền (Phân cách cứng), đường phố dành riêng cho
VTHKCC, các đường dành cho xe buýt, đường ray trên mặt đường phố, đường
được kiểm soát từng phần hoặc toàn bộ, trên cao hay đường ngầm.
+ Nhà ga/điểm dừng đỗ: là vị trí được trang bị các thiết bị tại chỗ phục vụ việc
dừng/đỗ của các phương tiện để đón nhận hoặc trả hành khách sử dụng dịch vụ
VTHKCC. Nhà ga đầu/cuối là các ga cuối cùng của các tuyến VTHKCC. Các ga trung
chuyển phục vụ nhiều hơn một tuyến và cung cấp điều kiện để hành khách đổi phương
tiện hoặc chuyển tuyến.
+ Nhà xưởng bảo dưỡng sửa chữa (depot), Garage là tổ hợp các công trình hoặc
các khu vực lưu giữ phương tiện. Nhà xưởng là tập hợp công trình có các trang thiết bị
cho việc bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
+ Các hệ thống điều hành: Bao gồm hệ thống đếm phương tiện, thông tin, các thiết
bị báo hiệu và các thiết bị điều hành trung tâm.
+ Các hệ thống cung cấp năng lượng: Đối với các phương thức dùng điện năng
bao gồm hệ thống các trạm biến áp, mạng lưới đường dây, hoặc đường ray thứ ba, và
các thiết bị có liên quan [11].
- Làn đường dàn riêng: làn đường dành riêng cho phương tiện giao thông
nhất định để đảm bảo phương tiện này hoạt động tách biệt với tất cả các phương
tiện khác [1].
- Hành lang: về mặt địa lý, đây là một tuyến đường lớn chạy theo hướng
lưu thông phổ biến hay kết nối với những địa điểm có nhiều lượt đi lại. Hành lang
có thể bao gồm nhiều tuyến phố, đường cao tốc và các tuyến trung chuyển [1].
- Hệ thống VTHKCC: tập hợp tất cả các phương thức vận tải hành khách
công cộng cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sự hoạt động của PTVT và các
dịch vụ hỗ trợ phục vụ nhu cầu đi lại của cộng đồng cư dân đô thị [11].
- Hệ thống giao thông thông minh (ITS): là hệ thống giao thông được ứng
dụng công nghệ hiện đại (máy tính, cảm biến, điều khiển, liên lạc, và các thiết bị



6

điện tử khác) trong giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn, tiết kiệm thời gian, tiền
bạc và bảo vệ môi trường. Giao thông thông minh ứng dụng trong BRT có thể
phân chia thành các thành phần chính như sau: (i) Hệ thống quản lý vận hành đội
xe; (ii) Hệ thống thông tin hành khách; (iii) Hệ thống thu vé tự động; (iv) Hệ
thống tín hiệu ưu tiên; (v) Hệ thống giám sát; (vi) Hệ thống xử lý vi phạm tự
động; [12].
+ Hệ thống quản lý vận hành đội xe: bao gồm các công cụ quản lý (phần
cứng, phần mềm) giúp giám sát vận hành phương tiện theo thời gian thực, qua đó
nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định xử lý tình huống nhanh chóng và hiệu
quả. Hệ thống quản lý vận hành đội xe sử dụng các công nghệ khác nhau: Hệ
thống định vị xe tự động và phần mềm kế hoạch và điều độ; [12].
+ Hệ thống thông tin hành khách: có thể bao gồm các thông tin không
đổi như: bản đồ tuyến, thời gian biểu, tần xuất, hướng dẫn, ghi chú…). Tuy nhiên
công nghệ định vị toàn cầu và giám sát hành trình mang tới hệ thống thông tin
hành khách theo thời gian thực. Thông tin về vị trí từng xe buýt được cập nhật
liên tục để tính toán ra thời gian cần thiết cho từng xe đến trạm dừng kế tiếp.
Thông tin hành khách bao gồm: thông tin hành khách trước chuyến đi; thông tin
hành khách tại trạm dừng/nhà chờ; thông tin hành khách trên xe; [12]
+ Hệ thống thu vé tự động: bao gồm thiết bị soát vé và cổng kiểm soát tại
các nhà ga/ xe buýt hoặc đầu đọc thẻ thông minh trên xe buýt; Máy bán vé tự
động giúp hành khách mua vé hoặc nạp tiền; Thẻ thông minh hoặc xu điện tử.
Thiết bị thu vé tự động phải tương thích với thẻ vé thông minh cho mục đích khác
nhau và các hệ thống khác nhau [12].
- Phương tiện VTHKCC: Được xem xét một cách tổng thể như đoàn xe và
đoàn tàu (Đầu máy + toa xe) đối với các phương tiện đường sắt. Một đơn vị vận
tải là một tập hợp phương tiện vận chuyển cùng với nhau, nó có thể ở dạng
phương tiện đơn hoặc dạng đoàn tàu [11].



