Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu thuật ngữ thông tin thư viện anh việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.3 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
THÔNG TIN - THƯ VIỆN ANH - VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9222024

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2018


Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm

Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: GS. TS. Bùi Minh Toán
Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Văn Tình

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa
học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà Nội.
Vào hồi… giờ….ngày….tháng … năm …..



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xu hướng hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu các ngành khoa học cần phải
có sự hoàn thiện và phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt cho phù hợp
với chuẩn mực chung của thế giới. Là một ngành khoa học có lịch sử phát triển lâu
đời, hệ thuật ngữ thông tin – thư viện (TTTV) cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
1.2. Sự thiếu nhất quán trong cách giải nghĩa, phiên âm, gọi tên các thuật ngữ TTTV
được sao phỏng, vay mượn từ tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh còn phổ biến.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các tài liệu chuyên môn như sách tham khảo, cẩm nang sử
dụng thuật ngữ TTTV đã gây khó khăn cho việc giảng dạy và học tập cũng như phổ
biến môn khoa học này.
3.1. Trên cơ sở nguồn tư liệu thu được, chúng tôi thấy hiện chưa có công trình nghiên
cứu thuật ngữ TTTV một cách toàn diện về mặt lý thuyết cũng như về cấu tạo, ngữ
nghĩa và cách định danh.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận án “Đối chiếu thuật ngữ thông tin thư viện Anh – Việt”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là góp phần hệ thống hóa những lí luận thuật ngữ học nói
chung và thuật ngữ TTTV nói riêng và làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau
về phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và phương thức định danh thông qua việc đối
chiếu hệ thuật ngữ TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau: 1.
Khái quát tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ TTTV trên thế giới và ở Việt

Nam; 2. Xác lập cơ sở lý luận cho luận án dựa trên các quan điểm lý luận về thuật
ngữ và thuật ngữ TTTV Anh - Việt; 3. Miêu tả, phân tích các đặc điểm thuật ngữ
TTTV Anh - Việt về mô hình cấu tạo, ngữ nghĩa và đặc điểm định danh; 4. Phân tích,
đối chiếu thuật ngữ TTTVAnh – Việt về các phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ
nghĩa và phương thức định danh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ
thuật ngữ trong cả hai ngôn ngữ;
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt
trên hai loại đơn vị từ vựng là từ và ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt
trên hai phương diện: đặc điểm cấu tạo và đặc điểm, phương thức định danh để tìm ra
những điểm giống nhau và khác nhau của hai hệ thuật ngữ này.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
1


Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ thu thập từ các cuốn từ điển
song ngữ hoặc đa ngữ là từ điển giải thích Anh – Việt, Việt – Anh, Việt - Anh – Pháp
Anh – Anh. Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ những giáo trình chuyên
ngành TTTV, các tài liệu, tạp chí, bài báo chuyên đề chuyên ngành TTTV bằng tiếng
Anh và tiếng Việt..
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu luận án áp dụng tổng hợp các phương pháp
sau: 1. Phương pháp so sánh đối chiếu, 2..Phương pháp miêu tả, 3.Phương pháp phân
tích theo thành tố cấu tạo.
Ngoài ra, để thực hiện luận án một cách khoa học và chính xác luận án còn áp
dụng thủ pháp thống kê từ vựng kết hợp với phân tích, tổng hợp mô hình hóa, lập
bảng biểu để đưa ra kết quả phân tích nghiên cứu.

5. Đóng góp của luận án
Luận án dự kiến sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận, kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện lý thuyết về về ngôn ngữ học
nói chung và thuật ngữ học nói riêng, từ đó góp phần cung cấp các luận cứ khoa học
cho việc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam.
Về thực tiễn, luận án sẽ có đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu thuật ngữ,
công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, các nhà khoa
học ngành khoa học TTTV. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng là nguồn
tài liệu tham khảo hữu ích cho những những người có quan tâm đến sự phát triển và
xây dựng hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và trích dẫn, Luận án
chia thành làm 3 chương bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
và cơ sở lý luận; Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh - Việt;
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ thông tin - thư viện Anh - Việt
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Thuật ngữ học bắt đầu được hình thành và khẳng định như một ngành khoa
học vào những năm 1930 của thế kỷ 20. Các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ trên
thế giới thời kỳ đầu tập trung ở hai trung tâm thuật ngữ học lớn đặt tại Áo và Liên
Xô. Những nghiên cứu về thuật ngữ được các nhà học giả Xô Viết, Cộng hòa Séc
và Áo thực hiện, hình thành nên ba trường phái lý thuyết thuật ngữ học: trường
phái thuật ngữ học Áo, trường phái thuật ngữ học Xô-viết và trường phái thuật ngữ
học Cộng hòa Séc.

2



Nhà khoa học người Áo E. Wuster (1898 - 1977) được coi là người đặt nền
móng cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm
1985 là giai đoạn đánh dấu sự phát triển rực rỡ của thuật ngữ học với các công trình
nghiên cứu về thuật ngữ của nhà khoa học tên tuổi của Xô Viết như D.S Lotte,
A.A. Reorfomaxki, T. Kogotkova, A.S. Gerd, …
Giai đoạn năm 1985 - cuối thế kỷ 20, thuật ngữ học đã phát triển rộng hơn với
những đóng góp đáng kể của các nhà thuật ngữ học Âu – Mỹ như Brown R.W, Sager
J.C, Cabré T.W. Ngoài việc định nghĩa thuật ngữ, nêu bản chất khái niệm và chức
năng của chúng, các nghiên cứu giai đoạn này theo hướng tới tìm và xác định các tiêu
chuẩn cụ thể cần phải có của thuật ngữ và công tác chuẩn hóa thuật ngữ.
Bước sang thế kỷ 21,trong xu hướng toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế trong nghiên
cứu về thuật ngữ được mở rộng, khởi đầu cho những lý thuyết mới về thuật ngữ học.
Đại diện cho trường phái nghiên cứu mới về thuật ngữ học tiêu biểu có Cabré T.W.,
Antia, Temmerman…
Lý thuyết mới có tên gọi là thuật ngữ học theo đường hướng giao tiếp
(Communicative theory of terminology) đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Các
nghiên cứu về thuật ngữ trong giai đoạn này được tiến hành theo ba hướng tiếp cận
cơ bản: thuật ngữ học theo hướng ngôn ngữ học (lingusitic approach); thuật ngữ học
theo hướng dịch thuật (translation-oriented approach) và thuật ngữ học theo hướng kế
hoạch hóa ngôn ngữ (language planning).
1.1.2.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học tiếng Việt bắt đầu hình thành đầu thế kỷ XX.
Theo tác giả Hà Quang Năng, lịch sử tiếng Việt hiện đại trải qua bốn dấu mốc lớn, đó
là: (i) Sự xuất hiện của người Pháp và sự ra đời của chữ quốc ngữ; (ii) Sau cách mạng
tháng 8; (iii) Những năm 60 của thế kỉ 20 và sau năm 1985. Những giai đoạn này đã
ghi nhật sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt, đó cũng là những dấu mốc quan trọng
của lịch sử phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Với sự ra đời của cuốn “Danh từ khoa học” (1942), Hoàng Xuân Hãn có thể
coi là người học giả đầu tiên đặt vấn đề xem xét các thuật ngữ khoa học kỹ thuật một
cách có hệ thống khi ông nêu lên 8 yêu cầu khi đặt một danh từ khoa học mới, chưa

có trong tiếng Việt và ba phương thức đặt thuật ngữ.
Sau cách mạng tháng 8, đặc biệt là, từ sau khi hòa bình lập lại (1954), nước ta đã
có bước phát triển mới về nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học. Các hướng
nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: Một là, nghiên cứu lý luận về thuật ngữ để làm
cơ sở cho hoạt động xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ; Hai là, thực tiễn xây dựng các
hệ thống thuật ngữ và biên soạn các từ điển thuật ngữ.
Ở miền Nam sau 1954, người chính thức đặt vấn đề xây dựng thuật ngữ phải kể
đến Lê Văn Thới và Nguyễn Văn Dương với việc đưa ra bản nguyên tắc xây dựng
thuật ngữ khoa học ở miền Nam Việt Nam có tiêu đề: “Nguyên tắc soạn thảo danh từ
chuyên khoa” (1963).
3


