Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ LỘC THANH, THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.07 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẢN XUẤT CHÈ AN
TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ
LỘC THANH, THÀNH PHỐ BẢO LỘC
TỈNH LÂM ĐỒNG

HOÀNG THỊ THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả của việc
sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Lộc Thanh, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm
Đồng”, do Hoàng Thị Thanh sinh viên khóa 2007-2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ĐẶNG THANH HÀ, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Chú, Anh Chị công tác tại phòng Kinh Tế và phòng Thống Kê và
trung tâm Nông Nghiệp TP.Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến các anh chị khóa trước và bạn bè tôi, những người
đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
HOÀNG THỊ THANH


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ THANH. Tháng 7 năm 2011. “Phân tích hiệu quả của việc sản
xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, tỉnh
Lâm Đồng”.
HOANG THI THANH. JULY 2011. “ Analizing the efficiency of tea
production with VietGAP standard in Loc Thanh commune, Bao Loc city, Lam
Dong province ”
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là hướng phát triển cho ngành
nông nghiệp Việt Nam trong xu thế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
Bên cạnh nhiều lợi ích mang lại từ GAP như nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện
môi trường trong nghiệp, có thể kiểm tra nguồn gốc sản phẩm…thì người sản xuất
theo GAP cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như: tăng chi phí
sản xuất, chi phí cho công tác tập huấn và cấp giấy chứng nhận; thói quen ghi chép của
người nông dân chưa có; thiếu thông tin và các dịch vụ hỗ trợ người sản xuất.
Đề tài thu thập dữ liệu, gồm thu thập dữ liệu thứ cấp từ phòng Kinh Tế TP.Bảo
Lộc, các tài liệu nghiên cứu có liên quan…và thu thập dữ liệu sơ cấp từ 70 người dân,
trong đó 20 người dân sản xuất theo VietGAP, 50 người là nông dân không làm
VietGAP về tình hình sản xuất chè ở xã Lộc Thanh. Qua đó đề tài sử dụng phương
pháp phân tích gồm có phương pháp thống kê, mô hình hàm sản xuất phân tích các số
liệu về năng suất và chi phí sản xuất, mô hình Logit về khả năng chấp nhận sản xuất
theo VietGAP của người dân tại xã Lộc thanh.

Kết quả cho thấy lợi nhuận chênh lệch giữa sản xuất chè theo VietGAP và
không sản xuất chè theo VietGAP là 749.191VND/1000m2/năm, điều này cho thấy
sản xuất chè an toàn theo VietGAP hiệu quả hơn so với không sản xuất theo VietGAP.
Chính vì vậy cần có chính sách hỗ trợ về vốn và liên kết người dân với các doanh
nghiệp để tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chè an toàn. Khi đó thì khả năng chấp nhận
áp dụng VietGAP trong sản xuất chè tại xã Lộc Thanh mới có thể thành công trên qui
mô rộng.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi 
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii 
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1 
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận .......................................................................3 
1.3.1. Phạm vi thời gian ...........................................................................................3 
1.3.2. Phạm vi không gian........................................................................................3 
1.4. Cấu trúc của khóa luận..........................................................................................3 
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................5 
TỔNG QUAN..................................................................................................................5 
2.1. Tổng quan tài liệu .................................................................................................5 
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu..............................................................................6 
2.2.1. Tổng quan về thành phố Bảo Lộc ..................................................................6 
2.2.1.1. Lịch sử hình thành thành phố Bảo lộc.....................................................6 

2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Bảo Lộc....................................................6 
2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................8 
2.2.1.4. Kinh tế - Xã hội ....................................................................................13 
2.2.2. Tổng quan về xã Lộc Thanh ........................................................................16 
2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên. ................................................................................16 
2.2.2.2.Tài nguyên. .............................................................................................17 
2.2.2.3. Nhân lực ................................................................................................18 
2.2.2.4. Kinh tế. ..................................................................................................18 
2.2.2.5. Y tế, văn hóa,giáo dục. ..........................................................................19 
2.2.2.6. Môi trường.............................................................................................19 
v


CHƯƠNG 3...................................................................................................................21 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................21 
3.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................21 
3.1.1. Đo lường kết quả và hiệu quả kinh tế .........................................................21 
3.1.2. Khái niệm GAP ............................................................................................22 
3.1.3. Tại sao lại lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP?....................................22 
3.1.4. Lợi ích của GAP...........................................................................................23 
3.1.5. Tiêu chuẩn GAP tập trung vào 4 tiêu chí sau: .............................................23 
3.1.6. GlobalGAP...................................................................................................24 
3.1.7. ASEANGAP ................................................................................................24 
3.1.8. VietGAP.......................................................................................................25 
3.1.9.Những khó khăn trong thực hiện GAP tại các nước trên thế giới và ở Việt
Nam. .......................................................................................................................26 
3.1.10. Kỹ thuật trồng chè theo hướng VietGAP...................................................27 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................34 
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................34 
3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................34 

