Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU GIA ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.85 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
.........................

LƯƠNG VĂN LỘC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH & THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Một số giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định” do Lương
Văn Lộc, sinh viên khóa 33, ngành Quản trị kinh doanh Thương mại, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ..........................

GV. TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn

_______________________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________

_________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho tôi xin gửi chân thành biết ơn đến đấng sinh thành đã nuôi dưỡng,
quan tâm, chăm sóc, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tôi có được
ngày hôm nay.

Sau bốn năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, em luôn được sự chỉ
bảo, dạy dỗ nhiệt tình của Quý Thầy Cô nhất là Quý Thầy Cô của Khoa Kinh Tế đã
truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết cũng như thực tế trong suốt thời gian
học tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Trần
Minh Trí, người đã hướng dẫn tận tình và truyền đạt bổ sung thêm kiến thức để em có
thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo và các anh chị trong Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Gia Định đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian
thực tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận văn
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý
Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo Công ty giúp em khắc phục được những thiếu sót và
khuyết điểm.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa KT- Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, Ban Giám Đốc, Quý Anh Chị trong Công ty cùng toàn thể các bạn lớp
TM33 một lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và luôn thành đạt.

TP.HCM, Ngày 11 tháng 7 năm 2011
Sinh Viên
Lương Văn Lộc

iii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
LƯƠNG VĂN LỘC. Tháng 06 năm 2011 “Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh
Xuất Khẩu Thủy Sản Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Gia Định”.
LUONG VAN LOC. June 2011. “Some Of Measures To Boost Export
Fisheries In Gia Dinh Import Export Joint Stock Company”.
Ngành thủy sản xuất khẩu là ngành đã ra đời từ rất lâu và đem lại một nguồn

thu ngoại tệ khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây ngành thủy sản phải đương đầu với không ít những khó khăn thử thách
do những áp lực trong nước lẫn ngoài nước. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp
để khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội từ thị trường để đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu thủy sản đang là một yêu cầu cấp thiết nên tôi đã chọn đề tài “Một Số Giải Pháp
Đẩy Mạnh Xuất khẩu Thủy Sản Tại Công Ty Cổ Phần Nhập Khẩu Gia Định”.
Đề tài tìm hiểu thực trạng kinh doanh xuất khẩu thủy sản tại Công ty, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, phân tích ma trận Swot, nêu lên những
ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại và thách thức của Công ty, từ đó đề ra những giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty.

iv


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1


1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về công ty


5

2.1.1. Lịch sử hình thành

5

2.1.2. Quá trình phát triển

6

2.1.3. Logo và Slogan

8

2.2. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của công ty

8

2.2.1. Chức năng

8

2.2.2. Nhiệm vụ

8

2.2.3. Mục tiêu

8


2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty

10

2.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

10

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1. Khái niệm xuất khẩu

15

3.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế

15

3.1.3. Mục tiêu của xuất khẩu

16


3.1.4. Nhiệm vụ của xuất khẩu

16
v


3.1.5. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

17

3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

22

3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

22

3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

22


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định

25
25

4.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

25

4.1.2. Các hình thức xuất khẩu của công ty

30

4.1.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu

32

4.2. Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu

38

4.2.1. Phân tích các yếu tố nguồn lực

39

4.2.2. Phân tích nguồn nguyên liệu

42


4.2.3. Phân tích hoạt động chiêu thị cổ động

42

4.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu

43

4.3.1. Sự ảnh hưởng của giá bán

43

4.3.2. Yếu tố chính trị - pháp luật tại nước nhập khẩu

45

4.3.3. Tỷ giá hối đoái

47

4.3.4. Chính sách của nhà nước và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

48

4.3.5. Phân tích đối thủ cạnh tranh

50

4.4. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây


55

4.4.1. Những thuận lợi và thành tựu đã đạt được

55

4.4.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của nó

56

4.5. Những mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp trong thời gian tới

57

4.5.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

57

4.5.2. Định hướng phát triển

57

4.6. Phân tích Swot của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định

58

4.6.1. Các điểm mạnh

58


4.6.2. Các điểm yếu

59

4.6.3. Các cơ hội

59
vi


4.6.4. Các thách thức

60

4.7. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ
phần XNK Gia Định

612

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị


68

5.2.1. Về phía nhà nước, các bộ, ngành và các hiệp hội chế biến thủy sản xuất
khẩu Việt Nam

68

5.2.2. Đối với công ty

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

vii


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BGĐ

:Ban giám đốc

EDA

:Electronic design automation (Tự động hóa thiết kế điện tử)

