Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY TNHH MM XK TÂN CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.31 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÝ HOÀNG MỘNG DIỄM

NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000
TẠI CÔNG TY TNHH MM XK TÂN CHÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÝ HOÀNG MỘNG DIỄM

NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000
TẠI CÔNG TY TNHH MM XK TÂN CHÂU
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Thầy LÊ VĂN MẾN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU VIỆC
ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
9001:2000 TẠI CÔNG TY TNHH MM XK TÂN CHÂU” do Lý Hoàng Mộng Diễm,
sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày ______________.

LÊ VĂN MẾN
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_____________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, những Người đã sinh
thành và nuôi dưỡng tôi.
Tôi cũng xin cám ơn các thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê
Văn Mến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn chú Uông Tiến Thịnh – Tổng giám đốc công ty Tân
Châu, chú Dương Trương Dũng – Phó phòng TCHC và anh chị các phòng ban, bộ
phận của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
tập tại Công ty.
Sinh viên
Lý Hoàng Mộng Diễm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÝ HOÀNG MỘNG DIỄM. Tháng 05 năm 2011. “Nghiên Cứu Việc Áp
Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn ISO 9001:2000 Tại
Công Ty TNHH MM XK Tân Châu”.


LY HOANG MONG DIEM. May 2011. “Study of Applying ISO 9001:2000
Quality Management System at Tan Chau Garmentexport Co., Ltd”.
Hiện nay vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp dệt may nói riêng: các quy định về chất
lượng sản phẩm ngày càng khắt khe, các đối tác thường đòi hỏi doanh nghiệp phải có
các chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Vì vậy Công ty TNHH may
mặc XK Tân Châu đã quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 trong công tác quản lý chất lượng của mình.
Khóa luận tìm hiểu và giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng của công ty
Tân Châu. Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu từ các phòng ban của
công ty, sách báo, internet…, sau đó sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so
sánh… trong phân tích, tổng hợp vấn đề để đi sâu tìm hiểu việc áp dụng và duy trì hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty. Trên cơ sở đó
đưa ra một số ưu khuyết điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng hệ thống này.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu

4

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

4

2.2.1. Giới thiệu về Công ty

4

2.2.2. Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

9


2.2.3. Quá trình sản xuất chính của công ty

10

2.2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty

12

CHƯƠNG 3

14

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Định nghĩa và đặc điểm chất lượng

14

3.1.2. Quản lý chất lượng

15

3.1.3. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000


16

3.2. Các phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

19

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

20
v


CHƯƠNG 4

21

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. Các bước áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty

21

4.1.1. Phần Plan (P) – Lập kế hoạch


21

4.1.2. Phần Do (D) – Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

25

4.1.3. Phần Check (C) PDCA của quá trình chất lượng

26

4.1.4. Phần Act (A) của vòng tròn PDCA

26

4.2. Thực trạng quản lý chất lượng của công ty

26

4.2.1. Nhận thức của lãnh đạo về công tác quản lý chất lượng

26

4.2.2. Quản lý nguồn lực

29

4.2.3 Qúa trình sản xuất sản phẩm

34


4.2.4 Đo lường, phân tích, cải tiến

48

4.3. Đánh giá công tác QLCL của công ty

51

4.3.1. Những thành tựu của công tác QLCL

51

4.3.2. Những hạn chế trong công tác QLCL của công ty

52

4.3.3 Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL

52

4.4. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác QLCL tại công ty

54

4.4.1 Tăng cường công tác đào tạo

54

4.4.2 Cải tiến máy móc thiết bị, cơ sở vật chất


55

4.4.3. Hình thành nhóm chất lượng

55

4.4.4. Tăng cường sử dụng các công cụ quản trị chất lượng

56

CHƯƠNG 5

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Kiến nghị

57

5.2.1. Đối với các cơ quan Nhà Nước

57


5.2.2. Đối với công ty

58

5.2.3. Đối với người tiêu dùng

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCDV

Cung Cấp Dịch Vụ

CSCL

Cơ Sở Chất Lượng

DT

Doanh Thu


DTBH

Doanh Thu Bán Hàng

ĐVT

Đơn Vị Tính

HDSD

Hướng Dẫn Sử Dụng

HTCL

Hệ Thống Chất Lượng

HTQLCL

Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng

KD

Kinh Doanh

KH

Kế Hoạch

KPH


Không Phù Hợp

MMTB

Máy Móc Thiết Bị

MTCL

Mục Tiêu Chất Lượng

P.TGĐ

Phó Tổng Giám Đốc

PL

Phụ Liệu

QLCL

Quản Lý Chất Lượng

QLDN

Quản Lý Doanh Nghiệp

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam


TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP

Trưởng Phòng

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XK

Xuất Khẩu

XN

Xí Nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Trang Thiết Bị của Công Ty


7

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2009 – 2010

8

Bảng 2.3. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009 – 2010

12

Bảng 3.1. Sơ Đồ Ma Trận SWOT

20

Bảng 4.1. Nội Dung Sổ Tay Chất Lượng của Công Ty

21

Bảng 4.2. Mục Tiêu Chất Lượng (Tháng 4/2011 – Tháng 3/2012)

27

Bảng 4.3. Các Tài Liệu Đầu Vào cho Cuộc Họp

29

Bảng 4.4. Tình Trạng Hiểu Biết về Tiêu Chuẩn QLCL Công Ty đang Áp Dụng

30


Bảng 4.5. Mục Tiêu và Kế Hoạch Đào Tạo Nhân Viên

31

Bảng 4.6. Theo Dõi Tình Hình Chất Lượng Vải trong Năm 2010

35

Bảng 4.7. Mẫu Phân Tích Lỗi Công Đoạn trên Cách Đóng Gói

36

Bảng 4.8. Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục Lỗi Nặng

36

Bảng 4.9. Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục Lỗi Nhẹ

38

Bảng 4.10. Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Đầu Ra qua Các Tháng

40

Bảng 4.11. Bảng Quy Định Lỗi (Dùng cho QA/QC)

41

Bảng 4.12. Bảng Quy Định Lỗi Nghiêm Trọng


42

Bảng 4.13. Bảng Quy Định Lỗi Nhẹ

42

Bảng 4.14. Bảng Quy Định Lỗi Nặng

44

Bảng 4.15. Các Lỗi Thường Gặp trong Năm 2010

45

Bảng 4.16. Theo Dõi Việc Giải Quyết Các Phàn Nàn của Khách Hàng

48

Bảng 4.17. Ma trận SWOT Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác QLCL của Công
Ty

53

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa Năm 2010


8

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH May Mặc XK Tân Châu

9

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ

11

Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình của HTCL ISO
9001:2000

18

Hình 4.1 Tóm Tắt Sơ Đồ Quá Trình Đào Tạo

32

Hình 4.2. Các Lỗi Thường Gặp trong Năm 2010

46

Hình 4.3. Biểu Đồ Nhân Qủa Nguyên Nhân Chất Lượng Sản Phẩm Chưa Đạt

46

Hình 4.4. Quy Trình Xử Lý Khiếu Nại của Khách Hàng

47


Hình 4.5. Quy Trình Hành Động Khắc Phục

50

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục. Phiếu Thăm Dò Khách Hàng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành dệt may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn
định trong nhiều năm qua, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có
thế mạnh – Việt Nam là một trong số mười quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất thế giới.
Việt Nam đã gia nhập WTO. Ngoài ra, việc tham gia vào các khu vực mậu dịch
tự do (FTA) cũng làm thay đổi đáng kể bức tranh ngoại thương của Việt Nam, tạo ra
nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, môi trường
kinh doanh sẽ biến động hơn, phức tạp hơn và cũng tồn tại nhiều rủi ro.
Bên cạnh việc mở ra cơ hội, các doanh nghiệp may Việt Nam còn đối mặt với
nhiều thử thách như các mặt hàng dệt may nhập vào giá hợp lý, mẫu mã lại đa dạng,
thu hút người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp
sản xuất hàng may mặc nói riêng ngoài việc sản xuất ra các sản phẩm với mẫu mã đa

