Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PERFETTI VAN MELLE VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THANH THÚY

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
PERFETTI VAN MELLE VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THANH THÚY

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
PERFETTI VAN MELLE VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Ths. VŨ THANH LIÊM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH PERFETTI VAN
MELLE VIỆT NAM” do NGUYỄN THANH THÚY, sinh viên khóa 33, ngành quản trị
kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _______________________ .

ThS. Vũ Thanh Liêm
Người hướng dẫn,

_______________________________
Ngày

Chủ tịch hộ đồng chấm báo cáo

_______________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu của mình.
Con xin cảm ơn Cha mẹ đã hết lịng u thương và nuôi dưỡng con được như ngày
hôm nay!
Con xin chân thành cám ơn ông bà, cô cậu hai bên nội ngoại ln thương u,
chăm sóc và giúp đỡ gia đình con trong suốt thời gian qua!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô nói chung và q thầy
cơ khoa Kinh tế, trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu, những bài học làm người cho em trong suốt
thời gian học tập tại trường!
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Vũ Thanh Liêm – người đã
tận tình hướng dẫn em suốt thời gian qua để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này!
Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả các cô chú và anh chị phịng Hành Chính,
phịng Nhân Sự Cơng ty TNHH Perfetti Van Melle Việt Nam, đặc biệt là chị Mai Thị
Vân, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp
cận những hoạt động thực tế tại Công ty, nhất là những hoạt động liên quan đến Quản
trị nguồn nhân lực!
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè tôi – những người luôn sát
cánh chia sẻ buồn vui cùng tơi trong những ngày xa nhà!
Kính chúc tất cả những người thân yêu của tôi luôn hạnh phúc và gặp nhiều

may mắn trong cuộc sống!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Sinh viên
Nguyễn Thanh Thúy


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THANH THÚY. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Thực Trạng
Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Cơng Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Perfetti Van
Melle Việt Nam”.
NGUYEN THANH THUY. July 2011. “Analysis Human Resource
Management in Perfetti Van Melle Viet Nam Limited Company”.
Đề tài được thực hiện thông qua việc điều tra người lao động trong Công ty với
bảng câu hỏi điều tra soạn sẵn, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và sử dụng phương
pháp so sánh, thống kê mơ tả để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công
ty TNHH Perfetti Van Melle Việt Nam qua hai năm 2009 và 2010. Nội dung phân tích
bao gồm các hoạt động thu hút nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, hoạt động duy trì nguồn nhân lực, phân tích kết quả và hiệu quả quản trị
nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu năng suất lao động và chi phí tiền lương/doanh
thu và cuối cùng là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty.
Kết quả điều tra tại Công ty cho thấy, công tác phân tích cơng việc là tương đối
tốt, tuy nhiên Cơng ty cần phải đưa ra những tiêu chuẩn mẫu cụ thể trong bản phân
tích cơng việc để việc bố trí lao động cũng như việc đánh giá năng lực thực hiện cơng
việc được chính xác. Nguồn cung lao động dồi dào, tuy nhiên Cơng ty cịn chưa tận
dụng được hết những nguồn lao động này, số lao động làm việc trong Công ty chủ yếu
là do người trong Công ty giới thiệu.. Trong những năm gần đây, Công ty đã chú trọng
tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên số lượng người tham gia
cịn ít. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên trong Công ty đã được quan
tâm hơn, tuy nhiên điều kiện làm việc trong Cơng ty cịn chưa tốt, Cơng ty chưa có

khoản trợ cấp khó khăn cho người lao động, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới tương
đối tốt, số lượng lao động nghỉ việc hàng năm chiếm tỷ lệ cao gây sự mất ổn định
trong lực lượng lao động. Công ty chưa phát huy được hết khả năng và tinh thần làm
việc của người lao động, hiệu quả sử dụng lao động trong năm 2010 còn nhiều hạn chế
và giảm hơn nhiều so với năm 2009.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Lịch sử hình thành của PVM Quốc Tế

4

2.2. Giới thiệu chung về PVM Việt Nam

5


2.3. Quá trình phát triển của PVM Việt Nam

6

2.4. Mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ, những giá trị và chiến lược của PVM Việt
Nam trong giai đoạn 2011-2015

7

2.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của PVM Việt Nam

8

2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty

9

2.7. Tình hình lao động của Công ty.

10

2.8. Phương pháp trả lương của Công ty

11

2.9. Những thuận lợi và khó khăn của Cơng ty

12


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các khái niệm liên quan đến quản trị nguồn nhân lực

14
14

3.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

14

3.1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

14

3.2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực

15

3.3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực

16

3.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản trị nguồn nhân lực.