EU

:Liên Minh Châu Âu


Euro

:Đồng tiền chung Châu Âu

GAP

:Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt)

GDP

:Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

HACCP

:Hazard Analysis Critical Control Point (Phân tích mối nguy
tại điểm kiểm soát tới hạn)

IMF

:International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ Thế giới)

ISO

:International Organization for Standardization (Tiêu chuẩn Quốc
Tế)




:Quyết định

R&D

:Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

SSOP

:Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh
và thủ tục kiểm soát vệ sinh)

TGĐ

:Tổng giám đốc

TP.HCM

:Thành phố Hồ Chí Minh

UB

:Ủy Ban

USD

:United States dollar (Đồng đôla Mỹ)

VASEP

:Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp

hội chế biến thủy sản việt Nam)

VN

:Việt Nam

VNĐ

:Việt Nam đồng

WTO

:World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế giới)

XNK

:Xuất nhập khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT

24

Bảng 4.1. Sản Lượng Xuất Khẩu của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định Giai Đoạn
2008-2010

26


Bảng 4.2. Cơ Cấu Sản Lượng Các Mặt Hàng Xuất Khẩu của Công Ty Cổ Phần XNK
Gia Định Giai Đoạn 2008-2010

27

Bảng 4.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty qua 3 Năm 2008-2010

28

Bảng 4.4. Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty qua 3 Năm 2008-1010

30

Bảng 4.5. Các Hình Thức Xuất Khẩu của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định Giai Đoạn
2008-1010

31

Bảng 4.6. Cơ Cấu của Doanh Thu Theo Hình Thức Xuất Khẩu

31

Bảng 4.7. Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định Sang
Hàn Quốc Giai Đoạn 2008-2010

34

Bảng 4.8. Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định Sang
Nhật Bản Giai Đoạn 2008-2010


35

Bảng 4.9. Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định Sang
Malaisia Giai Đoạn 2008-2010

36

Bảng 4.10. Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định Sang
Trung Quốc Giai Đoạn 2008-2010

37

Bảng 4.11. Tình Hình Biến Động Lao Động của Công Ty qua 3 Năm 2008-2010

39

Bảng 4.12. Số Lượng Trang Thiết Bị Sản Xuất của Công Ty Năm 2008-2010

41

Bảng 4.13. Giá Xuất Khẩu Bình Quân của Công Ty qua Các Năm 2008-2010

44

Bảng 4.14. Ma Trận SWOT của Công Ty Cổ Phần XNK Gia Định

61

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Công Ty

10

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thay Đổi Giá Trị Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường
qua 3 Năm 2008-2010

32

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thay Đổi Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Chủ Yếu
của GIDICO Giai Đọan 2007- 2010

33

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Giai Đoạn 2008-2010 40
Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Diễn Biến Tỷ Giá USD/VNĐ Từ 2008 Đến Nay

x

47


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Việt nam là một đất nước có tiềm năng lớn trong việc nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản, với đường bờ biển dài hơn 3260km, 112 cửa sông lạch, hơn 2 triệu km2
thềm lục địa, hơn 1triệu km2 diện tích mặt nước, sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Từ
lâu người dân đã phát hiện và khai thác được những điều kiện thiên phú này để tạo ra
một khối lượng thủy sản khổng lồ không những có thể đáp ứng nhu cầu trong nước mà
còn có thể xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
không ngừng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 7 năm 2010
ước đạt 430 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm lên 2.45 tỷ USD,
tăng 11.6% so với cùng kì năm trước. Cuối năm 2010, ngành thủy sản Việt Nam đã
thiết lập kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD. Cả nước đã xuất khẩu trên
1,35 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 5,03 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4%
về giá trị so với năm 2009 là 4,25 tỷ USD. Từ đó cho ta thấy được tầm quan trọng của
xuất khẩu đối nền kinh tế nước ta không chỉ nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà
còn góp phần tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người dân, mang lại nguồn ngoại
tệ to lớn cho chính phủ, làm giàu cho quê hương đất nước. (nguồn: tổng cục thủy sản
www.fistenet.gov.vn)
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặc biệt là khi chúng ta đã chính thức trở
thành viên của WTO thì hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước
những cơ hội và thách thức rất lớn. Nhiều cơ hội mới được mở ra, quan hệ hợp tác
mua bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên cùng với những cơ hội
ấy, đã đặt ra cho những doanh nghiệp Việt Nam những thách thức không nhỏ khi bước
1