Sau năm 1985, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, sự bùng nổ của cách mạng
khoa học và công nghệ trên thế giới, tiếng Việt đã không ngừng phát triển theo hướng
hiện đại hoá, mở rộng chức năng và phạm vi hoạt động.
Trong giai đoạn này, các từ điển thuật ngữ phát triển rầm rộ, đặc biệt là các từ
điển song ngữ của các ngành kinh tế mũi nhọn, như tin học, điện tử, viễn thông, du
lịch, thương mại … Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết về
thuật ngữ học được thực hiện bởi những học giả tên tuổi như Nguyễn Văn Tu, Vân
Lăng, Như Ý, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Khả Kế, Đái Xuân Ninh,
Đỗ Hữu Châu, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng... Những nghiên
cứu thuật ngữ thời kỳ này tập trung giải quyết các vấn đề về định nghĩa thuật ngữ, vị
trí thuật ngữ trong ngôn ngữ, đặc điểm của thuật ngữ, sự hình thành thuật ngữ học,
vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt. v.v...
Về sự phát triển thuật ngữ học tiếng Việt đầu thế kỷ 21, trên bình diện lý thuyết
đã có những công trình mang tính chất tổng kết và phát triển rất sâu của Lê Quang
Thiêm, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt…
Bên cạnh đó số lượng những công trình luận án nghiên cứu về thuật ngữ cũng
tăng đáng kể. Vấn đề tìm hiểu và xây dựng hệ thuật ngữ chuyên ngành, đã trở thành

một xu hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trên
các phương diện: Cấu tạo thuật ngữ, chuẩn hóa thuật ngữ và một số công trình lý luận
về thuật ngữ chuyên ngành như thuật ngữ doanh nghiệp; về từ vựng và hiện tượng
ngữ pháp trong văn bản chuyên môn v.v…
Đặc biệt là có những công trình luận án đã nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ trong
tiếng Việt với thuật ngữ trong các ngôn ngữ khác dưới góc độ ngôn ngữ học và tương
đương dịch thuật. Trên cơ sở khảo sát, đối chiếu giữa các hệ thuật ngữ chuyên ngành,
các tác giả hướng tới việc xác lập cơ sở xây dựng thuật ngữ mới, chuẩn hóa các hệ
thuật ngữ chưa đạt, làm giàu thêm thuật ngữ tiếng Việt.
1.1.3. Tình hinh nghiên cứu thuật ngữ TTTV
1.1.3.1. Tình hinh nghiên cứu thuật ngữ TTTV tiếng Anh
Tiếng Anh chuyên ngành được phát triển từ thời gian đầu những năm 1960 khi
việc sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ khoa học quốc tế tăng nhanh. Là một bộ phận
của vốn từ của ngôn ngữ Anh, việc hệ thuật ngữ TTTV tiếng Anh cũng có điều kiện
phát triển. Tuy nhiên, có thể nói hầu hết các công trình nghiên cứu về khoa học
TTTV tập trung vào các vấn đề như lịch sử hình thành và phát triển, cơ sở lý thuyết
và ứng dụng trong hoạt động của ngành TTTV, công tác chuyên môn- nghiệp vụ…
Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
sâu về thuật ngữ TTTV dưới góc độ ngôn ngữ học hay có sự đánh giá về tính chính
xác của thuật ngữ, vấn đề đặt thuật ngữ hay phiên chuyển nó từ tiếng Anh sang các
ngôn ngữ khác hoặc ngược lại v.v… Mặc dù vậy, những kết quả trong công tác biên
soạn từ điển thuật ngữ tiếng Anh lại rất đáng ghi nhận. Nhiều từ điển chuyên ngành,
từ điển giải thích chuyên ngành TTTV đã ra đời. Điển hình là cuốn “The ALA
4


Glossary of Library and Information Science” , 1996 - Michael Levine-Clark và Toni
M. Carter, NXB Galen Press, Ltd;
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ TTTV tiếng Việt
Nếu như trong tiếng Anh chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu

về thuật ngữ TTTV theo hướng tiếp cận lý thuyết trên phương diện ngôn ngữ học thì
trong tiếng Việt tình hình cũng tương tự.
Một số nhà thư viện học Việt Nam quan tâm đến hệ thuật ngữ TTTV và đề cập
đến tình trạng khi phiên chuyển từ ngôn ngữ nước ngoài có sự không chặt chẽ, chẳng
hạn thuật ngữ “Nguồn lực thông tin” hay “Tài nguyên thông tin” (tiếng Anh là
Information Resources). Đồng thời, các nhà khoa học cũng đề xuất ý kiến thử chuẩn
hóa một số thuật ngữ trong TTTV. Tuy nhiên, kết quả của những công trình nghiên
cứu ở Việt Nam về hệ thuật ngữ này mới chỉ là những cuốn từ điển đối chiếu song
ngữ, đa ngữ hay từ điển giải thích với các thứ tiếng nước ngoài như: Nga, Anh, Pháp.
1.2. Lý luận chung về thuật ngữ và thuật ngữ TTTV
1.2.1. Khái niệm thuật ngữ
Trong luận án này, thuật ngữ được chúng tôi hiểu như sau: Thuật ngữ là những
từ và cụm từ biểu thị chính xác các khái niệm hoặc đối tượng chuyên môn của một
ngành khoa học, hoặc một lĩnh vực chuyên môn nhất định thuộc các ngành khoa học
kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ v.v…”.
1.2.2. Khái niệm thuật ngữ TTTV
Thuật ngữ TTTV được hiểu “là những từ và cụm từ cố định gọi tên chính xác
các loại khái niệm, các đối tượng thuộc lĩnh vực TTTV gồm có các hoạt động thông
tin - thư viện cùng với các chủ thể hoạt động, các tổ chức và các sản phẩm và dịch
vụ liên quan”.
1.2.3. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ và thuật ngữ TTTV
Chúng tôi thống nhất rằng thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung và thuật ngữ
TTTV nói riêng cần có ba tiêu chuẩn là: tính khoa học, tính quốc tế và tính dân tộc.
1.2.4. Phương thức xây dựng thuật ngữ khoa học
Thuật ngữ khoa học, cụ thể là thuật ngữ TTTV được tạo lập theo ba phương
thức cơ bản đó là phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường; Tạo lập thuật ngữ
trên cơ sở ngữ liệu vốn có và vay mượn thuật ngữ khoa học nước ngoài.
1.2.5. Thuật ngữ và thuyết định danh
1.2.5.1. Khái niệm định danh
Theo cách hiểu thông thường, định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện

tượng. Trong quá trình tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, con người đã phát hiện và
tổng hợp được những đặc trưng cơ bản của chúng. Khi con người định danh những sự
vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, chỉ những đặc trưng bản chất, có ý nghĩa khu
biệt các sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác được lựa chọn.
1.2.5.2. Nguyên lý định danh