22

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực

23


vi


3.5.1. Mơi trường bên ngồi

23

3.5.2. Mơi trường bên trong

24

3.6. Phương pháp nghiên cứu

25

3.6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

25

3.6.2. Phương pháp phân tích

25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cơng ty
4.1.1. Phân tích hoạt động thu hút nguồn nhân lực tại Cơng ty

27
27
27


4.1.2. Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Cơng ty

35

4.1.3. Phân tích thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực tại Cơng ty ..41
4.2. Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty

60

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực

63

4.3.1. Phân tích mơi trường bên ngồi

63

4.3.2. Phân tích mơi trường bên trong

66

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn
nhân lực tại Công ty

67

4.4.1. Đối với hoạt động thu hút nguồn nhân lực


67

4.4.2. Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

71

4.4.3. Đối với công tác duy trì nguồn nhân lực

72

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

75

5.1. Kết luận

75

5.2. Kiến nghị

75

5.2.1. Đối với Công ty

75

5.2.2. Đối với Nhà nước

76


TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban giám đốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BQ

Bình quân

BVQI

Tổ Chức Chứng Nhận Chất Lượng Quốc Tế
(Bureau Veritas Quality International)

CP

Chi phí


CPTL

Chi phí tiền lương

DN

Doanh Nghiệp

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm trong nước



Giám đốc

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

KCN


Khu Công Nghiệp

LCB

Lương cơ bản

LN

Lợi nhuận

NSLĐ

Năng suất lao động

P&G

Procter and Gamble

PVM

Perfetti Van Melle

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực

SGS

Tổ Chức Giám Định, Thử Nghiệm và Kiểm Tra

(Société Générale de Surveillance)

TCSX

Tính chất sản xuất

TGĐ

Tổng giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009 - 2010
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty

9
10

Bảng 2.3. Mức Lương Cơ Bản Hiện Hành đối với Cán Bộ Công Nhân Viên trong

Công Ty

12

Bảng 4.1. Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty

28

Bảng 4.2. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2009 - 2010

32

Bảng 4.3. Cơ Cấu Chi Phí Tuyển Dụng và Chi Phí Tuyển Dụng Bình Qn Năm 2009
- 2010

33

Bảng 4.4: Nội Dung Các Khóa Đào Tạo và Số Người Tham Dự Năm 2009 - 2010

37

Bảng 4.5. Kết Quả ĐàoTạo Năm 2009 - 2010

37

Bảng 4.6. Cơ Cấu Chi Phí Đào Tạo

40

Bảng 4.7. Chi Phí Đào Tạo Bình Qn/Người Năm 2009-2010


41

Bảng 4.8. Tổng Quỹ Lương Tháng và Tiền Lương Bình Quân của Người Lao Động
Năm 2009 -2010

46

Bảng 4.9. Các Loại Phụ Cấp Áp Dụng trong Công Ty

49

Bảng 4.10. Kết Quả Phúc Lợi của Người Lao Động Năm 2009 - 2010

53

Bảng 4.11. Thâm Niên của Người Lao Động Năm 2009 – 2010

58

Bảng 4.12. Số Lượng Lao Động Nghỉ Việc Năm 2009-2010

59

Bảng 4.13. Năng Suất Lao Động Năm 2009 – 2010

60

Bảng 4.14. Doanh Thu Và Chi Phí Tiền Lương Năm 2009 - 2010


61

Bảng 4.15. Các Yếu Tố Hài Lịng và Khơng Hài Lịng của Người Lao Động

62

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Cấu Trúc Tập Đồn PVM

5

Hình 2.2: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Cơng Ty

8

Hình 3.1. Các Yếu Tố Thành Phần Chức Năng của Quản Trị Nguồn Nhân Lực

17

Hình 3.2: Ích Lợi của Phân Tích Cơng Việc

18

Hình 3.3. Q Trình Tuyển Dụng

19


Hình 3.4. Cơ Cấu Hệ Thống Trả Cơng trong Các Doanh Nghiệp

22

Hình 4.1. Q Trình Tuyển Dụng của Cơng Ty

30

Hình 4.2. Đánh Giá của Người Lao Động về Cách Bố Trí Nhân Sự Tại Cơng Ty

34

Hình 4.3. Tỷ lệ Thích Cơng Việc Hiện Tại

35

Hình 4.4. Tỷ lệ thích chương trình đào tạo

39

Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Áp Dụng Kiến Thức từ Khóa Đào Tạo vào trong
Thực Tiễn