CHƯƠNG 4...................................................................................................................41 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................41 
4.1. Tình hình sản xuất chè và sử dụng thuốc BVTV tại Lâm Đồng ........................41 
4.1.1. Tình hình sản xuất chè an toàn ở Lâm Đồng ...............................................41 
4.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn TP. Bảo Lộc, tỉnh
Lâm Đồng...............................................................................................................42 
4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu điều tra. .........................................................43 
4.3. Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra................................................................45 
4.3.1. Tỷ lệ hộ áp dụng VietGAP của mẫu điều tra ...............................................45 
4.3.2. Tình hình tham gia các lớp tập huấn và vay vốn hỗ trợ cho sản xuất của các
hộ nông dân. ...........................................................................................................48 
4.3.3. Nguồn nước tưới tiêu ...................................................................................49 
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ............52 

vi


4.4.1. So sánh về chi phí trung bình giữa hộ áp dụng VietGAP và hộ không áp
dụng VietGAP........................................................................................................52 
4.4.2. So sánh doanh thu và lợi nhuận TB giữa hai nhóm .....................................54 
4.4.3. Tính hiệu quả giữa hai nhóm .......................................................................55 
4.5. Phân tích ảnh hưởng của mô hình sản xuất VietGAP đến năng suất chè...........55 
4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng VietGAP của người dân
....................................................................................................................................63 
4.7. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng VietGAP của người dân .................64 
4.8. Nhận thức về môi trường của người dân............................................................65 
4.8.1. Quan tâm vấn đề môi trường........................................................................65 
4.8.2. Thực trạng tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP ................................67 
CHƯƠNG 5...................................................................................................................71 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................71 

5.1. Kết luận...............................................................................................................71 
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................72 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................70 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

EU


Liên minh Châu Âu

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OLS

Bình phương bé nhất

UBND

Ủy ban nhân dân


LN

Lợi nhuận

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2. Diện Tích Các Loại Cây Trồng của Xã Lộc Thanh ( 2010) .........................19 

Bảng 3.1. Số Lượng các Loại Phân Bón cho chè KTCB (Tính Theo Kg/Ha) .............32 
Bảng 3.2. Khối Lượng Phân Nguyên Chất Bón Cho Chè.............................................32 
Bảng 3.3. Khối Lượng Phân Thương Phẩm ..................................................................33 
Bảng 3.4. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Hàm Năng Suất .............................37 
Bảng 3.5.Kỳ Vọng Dấu các Biến Hàm Logit...............................................................39 
Bảng 4.1. Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ. ......................................................43 
Bảng 4.2. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Khác Của Người Được Phỏng Vấn. ....44 
Bảng 4.3. Thống Kê Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng Và Không Áp Dụng VietGAP.....................45 
Bảng 4.4. Tỷ lệ hộ mong muốn áp dụng VietGAP .......................................................47 
Bảng 4.5. Tình Hình Tham Gia Các Lớp Tập Huấn của Hai Nhóm.............................48 
Bảng 4.6. So Sánh Hàm Lượng Kim Loại Nặng Và Hóa Chất Của Thành Phố Bảo
Lộc So Với Hàm Lượng Tối Đa Cho Phép (Tiêu Chuẩn Việt Nam 1998):..................50 
Bảng 4.7. Hình Thức Tưới Chè của Hộ Làm VietGAP và Hộ Không Làm VietGAP .51 
Bảng 4.8. So Sánh Tổng Chi Phí Đầu Tư ban đầu để Trồng Chè giữa Hai Nhóm ......52 
Bảng 4.9. So Sánh Chi Phí Đầu Tư Trung Bình để Sản Xuất Chè trong Thời Kỳ Kinh
Doanh giữa Hai Nhóm...................................................................................................53 
Bảng 4.10. Bảng Chi Tiết về Công Lao Động TB giữa Hai Nhóm ..............................54 
Bảng 4.11. Doanh Thu TB giữa Hai Nhóm..................................................................54 
Bảng 4.12. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Chè..................56 
Bảng 4.13. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Chè..................57 
Bảng 4.14. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Chè..................57 
Bảng 4.15. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Chè..................58 
Bảng 4.16. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Chè..................59 
Bảng 4.17. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung ...................60 
Bảng 4.18. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình...................................................62 
Bảng 4.20. Dấu các thông số của mô hình ước lượng so với kỳ vọng.........................64 
Bảng 4.21. Sự Quan Tâm tới Vấn Đề Môi Trường.......................................................65 
ix