5


Định danh trong ngôn ngữ trước hết là quá trình tự tạo từ ngữ trong một ngôn
ngữ để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm tồn tại trong thế giới tự nhiên, trong xã
hội, phân biệt chúng với nhau nhờ cái vỏ âm thanh của ngôn ngữ. Và “quá trình định
danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bước: quy loại khái niệm và chọn
đặc trưng khu biệt”
1.2.6. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt
Chúng tôi gọi đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ TTTV là thuật tố. Đây là thành
tố trực tiếp cấu tạo cuối cùng của một thuật ngữ. Mỗi thuật tố - yếu tố cấu tạo thuật
ngữ biểu hiện một khái niệm/ đối tượng hoàn chỉnh hoặc có biểu hiện khái niệm bộ
phận hay đặc trưng của khái niệm hay đối tượng được thuật ngữ định danh trong một
lĩnh vực khoa học hay chuyên môn. Chúng tôi hiểu rằng mỗi thuật tố là một thực từ
dùng để biểu đạt khái niệm chuyên môn, đồng thời là đơn vị tham gia vào cấu tạo các
thuật ngữ khác nhau trong một lĩnh vực khoa học, chuyên môn.
1.3. Lý thuyết chung về ngôn ngữ học đối chiếu
1.3.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ (interlanguage study).
Ngôn ngữ học đối chiếu không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ học ứng dụng mà thực chất
có thể nói là thuộc cả hai lĩnh vực: ngôn ngữ học lý thuyết (pure/theoretical
linguistics) và ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics).
1.3.2. Xác định các nguyên tắc đối chiếu
Luận án xác định bốn nguyên tắc cơ bản làm cơ sở đối chiếu trong luận án là:

Nguyên tắc 1: Phải miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc các phương
tiện trong hai ngôn ngữ được đối chiếu;
Nguyên tắc 2: Phải đặt các phương tiện ngôn ngữ được đối chiếu trong hệ thống;
Nguyên tắc 3: Phải xem xét các phương tiện ngôn ngữ được đối chiếu trong hoạt
động giao tiếp;
Nguyên tắc 4: Phải đảm bảo tính nhất quán trong vận dụng các phương pháp và
mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
1.3.3. Xác định phạm vi đối chiếu
Phạm vi đối chiếu được thể hiện trong việc xác định ngôn ngữ được đối chiếu.
Có hai hướng cơ bản để lựa chọn ngôn ngữ đối chiếu: Một là, “lấy một ngôn ngữ làm
cơ sở chỉ đạo, ngôn ngữ này là ngôn ngữ đối tượng cần phân tích, làm sáng tỏ. Ngôn
ngữ (hay các ngôn ngữ) còn lại sẽ là phương tiện, là điều kiện cho phép làm sáng tỏ
đặc điểm ngôn ngữ đối tượng; Hai là, “phân tích đối chiếu song song cả hai ngôn
ngữ. Phương thức đối chiếu này thường được thực hiện với các ngôn ngữ cùng loại
hình, các ngôn ngữ có cùng hoặc gần gũi về ngữ hệ.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận án đã trình bày về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế
giới và ở Việt Nam nói chung và thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng.
Ngoài ra, trên cơ sở phân tích quan điểm thuật ngữ học của các nhà nghiên cứu trong
6


và ngoài nước, luận án đã trình bày một cái nhìn tổng quan những vấn đề lí luận về
thuật ngữ học, thuật ngữ thông tin - thư viện và những vấn đề liên quan làm cơ sở và
khung lí thuyết cho việc nghiên cứu, đối chiếu thuật ngữ TTTV Anh – Việt.
CHƯƠNG 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
ANH – VIỆT
2.1. Đối chiếu phương thức cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt
2.1.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt ở bậc từ

2.1.1.1. Thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Anh là từ
Tiếng Anh là loại ngôn ngữ biến hình, đa âm tiết. Mỗi từ trong tiếng Anh được
tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất
định. Theo Bloomfield, “Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có
giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp”. Như vậy cũng có thể hiểu hình vị là đơn vị
cuối cùng khi phân tích thành tố cấu tạo nên thuật ngữ TTTV là từ trong tiếng Anh.
Thuật ngữ TTTV Tiếng Anh (TA) là từ bao gồm ba loại là từ đơn, từ ghép và
từ phái sinh. Xét trên quan điểm của Bloomfield thì từ đơn trong tiếng Anh chính là
các hình vị độc lập, mỗi từ là một hình vị, ví dụ: card (thẻ), entry (đề mục), subject
(chủ đề), v.v… TTTV TA chủ yếu được tạo lập theo hai phương thức
(i). Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia là phương thức kết hợp một căn tố với phụ tố (tiền tố prefix, hậu tố - sufix, trung tố -infix) để tạo ra từ mới. Phụ tố có chức năng làm thành
tố cấu tạo nên thuật ngữ là từ phái sinh và mỗi phụ tố khi tham gia cấu tạo từ đều có
một ý nghĩa riêng và cách kết hợp ổn định. Theo ngữ liệu thống kê, thuật ngữ TTTV
là từ phái sinh chủ yếu tạo lập từ các tiền tố và hậu tố, trong đó hậu tố có tần suất sử
dụng cao hơn.
(ii). Phương thức ghép
Ghép là phương thức kết hợp hai hay nhiều hình vị với nhau theo một trật tự
nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép (chủ yếu là kết hợp các căn tố) Đây là phương
thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ. Ví dụ: copyright: bản quyền;
Editor-in-chief: tổng biên tập, content note: chú giải nội dung.
Bên cạnh đó, phương thức chuyển loại cũng được sử dụng để tạo thuật ngữ,
TTTV TA
2.1.1.2. Thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Việt là từ
Chúng tôi khảo sát thuật ngữ TTTV tiếng Việt theo hai kiểu cấu tạo từ là từ
đơn và từ ghép. Trong tiếng Việt, từ đơn là từ “gồm những tiếng vừa có nghĩa, vừa
độc lập. Theo Nguyễn Tài Cẩn “từ ghép là một đơn vị phối hợp, có tổ chức nội tại:
trong từ ghép bao giờ cũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau

7



theo một quan hệ này hay quan hệ nọ. Trên cơ sở quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn từ
ghép được phân làm hai loại chính là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Tương tự, thuật ngữ TTTV tiếng Việt là từ ghép được cấu tạo theo quan hệ đẳng
lập và quan hệ chính phụ. Thuật ngữ là từ ghép đẳng lập là những thuật ngữ được
hình thành dựa trên quan hệ đẳng lập, quan hệ giữa các thành tố tham gia tổ hợp là
bình đẳng nhau cả về cấu trúc, từ loại và nội dung ngữ nghĩa, ví dụ: nguồn gốc, sao
chép, bình luận, v.v… Thuật ngữ là từ ghép chính phụ là thuật ngữ gồm có hai thành
tố, trong đó có một thành tố chính biểu thị loại lớn, một thành tố phụ có nhiệm vụ chi
tiết hóa, cụ thể hóa, sắc thái hóa thành tố chính. Ví dụ: máy in, máy sao chụp,…
2.1.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt ở bậc ngữ
2.1.2.1. Thuật ngữ TTTV tiếng Anh là ngữ
Kết quả thống kê cho thấy, thuật ngữ TTTV là danh ngữ chiếm đa số (khoảng
hơn 80%). Số lượng thuật ngữ thông tin - thư viện là động ngữ chiếm số lượng nhỏ
và hầu như không có thuật ngữ TTTV là tính ngữ, trạng ngữ hay giới ngữ, Ví dụ:
- associative retrieval system: hệ thống tìm tin liên kết (danh ngữ)
- reissue under a new title: tái bản theo tên mới (động ngữ).
2.1.2.2. Thuật ngữ TTTV tiếng Việt là ngữ
Giống như trong tiếng Anh, ngữ là đơn vị từ vựng có thể là chất liệu cơ sở để
tạo câu trong tiếng Việt. Kết quả khảo sát sơ bộ hệ thuật ngữ TTTV là ngữ trong
tiếng Việt, chúng tôi không thấy các kiểu cấu tạo là trạng ngữ hay giới ngữ, nên
chúng tôi chỉ đi sâu vào tập trung khảo sát, phân tích mô hình cấu tạo thuật ngữ
TTTV tiếng Việt là danh ngữ, động ngữ và tính ngữ.
2.1.3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt về phương thức cấu tạo thuật ngữ
TTTV Anh – Việt
Điểm chung giữa hai hệ thuật ngữ TTTV Anh – Việt đó là được tạo lập theo
phương thức cấu tạo phổ biến trong các ngôn ngữ - phương thức ghép. Về các đơn vị
từ vựng, thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt đều có các đơn vị thuật ngữ là từ
đơn, từ ghép và ngữ; trong đó chủ yếu là từ ghép chính phụ và ngữ chính phụ.

