Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

LÊ THỊ HỒNG VÂN

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

LÊ THỊ HỒNG VÂN

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG TRẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN
TOÀN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI”, sinh
viên khóa 2007 – 2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG, đã bảo vệ
thành công trƣớc hội đồng vào ngày…………………………

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Ngƣời hƣớng dẫn,

Ngày…..Tháng……Năm…….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 tháng nỗ lực thực hiện, khóa luận tốt nghiệp “Xác Định Mức Sẵn
Lòng Trả Và Các Tếu Tố Ảnh Hƣởng Đến Quyết Định Mua Rau An Toàn Của
Ngƣời Tiêu Dùng Ở Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai ” cuối cùng cũng đã hoàn
thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự khích lệ rất nhiều
từ phía nhà trƣờng, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết con xin cảm ơn đại gia đình thân yêu của con đã luôn động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con có đƣợc ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trƣờng Đại Học Nông Lâm,
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy Đặng Thanh Hà, ngƣời đã hết lòng quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Chú Đức, Cô Thuỷ, cùng các chú và anh chị của Phòng
Kinh tế .đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Chân thành cảm ơn chú Thƣơng, gia đình Chị Minh, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp phục vụ đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Sinh Viên

Lê Thị Hồng Vân



NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HỒNG VÂN. Tháng 07 năm 2011. “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả
Và Các Yếu Tố Ảnh Hƣởng Đến Quyết Định Mua Rau An Toàn Của Ngƣời Tiêu
Dùng Ở Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai”
LÊ THỊ HỒNG VÂN. July 2011. “Determine The Willingness To Pay And
Factors Affecting The Decision To Buy Safe Vegetables Of Consumers in Nhon
Trach District, Dong Nai Province”
Rau an toàn, loại rau tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng nhƣng hiện nay vẫn
còn khá mới mẽ đối với ngƣời tiêu dùng . Mục tiêu chính của đề tài là xác định mức
sẵn lòng trả của ngƣời tiêu dùng cho sản phẩm RAT là bao nhiêu và các yếu tố nào
ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT của ngƣời tiêu dùng.
Qua điều tra 160 hộ dân ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), sử dụng phƣơng
pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), đề tài đã đánh giá đƣợc nhận thức của ngƣời dân,
xác định đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT và ƣớc lƣợng mức
sẵn lòng trả bình quân của ngƣời tiêu dùng cho việc sử dụng RAT.
Mặc dù sự hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về RAT chƣa thật sự đầy đủ và có
nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT của ngƣời tiêu dùng nhƣng kết quả
cũng cho thấy đƣợc rằng ngƣời tiêu dùng cũng sẵn lòng trả tiền để đƣợc sử dụng sản
phẩm RAT. Mức sẵn lòng trả của ngƣời tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ:
mức giá, thu nhập, học vấn, mức độ tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản
phẩm, hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về RAT,...Áp dụng các kỹ thuật hồi quy và
phƣơng pháp toán học, đề tài xác định đƣợc mức sẵn lòng trả cho RAT của ngƣời tiêu
dùng là 61.69%, có nghĩa là mức giá của RAT chênh lệch 61.69 % so với rau thƣờng.
Kết quả của đề tài góp phần cho các ban lãnh đạo chuyên ngành, nhà sản xuất và
ngƣời mua có thể hiểu rõ nhau hơn và giúp thị trƣờng RAT ngày càng phát triển hơn.


MỤC LỤC

Trang

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4 Bố cục luận văn

3

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

5

2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

8

CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

11
11

3.1.1. Khái niệm rau an toàn

11

3.1.2. Yêu cầu chất lƣợng của RAT

11

3.1.3. Rau không an toàn và tác hại của rau không an toàn


12

3.1.4. Lý thuyết hành vi mua của ngƣời tiêu dùng

13

3.1.5. Lý thuyết về sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng

19

3.1.6. Thị trƣờng với thông tin không cân xứng

24

3.1.7. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

25

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

32
v


3.2.1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu

32

3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp


32

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích

33

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

38

4.1. Thực trạng sản xuất rau và rau an toàn trên địa bàn Huyện

38

4.2. Đánh giá nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với RAT

41

4.2.1. Sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng rau

41

4.2.2. Nhận thức của ngƣời tiêu dùng về mức độ quan trọng của rau an toàn 42
4.2.3. Mức độ hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về rau an toàn
4.3. Thông tin chung của ngƣời đƣợc phỏng vấn