Bảng 4.22. Ảnh Hưởng của Thuốc BVTV và Hóa Chất đến Sức Khỏe .......................66 
Bảng 4.23. Hình Thức Xử Lý Bao Bì, Thùng Chứa Thuốc Nông Dược, Phân Bón.....68 
Bảng 4.24. Căn Cứ Thời Gian Cách Ly Trước Thu Hoạch giữa Hai Nhóm ................69 
Bảng 4.25. Thống Kê về Việc Ghi Nhật Ký Sản Xuất của Hai Nhóm Hộ. ..................69 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Theo Nghành TP. Bảo Lộc..................................15 
Hình 4.1. Tỷ Lệ Thu Nhập từ Trồng Chè Của Hai Nhóm ............................................44 
Hình 4.2. So Sánh Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng và Không Áp Dụng VietGAP .........................46 
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ hộ mong muốn áp dụng VietGAP............................................47 
Hình 4.4. Tỷ Lệ Vay Vốn Của Hai Nhóm.....................................................................49 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh về Cây Chè
Phụ lục 2. Kết Xuất Mô Hình Hàm Năng Suất Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 3. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo
Phụ lục 4. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 5. Kết Xuất Mô Hình Logit
Phụ lục 6. Phiếu Thu Thập Thông Tin về Tình Hình Sản Xuất Chè

xii


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO), việc nâng cao chất lượng các sản phẩm trong nước nhằm đảm bảo tiêu chuẩn
xuất khẩu của thị trường thế giới cần được các cơ quan lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp
và các nhà sản xuất quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm trong nước
đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp như trái cây, rau, chè vẫn chưa xây dựng được
thương hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa thể truy nguyên nguồn gốc xuất
xứ và công bố các tiêu chuẩn. Đây là một rào cản thật sự đối với các loại sản phẩm khi
hội nhập như là ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để xóa bỏ rào cản này Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn đã ban hành “VietGAP
– Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho rau quả tươi, chè an toàn
tại Việt Nam. GAP là hệ thống canh tác trên cơ sở kiểm soát các mối nguy liên quan
đến an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình canh tác từ đất, nguồn nước, giống,
phân bón, động vật gây hại, vệ sinh đồng ruộng, và sức khỏe nông dân.
Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát
triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. Trên
thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27 vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu
vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam. Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng
khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu á như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca
cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích
hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh đường ruột. Một giá
trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã


được các nhà khoa học Nhật bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng
chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám

sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè,
thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung
quanh không có chè.Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành một sản phẩm
đồ uống phổ thông trên toàn thế giới.Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè,
trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu
tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho việc
sản xuất chè ngày càng phát triển.Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự
nhiên thích hợp cho cây chè phát triển.Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác,
nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây
chè đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực tây nguyên.
Lâm Đồng là một tỉnh tây nguyên sản xuất nông lâm nghiệp là chính,trong sản xuất
nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác định là một trong
những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định
cho hàng vạn lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải
quyết nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào
tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Khả năng xuất khẩu trà sản xuất từ Lâm Đồng càng tăng trong quá trình hội
nhập kinh tế trong khu vực. Chất lượng không ổn định, sản xuất manh mún và dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật cao trong sản xuất là những trở lực lớn cho sự phát triển
của ngành này. Để khẳng định thương hiệu số một của mình trên thị trường, nhất là thị
trường nội địa, một trong những giải pháp được bà con nông dân và ngành nông
nghiệp địa phương ưu tiên đẩy mạnh, đó là sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP.
Việc sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP đã được thực hiện thí điểm ở xã Lộc
Thanh,TP. Bảo Lộc cho các hộ nông dân với quy mô 51 ha. Tuy nhiên việc áp dụng
còn manh mún, giá bán sản phẩm đầu ra chưa có sự chênh lệch đáng kể với chè không
áp dụng VietGAP…, nên việc áp dụng quy trình VietGAP có nơi, có lúc chưa đồng bộ
rộng khắp và thiếu chặt chẽ. Việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả của việc sản
xuất chè sạch trên địa bàn xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng” sẽ góp phần giải
quyết các vấn đề trên.
2



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề tài nhằm phân tích hiệu quả của việc thực hiện sản xuất
chè an toàn theo hướng VietGAP đối với người dân, và môi trường ( đối với sức khỏe
nông dân, ô nhiểm đất và nước).
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
1. Mô tả đặc điểm sản xuất của các hộ trồng chè theo hướng VietGAP tại
xã Lộc Thanh, Bảo Lộc.
2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông dân (có / không) áp dụng
sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.
3. Phân tích tác động của tiêu chuẩn VietGAP đối với năng suất, đầu tư, chi
phí và lợi nhuận đối với nông dân.
4. Đánh giá nhận thức về môi trường của nhóm nông hộ sản xuất chè theo
tiêu chuẩn VietGAP và nhóm nông hộ không áp dụng theo tiêu chuẩn
VietGAP.
5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sản xuất an toàn
theo tiêu chuẩn GAP của nông dân và đưa ra các giải pháp, chính sách
nhằm thúc đẩy nông dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP một cách
bền vững.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 20/03/2011 đến 20/06/2011
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn TP. Bảo Lộc. Số liệu sơ cấp được điều tra theo
cách lựa chọn ngẫu nhiên tại xã Lộc Thanh, TP. Bảo Lộc.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương.
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này là phần mở đầu trình bày về sự cần thiết của việc phân tích hiệu

quả sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đối với nông dân trồng chè, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi và nội dung của đề tài này.
3


