Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN BÌNH TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU
SÀI GÒN BÌNH TÂY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU
SÀI GÒN BÌNH TÂY

Ngành: Kế Toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TH.S TRỊNH ĐỨC TUẤN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí
và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Bình Tây” do Nguyễn
Ngọc Trường, sinh viên khóa 33, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _____________________________ .

Trịnh Đức Tuấn
Người hướng dẫn,

____________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________

__________________________


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện để con được học hành đến ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô đã dạy dỗ từ lúc tôi bắt đầu đi học đến nay.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt mọi kiến thức bổ ích trong thời gian tôi học tập
tại trường. Tôi luôn ghi nhớ công ơn của các Thầy, Cô.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trịnh Đức Tuấn, người đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty., cảm ơn phòng kế toán đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập, đặc biệt gửi lời cảm ơn đến kế toán trưởng
Nguyễn Thị Kim Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp thông tin, truyền đạt kinh
nghiệm để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã động viên, giúp đỡ mình hoàn
thành tốt khóa luận.

TP.Hồ Chí Minh, ngày


tháng

năm 2011

Sinh viên
NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG. Tháng 07 năm 2011. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí
và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Bình Tây”.
NGUYEN NGOC TRUONG. May 2011. “Accounting Production Cost and
Unit Cost at Sai Gon – Binh Tay Beer Joint Stock Company.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bia Sài
Gòn – Bình Tây là quá trình tìm hiểu công tác kế toán thực tế tại Công ty, thu thập, xử lý
số liệu, mô tả lại quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất tại Công ty. Qua đó
thấy được những ưu điểm và đưa ra những ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại
Công ty hoàn thiện hơn, phù hợp với quy định hiện hành.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ viii
Danh mục các bảng ......................................................................................................... ix
Danh mục các hình .......................................................................................................... x
Danh mục phụ lục .......................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài ............................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2

1.4. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Bia Sài Gòn – Bình Tây........... 3
2.2. Mục tiêu phương hướng phát triển trong tương lai ...................................... 4
2.2.1. Mục tiêu phát triển ......................................................................... 4
2.2.2. Phương hướng phát triển ................................................................ 4
2.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty ........................................................... 4
2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty ......................................................................... 5
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy ...................................................................... 5
2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ................................... 5
2.5. Bộ máy kế toán tại Công ty .......................................................................... 7
2.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán ..................................................................... 7
2.5.2. Nhiệm vụ và chức năng của phòng kế toán ................................... 7
2.6. Tổ chức công tác kế toán .............................................................................. 9
2.6.1. Mô hình tổ chức thực hiện công tác kế toán .................................. 9
2.6.2. Chế độ kế toán tại Công ty ............................................................. 9
2.6.3. Hệ thống tài khoản sử dụng ............................................................ 9
2.6.4. Chứng từ sử dụng ........................................................................... 9
2.6.5. Hình thức ghi sổ Kế Toán ............................................................ 10

v


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
3.1. Chi phí sản xuất .......................................................................................... 12
3.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 12
3.1.2. Đặc điểm ....................................................................................... 12
3.1.3. Phân loại CPSX ............................................................................ 12
3.2. Giá thành sản phẩm ..................................................................................... 13
3.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 13

3.2.2. Đặc điểm của giá thành ................................................................ 13
3.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm ....................................................... 13
3.3. Đối tượng hạch toán CPSX, đối tượng tính Z và kỳ tính Z ...................... 14
3.3.1. Đối tượng tập hợp CPSX .............................................................. 14
3.3.2. Đối tượng tính giá thành ............................................................... 14
3.3.3. Kỳ tính giá thành ........................................................................... 14
3.4. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................... 14
3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ................................................................ 15
3.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................... 15
3.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................ 18
3.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ................................................... 20
3.6. Tập hợp chi phí sản xuất ............................................................................ 28
3.6.1. Nội dung, phương pháp nghiên cứu ............................................. 28
3.6.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp ................................................................. 29
3.6.3. Định khoản một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu ....... 29
3.7. Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang .......................................... 31
3.8. Kế toán thiệt hại trong sản xuất .................................................................. 33
3.8.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ............................................. 33
3.8.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất .................................................. 35
3.9. Kế toán tính giá thành sản phẩm ................................................................ 35
3.9.1. Phương pháp giản đơn .................................................................. 36
3.9.2. Phương pháp hệ số ....................................................................... 36
3.9.3. Phương pháp tỷ lệ .......................................................................... 37

vi


3.9.4. Phương pháp phân bước ............................................................... 38
3.9.5. Phương pháp liên hợp ................................................................... 38
3.9.6 Phương pháp định mức ................................................................. 38