7

- Mạng lưới VTHKCC: Một tuyến VTHKCC là tập hợp các đường phố (Sử
dụng chung) hay một phần của các đường phố ưu tiên hoặc dành riêng cho
phương tiện VTHKCC hoạt động. Một tuyến có thể do một hay nhiều loại
phương tiện, một hay nhiều hình thức phục vụ của cùng một phương thức vận tải
và cũng có thể do nhiều phương thức VTHKCC cùng phục vụ. Tập hợp các tuyến
VTHKCC trong một đô thị là mạng lưới VTHKCC của đô thị đó.
- Người điều khiển: Người điều khiển là một người hoặc nhóm người có
nhiệm vụ vận hành và khai thác phương tiện sao cho an toàn, đúng tuyến, đạt hiệu
quả khai thác cao. Người điều khiển có thể điều khiển trực tiếp thông qua hệ
thống lái cơ học hoặc điều khiển gián tiếp thông qua thiết bị điện tử.
- Vận hành VTHKCC: Vận hành VTHKCC bao gồm các hoạt động như
lập lịch trình (Biểu đồ chạy xe/chạy tàu), phân công đội lái, quản lý và giám sát
phương tiện, thu vé và bảo trì hệ thống.
- Hệ thống xe buýt BRT: (BRT – tên viết tắt của cụm từ Bus Rapid
Transit) là một hệ thống dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt chất lượng cao
hiện đại, nhanh chóng, tiện nghi, năng lực vận chuyển hành khách lớn, mang hiệu
quả về chi phí với tiêu chuẩn hướng đến hệ thống tàu điện (metro) trong tương lai.
Điểm khác biệt là thay vì chạy bằng đường ray, hệ thống này chạy bằng bánh lốp
với chi phí đầu tư thấp hơn [1].
 Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và phụ lục, Kết cấu
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh số 01(Yên
Nghĩa – Kim Mã) thành phố Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh
BRT.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vận hành tuyến xe buýt
nhanh BRT số 01 (Yên Nghĩa - Kim Mã) thành phố Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết Luận
Tuyến xe buýt nhanh số 01 (Yên Nghĩa – Kim Mã) là tuyến VTHKCC khối
lượng lớn lần đầu tiên đưa vào vận hành ở Việt Nam tại thành phố Hà Nội được
hơn 1 năm. Việc quản lý vận hành hệ thống BRT mới này đã đáp ứng nhu cầu đi
lại của người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông, cũng như là cơ sở để thực
hiện các tuyến BRT khác trong tương lai rất quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu cấp
thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý vận hành của tuyến xe buýt nhanh số
01, bước đầu xây dựng một hệ thống GTCC hiện đại, hướng tới phát triển thành
phố Hà Nội thành một đô thị xanh, bền vững, việc nghiên cứu đề xuất tìm các giải
pháp hoàn thiện quản lý vận hành tuyến BRT thí điểm này cần được nghiên cứu.
Với nội dung đề tài Luận văn nghiên cứu đã được lựa chọn: “Giải pháp hoàn
thiện quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 (Yên Nghĩa – Kim Mã),

thành phố Hà Nội”, Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Trình bày được thực trạng công tác quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh
số 01 của thành phố Hà Nội, đồng thời Luận văn cũng chỉ ra những kết quả đạt
được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân trong quản lý vận hành của hệ thống.
- Trình bày, phân tích về cơ sở khoa học và pháp lý về VTHKCC nói chung
và hệ thống BRT nói riêng trong phát triển đô thị. Bên cạnh đó có sự chọn lọc,
học hỏi kinh nghiệm quản lý vận hành tuyến BRT đã thực hiện ở nước ngoài.
- Trên cơ sở các nghiên cứu trên, học viên đã đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý vận hành tuyến BRT số 01 của thành phố Hà
Nội như sau:
Nhóm giải pháp về quy hoạch mạng lưới tuyến kế nối với tuyến BRT:
+ Giải pháp về quy hoạch (mạng lưới đường giao thông kết nối, quy hoạch
cho giao thông phi cơ giới, giao thông tĩnh, phát triển VTHKCC khối lượng lớn,
tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ)
+ Giải pháp kết nối mạng lưới xe buýt với tuyến BRT.


