Tải bản đầy đủ (.pdf) (304 trang)

Đối chiếu thuật ngữ thông tin thư viện anh việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 304 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
ANH – VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 9222024

Hà Nội, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
ANH – VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 9222024

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm

Hà Nội, năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Đối chiếu thuật ngữ thông tin –
thư viện Anh – Việt là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư
liệu, số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực. Đề tài
nghiên cứu và các kết quả chưa được ai công bố.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hải


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

8

1.1.

8


Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. Lý luận chung về thuật ngữ và thuật ngữ thông tin – thư viện

25

1.3. Lý thuyết chung về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

57

Tiểu kết chương 1

60

Chương 2 – ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ

61

THÔNG TIN – THƯ VIỆN ANH – VIỆT
2.1. Đối chiếu phương thức cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện

61

tiếng Anh và tiếng Việt
2.2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện

71

Anh – Việt

2.3. Đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện

85

trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tiểu kết chương 2

102


CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ

105

THÔNG TIN - THƯ VIỆN ANH – VIỆT
3.1. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ thông tin – thư viện

105

Anh – Việt
3.2. Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ thông tin – thư viện

109

Anh – Việt
3.3. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ thông tin – thư viện

142

Anh – Việt

Tiểu kết chương 3

144

KẾT LUẬN

146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

151

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 2:
Bảng 2.1. Số lượng thuật tố cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh

71

Bảng 2.2. Số lương thuật tố cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Việt

72

Bảng 2.3. Phương thức kết hợp thuật ngữ thông tin - thư viện là từ ghép


76

Bảng 2.4. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh 1 thuật tố 77
Bảng 2.5. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Việt 1 thuật tố 78
Bảng 2.6. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh 2 thuật tố 80
Bảng 2.7. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Việt 2 thuật tố 81
Bảng 2.8. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện ba thuật tố

83

Bảng 2.9. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện bốn thuật tố

84

Bảng 2.10. Thống kê từ loại thuật ngữ thông tin – thư viện năm thuật tố

85

Bảng 2.11. Mô hình cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện trong tiếng Anh

99

và tiếng Việt
Chương 3
Bảng 3.1. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ sản phẩm thông tin – thư viện

115

trong tiếng Anh và tiếng Việt

Bảng 3.2. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ dịch vụ thông tin – thư viện

123

trong tiếng Anh và tiếng Việt
Bảng 3.3. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ hoạt động thông tin – thư viện

132

trong tiếng Anh và tiếng Việt
Bảng 3.4. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia hoạt động
thông tin – thư viện trong tiếng Anh và tiếng Việt.

140


BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Thông tin – thư viện

TTTV

Thông tin – thư viện tiếng Việt

TTTV TV

Thông tin – thư viện tiếng Anh

TTTV TA



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học thông tin – thư viện là một ngành khoa học có lịch sử phát triển lâu
đời. Lần đầu tiên nghiệp vụ thư viện được tổ chức giảng dạy như một ngành khoa
học vào ngày 01 tháng 01 năm 1887 tại Trường Kinh tế Thư viện thuộc Đại học
Columbia, Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, trong Pháp lệnh Thư viện năm 2000, Điều 1 đã
ghi rõ: “Thư viện là nơi gìn giữ di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ
chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri
thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí
của mọi tầng lớn nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ cho công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [27, tr.9]. Điều này càng khẳng định rõ vai
trò quan trọng của thư viện trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Ngày nay, xu hướng hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu cho nhiều
ngành khoa học, trong đó có cả khoa học thông tin – thư viện đó là phải có sự hoàn
thiện và phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù hợp với
chuẩn mực chung của thế giới. Là một ngành khoa học có đóng góp lớn cho sự phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội, việc cập nhật tri thức mới của ngành thông tin –
thư viện thông qua việc hệ thống hóa và xây dựng hệ thuật ngữ khoa học chuẩn
được sử dụng trong lĩnh vực này vừa có giá trị khoa học, vừa mang giá trị thời sự
thực tiễn rất rõ rệt.
Có một thực tế là hầu hết các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm, phạm trù, sự
vật, hiện tượng trong lĩnh vực thông tin – thư viện thường được sao phỏng hoặc
vay mượn từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga và sau này là tiếng Anh.
Sự thiếu nhất quán trong cách giải nghĩa, phiên âm, gọi tên các thuật ngữ còn khá
phổ biến. Nhiều thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Việt chưa biểu đạt được chính
1



xác khái niệm mà chỉ mang tính chất giải thích, những thuật ngữ vay mượn nước
ngoài được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau., Những vấn đề này gây khó khăn
cho giảng viên, sinh viên trong giảng dạy, học tập và công tác nghiên cứu, phổ biến
khoa học thông tin – thư viện trong điều kiện tài liệu chuyên môn, sách tham khảo
còn hạn chế.
Những năm gần đây, công tác nghiên cứu các hệ thuật ngữ thuộc một số
ngành khoa học kỹ thuật đã rất được quan tâm. Tuy nhiên, hệ thuật ngữ thông tin –
thư viện hầu như chưa được nghiên cứu, đặc biệt là chưa có công trình nào đặt vấn
đề nghiên cứu thuật ngữ thông tin – thư viện một cách toàn diện về mặt lý thuyết
cũng như về cấu tạo, ngữ nghĩa và cách định danh. Để đảm bảo những thuật ngữ đó
biểu đạt được một cách chính xác những các khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các
sự vật, hiện tượng tương ứng với ngôn ngữ gốc, việc khảo sát, đối chiếu thuật ngữ
thông tin – thư viện Anh - Việt một cách toàn diện và hệ thống là một việc vô cùng
hữu ích và cần thiết.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận án “Đối chiếu thuật ngữ
thông tin - thư viện Anh – Việt”. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung
khảo sát, phân tích các đặc điểm về cấu tạo, định danh và đặc trưng ngữ nghĩa hệ
thuật ngữ thông tin – thư viện trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời tiến hành
đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai hệ thuật ngữ này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ đặc điểm cấu tạo và đặc