42
43

4.3.1.Trình độ học vấn


43

4.3.2. Nghề nghiệp

44

4.3.3. Giới tính

45

4.3.4 Quy mô gia đình

45

4.3.5. Đặc điểm tiêu dùng rau của ngƣời tiêu dùng

46

4.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT của ngƣời tiêu dùng 47
4.5. Xác định mức sẵn lòng trả của ngƣời tiêu dùng cho sản phẩm rau an toàn
4.5.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy

50
50

.......... 4.5.2. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình hồi quy ......................................... 52
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55


5.1. Kết luận

55

5.2. Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RAT

Rau An Toàn

ATSH

An Toàn Sinh Học

GCAT


Gia Cầm An Toàn

WTP

Mức Sẵn Lòng Trả (Willing To Pay)

WTA

Mức Sẵn Lòng Chấp Nhận (Willing To Accept)

CVM

Phƣơng Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contigent
Valuation Method)

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

DT

Diện Tích

HTX

Hợp Tác Xã

QDM

Quyết Định Mua


BNN-KHCN

Bộ Nông Nghiệp-Khoa Học Công Nghệ

NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ Chức Lƣơng
Nông Liên Hiệp Quốc)

WHO

World Health Organization (Tổ Chức Y tế Thế Giới)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Các Đặc Tính về Hành Vi Khách Hàng


14

Bảng 3.2.Các Biến Đƣa Vào Mô Hình để Xác Định Các Yếu Tố Ảnh Hƣởng Quyết
Định Mua của Ngƣời Tiêu Dùng

34

Bảng 3.3. Các Biến Đƣa Vào Mô Hình để Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả của Ngƣời
Tiêu Dùng

35

Bảng 4.1.Sự Hiểu Biết của Ngƣời Tiêu Dùng về Rau An Toàn

43

Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn

44

Bảng 4.3. Nghề Nghiệp của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn

44

Bảng 4.4. Thống Kê Số Lƣợng Ngƣời Quyết Định Mua RAT

46

Bảng 4.5. Thống Kê Số Lƣợng Ngƣời Sẵn Lòng Trả


47

Bảng 4.6. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Logit

48

Bảng 4.7. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy

50

Bảng 4.8. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Hồi Quy Logit

51

Bảng 4.9. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Hồi Quy Logit Sau Khi Loại Bỏ Biến TUOI
51
Bảng 4.10. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy

53

Bảng 4.11. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình

54

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Dân Số Trung Bình Toàn Huyện Năm 2005, 2010


8

Hình 2.2. Tỷ Lệ Tăng Dân Số Tự Nhiên Giai Đoạn 2005-2010

9

Hình 2.3. Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2005

9

Hình 2.4. Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2010

10

Hình 3.1. Thang Hệ Thống Cấp Bậc Đòi Hỏi Maslow

15

Hình 3.2. Quá Trình Thông Qua Quyết Qịnh Mua Hàng của Ngƣời Tiêu Dùng

16

Hình 3.3. Mô Hình Thực Tế của Quyết Định Mua

17

Hình 3.4. Mô Hình Chi Tiết Những Yếu Tố Ảnh Hƣởng Đến Hành Vi

17


Hình 3.5. Đƣờng Bàng Quang

21

Hình 3.6. Đƣờng Ngân Sách

22

Hình 3.7. Hữu Dụng Tối Đa của Ngƣời Tiêu Dùng

23

Hình 4.1. Mức Độ Quan Tâm của Ngƣời Tiêu Dùng về Chất Lƣợng Rau

42

Hình 4.2.Nhận Thức của Ngƣời Tiêu Dùng về Mức Độ Quan Trọng của RAT

42

Hình 4.3. Mức Độ HIểu Biết của Ngƣời Tiêu Dùng về RAT

43

Hình 4.4. Thống Kê Tỷ Lệ Giới Tính của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn

45

Hình 4.5. Quy Mô Gia Đình của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn


45

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Hồi Quy Logit.
Phụ lục 2 : Khả Năng Dự Doán của Các Mô Hình
Phụ lục 3 :Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Ngƣời Tiêu Dùng
Phụ lục 4: Một Số Hình Ảnh về Rau An Toàn

x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nhơn Trạch đang từng bƣớc chuyển mình thành một thành phố mới trong tƣơng
lai, nền kinh tế của Huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu nhập của ngƣời dân
ngày càng cải thiện, đời sống ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu cuộc sống nâng lên
một bƣớc, quan niệm “ăn no mặc ấm” của ông bà ta ngày xƣa dần dần đƣợc thay thế
bằng “ăn ngon mặc đẹp”. Ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lƣợng hàng
hoá mà họ mua, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề thực phẩm và dinh dƣỡng, trong đó
rau xanh là loại thực phẩm đƣợc chú trọng hơn cả. Ngƣời ta có xu hƣớng tiêu dùng rau
ngày càng nhiều hơn để tránh hiện tƣợng béo phì đang phổ biến hiện nay đồng thời
cũng góp phần bảo đảm cho sắc đẹp sức khoẻ và tuổi thọ. Rau xanh là loại thực phẩm
có thể ăn theo nhiều cách nhƣ ăn tƣơi, sơ chế nhƣng đặc thù của rau là phun thuốc bảo
vệ thực vật trực tiếp khi sản xuất do đó nguy cơ nhiễm độc ở rau là rất cao, làm phản

tác dụng và lợi ích vốn có của rau xanh. Ngƣời dân cần phải có nhận thức đúng đắn về
RAT, dùng RAT thay cho rau thƣờng là điều cần thiết để đảm bảo cho sức khoẻ ngƣời
tiêu dùng đồng thời góp phần bảo vệ môi trƣờng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã triển khai chƣơng trình an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó tập trung chỉ đạo
các địa phƣơng sớm xây dựng quy hoạch, lập dự án đầu tƣ, tổ chức sản xuất, tiêu thụ
và quản lý rau an toàn. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành trồng trọt. Và để
biết cầu về RAT của ngƣời tiêu dùng ở huyện ra sao? Mức sẵn lòng trả của ngƣời tiêu
dùng cho sản phẩm RAT là bao nhiêu? Khả năng đáp ứng cũng nhƣ khả năng cầu nhƣ
thế nào? Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả của ngƣời tiêu dùng? Vấn đề đặt
ra là phải cung cấp những thông tin về RAT cho ngƣời dân để họ có nhận thức đúng
đắn về RAT. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Xác định mức sẵn lòng trả và các yếu tố


ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng ở huyện Nhơn
Trạch,Tỉnh Đồng Nai” với mong muốn cung cấp cho lãnh đạo tỉnh nhà, các ban
ngành có liên quan một số thông tin tham khảo cần thiết về giá mà ngƣời tiêu dùng sẵn
lòng trả cho RAT và các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT của ngƣời tiêu
dùng để tuyên truyền, xây dựng và mở rộng các dự án trồng RAT thích hợp tại huyện
trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả và các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT
của ngƣời tiêu dùng ở huyện Nhơn Trạch.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng thị trƣờng rau và RAT ở huyện Nhơn Trạch.
- Đánh giá nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với RAT.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua RAT của ngƣời tiêu dùng.
- Xác định mức sẵn lòng trả cho sản phẩm RAT của ngƣời tiêu dùng .
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài chọn địa bàn huyện Nhơn Trạch để tiến hành nghiên cứu vì đây là một
Huyện đang trên đà phát triển mạnh và nhu cầu của con ngƣời cũng ngày một tăng
cao. Do thời gian nghiên cứu ngắn và kinh phí hạn chế nên đề tài không có điều kiện
nghiên cứu một cách quy mô mà chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu ở các xã Hiệp
Phƣớc, xã Phƣớc Thiền, xã Long Thọ và xã Phú Đông là nơi tập trung đông dân cƣ và
tiêu thụ rau rất nhiều.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu:
+ Giai đoạn 1: Thời gian từ 23/ 02/2011- 20/03/2011
Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tiến hành viết đề cƣơng chi tiết và soạn bảng câu hỏi.
+ Giai đoạn 2: Thời gian từ 20/03201120/04/2011
Thu thập thông tin và số liệu tại Phòng Kinh Tế huyện Nhơn Trạch.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 160 hộ ở 4 xã của huyện Nhơn Trạch.
2


+ Giai đoạn 3: Thời gian từ 20/04/201120/06/2011
Tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.
1.4 Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chƣơng. Chƣơng I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chƣơng II :
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ tổng
quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội..… của huyện Nhơn Trạch. Chƣơng III: Cơ sở lí luận
và phƣơng pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, định nghĩa, và phƣơng pháp
đƣợc sử dụng trong đề tài. Chƣơng IV: Đây là chƣơng trình bày các kết quả đạt đƣợc
của đề tài. Chƣơng V: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chƣơng IV, tác giả kết luận và
đƣa ra một số kiến nghị cho việc phát triển thị trƣờng rau an toàn của huyện trong thời
gian tới.