40

Hình 4.6. Mức Độ Nhận Biết của Người Lao Động về Tiêu Chuẩn Đánh Giá Năng
Lực Thực Hiện Cơng Việc

42


Hình 4.7. Mức Độ Đánh Giá của Người Lao Động về Việc Đánh Giá Kết Quả Thực
Hiện Cơng Việc

43

Hình 4.8. Đánh Giá của Người Lao Động về Mức Lương của Công Ty so với Các
Cơng Ty Khác Trong Ngành

47

Hình 4.9. Đánh Giá của Người Lao Động về Bữa Ăn tại Cơng ty

51

Hình 4.10. Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Y Tế, An Tồn và Bảo Hộ
Lao Động

54

Hình 4.11. Tỷ Lệ Những Người Lao Động Được Khám Sức Khỏe Định Kỳ

55

Hình 4.12. Đánh Giá của Người Lao Động về Cách Bố Trí Thời Gian Nghỉ Ngơi và
Làm Việc tại Cơng Ty

55

Hình 4.13. Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Làm Việc tại Cơng ty


56

Hình 4.14. Mức Độ Đánh Giá về Mối Quan Hệ Giữa Người Lao Động với Cấp Trên 57
Hình 4.15. Đánh Giá của Người Lao Động về Mối Quan Hệ với Đồng Nghiệp
x

58


Hình 4.16. Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn của Người Lao Động

62

Hình 4.17. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP từ Năm 2006-2010

64

Hình 4.18. Nguồn Cung Ứng Lao Động Phổ Thơng

68

Hình 4.19. Nguồn Cung Ứng Lao Động Gián Tiếp

69

Hình 4.20. Qui Trình Tuyển Dụng

69


xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra

79

Phụ lục 2: Bảng Mô Tả Công Việc

83

Phụ lục 3. Giấy Phép Đầu Tư

83

Phụ lục 4. Phiếu Đánh Giá Kết Quả Khóa Học

86

Phụ lục 5. Các Chỉ Tiêu Mềm Đánh Giá Nhân Viên

87

Phụ lục 6. Bài Thi Lý Thuyết Tay Nghề

89

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Thực tiễn cho thấy, sự phát triển kinh tế-xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Hơn bất cứ
nguồn lực nào khác, con người ln chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội của một quốc gia. Một tổ chức dù có một nguồn tài chính phong phú,
nguồn lực vật chất dồi dào, với hệ thống máy móc hiện đại, cùng với những trang thiết
bị tiên tiến, những công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa nhưng nếu thiếu
việc quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả thì tổ chức đó cũng khó có thể phát
triển được.
Quản trị nguồn nhân lực là bao gồm tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu
hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo tồn và giữ gìn một lực lượng lao
động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về số lượng và chất lượng. Như
vậy, hoạt động quản trị nguồn nhân lực là hết sức cần thiết và quan trọng đối với các
doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một vấn đề
ln làm các quản trị gia phải băn khoăn đó là làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực
có hiệu quả và thu hút, giữ chân được những người tài giỏi ở lại doanh nghiệp mình?
PVM hiện nay là tập đoàn sản xuất bánh kẹo lớn thứ 3 trên thế giới và dẫn đầu
lĩnh vực này tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. PVM Việt
Nam là một trong những chi nhánh của tập đồn. Cơng ty ln xem phát triển con
người là nhân tố hàng đầu để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Để đạt được
điều này, PVM Việt Nam luôn đề cao việc huấn luyện đào tạo kỹ năng song song với
việc động viên khuyến khích tinh thần của người lao động và xem đó là ngun tắc
chính để xây dựng, duy trì một đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm và tích cực. Tuy

nhiên, hiện nay Cơng ty cịn gặp phải nhiều khó khăn, đó là lực lượng lao động không


ổn định, thường xuyên nghỉ việc trong đó có một số lượng lớn lao động có tay nghề kỹ
thuật cao và chuyên môn giỏi, dẫn đến sự thiếu hụt lao động, Công ty phải làm công
tác tuyển dụng hàng tuần. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để Cơng ty có
thể thu hút và giữ chân một lực lượng lao động có tay nghề kỹ thuật cao và chuyên
môn giỏi để đáp ứng cho nhu cầu cơng việc, giảm bớt chi phí tuyển dụng, nâng cao
hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực của mình.
Với những vấn đề nêu trên và được sự cho phép của ban lãnh đạo Công ty cùng
sự giúp đỡ của thầy Vũ Thanh Liêm, giảng viên khoa Kinh tế Trường Đại Học Nơng
Lâm TP. Hồ Chí Minh, tơi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Perfetti Van Melle Việt Nam” để làm luận văn tốt
nghiệp Đại Học. Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tơi mong muốn có
thể đưa ra được những nhận xét, những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Perfetti Van
Melle Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản trị nguồn nhân lực tại công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
o

Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực bao gồm: các hoạt động thu

hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực tại Cơng ty.
o

Đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.


o

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản trị nguồn nhân lực.

o

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị

nguồn nhân lực tại Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Perfetti Van Melle Việt Nam tọa lạc
tại Lô N, Đường số 26, khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương từ tháng
3/2011 đến tháng 6/2011.

2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề, nêu lên lý do, mục tiêu, phạm vi và cấu trúc của đề tài
nghiên cứu. Qua đến chương 2: Tổng quan, giới thiệu chung về lịch sử hình thành và
phát triển của Công ty, mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty, và sơ nét về tình hình hoạt
động kinh doanh, cơ cấu lao động, cách thức tính lương, cũng như những thuận lợi và
khó khăn hiện tại của Cơng ty. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, sẽ đi
vào cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và phương pháp nghiên cứu sử dụng
trong đề tài. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, dựa vào cơ sở lý luận đã nêu
ở chương 3, đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong
cơng ty, phân tích thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển,
duy trì nguồn nhân lực, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
trị nguồn nhân lực tại Công ty. Chương 5: Kết luận và kiến nghị, nêu lên kết quả tổng

quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị đối với Công ty và đối với Nhà
nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành của PVM Quốc Tế
PVM là một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công các loại
bánh kẹo, tiếp thị và phân phối các sản phẩm do công ty sản xuất. Tập đoàn được ra
đời vào tháng 3 năm 2001 thông qua sự hợp nhất giữa hai công ty Perfetti và Van
Melle.
Perfetti được thành lập vào năm 1946 tại Ý bởi hai anh em Edigio Perfetti và
Ambrogio Perfetti. Từ thập kỷ 70 trở đi, dựa trên sự phát triển mạnh mẽ ở Ý, Perfetti
cho thành lập các nhà máy sản xuất mới và công ty kinh doanh trên khắp năm lục địa
với những sản phẩm được ưa chuộng đến ngày nay như Big Babol, Morositas,
Vogorsol, Happydent, Vivident và Alpenliebe,…
Van Melle được thành lập năm 1900 tại Hà Lan bởi Izaak Van Melle. Công ty
này nổi tiếng với hai nhãn hàng Mentos và Fruitelle. Từ thập niên 80 trở đi Van Melle
cũng khơng ngừng mở rộng quy mơ và có nhà máy đặt tại Brazil, Mỹ, Thái Lan,
Indonesia, Philippin, BaLan, Trung Quốc, Ấn Độ và các công ty phân phối sản phẩm
tại Bỉ, Đức.
Năm 1991, Perfetti mua 37% cổ phần của Van Melle. Đến tháng 1/2001, toàn
bộ cổ phần của Van Melle đã thuộc quyền sở hữu của Perfetti. Tháng 7/2006, Perfetti
Van Melle lại sở hữu thêm 100% cổ phần của Chupa Chups, một tập đoàn tư nhân Tây
Ban Nha nổi tiếng toàn cầu với các nhãn hiệu Chupa Chups và Smint. Việc này đã góp
phần củng cố hơn nữa vị thế của tập đoàn Perfetti Van Melle trong thị trường bánh kẹo
và tăng cường tiềm lực kinh doanh tại các thị trường phát triển và đang phát triển.

Hiện nay PVM là tập đoàn sản xuất bánh kẹo lớn thứ 3 trên thế giới và dẫn đầu
lĩnh vực này tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tập đồn có
hai trụ sở chính đặt tại Lainate (Ý) và Bredar (Hà Lan) với hơn 24000 nhân viên đang


làm việc tại hơn 40 nhà máy sản xuất và cơng ty phân phối trên tồn thế giới. Chỉ riêng
tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, PVM đã có các văn phịng phân phối sản
phẩm tại Philippin, Hongkong, Singapore và nhà máy sản xuất tại Ấn Độ, Indonesia,
Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka.
Hình 2.1: Sơ Đồ Cấu Trúc Tập Đồn PVM