dạng, giá cả phải chăng còn phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
Do đó việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO là bước đầu để các
doanh nghiệp tham gia vào “sân chơi” quốc tế này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là
sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, công ty đã đạt được những kết quả
gì trong việc áp dụng tiêu chuẩn đó, những khía cạnh quản lý chất lượng nào công ty
đã tiếp cận và chưa tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO và giải pháp nào để hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng tại công ty. Với mong muốn tìm hiểu về việc quản lý theo
hệ thống chất lượng đối với ngành hàng may mặc, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO


9001:2000 tại Công Ty TNHH may mặc XK Tân Châu”. Do thời gian và kiến thức
còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót,em hi vọng nhận được
những đóng góp để bài làm được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá công tác QLCL của công ty theo tiêu chuẩn hệ thống ISO 9001:2000.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu quá trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty.
Rút ra thành quả và hạn chế trong công tác QLCL của công ty theo tiêu chuẩn
ISO.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLCL tại công ty.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH May mặc
XK Tân Châu.
- Về thời gian nghiên cứu: từ ngày 14/2/2011 – 14/5/2011. Phân tích các số
liệu, dữ liệu thu thập được trong hai năm 2009 – 2010, kết hợp với các thông tin từ quá
trình hình thành công ty cho đến nay.

1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và trình bày sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về tài liệu có liên quan đến đề tài. Vài nét về quá trình hình thành và
phát triển của công ty, chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức,
bộ máy quản lý và quy trình sản xuất của công ty. Sơ lược tình hình lao động, tình
hình trang thiết bị, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2


Trình bày các khái niệm về chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò,
yêu cầu, mục tiêu, lợi ích của việc xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng. Đồng
thời trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Các số liệu, thông tin, kết quả của quá trình nghiên cứu được phân tích, tổng
hợp để hiểu rõ công tác quản lý chất lượng tại Công ty TNHH may mặc XK Tân
Châu.Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng may mặc tại công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Từ những phân tích, kết quả có được từ chương 4 rút ra một số kết luận và kiến
nghị đối với các cơ quan Nhà Nước, Công ty và người tiêu dùng.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu
Bên cạnh việc tham khảo các đề tài nghiên cứu về việc áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của các khóa trước như luận văn
tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường đại học Nông Lâm TP.HCM của chị Lý
Thị Ngân, 2008 về: Đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty cao su Phú Riềng, đề tài còn tham khảo
một số sách viết về hệ thống chất lượng nhằm củng cố về mặt lý thuyết để đề tài
được hoàn chỉnh.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng số liệu từ các phòng ban, sổ tay chất lượng của
công ty TNHH MM XK Tân Châu để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu về Công ty
Tên Công ty: Công Ty TNHH may mặc xuất khẩu Tân Châu
Tên tiếng Anh: Tan Chau Garmentexport co., Ltd
Điện thoại: 08.35920665
Fax: 08.35920666
E-mail:
Địa chỉ: 65/5 quốc lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM.
Lĩnh vực xuất khẩu, kinh doanh: nguyên phụ liệu dệt may, giới thiệu và trưng
bày quần áo may sẵn, cho thuê nhà xưởng, phụ tùng máy may.
Máy móc thiết bị các loại: 1000 chiếc và 20 dây chuyền (trong đó có 20% được
đầu tư từ năm 1992-1995, 50% được đầu tư từ năm 1996-2000, 20% được đầu tư từ
năm 2001-2004, 10% được đầu tư từ năm 2005-2008).


Số lượng công nhân viên: 700 người. Năng lực sản xuất: 5.000.000 sản
phẩm/năm. Mức lương bình quân: 2.300.000 đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân:
45.000.000.000 đồng/năm.

