Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.1 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Kế toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: GV.HOÀNG OANH THOA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế toán nghiệp vụ giao
dịch tiền gửi tại BIDV chi nhánh Bình Dương ” do Huỳnh Thị Hồng Nhung, sinh viên
khóa 33, ngành Kinh tế, chuyên ngành Tài chính kế toán, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________________ .

Hoàng Oanh Thoa
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, Con xin kính lời cảm ơn đến Ông Bà, Cha Mẹ, những người đã sinh
ra, nuôi dưỡng và dạy bảo con đến ngày hôm nay.
Suốt bốn năm trên giảng đường Đại Học, thầy cô đã trang bị cho Em nhiều kiến
thức quý báu, tạo một nền tảng vững chắc giúp em tự tin bước vào đời. Em xin gởi đến
Ban Giám Hiệu trường ĐH NÔNG LÂM TP.HCM cùng toàn thể quý thầy cô lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhât. Đặc biệt là cô Hoàng Oanh Thoa, giáo viên trực tiếp
hướng dẫn thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý
kiến quý báu trong suốt quá trình thực tập để Em hoàn thành tốt luận văn này.
Trải qua hai tháng thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bình
Dương Em đã học hỏi được nhiều điều từ thực tế và từ đó bổ sung thêm vốn kiến thức
mà trước đây Em đã được học ở trường. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám Đốc, các anh chị phòng Tài Chính Kế Toán và đặc biệt là chị Trần Anh Đào –
người trực tiếp hướng dẫn Em trong quá trình thực tập, phòng Nguồn Vốn Kinh
Doanh, phòng Dịch Vụ Khách Hàng, đã hết lòng quan tâm và nhiệt tình chỉ bảo Em
trong quá trình thực tập tại Ngân hàng.
Một lần nữa, Em xin chân thành cám ơn sự dạy bảo của cha mẹ, sự dìu dắt của
thầy cô, sự động viên an ủi của bạn bè, sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị phòng Tài
Chính Kế Toán, phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh, phòng Dịch Vụ Khách Hàng tại
BIDV chi nhánh Bình Dương đã tạo điều kiện tốt nhất giúp Em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Xin kính chúc mọi người dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt được nhiều
thăng tiến trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG. Tháng 07 năm 2011. “Kế toán nghiệp vụ giao
dịch tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bình Dương”

HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG. July 2011. “Account of Deposit Bussiness
Operations at bank for Investment and Development of Vietnam – Binh Duong
branch”.
Khóa luận tập trung tìm hiểu, quan sát, thu nhập thông tin kế toán và mô tả cách
thức hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tại BIDV chi nhánh Bình
Dương.
Nghiên cứu quá trình luân chuyển chứng từ của hoạt động thu, chi; mô tả cách
hạch toán của các hình thức nghiệp vụ tiền gửi như: tiền gửi thanh toán và các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt: séc, ủy nhiệm chi; các loại tiền gửi tiết kiệm
phát sinh tại ngân hàng.
Từ đó, qua việc tìm hiểu từ thực tế kế toán nghiệp vụ giao dịch tiền gửi tại
Ngân hàng đưa ra một số nhận xét và những ưu điểm, những mặt còn hạn chế và đưa
ra một số kiến nghị, đề xuất của bản thân đối với BIDV chi nhánh Bình Dương


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1.Giới thiệu chung về BIDV

4

2.1.1.Lịch sử ra đời và phát triển của BIDV

4

2.1.2.Lịch sử ra đời và phát triển của BIDV chi nhánh Bình Dương

5

2.1.3. Thuận lợi, Khó khăn và Định hướng phát triển trong tương lai

7

2.2. Hệ thống tổ chức

10

2.2.1. Hệ thống tổ chức của BIDV chi nhánh Bình Dương (Xem sơ đồ 2.1)

10

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ Ban Giám đốc; các phòng, tổ trực thuộc


11

2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại BIDV – chi nhánh Bình Dương