Nguồn tin: Phịng Nhân Sự
2.2. Giới thiệu chung về PVM Việt Nam
PVM Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động theo giấy phép đầu tư số
462043000200 do Ban Quản Lý các KCN Bình Dương cấp ngày 27/08/2008 với 100%
vốn điều lệ từ Hà Lan .
Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH PERFETTI VAN MELLE VIỆT NAM
Tên tiếng anh: PERFETTI VAN MELLE VIETNAM CO.,LTD
Tên viết tắt: PVM VIETNAM LTD
Địa chỉ: Lô N, đường số 26, khu cơng nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: 0650.3741000
Fax: 0650.3741008
Website:

www.perfettivanmelle.vn

Chi nhánh đặt tại 70/1 Quốc Lộ 1A, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức,
TP.HCM.
Vốn điều lệ: 6.600.000 USD.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất gia công các loại bánh kẹo, tiếp thị và phân

phối các sản phẩm do công ty sản xuất.

5


Các thương hiệu nổi tiếng của PVM gồm có Alpenliebe, Golia, Cofitos,
Mentos, Happydent, Big Babol và Chupa Chups.
2.3. Quá trình phát triển của PVM Việt Nam
Tiền thân của PVM Việt Nam là Công ty Liên doanh Sản xuất Kẹo Perfetti Việt
Nam được ra đời vào ngày 22/8/1995. Đây là liên doanh giữa tập đồn Perfetti và
Cơng ty Thực phẩm Sài Gịn. Lúc này cơng ty tọa lạc tại địa chỉ 70/1 Quốc Lộ 1A,
Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM với gần 600 công nhân. Từ năm 2000,
một số sản phẩm của Công ty được ưa chuộng trên thị trường nội địa như: Happydent,
Big Babol,… Trên đà phát triển, Công ty tiếp tục mở rộng thêm dây chuyền sản xuất
và tuyển mộ thêm nhân viên, mở thêm nhiều đại lý ở các tỉnh Miền Tây và Miền
Đông.
Ngày 8/5/2002, cùng với sự sát nhập của hai công ty Perfetti và Van Melle,
Cơng ty tách khỏi Liên doanh và chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Sản Xuất
Kẹo Perfetti Van Melle Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.
Tháng 6/2002 PVM Việt Nam đạt chứng chỉ Quản lý Chất Lượng Sản Phẩm
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do SGS cấp.
Ngày 22/5/2004, Công ty cho xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương gồm 4
phân xưởng: Candy, Mentos, Chupachup và chewing gum . Đến ngày 31/8/2006 thì
cơng trình hồn thành. Khi việc xây dựng hồn tất, tồn bộ văn phịng và nhà máy sản
xuất ở Linh Xuân Thủ Đức đã được di dời về nhà máy mới tại đường số 26, Khu cơng
nghiệp Sóng Thần 2, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nguồn nhân lực lúc này của
công ty là hơn 900 nhân viên bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.
Tháng 3/2007, PVM Việt Nam đạt danh hiệu “50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt
Nam” trong hơn 200 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Tháng 4/2008, PVM Việt Nam đạt chứng chỉ Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

ISO 22000 : 2005 do BVQI cấp.
Tính đến cuối năm 2010, nguồn nhân lực của Công ty lúc này là 2.442 người.
Hiện nay, các sản phẩm của Cơng ty đã có mặt trên tồn quốc và tại tất cả các hệ thống
siêu thị lớn trên cả nước.

6


2.4. Mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ, những giá trị và chiến lược của PVM Việt
Nam trong giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu hoạt động: sản xuất gia công các loại bánh kẹo, tiếp thị và phân phối
các sản phẩm do công ty sản xuất.
Nhiệm vụ của Công ty:
o

Phát triển, sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm

cao cấp và sáng tạo, bằng cách sử dụng hiệu quả những nguồn lực của mình và hợp tác
chặt chẽ với các đối tác kinh doanh.
o

Xây dựng một môi trường làm việc sao cho mọi nhân viên phát huy hết

khả năng của mình, trên cơ sở tin tưởng, tơn trọng lẫn nhau và tơn trọng tính đa dạng
của từng cá nhân.
o

Thể hiện vai trò của PVM trong cộng đồng, với tư cách là một tổ chức có

trách nhiệm với mơi trường và xã hội.

Giá trị của Công ty: PVM theo đuổi những giá trị:


Chính trực - khơng thỏa hiệp.



Hướng đến sự hồn hảo.



Hết lịng vì người tiêu dùng



Quan tâm đến nhân viên:



Có trách nhiệm với xã hội và mơi trường.