vào sân chơi quốc tế này. Từ năm 2008 đến nay, ngành xuất khẩu thủy sản ở nước ta
phải đi lên trong điều kiện hết sức khó khăn. Các rào cản về kỹ thuật vô cùng gắt gao
được nước ngoài đặt ra để hạn chế việc xuất khẩu của nước ta vào thị trường của họ.
Những thứ thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp đặt đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của ta, đó là con tôm và cá tra Việt Nam… Qua những khó khăn này, đòi hỏi phải

có một sự chuẩn bị tốt hơn nữa, tích cực và đầy đủ hơn nữa để ta có thể tồn tại trong
sân chơi này. Một sân chơi của trí tuệ, sân chơi của sự cạnh tranh gay gắt, nơi mà
doanh nghiệp chỉ có thể giành thắng lợi khi chất lượng và uy tín thương hiệu được đưa
lên hàng đầu, không những vậy doanh nghiệp còn cần phải am hiểu luật chơi, biết cách
điều hành và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù
hợp và một giải pháp phát triển lâu dài.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự hướng dẫn của thầy Trần Minh Trí cùng với sự cho
phép của ban giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng nhân sự Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Gia Định, tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khấu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định”. Thông qua những vấn đề
trình bày trong luận văn có thể thấy rõ được thực trạng xuất khẩu mặt hàng này của
công ty từ đó có thể đề xuất được những giải pháp thích hợp nhằm giúp cho công ty
nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung có thể đẩy mạnh hơn nữa trong hoạt
động xuất khẩu thủy sản ra thị trường quốc tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty nhằm tìm ra những nguyên nhân và
tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Gia Định qua 3 năm ( 2008– 2010).
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định.
2


- Phân tích những điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và các mối đe dọa từ
bên ngoài đối với công ty.

- Bên cạnh những kết quả được, tìm ra những nguyên nhân và tồn tại từ đó đề ra
những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia
Định.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định.
 Về thời gian: Từ ngày 10/03/2011đến ngày 25/05/2011.
 Về đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của công ty khá đa dạng về ngành nghề và
mặt hàng, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động
xuất khẩu và các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty.
 Về nội dung: Chủ yếu thu thập và phân tích số liệu về xuất khẩu thủy sản và
những số liệu khác có liên quan của Công ty qua 3 năm từ 2008 đến 2010.
1.4. Cấu trúc luận văn
Khóa luận bao gồm 5 chương bố cục như sau:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên tính cấp thiết đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Gia Định, nêu lịch sử
hình thành và phát triển công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng
phòng ban và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại Công ty, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty để thấy được những ưu điểm và khuyết
điểm cũng như những mặt tồn tại, khó khăn và thách thức đối với Công ty, phân tích
Swot của Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
của Công ty.
3



Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận và đưa ra một số kiến nghị đối với nhà Nước, đối với doanh
nghiệp và đối với ngành thủy sản Việt Nam.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định được thành lập từ năm 1982 mà tiền
thân của nó là xí nghiệp chế biến Nông – Lâm – Thủy sản xuất khẩu Bình Thạnh, là
doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi theo Quyết định số 2098/QĐ – UB ngày
17/05/2002 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Đầu Tư Xây Dựng Gia Định thành Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Gia Định vào tháng 6/2002.
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU GIA ĐỊNH
Tên tiếng Anh: GIA DINH EXPORT – IMPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: GIDICO
Trụ sở chính: 285 Nơ Trang Long – Phường 13 – Quận Bình Thạnh – Thành
phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (848)-35533387
Fax: (848)-38055698
Email:
Website:
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4103001063 đăng ký lần đầu ngày