điểm định danh hệ thuật ngữ thông tin – thư viện Anh - Việt thông qua việc khảo
sát, phân tích hệ thuật ngữ TTTV trong cả hai ngôn ngữ. Trên cơ sở kết quả khảo
sát và phân tích, tiến hành đối chiếu để làm rõ những điểm giống nhau và khác
nhau giữa hai hệ thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt.


2


Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở góp phần hệ thống hóa và hoàn
thiện hệ thuật ngữ TTTV tiếng Việt cho nhu cầu phát triển và hội nhập với khoa
học thông tin - thư viện toàn cầu; nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh
chuyên ngành, tạo điều kiện thuật lợi cho giảng viên, sinh viên trong giảng dạy, học
tập, tra cứu tài liệu và nghiên cứu khoa học cũng như cho công tác biên soạn từ
điển chuyên môn.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:
1) Khái quát tình hình nghiên cứu thuật ngữ khoa học nói chung và hệ thuật ngữ
khoa học thông tin – thư viện nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam;
2) Xác lập cơ sở lý luận cho luận án qua việc hệ thống hóa các quan điểm lý luận
về thuật ngữ, các phương thức xây dựng hệ thuật ngữ khoa học nói chung và hệ
thuật ngữ TTTV nói riêng trong tiếng Anh và tiếng Việt;
3) Xác định mô hình kết hợp, các thành tố để tạo thành thuật ngữ thông tin – thư
viện, xác định mô hình và phương thức định danh thuật ngữ thông tin – thư viện
trong tiếng Anh và tiếng Việt;
4) Đối chiếu hệ thuật ngữ thông tin – thư viện Anh – Việt về các phương diện đặc
điểm, mô hình cấu tạo và phương thức định danh thuật ngữ nhằm tìm ra điểm
tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ này;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thuật ngữ thông tin – thư viện trong


tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là các thuật ngữ là từ và ngữ biểu đạt các khái niệm,
đối tượng được sử dụng trong chuyên ngành thông tin – thư viện Anh – Việt và sự
đối chiếu các thuật ngữ này trong hai ngôn ngữ. Trong đó tiếng Anh được chọn là
ngôn ngữ chuẩn và tiếng Việt là ngôn ngữ được đối chiếu.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
3


Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ
thông tin – thư viện trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai phương diện: đặc điểm
cấu tạo, đặc điểm và phương thức định danh để tìm ra những điểm giống nhau và
khác nhau của hai hệ thuật ngữ này, ưu nhược điểm của thuật ngữ thông tin – thư
viện tiếng Việt, từ đó góp phần hoàn thiện lý thuyết thuật ngữ học nói chung và hệ
thuật ngữ thông tin – thư viện nói riêng, hướng tới việc xây dựng hệ thuật ngữ
thông tin – thư viện tiếng Việt phù hợp với những chuẩn mực chung của tiếng Việt
và xu hướng quốc tế hóa.
3.3.

Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là 1500 thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng

Anh và 1500 thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Việt, được thu thập từ các cuốn từ
điển song ngữ, đa ngữ, từ điển giải thích, bao gồm:

1. John Feather, Paul Sturges (1997), International encyclopedia of information and
library science. London. - New York : Routledge.


2. Ray Prytherch (1995), Harrod's librarians' glossary, published by Gower.,
England;

3. Reitz, Joan M., (2004), ODLIS: Online Dictionary of Library and Information
Sciences. />
4. ALA - Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt: Glossary of Library and
Information Science (tài liệu dịch), Arizona: NXB Galen Press, Ltd. 1996.

5. Từ điển thuật ngữ thư viện học Việt – Anh – Pháp, Thư viện Khoa học Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, 1997.

6. Từ điển Danh từ Thư viện – Thông tin Anh – Việt, Nguyễn Hữu Viêm (2000).
7. Từ điển chuyên ngành Thư viện – Thông tin Anh – Việt, Thư viện Khoa học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

8. Từ điển chuyên ngành Thư viện – Thông tin Việt – Anh, Thư viện Khoa học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013.
4


Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ những giáo trình chuyên ngành
thông tin – thư viện, các tài liệu, tạp chí, bài báo chuyên đề chuyên ngành thông tin –
thư viện bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu các đặc điểm cấu tạo,
ngữ nghĩa, đặc điểm định danh thuật ngữ thông tin – thư viện Anh – Việt trong các
trường hợp cụ thể, nhằm chỉ ra cái chung hay cái riêng, những điểm tương đồng và

khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ được đối chiếu; mức độ tương đương thuật ngữ giữa
hai hệ thuật ngữ thông tin – thư viện Anh – Việt.
4.2.

Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo thuật

ngữ thông tin – thư viện Anh – Việt về phương thức cấu tạo, từ loại, mô hình câu
tạo; xác định cơ sở đối chiếu, đặc điểm định danh thuật ngữ thông tin – thư viện về
phương diện ngữ nghĩa, hình thức biểu thị và đặc trưng định danh thuật ngữ TTTV
trong cả hai ngôn ngữ.
4.3. Phương pháp phân tích theo thành tố cấu tạo
Phương pháp phân tích thành tố cấu tạo dùng để phân tích các từ, ngữ định
danh để xác định các yếu tố cấu tạo cơ sở trong hệ thống thuật ngữ thông tin – thư
viện tiếng Anh và tiếng Việt; xác định mô hình cấu tạo, trên cơ sở phân tích các
thành tố trực tiếp cũng như mối quan hệ giữa các thành tố trực tiếp cấu tạo nên
thuật ngữ thông tin – thư viện trong cả hai ngôn ngữ Anh – Việt.
4.4.

Thủ pháp nghiên cứu
Thủ pháp được sử dụng trong luận án này là thủ pháp thống kê từ vựng. Thủ

pháp được áp dụng để hệ thống số liệu về hệ thuật ngữ thông tin – thư viện Anh –
Việt như: thống kê từ loại, thống kê yếu tố cấu tạo. Kết quả số liệu thống kê được
5


sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đối chiếu hai hệ thuật ngữ thông tin – thư
viện Anh – Việt.
Ngoài ra, phương pháp luận mà luận án tuân thủ dựa trên trình tự logic và tư

duy khoa học thông qua những phương pháp phân tích, tổng hợp cả về định lượng
và định tính, diễn dịch, quy nạp kết hợp với ví dụ minh họa cụ thể.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu một cách
hệ thống về thuật ngữ thông tin – thư viện trong tiếng Anh và tiếng Việt trên
phương diện đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh.
Trên cơ sở đối chiếu hai hệ thống thuật ngữ thông tin – thư viện Anh – Việt,
luận án làm rõ hơn đặc điểm cấu tạo, phương thức tạo lập và đặc điểm định danh
thuật ngữ TTTV tiếng Việt, bổ sung cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu thuật ngữ
thông tin – thư viện tiếng Việt nói riêng và thuật ngữ học nói chung, góp phần hoàn
thiện hệ thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Việt theo định hướng ngôn ngữ học,
đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
toàn cầu của Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1.

Về mặt lý luận

- Đề tài làm rõ những điểm giống và khác nhau về phương thức tạo lập, phương
thức định danh thuật ngữ thông tin – thư viện trong hai ngôn ngữ Anh-Việt.
Chúng là tên gọi trực tiếp hay gián tiếp của các khái niệm, đối tượng trong lĩnh
vực thông tin – thư viện;
- Đề tài chỉ ra những đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng
Anh trong sự đối chiếu với thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Việt;
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện lý thuyết về ngôn ngữ học nói chung
và thuật ngữ học nói riêng, Từ đó góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho

6



việc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của
xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
6.2.

Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị về mặt thực tiễn đó là
- Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lý, tiến tới hoàn thiện hệ thống thuật ngữ
thông tin – thư viện hiện có của tiếng Việt;
- Là cơ sở để xây dựng, biên soạn từ điển thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng
Việt phục vụ cho sự phát triển ngành thông tin – thư viện nước ta;
- Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy, biên dịch và biên soạn giáo trình, tử điển
chuyên ngành thông tin – thư viện.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học nói chung, thuật ngữ TTTV nói riêng và các
cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện ở Việt Nam.

7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án được chia thành làm
3 chương bố cục như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện Anh Việt
CHƯƠNG 3: Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ thông tin - thư viện
Anh - Việt
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

7



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới

Thuật ngữ học bắt đầu được hình thành và khẳng định như một ngành khoa
học vào những năm 1930 của thế kỷ 20. Các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ trên
thế giới trong thời kỳ đầu tập trung ở hai trung tâm thuật ngữ học lớn đặt tại Áo và
Liên Xô với những nghiên cứu về thuật ngữ được tiến hành bởi các nhà học giả Xô
Viết, Cộng hòa Séc và Áo, hình thành nên ba trường phái lý thuyết thuật ngữ học:
trường phái thuật ngữ học Áo, trường phái thuật ngữ học Xô-viết và trường phái
thuật ngữ học Cộng hòa Séc.
Đại diện nổi bật nhất cho trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo là nhà
ngôn ngữ học Eugen Wüster (1898 -1997). Ông được coi là người khởi xướng trong
các công tác nghiên cứu thuật ngữ, những nghiên cứu của ông mang lại những đóng
góp rất lớn cho sự phát triển thuật ngữ học thời kỳ đầu và là người có ảnh hưởng
lớn đến nghiên cứu thuật ngữ của nhiều học giả sau này. Trong tác phẩm Lí luận
chung về thuật ngữ (1931), Wuster đã đề cập đến những khía cạnh ngôn ngữ học
khi nghiên cứu thuật ngữ, hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ, đưa
ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ và chỉ ra những điểm chính của phương
pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Xô Viết được biết đến với nhiều nhà
học giả nổi tiếng như D.S Lotte, A.I. Moiseev, A.A. Reformatskij, V.P. Danilenko,
A.S. Gerd, T.L. Kandelaki, N.K. Xukhov… Những nghiên cứu của họ đi sâu vào
phân tích bản chất, chức năng, khái niệm của thuật ngữ và đã tìm định nghĩa cho
thuật ngữ khoa học [16], [23], [52], [77], [78], [94], [137]. Bên cạnh đó, do Liên Xô
trước đây là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nên trường phái Xô Viết cũng
nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa các khái niệm và thuật ngữ trên tinh thần của
những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa đa ngôn ngữ của Xô Viết.