Điểm khác biệt về phương thức cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt đó là, ngoài
phương thức ghép, trong tiếng Anh có sử dụng phương thức phụ gia (thêm phụ tố)
nhưng trong tiếng Việt lại không có phương thức này.
2.2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt
2.2.1. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt xét về số lượng
thuật tố
Bảng 2.1. Số lượng thuật tố cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Anh
Số thuật tố
1 thuật tố
2 thuật tố

Tiếng Anh
Số thuật ngữ
Tỷ lệ %
294
19.60
938
62.53
8


3 thuật tố
4 thuật tố
5 thuật tố
Tổng

240
28
0
1500


16.00
1.87
0.00
100

Bảng 2.2. Số lượng thuật tố cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Việt
Số thuật tố

Tiếng Việt
Số thuật ngữ

Tỷ lệ %

1 thuật tố

192

12,8

2 thuật tố

873

58,2

3 thuật tố

321


21,4

4 thuật tố

102

6,8

5 thuật tố

12

0,8

Tổng
1500
100
Dựa trên các số liệu thống kê trong bảng 2.1 và 2.1, có thể thấy điểm chung hai
hệ thuật ngữ này đó là thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt đều có số thuật ngữ
có cấu tạo 2 thuật tố chiếm đa số. Tuy nhiên, xét về số lương thuật tố, thuật ngữ
TTTV tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn hơn thuật ngữ TTTV tiếng Việt. Thuật ngữ
TTTV tiếng Anh có độ dài tối đa là 4 thuật ngữ, trong khi ở tiếng Việt, độ dài tối đa
của một thuật ngữ là 5 thuật tố.
2.2.2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh – Việt về đặc điểm từ loại
2.2.2.1. Thuật ngữ TTTV là từ
Thuật ngữ TTTV là từ trong tiếng Anh gồm ba kiểu đơn vị từ là từ đơn, từ ghép
và từ phái sinh. Thuật ngữ TTTV TA là từ ghép được tạo lập theo cách thức kết hợp
cơ bản sau:
Bảng 2.3. Phương thức kết hợp thuật ngữ thông tin - thư viện là từ ghép
STT

Phương thức kết hợp
Ví dụ
1 Danh từ + Danh từ
copyright: bản quyền,
2 Danh từ + Danh động từ
press-cutting: bài báo cắt
3 Tính từ + Danh từ
ancient materials: tư liệu cổ
4 Tính từ + Danh động từ
annual numbering: đánh số theo năm
5 Danh từ + Giới từ + Danh từ
Editor-in-Chief: Tổng biên tập
6 Động từ + Giới từ
paste-in: trang phụ đính;
7 Động từ + Danh từ
imprint date: năm xuất bản
8 Danh từ + Động từ
booklet: sách nhỏ; leaflet: tờ rơi
Chúng tôi thống kê từ loại thuật ngữ TTTV Anh – Việt một thuật tố như sau:
Bảng 2.4. Thống kê từ loại thuật ngữ TTTV tiếng Anh 1 thuật tố
9


Thuật ngữ
Từ đơn

Phái sinh tiền tố

Phái sinh hậu tố
Phái sinh

tiền tố + hậu tố

Từ ghép

Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ

Số lượng
81
41
125
3
20
12
37
5

77
7
91
7
12
1
16
3
20
5
25
0

Tỷ lệ %
5,40
2,73
8,33
0,20
1,33
0,80
2,47
0,33
5,13
0,47
6,07
0,47
0,80
0,07
1,07
0,20

1,33
0,33
1,67
0,00

Tổng
294
19,60
Bảng số liệu trên cho thấy, thuật ngữ TTTV TA từ đơn chiếm 8,33% và từ phái
sinh chiếm số lượng tương đương trong đó từ phái sinh hậu tố chiếm số lượng nhiều
nhất 6.07%. Thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Anh 1 thuật tố là từ ghép chiếm số
lượng ít nhất 1,67%.
Thuật ngữ TTTV TV 1 thuật tố được tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Thống kê từ loại thuật ngữ TTTV tiếng Việt 1 thuật tố
Thuật ngữ
Từ đơn

Từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập

Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ

Tính từ

Tổng
2.2.2.2. Thuật ngữ TTTV là ngữ
10

Số lượng
32
6
38
0
90
61
164
13
18
14
33
1
235

Tỷ lệ %
2,13
0,40
2,53
0,00
6,00
4,07 10,93
0,87
1,20

0,93
2,20
0,07
15,67


(1)Thuật ngữ TTTV hai thuật tố
a. Thuật ngữ TTTV tiếng Anh
Bảng 2.6. Thống kê từ loại của thuật ngữ TTTV tiếng Anh 2 thuật tố
Thuật ngữ
Từ loại
Số lượng
Tỷ lệ %
Danh từ + Danh từ
385
25,67
Tính từ + Danh từ
412
27,47
Danh ngữ Quá khứ phân từ + Danh từ
78
5,20
927
61,80
Hiện tại phân từ + Danh từ
26
1,73
Danh từ + Giới từ + Danh từ
26
1,73

Động từ + Danh từ
5
0,33
Động ngữ
11
0,73
Động từ + Giới từ + Danh từ
6
0,40
Tổng
938
62,53
b. Thuật ngữ TTTV tiếng Việt
Bảng 2.7. Thống kê từ loại của thuật ngữ TTTVtiếng Việt 2 thuật tố
Thuật ngữ
Từ loại
Số lượng
Tỉ lệ %
Danh từ
80
5.33
Từ ghép chính phụ
82
5.47
Tính từ
2
0.13
Danh ngữ
717
47.8

Ngữ chính phụ
Động ngữ
43
2.87
758
50,53
Tính ngữ
0
0
Tổng
840
56
(2)Thuật ngữ TTTV ba thuật tố
Bảng 2.8. Thống kê từ loại thuật ngữ TTTV ba thuật tố
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Thuật ngữ
Từ loại
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Danh ngữ
235
15.67
305
20.33
Ngữ chính phụ
Động ngữ
5
0.33
16
1.07

Tổng
240
16
321
21.4
(3)Thuật ngữ TTTV bốn thuật tố
Bảng 2.9. Thống kê từ loại thuật ngữ TTTV bốn thuật tố
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Thuật ngữ
Từ loại
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Danh ngữ
27
1,8
127
8,47
Ngữ chính phụ
Động ngữ
1
0,07
8
0,53
Tổng
28
1,87
135
9,00
11



(4)Thuật ngữ TTTV năm thuật tố
Qua khảo sát, chúng tôi thấy hầu như không có thuật ngữ TTTV là ngữ có năm
thuật tố trong tiếng Anh.
Bảng 2.10. Thống kê từ loại thuật ngữ TTTV năm thuật tố
Thuật ngữ