3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Phƣớc Tƣờng đã thực hiện nghiên cứu về
RAT vào tháng 3 năm 2003, đề tài với mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân thất bại từ phía
nhà sản xuất và sự khan hiếm của thị trƣờng, qua đó tìm những biện pháp kích thích
thị trƣờng hoạt động có hiệu quả hơn, tìm đầu ra cho nhà sản xuất, cải thiện nguồn thu
nhập của ngƣời dân, khuyến khích phát triển nguồn rau an toàn, mong góp phần nhỏ
cải thiện sức khoẻ và môi trƣờng sống của ngƣời dân thành phố. Qua quá trình nghiên
cứu, đề tài nhận thấy cung không đủ cầu, nhà sản xuất gặp khó khăn trong quá trình
tiêu thụ, ngƣời tiêu dùng lại không thấy nơi cung cấp RAT, thông tin thị trƣờng còn bị
hạn chế, bao bì mẫu mã còn bị giới hạn, giá cả cao, phân phối chƣa đồng đều….và
qua đó tác giả đã đề xuất các ý kiến, giải pháp kinh tế, kích thích xã hội để giải quyết
các vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Trâm với bài nghiên cứu về mức sẵn lòng trả của
ngƣời tiêu dùng cho sản phẩm gà ta nuôi theo phƣơng thức an toàn sinh học đƣợc
thực hiện vào tháng 3 năm 2009. Đề tài sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên
(CVM), bằng cách hỏi single bounded dichotomous-choice để thực hiện nghiên cứu và
đánh giá mức sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc tiêu dùng gà ta nuôi theo phƣơng
thức ATSH bằng mô hình logit. Và kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biến đều có
ý nghĩa trong mô hình. Kết quả tính toán cũng cho thấy ngƣời tiêu dùng sẵn lòng trả
thêm 49000VND/kg cho sản phẩm gà ta nuôi theo phƣơng thức ATSH. Nghiên cứu
khẳng định nhu cầu cấp thiết của ngƣời tiêu dùng vế sản phẩm an toàn để đảm bảo sức
khoẻ giăm nguy cơ rủi ro về bệnh tật, đồng thời cũng cho thấy ngƣời chăn nuôi có thể



đạt lợi nhuận khi sản xuất gà theo phƣơng thức ATSH để đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu
dùng, giảm đƣợc nguy cơ đại dịch cúm gia cầm.
Nghiên cứu đƣợc Đăng Thị Quế Nƣơng thực hiện 2009, với mục tiêu đi tìm
hiểu hành vi ngƣời tiêu dùng trong việc mua sản phẩm gia cầm, mức độ ảnh hƣởng của
các yếu tố thu nhập, tuổi, trình độ học vấn, mức độ tin tƣởng vào chất lƣợng gia cầm
an toàn, giá chênh lệch giữa gia cầm thƣờng và gia cầm an toàn của ngƣời tiêu dùng
nhƣ thế nào. Tác giả đã phân tích tƣơng quan cặp lần lƣợt từng yếu tố ảnh hƣởng đến
tỷ lệ mua gia cầm và sau đó dùng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm chứng lại. Kết
quả cho thấy các biến AGE, EDUCATION, LEVEL, PRICE có ý nghĩa trong mô hình,
biến INCOME không có ý nghĩa trong mô hình. Kết quả cũng cho thấy nhu cầu về
GCAT của ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng nhƣng thị trƣờng GCAT thì chƣa thực sự
phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Nhơn Trạch nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, trong khu vực trung tâm
của tam giác phát triển TP.Hồ Chí Minh - TP.Biên Hoà - TP.Vũng Tàu của Vùng Kinh
tế trọng điểm Phía Nam, cách TP.Biên Hoà 30 km về phía Bắc, cách TP.Vũng Tàu 35
km về phía Nam, phía Tây qua sông Đồng Nai giáp và cách trung tâm nội thành
TP.Hồ Chí Minh 30 km, địa giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:
- Vị trí tọa độ:
+ 10 độ 20‟ 06‟‟ - 10 độ 46‟ 02‟‟ độ vĩ Bắc
+ 106 độ 45‟ 24‟‟ - 107 độ 1‟ 12‟‟ độ kinh Đông.
- Ranh giới:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Huyện Long Thành (Đồng Nai).
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp Quận 2 và Quận 9 (TP. Hồ Chí Minh) qua sông
Đồng Nai. + Phía Nam và Đông Nam giáp Huyện Mỹ Xuân (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
qua sông Thị Vải.+ Phía Tây và Tây Nam giáp Huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) qua
sông Nhà Bè.+ Phía Nam giáp Huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) qua sông Đồng