Với khẩu hiệu: “Sự hài lòng của quý khách là mục tiêu của chúng tôi”.
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 1992, vì nhu cầu bức bách cần phải giải quyết lực lượng lao động nên
UBND TP.HCM có công văn số 13/UB-TM ngày 10/01/1992 đồng ý cho Tổng công
ty thương mại Sài Gòn đưa Tổng kho thương nghiệp liên doanh với Tổng công ty dệt
may Việt Nam thành lập công ty TNHH may mặc xuất khẩu Tân Châu với giấy phép
thành lập số 296/GP-UB ngày 26/03/1992.
Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, công ty may mặc xuất khẩu Tân Châu là xí
nghiệp may Complet đã được ủy ban kế hoạch nhà nước phê duyệt số 46/UB/VPTD
ngày 17/03/1993. Để xây dựng xí nghiệp may Complet các bên phải góp vốn ngay sau
khi có quyết định thành lập là 22.000.000.000 đồng. Nhưng khó khăn đôi bên về vốn
nên hiện công ty ra đời với tổng số vốn là 8,1 tỷ đồng và tỉ lệ như sau: Tổng công ty
thương mại Sài Gòn (SATRA) 55%, Tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX)
44%, công ty may thời trang 1%.
Ngay từ ngày đầu thành lập, phương châm của các sáng lập viên chủ yếu là xây
dựng cơ sở, giải quyết việc làm càng nhiều càng tốt cho lực lượng lao động tại khu
vực. Do không có vốn đầu tư trực tiếp nên nhà kho còn lại của công ty đã tìm các
doanh nghiệp đối tác cho thuê để họ đầu tư trực tiếp xây dựng các nhà xưởng tạo việc
làm cho lao động địa phương, vì thế cho nên đến nay có 3 công ty nước ngoài thuê nhà
kho lập xưởng gồm: công ty TAIWANG (sản xuất giày thể thao), công ty TIHUA (sản
xuất quần áo thời trang), công ty KIMVINA (sản xuất quần áo).
Như vậy cho đến nay công ty đã thực hiện một phần phương châm của sáng lập
viên và hội đồng quản trị giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động tại địa phương.
b) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Chủ yếu là sản xuất, gia công các mặc hàng may mặc theo hợp đồng đã ký kết
giữa công ty với các đối tác nước ngoài, kinh doanh hàng FOB xuất khẩu, hàng nội
địa, nguyên phụ liệu ngành may.
5



Tận dụng phần diện tích không sử dụng đến của công ty để cho thuê mặt bằng.
Là công ty TNHH theo hình thức góp vốn nên nhiệm vụ quan trọng là quản lý,
sử dụng tốt nguồn vốn đã góp tránh thất thoát và lãng phí làm ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh, xây dựng công ty ngày càng vững mạnh.
Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, kỹ năng chuyên môn và
trình độ quản lý cho nhân viên. Kinh doanh theo đúng ngành nghề và mục đích đã
đăng ký.
Cải thiện điều kiện làm việc, tạo không khí làm việc hòa đồng, đoàn kết cho
công nhân viên, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các
công ty thuê mặt bằng.
2.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Trang thiết bị máy móc là một yếu tố quyết định tới năng lực sản xuất sản phẩm
của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Do thị trường chính của Công ty là xuất khẩu đi Mỹ và EU, nên thời
gian qua Công ty đã cố gắng đầu tư và mua sắm trang thiết bị máy móc sao cho đáp
ứng hiệu quả cho công việc sản xuất.
- Nhà cửa vật kiến trúc: Ngay từ khi thành lập, Công ty đã chủ động xây dựng
cơ sở vật chất, nhà xưởng rất rộng rãi, thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái nhất, tốt
nhất cho mọi công nhân viên trong Công ty.
- Máy móc thiết bị: Do công ty được thành lập khá lâu nên đa số máy móc thiết
bị đều đã cũ và đang trong tình trạng thay mới. Máy móc đa phần được nhập từ Châu
Âu, Nhật Bản, Đài Loan.
- Dụng cụ quản lý: Khâu quản lý là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, nếu quản lý tốt sẽ sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại, do vậy,
Công ty đã trang bị khá đầy đủ các dụng cụ quản lý nhằm khai thác tối ưu hiệu quả của
hoạt động này.
- Phương tiện vận tải: Công ty đã trang bị một đội ngũ vận tải đủ lớn để đảm
bảo vận chuyển hàng hóa đúng thời gian và địa điểm quy định.