19/06/2002, ngày 08/05/2007 đăng ký thay đổi lần thứ 5 do sở Kế Hoạch va Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Vốn điều lệ ban đầu: 3.105.000.000 đồng, tương đương với 31.050 cổ phần.
Năm 2006, vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng, tương đương với 50.000 cổ phần
Hiện nay, vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng. tương đương với 2.000.000 cổ
phần, mệnh giá 10.000VNĐ/cổ phần.
5


2.1.2. Quá trình phát triển
a) Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch
vụ.
Ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Công nghiệp thực phẩm, sản xuất các mặt hàng về sữa ( sữa đậu nành, sữa tiệt
trùng, sữa ca cao, sữa đậu xanh).
- Kinh doanh Nông – Lâm – Thủy hải sản, rượu bia, nước giải khát, vật tư
nguyên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, kim khí điện máy (ô tô, xe máy, máy móc thiết
bị).
- San lấp mặt bằng.
- Công nghiệp chế biến gỗ: sản phẩm chế biến từ gỗ, palette.
- Sản xuất nước đá.
- Mua bán, gia công chế tác vàng bạc, trang xuất mỹ nghệ.
- Dịch vụ nhận va ghi trả ngoại tệ.
- Xây dựng mua bán nhà ở, dịch vụ nhà đất, môi giới bất động sản.
- Cho thuê văn phòng, nhà ở, xưởng, kho bãi.
- Kinh doanh nhà hàng khách sạn.
- Mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh).
- Sang bao đóng gói nguyên liệu, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản (trừ
thuốc bảo vệ thực vật).

- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu, vàng
miếng.
- Dịch vụ cầm đồ.
b) Tình hình hoạt động
Hoạt động chính của công ty hiện nay là: sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất
khẩu hải sản; sản xuất nước đá cây, nước đá tinh khiết, nước uống đóng chai, sữa đậu
nành; kinh doanh vàng bạc, trang sức mỹ nghệ, dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, dịch
vụ cho thuê kho bãi, thu đổi ngoại tệ và dịch vụ cầm đồ. Tiền thân của Công Ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Gia Định là xí nghiệp chế biến Nông – Lâm – Thủy hải sản
xuất khẩu Bình Thạnh, công ty đã không ngừng nghiên cứu, đầu tư và phát triển mở
6


rộng quan hệ sản xuất kinh doanh cả trong và ngoài nước. Cho đến nay công ty đã có 4
chi nhánh:
Chi nhánh 1: Chuyên sản xuất - chế biến – xuất khẩu hải sản, dịch vụ cho
thuê kho lạnh bảo quản hải sản xuất khẩu
Địa chỉ: 285 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: 38.432378

Fax: 38.055698

Chi nhánh 1 có 3 phân xưởng:
Phân xưởng 1: Sản xuất chế biến hải sản khô, mực nướng cán xuất khẩu.
Phân xưởng 2: Sản xuất chế biến hải sản đông lạnh xuất khẩu.
Phân xưởng 3: Sản xuất chế biến hải sản bán cho siêu thị.
Chi nhánh 2: Chuyên sản xuất nước đá cây
Địa chỉ: 234 Nguyễn Văn Đậu, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ
Chí Minh.

Điện thoại: 38.940670

Fax:38.940670

Chi nhánh 3: Chuyên sản xuất nước đá tinh khiết và nước uống đóng chai,
sữa đậu nành
Địa chỉ: 224/5Ter Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: 38.997508

Fax: 38.984364

Chi nhánh 4: Chuyên kinh vàng bạc, trang sức – thu đổi ngoại tệ - Dịch vụ
cầm đồ
Địa chỉ: 205 Lê Quang Đinh, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ chí
Minh.
Điện thoại: 35.5100356 – 38.433771