Tranh.Nhơn Trạch có vị trí, vai trò đặc biệt về phát triển kinh tế và đô thị của vùng
KTTĐ Phía Nam và của tỉnh Đồng Nai.
5


b. Khí hậu
Nhơn Trạch nằm trong vùng khí hậu gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt cao
đều trong năm (trung bình cả năm 260C, trung bình thấp nhất 250C và trung bình cao
nhất 28-290C), lƣợng mƣa bình quân năm lớn (trung bình 1800-2000mm/năm), thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá, thâm canh tăng năng suất và
đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên lƣợng mƣa phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó:
- Mùa mƣa kéo dài từ tháng V đến tháng X với lƣợng mƣa chiếm trên 90% tổng
lƣợng mƣa cả năm, cùng với lƣu lƣợng nƣớc từ thƣợng nguồn trên các sông đổ về tăng
và thuỷ triều dâng cao, đã gây ra tình trạng ngập úng ở những nơi có địa hình thấp
trũng, điều kiện thoát nƣớc kém ven các sông rạch và gây xói mòn, sạt lở đất đai ở
những nơi có địa hình cao, sƣờn dốc.
- Mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV với lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng
lƣợng mƣa cả năm, cộng với năng lƣợng bức xạ mặt trời lớn, độ ẩm không khí thấp,
lƣợng bốc hơi cao, dẫn đến hầu hết cây trồng, vật nuôi bị thiếu nƣớc để có thể sinh
trƣởng, phát triển bình thƣờng nếu không đƣợc cấp nƣớc bổ sung.
c. Thuỷ văn
Các sông đều thông nhau và chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không
đều của biển Đông, nhƣng do ảnh hƣởng của địa hình lòng sông và lƣu lƣợng nƣớc từ
thƣợng nguồn đổ về nên dạng triều bị biến dạng khi truyền vào đồng ruộng. Biên độ
triều qua các tháng trong năm dao động khá lớn, bình quân tháng từ 114-160cm: trong
đó đỉnh triều cao nhất thƣờng xuất hiện vào tháng IX (151cm), tháng X (160cm) và
thấp nhất vào tháng III (117cm), tháng IV (114cm); mực nƣớc chân triều xuống thấp
nhất vào tháng V (-197cm), tháng VI (-204cm) và cao nhất vào tháng IX(-144cm),
tháng X (-123cm).


6


d. Địa hình
Địa hình của huyện khá đặc thù, có dạng mâm xôi, thấp dần từ trung tâm huyện
về các phía và đƣợc chia thành 2 dạng chính:
-Dạng địa hình đồi lƣợn sóng: phân bố tập trung ở khu vực trung tâm huyện,
cao độ trung bình biến đổi từ 20-70m so với mực nƣớc biển, độ dốc dao động từ 3-80,
kiến tạo địa chất chủ yếu là phù sa cổ, nên tiêu thoát nƣớc dễ dàng, nền móng tốt, rất
thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, các khu công nghiệp và dân cƣ
cũng nhƣ phát triển các cây trồng cạn.
- Dạng địa hình đồng bằng: Bao bọc xung quanh khu trung tâm huyện và đƣợc
chia thành 2 dạng sau:
+ Địa hình bậc thềm sông Đồng Nai: có độ cao phổ biến từ 5-20m, nhƣng cũng
có nơi chỉ cao 2-3m, phân bố dọc theo các nhánh của hệ thống sông Đồng Nai (đoạn
sông Đồng Nai và sông Nhà Bè), phần lớn là đất phù sa trên địa hình bằng, thích hợp
cho trồng lúa nƣớc, rau, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt ở những nơi
không bị ảnh hƣởng mặn.
+ Địa hình trũng của sông Thị Vải: có cao độ dao động từ 0,3-2m, thƣờng
xuyên bị ảnh hƣởng ngập triều, mạng lƣới sông rạch chằng chịt, hiện tạii chủ yếu là
rừng ngập mặn che phủ, phân bố tập trung ở 2 xã Phƣớc An, Long Thọ và một phần
của xã Vĩnh Thanh ( khu vực ngoài đê bao song Ông Kèo). Đây là vùng thích hợp cho
nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lợ và trồng rừng ngập mặn.
e. Thổ nhƣỡng
Huyện Nhơn Trạch gồm 4 nhóm đất sau:
-Nhóm đất phù sa: diện tích 19730 ha (47,3%), phân bố tập trung ở phía Bắc và
phía Đông Nam của huyện, thuộc các khu vực ven sông Đồng Nai và sông Thị Vải,
phân bố rải rác ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đất có nguồn gốc hình thành trên
các trầm tích song hoặc biển hiện đại, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng;
tƣơng đối giàu mùn, đạm, kali nhƣng nghèo lân.