3.9.7. Phương pháp theo đơn đặt hàng ................................................... 38
3.9.8. Phương pháp loại trừ chi phí ........................................................ 39
3.10. Các hình thức sổ kế toán .......................................................................... 39
3.11. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 41
4.1. Đặc điểm tổ chức kế toán CPSX và tính Z sản phẩm tại công ty .............. 41
4.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................ 41
4.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .............................................. 41
4.1.3. Đối tượng tính giá thành ............................................................... 41
4.1.4. Kỳ tính giá thành .......................................................................... 42
4.1.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ......................................... 42
4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty ............................................. 43
4.2.1. Kế Toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................... 43
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................ 49
4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ..................................................... 55
4.2.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ................................... 62
4.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ............................................... 63
4.2.6. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành ..... 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 70
5.1 Nhận xét ....................................................................................................... 70
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN


Bảo Hiểm Thất Nghiệp

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

CCDC

Công Cụ Dụng Cụ

CK

Cuối Kỳ

ĐK

Đầu Kỳ

CP SXC

Chi Phí Sản Xuất Chung

CP NVLTT

Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp


CP NCTT

Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

ĐVT

Đơn Vị Tính

GTGT

Giá Trị Gia Tăng

GVHB

Giá Vốn Hàng Bán

HTK

Hàng Tồn Kho

KKĐK

Kiểm Kê Định Kỳ

KKTX


Kế Khai Thường Xuyên

KPCĐ

Kinh Phí Công Đoàn

NGK

Nước Giải Khát

NVL

Nguyên Vật Liệu

PP

Phương Pháp

SP

Sản Phẩm

SPDD

Sản Phẩm Dở Dang

SXDD

Sản Xuất Dở Dang


SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TK

Tài Khoản

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

Z

Giá thành

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng Tổng Hợp CP NVLTT Tháng 03/2011 ..............................................48
Bảng 4.2. Bảng Lương và Các khoản Trích Theo Lương cho Bia 333ml ...................55
Bảng 4.3. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh của Sản Phẩm Bia 333 ml ....................64
Bảng 4.4. Bảng Kê Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh tại Công Ty Tháng 03/2011 ...........65
Bảng 4.5. Bảng Kê Đánh Giá SPDD Cuối Kỳ Tháng 03/2011 ....................................68
Bảng 4.6. Bảng Giá Thành Sản Phẩm Tháng 03/2011 tại Công Ty.............................69

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Sản Xuất và Quản Lý Của Công Ty ............. . 5
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Phòng Kế Hoạch............................................................ . 6
Hình 2.3. Sơ Đồ Bộ Máy Phòng Kỹ Thuật ............................................................ . 6
Hình 2.4. Sơ Đố Phòng KCS. ................................................................................ . 7
Hình 2.5. Sơ Đồ Phân Xưởng Cơ Điện .................................................................. . 7
Hình 2.6. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Sữa Chữa Được
(Sản Phẩm Hỏng Ngoài Định Mức) ..................................................... . 7
Hình 3.1. Sơ Đồ Kế Toán Tổng Hợp CP NVLTT ................................................. 17
Hình 3.2:. Sơ Đồ Kế Toán Tổng Hợp CP NCT ..................................................... 19
Hình 3.3. Sơ Đồ Kế Toán Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Chung ............................. 24
Hình 3.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang................ 29
Hình 3.5: Hạch Toán Thiệt Hại về Sản Phẩm Hỏng Có Thể Sửa Chữa Được
(Sản Phẩm Hỏng Trong Định Mức). .................................................... 33
Hình 3.6: Hạch Toán Thiệt Hại về Sản Phẩm Hỏng Không Thể Sữa Chữa Được
(Sản Phẩm Hỏng Ngoài Định Mức) ..................................................... 34
Hình 4.1. Sơ Đồ Hạch Toán CP NVLTT ................................................................ 46
Hình 4.2. Sơ Đồ Hạch Toán CP NVLTT của Bia 333ml ....................................... 48
Hình 4.3. Sơ Đồ Hạch Toán CP NVLTT Tháng 03/2011 ....................................... 49
Hình 4.4. Sơ Đồ Hạch Toán CP NCTT Tháng 03/2011 ......................................... 54
Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán CP NCTT Tháng 03/2011 của Bia 333ml ................. 55
Hình 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán CP SXC...................................................................... 58
Hình 4.7. Só Đồ Hạch Toán CP SXC Tháng 03/2011 ............................................ 61
Hình 4.8. Só Đồ Hạch Toán CP SXC Tháng 03/2011 của Bia 333ml .................... 62
Hình 4.9. Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Phí ........................................................................ 63
Hình 4.10. Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Phí Tháng 03/2011 của Bia 333ml ................... 64
Hình 4.11. Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Phí Tháng 03/2011 ............................................. 65