6


Bảng 2.1. Tình Hình Trang Thiết Bị của Công Ty
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009
Chỉ tiêu

Giá trị

Năm 2010

Tỉ trọng
(%)

Giá trị

Chênh lệch

Tỉ trọng
(%)

±∆

%

Nhà xưởng, kiến trúc

10.102


31,47

11.974

32,86

1.872

18,53

Máy móc thiết bị

14.680

45,73

16.759

45,99

2.079

14,16

Dụng cụ quản lý

780

2,43


601

1,65

-179

-22,95

6.538

20,37

7.103

19,50

565

8,64

32.100

100,00

36.437

100,00

4.337


18,38

Phương tiện vận tải
Tổng

Nguồn: Phòng Kế Toán
Trong cơ cấu trang thiết bị của Công ty, máy móc và nhà xưởng chiếm tỷ trọng
cao nhất: năm 2010, máy móc chiếm tỷ trọng 45,99% và nhà xưởng chiếm 32,86%.
Công ty không ngừng đầu tư vào máy móc và nhà xưởng, năm 2010, máy móc có giá
trị là 16.759 triệu đồng, tăng 2.079 triệu đồng so với năm 2009 và nhà xưởng có giá trị
tăng thêm 1.872 triệu đồng, tăng 18,53% so với năm 2009. Bên cạnh đó, Công ty cũng
chú trọng đến việc đầu tư vào phương tiện vận chuyển. Năm 2010, Công ty đã đầu tư
thêm 565 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,64 % so với năm 2009 cho phương tiện vận
chuyển. Còn dụng cụ quản lý có xu hướng giảm mạnh cả tỉ trọng lẫn giá trị, cụ thể
năm 2010, giá trị dụng cụ quản lý giảm 22,95% so với năm 2009. Như vậy, trang thiết
bị của Công ty được điều chỉnh theo hướng tiết kiệm chi phí ngoài sản xuất và đầu tư
vào cho máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng nhằm phục vụ tốt hơn
cho nhu cầu sản xuất khi lượng đơn đặt hàng gia tăng và cũng góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
2.2.1.3. Tình hình lao động của Công ty
Lao động là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công
ty, nó đóng một vai trò quyết định đối với năng suất cũng như chất lượng của sản
phẩm, cũng như tạo uy tín và hiệu quả sản xuất cho Công ty. Trong những năm qua,
do nhu cầu về mở rộng sản xuất nên lực lượng lao động của Công ty ngày càng lớn
mạnh.

7


Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2009 – 2010

Năm 2009
Chỉ tiêu

Năm 2010

Số lượng

Tỉ trọng

Số lượng

Tỉ trọng

(Người)

(%)

(Người)

(%)

1.200

100

1.250

120

10,00


1.080

-Nam
-Nữ

Chênh lệch
±∆

%

100

50

4,17

130

10,40

4

3,33

90,00

1.120

89,60


46

4,26

517

43,08

537

42,96

20

3,87

683

56,92

713

57,04

30

4,39

-Đại học, cao đẳng


70

5,83

90

7,20

20

28,57

-Trung cấp kỹ thuật

130

10,83

150

12,00

20

15,38

1.000

83,34


1.010

80,80

10

1,00

Tổng số lao động
Phân

theo

chức

năng
-Quản lý
-Trực tiếp sản xuất
Phân theo giới tính

Phân theo trình độ

-Lao
thông

động

phổ


Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa Năm 2010

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
8


Bảng trên cho thấy hiện nay cán bộ công nhân viên Công ty tổng cộng có 1.250
người, nguồn lao động chủ yếu được huy động tại địa phương và các tỉnh đến làm
việc. Năm 2010 lượng lao động tăng 50 người (tương đương 4,17%) so với năm 2009
để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu mở rộng sản xuất. Lao động Công ty 90% là lao động
trực tiếp và là lao động phổ thông. Công ty rất chú trọng đến nguồn nhân lực thông
qua việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh đó, do tính chất
công việc là may mặc nên tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn nam. Vì thế Công ty luôn quan
tâm đến chính sách đãi ngộ dành cho nữ công nhân.
2.2.2. Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH May Mặc XK Tân Châu