Chương 2: Tổng quan
Chương này thể hiện tổng quan về tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài và
địa bàn nghiên cứu là thành phố Bảo Lộc và xã Lộc Thanh bao gồm điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội ở nơi đây.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này là phần cơ sở lý luận trình bày một số khái niệm liên quan đến đề
tài như: GAP, VietGap, chuỗi cung ứng … và các phương pháp nghiên cứu sử dụng
trong đề tài và kỹ thuật trồng chè an toàn theo VietGAP. Những cơ sở này giúp người
đọc hiểu rõ hơn những vấn đề trình bày trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết các kết quả đạt được của nghiên cứu, thảo luận
các kết quả đạt được.Chương này trình bày rõ về thực trạng sản xuất chè, so sánh hiệu
quả kinh tế giữa hai nhóm hộ có áp dụng sản xuất sạch theo hướng VietGAP và không
áp dụng sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP về chi phí trồng chè, sản lượng,
đưa ra hàm năng suất của cây chè, nhận thức về môi trường của người dân và phân
tích các yếu tố tác động đến quyết định áp dụng VietGAP của người dân.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương cuối cùng tóm lược lại các kết quả chính của nghiên cứu, đánh giá các
kết quả đó và rút ra kết quả đó có ý nghĩa như thế nào đối với người dân trồng chè và
chuỗi cung ứng. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hộ nông dân
tiếp tục sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở Châu Á và Châu Đại Dương (Good
Agricultural Practice (GAP) in Aisa and Oceania, 24 – 28/10/2005, Tại Tsukuba,
Ibarakl, Japan). Nội dung sách trình bày các bài báo cáo chuyên đề quốc tế về công
nghệ phát triển GAP ở châu Á và châu Đại Dương. Đề tài này sử dụng một số nội
dung trong các chuyên đề: Phát triển của chương trình GAP trong công nghiệp chế
biến trái cây ở New Zealand (Jim T.S. Walker); Hệ thống quản lý chất lượng GAP cho
sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan (Surmuk Salakpetch); Tình trạng GAP ở Việt Nam
(Hà Minh Trung).
Huỳnh Thị Thơ (2007) nghiên cứu tình hình nuôi tôm sú mô hình VietGAP tại
xã Thạch Phước, huyện Bình Đại tỉnh Bến tre.Tác giả muốn tìm ra những thuận lợi và
khó khăn khi áp dụng VietGAP trong quá trình nuôi tôm sú, so sánh giữa hai mô hình
có VietGAP và không có VietGAP mô hình nào đem lại thu nhập cao hơn. Đề tài sử
dụng phương pháp phỏng vấn điều tra hộ.Kết quả cho thấy người nông dân đã gặp
nhiều khó khăn trong việc áp dụng VietGAP: Thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng, đầu ra
chưa ổn định và liệu sử dụng mô hình VietGAP thì có hiệu quả hơn không.
Nhóm sinh viên KM06 (2010) nghiên cứu đánh giá tác động của việc áp dụng
VietGAP đối với sinh kế của người dân thông qua việc xem xét 2 cây rau chính là bắp
cải và bó xôi tại địa bàn Đà Lạt. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả
thực trạng sản xuất rau tại Đà Lạt, so sánh chi phí trong việc sử dụng các cơ sở vật
chất giữa 2 nhóm hộ có tham gia VietGAP và không tham gia. Ngoài ra đề tài còn sử
dụng hàm Logit về khả năng chấp nhận VietGAP của nông dân trồng rau Đà Lạt. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hầu như không có sự khác biệt nhiều về chi phí, năng suất
của 2 nhóm hộ này. Từ những phân tích tính toán giúp chúng ta đề ra những giải pháp