x


Hình 4.12. Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm ........................................... 67
Hình 4.13. Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm Bia 333ml ......................... 68
Hình 4.14. Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm……………………………69

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu Bìa Luận Văn
Phụ lục 2. Trang Tựa Trong của Luận Văn
Phụ Lục 3. Phiếu Nhập Kho
Phụ Lục 4. Phiếu Xuất Kho
Phụ Lục 5. Sổ Cái Tài Khoản 621
Phụ Lục 6. Sổ Cái Tài Khoản 622
Phụ Lục 7. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 6271
Phụ Lục 8. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 6272
Phụ Lục 9. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 6273
Phụ Lục 10. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 62741
Phụ Lục 11. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 62743
Phụ Lục 12. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 62771
Phụ Lục 13. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 62772
Phụ Lục 14. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 6278
Phụ Lục 15. Hóa Đơn VAT
Phụ Lục 16. Hóa Đơn VAT
Phụ Lục 17. Hóa Đơn VAT
Phụ Lục 18. Hóa Đơn VAT


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
Đặt vấn đề:
Trong tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và đất nước nói riêng đã và đang
diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Trong đó để cạnh tranh có hiệu quả, chiến lược tiết
kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là chiến lược được các doanh nghiệp quan tâm
hàng đầu. Mỗi doanh nghiệp luôn phải cố gắng xây dựng kế hoạch và tiết kiệm chi phí
một cách có hiệu quả nhằm nâng cao lợi nhuận, có như vậy họ mới có thể phát triển
và tồn tại lâu dài.
Tầm quan trọng:
Gía thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện lượng chi phí thực tế bỏ ra để sản xuất
sản phẩm, vừa là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp, phản ánh trình độ và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, để tạo ra giá
trị sản phẩm cho xã hội. Có thể nói, giá thành sản phẩm là tấm gương phản ánh sự hoạt
động hữu hiệu của toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh
nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa của đề tài:
“Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” có ý nghĩa quan trọng
đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam. Một nền kinh tế vững mạnh thì trước
tiên đòi hỏi các thành phần trong nền kinh tế phải vững mạnh. Đặc biệt đối với các
đơn vị sản xuất kinh doanh thì việc tập hợp chi phí và tính giá thành là căn cứ quan
trọng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, từ đó giúp nhà quản lý kiểm tra, kiểm
soát, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí và sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng



suất lao động, đồng thời mang lại kết quả như mong muốn, đẩy nhanh tốc độ phát triển
của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy
được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở
dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu
thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp nhằn hoàn thiện công tác hoạch
toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp Công ty sử dụng tốt các tiềm năng
về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: Đề tài khóa luận được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Bia
Sài Gòn – Bình Tây.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu khóa luận được thực hiện từ tháng
03/2011 đến tháng 05/2011.
Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm tình hình cơ bản của Công ty cũng
như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Qua thực tế, tìm hiểu và rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn
thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Khóa luận gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài; mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khoá luận
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công ty.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua nghiên cứu thực tế vấn đề thấy được những mặt tích cực cần phát huy và
những mặt hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Bình Tây
Thành lập theo chủ trương của Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn.
Công ty thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4103004075 do sở Kế Hoạch
và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 25/11/2005.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BÌNH TÂY.
Tên tiếng Anh: SAIGON-BINHTAY BEER JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: SAIGON-BINHTAY BEER JSC.
Trụ sở chính: Số 12 Đông Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 38243586.
Fax: (84-8) 62913100.
Vốn điều lệ đăng ký: 565.762.360.000 đồng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 4103004075 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 25/11/2005.
Mã số Thuế: 0304116373
Công ty được thành lập nhằm mục đích huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu
quả để phát triển kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tạo công ăn việc làm
và nâng cao đời sống cho người lao động, tăng cổ tức cho các Cổ đông, đóng góp ngân
sách nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Thông qua đó góp phần thúc đẩy
việc mua bán, sản xuất, xuất khẩu đạt hiểu quả hơn và cũng góp phần tham gia công
cuộc phát triển kinh tế xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.


2.2. Mục tiêu phương hướng phát triển trong tương lai

2.2.1. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển của công ty là tăng mức cung ứng bia Lon 333, bia sài gòn
355, bia sài gòn Special 330 ml chất lượng cao. Đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại,
hoàn toàn khép kín. Đảm bảo lòng tin của đối tác duy nhất và trực tiếp là Công ty Bia
Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn.
2.2.2. Phương hướng phát triển
Ngoài việc sản xuất Công ty đang chú trọng, đến mở rộng quy mô sản xuất
bằng việc đầu tư mở rộng mặt bằng, hướng tới sẽ sử dụng tối đa công suất thiết kế của
các dây truyền công nghệ cho sản xuất. tối đa với chất lượng tốt cung cấp cho thị
trường bia đang có nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam.
2.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm có:
STT Tên ngành
1

Sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát

2

Sản xuất vật liệu xây dựng (không sản xuất chế biến tại trụ sở)

3

Xây dựng công nghiệp, dân dụng, cầu đường, giao thông thủy lợi

4

Mua, bán: nông sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát

5


Cho thuê kho bãi, nhà xưởng

6

Kinh doanh nhà ở, môi giới bất động sản

7

Buôn bán phế liệu phế thải kim loại, phi kim loại

8

Kinh doanh nhà hàng (không hoạt động tại trụ sở)

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh – sản xuất chủ yếu là Bia, gồm:
- Bia chai sài gòn đỏ 355ml
- Bia lon 333
- Bia chai Special 330.

4


2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Sản Xuất và Quản Lý Của Công Ty

Hội Đồng Quản Trị
(CTHĐQT)


Tổng
Giám Đốc
Cố vấn

Trợ lý

Px. Cơ điện

Bộ phận xây dựng

Px. Lò hơi-khí nén

Px. Máy lạnh-CO2

P.Tài vụ

P.Kinh doanh

P.Tổ chức hành chính

P.KH- Vật tư

P.TGĐ kỹ thuật

Px. KCS

P. Kỹ Thuật

Px. Chiết


Px. Men, Lọc

Px. Nấu

P.TGĐ công nghệ

Nguồn tin: Phòng Hành Chánh
2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc: Là người đại diện cho Công ty về mặt pháp nhân và có trách
nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Tổng giám đốc còn có trách nhiệm
xem xét các chỉ tiêu kế hoạch, xem xét việc đầu tư mở rộng, công tác điều hành, phê
duyệt các giấy tờ quan trọng và chịu mọi trách nhiệm về quyết định của mình.
Phó tổng giám đốc: Là người tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc xét
duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn là người thay thế Tổng Giám
Đốc khi vắng mặt để quản lý, điều hành hoạt động thường xuyên của Công ty theo
quyền hạn giao phó.