Nguồn: Phòng Tổ Chức - Hành Chính
Chức năng các phòng ban
1) Ban Giám Đốc gồm:
- Tổng Giám Đốc: là chủ thể quản lý doanh nghiệp, người đại diện cho công tác
quản lý doanh nghiệp cho đúng kế hoạch, chính sách và pháp luật nhà nước.

9


- Phó Tổng Giám Đốc Sản Xuất: trực tiếp điều hành các phòng ban sản xuất và
xưởng may.
- Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: quản lý các phòng ban dưới sự lãnh đạo của

Tổng giám đốc.
2) Phòng kế toán: tổ chức chặt chẽ các công tác hạch toán kế toán, giám sát
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo quyết toán do Bộ tài
chính đề ra, theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không để thất thoát
tài chính công ty.
3) Phòng tổ chức - hành chính: soạn thảo, triển khai quy chế làm việc, lập dự
thảo điều lệ hoạt động của công ty, quản lý nhân sự và công tác tuyển dụng nhân viên
cho toàn công ty và là nơi phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công
tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng quy định.
4) Phòng kinh doanh, thiết kế: theo dõi đơn hàng, nhận đơn hàng, giao hàng,
tìm kiếm khách hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, thăm dò thị hiếu người
tiêu dùng. Thiết kế mẫu mã theo đơn đặt hàng, nắm bắt những mẫu mã mới, từ ý kiến
cũng như phản hồi của khách hàng thiết kế những mẫu mã ngày càng phong phú, đa
dạng.
5) Phòng kế hoạch điều độ: là phòng nhiệm vụ của công ty, áp dụng các
phương pháp nghiệp vụ, công cụ quản lý, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài công
ty để tổ chức thực hiện, giám sát và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ trình Tổng giám đốc phê duyệt.
6) Ban QA: kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau khi sản xuất từ xưởng may sẽ
được ban QA kiểm tra kỹ, nếu đạt chất lượng mới giao cho xưởng hoản thành, sau đó
mới đóng gói để xuất hàng.
7) Xưởng Cắt:lên tác nghiệp cắt và điều độ chính xác, thực hiện kế hoạch cắt
bán thành phẩm và các dịch vụ khác theo kế hoạch của công ty giao. Tổ chức tốt công
tác thống kê, hạch toán tiết kiệm nhiên liệu của công ty.
8) Xưởng Hoàn Thành: nhận sản phẩm từ các xưởng may, sau đó tiến hành ủi,
phân loại, dán nhãn, vô bao, đóng thùng theo yêu cầu chờ ngày kiểm xuất.
2.2.3. Quá trình sản xuất chính của công ty

10



Để sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, công ty đã
không ngừng tiến hành đổi mới đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên dùng, trang bị
đồng bộ các công cụ sản xuất. Công ty có dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu
nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm.
Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ

Nguồn: Phòng kỹ thuật – thiết kế
Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Khép Kín

Nguồn: Phòng kỹ thuật – thiết kế
Diễn giải:
- Sau khi thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu được hoàn tất, bộ phận chuẩn bị
sản xuất và kho tiến hành kiểm tra, phân loại nguyên phụ liệu. Trong lúc này bộ phận
kỹ thuật nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra sơ đồ mẫu, may và duyệt mẫu. Đồng thời chuẩn bị
những tài liệu cần thiết để triển khai sản xuất.