để mở rộng hơn nữa việc sản xuất rau theo VietGAP nhằm đem lại lợi ích môi trường

và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Lại Hải Sâm (2010) nghiên cứu tìm hiểu chính sách VietGAP và việc thực hiện
tại hợp tác xã Phước Hải, đánh giá nhận thức về môi trường và thực trạng tuân thủ
một số quy định sản xuất rau theo VietGAP của nông dân và xác định hiệu quả kinh tế
sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về thành phố Bảo Lộc
2.2.1.1. Lịch sử hình thành thành phố Bảo lộc
Trải qua suốt quá trình lịch sử, Bảo Lộc luôn được coi là đô thị quan trọng của
tỉnh Lâm Đồng, từng là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ (gồm các huyện Di Linh, Bảo
Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên và Bảo Lộc ngày nay). Năm 1994, Chính phủ ban
hành Nghị định số 65/CP tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị hành chính mới là
thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Ngày 08/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 19/NQ-CP thành lập Thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở toàn bộ
diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bảo Lộc.
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Bảo Lộc
a) Vị trí địa lý
Thành phố Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh, cách thành phố
Đà Lạt 110 km về phía Tây nam (tính theo Quốc lộ 20), đây là một trong hai trung tâm
kinh tế – văn hóa - xã hội lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Địa gới hành chính của Thị xã
được xác định như sau: Phía Bắc, Đông, Nam giáp huyện Bảo Lâm, phía Tây và Tây
Nam giáp huyện Đạ Hoai.
Tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố 232,56 km2, chỉ chiếm 2.38% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh.
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính: 6 phường (I, II, Blao, Lộc phát,
Lộc Sơn, Lộc Tiến ) và 5 xã (Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh, Đam’Bri, Đại Lào).
Bảo Lộc nằm trên quốc lộ 20 và quốc lộ 55, là cầu nối quan trọng trong mở
rộng mối giao lưu giữa Lâm Đồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với một lợi
thế to lớn như vậy, Bảo Lộc hiện nay đã phát triển một nền kinh tế với Công nghiệp –
Dịch vụ và Nông nghiệp.

6


b) Địa hình
Bảo Lộc có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng.
- Địa hình núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam Thành phố Bảo
Lộc, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1,100m) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI).
Diện tích khoảng 2,500ha, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố.
- Địa hình đồi dốc: Bao gồm các khối Bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn
đồi và dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850m. Độ
dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn; dạng địa hình này chiếm
79,8% tổng diện tích toàn thị xã; là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
- Địa hình thung lũng: Phân bố tập trung ở Lộc Châu và Đại Lào, chiếm 9,2%
tổng diện tích toàn Thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước
sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy ít thích hợp với phát triển
cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.
c) Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m và tác
động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng
chính như sau:
Nhiệt độ trung bình cả năm 21 - 220C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27.40C,
nhiệt độ thấp nhất trong năm 16.60C.
Số giờ nắng trung bình 1,680 giờ/năm, bình quân 4.6 giờ/ngày (mùa mưa: 2-3
giờ/ngày, mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp
tạo ra nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2,513mm,
số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến
tháng 9.
Nhiệt độ trung bình cả năm thấp, ôn hòa, biên độ giao động nhiệt độ giữa ngày
và đêm lớn, khá thích hợp với các loại cây có nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới như:

chè, cà phê, dâu, bơ , các loại hoa quý và nhất là với nuôi tằm.
Lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, nhiệt độ thấp nên cường độ bốc hơi trong
mùa khô không lớn, nhờ lợi thế này mà tại Bảo Lộc có thể trồng các cây lâu năm trên
7


đất có tầng canh tác mỏng hơn nhiều so với các vùng khác ở cao nguyên Đắc Lắc và
Đông Nam bộ.
Nắng ít, ẩm độ không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn là
những hạn chế trong đặc điểm khí hậu của vùng, cần phải được đặc biệt chú ý trong
qúa trình bố trí sử dụng đất và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp.
2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Về phân loại đất, toàn Thành phố Bảo Lộc có 4 nhóm đất, được phân thành 8
loại đất chính:
Nhóm đất phù sa: Diện tích 529 ha, chiếm 2.3% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố ven suối Đại Lào và suối Đạ Bình. Nhóm đất này chỉ có 1 loại là đất phù sa ngòi
suối (Ps). đất tương đối bằng phẳng, tầng dày trên 100 cm (Ps).
Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 144 ha, chỉ chiếm 0.6% tổng diện tích, phân bố tập
trung ở Lộc Châu, Đại Lo, nhóm đất này chỉ có 1 loại đất là đất dốc tụ trên sản phẩm
của đá biến chất (D). Đất tương đối bằng phẳng, tầng dày trên 100 cm.
Nhóm đất đen: Diện tích 1,471 ha chiếm 6.3% tổng diện tích tự nhiên, nhóm
đất này cũng chỉ có 1 loại đất là đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan. Phân bố
ven suối ở khu vực đất Bazan, đất tương đối bằng phẳng, độ dày trên 100cm.
Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chính của Thành phố Bảo Lộc, diện tích
20,395ha, chiếm 87.7% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 5 loại đất chính:
- Đất đỏ vàng trên đá Bội kết (Fj): Diện tích 2,603 ha, chiếm 12.8% diện tích
nhóm đất đỏ vàng và 11.2% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở phía tây bắc
xã Lộc Châu, Đại Lào. Phần lớn diện tích có độ dốc lớn, tầng đất từ mỏng đến trung
bình.