5


Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý về nhân sự, có trách nhiệm tuyển
dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu mà Công ty đề ra.
Phòng kinh doanh: Được Ban Giám Đốc ủy nhiệm chuyên trách về hoạt động
kinh doanh của Công ty, tham mưu đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh, mua bán
hàng hoá cả trong và ngoài nước. Nắm bắt và thăm dò thị trường, đối thủ cạnh tranh,
thị hiếu của người tiêu dùng.
Phòng kế hoạch: Cung cấp, quản lý vật tư, nguyên liệu, lập kế hoạch sản xuất
sản lượng sản xuất, tổ chức mua và cung ứng vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất
sản phẩm, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện định mức tồn kho nguyên vật liệu,
quản lý thực hiện hợp đồng gia công Bia Sài Gòn, hợp đồng mua bán vật tư, xây dựng

thực hiện giá điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo kế hoạch chung của toàn nhà
máy. Phòng có trách nhiệm quản lý kho vật tư, quản lý khách hàng, phụ trách gia công.
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Phòng Kế Hoạch
Trưởng phòng
Phó phòng

Phụ trách gia công

Quản lý khách hàng

Quản lý kho vật tư

Phòng kỹ thuật: Có chức năng quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng,
quản lý công tác đo lường, kiểm tra thử nghiệm toàn Công ty nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Hình 2.3. Sơ Đồ Bộ Máy Phòng Kỹ Thuật
Trưởng phòng

Nấu

Lên men

Lọc

Chiết

Máy lạnh

Nghiên cứu


Phòng KCS: Có chức năng quản lý chất lượng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây
dựng các kế hoạch, chỉ tiêu, phương pháp thực nghiệm thích hợp đảm bảo đủ khả năng
kiểm soát tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm .

6


Hình 2.4. Sơ Đố Phòng KCS.
Trưởng phòng
Phó phòng

Tổ hóa lý

Tổ vi sinh

Phân xưởng cơ điện: Có chức năng sửa chữa, bảo trì, hướng dẫn vận hành,
chế tạo thay thế phụ tùng chi tiết . Thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng, vận
hành máy móc, quản lý kho phụ tùng …
Hình 2.5. Sơ Đồ Phân Xưởng Cơ Điện
Quản đốc cơ điện
Phó quản đốc

Tổ bảo trì cơ điện

Tổ bảo trì điện

Tổ động lực

Kho phụ tùng


2.5. Bộ máy kế toán tại Công ty
2.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán
Hình 2.6. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán
Kế Toán Trưởng
Kế Toán Tổng Hợp

K.Toán
Gía
Thành

K.Toán
Thanh
Toán

Kế Toán
Công
Nợ

Kế
Toán
Kho

K.Toán
Bán
Hàng

T.Quỹ
Ngân
Hàng


K.Toán
Tiền
Lương

Nguồn tin: Phòng Kế Toán
2.5.2. Nhiệm vụ và chức năng của phòng kế toán
2.5.2.1. Nhiệm vụ của phòng kế toán

7


- Tổ chức công tác kế toán hợp lý, khoa học nhằm đạt hiểu quả cao nhất cho
Công ty.
- Tổ chức ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các loại giấy tờ phát sinh.
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, vận dụng đúng phương
pháp tính giá thành với điều kiện sản xuất của Doanh nghiệp.
- Cung cấp đề xuất thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh cho các nhà
quản trị có đối tác.
- Luôn gắn kết mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác.
2.5.2.2. Chức năng của phòng kế toán
Kế Toán Trưởng: Giúp Tổng Giám Đốc tổ chức toàn bộ công tác kế toán,
thống kê thông tin và hạch toán kế toán của Công ty theo chế độ quản lý, phân công
chỉ đạo phần hàng kế toán, kiểm toán tình hình tài chính của công ty, chịu trách nhiệm
trực tiếp với tổng Giám Đốc cũng như bàn bạc, đề xuất ý kiến những thông tin tổng
hợp từ phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình sản xuất tại Công ty về chi phí phát sinh
trong kỳ hạch toán, từ đó tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra
kế toán tổng hợp phải theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cuối kỳ
hạch toán, cung cấp và tổng hợp số liệu để phục vụ cho việc lập báo cáo kết quả kinh
doanh cuối kỳ.

Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi cùng với kế toán công nợ để
thanh toán cho tất cả các khách hàng của Công ty.
Kế toán công nợ: Ghi chép đầy đủ, chính xác các khoản công nợ của Công ty .
Kế toán lao động tiền lương: Ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác vào mã số,
bảng kê tổng hợp tình hình thanh toán lương cho công nhân viên làm bảng lương, nắm
bắt việc tăng giảm số lượng công nhân viên cũng như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Thủ quỹ ngân hàng: Theo dõi hạch toán chính xác kịp thời tình hình biến động
về tiền mặt của Công ty, theo dõi về số tiền gửi, hạch toán chính xác kịp thời sổ kế
toán, viết các giấy uỷ nhiệm thu chi của công ty…
Kế toán bán hàng: Theo dõi về số lượng hàng bán ra và doanh thu của công ty.

