Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM ĐÔNG LẠNH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.74 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH KHÁNH NGUYÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH KHÁNH NGUYÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRẦN MINH HUY


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình xuất
khẩu tôm đông lạnh của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam” do HUỲNH
KHÁNH NGUYÊN, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công vào ngày……………

TRẦN MINH HUY
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn đến Ba Mẹ người đã sinh thành và nuôi nấng
dạy dỗ con đến ngày hôm nay, là niềm tin cũng như chỗ dựa tinh thần cho con, luôn
dành cho con những điều kiện tốt nhất để chuyên tâm vào việc học tập. Để con có
được ngày hôm nay, Ba Mẹ đã hy sinh rất nhiều. Con xin gửi tất cả lòng kính trọng và
biết ơn đến ba, mẹ kính yêu của con và những người thân đã ủng hộ con trong suốt
những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TpHCM,
đặc biệt là Quý thầy cô Khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn
thầy Trần Minh Huy, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài
tốt nghiệp này.
Thực hiện khoá luận này cũng là cơ hội cho tôi được biết đến môi trường làm
việc thực tế, cơ hội quen biết những anh chị trẻ trung, năng động, hết sức nhiệt tình
trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cô, chú và anh chị
tại công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi để em được học hỏi, tiếp xúc với thực tế trong suốt thời gian em thực tập tại Quý
Công ty.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa nhiều, chưa sâu nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý
thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị tại Quý Công ty để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Xin kính chúc Quý thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các cô, chú, anh, chị tại
công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam lời chúc sức khỏe và thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Huỳnh Khánh Nguyên


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH KHÁNH NGUYÊN. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Tình Hình
Xuất Khẩu Tôm Đông Lạnh của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam”.
HUYNH KHANH NGUYEN. July 2011. “Analysis Situation Export of
Products Freezed Shrimp in CP Việt Nam Breeding Join Stock Company”.
Xuất khẩu thủy sản luôn là một trong các mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng
đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, với sự hội nhập vào kinh tế thị trường như hiện nay,
việc xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp những khó khăn về
các quy định về kỹ thuật của các nước nhập khẩu,về thiếu hụt nguồn nguyên liệu,..
Vấn đề này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nội dung chính của khóa luận là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và
xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam,
thông qua đó thực hiện nghiên cứu quá trình xuất khẩu tôm của công ty.cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm của công ty CP trong thời
gian qua. Đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh chênh
lệch, thu thập các số liệu thứ cấp, phân tích các ma trận để từ đó đánh giá được điểm
mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ trong nước và ngoài nước. Từ kết quả
nghiên cứu đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần định hướng các chiến lược
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, gia tăng kim ngạch và sản lượng xuất khẩu, tăng
khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới, đặc biệt là giải pháp góp phần xây
dựng và phát triển thương hiệu CP trên thị trường thế giới và Việt Nam.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:


2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.3. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về ngành thủy sản

4

2.1.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến nay

4


2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và xu hướng phát triển thủy sản thế giới và trong nước

6

2.2. Tổng quan về công ty

8

2.2.1. Giới thiệu

8

2.2.2. Quá trình phát triển

9

2.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

10

2.2.4. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty CP

12

2.2.5. Giới thiệu sản phẩm và quy trình công nghệ

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................14

3.1. Nội dung nghiên cứu

14

3.1.1. Khái niệm xuất khẩu

14

3.1.2. Vai trò của xuất khẩu

14

3.1.3. Xuất khẩu trực tiếp

15

3.1.4. Một số điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế theo tiêu chuẩn của
Incoterm 2000

15

3.1.5. Một số phương thức thanh toán xuất khẩu

16


3.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
3.2. Phương pháp nghiên cứu

18

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
4.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty CP từ năm 2008 đến năm 2010

25

4.2. Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty CP từ 2008 - 2010

28

4.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của CP giai đoạn 2008-2010

28

4.2.2. Hình thức xuất khẩu của công ty CP

29

4.2.3. Thị trường xuất khẩu của CP giai đoạn 2008 - 2010

30


4.2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

36

CP chủ yếu chế biến và xuất khẩu tôm với các sản phẩm đa dạng như tôm
NOBASHI, PDTO, CPDTO, HLSO,…. Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng của
công ty cũng biến đổi theo tình hình xuất khẩu chung của công ty.