- Đất đỏ vàng trên đá Phiến sét (Fs): Diện tích 4,356 ha, chiếm 21.4% diện
tích nhóm đất đỏ vàng và 18.7% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở phía đông
và nam xã Đại Lào. phần lớn diện tích có độ dốc lớn, tầng đất từ mỏng đến trung bình.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Bazan (Fk): Diện tích 1,458 ha chiếm 7.2%
diện tích nhóm đất đỏ vàng và 6.3% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở khu
vực Kohinđa. Đất có độ dốc dưới 150, khoảng 34.2% diện tích có tầng dày trên 100
8


cm; 63.4% diện tích có tầng dày từ 30 - 70 cm ; 2.4% diện tích có tầng dày dưới 30
cm.
- Đất nâu vàng trên đáBazan (Fu): Diện tích 11,385ha, chiếm 55.8% diện tích
nhóm đất đỏ vàng và 49.0% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở khu vực nội
thị và các xã Lộc Thanh, Lộc Nga. Trên 98% diện tích của loại đất này có độ dốc dưới
150; 49% diện tích có tầng dày trên 70 cm; 46.5% diện tích có tầng dày từ 30-70 cm,
chỉ có 4.5% có tầng dày dưới 30 cm.
Đặc điểm lý hóa và độ phì nhiêu đất đai: Số liệu phân tích đặc điểm lý hóa
từng loại đất được tổng hợp theo bảng phần phụ lục, qua đó cho thấy:
+ Thành phần cơ giới từ thịt trung bình (đất phù sa) đến thịt nặng (đất bồi tụ
trên sản phẩm đá bazan).
+ Kết cấu đất tuy không được tươi xốp như các loại đất bazan ở các vùng khác
thuộc Lâm Đồng nhưng cũng vào loại khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
+ Phản ứng đất từ trung tính đến hơi chua, pH nước có xu thế tăng dần theo độ
sâu.
+ Hàm lượng mùn từ giàu đến trung bình và có xu thế giảm nhanh theo chiều
sâu.
+ Hàm lượng đạm (N) tổng số từ trung bình đến khá, lân từ nghèo đến trung
bình, kaly từ trung bình (đất nâu vàng trên phiến sét, đất bồi tụ trên bazan, đất phù sa
ngòi suối) đến rất nghèo (đất nâu vàng trên bazan, đất nâu trên bazan).
Nhìn chung độ phì tầng đất mặt tương đối khá nhưng do mức độ rửa trôi khá

mạnh nên cần phải chú trọng biện pháp cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất nhằm
tạo điều kiện cho sử dụng một cách có hiệu quả cao và lâu bền.
b) Tài nguyên nước
Nước mặt
Địa hình bị chia cắt nhiều, lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, vùng sinh thủy
rộng nên nguồn nước mặt ở Bảo Lộc khá phong phú và mật độ sông suối khá dày: bình
quân 0.9 – 1.1km/km2. Bao gồm:
- Hồ Nam Phương: nằm ở phía bắc Thành phố Bảo Lộc, thuộc Phường 1,
Phường 2, Phường Lộc Phát và Xã Đambri. Suối đầu nguồn chảy về Hồ là Đambla và
9


Đambrun. Nguồn nước từ Hồ được sử dụng để tưới tiêu cho các vườn trà, cà phê,…,
và là nơi có cảnh quan đẹp thuận lợi cho việc mở khu du lịch.
- Hệ thống sông DaR’Nga: phân bố ở phía đông Thành phố Bảo Lộc, là ranh
giới giữa Thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của sông DaR’Nga trong
phạm vi Bảo Lộc gồm có: suối DaSre Dong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Các suối
này có nước quanh năm.
- Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía nam Quốc lộ 20, bắt nguồn
từ dãy núi cao ở phía nam và tây Bảo Lộc. Các phụ lưu gồm: suối Dalab, suối Tân Hồ,
suối Đại Bình có lượng nước phong phú, có thể sử dụng làm nguồn nước tưới ổn định
cho thung lũng Đạ Bình.
- Hệ thống suối DaM’Bri: Là vùng đầu nguồn của suối DaM’Bri, phân bố tập
trung ở xã DaM’Bri, phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối
DaM’Bri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác DaM’Bri là cảnh quan có giá trị rất lớn
về du lịch.
Trên 80% lượng nước mặt chảy trong mùa mưa, riêng 3 tháng mưa (tháng 8,9,10)
chiếm 50% tổng lượng nước, trong đó: tháng 8 có lượng nước lớn nhất, chiếm trên
20% lượng nước cả năm. Mùa khô hạn ngắn (từ tháng 1 đến tháng 3) chỉ chiếm 3.5 4% tổng lượng nước cả năm, trong đó tháng hạn nhất là tháng 3 (chỉ chiếm 1% tổng
lượng nước cả năm). Chỉ số lượng nước giữa tháng lớn nhất với tháng nhỏ nhất chênh