8


Kế toán kho: Theo dõi xuất nhập tồn của nguyên vật liệu, theo dõi tài sản cố
định và các mức khấu hao, cuối tháng kế toán kiểm kê nguyên vật liệu…
2.6. Tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
2.6.1. Mô hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
Hình thức tổ chức công tác kế toán: Công ty hoạt động theo hình thức kế toán
tập trung. Mọi nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty.
Phòng kế toán tập hợp tất cả các chứng từ, công việc phát sinh, ghi chép vào sổ sách
cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
2.6.2. Chế độ kế toán tại Công ty
- Niên độ kế toán của Công ty: Niên độ kế toán của Công ty là một năm (bắt
đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm).
- Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên tắc thực tế.
- Phương pháp ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận theo giá gốc,
phương pháp khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao theo thời
gian sử dụng của tài sản theo quyết định 206/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của

Bộ Tài Chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định giá xuất kho: Theo đơn giá bình quân cố định cuối kỳ.
- Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đơn vị sử dụng tiền tệ tại Công ty là VNĐ. Mọi đơn
vị tiền tệ khác phải đổi ra VNĐ.
2.6.3. Hệ thống tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày
20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
2.6.4. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Phiếu chi
- Phiếu thu

9


- Hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng
- Bảng khấu hao tài sản.
- Phiếu thu, Phiếu chi…
- Uỷ nhiệm chi, Séc…
- Phiếu nhập, Phiếu xuất, Thẻ kho…
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho
- Bảng chấm công, Bảng tính lương, BHXH, KPCĐ, BHYT…
2.6.5. Hình thức ghi sổ Kế Toán
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ: “Nhật Ký Chung”.
- Nhật ký chung: Là cuốn sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo thứ tự thời gian, theo tài khoản đối ứng phục vụ việc ghi sổ cái.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

theo các tài khoản kế toán. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên
Sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
- Sổ thẻ chi tiết: Dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi
chi tiết theo yêu cầu quản lý, nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp,
phân tích, kiểm tra của công ty mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được.
- Chứng từ gốc: Là những phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất – nhập hàng hóa,
phiếu xuất – nhập vật tư, bảng chấm công, hóa đơn mua bán hàng hóa…
Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty:
- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ,ghi Có, kế toán tiến hành nhập dữ liệu và định khoản theo từng mã hàng vào máy
tính được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Các định khoản và dữ liệu nhập vào
được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp, sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ kế toán
chi tiết có liên quan.
- Cuối quý hoặc bất cứ khi nào cần thiết, kế toán thực hiện lệnh khóa sổ và in
ra Bảng Cân Đối Số Phát Sinh và Báo Cáo Tài Chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp và số hiệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực

10


theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi in ra.
- Đồng thời, kế toán tổng hợp cũng in ra sổ kế toán tổng hợp và sổ cái của từng
mặt hàng, sổ kế toán chi tiết, đóng thành từng quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý
theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

11



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Chi phí sản xuất
3.1.1. Khái niệm
CPSX của doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi
phí đã đầu tư cho sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
3.1.2. Đặc điểm
CPSX mang tính khách quan, vận động thay đổi không ngừng mang tính đa
dạng của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
3.1.3. Phân loại CPSX
Nhằm phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp CPSX để tính giá thành sản
phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại CPSX phát sinh phải tiến hành phân loại chi phí.
- Phân loại CPSX theo yếu tố: Những chi phí có liên quan trực tiếp tạo ra sản
phẩm được phân thành yếu tố chi phí gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Phân loại CPSX theo sự vận động của quá trình sản xuất
+ Chi phí ban đầu
+ Chi phí biến đổi
- Phân loại CPSX theo sự biến đổi của chi phí
+ Chi phí khả biến
+ Chi phí bất biến
- Phân loại CPSX theo nội dung kinh tế
+ Chi phí trong sản xuất: là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất


×