15

2.3.1. Mô hình tổ chức

15

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ

15

2.4. Đặc điểm công tác kế toán tại ngân hàng

16

2.4.1. Chứng từ giao dịch nghiệp vụ tiền gửi

16

2.4.2. Hệ thống tài khoản sử dụng

16

2.4.3. Hình thức kế toán áp dụng

16


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

18

3.1.1. Khái niệm vốn huy động

18
v


3.1.2. Đặc điểm của vốn huy động

18

3.1.3. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn

18

3.1.3.1. Đối với nền kinh tế

18

3.1.3.2. Đối với NHTM

19


3.1.3.3. Đối với khách hàng

19

3.1.3.4. Đối với xã hội

20

3.2. Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

20

3.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

20

3.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)

20

3.2.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn

20

3.2.2. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm

21

3.2.2.1. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn


21

3.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ (có kỳ hạn)

21

3.2.2.3. Các loại tiền gửi tiết kiệm khác

22

3.3. Quy trình tiền gửi

22

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn thông qua kênh tiền gửi

23

3.5. Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi

23

3.5.1 Tài khoản sử dụng và chứng từ kế toán

24

3.5.1.1. Tài khoản sử dụng

24


3.5.1.2. Chứng từ kế toán

27

3.5.2. Phương pháp hạch toán

27

3.5.2.1. Đối với tiền gửi

27

3.4.2.2. Đối với tiền gửi tiết kiệm

28

3.5. Phương pháp tính lãi

29

3.5.1. Phương pháp tính lãi vốn tiền gửi

29

3.6. Phương pháp hạch toán lãi

30

3.7. Phương pháp nghiên cứu


30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV chi nhánh Bình Dương

32

4.1.1. Tình hình chung về công tác huy động vốn

32

4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi

33
vi


4.1.2.1. Phân theo thành phần kinh tế

33

4.1.2.2. Phân theo thời hạn huy động

35

4.1.2.3. Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi


38

4.1.3. Quy trình giao dịch tiền gửi tại ngân hàng

40

4.1.4. Hệ thống tài khoản ngân hàng đang sử dụng

42

4.1.5. Phương pháp tính lãi

45

4.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ giao dịch tiền gửi tại BIDV chi nhánh Bình Dương
45
4.2.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi thanh toán (TGTT)
4.2.1.1. Khách hàng mở tài khoản TGTT

45
45

4.2.1.2. Kế toán nhận tiền gửi thanh toán

47

4.2.1.3. Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán

49


4.2.1.4. Thủ tục đóng TK

56

4.2.2. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn

57

4.2.2.1. Thủ tục mở TK

57

4.2.2.2. Thủ tục tất toán

57

4.2.3. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

58

4.2.3.1. Khi nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

58

4.2.3.2.Khi rút tiền và tất toán sổ tiêt kiệm không kỳ hạn

60

4.2.4. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn


61

4.2.4.1. Quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

61

4.2.4.2. Thủ tục rút tiền và tất toán sổ tiết kiệm có kỳ hạn:

64

4.2.5. Tiết kiệm tích lũy bảo an

70

4.2.5.1. Thủ tục mở tài khỏan TKTLBA:

71

4.2.5.2.Định kỳ khách hàng gửi

73

4.2.5.3. Tất toán sổ

73

4.2.6. Tiền gửi tiết kiệm Lộc Xuân may mắn

73


4.2.6.1. Mở tài khoản tiền gửi Tiết kiệm Lộc Xuân may mắn

76

4.2.6.2. Khách hàng tất toán tiền gửi tiết kiệm Lộc Xuân may mắn

80

4.2.7. Tiết kiệm rút vốn linh hoạt – Hưởng lãi tròn tháng
4.2.7.1. Thủ tục mở sổ

81
83

vii


4.2.7.2. Thủ tục rút tiền và tất toán sổ:

83

4.2.8. Tiết kiệm Lớn Lên Cùng Yêu Thương

85

4.2.8.1. Mở tài khoản Tiết kiệm Lớn lên cùng yêu thương

88

4.2.8.2. Thủ tục rút tiền và tất toán sổ


90

4.2.9. Tiết kiệm An Phú Gia

92

4.2.9.1. Thử tục mở sổ

93

4.2.9.2. Thủ tục rút tiền và tất toán sổ

94

4.3. Một số góp ý nhằm nâng cao khả năng huy động vốn thông qua kênh tiền gửi tại
BIDV chi nhánh Bình Dương

95

4.3.1. Hiện đại hoá công nghệ thông tin

95

4.3.2. Phát huy nguồn lực con người

96

4.3.3. Đa dạng hoá trong phương thức huy động vốn


96

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

98

5.1. Kết luận

98

5.1.1. Ưu điểm

98

5.1.2. Nhược điểm

99

5.2. Kiến nghị

100

5.2.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động

100

5.2.2. Phát triển các hoạt động Marketing

100


5.2.3. Đổi mới cách thức phân công công việc tại quầy giao dịch phù hợp với mô
hình một cửa