- Nhóm đất gley: diện tích 1138 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên của huyện và
có một loại đất là đất gley, phèn tiềm tang sâu. Loại đất này có thành phần cơ giới
nặng, sét pha thịt mịn đến sét; ở các tầng không phèn đất chua vừa và ở các tầng đất có
phèn đất chua mạnh; hàm lƣợng mùn và đạm từ rất giàu đến giàu, kali trung bình và
7


lân dễ tiêu thấp. Đất thích hợp cho trồng lúa nƣớc hoặc cac cây trồng cạn ngắn ngày
trong mùa khô hoặc cũng có thể thoát huỷ nhoặc lên líp để trồng một số loại cây dài
ngày nhƣ mía, khóm, chuối.
- Nhóm đất cát biển: diện tích 613 ha, chiếm 1.5 diện tích tự nhiên của huyện và
có một loại đất là đất cát biển mới biến đổi, phân bố ở khu vực tiếp giáp giữa bậc thềm
phù sa cổ và trầm tích biển trẻ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, từ cấp cát trung bình
pha thịt, ít chua, mùn và đạm nghèo, kali tổng số và lân dễ tiêu thấp. Đất thích hợp cho
trồng điều, bạch đàn và nếu có đầu tƣ thì có thể trồng một số loại rau màu ngắn ngày
khác.
- Nhóm đất xám: diện tích 10558 ha, chiếm 30.2% diện tích tự nhiên cúa huyện.
f. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu “Quy hoạch sử dụng và biện pháp quản lý tài nguyên khoáng sản
trên điạ bàn tỉnh Đồng Nai đến 2010”, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện
không phong phú nhƣ một số huyện khác trong tỉnh, chỉ có 2 loại:
- Cát ở Phú Hữu và Phƣớc Khánh tuy có trữ lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng thƣờng
bị nhiễm bẩn và mặn nên chỉ có thể sử dụng cho san lấp mặt bằng.
- Đất sỏi sạn có khả năng khai thác, phục vụ nhu cầu giao thông và san lấp mặt
bằng xây dựng rải rác ở một số địa điểm trong huyện với trữ lƣợng không lớn.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Dân số
Hình 2.1. Dân Số Trung Bình Toàn Huyện Năm 2005, 2010

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Nhơn Trạch


8


Dân số trung bình toàn huyện vào năm 2005 là 134.224 ngƣời, đến năm 2010
tăng lên là 164.517 ngƣời và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn từ năm 2005-2010
là 1.14%-1.05%
Hình 2.2. Tỷ Lệ Tăng Dân Số Tự Nhiên Giai Đoạn 2005-2010

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Nhơn Trạch
b. Cơ cấu kinh tế năm 2005, năm 2010
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu kinh tế năm 2005 dẫn đầu là ngành công
nghiệp với tỷ lệ 52%, tiếp theo là dịch vụ với 26% và nông nghiệp chiếm 22%.
Hình 2.3. Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2005

26%
52%
công nghiệp

nông nghiệp
dịch vụ

22%
Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Nhơn Trạch
Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Huyện ngày càng phát triển theo hƣớng công
nghiệp hóa- hiện đại hoá, công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn, công nghiệp tăng từ
52% (2005) lên 56% (2010), dịch vụ tăng từ 26% (2005) lên 33% (2010) và nông
nghiệp chỉ còn 11%. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Huyện đƣợc thể hiện ở biểu đồ
sau:
9