8


Tiêu biểu cho trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết là D.S. Lotte (1898
– 1950). Ông được coi là người đi đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện
đại của Nga và là người sáng lập Ủy ban thuật ngữ khoa học kỹ thuật thuộc Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô. Trong công trình nghiên cứu “Những nguyên lý của
việc xây dựng thuật ngữ khoa học kỹ thuật: những vấn đề lý thuyết và phương pháp
luận” (1961), ông đã đề xuất những yêu cầu về thuật ngữ và đưa ra những luận
điểm có tính chất phương pháp luận trong công tác tiêu chuẩn hóa thuật ngữ. Quan
điểm của Lotte thể hiện ở hai ý tưởng: Một là, hệ thuật ngữ là toàn bộ các thuật ngữ
phù hợp với hệ thống khái niệm của một lĩnh vực khoa học hay kĩ thuật đó; Hai là,
hệ thống thuật ngữ thể hiện cái gọi là hệ thống khái niệm.
Về trường phái thuật ngữ học của Cộng hòa Séc, các nghiên cứu tập trung
vào việc miêu tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó
thuật ngữ đóng vai trò quan trọng, vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa
thuật ngữ cũng rất được quan tâm. Đại diện tiêu biểu, được coi là tiên phong của
trường phái này là L.Drodz. Nghiên cứu của ông tập trung vào chức năng của ngôn
ngữ, theo hướng tiếp cận ngôn ngữ của trường phái ngôn ngữ học Praha. Xuất phát
từ luận điểm ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, các nhà nghiên cứu theo trường phái
ngôn ngữ học Praha đi tìm chức năng của các yếu tố, các lớp, các cơ chế xuất hiện
trong ngôn ngữ. Vì thế, trường phái ngôn ngữ học Praha còn gọi được gọi là trường
phái chức năng. Các ngôn ngữ chuyên ngành theo trường phái này coi thuật ngữ
như là những đơn vị tạo nên văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng, tồn tại
cũng những văn phong khác như: văn học, báo chí và hội thoại.
Bên cạnh đó, khi nói đến thuật ngữ học giai đoạn cuối thế kỷ 20, không thể
không nhắc đến các nhà thuật ngữ học Âu – Mỹ như Brown R.W [148], Cabré T.W.
[149] (Tây Ban Nha), Sager J.C. (Mỹ) [167]... Ngoài việc định nghĩa thuật ngữ,
nêu bản chất khái niệm và chức năng của chúng, các nhà nghiên cứu này còn có xu
hướng tìm cách xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần phải có của thuật ngữ và công

tác chuẩn hóa thuật ngữ...

9


Theo Auger (1988), quá trình phát triển của thuật ngữ học hiện đại thế kỷ 20
trải qua bốn giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn sơ khai (1930 – 1960), giai đoạn cấu
trúc (1960-1975); giai đoạn bùng nổ (1975-1985) và giai đoạn mở rộng (1985 –
cuối thế kỷ 20). [Dẫn theo 149, tr.5-6]
Đại diện tiêu biểu cho giai đoạn hình thành và phát triển thuật ngữ học này là
các học giả Wüster E. (Áo) và D.S. Lotte (Xô Viết) với những cơ sở lý thuyết ban
đầu về thuật ngữ học và các phương thức xây dựng thuật ngữ khoa học một cách hệ
thống. Trong giai đoạn phát triển thứ hai, nhờ sự phát triển của công nghệ vi tính
máy chủ và xây dựng vốn tài liệu, công tác nghiên cứu thuật ngữ đã đạt những bước
tiến quan trọng. Trên cơ sở những ngân hàng dữ liệu máy tính đầu tiên, một bộ
nguyên tắc quốc tế về xử lý dữ liệu thuật ngữ được đề xuất và phương hướng xây
dựng, phát triển hệ thuật ngữ đi cùng với chuẩn hóa thuật ngữ trong ngôn ngữ bắt
đầu hình thành.
Thời kỳ 1975 – 1985 được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của thuật
ngữ học. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mang lại sự thay đổi
căn bản trong công tác xử lý dữ liệu thuật ngữ. Bên cạnh những nghiên cứu lý
thuyết, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về mặt thực tiễn như vai trò của thuật ngữ
khoa học, chuyên môn với sự phát triển của các ngành khoa học liên ngành, định
hướng mới trong lý thuyết về thuật ngữ học hay phát triển hệ thuật ngữ khoa học
gắn với kế hoạch hóa ngôn ngữ (language planning) và hiện đại hóa ngôn ngữ
(language modernization).
Giai đoạn cuối thế kỷ 20, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học – kỹ thuật và dịch
vụ, thuật ngữ học có nhiều cơ hội phát triển. Đi cùng với đó là những vấn đề mới
nảy sinh trong công tác xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ khoa học nhằm đáp

ứng các yêu cầu xã hội. Mô hình phát triển thuật ngữ học gắn liền với hoạch định
ngôn ngữ ngày càng được quan tâm nghiên cứu, nhất là ở các nước đang phát triển,
nơi mà các chính sách hoạch định ngôn ngữ và phát triển hệ thuật ngữ khoa học vẫn
đang trên con đường hoàn thiện.
10