101

5.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

101

5.2.5. Một số kiến nghị khác

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

PHỤ LỤC

104

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFT

Automatic Fund Transfer Services

BIDV


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CIF

Customer information

CMND

Chứng minh nhân dân

ĐT&PT

Đầu tư và Phát Triển

GDV

Giao dịch viên

KHNN

Kế hoạch Nhà nước

KH – TH

Kế hoạch – Tổng hợp

KSV

Kiểm soát viên


KH

Khách hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

QT – TD

Quản trị tín dụng

QL&DVKQ

Quản lý và dịch vụ kho quỹ



Quyết định

SIBS

Silverlake Integrate Banking System

TTQT


Thanh toán quốc tế

TC – KT

Tài chính – Kế toán

TC – HC

Tổ chức – Hành chính

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TK

Tài khoản

USD

Đô la mỹ

UNC

Ủy nhiệm chi

VND

Việt Nam đồng


VAT

Thuế giá trị gia tăng phải nộp

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ Lệ Vốn Huy Động trong Tổng Nguồn Vốn qua các năm tại BIDV
Chi Nhánh Bình Dương (2008 - 2010)

31

Bảng 4.2. Nguồn Huy Động Tiền Gửi phân theo Thành Phần Kinh Tế

33

Bảng 4.3. Nguồn Huy Động Tiền Gửi phân theo Thời Hạn Huy Động

34


Bảng 4.4. Cơ Cấu Vốn Tiền Gửi phân theo Hình Thái Giá Trị

38

Bảng 4.5. Mức Tiền Gửi Tối Thiểu theo Kỳ Hạn của Khách Hàng Được Tặng Một
Thẻ Cào khi Tham Gia Chương Trình Tiết Kiệm Lộc Xuân May Mắn

74

Bảng 4.6. Lãi Suất Huy Động Tiết Kiệm Lộc Xuân May Mắn

75

Bảng 4.7. Bảng Tổng Hợp Giá Trị Giải Thưởng của Chương Trình Tiết Kiệm Lộc
Xuân May Mắn

76

Bảng 4.8. Bảng Quy Định Mức Lãi Suất Rút Trước Hạn theo Thời Gian Gửi Cụ
Thể của Chương Trình Tiết Kiệm Lộc Xuân May Mắn

80

Bảng 4.9. Bảng Lãi Suất Huy Động Tiết Kiệm Rút Vốn Linh Hoạt – Hưởng Lãi
Tròn Tháng

83

Bảng 4.10. Bảng Thời Gian Áp Dụng Lãi Suất Tròn Tháng


84

Bảng 4.11. Bảng Quy Định Mức Lãi Suất Rút Trước Hạn của Chương Trình Tiết
Kiệm Lớn Lên Cùng Yêu Thương

93

Bảng 4.12. Mã Sản Phẩm Tiết Kiệm An Phú Gia

94

Bảng 4.13. Bảng Thời Gian Áp Dụng Lãi Suất Tiết Kiệm An Phú Gia

95

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Hệ Thống Tổ Chức của BIDV Chi Nhánh Bình Dương

10

Hình 2.2. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ theo Hình Thức Kế Toán trên Máy Vi Tính

17

Hình 3.1. Sơ Đồ Quy Trình Gửi Tiền, Rút Tiền


22

Biểu đồ 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn Tiền Gửi qua các năm (2008 - 2010)

33

Biểu đồ 4.2. So Sánh Các Kỳ Hạn của Nguồn Huy Động

36

Hình 4.3. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Giao Dịch Tiền Gửi

40

Hình 4.4. Lưu Đồ Quy Trình Mở Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán

46

Hình 4.5. Lưu Đồ Quy Trình Nhận Tiền Gửi Thanh Toán

48

Hình 4.6. Lưu Đồ Quy Trình Giao Dịch Tiền Gửi Tiết Kiệm Có Kỳ Hạn

62

Hình 4.7. Lưu Đồ Quy Trình Tất Toán Tiền Gửi Tiết Kiệm

67


xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu bìa luận văn.
Phụ lục 2: Trang tựa trong của luận văn
Phụ lục 3: Giấy Đăng Kí Mở Tài Khoản Cá Nhân và Phát Hành Thẻ BIDV.
Phụ lục 4: Biểu Mẫu TC01/HSTTKH - Đăng Ký Thông Tin Khách Hàng – Đề Nghị
Mở Tài Khoản Tổ Chức.
Phụ lục 5: Giấy Đề Nghị Mở Tài Khoản Tiết Kiệm Tích Lũy Bảo An.
Phụ lục 6: Giấy Đăng Ký Thông Tin Khách Hàng – Đề Nghị Mở Tài Khoản Lớn Lên
Cùng Yêu Thương.
Phụ lục 7: Hướng Dẫn về Hồ Sơ Người Giám Hộ theo Phụ Lục 1 của Chương Trình
Tiết Kiệm Lớn Lên Cùng Yêu Thương.
Phụ lục 8: Giấy Yêu Cầu Bảo Hiểm Bình An cho Con.

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới. Kinh tế có
phát triển thì mới có điều kiện nâng cao đời sống vật chất đồng thời tạo môi trường cho
phép mọi người được hưởng cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe, xóa đói giảm nghèo. Mà
muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cần
phải có là vốn. Với nguồn vốn này sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị máy móc công nghệ
hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng những thành tựu công nghệ mới…dẫn đến

khả năng cạnh tranh và đứng vững trong điều kiện hội nhập và bùng nổ kinh tế tri thức.
Có thể nói nguồn vốn để đầu tư phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra nhiều
của cải vật chất. Vì vậy nhu cầu về vốn là nhu cầu rất bức xúc và cấp bách.
Với chức năng là trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng đã giúp luân chuyển vốn
trong nền kinh tế, từ nơi thừa sang nơi thiếu, qua đó nguồn vốn được sử dụng hiệu quả,
góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với các ngân hàng thương mại vốn có
vai trò rất quan trọng, vừa có tính chất vốn, vừa có tính chất nguyên liệu của quá trình
kinh doanh. Nguồn vốn huy động quyết định đến tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng
thương mại như quy mô, thời hạn, cơ cấu tài sản và các dịch vụ ngoại bảng tổng kết tài
sản, từ đó quyết định đến khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của ngân hàng.
Để đáp ứng được nguồn vốn này, thì hiệu quả hơn cả là từ nguồn tín dụng của
NHTM trên cơ sở chức năng chủ yếu của NHTM là thường xuyên nhận tiền gửi, tiền tiết
kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu…và sử dụng được nguồn vốn huy động từ nền kinh
tế để cho vay an toàn và hiệu quả. Trong đó phần chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng
1


nguồn vốn ở Ngân hàng phải kể đến vốn tiền gửi từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, các
đơn vị hành chính sự nghiệp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động, nhất là trong cơ chế thị
trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM thì công tác huy động vốn càng giữ vai
trò quan trọng. Do đó các NHTM đều đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn thông
qua nhiều biện pháp như: đưa ra các dịch vụ thuận tiện, chính sách lãi suất linh hoạt, hệ
thống chiến lược sản phẩm hiệu quả…
Trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển,
ngày càng khẳng định vị trí then chốt của mình trong lĩnh vực tài chính, một bộ phận
không kém phần quan trọng và không thể thiếu đó chính là kế toán. Với vai trò và trách
nhiệm của mình, kế toán cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính giúp các nhà quản trị
viên xác lập việc điều hành các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương
mại; kế toán nghiệp vụ giao dịch tiền gửi là một khâu không thể thiếu trong quá trình huy

động vốn bởi nó phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh thuộc về
nguồn vốn huy động giúp cho công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác kế toán huy động vốn, qua thời
gian thực tập tại BIDV chi nhánh Bình Dương, Em đã chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụ
giao dịch tiền gửi tại BIDV chi nhánh Bình Dương” để nghiên cứu và làm chuyên đề tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về huy động vốn và kế toán huy động vốn tại
các NHTM.
Khẳng định vai trò của huy động vốn và kế toán huy động vốn trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Tham gia nghiên cứu các loại tiền gửi như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cùng với các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi, thẻ Ngân hàng
Mô tả công tác kế toán về các mặt như: quy trình luân chuyển chứng từ, phương
pháp hạch toán kế toán của các nghiệp vụ phát sinh trong từng phương thức.
2