36

4.2.5. Giá xuất khẩu

39

4.2.6. Phương thức thanh toán

41

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chăn
nuôi CP Việt Nam

42

4.3.1. Phân tích các yếu tố bên trong

42

4.3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài


46

4.3.3. Phân tích cạnh tranh

53

4.4. Phân tích ma trận SWOT của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

56

4.5. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty CP Việt Nam

57

4.5.1. Giải pháp 1: THÀNH LẬP PHÒNG MARKETING

57

4.5.2. Giải pháp 2: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC.

60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

5.1. Kết luận

65


5.2. Kiến nghị

66

5.2.1. Đối với Nhà nước

66

5.2.2. Đối với công ty

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

65

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

Tổ chức Nông Liên Hiệp quốc

VASEP


Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

L/C

Thư tín dụng

ICC

Tổ chức Thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce)

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn

SSOP

Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (Sanitation
Standard Operating Procedures)

GMP

Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices)


BRC

Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc
(British Retail Consortium)

R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

CBXK

Chế biến xuất khẩu

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

CBTS

Chế biến thủy sản


AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

DN

Doanh nghiệp

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTH

Tính toán tổng hợp

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

Global Gap

Tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp (Good Agriculturual

Practices)
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sản Lượng và Cơ Cấu Các Mặt Hàng Thủy Sản của Việt Nam 3 Tháng
Đầu Năm 2011

6

Bảng 2.2. Nhu Cầu Thủy Sản Thế Giới Theo Nhóm Nước Giai Đoạn 2010-2015

7

Bảng 2.3. Cơ cấu và Trình Độ Lao Động của Công Ty CP Năm 2010

12

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty CP Giai Đoạn 2008-2010
26
Bảng 4.2. Doanh Thu, Chi Phí và Lợi Nhuận Sau Thuế của CP Từ 2008-2010

27


Bảng 4.3. Sản Lượng và Kim Ngạch Xuất Khẩu của CP Từ 2008-2010

28

Bảng 4.4. Sản Lượng và Giá Trị Theo Thị Trường của Công Ty CP

30

Bảng 4.5. Cơ Cấu Giá Trị Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường của CP

31

Bảng 4.6. Sản Lượng và Giá Trị Xuất Khẩu Theo Mặt Hàng của Công Ty CP Giai
Đoạn 2008-2010

37

Bảng 4.7. Giá Tôm Xuất Khẩu Bình Quân của Công Ty CP Qua Các Năm

40

Bảng 4.8. Giá Trị và Cơ Cấu Các Phương Thức Thanh Toán tại Công Ty CP Năm
2010

41

Bảng 4.9. Bảng Ma Trận Các Yếu Tố Bên Trong của Công Ty CP (IFE)

45


Bảng 4.10. Bảng Ma Trận Các Yếu Tố Bên Ngoài của Công Ty CP (EFE)

51

Bảng 4.11. Dự Trù Chi Phí Quảng Cáo Trên Báo, Tạp Chí

62

Bảng 4.12. Dự Trù Chi Phí Quảng Cáo Trên Google Top 3 - 24/7

63

Bảng 4.13. Dự Trù Chi Phí Tham Gia Hội Chợ Triển Lãm

63

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Việt Nam Năm 2010

4

Hình 2.2. Sản Lượng và Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản của Việt Nam Giai Đoạn
2001-2010

5

Hình 2.3. Cơ Cấu Mặt Hàng Thủy Sản của Việt Nam 3 Tháng Đầu Năm 2011


6

Hình 2.4. Sơ Đồ Cơ Cấu và Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty CP

11

Hình 2.5. Quy Trình Thu Mua Chế Biến Sản Phẩm Tôm của Công Ty CP

13

Hình 4.1. Sản Lượng và Giá Trị Xuất Khẩu Tôm của CP Sang Mỹ

32

Hình 4.2. Sản Lượng và Giá Trị Xuất Khẩu Tôm của CP Sang Nhật

33

Hình 4.3. Sản Lượng và Giá Trị Xuất Khẩu Tôm của CP Sang Hàn Quốc

35

Hình 4.4. Cơ Cấu Các Mặt Hàng theo Sản Lượng của CP Giai Đoạn 2008-2010

37

Hình 4.5. Cơ Cấu Các Mặt Hàng theo Giá Trị của CP Giai Đoạn 2008-2010

Error!