nhau từ 23-25 lần. Tuy vậy modul dòng kiệt ở Bảo Lộc vẫn tương đối lớn (Đại Bình
3.66 l/s/km2, Đại nga 2.13 l/s/km2 ).
Theo phân cấp của trung tâm địa lý tài nguyên thì sông suối ở Bảo Lộc có
Lượng nước ở mức giàu (toàn năm >40 l/s/km2) và lượng nước mùa kiệt tương đối khá
(1-5l/s/km2). Chỉ số hạn rất thấp 1.3 (Đắc Lắc 14.9; Đà Lạt 5.4; Liên Khương 8.5) độ
dài mùa khô ngắn (trong khoảng 2 tháng) lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ít (chỉ
bằng 1/15 so với Đắc Lắc), do đó lượng nước tưới đòi hỏi không cao 100-150m3/ha
toàn vụ. Với mức yêu cầu trên, sông suối trong vùng có đủ khả năng cung cấp. Hạn
chế trong sử dụng nguồn nước để tưới là sự chênh lệch giữa mực nước sông-hồ với
mặt bằng sản xuất khá lớn, nguồn nước mặt phân bố không đều, địa hình chia cắt nên
hiệu suất sử dụng không cao. Có thể khắc phục hạn chế trên bằng bổ sung từ nguồn
nước ngầm và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý.
10


Nước ngầm
Nhìn chung khu vực Bảo Lộc giàu nước ngầm hơn khu vực Di Linh. Phần lớn ở trung
tâm Bảo Lộc có hệ số thấm nhỏ hơn 0.5m/ngày (trung bình 0.25m/ngày) và lưu lượng
lỗ khoan 0.25 m3/cm) chiếm diện tích không đáng kể, giá trị hệ số dẫn nước trong khu
vực Bảo Lộc cũng lớn hơn khu vực Di Linh, diện tích có hệ số dẫn nước 200 m3/ngày
hầu như phủ kín địa bàn trung tâm Thành phố. Hệ số dẫn nước ở phía nam xã Đại Lào
có giảm hơn nhưng vẫn đạt hệ số trung bình 50 m3/ngày.
Theo kết quả tính toán của trung tâm địa lý tài nguyên thì trữ lượng động tự
nhiên của nước trong bazan nứt nẻ lỗ hổng BN2-Q ở Bảo Lộc = 86,342m3/ngày. Lưu
lượng Q=99 lít/ngày. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 1.500.000 m3/ngày. Bằng
giếng nông đường kính lớn: với độ sâu 15-25m, lưu lượng sẽ đạt 0.25-0.3l/s; độ sâu lỗ
khoan 60-80m sẽ đạt lưu lượng 5-10 l/s với tỉ lưu lượng >0.5l/s/m. Như vậy có thể
dùng phương thức đào giếng để vừa phục vụ sinh hoạt vừa tưới cho cây công nghiệp
dài ngày.
c) Tài nguyên khoáng sản

Bảo Lộc có tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển
công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, bao gồm:
Than nâu: Đã được phát hiện ở Đại Lào với 4 vỉa:
- Vỉa số 1 ở độ sâu 77.9-78.8m, dày 0.9m, nhiệt lượng tỏa 2023-3143kcal/kg.
- Vỉa số 2 ở độ sâu 48.4-49.4m, dày 1.0m, nhiệt lượng tỏa 3422-4914 kcal/kg.
- Vỉa số 3 ở độ sâu 21.7-23.4m, dày 1.7m, nhiệt lượng tỏa 2172-4748kcal/kg.
- Vỉa số 4 ở độ sâu 5.5-7.5m, dày 2.0m, nhiệt lượng tỏa 3085-5327 kcal/kg.
- Chất lượng than nâu khá, có thể khai thác làm chất đốt, nhưng phần lớn đều
nằm quá sâu nên khai thác không kinh tế. Riêng vỉa số 4 Đại Lào có thể khai thác lộ
thiên , có giá trị công nghiệp.
Than bùn: Phân bố ở Đại Lào và rải rác trong Thành phố ở các thung lũng khó
thoát nước. Mỏ có phạm vi hẹp, bề dày không ổn định, phân bố ngay trên mặt, than
bùn có độ nén khá xốp, lẫn rễ và thân cây chưa phân hủy hoàn toàn. Có thể khai thác
để sản xuất phân bón.
Bôxit: Mỏ bôxit phân bố tập trung ở khu vực phía bắc Thành phố. Vị trí mỏ
Bôxit gần Hồ Nam Phương do đó tuyến rửa quặng bằng nước dễ xử lý, rẻ tiền nên
11