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Về không gian: tại BIDV chi nhánh Bình Dương
Về thời gian: từ 15/02/2011 đến 15/04/2011
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiên cứu của khóa luận
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về BIDV chi nhánh Bình Dương
Cơ cấu tổ chức hoạt động
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý luận của kế toán huy động vốn như: một số khái niệm về hình
thức huy động vốn, phương pháp hạch toán, phương pháp tính lãi và phương pháp nghiên
cứu được vận dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh thông qua việc phân tích
tình hình huy động vốn.
Mô tả kế toán nghiệp vụ tiền gửi và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt,
trình tự luân chuyển chứng từ, phương pháp tính lãi, phương pháp hạch toán kế toán
nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng và từ đó đưa ra nhận xét về công tác quản lý cũng như
công tác kế toán tại đơn vị.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra nhận xét về hoạt động huy động vốn, những ưu và nhược điểm về công tác
kế toán tại BIDV chi nhánh Bình Dương. Trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến nâng cao
hiệu quả hoạt động.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu chung về BIDV
2.1.1.Lịch sử ra đời và phát triển của BIDV
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo quyết định
177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Khi thành lập ngân hàng lấy tên là
Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Từ năm 1981-1989 mang tên Ngân hàng Đầu Tư và
Xây Dựng Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay mang tên BIDV.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương
mại nhà nước lớn nhất Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh
nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà
nước, hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập

đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn : Khối ngân
hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 113 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch trên toàn
quốc); khối Công ty ; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư.
Trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt được những thành tựu
thực tế rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ghi nhận nhưng đóng góp của
BIDV qua các thời kỳ, Đảng và nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều
danh hiệu và phần thưởng cao quí: huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Hồ Chí Minh.
Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản của BIDV đạt 366.628 tỷ đồng, huy động
vốn đạt 251.924 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 254.192 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất
lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế. Với quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được
4


nâng cao, BIDV tiếp tục phát huy vai trò phục vụ việc triển khai các thỏa thuận hợp tác
toàn diện với các tập đoàn, tổng công ty lớn của đất nước. BIDV đã và ngày càng nâng
cao uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời khẳng định giá trị của
thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên
cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác với các quả đấm thép của nền kinh tế, BIDV cũng
dã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang là
bề dày truyền thống, BIDV tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn, trở thành
một tập đoàn tài chính ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.
2.1.2.Lịch sử ra đời và phát triển của BIDV chi nhánh Bình Dương
Tên đầy đủ:

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Bình Dương


Tên giao dịch Bank for investment and development of Viet Nam – Binh Duong
quốc tế:

Branch.

Tên gọi tắt:

BIDV

Địa chỉ:

Số 37 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TX. Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.

Điện thoại:

(0650)822423, (0650)820010

Fax:

(0650)825216

Email:

bidv.com.vn

Tiền thân của BIDV chi nhánh Bình Dương là chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết,
được thành lập theo quyết định số: 580/TC-VP của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày
15/11/1976. Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết từ năm 1976 đến năm 1981 đã góp phần thực
hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Sông Bé. Cũng trong thời gian này

hàng lọat công trình xây dựng cơ bản (XDCB) trụ sở làm việc của các Sở, ban, ngành,
trường học, bệnh viện, trạm y tế, đường xá, thủy lợi, công ty, xí nghiệp…đã được mọc
lên.