Về tình hình nghiên cứu thuật ngữ học đầu thế kỷ 21
Trong hơn mười lăm năm qua, quan niệm về thuật ngữ học và các vấn đề của
thuật ngữ học của các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều thay đổi. Điều này
được thể hiện rất rõ qua những đề xuất lý thuyết thuật ngữ mới tùy theo từng đường
hướng nghiên cứu thuật ngữ cụ thể, như đường hướng thuật ngữ học xã hội, xã hội
học tri nhận, thuật ngữ học văn bản… Đặc biệt là lý thuyết thuật ngữ học mới theo
đường hướng giao tiếp (Communicative theory of terminology) được coi là trường
phái lý thuyết mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và có khả năng giải quyết những
hạn chế và vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển thuật ngữ học mà hướng
nghiên cứu dựa trên lý thuyết thuật ngữ học truyền thống của Áo, Xô viết và Séc
chưa giải quyết được.
Các nghiên cứu về thuật ngữ trong giai đoạn này được tiến hành theo ba
hướng tiếp cận cơ bản: thuật ngữ học theo hướng ngôn ngữ học (lingusitic
approach); thuật ngữ học theo hướng dịch dịch thuật (translation-oriented
approach) và thuật ngữ học theo hướng kế hoạch hóa ngôn ngữ (language
planning) [149, tr. 13-14].
Hướng tiếp cận thuật ngữ học trên góc độ ngôn ngữ học vẫn dựa trên nền
tảng lý thuyết thuật ngữ học truyền thống được Wuster và những học giả kế thừa
ông phát triển với ba trường phái ngôn ngữ học: trường phái ngôn ngữ học Áo,
trường phái ngôn ngữ học Xô Viết và trường phái ngôn ngữ học Séc. Cơ sở lý
thuyết của các nghiên cứu theo hướng tiếp cận này, theo cách gọi của Cabré (trong
công trình nghiên cứu của mình), là lý thuyết thuật ngữ học tổng quát (General
Theory of Terminology - GTT) để phân biệt với hướng nghiên cứu lý thuyết mới

được gọi là lý thuyết thuật ngữ học theo hướng giao tiếp (Communicative Theory of
Terminology - CTT) [149, tr. 14-15].
Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận thuật ngữ với dịch thuật và kế hoạch hóa
ngôn ngữ xuất phát từ yêu cầu trao đổi ngôn ngữ của các quốc gia, vùng lãnh thổ có
môi trường giao tiếp song ngữ hoặc đa ngôn ngữ, ví dụ như Quebec (Canada),
Walloon (Bỉ) hay các tổ chức quốc tế sử dụng đa ngôn ngữ như Liên hợp quốc,
11


UNESCO, FAO… Nghiên cứu thuật ngữ trong môi trường đa ngôn ngữ sẽ hỗ trợ
rất nhiều cho công tác dịch thuật. Để có thể chuyển dịch thuật ngữ, cần phải có
đồng thời kiến thức về ngôn ngữ đích và chuyên ngành tương ứng. Hướng nghiên
cứu này góp phần tạo ra cơ sở dữ liệu thuật ngữ và xây dựng các hệ thuật ngữ tương
đương trong nhiều ngôn ngữ và là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà dịch thuật
nhằm nâng cao chất lượng bản dịch chuyên môn.
Kế hoạch hóa ngôn ngữ là chương trình chính phủ nhằm xây dựng và phát
triển một ngôn ngữ nhỏ trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Ví dụ như
chính sách phát triển tiếng Pháp, vốn là ngôn ngữ sử dụng chủ yếu tại Quebec,
Canada, trở thành ngôn ngữ chính thức được sử dụng song song với tiếng Anh tại
quốc gia này. Yêu cầu phát triển ngôn ngữ đã tạo điều kiện thúc đẩy các hệ thuật
ngữ chuyên môn hình thành và phát triển. Nghiên cứu thuật ngữ theo hướng kế
hoạch hóa ngôn ngữ trở thành hướng nghiên cứu mới được các nhà khoa học quan
tâm. Nói đến những nghiên cứu tiếp cận theo hướng này, không thể không nhắc đến
Bassey Edem Antia, nhà ngôn ngữ học người Nigeria, người đã phát triển khung lý
thuyết và thực tiễn cho quản lý và hoạch định thuật ngữ và tiến hành nghiên cứu
trên các trường hợp cụ thể ở một số quốc gia châu Phi như Somalia, Tazania,
Nigeria… Tác giả đã thiết lập một lý thuyết khung cho công tác hoạch định thuật
ngữ trên cơ sở lý thuyết khái niệm, phương thức kết hợp từ với phương thức giao
tiếp và kiến thức chuyên môn. Theo đó, những yếu tố quan trọng của khung lý
thuyết thuật ngữ này bao gồm hệ thống các khái niệm và mối liên quan, định nghĩa,

xác định hệ thuật ngữ, các hệ thống thuật ngữ, cơ sở dữ liệu thuật ngữ và sự phối
hợp của các chuyên giatrong lĩnh vực chuyên môn. [Antia: 144; 2000].
Lý thuyết thuật ngữ học theo đường hướng giao tiếp (CTT)
Cabré M.T, nhà ngôn ngữ học người Tây Ban Nha, được coi là người tiên
phong trong việc phát triển các nghiên cứu lý thuyết theo hướng tiếp cận này. Bà
cho rằng “mục tiêu nghiên cứu của Wuster là loại bỏ sự mơ hồ nghĩa trong các từ
ngữ kỹ thuật trong môi trường giao tiếp chuyên môn quốc tế bằng cách chuẩn hóa
các khái niệm chuyên môn đó chứ không xem xét thuật ngữ học với tất cả tính đa
12