7

Fax: 32.940274


2.1.3. Logo và Slogan
Logo

Slogan: “ Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả”
2.2. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
2.2.1. Chức năng
Công Ty Cồ Phần Xuất Nhập Khẩu Gia Định có chức năng kinh doanh các mặt

hàng tủy hải sản và nhập khẩu vàng các loại.
2.2.2. Nhiệm vụ
Công ty cổ phần XNK Gia Định có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Quản lý kiểm tra các hoạt động tài chính, tài sản và vốn Công ty đã giao cho
cá đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện
hành.
- Quyết toán tháng, quý kịp thời và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho
ngân sách nhà nước.
- Sắp xếp các hoạt động dịch vụ, du lịch và kinh doanh xuất nhập khẩu sao cho
đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của Công ty.
- Xây dựng phương án kinh doanh, tổ chức nhân sự qua từng thời kỳ, chăm lo
đào tạo bồi dưỡng cán bộ tạo nguồn nhân lực vững vàng nghiệp vụ, có phẩm chất và
năng lực phục vụ yêu cầu hoạt động và phát triển của công ty.
2.2.3. Mục tiêu
a) Các mục tiêu chủ yếu của công ty
Trong những năm gần đây, ngoài việc duy trì và đẩy mạnh những hoạt động ản
xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ hiện có, hướng đầu tư phát triển của công ty như
sau:

8


- Đẩy mạnh sản xuất hàng hải sản đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật,
Hàn Quốc, Malaisia, Nga; Xây dựng hoàn thiện chương trình quản lý chất lượng hàng
hóa xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP để phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu
sang châu Âu và Mỹ.
- Xây dựng dự án dịch vụ kho hàng – Tài chính – XNK khép kín. Kết hợp sản
xuất với thương mại dịch vụ.

- Xây dựng cao ốc văn phòng tại 234 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình
Thạnh.
- Xây dựng chung cư cao cấp tại 285 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình
Thạnh.
- Đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu của những ngân hàng thương
mại hoặc công ty cổ phần khác. Hợp tác liên kết với doanh nghiệp khác thông qua góp
vốn cổ phần thành lập công ty chứng khoán, công ty cổ phần thương mại dịch vụ…
- Phát triển thương hiệu GIDICO trên thị thường trong và noài nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực cả về chất và lượng để đáp
ứng yêu cầu phát triển công ty.
b) Chiến lược phát triển trung và dài hạn
- Tiếp tục đầu tư chuyên sâu cho ngành chế biến hải sản xuất khẩu, mở rộng thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Đầu tư cho dự án dịch vụ kho hàng – tài chính – XNK khép kín. Công ty sẽ
mua đất để xây dựng một trung tâm thương mại dịch vụ khép kín nằm trên quốc lộ 1
thuộc quận 12. Gồm: Kho hàng Công nghệ thực phẩm – Kim khí điện máy – Kho lạnh
– Nhà máy gia công chế biến – Dịch vụ tài chính thông qua cầm cố và thế chấp hàng
hóa bằng những hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu và
giao nhận hàng hóa.
- Đầu tư cho việc xây dựng phương án chuyển đổ công năng nhà xưởng 234
Nguyễn Văn Đậu theo hướng lập dự án xin thuê đất dài hạn để xin phép xây dựng kinh
doanh văn phòng cho thuê.
- Đầu tư cho việc xây dựng phương án chuyển đổi công năng xây dựng nhà
xưởng 285 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh thành nhà ở cao tầng bán
cho công nhân viên, người lao động.
9


- Chú trọng đến việc đầu tư tài chính thông qua việc góp vốn vào các đơn vị và
mua cổ phần.