Hình 2.4. Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2010
33%
56%

công nghiệp

nông nghiệp
dịch vụ

11%

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Nhơn Trạch

10


CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm rau an toàn
Những sản phẩm rau tƣơi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả)
có chất lƣợng đúng nhƣ đặc tính của nó. Hàm lƣợng các hoá chất độc và mức độ
nhiễm các sinh vật gây hại dƣới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho ngƣời
tiêu dùng và môi trƣờng., thì đƣợc coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi
tắt là “rau an toàn”.(Theo quyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của
bộ NN & PTNT).
Theo viện nghiên cứu rau quả TP.HCM năm 1994 thì RAT là rau không chứa

thuốc BVTV ở mức độ có thể gây ra bất kỳ một tác động có hại nào cho sức khoẻ của
con ngƣời và động vật. Hay nói cách khác là dƣ lƣợng thuốc BVTV chứa trong rau
không đƣợc vƣợt quá “mức dƣ lƣợng tối đa”.
3.1.2. Yêu cầu chất lƣợng của RAT
a. Về hình thái
Sản phẩm đƣợc thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu từng loại rau (đúng độ
già, kỹ thuật hay thƣơng phẩm) không dập nát, hƣ thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh
và có bao gói thích hợp.
b. Về chỉ tiêu nội chất
Chỉ tiêu nội chất đƣợc qui định cho RAT bao gồm:
- Dƣ lƣợng thuốc hoá học (trừ sâu, diệt cỏ)
- Số lƣợng vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, Samonella v.v…) và ký sinh trùng
(trứng giun đũa ascaris v.v…)
- Dƣ lƣợng đạm tự do (NO3)


- Dƣ lƣợng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, As v.v…
Tất cả các chỉ tiêu trên trong sản phẩm RAT phải đảm bảo đạt dƣới mức cho
phép theo tiêu chuẩn của tổ chức FAO hay WHO.
3.1.3. Rau không an toàn và tác hại của rau không an toàn
a. Rau không an toàn
Rau không an toàn là rau trong đó còn chứa dƣ lƣợng một hay nhiều các chất
độc gây hại cho sức khoẻ ngƣời tiêu dùng. Các chất độc này bao gồm: thuốc hoá học
(thuốc bảo vệ thực vật), nitrat thừa, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh v.v…
Nguyên nhân tồn tại dƣ lƣợng các chất độc trong rau xanh là do:
- Khi bảo vệ cây rau trƣớc sự tấn công của sâu hại và dịch bệnh, ngƣời trồng
rau thƣờng sử dụng thuốc BVTV nhƣng cách sử dụng không đúng theo hƣớng dẫn của
nhà sản xuất: sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân huỷ, sử dụng thuốc quá liều
lƣợng quy định, pha trộn không đúng cách và thu hoạch sản phẩm không đúng thời
gian cách ly với thời điểm phun thuốc.

- Để đảm bảo năng suất cây trồng, tăng mẫu mã thu hút khách hàng, ngƣời sản
xuất thƣờng bón phân đạm trƣớc ngày thu hoạch trong phạm vi thời gian không an
toàn, một số ngƣời còn sử dụng chất kích thích, phân bón lá để rau quả xanh mƣớt phì
mọng vì vậy gây hậu quả thừa nitrat.
- Do tận dụng đất đai, một số ngƣời trồng rau ở các khu công nghiệp, bãi rác, sử
dụng các loại phân, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc gây nên hiện tƣợng nhiễm kim
loại nặng trong rau.
- Nơi sản xuất không có nguồn nƣớc sạch, sử dụng nƣớc tƣới trong ao tù, kênh
rạch đã bị nhiễm bẩn, sử dụng phân chuồng chƣa qua xử lý v.v…còn tồn tại lƣợng vi
sinh vật rất lớn, đặc biệt là các loại vi sinh vật gây bệnh thƣơng hàn (Samonella), tiêu
chảy (E.Colli), trứng các loại giun sán v.v…ảnh hƣởng sức khoẻ ngƣời tiêu dùng.
- Ngoài ra, để giúp rau có màu sáng đẹp ngƣời bán còn sử dụng các loại hoá
chất tẩy đối với một số loại rau.
b. Tác hại của rau không an toàn
Dùng rau không an toàn đôi khi gây ra những tác hại khôn lƣờng cho ngƣời
tiêu dùng, thƣờng thấy nhất là ngộc độc do ăn phải rau bị ô nhiễm.

12


Ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định để lại trong rau một dƣ
lƣợng thuốc khá cao gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính thƣờng có
biểu hiện rõ ràng nhƣ: mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, đi phân lỏng, đau đầu và dẫn đến
tử vong. Ngộ độc mãn tính thì khó nhận thấy đƣợc do chất độc tồn lại trong rau với
lƣợng thấp hơn (nhƣng cũng vƣợt ngƣỡng giới hạn cho phép), lƣợng chất độc này khi
tích tụ trong cơ thể lâu dài gây suy nhƣợc hoặc sinh ra bệnh mãn tính.
Ô nhiễm do dƣ lƣợng đạm tự do trong rau không kịp chuyển hoá thành chất
dinh dƣỡng, hậu quả thừa nitrat gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể con ngƣời, gây nên
những căn bệnh về đƣờng tiêu hoá, gây đột biến các tế bào làm phát triển các khối u
dần dần gây ra bệnh ung thƣ.