dạng và đa diện của nó. Rõ ràng là lý thuyết thuật ngữ học truyền thống nhấn mạnh
đến những nguyên tắc xây dựng hệ thống khái niệm theo hướng chuẩn hóa” [150,
tr. 167].
Cabré M.T. ủng hộ việc xây dựng một lý thuyết mới về thuật ngữ học, một
cơ sở quan trọng trong định hướng xây dựng thuật ngữ học trở thành một ngành độc
lập với vị trí riêng. Tiền đề lý thuyết bà đưa ra là: Thứ nhất, thuật ngữ học trước hết
phải là xác định các nhu cầu đồng thời đưa ra các giải pháp để giải quyết những nhu
cầu cụ thể đó trong một ngành chuyên môn nhất định; Thứ hai, thuật ngữ học bao
gồm các đơn vị thuật ngữ mang tính đa chiều và có sự tương tác giữa lĩnh vực
chuyên môn, thực thể ngôn ngữ và các thực thể giao tiếp”. “Các đơn vị thuật ngữ”
bao gồm hệ thống các khái niệm (phương diện tri nhận), thuật ngữ (phương diện
ngôn ngữ) và các yếu tố ngữ cảnh (phương diện giao tiếp)” [150, tr.182;187].
Cabré đã đồng quan điểm với Antia B.E. trong việc cần phải xây dựng được
một khung lý thuyết cho những nguyên tắc xây dựng thuật ngữ. Cabré nghiên cứu
các đơn vị thuật ngữ trong khung giao tiếp và môi trường diễn ngôn đặc biệt. Khung
giao tiếp đó được xác định qua chuỗi thông tin có hệ thống và trên hai đặc trưng
ngôn ngữ: Một là, đặc trưng từ vựng (lexical) – sử dụng các đơn vị từ có ý nghĩa
giới hạn trong một ngữ cảnh đặc biệt; Hai là, đặc trưng văn bản (textual) bao gồm
văn bản có nội dung biểu đạt chính xác. Cabré cũng chỉ ra ba điều kiện cần và đủ

cho việc xây dựng khung nghiên cứu cho lý thuyết thuật ngữ học mới với tư cách là
một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, đó là điều kiện ngôn ngữ tự nhiên (dưới góc độ
ngôn ngữ, tri nhận và xã hội), điều kiện giao tiếp đặc biệt (dựa trên sự trao đổi các
vấn đề chuyên môn giữa nhà khoa học và người làm chuyên môn) và điều kiện
chuyên môn hóa (sự trao đổi trong các lĩnh vực chuyên môn). Thuật ngữ cần được
nghiên cứu trong các tình huống giao tiếp tự nhiên và trên góc độ xã hội. Lý thuyết
thuật ngữ theo hướng giao tiếp (CTT) chính là lý thuyết có thể giải quyết các vấn đề
đa chiều của thuật ngữ. Những yếu tố mang tính xã hội như tình hình chính trị, kinh
tế - xã hội và ngôn ngữ quốc gia sẽ là những nhân tố tác động tới quá trình xây
dựng và phát triển hệ thuật ngữ khoa học.
13


1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học tiếng Việt bắt đầu hình thành đầu thế kỷ
XX. Dưới ảnh hưởng của văn hóa chế độ thực dân Pháp, thuật ngữ chỉ xuất hiện lẻ
tẻ và bắt đầu phôi thai hình thành khi chữ quốc ngữ gốc La tinh được sử dụng. Nhờ
sự giác ngộ của những nhà nho yêu nước, chữ quốc ngữ La tinh hóa được tiếp nhận
vào đời sống tri thức, báo chí được xuất bản bằng chữ quốc ngữ phát triển. Khởi
đầu là bộ phận thuật ngữ trong văn bản Đông kinh nghĩa thục – phong trào cải cách
văn hóa đầu thế kỷ 20 (1907), sau đó là trong các tạp chí Đông dương tạp chí
(1913-1917), Nam phong tạp chí (1917-1934), báo Hữu thanh (1922), tác phẩm
Đường Kách mệnh (1927) của Nguyễn Ái Quốc.. Những xuất bản phẩm thời kỳ này
là các chủ đề mang tính chuyên môn “có khả năng hiện diện thuật ngữ là những từ
chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm trong khoa học, kỹ thuật”. Đến cuối những năm
1930 của thế kỷ 20, một lớp từ ngữ khoa học chính trị mới, có tính chất chuyên môn
của Việt Nam đã hình thành. Theo như cách nhận định của tác giả Lê Quang Thiêm
“đây là bộ phận quan trọng, cùng với một bộ phận nhỏ các từ ngữ chuyên môn khác
như kinh tế, lịch sử, văn học, giáo dục….là bộ phận mở đầu cho sự hình thành hệ
thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam hiện đại” [108, tr. 47].

Còn theo Hà Quang Năng [85,33], lịch sử tiếng Việt hiện đại nước ta trải qua
bốn dấu mốc lớn, đó là: (i) Sự xuất hiện của người Pháp và sự ra đời của chữ quốc
ngữ; (ii) Sau cách mạng tháng 8; (iii) Những năm 60 của thế kỉ 20 và sau năm 1985.
Những cột mốc này đã ghi nhật sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt, đó cũng là
những dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Ở thời kỳ đầu, thuật ngữ tiếng Việt mới chỉ là một ít tập thuật ngữ đối chiếu
thuộc một số ngành khoa học cơ bản như thuật ngữ khoa học kỹ thuật trong các tạp
chí chuyên môn như “Khoa học tạp chí” (1931 – 1933) và “Báo khoa học” (19421943). Về thuật ngữ khoa học nước ngoài, thì có các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như
“Danh từ khoa học (Toán, Lý, Hóa, Cơ, Thiên văn)” của Hoàng Xuân Hãn (1942);
“Danh từ khoa học” – phần Sinh vật, của Đào Văn Tiến (1942); Danh từ thực vật
Pháp – Việt của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn (1944). Trong đó, sự ra đời của
14