2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Văn phòng công ty được đặt tại trụ sở chính của công ty – nơi làm việc của hội
đồng quản trị, Ban Giám Đốc và các phòng ban nghiệp vụ của công ty, gồm: văn
phòng hội đồng quản trị, phòng hành chánh quản trị, phòng kế toán tài chính, phòng kế
hoạch kinh doanh - xuất nhập khẩu. Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 285 Nơ Trang
Long – Phường 13 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM.
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Công Ty

Đại Hội Đồng Cổ
Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát

Ban Giám Đốc Điều Hành

Phòng Hành

Phòng Kế Hoạch

Chánh Quản

Kinh Doanh –

Trị

Phòng Kế Toán

Phòng Kỹ


- Tài Chính

Thuật

Xuất Nhập Khẩu

Chi Nhánh 1

Chi Nhánh 2

Chi Nhánh 3

Chi Nhánh 4

Chế biến hải

Dịch vụ kho

Chế biến thực

Kinh doanh

sản xuất khẩu

hàng

phẩm

vàng – Dịch
vụ cầm đồ


Nguồn: Phòng hành chính quản trị
10


2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a) Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công
ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông sẽ
bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát cho công ty.
b) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động cùa công ty ngoại trừ những vấn đề
có liên quan đến thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Số thành viên của Hội đồng quản trị
không ít hơn 5 người và không nhiều hơn 11 người. Hiện tại, Hội đồng quản trị của
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Gia Định có 05 thành viên, nhiệm kì của mỗi thành
viên không quá 5 năm
c) Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Hiện tại, Ban kiểm soát Công ty có 03 thành viên, mỗi thành viên có
nhiệm kì 5 năm. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lí trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.
d) Ban giám đốc điều hành
Ban giám đốc của công ty gồm 2 thành viên đó là Giám đốc và Phó giám đốc.
Giám đốc là ngưởi điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Nhiệm kì
của Giám đốc là 5 năm trừ khi Hội đồng quản trị có quy định khác.
e) Phòng hành chánh quản trị
Phòng hành chánh quản trị có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo công việc như tuyển dụng, đào tạo, chấm công, phân bố cán bộ công

nhân viên và lao động phù hợp với năng lực của từng người vào những vị trí thích hợp
nhằm phát huy hết khả năng của mỗi người.
- Chịu sự chị đạo trực tiếp của Giám Đốc công ty, tham mưu cho Ban Giám đốc
về các mặt như: xây dựng nội quy công tác, chế độ làm việc cho phù hợp với quy định
của Nhà nước.
11


- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề bằng nhiều loại
hình đào tạo thích hợp, tổ chức phát động phong trào thi đua khen thưởng. Xây dựng
cơ cấu tổ chức trong Công ty theo kiểu gọn nhẹ, có tay nghề năng động, chất lượng
phù hợp với chuyên môn. Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ công nhân viên gồm các
khâu: tiếp nhận, điều động lao động, cử cán bộ ra nước ngoài học tập…
- Thực hiện chính sách chế độ tiền lương, tiền thưởng theo đúng quy định của
nhà nước, thực hiện chế độ lao động, công tác bảo vệ an toàn của Công ty, công tác
phòng cháy chữa cháy, công tác văn phòng, liên hệ với cơ quan quản lý lao động như:
phòng lao động tỉnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…Quản lý các công tác về đời
sống, chấp hành nội quy kỷ luật vệ sinh công nghiệp, cơ sở hạ tầng…Thực hiện công
tác quản lý hành chính, văn thư, tài sản công cộng, bảo vệ an ninh kinh tế.
f) Phòng kế hoạch kinh doanh _ xuất nhập khẩu
Chức năng và nhiệm vụ của phòng này bao gồm:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình Ban Giám đốc
phê duyệt, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
định kỳ do Ban Giám đốc quy định.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty có liên quan để xây dựng kế
hoạch giá thành theo thời điểm, tài chính, kho hàng, vận chuyển, kế hoạch sản xuất,
tiếp thị…lập kế hoạch về nguyên liệu, bao bì…cần cho sản xuất.
- Khai thác thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, tìm khách hàng thương
lượng đàm phán để lấy đơn hàng cho Công ty, tham mưu cho Ban Giám Đốc ban
hành lệnh sản xuất theo đơn hàng đã ký, trực tiếp trả lời nhũng thắc mắc của khách

hàng. Thực hiện và lưu trữ các thủ tục xuất nhập hàng hóa.
- Tham gia vào lĩnh vực kỹ thuật chế biến sản phẩm nhằm mục đích thõa mãn
yêu cầu của khách hàng.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh và xây dựng kế hoạch thực hiện, đề xuất
các chương trình hành động nhằm mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu.
- Chăm sóc giải quyết kịp thời khiếu nại của khách hàng. Xúc tiến thương mại,
tổ chức thực hiện hợp đồng.