5


Để phù hợp nhiệm vụ mới của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đối với sự phát
triển của đất nước, năm 1981 Chi nhánh ngân hàng Kiến Thiết từ Sở Tài chính quản lý đã
được chuyển sang Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sông Bé, đổi tên là Chi nhánh
Đầu tư và Xây dựng. Thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà
nước cho nhu cầu đầu tư phát triển tại tỉnh Sông Bé theo hình thức cấp phát và cho vay
theo Kế hoạch Nhà nước (KHNN). Trong giai đoạn này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng tỉnh Sông Bé đã góp phần đắc lực hình thành cơ sở hạ tầng và bộ mặt của tỉnh
Sông Bé, ngòai các công trình xây dựng cơ bản về trụ sở làm việc cơ quan ban ngành
trong tỉnh, trường học, bệnh viện, trạm y tế…còn cho vay các công trình đường giao
thông, công trình thủy lợi, ngành cao su…Đến thời điểm năm 1990: Tổng dư nợ cho vay
đạt 17 tỷ đồng, trong đó dư nợ cấp phát và cho vay KHNN là 99%, 100% là dư nợ cho
vay doanh nghiệp quốc doanh, lợi nhuận 250 triệu đồng (huy động dân cư hầu như không
đáng kể, chủ yếu là sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Hội sở chính).
Đất nước chuyển mình phát triển sang giai đoạn mới, thời kỳ mở cửa thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, cùng với việc đổi tên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới, Phòng
Đầu tư và Phát triển tỉnh Sông Bé được ra đời theo quyết định số 18/QĐ-TCCB ngày
01/04/1990 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sau đó thành
lập Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sông Bé theo quyết định số: 105/NHQĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến năm 1995
thành lập cục đầu tư phát triển Sông Bé dựa trên sự phân chia chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Sông Bé. Năm 1996, cùng với sự phân chia tỉnh Sông Bé, thành 2 tỉnh Bình
Dương và Bình Phước, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Sông Bé tách làm thành chi nhánh
Ngân hàng ĐT&PT Bình Dương và chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bình Phước. Và đến

tháng 9/2006 thì Thống đốc NHNNVN ban hành quyết định số: 888/2005/QĐ-NHNN
ngày 16/06/2005, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chỉ đạo nâng cấp Chi nhánh cấp II-Thuận
An thành Chi nhánh cấp I (tách khỏi chi nhánh Bình Dương).

6


Đây được xem là giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ từ cấp phát cho vay theo KHNN
sang hoạt động cơ chế của thị trường, bước đầu chuyển biến chủ trương, quan điểm của
ngành, của Hội sở chính trở thành thực tiễn.
Cho vay theo KHNN với những công trình quan trọng, cho đến nay các công trình
đã được đánh giá là tiền đề phát triển kinh tế xã hội tại địa phương trong thời kỳ đổi mới,
đó là phải kể đến phát triển ngành cao su tại địa phương (công ty cao su Dầu Tiếng, công
ty cao su Phước Hòa), dự án thủy điện Thác Mơ (Phước Long), phát triển hệ thống hạ
tầng giao thông huyết mạch như dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, và đặc biệt là được
lãnh đạo tỉnh Bình Dương tín nhiệm chỉ định BIDV Bình Dương tham gia cho vay, bảo
lãnh vay vốn đối với Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp VISIP mà chính phủ
2 nước Việt Nam và Singapore đã kí kết.
Từ khi chuyển đổi sang cơ cấu mới, BIDV Bình Dương có nhiều bước biến chuyển
thắng lợi như: thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu trong giai đoạn 2001-2005, phát
triển mạnh mẽ các hoạt động trở thành một chi nhánh thương mại có vị thế cạnh tranh
trên địa bàn, sẵn sàng tiến bước trong quá trình chuyển biến để hội nhập khu vực quốc tế
trong lĩnh vực ngân hàng, uyển chuyển trong việc thực hiện các chính sách trong tình hình
mới phù hợp với tình hình và tiềm năng phát triển của địa phương huy động được nhiều
nguồn vốn lớn từ các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Mặc dù mức độ cạnh tranh giữa
các ngân hàng thương mại đang ngày càng trở nên gay gắt nhưng chi nhánh BIDV Bình
Dương đã biết tận dụng cơ hội, tiềm năng, đánh giá đúng thách thức và hạn chế khó khăn,
tiếp tục thay đổi về quan điểm và nhận thức trong hoạt động kinh doanh của mình đạt
được một số thành công nhất định.
2.1.3. Thuận lợi, Khó khăn và Định hướng phát triển trong tương lai