Bookmark not defined.
Hình 4.6. Tăng Trưởng GDP Theo Quý Năm 2010

47

Hình 4.7. Thiết Kế Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Marketing

58

Hình 4.9. Các Tiêu Chuẩn Góp Phần Tạo Dựng Thương Hiệu CP

61

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam
đang trên đà đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - chính trị nhằm tìm kiếm cho mình một
chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay đang
được đặc biệt chú trọng bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội những bước chuyển
biến mới với hiệu quả rõ rệt, là động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và xã hội. Việt
Nam là một quốc gia ven biển giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một
mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất
nước với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục theo từng năm và luôn nằm trong top

những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Song không thể phủ nhận rằng ngành thủy sản Việt Nam còn tồn tại nhiều bất
cập cần phải khắc phục, đặc biệt trong vấn đề cải tạo nuôi trồng, nguồn nguyên liệu,
lao động lành nghề, kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, những hiểu biết cũng
như việc chấp hành các qui định của các nước nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam còn hạn chế nên giá trị và lợi nhuận thực tế từ ngành thủy sản mang lại
là chưa cao, thiếu sự tin tưởng từ các đối tác. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải đầu tư tìm hiểu thị trường, không ngừng tìm kiếm các bạn hàng mới và phân tích
những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cũng như sản xuất chế
biến để có biện pháp thích hợp cho hoạt động xuất khẩu, nhằm giữ vững và nâng cao
vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam là một trong những công ty có nhiều đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Trước xu hướng phát triển của ngành thủy sản hiện nay và
qua thời gian thực tập tại công ty, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình


xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam” làm đề tài
tốt nghiệp cho mình trong suốt thời gian học tại trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam để tìm hiểu thực trạng, xu hướng phát triển, thấy được những thành tựu đạt
được cũng như những khó khăn mà công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu của
mình. Từ đó, đề ra một số giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy
sản của công ty trong những năm tiếp theo, góp phần từng bước nâng cao vị thế của
công ty trong ngành thủy sản Việt Nam và trên trường quốc tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu chung đã nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được phân
thành những mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
− Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010.

− Phân tích và nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu tôm của
công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
− Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm
của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
− Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công
ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như
thức ăn gia súc, giống,.. nhưng với khả năng có hạn và trong thời gian cho phép nên đề
tài nghiên cứu này chỉ tập trung xoay quanh các vấn đề về hoạt động xuất khẩu tôm
của công ty cổ phần chăn nuôi CP sang các thị trường truyền thống chủ lực.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại trụ sở chính của công ty cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam, thuộc tỉnh Biên Hòa - Đồng Nai, trong lĩnh vực kinh
doanh xuất khẩu tôm.
2


Thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập trong
khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010.
1.3.3. Cấu trúc khóa luận
Luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1. Mở đầu: lí do chọn đề tài.
Chương 2. Tổng quan: khái quát về ngành thủy sản Việt Nam, dự báo nhu cầu
tiêu thụ thị trường thế giới. Giới thiệu sơ nét về công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: các lý thuyết về xuất khẩu,
vai trò của xuất khẩu trong việc phát triển kinh tế đất nước, các phương thức thanh
toán,.. và các phương pháp nghiên cứu làm cơ sở lí luận chung cho bài luận.