11


- Theo kế hoạch và lệnh sản xuất, xưởng cắt sẽ tiến hành trải vải, cắt, đánh số,
ép keo,… Sau đó kiểm tra bán thành phẩm đồng bộ đưa chuyền may. Tại xưởng may,
kỹ thuật triển khai yêu cầu quy trình mẫu mã, rập và các yêu cầu khác. Sau đó nhận
bán thành phẩm, phụ liệu đưa vào chuyền tiến hành rải chuyền thực hiện lắp đặt các
chi tiết và hoàn tất sản phẩm.
- Khi sản phẩm hoàn tất ở khâu may sẽ tiến hành kiểm tra, cắt chỉ, tẩy vết bẩn
trên thành phẩm và ủi hoàn chỉnh sản phẩm, đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
2.2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty
Bảng 2.3. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009 – 2010
ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch
±∆

%

DTBH và CCDV

94,08

115,90

21,82

23,19

Giá vốn hàng bán

49,93

62,03

12,10

24,23


1. Doanh thu thuần

44,15

53,87

9,72

22,02

DT hoạt động tài chính

1,69

1, 58

-0,11

-6,51

Chi phí tài chính

0,93

1,03

0,10

10,75


2. Lợi nhuận tài chính

0,71

0,24

-0,47

-0,66

Thu nhập khác

0,41

0,37

-0,04

-9,76

Chi phí khác

0,16

0,21

0,05

31,25


3. Lợi nhuận khác

0,25

0,13

-0,12

-0,48

4. Chi phí BH và QLDN

3,96

4,49

0,53

13,38

5. Lợi nhuận trước thuế

40,85

51,40

10,55

28,83


6. Thuế

11,44

14,39

2,95

25,78

7. Lợi nhuận sau thuế

29,41

37,01

7,60

25,84

Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Qua Bảng 2.3 ta thấy năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt kết quả cao và tăng
nhiều so với năm 2009. Cụ thể là năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 37,01 tỷ đồng, tăng
25,84% so với năm 2009. Tuy các khoản chi phí phải bỏ ra năm 2010 nhiều hơn năm
2009 như chi phí tài chính tăng 0,10 tỷ đồng, chi phí khác tăng 0,05 tỷ đồng, chi phí
BH và QLDN tăng 0,53 tỷ đồng nhưng doanh thu thuần tăng cao 9,72 tỷ đồng (tăng
12



22,02%) làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng cao. Đây là
kết quả khả quan của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Định nghĩa và đặc điểm chất lượng
Định nghĩa chất lượng
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định nghĩa chất lượng là: “Mức độ của một tập
hợp các đặc tính vốn có để đáp ứng các yêu cầu”.
-

Đặc tính: đặc trưng để phân biệt, đặc tính có thể định tính hay định lượng,
có thể mang tính vật lý, cảm quan, hành vi…

-

Vốn có: tồn tại trong cái gì đó, thường mang tính tồn tại lâu bền.

-

Yêu cầu: là các nhu cầu hay mong đợi được ngầm hiểu, được công bố hay
chưa tiết lộ. Yêu cầu có thể là yêu cầu đối với sản phẩm, hệ thống hay quá
trình. Yêu cầu có thể nảy sinh từ các bên quan tâm khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, chất lượng là mức độ thỏa mãn nhu cầu và mục đích

sử dụng của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó của doanh
nghiệp.
Còn đối với nhà sản xuất, chất lượng của sản phẩm được cụ thể hóa thành các
tiêu chuẩn về đặc tính kỹ thuật do tổ chức đó đề ra dựa trên sự phân tích những yêu
cầu của khách hàng và khả năng thực tế của tổ chức.
Đặc điểm chất lượng
- Chất lượng là sự thỏa mãn yêu cầu:
Nếu một sản phẩm/ dịch vụ vì lý do nào đó không đáp ứng được yêu cầu thì bị
coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đó có
thể rất hiện đại.
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn yêu cầu, mà yêu cầu luôn biến động
nên chất lượng cũng luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng…


×