* Thuận lợi:
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng động lực phía Nam hiện đang phát triển rất
mạnh mẽ; Bình Dương tiên phong trong đầu tư với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã và đang
hướng đến hoàn chỉnh, Thành phố mới công nghiệp – dịch vụ đã và đang xây dựng hiện
đại; Cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài FDI và đầu tư trong nước đã và đang tiếp tục
7


mở rộng, phát triển đầu tư vào trong 29 khu công nghiệp và các khu sản xuất tại địa
phương. Trong suốt quá trình hoạt động luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên
của ngân hàng cấp trên, của Tỉnh uỷ, UBND thị xã Thủ Dầu Một và các ban ngành tại địa
phương cùng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân
viên nhằm phát triển ổn định lâu dài và có hiệu quả.
Bản thân Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Bình Dương cũng dần từng bước hoàn
thiện mình như: Bố trí cán bộ nhân viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do
NHTW và ngân hàng tỉnh tổ chức, truyền đạt kịp thời chế độ, chính sách đến người lao
động, thường xuyên tổ chức trao đổi nghiệp vụ nội bộ để nắm vững nội dung, yêu cầu
mới, kịp thời nắm bắt và nghiên cứu kỹ các vấn đề hoặc tình hình mới để chủ động sáng
tạo trong chỉ đạo thực hiện như vấn đề đổi mới tổ chức, đảm bảo vốn vay, phân loại và xử
lý nợ, cơ cấu nợ, các điều kiện tín dụng, làm sạch dữ liệu để triển khai HĐH.
* Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Bình Dương còn một
số khó khăn như:
Lãi suất trong năm thường xuyên biến động và nhà nước áp dụng nhiều cơ chế
điều hành; Hiện tượng không bình thường về lãi suất theo kỳ hạn; có sự chênh lệch quá
nhiều về lãi suất ngoại tệ giữa tổ chức và cá nhân; Hiện tượng hai hoặc nhiều giá trong lãi
suất, trong kinh doanh ngoại tệ; Hiện tượng khuyến mãi, hậu mãi, tặng tiền, lôi kéo khách
hàng của các TCTD; Tình hình mở rộng mạng lưới nhanh chóng của các TCTD so BIDV
…vv đã ảnh hưởng rất bất lợi trong việc giữ vững, giữ ổn định và phát triển huy động vốn
của chi nhánh.

Một số đơn vị thường xuyên truyền thống của Chi nhánh thường có nguồn vốn
biến động theo thời vụ (Các công ty cao su : sẽ chuyển tiền gửi các ngân hàng dựa trên lợi
thế về lãi suất, khuyến mãi và rút tiền gửi chuyển về tập đoàn, thanh toán nợ đến hạn,
chuyển vốn đầu tư; Nguồn vốn quỹ và thu hộ ngân sách biến động theo chủ trương của
Nhà nước và luôn ở trạng thái biến động khó xác định).

8


Đối với đối tượng dân cư: Mặc dù tất cả cán bộ nhân viên đã tận dụng tất cả các
mối quan hệ - liên kết và cùng động viên, góp sức sự nhanh nhạy của Ban lãnh đạo để gia
tăng thị phần nguồn vốn này, nhưng với chính sách lãi suất, chương trình khuyến mãi và
mạng lưới hoạt động còn hẹp nên chưa thể phát huy tốt thị phần vốn dân cư.
* Định hướng phát triển:
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân
hàng, mục tiêu của BIDV nói chung, của BIDV chi nhánh Bình Dương nói riêng là tiếp
tục giữ vững vị trí của NHTM tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Tăng cường khả năng cạnh tranh giữ vững vị thế và tránh tụt hậu, với chính sách
phát triển “an toàn trong tăng trưởng” vào thị phần các khu công nghiệp, khu đô thị
thương mại.
Tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, tăng dần tỷ trọng cho vay khách
hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đầu tư các lĩnh vực có lợi thế và giá trị xuất khẩu
cao hiện nay như ngành gỗ, ngành giầy da, ngành cao su…
Đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng trên cơ sở khai thác khách hàng
hiện có và khách hàng mới trên cơ sở các chính sách linh hoạt, mềm dẻo về phí, lãi suất,
tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ và các chính sách hỗ trợ khác. Thâm nhập được thị phần khách
hàng hoạt động tại các khu công nghiệp tập trung quan trọng và nhiều tiềm năng: như khu
CN Việt Nam – Singapore (500ha), Khu CN Mỹ Phước (2400ha), Khu CN Liên hợp Dịch
vụ - Đô thị Bình Dương (4200ha).
Tiếp tục duy trì mức độ phát triển ở mức hợp lý, phấn đấu lợi nhuận trước thuế