Chương 4. Kết quả và thảo luận: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty CP, phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu tôm trong thời gian tới.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: tóm lược lại nội dung đã thực hiện ở chương
4 đưa ra một số kiến nghị đối với công ty và đối với nhà nước để góp phần thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngành thủy sản
2.1.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến nay
Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng
quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996,
ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Cho tới nay, sản phẩm thủy sản của Việt nam đã được xuất khẩu đến 170 quốc
gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật bản (chiếm tỉ
trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở thành một trong 6 nước xuất
khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Hình 2.1. Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Việt Nam Năm 2010

Nguồn : Vasep
Ngành thuỷ sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng
xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Hơn mười năm trở lại đây, ngành thủy sản đã có
những bước phát triển vượt bậc, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm
nghiệp và thủy sản (năm 2009 là 4,28%). Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác

động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh, ngành thủy sản
vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất, sản lượng thủy sản đạt 4,85 triệu tấn, tăng 5,8% so


với năm 2008. Giai đoạn 1991- 2000, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình là
7,31%, giai đoạn 2001- 2010, tốc độ tăng sản lượng thủy sản là 10,20%.
Hình 2.2. Sản Lượng và Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản của Việt Nam Giai
Đoạn 2001-2010

Nguồn: Vasep
Qua biểu đồ trên ta thấy, ngoại trừ việc giảm nhẹ cả về sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu trong năm 2009 do hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản
đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2001 – 2010. Ấn tượng nhất là
năm 2010, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thử thách nhưng ngành thủy sản đã
đánh dấu một năm thắng lợi với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mốc gần 5 tỷ USD,
tăng khoảng 18,4% và sản lượng xuất khẩu đạt gần 1400 nghìn tấn, tăng gần 16,7% so
với năm 2009. Trong khi năm 2008, sản lượng và kim ngạch cũng tăng nhưng cao nhất
chỉ đạt 4,5 tỷ USD và khoảng 1250 nghìn tấn. Sự chênh lệch này đánh dấu sự triển
vọng sắp tới cho ngành thuỷ sản cả nước.
Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ
sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn
thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất
khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và
một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của
ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

5


Bảng 2.1. Sản Lượng và Cơ Cấu Các Mặt Hàng Thủy Sản của Việt Nam 3 Tháng

Đầu Năm 2011
Mặt hàng

Tôm
Mực,bạch tuộc
Các loại khác
Tổng

Sản lượng
(tấn)
222.640
43.528
18.939
9.464
294.571

Giá trị
(triệu USD)
620,358
398,979
90,377
39,097
1.148,811

Tỷ lệ theo sản lượng
(%)
75,58
14,78
6,43
3,21

100,00
Nguồn: Vasep + TTTH

Hình 2.3. Cơ Cấu Mặt Hàng Thủy Sản của Việt Nam 3 Tháng Đầu Năm 2011

Nguồn: Vasep + TTTH
Theo thống kê từ Vasep (bảng 2.1), trong các sản phẩm, thì cá đông lạnh có tỷ
lệ xuất khẩu cao nhất cả về sản lượng và giá trị. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng của 3
tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 (phụ lục 3) thì tôm lại cao hơn mặt hàng
cá, trong đó tôm thẻ chân trắng là sản phẩm có tốc độ tiêu thụ cao nhất 3 tháng đầu
năm 2011 (tăng 48,7% về sản lượng và tăng 76,1% về giá trị) do thị hiếu tiêu dùng của
khách hàng thế giới có xu hướng chuyển sang tiêu thụ hàng tôm có giá trị cao và đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên dần dần các loại thủy sản khác có xu hướng giảm
xuống .
2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và xu hướng phát triển thủy sản thế giới và trong
nước
Theo dự báo của FAO thì tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản
trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183
triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm. Tiêu thụ thủy
sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 1,6%/năm giai đoạn 2010 6


2015. Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm (khoảng
40 triệu tấn) có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát
triển và các nhân tố khác.
Bảng 2.2. Nhu Cầu Thủy Sản Thế Giới Theo Nhóm Nước Giai Đoạn 2010-2015
ĐVT: triệu tấn
Theo nhóm nước

2010


2015

±

Nước đang phát triển

82,4

140,9

58,5

Tỷ lệ tăng
(%)
70,9

Nước phát triển

34,8

42,1

7,3

21

Nguồn: Vietfish.com
Qua bảng số liệu dự báo cho thấy, trong 5 năm nhu cầu ở các nước đang phát
triển sẽ tăng 58,5 triệu tấn (70,9%) nhanh hơn các nước phát triển là 7,3 triệu tấn