Chiến lược của Công ty giai đoạn 2011 – 2015:
Trong giai đoạn 2011 – 2015, công ty đặc biệt chú trọng vào những nhãn hàng
mang tính chiến lược, xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng ưu tú trên khắp cả nước.
Đáp ứng nhu cầu xuất khẩu kịp thời cho khách hàng với mục tiêu cao nhất là làm hài
lòng tất cả khách hàng.
Xây dựng dây chuyền sản xuất ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn. Công ty
đang chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao nhằm vận hành tốt các máy ở
trình độ khó, đội ngũ nhân viên bảo trì lành nghề ứng phó kịp thời những tình huống
xảy ra

Trước tình hình lạm phát tăng cao, thời gian tới Công ty sẽ lập kế hoạch cân đối
chi phí bằng cách nghiên cứu và dự trù việc tăng giá một số mặt hàng nhằm tiết kiệm

7


chi phí và tăng năng suất dây chuyền. Tăng cường kiểm soát giá cũng như chất lượng
nguyên vật liệu đầu vào từ các nhà cung cấp.
2.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của PVM Việt Nam
Hình 2.2: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Cơng Ty

Nguồn tin: Phịng Hành Chính Nhân Sự
Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, chỉ đạo trong việc thực hiện và giám sát việc sử dụng vốn, lao
động, nắm bắt các vấn đề trọng yếu trong tồn cơng ty. Đại diện cho cơng ty trực tiếp
ký kết hợp đồng kinh tế và chăm lo đời sống của nhân viên trong tồn cơng ty. Đồng
thời, tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động và kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc Marketing: Chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược quảng bá, đổi
mới sản phẩm và chăm sóc khách hàng trên phạm vi toàn quốc. Kịp thời nắm bắt tình
hình thị trường và nhu cầu khách hàng báo cáo cho TGĐ.
Giám đốc kinh doanh: quản lý việc kinh doanh trao đổi các sản phẩm trong và
ngoài nước, lập kế hoạch cho việc mua bán. Dưới giám đốc kinh doanh có trưởng
phịng Sale Marketing, Trưởng phịng Trade Marketing.
Giám đốc nhân sự: là người trực tiếp quản lý cả một đội ngũ nhân viên cấp
dưới, chỉ đạo và giám sát các vấn đề về lương, bảo hiểm, và phúc lợi trong công ty đặc
biệt là công tác tuyển dụng và đào tạo. Dưới giám đốc nhân sự có trưởng phịng Tuyển
dụng, trưởng phịng Đào tạo và Truyền thơng, trưởng phịng Tiền lương và Phúc lợi.
Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất chung tại các phân
xưởng, đảm bảo hoạt động sản xuất của Công ty được diễn ra nhịp nhàng.

8


Giám đốc công nghệ: là người chịu trách nhiệm về cơng nghệ sản xuất, quy
trình đóng gói và bảo quản sản phẩm.
Giám đốc cung ứng: là người chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu đầu vào
và đầu ra của sản phẩm sao cho đạt chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất, đảm bảo
nguồn ngun liệu ln ln đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất đồng thời phải còn dự
trữ trong kho. Dưới giám đốc cung ứng là trưởng phòng thu mua, trưởng phòng Kế
hoạch, trưởng phòng Xuất nhập khẩu và trưởng phịng Phân phối.
Giám đốc tài chính: có chức năng hỗ trợ TGĐ tổ chức chỉ đạo thực hiện tồn
bộ cơng tác kế tốn, thống kê, thơng tin kinh tế và hạch tốn kinh tế tại Cơng ty theo
cơ chế Nhà nước.
2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009 - 2010
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch


%

Doanh thu


USD

51.600.104

75.342.513

23.742.409

46,01

Tổng chi phí

USD

43.816.001

62.452.063

18.636.062

42,53

Vốn sản xuất

USD

19.150.210

28.608.155


9.457.945

49,39

Lợi nhuận

USD

7.784.103

12.890.450

5.106.347

65,60

Tỷ suất LN/CP

Lần

0,18

0,21

0,03

16,18

Tỷ suất LN/DT


Lần

0,15

0,17

0,02

13,41

Tỷ suất LN/Vốn

Lần

0,41

0,45

0,04

10,85

Nguồn tin: Phịng Tài Chính Kế Tốn
Số liệu ở bảng 2.1 cho ta thấy: Năm 2010 doanh thu của Công ty tăng
23.742.409 USD so với năm 2009, tương ứng với mức tăng là 46,01%. Doanh thu tăng
là do năm 2010 Công ty đầu tư xây dựng thêm một số dây chuyền sản xuất tiên tiến ở
phân xưởng Chupa Chups, khối lượng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm qua các thị
trường tăng. Tuy nhiên việc đầu tư này cũng làm cho tổng chi phí Cơng ty năm 2010
tăng 18.636.062 USD tương đương với mức tăng 42,53% so với năm 2009. Vốn sản
xuất của năm 2010 cũng tăng 49,39%. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của