chất lượng bauxit được xếp vào loại quặng tốt. Tổng trữ lượng (dạng nguyên khai cấp 1
và 2) của 2 mỏ là 1114,5 triệu tấn.
Diatomit: Mỏ điatômit được phát hiện ở Đại Lào. Trữ lượng mỏ Cấp C1+ C2
khoảng 63,928,000 m3, cấp C2: 8,560,000m3. Có thể khai thác để sử dụng làm chất
cách nhiệt, chất hấp thụ, phụ gia để sản xuất xi măng .
Đá xây dựng: Tiềm năng đá xây dựng rất lớn, hiện đã được khai thác với quy
mô khá lớn tại đầu đèo Bảo Lộc, gồm các loại đá Bazan, đá Đaxit của hệ tầng Catô.
Đá ốp lát: Phân bố ở khu vực đèo Bảo Lộc, do độ nguyên khối thấp nên chỉ có
khả năng sản xuất những tấm có kích thước nhỏ phục vụ nhu cầu trong nước.
Sét gạch ngói: thuộc loại trầm tích đầm hồ Neogen, phân bố ở Đại Bình. Trữ
lượng 80,000,000m3 (cấp p) và ở mỏ Đại Lào 1,556,000m3 (cấp P+C1). Hiện nay đang

khai thác với quy mô nhỏ để làm gạch ngói (sản lượng gạch ngói hàng năm của Thành
phố 3-4 triệu viên).
d) Tài nguyên rừng
Theo tài liệu quy hoạch chuyển đổi 3 loại rừng, hiện trạng đất rừng của Thành
phố Bảo Lộc có 2 loại, gồm: rừng phòng hộ 2,332ha và rừng sản xuất 1,577ha.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 diện tích đất rừng trên địa bàn Bảo Lộc
chỉ có 1,582ha gồm: Đất rừng sản xuất 817.82ha, đất rừng phòng hộ 764.18ha.
e) Cảnh quan môi trường
Trên địa bàn Bảo Lộc có các cảnh quan tự nhiên và các công trình nhân tạo
như: thác ĐamBri, hồ Đồng Nai, hồ Nam Phương, núi Đại Bình, công viên, vườn hoa,
cùng với những cảnh quan khác tạo nên lợi thế cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó,
phần kiến trúc mặt tiền các các dãy phố thương mại chưa được quan tâm, tình trạng
xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, cơi nới làm hàng quán đã làm ảnh hưởng đến
cảnh quan đô thị.
Quá trình khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên phục vụ cho các mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội cũng như phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ trên địa
bàn Thành phố những năm gần đây diễn ra khá mạnh, đã có những biểu hiện và nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí của Thành phố ngày một tăng.

12


2.2.1.4. Kinh tế - Xã hội
a) Tình hình dân số
Dân số trung bình năm 2010 của Thành phố Bảo Lộc là 150.006 người chiếm
12.86% so với dân số toàn tỉnh.
Bảng 2.1. Diện tích và dân Số Thành Phố Bảo Lộc Giai Đoạn 2005 - 2010
Năm

Diện tích(km2)


Dân số (người)

Mật độ (người/km2)

2005

232,38

143.965

620

2006

232,38

145.252

625

2007

232,56

146.705

631

2008


232,56

147.760

635

2009

232,56

148.654

639

2010

232,56

150.006

645

Nguồn: Chi cục thống kê TP.Bảo Lộc
Bảo Lộc là Thành phố có mật độ dân số cao nhất tỉnh, năm 2010 là 645
người/km2 so với mức bình quân toàn tỉnh là 118 người/km2 và phân bố không đều
giữa các phương xã, trong đó cao nhất là Phường I (2,731 người/km2) và thấp nhất xã
Đại Lào (194 người/km2).
b) Y tế - Giáo dục
Toàn Thành phố có 24 trường mẫu giáo – mầm non (1 trường công lập, 12

trường bán công, 6 trường dân lập, 5 tư thục), 24 trường tiểu học, 10 trường trung học
cơ sở, 7 trường phổ thông trung học.
Mạng lưới y tế trên địa bàn Bảo Lộc được hình thành và phát triển rộng khắp từ
Thành phố xuống cơ sở, với 2 bệnh viện (bệnh viện đa khoa khu vực 2 Lâm Đồng và
bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch), 2 phòng khám khu vực và 11 trạm y tế
phường xã (trong đó có 6 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia) và nhiều cơ sở của Hội chữ
thập đỏ ở thôn, khu phố. Đội ngũ cán bộ y tế được củng cố với 1 cán bộ có trình độ
trên đại học, 101 bác sỹ, 97 y sỹ - kỹ thuật viên, 176 y tá - nữ hộ sinh. Trang thiết bị y
tế ngày càng được tăng cường, đã góp phần nâng cao hiệu quả khám và chữa trị các
phòng khám khu vực và các trạm y tế tuyến cơ sở, triển khai thực hiện tốt các chương
trình Y tế Quốc gia.
13


×