Từ loại

Ngữ chính phụ

Danh ngữ
Động ngữ

Tiếng Anh
Số lượng Tỷ lệ %
0
0
0
0,00

Tiếng Việt
Số lượng
Tỷ lệ %
8
0,53
0
0,00

Tổng

0
0,00
8
0,53
Nhận xét: Có thể thấy về số lượng thuật tố cấu tạo nên thuật ngữ, thuật ngữ
TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt có tỷ lệ khá tương đương và có khá nhiều điểm
tương đồng về đặc điểm cấu tạo và từ loại. Xem xét hệ thuật ngữ TTTV trong cả hai
ngôn ngữ, chúng tôi thấy thuật ngữ là danh từ hoặc danh ngữ đều chiếm tỷ lệ cao
nhất.
2.3.Đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt
Trong luận án, chúng tôi kí hiệu T là thuật tố cấu tạo nên thuật ngữ, T1 là thuật
tố cấu tạo thứ nhất, T2 là thuật tố cấu tạo thứ hai và Tn là thuật tố cấu tạo thứ n.
2.3.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Anh
2.3.1.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Anh 2 thuật tố
(1) Mô hình cấu tạo 1

Có 773/15000 thuật ngữ TTTV tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 1, chiếm
51,53%. Trong đó, T2 đóng vai trò là thành phần chính, cơ bản, chỉ khái niệm loại.
T1 đứng trước là các thành phần phụ nghĩa, chỉ đặc trưng bản chất được chọn làm cơ
sở định danh khái niệm. Ví dụ: adaptation works – “tác phẩm phóng tác”.
(2) Mô hình cấu tạo 2

Có 53/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 2, chiếm
3,53%. Trong đó, T1 đứng đằng trước đóng vai trò là danh từ chính, cơ bản và T2
đứng đằng sau cụ thể hóa ý nghĩa của T1. Các thuật ngữ TTTV theo mô hình này
thường là cụm danh từ được kết nối bởi một giới từ. Ví dụ: bibliography of
periodicals – “thư mục tạp chí”
2.3.1.2. Mô hình cấu tao thuật ngữ TTTV tiếng Anh 3 thuật tố
(3) Mô hình cấu tạo 3


12


Có 147/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Anh cấu tạo theo mô hình 3, chiếm 9,8%.
Trong đó T3 là những thuật tố chính, chỉ khái niệm loại, mang tính khái quát nhất. T2
kết hợp với T3 tạo thành cụm từ chính phụ, trong đó T2 là thành tố phụ định ngữ, cụ
thể hóa ý nghĩa cho T3. Sau đó T1 đóng vai trò là thuật tố phụ định ngữ cho cả cụm
từ chính phụ do T2 kết hợp với T3 tạo thành. Ví dụ: international copyright law –
“Luật bản quyền quốc tế”
(4) Mô hình cấu tạo 4

Có 59/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này, chiếm
3,93%. Theo đó, T3 là thuật tố mang ý nghĩa khái quát nhất, là các thuật tố chỉ khái
niệm loại. Tổ hợp T1 và T2 được thêm vào trước T3, biểu hiện các đặc trưng bản chất
được lựa chọn làm cơ sở để định danh khái niệm mà thuật ngữ biểu hiện. Ví dụ:
information management system – “hệ thống quản trị thông tin”.
(5) Mô hình cấu tạo 5

Chúng tôi tìm được 34/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Anh được cấu tạo theo mô
hình 5, chiếm 2,27%. Trong đó, T1 là thành tố chính, T2 đóng vai trò là thành tố phụ
cho T3 và tổ hợp từ chính phụ T2 và T3 là thành tố phụ cho T1. Ví dụ: coodinator
(of) / electronic/ resources – “Điều phối viên nguồn tài liệu điện tử”
2.3.1.3. Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Anh 4 thuật tố
(6) Mô hình cấu tạo 6

Có 23/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Anh có cấu tạo theo mô hình này, chiếm
1,53%. Trong đó, T4 là thuật tố chỉ khái niệm loại, mang nghĩa khái quát nhất. T3
đứng trước và bổ nghĩa trực tiếp cho T4. Tổ hợp T1 và T2 kết hợp với nhau theo
quan hệ chính phụ, trong đó thành tố phụ T1 đứng trước thành tố chính T2. Sau khi
T1 kết hợp với T2, T3 kết hợp với T4, tổ hợp T1 và T2 kết hợp và phụ nghĩa cho tổ

hợp T3 và T4. Ví dụ: full text electronic publishing – “xuất bản điện tử toàn văn”
(7) Mô hình cấu tạo 7

13


Có 5/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Anh cấu tạo theo mô hình 7, chiếm 0,33%.
Trong đó; T4 là những thuật tố chỉ khái niệm loại, mang nghĩa khái quát nhất. T3
được kết hợp với T2, trong đó T3 là thuật tố chính, T2 là thuật tố phụ, cụ thể hóa ý
nghĩa cho T3. Sau đó T1 kết hợp với tổ hợp T2 và T3 trong đó tổ hợp T2 và T3 là
thành phần chính, còn T1là thành phần phụ định ngữ. Sau cùng tổ hợp T1,T1,T3 kết
hợp với T4 nhằm cụ thể hóa và làm rõ nghĩa cho T4. Ví dụ: automated integrated
library system – “Hệ thống thư viện tích hợp tự động”
2.3.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV tiếng Việt
2.3.2.1. Thuật ngữ TTTV tiếng Việt hai thuật tố
(1) Mô hình cấu tạo 8

Chúng tôi thống kê được có 36/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt cấu tạo theo
mô hình 8, chiếm 2,4%. Trong mô hình này, thành phần phụ T1 làm định ngữ đứng
trước chỉ đặc trưng bản chất được chọn làm cơ sở định danh khái niệm còn T2 đóng
vai trò là thành phần chính, cơ bản, chỉ khái niệm loại. Ví dụ: tổng/ mục lục
(2) Mô hình cấu tạo 9

Có 837/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt cấu tạo theo mô hình 9, chiếm 53,8%.
Theo mô hình này, T2 là thành phần phụ làm định ngữ đứng sau, còn T1 là danh từ
chính được đứng trước. Do vậy T1 đóng vai trò là thành phần chính, cơ bản, chỉ khái
niệm loại, T2 đứng sau sẽ khu biệt ý nghĩa của T1, chỉ đặc trưng bản chất được chọn
làm cơ sở định danh khái niệm. Ví dụ: chuyên viên / bảo quản
2.3.2.2. Thuật ngữ TTTV tiếng Việt gồm ba thuật tố
(3) Mô hình cấu tạo 10


`Có 125/1500 Thuật ngữ TTTV tiếng Việt được tạo thành từ mô hình 10, chiếm
8,33%. Trong mô hình 10, T1 là thành phần chính, mang tính khái quát nhất để xác
định rõ khái niệm loại mà thuật ngữ biểu thị. T2 được kết hợp với T1 theo quan hệ
chính phụ và T3 là có vai trò làm thành tố phụ cho tổ hợp từ được kết hợp từ T1 và
T2. Ví dụ: cán bộ/ thư viện/ chuyên ngành.
(4) Mô hình cấu tạo 11
14


Có 168/1500 thuật ngữ cấu tạo theo mô hình 11, chiếm 11,20%. Trong mô hình
này T1 là thuật tố chính chỉ khái niệm loại. Tổ hợp T2 và T3 là thành phần phụ đứng
sau thuật tố chính, làm rõ đặc điểm, chức năng cho thuật tố chính. Thuật tố phụ T2 và
T3 được ghép theo quan hệ chính phụ, trong đó T3 có vai trò làm thành tố phụ cho
T2. Ví dụ: hệ thống/ thư viện/ tích hợp
(5) Mô hình cấu tạo 12