(21%). Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo
đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức
tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%. Tiêu thụ
thủy sản ở các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng
nhanh hơn về dân số và thu nhập.
Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sẽ lên tới khoảng 11 triệu tấn vào năm 2015.
Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thủy sản gia tăng trong những năm tới. Mức
tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Đồng thời sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên
liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng giá thủy
sản.
Thêm vào đó, theo thông tin từ VASEP thì sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô vào
tháng 4 năm 2010, đã làm sản lượng khai thác tôm nâu của Mỹ giảm 50%. Sản
lượng tôm nuôi ở các nước châu Á sụt giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh và thời
tiết xấu, nhất là của Inđônêxia giảm tới 80% và Malaysia giảm sản lượng khoảng
20%, còn Ấn Độ và Bănglađét cũng trong tình trạng thất thu so với các vụ trước. Các
thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... có triển vọng nhập khẩu
tôm tăng mạnh. Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật thời gian tới vẫn được đánh giá là
lạc quan, đặc biệt là Mỹ.
7


Bên cạnh nhu cầu thuỷ sản thế giới tăng thì nhu cầu thuỷ sản nội địa cũng ngày
càng tăng. Do những năm trước, Việt Nam phải nhập dây chuyền sản xuất từ nước
ngoài nên chi phí rất cao đẩy mức giá sản phẩm lên mức không phù hợp với sức mua
của người dân trong nước. Nhưng hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục, mặc
khác do mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ
thực phẩm cũng tăng theo nên kéo theo nhu cầu nội địa không ngừng tăng lên, nhất là
khi dịch cúm gia cầm đã diễn ra trên diện rộng, làm mặt hàng thuỷ sản được tiêu thụ
nhiều hơn. Đến năm 2020, nếu Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, thu nhập đầu người bình quân khoảng 2.000 USD, mức tiêu dùng
thủy sản trên đầu người có sẽ tăng khoảng 40-45% so với năm 2007 (22kg). Trước tình
hình đó, Bộ thuỷ sản đã khuyến khích các địa phương và các doanh nghiệp chú trọng
phát triển thị trường nội địa để dần dần hình thành thương nghiệp nhằm đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm vào hệ thống mua bán thuỷ sản trong cả nước.
Nhận xét: Nhìn chung, tuy thị trường thế giới bị khủng hoảng nhưng từ sau
năm 2010 nền kinh tế cũng đang dần phục hồi và duy trì mức độ tăng trưởng trung
bình, nhu cầu nhập khẩu từ các nước phát triển sẽ lấy lại nhịp độ và ổn định là cơ hội
mở ra cho các nước xuất khẩu, trong đó có ngành thủy sản Việt Nam. Với lợi thế và
tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và khả năng cung cấp
nguồn thủy sản với chất lượng cao và ổn định. Hàng thủy sản Việt Nam đang từng
bước khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó nhu cầu
thủy sản nội địa cũng là vấn đề đang quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay, bởi nếu khai thác đúng, chủ động và giữ vững được nguồn đầu ra ổn định trong
nước sẽ thu được nguồn lợi nhuận bền vững, ít rủi ro và tốn kém hơn các thị trường
nước ngoài.
2.2. Tổng quan về công ty
2.2.1. Giới thiệu
Tập đoàn CP (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực
công - nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực - thực phẩm chất lượng
cao và an toàn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. CP Việt Nam là thành viên của
CP Thái Lan , được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 do Bộ Kế hoạch
8


và đầu tư cấp, với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, có các chi nhánh tại Hà Nội
và các tỉnh Bình Thuận, Đà Nẵng, Bến Tre, Cần Thơ,..
Tên giao dịch tiếng Anh : C.P VIET NAM LIVESTOCK CORPORATION
Trụ sở chính : số 2, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, T. Đồng Nai.