102

+ Giải pháp kết nối xe buýt BRT với giao thông xe đạp, xe máy.
+ Giải pháp kết nối xe buýt với người đi bộ.
+ Giải pháp hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật khác.
Nhóm giải pháp trước mắt về quản lý vận hành tuyến xe buýt nhanh số 01:
+ Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý vận hành và giám sát vận hành.
+ Giải pháp về quản lý chất lượng dịch vụ.
+ Giải pháp về hoàn thiện về TCGT và tăng cường pháp chế trong quản lý
trật tự ATGT.
+ Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý
Học viên hy vọng với một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện công
tác quản lý vận hành tuyến BRT số 1 nói riêng và các tuyến BRT khác của thành

phố xây được xây dựng sau này.
 Kiến nghị
Nhằm hoàn thiện công tác quản lý vận hành tuyến BRT số 01 của thành phố
Hà Nội, Luận văn có một sô kiến nghị sau đây:
- Đơn vị quản lý vận hành là Transerco, xí nghiệp xe buýt nhanh BRT: Cần
hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức vận hành, cải thiện trong quản
lý chất lượng dịch vụ; Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý hạ tầng kỹ thuật,
TCGT và trật tự ATGT trên tuyến trong quá trình vận hành.
- Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà
Nội: cần nâng cao hiệu quả giám sát, nghiệm thu và theo dõi phân phối dịch vụ
hệ thống bằng việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống vé điện
tử, quản lý đội xe, quản lý thông tin hành khách…và nâng cao trình độ cán bộ
quản lý; chủ trì xây dựng sổ tay quy trình hướng dẫn vận hành, định mức vận
hành cho loại hình xe buýt nhanh, đề xuất chính sách cụ thể khuyến khích người
dân sử dụng GTCC, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
- UBND thành phố Hà Nội cần xem xét có chính sách ưu tiên phát triển các
hệ thống VTHKCC khối lượng lớn; xây dựng lộ trình thành lập một cơ quan cơ


103

quan quản lý VTHKCC chung cho các loại hình của toàn thành phố; xây dựng cơ
chế phối hợp trong quản lý vận hành, quản lý quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, TCGT
và trật tự ATGT trên tuyến; xây dựng đề án từng bước quản lý, hạn chế PTCN;
thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông làm
cơ sở cho công tác quản lý hệ thống VTHKCC đa phương thức trong tương lai,
góp phần phát triển đô thị bền vững của thành phố Hà Nội./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban QLDA Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (2007, 2013, 2016),
Hồ sơ dự án và điều chỉnh dự án - Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
2. Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng (2013), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, NXB Xây Dựng.
3. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Nghị quyết số 15/2012/NQHĐND (13/7/2012) về việc thông qua Đồ án Quy hoạch giao thông vận tải
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
4. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Nghị quyết số 03/2013/NQHĐND (12/7/2013) về ưu tiên phát triển hệ thống VTHKCC khối lượng lớn;
khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương
tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống
giao thông vận tải.
5. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (2017), Nghị quyết số 04/2017/NQHĐND (04/7/2017) về việc thông qua đề án “ Tăng cường quản lý phương
tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi
trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030”.
6. Hồ Ngọc Hùng - Hồ Thu Phương – Trường đại học Xây dựng (2016), Giao
thông hành khách công cộng tốc độ cao, sức chở lớn trong phát triển đô thị,
NXB Xây dựng
7. Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải - Tedi (2013), Đồ án Quy
hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn
2050.
8. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg (26/7/2011), Phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050.


9. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 280/QĐ – TTg (08/3/2012) về
việc Phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.
10. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 519/QĐ – TTg (31/3/2016) Về
việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến 2050.

11. Từ Sĩ Sùa (2003), Bài giảng cao học vận tải hành khách thành phố, Trường
đại học Giao thông vận tải, Hà Nội.
12. Nguyễn Hồng Tiến - chủ biên (2016), Vận tải hành khách công cộng khối
lượng lớn – Xe Buýt nhanh tháng 12/2016, Nhà xuất bản Hồng Đức.
13. Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị - Tramoc (2017, 2018),
Công văn v/v thông tin về công tác vận hành tuyến BRT, công văn số
1470/TTĐH-QLHT ngày 13/10/2017 và Báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch
năm 2018, Báo cáo số 192/BC-TTĐH ngày 31/03/2018.
14. Vũ Hồng Trường, Hà Thanh Tùng (2016), Phát triển hệ thống giao thông
công cộng – kinh nghiệm thực tiến từ hoạt động xe buýt của Hà Nội, Tạp chí
GTVT (12/2016).
15. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 5579/QĐ-UBND ngày
13/09/2013 về việc phê duyệt đề án khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện
tử áp dụng cho mạng lưới vận tải công cộng đô thị trên địa bàn thành phố.
16. Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải – Bộ GTVT (2017), Dự thảo
Đề án hạn chế phương tiện cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các trang Web:
17. www.hanoi.gov.vn - Cổng giao tiếp điện tử - Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội
18. www.itdp-china.org - Viện chính sách phát triển giao thông Trung Quốc
19. www.kinhtedothi.vn - Báo Kinh tế đô thị
20. www. news.zing.vn


21. www. sogtvt.hanoi.gov.vn - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
22. www.thongkehanoi.gov.vn – Cục thống kê thành phố Hà Nội.
23. www.tramoc.com.vn - Trung tâm QL & ĐH GTĐT Hà Nội.
24. www.transerco.com.vn - Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.



×