Có 28/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt có cấu tạo theo mô hình 12, chiếm
1,87%. Trong mô hình 12, T2 là thuật tố chính chỉ khái niệm loại. T1 đứng trước T2,
có chức năng phụ cho T2. T3 đứng sau T1 và T2 đóng vai trò là thành phần phụ cho
tổ hợp thuật ngữ T1 và T2. Ví dụ: phó/ giám đốc/ thư viện
2.3.2.3. Thuật ngữ TTTV tiếng Việt gồm bốn thuật tố
(6) Mô hình cấu tạo 13

Có 30/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình 13, chiếm
2,00%. Theo mô hình trên, T1 là những thuật tố chính chỉ khái niệm loại, mang nghĩa
khái quát nhất. T2 được kết hợp với T3 theo quan hệ chính phụ, trong đó T3 là thành
tố chính và T2 có chức năng phụ cho T3. Tổ hợp thuật tố T2 và T3 tiếp tục kết hợp
với T1, trong đó, T2 và T3 là thành phần phụ định ngữ còn T1 là thành phần chính.
T4 đứng sau là thành phần cuối cùng, đóng vai trò phụ cho tổ hợp thuật tố T1, T2 và

T3. Ví dụ: cơ quan/ lưu trữ/ văn thư/ khu vực
(7) Mô hình cấu tạo 14

Có 26/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt cấu tạo theo mô hình 14, chiếm 1,73%.
Trong đó, T1 là thuật tố chỉ khái niệm loại, mang nghĩa khái quát nhất. T2 đứng sau
T1 và bổ nghĩa trực tiếp cho T1. T4 đứng sau T3 và bổ nghĩa trực tiếp cho T3. Sau
đó, hai tổ hợp T1 + T2 và T3 + T4 kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ, trong đó
thành tố phụ (T2, T4) đứng sau thành tố chính chỉ khái niệm loại khái quát (T1, T3)
có vai trò làm rõ đặc trưng, bản chất, cụ thể hóa nghĩa của thuật tố chính. Ví dụ: hệ
thống/tra cứu/ tài liệu/ điện tử.
(8) Mô hình cấu tạo 15
15


Có 10/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,67%.
Theo đó, thuật tố chính T1 đứng vị trí đầu tiên, các thuật tố tiếp theo đóng vai trò làm
thành tố phụ cung cấp thông tin cho thuật tố chính là T2, T3 và T4. Ví dụ: bảng/ tra/
báo chí/ theo loại
2.3.2.4. Thuật ngữ TTTV tiếng Việt gồm năm thuật tố
(9) Mô hình cấu tạo 16

Có 5/1500 thuật ngữ TTTV tiếng Việt cấu tạo theo mô hình 16, chiếm 0,33%.
Mô hình này phân ra thành hai thành tố trực tiếp gồm: thành tố trực tiếp thứ nhất do
tổ hợp (T1), (T2) và (T3) tạo nên, đóng vai trò là thành phần chính. Thành tố trực tiếp
thứ hai do tổ hợp gồm (T4) và (T5) tạo thành đóng vai trò thành phần phụ cho thành
tố trực tiếp thứ nhất. Ví dụ: hệ thống/ tìm/ tin/ theo tên/ tác giả.
Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV Anh - Việt được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2.11 – Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Việt


hình
STT
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Thuật ngữ TTTV có 1
294
19,60
235
15,67
1 thuật tố
Thuật ngữ TTTV có từ 2
1206
80,40
1265
84,33
2
thuật tố trở lên
847
56,47
0
0
Mô hình 1
91
6,07
0
0
Mô hình 2
147
9,80
0

0
Mô hình 3
59
3,93
0
0
Mô hình 4
34
2,27
0
0
Mô hình 5
23
1,53
0
0
Mô hình 6
5
0,33
0
0
Mô hình 7
0
0
36
2,40
Mô hình 8
0
0
837

55,80
Mô hình 9
0
0
125
8,33
Mô hình 10
0
0
168
11,20
Mô hình 11
0
0
28
1,87
Mô hình 12
16


0
0
0
0

0
0
0
0


30
26
10
5

2,00
1,73
0,67
0,33

1500

100

1500

100

Mô hình 13
Mô hình 14
Mô hình 15
Mô hình 16
Tổng cộng: (1) + (2)

Tiểu kết chương 2
Về số lượng thuật tố cấu tạo, thuật ngữ TTTV tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn,
chặt chẽ, do đó thuật ngữ TTTV tiếng Anh mang tính định danh rõ ràng hơn. Thuật
ngữ TTTV tiếng Việt có nhiều thuật tố hơn (5 thuật tố) do đó cấu trúc có phần lỏng
lẻo và vì thế thuật ngữ TTTV tiếng Việt mang tính miêu tả nhiểu hơn.
Về đặc điểm từ loại, các thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương

đồng với tỉ lệ mỗi từ loại xấp xỉ bằng nhau là tiếng Anh 93,27% và tiếng Việt 91,6%.
Về phương thức cấu tạo, các thuật ngữ TTTV tiếng Anh có hình thức cấu tạo
là từ phái sinh, từ ghép và ngữ (cụm từ cố định). Thuật ngữ TTTV tiếng Việt có hình
thức cấu tạo có thể là từ (từ đơn hoặc từ ghép) và ngữ (cụm từ cố định định danh).
Thuật ngữ TTTV là từ viết tắt trong tiếng Anh và tiếng Việt không nhiều, nên luận án
không xem xét.
Về mô hình cấu tạo thuật ngữ, hệ thuật ngữ TTTV có thể được cấu tạo theo
16 mô hình. Trong đó hệ TN TTTV tiếng Anh có 7 mô hình cấu tạo còn thuật ngữ
TTTV tiếng Việt có 9 mô hình cấu tạo.
CHƯƠNG 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH
THUẬT NGỮ THÔNG TIN – THƯ VIỆN ANH – VIỆT
3.1.Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ TTTV Anh – Việt
3.1.1. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ TTTV xét theo kiểu ngữ nghĩa
của thuật ngữ.
Kết quả khảo sát tư liệu về thuật ngữ TTTV trong cả hai ngôn ngữ, chúng tôi
nhận thấy số lượng thuật ngữ TTTV là tên gọi trực tiếp chiếm đa số. Trong đó thuật
ngữ TTTV tiếng Anh có 1265 đơn vị thuật ngữ, chiếm 84,33% và thuật ngữ TTTV
tiếng Anh là tên gọi gián tiếp là 235 đơn vị thuật ngữ, chiếm 15,67%. Về hệ thuật ngữ
TTTV tiếng Việt, thuật ngữ là tên gọi trực tiếp có 1179 đơn vị thuật ngữ, chiếm
78,6% và tên gọi gián tiếp là 321 thuật ngữ, chiếm 21,4%.
3.1.2. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ TTTV xét theo cách thức biểu thị
Xét về cách thức biểu thị, hệ thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt có hai
loại: Loại thứ nhất có hình thức ngắn gọn, bao gồm một yếu tố cấu tạo (thuật ngữ có
cấu tạo chỉ gồm một thuật tố). Các thuật ngữ này dùng để dịnh danh các sự vật hiện
17


tượng mang tính chất cơ bản của ngành thông tin - thư viện. Chúng tôi gọi đây là đơn
vị định danh gốc, ví dụ: báo, giấy, bìa, thẻ, phim, báo chí, ấn phẩm, chuyên khảo…,