tăng trưởng 33,5%/năm, huy động vốn tăng từ 14% - 16%/năm, dư nợ tín dụng tăng 18%
- 20%/năm, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,8%/năm.
Xây dựng đội ngũ nhân viên có phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, mang
tác phong của ngân hàng hiện đại. Tiếp tục thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm
mới, tăng cường quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, từng bước xây dựng
thuơng hiệu, khẳng định hình ảnh của BIDV trên địa bàn.
Định hướng kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả, thắt chặt kiểm soát, cơ cấu
dư nợ, triển khai hiệu quả các giải pháp cấp bách chống suy giảm kinh tế của Chính phủ,
9


làm tốt công tác huy động vốn để đảm bảo tính thanh khoản…Đồng thời tập trung đào tạo
và bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuyển đổi công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa,
đầy đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập theo xu thế thời đại mới.
2.2. Hệ thống tổ chức
2.2.1. Hệ thống tổ chức của BIDV chi nhánh Bình Dương (Xem sơ đồ 2.1)
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của BIDV chi nhánh Bình Dương
Phòng QH khách hàng DN

Khối
quan hệ
khách
hàng

Phòng QH khách hàng CN

Khối
quản

rủi ro


Phòng quản lý rủi ro

Phòng QT - TD
Phòng giao dịch khách hàng DN
BAN
GIÁM
ĐỐC

Khối
tác
nghiệp

Phòng giao dịch khách hàng CN
Tổ QL & DV - KQ
Phòng TTQT
Phòng KH - TH

Khối
quản

nội bộ

Tổ điện toán
Phòng TC - KT
Phòng TC - HC

Khối
trực
thuộc


10

Phòng giao dịch Nam Tân Uyên


2.2.2. Chức năng nhiệm vụ Ban Giám đốc; các phòng, tổ trực thuộc
a. Ban giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc
- Giám đốc là người chỉ huy cao nhất, có quyền giải quyết mọi công việc trong chi
nhánh, tổ chức thực hiện và chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc BIDV, trước pháp luật
về các hoạt động của chi nhánh Bình Dương theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Các phó giám đốc giúp giám đốc phụ trách một số công việc cụ thể và trực tiếp
chỉ đạo các phòng, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ do giám đốc chi nhánh phân
công. Khi giám đốc đi vắng, được ủy quyền thay thế điều hành công tác của chi nhánh
theo chương trình kế hoạch đã đề ra; chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật
những việc đã giải quyết.
b. Phòng Quan hệ khách hàng DN
Tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp
tiếp thị và bán sản phấm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…); chịu trách
nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của
ngân hàng.
Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý
tình hình hoạt động của khách hàng; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản
đảm bảo nợ; phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
c. Phòng Quan hệ khách hàng CN
Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân. Xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm.
Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho
khách hàng cá nhân của BIDV.
Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; tư vấn cho khách

hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV; triển khai thực hiện kế hoạch bán
hàng.
Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn; thu thập thông
tin, phân tích khách hàng, khoản vay; lập đề xuất giải ngân trình lãnh đạo; theo dõi tình

11


hình hoạt động của khách hàng, có trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả đối với các
khoản vay và đề xuất quyết định cấp tín dụng.
d. Phòng Quản lý rủi ro
Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng; xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Đảm bảo mọi
khỏa tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong hạn mức
chấp nhận rủi ro của BIDV và của chi nhánh
Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà
nước và của BIDV. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện
trong Chi nhánh. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ các Phòng Dịch vụ khách hàng và các
phòng lien quan thực hiện công tác chống rửa tiền.
Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu
chuẩn ISO tại Chi nhánh.
e. Phòng Quản trị tín dụng
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng
theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh.
Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng
Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý
rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định
Chịu trách nhiệm hoàn toàn an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy
trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ

các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
f. Phòng Dịch vụ khách hàng DN
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác phòng
chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV;
chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định nhà nước và của
BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an tòan về tiền và tài sản của ngân
hàng và khách hàng.
12


×