cuốn “Danh từ khoa học” đã đặt dấu mốc quyết định cho sự ra đời của hệ thuật ngữ
tiếng Việt ngày nay. Trong đó, Hoàng Xuân Hãn lần đầu tiên đặt vấn đề xem xét
các thuật ngữ khoa học kỹ thuật một cách có hệ thống. Ông đã nêu lên 8 yêu cầu khi
đặt một danh từ khoa học mới, chưa có trong tiếng Việt. Đồng thời, lần đầu tiên ông
đưa ra ba phương thức đặt thuật ngữ (bao gồm sử dụng từ thông thường, mượn
tiếng Hán và phiên âm từ các tiếng Ấn – Âu). Nói về vai trò của cuốn Danh từ khoa
học, tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng:“Giá trị của cuốn Danh từ khoa họccnằm ở
chỗ không chỉ cung cấp vốn thuật ngữ một số ngành khoa học tự nhiên cơ bản mà
còn lý luận về hệ thuật ngữ, về nguyên tắc và phương pháp xây dựng thuật ngữ
tiếng Việt hiện đại”. [108, tr. 88]
Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám, tiếng Việt được dùng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực đời sống chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, tạo ra một bước phát
triển mới, vô cùng mạnh mẽ của thuật ngữ tiếng Việt. Việc chuyển dịch, soạn thuật
ngữ phục vụ cho khoa học, giáo dục đã hình thành cơ sở đầu tiên cho thuật ngữ
ngành, chuyên ngành. Theo thống kê trong thời kỳ này, có tất cả 7 tập thuộc 5
ngành, được khoảng 4 vạn thuật ngữ, bao gồm các lĩnh vực y học, kinh tế - tài chính

và triết học. Về các công trình công bố, xuất bản phẩm về thuật ngữ có thể kể đến:
Ở miền Bắc có Danh từ nông học Pháp – Việt (1948) của Bùi Huy Đáp, Danh từ y
học Pháp – Việt (1951) của Trịnh Đình Cung, Danh từ giải phẫu Pháp – Việt (Đỗ
Xuân Hợp)…; Ở miền Nam có Danh từ thực vật Pháp –Việt (1945) của tác giả
Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn,Danh từ Toán học (1953) của Đào Trọng Đủ,
Danh từ kinh tế tài chính Pháp – Việt (1954) của Đào Trọng Hợi… [108, tr.145].
Đặc biệt là, từ sau khi hòa bình lập lại (1954), nước ta đã có bước phát triển
mới về nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học. Các hướng nghiên cứu tập
trung vào hai vấn đề: Một là, nghiên cứu lý luận về thuật ngữ để làm cơ sở cho hoạt
động xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ; Hai là, thực tiễn xây dựng các hệ thống
thuật ngữ và biên soạn các từ điển thuật ngữ.
Về tình hình phát triển thuật ngữ ở miền Nam sau năm 1954, ở thời kỳ này,
hoạt động giáo dục và khoa học ở miền Nam trong nhà trường và trong các cơ sở
15


khoa học vẫn sử dụng tiếng Pháp. Về định hướng đặt, dịch thuật ngữ chủ yếu vẫn
theo quan niệm của Hoàng Xuân Hãn trong Danh từ khoa học. Công trình được
công bố sớm nhất là cuốn Danh từ chuyên khoa Việt ngữ (1958) của Đàm Quang
Hậu và Đào Trọng Đủ. Trong công trình này, hai tác giả cho rằng phiên âm thuật
ngữ khoa học phải xuất phát từ đặc điểm ngữ âm và chữ viết tiếng Việt hiện hành,
song ý tưởng tiên phong này chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Ở miền Nam,
người chính thức đặt vấn đề xây dựng thuật ngữ phải kể đến Lê Văn Thới. Với tư
cách là thành viên “Ủy ban quốc gia soạn thảo danh từ chuyên môn” (thành lập
tháng 7-1960), Lê Văn Thới và Nguyễn Văn Dương đã công bố chính thức bản
nguyên tắc đã được soạn thảo trước đó làm tài liệu chính thức cho công tác xây
dựng thuật ngữ khoa học ở miền Nam Việt Nam có tiêu đề: “Nguyên tắc soạn thảo
danh từ chuyên khoa” (xuất bản lần đầu năm 1963). Cùng với các quan niệm của
Đàm Quang Hậu, Đàm Trọng Đủ, tiếp sau là Nguyễn Hữu và Bùi Hữu Bích trong
Danh từ cơ thể học (1963). Có thể chỉ ra những điểm chính trong quan niệm của Lê

Văn Thới và Nguyễn Văn Dương như sau: 1 – Xác định vấn đề tiêu chuẩn cần phải
có của một thuật ngữ khoa học. 2 – Vấn đề phương pháp tạo ra hệ thống thuật ngữ.
3 – Vấn đề phiên âm thuật ngữ nước ngoài gốc Ấn – Âu ra tiếng Việt. 4 – Vấn đề
danh pháp hóa học, tên riêng trong thuật ngữ [108, tr.143].
Giai đoạn 1960-1984, Ủy ban khoa học Nhà nước đã ban hành “Bản quy
định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên” (1960) và bản
“Nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học xã hội”. Đây được coi là những văn bản
chính thức làm cơ sở hướng dẫn biên soạn thuật ngữ khoa học một cách thống nhất.
Tại “Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” (tháng 12 năm 1964) do
Ủy ban khoa học Nhà nước tiến hành, Lưu Vân Lăng đã trình bày bản báo cáo đề
dẫn:“Về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài” trong đó đề cập các nguyên
tắc xây dựng thuật ngữ, vấn đề dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài, đặc biệt là có
nêu rõ 3 tiêu chuẩn đặt thuật ngữ: khoa học, dân tộc và đại chúng. Thuật ngữ học và
các vấn đề liên quan được đưa ra trao đổi và bàn luận rộng rãi, tập trung vào các nội
dung: khái niệm thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức xây dựng thuật
16


ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài, có nên chấp nhận hay không những
yếu tố ngoại lai (các chữ cái J, F, W, Z; các tổ hợp phụ âm đầu br, cr, fr…) cho phù
hợp với xu hướng quốc tế hóa mà vẫn dễ hiểu trong tiếng Việt.
Giai đoạn sau năm 1985, đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường, mở
cửa hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu. Với sự bùng nổ của cách mạng khoa
học và công nghệ trên thế giới, tiếng Việt đã không ngừng phát triển theo hướng
hiện đại hoá, mở rộng chức năng và phạm vi hoạt động. Trong giai đoạn này các từ
điển thuật ngữ phát triển rầm rộ, đặc biệt là các từ điển song ngữ của các ngành
kinh tế mũi nhọn, các ngành kinh tế mới phát triển như tin học, điện tử, viễn thông,
du lịch, thương mại…, trong đó có tới 55 cuốn là từ điển đối chiếu dịch thuật. [Dẫn
theo 80, tr.33].
Những cột mốc trên đã ghi nhận sự phát triển, sự lớn mạnh không ngừng của

tiếng Việt, đó cũng là những dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển của thuật
ngữ tiếng Việt với những thay đổi nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Với
cuốn “Danh từ khoa học”, Hoàng Xuân Hãn đã đặt nền móng đầu tiên cho những
nghiên cứu lý thuyết đối với thuật ngữ ở Việt Nam. Kể từ đó đã ra đời nhiều công
trình nghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết về thuật ngữ của các học giả tên tuổi như:
Nguyễn Văn Tu, Vân Lăng, Như Ý, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Khả
Kế, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Lê Quang Thiêm, Nguyễn
Đức Tồn, Hà Quang Năng... Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt
Nam thời kỳ này đã tập trung giải quyết các vấn đề về định nghĩa thuật ngữ, vị trí
thuật ngữ trong ngôn ngữ, đặc điểm của thuật ngữ, sự hình thành thuật ngữ học, vấn
đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt. v.v...
 Về tình hình phát triển thuật ngữ học tiếng Việt đầu thế kỷ 21
Bước sang thế kỉ thứ 21, trong xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, những vấn đề lý luận của thuật ngữ được
đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu về thuật ngữ trong tiếng Việt trên bình diện lý
thuyết đã có những thành tựu tương đối lớn với những công trình mang tính chất

17


tổng kết và phát triển rất sâu của Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang
Năng, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt… Cụ thể là
Năm 2000, Nguyễn Văn Khang có công trình nghiên cứu về “Chuẩn hóa
thuật ngữ nhìn từ bối cảnh xã hội” và bàn về “Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lí
từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt”. [60], [61]
Năm 2009, tác giả Hà Quang Năng có công trình “Sự phát triển của từ vựng
tiếng Việt nửa sau thế kỉ XX”, trong đó có một chương khái quát về những chặng
đường phát triển của tiếng Việt, các con đường hình thành thuật ngữ tiếng Việt và
những giải pháp cụ thể trong việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài vào tiếng Việt.
Năm 2010, tác giả Lê Quang Thiêm đã hoàn thành công trình nghiên cứu “Sự

phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945 đến 2005”. Công trình bao quát sự biến
đổi nghĩa - một địa hạt trừu tượng gắn liền ngôn ngữ - tư duy - văn hoá trên một
loại thực thể trọng tâm của ngữ nghĩa học: ngữ nghĩa học từ vựng. Đây là công trình
đầu tiên trong Việt ngữ học nghiên cứu công bố một cách bài bản, khoa học sự phát
triển nghĩa từ vựng tiếng Việt trong vòng 60 năm qua..
Năm 2013, trên cơ sở đề tài khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản về cơ sở
lí luận và phương pháp luận biên soạn các loại gồm từ điển và bách khoa thư Việt
Nam” (PGS.TS Phạm Hùng Việt làm chủ nhiệm), cuốn sách “Thuật ngữ học –
những vấn đề lí luận và thực tiễn” do Hà Quang Năng chủ biên được xuất bản. Đây
là công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết một số vấn đề cơ bản về thuật ngữ
học, đồng thời cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn của từ điển học thuật ngữ
ở Việt Nam và nước ngoài.
Mời đây là tháng 5 năm 2015, trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Quốc gia về “Nghiên cứu hệ thuật ngữ tiếng Việt hiện đại nhằm góp phần xây dựng
nền văn hóa tri thức Việt Nam”, Lê Quang Thiêm đã viết cuốn “Sự phát triển hệ
thuật ngữ tiếng Việt theo định hướng văn hóa (từ 1907 – 2005)”. Đây là công trình
nghiên cứu lớn mà trong đó tác giả đã khái quát và phân tích quá trình phát triển
thuật ngữ khoa học tiếng Việt trong hơn một thế kỷ qua. Một cái nhìn xuyên suốt từ
lúc hệ thống thuật ngữ tiếng Việt hiện đại phôi thai hình thành, khi chính sách khai
18


×