Loại thứ hai là các thuật ngữ được hình thành trên cơ sở loại thuật ngữ nguyên
gốc có cấu tạo từ hai thuật tố trở lên kết hợp với nhau, gọi tên các sự vật, hiện tượng,
quá trình, tính chất một cách chính xác, cụ thể. Chúng tôi gọi là đơn vị định danh
phái sinh, để định danh các khái niệm cơ bản mang tính phạm trù hay chỉ khái niệm
loại trong ngành TTTV cũng như tìm ra những đơn vị thuật ngữ chỉ phạm trù hay chỉ
khái niệm loại ấy.
3.2. Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ TTTV Anh – Việt
Chúng tôi kí hiệu T là đặc trưng được chọn là cơ sở định danh cho thuật ngữ
TTTV (TTTV) tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2.1. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ sản phẩm thông tin - thư viện
Mô hình định danh thuật ngữ chỉ ấn phẩm TTTV và các đặc trưng định danh
được lựa chọn được chúng tôi tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 3.1 – Mô hình định danh thuật ngữ chỉ sản phẩm
TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
STT
Mô hình
Đặc trưng định danh
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
%
%
lượng
lượng
Hình thức
44
11.17

46
12.07
Phạm vi, mức độ
37
9.39
42
11.02
Đặc điểm/tính chất
25
6.35
21
5.51
1
Sản phẩm thư viện
Thời gian, tần suất
18
4.57
14
3.67
Lĩnh vực chuyên môn
15
3.81
11
2.89
Tổng
167
42.39 158 41.47
Thể loại
46
11.68

40
10.5
Hình thức
39
9.9
41
10.76
Đặc điểm/Tính chất
35
8.88
37
9.71
Phạm vi, mức độ
33
8.38
36
9.45
Ấn phẩm, xuất bản
2
Thời gian, tần suất
28
7.11
24
6.3
phẩm
Chức năng
24
6.09
27
7.09

Số lượng
12
3.05
10
2.62
Lĩnh vực chuyên môn
10
2.54
8
2.1
Tổng
227
57.61 223 58.53
TỔNG CỘNG
394
100
381
100
3.2.2. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ dịch vụ thông tin - thư viện
Bảng 3.2 – Mô hình định danh thuật ngữ chỉ dịch vụ TTTV
18


trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
STT
Mô hình
Đặc trưng định danh
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%
Phạm vi/Mức độ
17
7.3
15
6.91
Hình thức
15
6.44
16
7.37
Chức năng
18
7.73
21
9.68
Dịch vụ tư vấn 1
Cách thức
15
6.44
17
7.83
tra cứu thông tin
Tính chất

10
4.29
8
3.69
Lĩnh vực chuyên môn
8
3.43
4
1.84
Tổng
83
35.62
81
37.33
Phạm vi/Mức độ
20
8.58
21
9.68
Hình thức
21
9.01
20
9.22
Tính chất
15
6.44
11
5.07
Dịch vụ khai thác

2
Chức năng
9
3.86
7
3.23
- cung cấp tài liệu
Địa điểm
7
3
5
2.3
Lĩnh vực chuyên môn
8
3.43
5
2.3
Tổng
80
34.33
69
31.8
Phạm vi/mức độ
10
4.29
12
5.53
Hình thức
15
6.44

17
7.83
Tính chất
18
7.73
15
6.91
Cơ sở vật chất
3
Chức năng
8
3.43
10
4.61
dịch vụ
Đối tượng gắn kết
10
4.29
8
3.69
Công cụ
9
3.86
5
2.3
Tổng
70
30.04
67
30.88

TỔNG CỘNG
233
100
217
100
3.2.3. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ hoạt động TTTV
Bảng 3.3 - Mô hình định danh thuật ngữ chỉ hoạt động
TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
STT
Mô hình
Đặc trưng định danh
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
% lượng %
Phạm vi
22
6.94
26
7.88
Quản lý, trao đổi
1
Hình thức
23
7.26
30

9.09
thông tin
Đối tượng gắn kết
7
2.21
12
3.64
19


2

3

4

Lĩnh vực chuyên môn
Tổng
Phạm vi
Mục đích
Sản phẩm tạo ra
Khai thác,
lưu trữ và quản lý Thời gian
tài liệu
Tính chất
Cách thức
Tổng
Phạm vi
Tính chất
Cách thức

Công tác
biên mục
Sản phẩm tạo ra
Lĩnh vực chuyên môn
Tổng
Phạm vi
Cách thức
Hoạt động
chuyên môn,
Đối tượng gắn kết
nghiệp vụ
Lĩnh vực chuyên môn
Tổng
Tổng cộng

25
77
23
8
8
6
10
9
64
16
18
14
16
18
82

20
30
26
18
94
317

7.89
24.29
7.26
2.52
2.52
1.89
3.15
2.84
20.19
5.05
5.68
4.42
5.05
5.68
25.87
6.31
9.46
8.2
5.68
29.65
100

15

83
28
5
6
8
12
15
74
21
17
17
18
15
88
12
32
21
20
85
330

4.55
25.15
8.48
1.52
1.82
2.42
3.64
4.55
22.42

6.36
5.15
5.15
5.45
4.55
26.67
3.64
9.7
6.36
6.06
25.76
100

3.2.4. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia hoạt động thông tin –
thư viện
Các số liệu thu thập được chúng tôi tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 3.4 – Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia
hoạt động TTTV tiếng Việt
STT

1

Mô hình

Cơ quan - tổ chức

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Đặc trưng định danh
Số

Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng % lượng %
Chức năng
23
8.78
21
8.37
Tính chất
19
7.25
15
5.98
Phạm vi
15
5.73
18
7.17
Hình thức
12
4.58
10
3.98
Địa điểm
15
5.73
18
7.17
Lĩnh vực chuyên môn

16
6.11
7
2.79
20


Tổng
100 38.17
89
35.46
Chức năng
18
6.87
24
9.56
Tính chất
12
4.58
15
5.98
Phòng/ban chức năng,
2
Phạm vi
10
3.82
12
4.78
bộ phận nghiệp vụ
Đối tượng gắn kết

9
3.44
10
3.98
Tổng
49
18.7
61
24.3
Chức năng
15
5.73
21
8.37
Tính chất
17
6.49
15
5.98
Phạm vi
8
3.05
19
7.57
Số lượng
7
2.67
9
3.59
Đối tượng, cá nhân

3
Chức danh
24
9.16
15
5.98
tham gia hoạt động
Địa điểm
9
3.44
7
2.79
Đối tượng gắn kết
21
8.02
9
3.59
Lĩnh vực chuyên môn
12
4.58
6
2.39
Tổng
113 43.13 101 40.24
Tổng cộng
262
100
251
100
3.3. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ TTTV Anh – Việt

3.3.1. Điểm tương đồng
Xét về mặt nội dung được biểu đạt, thuật ngữ TTTV Anh - Việt có hai loại.
Loại thứ nhất có hình thức ngắn gọn là từ, đó là các thuật ngữ có 1 thuật tố. Các thuật
ngữ này dùng để dịnh danh các sự vật hiện tượng, thuộc tính cơ bản của khoa học
TTTV. Loại thứ hai là, thuật ngữ được hình thành trên cơ sở thuật ngữ loại một kết
hợp với các từ mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính của các phạm trù trong lĩnh vực
TTTV, chiếm xấp xỉ 80% và là những thuật ngữ có từ hai thuật tố trở lên.
Xét về phương diện ngữ nghĩa, đại đa số các thuật ngữ TTTV tiếng Anh và
tiếng Việt đều là tên gọi trực tiếp các khái niệm hoặc đối tượng trong lĩnh vực TTTV
với tiếng Anh là 1206 thuật ngữ, chiếm 80,4% và tiếng Việt là 1179 thuật ngữ,
chiếm 78,6%. Thuật ngữ có tên gọi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng
là 294 thuật ngữ, chiếm 19,6% và 321 thuật ngữ, chiếm 21,4%.
3.3.2. Điểm khác biệt
Xét về hình thức cấu tạo, có thể thấy số lượng thành tố cấu tạo nên thuật ngữ
TTTV là ngữ trong tiếng Anh ít hơn trong tiếng Việt. Cụ thể là, thuật ngữ TTTV
tiếng Anh chủ yếu có cấu tạo 2-3 thuật tố và thuật ngữ có 4 hoặc 5 thuật tố chiếm số
lượng ít. Còn thuật ngữ TTTV là ngữ trong tiếng Việt lại có nhiều thuật ngữ có cấu
tạo 3-5 thuật tố.
Xét đặc điểm định danh của thuật ngữ TTTV trong tiếng Anh và tiếng Việt,
nếu so sánh giữa hai hệ thuật ngữ, thuật ngữ TTTV tiếng Anh ngắn gọn, chặt chẽ và
21


mang tính tổng hợp hơn, còn thuật ngữ TTTV tiếng Việt thấy rõ tính phân tích và có
thể thấy rõ lí do định danh hơn.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ TTTV
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
1. Định danh là cách đặt tên cho một sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên.
Khi định danh, người ta chỉ chọn những đặc trưng tiêu biểu nhất trong số rất nhiều