Điện thoại : 061 - 3 836 251
Fax : 061 - 3 836 086
Email :
Wesite : www.cp.com.vn
2.2.2. Quá trình phát triển
1986: Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở cửa đầu tư nước
ngoài.
1988: Có sự tiếp xúc giữa Charoen Pokphand và đại sứ quán Việt Nam.
1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhằm khảo sát thị trường
và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư.
1990: Tập đoàn Charoen Pokphand được cấp giấy phép làm văn phòng đại diện
tại thành phố Hồ Chí Minh.
1991: Lãnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen Pokphand đã có những cuộc gặp
mặt, để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu tư. Chủ tịch của
tập đoàn Charoen Pokphand đã tặng 10 tấn hạt ngô, lúa lai đến chính phủ Việt Nam.
1992: CP Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp.
1993: Xây dựng nhà máy thức ăn cho gia súc, nhà máy ấp trứng ở tỉnh Đồng
Nai và thiết lập dự án hợp nhất trại gà giống ở Vĩnh Cửu.
1996: Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Phía bắc thành lập nhà
máy thức ăn gia súc và một dự án hợp nhất vĩ nướng thịt.
1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà máy chế
biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn tôm trong tỉnh Đồng Nai.
1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản ở
tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Tiền Giang.
2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh và
xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn ở trong tỉnh Đồng Nai.
9


2002: Mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau: về chăn nuôi, thiết lập 3 nhà máy

sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở tỉnh Đồng Nai. Về nuôi trồng thủy sản,
thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình Thuận.
2005: Mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy sản hải sản. Xây dựng
kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ.
2006: Phát triển hệ thống Fresh Mart.
2007: Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ và xây dựng
nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương.
2008: Công ty TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành
Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
Trong lĩnh vực kinh doanh tôm đông lạnh, cơ cấu tổ chức của bộ phận bao
gồm: một giám đốc, một phó giám đốc kinh tế, một phó giám đốc sản xuất, một phó
giám đốc kinh doanh. Kế đến là các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng
có quan hệ chặt chẽ, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo mọi hoạt động của bộ phận
và công ty được tiến hành đồng bộ, thông suốt và hiệu quả.
a) Ban giám đốc
Giám đốc: là người có quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn
diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc sản xuất: kế hoạch các nghiệp vụ và điều động sản xuất, tổ chức
kỹ thật, kỹ thuật công nghệ, thiết bị; định mức kinh tế kỹ thuật.
Phó giám đốc kinh doanh: bảo tồn và mở rộng thị trường tiêu thụ, dự đoán
nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất.
Phó giám đốc tài chính: lập kế hoạch tài chính hàng tháng, tham vấn cho giám
đốc về các kế hoạch phát triển, các khoản mục đầu tư.
b) Các phòng ban
Phòng nhân sự: nắm bắt kịp thời sự biến động về nhân sự ở các bộ phận phòng
ban, phân xưởng để báo cáo cho lãnh đạo và có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng
hoặc sa thải lao động phù hợp.
Phòng thu mua: chịu trách nhiệm thu mua các nguyên, vật liệu cho sản xuất.
10



Phòng thí nghiệm: kiểm tra tiêu chuẩn của nguyên liệu thu vào và sản phẩm
sản xuất ra.
Phân xưởng sản xuất: sản xuất ra sản phẩm.
Phòng kinh doanh: nghiên cứu thị trường; lập các phương án giao dịch, tiến
hành đàm phán chuẩn bị các điều kiện ký kết hợp đồng ngoại thương; tổ chức các hệ
thống tiêu thụ; trao đổi thư từ, điện tín với các công ty; tiến hành các thủ tục xuất nhập
khẩu.
Phòng kế toán - tài chính: có nhiệm vụ giám sát về tài chính nhằm theo dõi
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí,
xác định kết quả kinh doanh,... Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc để
đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.
Hình 2.4. Sơ Đồ Cơ Cấu và Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty CP

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Nhận xét: Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty là khá tốt bởi những
mắc xích liên kết chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và lãnh đạo.
Tuy nhiên bộ máy tổ chức còn tương đối phức tạp, một số phòng ban chưa có sự tách
biệt rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ cụ thể.
11


2.2.4. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty CP
Bảng 2.3. Cơ cấu và Trình Độ Lao Động của Công Ty CP Năm 2010
ĐVT: người
Đại học