12


- Tìm nguồn cung ứng và thực hiện công tác mua hàng nhằm đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh. Giao hàng, xuất hóa đơn đầu ra, theo dõi việc thanh toán hợp
đồng, công nợ bán hàng.
- Thực hiện thủ tục, lập chứng từ xuất nhập khẩu.
- Quản lý thông tin khách hàng, đánh giá nhà cung ứng tìm năng.
g) Phòng kế toán - tài chính
Phòng kế toán tài chính có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Quản lý, thực hiện các nghiệp vụ kế toán: ghi chép kịp thời đầy đủ chính xác
các nghiệp vụ phát sinh, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, nhập xuất, theo dõi công nợ,
lập các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính kịp thời theo quy định chế độ Nhà nước.
- Phân tích số liệu kế toán, kiểm soát và tính giá thành, giá bán của sản phẩm.
- Quản lý kiểm kê quỹ và tài sản trong Công ty.
- Thay mặt TGĐ liên hệ với cơ quan chủ quản để giải quyết các vấn đề liên
quan đến tài chính.
- Sắp xếp, phân loại, bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán đã sử dụng đúng
theo quy định chế độ lưu trữ chứng từ của Nhà nước.
- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kết toán, phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho BGĐ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của
Công ty.

- Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống, khoa học về cca1 số
liệu sử dụng nguồn vốn, làm cơ sở cho việc thực hiện hoạch định chiến lược sử dụng
vốn của BGĐ.
- Theo dõi các khoản nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền
mặt hoặc hình thức thanh toán khác, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại và thanh
toán quốc tế.
- Tham mưu cho BGĐ thực hiện các chế độ quản lý tài chính, thường xuyên tổ
chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng nghiệp vụ có quan hệ thanh toán nội bộ và
thanh toán với các đối tác bên ngoài theo quy trình, quy định.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của công ty có liên quan để xây dựng kế
hoạch giá thành theo thời điểm, kế hoạch tài chính…
13


h) Phòng Kỹ thuật
Chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật bao gồm:
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc đầu tư, cải tạo về thiết bị nhà xưởng
đáp ứng cho quá trình sản xuất liên tục và có hiệu quả.
- Quản lý về kỹ thuật toàn bộ thiết bị nhà xưởng tại Công ty; Lập kế hoạch và
thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
- Nghiên cứu và tìm kiếm những thiết bị phục vụ chế biến lạnh đông phù hợp
với công nghệ tiên tiến, kinh tế để thay thế thiết bị hiện có.
- Xây dựng hướng dẫn công việc và vận hành tốt, đảm bảo an toàn các máy
móc thiết bị trong hệ thống công ty.
Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị cơ điện
nhà xưởng hiện có tại Công ty. Thực hiện đúng các nội dung theo quy định của công
ty
- Phối hợp với đội phòng cháy chữa cháy làm tốt công tác cháy nổ tại Công ty.
- Kết hợp với phòng Tổ chức hành chính thực hiện việc xem xét năng lực nhân
viên trong phòng; Phối hợp với Ban điều hành sản xuất thực hiện việc kiểm tra nhà

xưởng.
- Tìm biện pháp giảm điện năng tiêu thụ và các nhiên liệu khác trong quy trình
sản xuất sản phẩm.

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
Trong phần nội dung nghiên cứu, khóa luận sẽ trình bày một số vấn đề có liên
quan đến hoạt động xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu... Sau đây là phần cơ sở lý luận cho những nội dung nêu trên.
3.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc
gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.
Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục
đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế
so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt
động này.
(Nguồn: Nguyễn Quang Hùng, “Phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp XNK" .
Năm 2010. Nhà Xuất Bản thống kê)
3.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác có cơ hội phát triển thuận

lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành thủy sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát
triển ngành nuôi trồng và đánh bắt, ngành chế tạo máy móc thiết bị và các chất phụ gia
phục vụ cho chế biến,…
15


×