đặc trưng khác của một sự vật hiện tượng hoặc có thể chọn những đặc trưng không cơ
bản nhưng có giá trị khu biệt cao của sự vật, hiện tượng để làm cơ sở định danh nếu
những đối tượng được định danh có chung những thuộc tính cơ bản nào đó.
2. Về phương thức định danh, thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt có thể
chia làm hai loại: các thuật ngữ là tên gọi trực tiếp và những thuật ngữ là tên gọi gián
tiếp (kết quả của quá trình thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường) của khái niệm, đối
tượng trong lĩnh vực TTTV.
KẾT LUẬN
Luận án so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ thông tin – thư viện trong hai ngôn
ngữ Anh và Việt trên bình diện cấu tạo và định danh nhằm tìm hiểu những nét tương
đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ TTTV trong hai ngôn ngữ này, góp phần xây
dựng lí thuyết về thuật ngữ học, xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ khoa học tiếng
Việt nói chung và thuật ngữ TTTV nói riêng riêng đáp ứng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án góp
phần nâng cao hiệu quả việc dạy - học chuyên ngành thông tin – thư viện cũng như
thúc đẩy sự phát triển của khoa học thông tin – thư viện Việt Nam.
1. Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu hệ thuật ngữ thông tin – thư viện trong
tiếng Anh và tiếng Việt, luận án quan niệm thuật ngữ là "những từ, cụm từ, biểu hiện
các khái niệm, sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực khoa học nhất định". Thuật ngữ
thông tin – thư viện được hiểu là những từ và cụm từ cố định gọi tên chính xác các
loại khái niệm, các đối tượng thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện gồm có các hoạt
động thông tin - thư viện cùng với các chủ thể hoạt động, các tổ chức và các sản
phẩm và dịch vụ liên quan.
2. Về đặc điểm cấu tạo hệ thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh trong sự
đối chiếu so sánh với các thuật ngữ tương đương của chúng trong tiếng Việt, có thể
rút ra một số kết luận sau đây:
2.1. Về số lượng các thành tố cấu tạo chung, thuật ngữ TTTV tiếng Anh có số
thuật tố cấu tạo ít, do đó ngắn gọn và chặt chẽ hơn còn thuật ngữ TTTV tiếng Việt
dài hơn và cấu trúc có phần lỏng lẻo. Do đo, có thể thấy thuật ngữ TTTV tiếng Anh
mang tính định danh rõ ràng hơn còn thuật ngữ TTTV tiếng Việt mang tính chất

miêu tả nhiều hơn. Thuật ngữ TTTV tiếng Anh chủ yếu được cấu tạo hai và ba thuật
22


tốthuật ngữ có cấu tạo bốn thuật tố chiếm số lượng nhỏ, và không có thuật ngữ có
cấu tạo từ 5 thuật tố. Trong tiếng Việt, số thuật ngữ TTTV có hai và ba thuật tố
chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là thuật ngữ có bốn thuật tố và năm thuật tố .
2.2. Về phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại, hệ thuật ngữ thông tin – thư
viện trong tiếng Anh và tiếng Việt có điểm tương đồng về đặc điểm từ loại. Đó là
trong hai hệ thuật ngữ thống tin – thư viện Anh – Việt, số thuật ngữ là danh từ hoặc
danh ngữ (cụm danh từ) chiếm tỷ lệ cao nhất. Về phương thức cấu tạo, xét trên hai
đơn vị từ vựng là từ và ngữ, thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh gồm từ được
cấu tạo theo ba phương thức: từ đơn, từ ghép, từ phái sinh và ngữ. Trong đó, thuật
ngữ thông tin – thư viện là từ đơn chiếm 8,33%, từ ghép chiếm 1,67% và từ phái sinh
chiếm 9,6% (trong đó phái sinh tiền tố là 2,47%, phái sinh hậu tố là 6,07% và phái
sinh tiền tố kết hợp hậu tố là 1,07%). Trong tiếng Việt, thuật ngữ thông tin – thư viện
gồm thuật ngữ là từ với dạng là từ đơn, chiếm 2,53% và từ ghép (ghép đẳng lập và
ghép chính phụ, tương ứng chiếm 10,93% và 2,2%) và ngữ. Trong cả hai ngôn ngữ,
thuật ngữ TTTV là ngữ chủ yếu là các ngữ chính phụ.
3. Về mô hình cấu tạo, thuật ngữ TTTV tiếng Anh và tiếng Việt được cấu tạo
trên cơ sở lý thuyết cấu tạo từ theo quy tắc chung của mỗi ngôn ngữ. Mô hình cấu tạo
thuật ngữ thông tin – thư viện trong tiếng Anh và tiếng Việt được phân tích trên hai
đơn vị từ vựng cơ bản từ và ngữ (cụm từ định danh). Ở cấp độ từ, cấu tạo thuật ngữ
bằng phương thức ghép được sử dụng phổ biến trong cả hai hệ thuật ngữ TTTV Anh
– Việt và cũng là phương thức có khả năng sản sinh lớn nhất trong mỗi ngôn ngữ. Có
thể thấy mô hình cấu tạo của thuật ngữ TTTV TA được tạo lập theo đúng quy tắc ngữ
pháp Tiếng Anh. Đó là thành phần phụ làm định ngữ đứng trước, còn thành phần
chính, chủ yếu là danh từ chính được định ngữ đứng sau. Cho nên thuật tố đứng sau
cùng bao giờ cũng là thuật số có ý nghĩa khái quát nhất, chỉ khái niệm loại, được các
thuật tố đứng trước cụ thể hóa dần về đặc điểm, tính chất, thuộc tính của khái niệm

mà thuật ngữ đó biểu thị. Trong tiếng Việt, mô hình cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư
viện chủ yếu có cấu tạo là từ ghép chính phụ hoặc ngữ chính phụ, do vậy thuật tố thứ
nhất là thuật tố khái quát nhất chỉ khái niệm loại, các thuật tố tiếp theo đóng vai trò
phụ cho thuật tố thứ nhất để cụ thể hóa dần các đặc trưng về đặc điểm, tính chất,
thuộc tính của khái niệm loại được biểu thị.
4. Về đặc điểm định danh, thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh và tiếng
Việt có có thể chia làm hai loại: các thuật ngữ là tên gọi trực tiếp và những thuật ngữ
là tên gọi gián tiếp (kết quả của quá trình thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường) của
khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực thông tin – thư viện.
Về mặt nội dung được biểu đạt, thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh và
tiếng Việt có hai loại. Loại thứ nhất có hình thức ngắn gọn là từ, đó là các thuật ngữ
có 1 thuật tố. Các thuật ngữ này dùng để dịnh danh các sự vật hiện tượng mang tính
chất cơ bản của ngành thông tin – thư viện. Loại thứ hai là, thuật ngữ được hình
23


×