Hiện tƣợng nhiễm kim loại nặng trong rau có thể gây ngộ độc cấp tính (tử
vong) và cả bệnh mãn tính.
Ô nhiễm rau do vi sinh vật gây hại và ký sinh trùng gây bệnh đƣờng ruột,
thƣơng hàn (Samonella), tiêu chảy (E. Coli), giun sán v.v…
Các chất ô nhiễm nhƣ trên tạo nhiều nguy cơ có hại cho ngƣời tiêu dùng. Chỉ
cần sử dụng rau có một trong số những loại ô nhiễm thì cũng đã gây tác hại khôn
lƣờng chƣa kể đến trƣờng hợp ăn một loại rau mà trong đó có tồn tại nhiều loại ô
nhiễm.
3.1.4. Lý thuyết hành vi mua của ngƣời tiêu dùng
Mục đích của nghiên cứu marketing nói chung là đáp ứng thoả mãn nhu cầu
mong muốn của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng có thể nói ra những mong muốn của
mình nhƣng lại làm một cách khác. Do đó muốn thoả mãn khách hàng thì cần phải
nghiên cứu những mong muốn, sở thích và các hành vi lựa chọn, mua sắm sản phẩm
của ngƣời tiêu dùng.
Trong hàng hoá tiêu dùng thì hàng hoá đƣợc phân thành 4 loại chính: Hàng hoá
sử dụng hàng ngày; hàng hoá mua có lựa chọn; hàng hoá theo nhu cầu đặc biệt; hàng
hoá theo nhu cầu thụ động. mỗi loại mặt hàng đều đua ra cho ngƣời tiêu dùng một
cách mua sắm khác nhau và hình thức ra quyết định mua khác nhau. Đối với mặt hàng
mua có lựa chọn, khi ngƣời tiêu dùng mua, họ cần đắn đo suy nghĩ nhiều và mất nhiều
công sức để so sánh chúng với nhau. Thông thƣờng mặt hàng này có giá trị cao và
mức độ mua lặp lại không cao.
13


a. Các dặc tính về hành vi khách hàng
Bảng 3.1. Các Đặc Tính về Hành Vi Khách Hàng
Các ảnh

Thời
gian mua


Cách mua

hƣởng
Ai sử

suất hoặc

dụng sản

Tuần

theo nhãn

phẩm

Tháng

Số lƣợng sản

Năm

Lý do mua

dụng

mua
Yêu cầu đột

Ngày


Loại ngƣời sử

Tâm lý xã hội
Các vật hữu ích rõ
Giai cấp xã hội

ràng
Lý do tâm lý

phẩm đƣợc

Ai bán sản Sự khác biệt về

Cách sử dụng

mua

phẩm

thứ bậc

chính yếu hay thứ

Các cở sản

Ai ảnh

Ngƣời quan tâm


yếu

phẩm đƣợc

hƣởng đến đến chuyện bên

mua

việc mua

ngoài hay chỉ quan

Tính thƣờng

sản phẩm

tâm đến bản thân

xuyên

ngƣời khác
Nguồn tin: Trần Đoàn Dũng, 2004

Khi phân tích hành vi của một cá nhân, ba yếu tố sau thƣờng tác động qua lại
với nhau:
(1) Tình cảm và nhận thức: là cách hồi đáp bên trong mà một ngƣời có thể đối với
các kích thích và biến cố môi trƣờng.
(2) Môi trƣờng: là một phức hợp các kích thích xã hội và vật lý trong thế giới bên
ngoài của một ngƣời.
(3) Hành vi: là các hành động hay hoạt động của một ngƣời mà ta có thể quan sát

trực tiếp đƣợc.
(4) Có nhiều thuyết khác nhau để lý giải hành vi mua của ngƣời tiêu dùng chịu tác
động bởi yếu tố tâm lý nhƣ thế nào. Một trong những thuyết dùng để giải thích hành vi
mua là lý thuyết động thái của Maslow: A. Maslow đã tìm ra cách để giải thích tại sao
ngƣời ta bị điều khiển bởi những đòi hỏi đặc biệt vào thời gian đặc biệt nào đó. Tại sao
có nhiều ngƣời mất nhiều thời gian và công sức về an toàn bản thân trong khi những
14


×