Trung cấp


Cấp III

Lao động gián tiếp

Số
lao
động
150

105

40

5

Tỷ lệ cơ cấu
lao động
(%)
4,76

Lao động trực tiếp

3.000

-

-

3.000


95,24

Tổng số lao động

3.150

105

40

3.005

100,00

Cơ cấu
lao động

Trình độ học vấn

Nguồn: Phòng Nhân Sự +TTTH
Nhận xét: Qua bảng 2.3, ta thấy đến cuối năm 2010, lực lượng lao động toàn xí
nghiệp là 3.150 người. Trong đó:
+ Gián tiếp có 150 người (chiếm 4,76%). Trong đó: đại học có 105 người, trung
cấp có 40 người, cấp III có 50 người. Bộ phận này có nhiệm vụ hoạch định, quản lý,
theo dõi hoạt động của công ty. Trong số đó phần lớn là đại học, trung cấp và cấp III
chiếm số lượng nhỏ. Qua đó, ta thấy công ty đòi hỏi rất cao về trình độ học vấn của bộ
phận quản lý công ty.
+ Trực tiếp sản xuất có 3.000 người (chiếm 95,24%), đây là lực lượng lao động
không cần trình độ cao, chủ yếu là công nhân có trình độ cấp III, hầu như đếu có
chứng chỉ nghề.

Công ty từng bước đào tạo nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Bên
cạnh đó, xí nghiệp đảm bảo thu nhập tiền lương cho nhân viên bình quân khoảng
3.000.000 đồng/người/tháng. Mức thu nhập này được xem là khá ổn định và cũng
tương đương với mức lương của các doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, trên thực
tế để hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả thì công ty cần phải có một đội
ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn và thành thạo trong công việc. Do đó,
công ty CP đang chuẩn bị xúc tiến một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công
nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng
ngành và quá trình hội nhập WTO trong tương lai.

12


2.2.5. Giới thiệu sản phẩm và quy trình công nghệ
a) Đặc điểm sản phẩm
Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải
bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm.
Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời
gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng. Nhiệt độ bảo quản là ≤ 200C.
b) Quy trình công nghệ
Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty CP sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ
khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất
xưởng. Quy trình công nghệ được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Hình 2.5. Quy Trình Thu Mua Chế Biến Sản Phẩm Tôm của Công Ty CP

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Nhận xét : Nhìn chung, tình hình hoạt động của công ty là khá tốt, từ việc tổ
chức, bố trí và quản lý nguồn nhân sự hiệu quả; có quy trình chế biến hiện đại, đảm
bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đến việc hoàn thiện tốt quy trình xuất
khẩu hàng hóa. Ngoài ra công ty có cách thức thu mua, vận chuyển, kiểm nghiệm và

chế biến đạt tiêu chuẩn cao, lực chọn phương thức thanh toán và điều kiện xuất khẩu
đảm bảo, chắc chắn, vừa giao hàng đúng tiêu chuẩn, đúng hạn, vừa có thể thu được
tiền về cho công ty mà không sợ rủi ro.
13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm
hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và bán sản phẩm hay dịch vụ ấy ra khỏi biên
giới của một quốc gia.
3.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất
nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau:
− Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất.
− Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều
ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp cho các
ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển
nhanh, hiệu quả.
− Xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về năng xuất, chất lượng,
quy cách, giá cả. Do đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về
qui cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công
nghệ; mặt khác, lao động đòi hỏi phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản
xuất tiên tiến.

− Đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước.


− Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua
việc mở rộng thị trường quốc tế.
− Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao
mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất nghiệp sẽ giảm đi,
người lao động sẽ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định.
− Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nước trên thế giới, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên trường quốc tế.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa
đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.
3.1.3. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các
khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh
nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh
nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp
đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao
nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng,...
Ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về
thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không nhỏ.
3.1.4. Một số điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế theo tiêu chuẩn
của Incoterm 2000
a) FOB - Free on Board: Giao hàng lên tàu
FOB - Giao hàng lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng thực sự qua
lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi
chi phí và rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hoá kể từ thời điểm đó. Người bán

phải thông quan hàng hoá để xuất khẩu. Điều kiện FOB chỉ sử dụng cho phương thức
vận tải biển.
b) CFR - Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí
CFR - Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng đã qua
lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải trả các chi phí và cước phí cần
15


×