Cơng ty tương đối tốt, năm 2010 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì Cơng ty thu lại được 0,21
đồng lợi nhuận, tăng 0,03 lần so với năm 2009 ứng với 16,18 %. Tỷ suất LN/DT cũng
9


tăng 0,02 lần so với năm 2009. Năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thu về thì có 0,17 đồng
lợi nhuận. Bên cạnh đó, Tỷ suất LN/Vốn sản xuất của Công ty cũng tăng lên thể hiện
việc sử dụng vốn của Cơng ty ngày càng có hiệu quả. Năm 2009 tỷ suất LN/Vốn của
Công ty là 0,41 lần nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 0,45 lần.
2.7. Tình hình lao động của Công ty.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty
2009
Chỉ tiêu

2010

Chênh lệch

Số

Tỷ

Số

Tỷ

lượng

trọng


lượng

trọng

(Người)

(%)

(Người)

(%)



%

1.713

100

2.442

100

729

42.56

Nam


756

44.13

1025

41.97

269

35.58

Nữ

957

55.87

1417

58.03

460

48.07

1.215

70,93


1.961

80,30

746

61.40

Từ 2 - 5 năm

266

15,53

226

9,25

-40

-15,04

Trên 5 năm

232

13,54

255


10,45

23

9.91

Lao động trực tiếp

1.132

66.08

1.722

72.56

590

52.12

Lao động gián tiếp

581

33.92

720

27.44


139

23.92

Cao đẳng, đại học

243

14.19

366

14.99

123

50.62

Trung cấp

416

24.28

405

16.59

-11


-2.64

1.054

61.53

1.671

68.42

617

58.54

Tổng số lao động
Theo giới tính

Theo thâm niên
Dưới 2 năm

Theo TCSX

Theo trình độ

Lao động phổ thơng

Nguồn tin: Phịng Tuyển Dụng
Qua bảng 2.2 ta thấy: Năm 2010, tổng số lao động trong Công ty tăng 729
người so với năm 2009, ứng với mức tăng là 42.56%. Trong đó, lượng lao động chủ
yếu là người bản địa. Lao động nước ngoài chỉ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng

như TGĐ, GĐ Tài Chính, GĐ Sản Xuất, GĐ Công Nghệ và GĐ Marketing. Năm 2010
lượng lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng tăng 52,12% so với 2009 bên
10


cạnh đó lượng lao động gián tiếp cũng tăng 23.92%. Nguyên nhân của sự gia tăng trên
là do hoạt động xây dựng, cải tiến và mở rộng thêm dây chuyền và các phân xưởng sản
xuất. Đây cũng là nguyên nhân làm cho lượng lao động trực tiếp tăng nhanh so với
năm 2009 và tăng nhanh hơn so với lao động gián tiếp. Xét về mặt thâm niên, lượng
lao động có thâm niên dưới 2 năm chiếm chủ yếu vì đây là lượng lao động mới tuyển
vào do nhu cầu sản xuất. Lao động có thâm niên từ 2 đến 5 năm giảm 15,04% trong
khi lao động có thâm niên trên 5 năm tăng 9,91%. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do một số ít lao động có thâm niên từ 2-5 năm nghỉ việc, một số khác đang tiếp tục
làm việc thì thâm niên trong năm 2010 của họ là 6 năm. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng
chú trọng đến công tác tuyển dụng và luôn bổ sung những vị trí nghỉ việc bằng những
nhân sự mới có trình độ và tay nghề phù hợp.Cụ thể năm 2010 lao động có trình độ
Đại học, Cao đẳng làm việc tại Cơng ty tăng 123 người so với năm 2009, ứng với mức
tăng 50,62%. Ngồi ra, một số đối tượng trong Cơng ty cũng chủ động trong việc học
thêm để nâng cao bằng cấp của mình do đó dẫn tới lượng lao động Trung Cấp trong
Công ty giảm 11 người so với năm 2009. Đặc biệt, hoạt động sản xuất của công ty
phù hợp cho cả nam và nữ chứ không quá đặc thù như nhiều công ty khác. Năm 2010
số lượng lao động nữ trong Công ty chiếm 41.97% và lao động nam là 59.03%. Tỷ lệ
này khá cân bằng về mặt giới tính, đây cũng là một điểm thuận lợi của Công ty.
2.8. Phương pháp trả lương của Công ty
Công ty xây dựng một quy trình thanh tốn lương với mục đích đảm bảo tiền
lương của nhân viên được chi trả đầy đủ, đúng đối tượng, đúng thời gian, phù hợp với
nội quy lao động và phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành. Hiện nay, Công ty
đang sử dụng hình thức trả lương duy nhất là: trả lương theo thời gian. Hình thức trả
lương này được áp dụng đối với tất cả các đối tượng lao động. Đối với nhân viên trong
thời gian thử việc sẽ được hưởng ít nhất 90% mức lương cấp bậc của cơng việc đó.

Các đối tượng hưởng lương là các nhân viên làm việc tại cơng ty trong kỳ tính
lương (từ ngày 21 tháng trước đến ngày 20 của tháng trả lương). Cách tính như sau:

Ti 

LCB
* Ni
26

Trong đó:
Ti: Tiền lương tháng của người lao động thứ i
11


LCB: Lương cơ bản của người lao động thứ i
Ni: Số ngày công lao động của người lao động thứ i trong tháng
Lương cơ bản
Lương cơ bản sẽ được tính dựa vào năng lực và thỏa thuận trong hợp đồng của
người lao động với Công ty. Mức lương cơ bản sẽ được qui định theo từng cấp bậc.
Dưới đây là mức lương cơ bản của người lao động trong Công ty:
Bảng 2.3. Mức Lương Cơ Bản Hiện Hành đối với Cán Bộ Công Nhân Viên trong
Công Ty
ĐVT: 1.000đ
Chức danh
Mức LCB
thấp nhất
Mức LCB
cao nhất

Quản



Trợ lý,

Giám

Nhân

Nhân

Công nhân

Thư

sát

viên

viên

kỹ thuật,



viên

loại 2

loại 1


tổ trưởng

Công
Nhân

21.000

7.000

9.500

4.500

3.500

4.550

2.050

35.500

15.500

12.550

7.550

5.550

6.050


3.550

Nguồn tin: Phịng Tiền Lương và Phúc Lợi
Trong đó, nhân viên loại 2 là những nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại
học, nhân viên loại 1 là nhân viên có trình độ Trung cấp và Cao đẳng.
2.9. Những thuận lợi và khó khăn của Cơng ty
Thuận lợi
Về tài chính, Công ty hoạt động dựa vào sự hỗ trợ nguồn vốn hoàn toàn từ tập
đoàn. PVM Việt Nam là một trong sáu nhà máy với nhiệm vụ chính là chuyên sản xuất
và phân phối sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước.
Về mặt công nghệ, PVM Việt Nam ln được tập đồn quan tâm sâu sắc bằng
việc thường xuyên phái các chuyên gia có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực qua tư vấn
và cập nhật cho PVM Việt Nam những phương pháp sản xuất tiên tiến nhất.
Cơng ty có một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm đã từng giữ nhiều chức vụ
quan trọng ở Unilever và P&G như: GĐ Cung Ứng, GĐ Kinh Doanh. Đặc biệt là
những chuyên gia nước ngoài được tập đoàn cử qua giám sát và hỗ trợ trong việc sản
xuất.
12


Bên cạnh đó, Cơng ty có nguồn cung ứng đầu vào ổn định nhờ có những đối tác
đã làm việc lâu dài. Điều này giúp Công ty dễ dàng trong việc kiểm sốt chất lượng
sản phẩm. Do đó Cơng ty có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu mở rộng của thị trường.
Công ty tọa lạc tại Khu công nghiệp Sóng Thần 2 – Dĩ An – Bình Dương, là nơi
thu hút được một lượng lớn lao động từ các tỉnh thành trong cả nước đến làm việc, tạo
điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác tuyển dụng những lao động có trình độ
chun mơn và tay nghề.
Khó khăn
Lao động khơng ổn định mà chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất, Công ty

phải thường xuyên thực hiện công tác tuyển dụng.
Số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao của Cơng ty cịn ít.
Mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các
doanh nghiệp sản xuất và phân phối kẹo trong nước và ngoài nước là một đe dọa lớn
đối với Công ty.
Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong Cơng ty cao. Q trình giám sát và kiểm tra
tỷ lệ hao hụt này còn lỏng lẻo và chưa được quan tâm đúng mức.

13


×