Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH LONG HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.12 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

ĐỖ THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH LONG
HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

ĐỖ THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH LONG
HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hoạt động kinh doanh
xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long” do Đỗ Thị Thu Hà, sinh viên
khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________.

THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________
Ngày
tháng
năm

________________________

Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính nhất đến Bố, Mẹ. Người đã
sinh thành và nuôi dạy con nên người, động viên, giúp đỡ con trong suốt quá trình học
tập và trưởng thành đến ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường nói chung và các thầy cô khoa
Kinh Tế riêng đã quan tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu, là
hành trang giúp em vững bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy
em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của ban
lãnh đạo Công ty TNHH MTV cao su Bình Long, đặc biệt là phòng Kế Hoạch Kinh
Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã gắn bó với tôi trong quãng
đường Đại Học. Cảm ơn các bạn đã không ngừng động viên, chia sẽ, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến thiết thực để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.
ĐHNL, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Hà


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THỊ THU HÀ. Tháng 07 năm 2011. “Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

Xuất Khẩu tại Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long - Huyện Hớn Quản Tỉnh Bình Phước”.
ĐỖ THỊ THU HÀ. July 2011. “Analysis of The Export Performance of The
Binh Long Rubber Company Limited - Hon Quan District - Binh Phuoc
Province”.
Nội dung tóm tắt:
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ giúp công ty có cái nhìn tổng quan
về kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình cũng như môi trường kinh doanh
bên ngoài để tận dụng cơ hội tránh rủi ro nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua 2 năm
phân tích 2009, 2010 cho thấy Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long đang kinh
doanh rất thuận lợi kim ngạch xuất khẩu tăng 5.930.356,68 USD ứng với tỷ lệ tăng
37,38%, tỷ suất LN/CP năm 2009 là 0,43 , năm 2010 là 0,46 tăng 0,03 đồng ứng với
tỷ lệ tăng 6,97%. Tuy nhiên khó khăn trước mắt là công ty mới thực hiện cổ phần hóa
nên đã trả về Tập Đoàn 300 tỷ đồng vốn của Nhà nước do vậy công ty đang thiếu
nguồn để hình thành tài sản. Tranh thủ thời cơ thuận lợi là giá cao su tăng nên công ty
đang đẩy mạnh sản xuất tăng sản lượng.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1. Không gian ....................................................................................................3
1.3.2. Thời gian........................................................................................................3
1.4. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.........................................................................4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty ........................................................................4
2.1.2 Vị trí địa lý của công ty ..................................................................................7
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và lao động tại công ty ...............................8
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..................................................................8
2.1.3.2. Cơ cấu lao động ........................................................................................11
2.1.4. Tình hình cơ sở vật chất của công ty ...........................................................13
2.1.5. Quy trình sản xuất .......................................................................................14
2.1.6. Những mục tiêu của công ty ........................................................................17
2.1.6.1. Mục tiêu kinh doanh .................................................................................17
2.1.6.2. Mục tiêu xã hội .........................................................................................17
2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .......................................................................18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19
3.1. Nội dung .............................................................................................................19
3.1.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu .................................................................19
v


3.1.2. Hợp đồng xuất khẩu ....................................................................................20
3.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh .....................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................22
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................22
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................25
4.1. Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty..........................................................25
4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ...................................................................................25
4.1.2. Thị trường xuất khẩu ...................................................................................26
4.1.3. Mặt hàng xuất khẩu của công ty ..................................................................29
4.1.4. Phương thức kinh doanh xuất khẩu của công ty .........................................33

4.1.5. Phương thức thanh toán ...............................................................................35
4.2. Phân tích tình hình nguyên liệu của công ty ......................................................36
4.3. Phân tích kết quả, hiệu quả kinh doanh của Công ty .........................................38
4.3.1. Phân tích chi phí ..........................................................................................38
4.3.2. Phân tích lợi nhuận ......................................................................................39
4.3.3. Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................................40
4.4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ........................................................42
4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .......................................................44
4.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu ...............................45
4.7. Các đối thủ cạnh tranh ........................................................................................49
4.7.1. Các đối thủ trong nước ................................................................................49
4.7.2. Các đối thủ nước ngoài ................................................................................51
4.8. Phân tích ma trận SWOT ....................................................................................53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................57
5.1. Kết luận...............................................................................................................57
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................58
5.2.1. Đối với chính phủ ........................................................................................58
5.2.2. Đối với địa phương ......................................................................................59
5.2.3. Đối với công ty ............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANRPC

Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên

CP


Chi phí

CPQL

Chi phí quản lý

CPSX

Chi phí sản xuất

DT

Doanh thu

Đ/Đ

Đồng/đồng

ĐVT

Đơn vị tính

KTCB

Kiết thiết cơ bản



Lao động


LN

Lợi nhuận

MMTB

Máy móc thiết bị

SX

Sản xuất

SXVC

Sản xuất vật chất

SVR

Standard Vietnamese Rubber

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TS

Tài sản

TSCĐ


Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TTXK

Trực tiếp xuất khẩu

UTXK

Ủy thác xuất khẩu

V

Vốn

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VN

Việt Nam


XK

Xuất khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động Của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 .........................11
Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản Cố Định Của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 ..............13
Bảng 3.1. Ma trận SWOT ..............................................................................................24
Bảng 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty qua 3 Năm 2008-2009-2010..............25
Bảng 4.2. Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty trong 2 Năm 2009-2010 ....................27
Bảng 4.3. Sản Lượng Mặt Hàng Xuất Khẩu trong 2 Năm 2009-2010 ..........................29
Bảng 4.4. Kim Ngạch Mặt Hàng Xuất Khẩu trong 2 Năm 2009-2010 ........................31
Bảng 4.5. Cơ cấu Giá Các Loại Cao Su Xuất Khẩu của Công Ty ................................32
Bảng 4.6. Hình thức Xuất Khẩu Của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010.........................34
Bảng 4.7. Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 ..........................35
Bảng 4.8. Sản Lượng Cao Su Khai Thác và Thu Mua ..................................................37
Bảng 4.9. Diện tích - Năng suất - Sản Lượng qua 2 Năm 2009-2010 ..........................38
Bảng 4.10. Chi Tiết Chi Phí ..........................................................................................39
Bảng 4.11. Tình Hình Lợi Nhuận của Công ty qua 2 Năm 2009-2010 ........................40
Bảng 4.12. Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh qua 2 Năm 2009-2010 .........41
Bảng 4.13. Cơ Cấu Tài Sản ...........................................................................................42
Bảng 4.14. Cơ Cấu Nguồn Vốn .....................................................................................43
Bảng 4.15. Phân Tích Nhân Tố Sản Lượng Và Giá Ảnh Hưởng đến Doanh Thu Xuất
Khẩu...............................................................................................................................47
Bảng 4.16. Phân Tích Tỷ Giá Hối Đoái Ảnh Hưởng đến Doanh Thu Xuất Khẩu. .......48

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Một số sản phẩm của công ty ..........................................................................5
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long............10
Hình 2.3. Sơ đồ chế biến mủ khối .................................................................................14
Hình 2.4. Sơ Đồ Dây Chuyền Chế Biến Mủ Cao Su SVR 3L ......................................15
Hình 4.1. Sản Lượng Mặt Hàng Xuất Khẩu trong 2 Năm 2009-2010 ..........................30
Hình 4.2. Giá Xuất Khẩu Bình Quân trong 3 Năm 2008-2009-2010 ...........................33
Hình 4.3. Sơ đồ tiến trình thực hiện chuyển tiền T/T ....................................................36
Hình 4.4. Biểu Đồ Sản Lượng Cao Su Của Một Số Công Ty Thành Viên Năm 2010 .50
Hình 4.5. Biểu Đồ Sản Lượng Cao Su Thiên Nhiên của 6 Nước Dẫn Đầu Năm 2010 52

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới cùng nhau bắt tay vào
việc mở rộng các mối quan hệ song phương, đa phương…Cũng chính vì vậy mà các
nền kinh tế tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó việc xuất nhập
khẩu đóng vai trò chính trong các mối quan hệ làm ăn này. Không những đem lại lợi
ích cho các bên tham gia mà còn có dịp tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người nước
bạn.
Cuối năm 2006 là thời điểm đánh dấu một bước ngoặc lớn trên đà phát triển của
đất nước ta, đó là sự kiện chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đứng
trước niềm phấn khởi là chúng ta có một thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, các rào
cản thương mại được dỡ bỏ nhưng thách thức cũng không phải nhỏ đó là sự cạnh tranh

gay gắt và những biến động giá của thị trường thế giới.
Vừa qua chúng ta đã chứng kiến cảnh ảm đạm của nền kinh tế bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, hàng hóa không tiêu thụ được, giá cả tăng cao. Mọi chính phủ
đã cố hết sức vực dậy nền kinh tế quốc gia mình. Và cuối cùng đến năm 2010 nền kinh
tế đã khôi phục trở lại và như bừng tỉnh sau một thời gian ngơi nghỉ.
Việt Nam tham gia thị trường thế giới chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông
sản như lúa, tiêu, điều, cao su, cà phê…và nhập khẩu máy móc thiết bị. Cao su là một
mặt hàng xuất khẩu đang nóng trong thời gian gần đây vì giá cao su liên tục lên cao
vượt xa mức dự đoán của các tổ chức quốc tế. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao
su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam. Vừa qua Trung Quốc được đánh giá là nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Vậy đây là một thị trường đầy triển vọng đối với ngành
cao su Việt Nam. Tuy nhiên không phải là không có trở ngại trong quá trình xuất khẩu
đó là các đối thủ cạnh tranh như Indonesia, Thailand, Malaysia đều là những quốc gia
có lịch sử trồng cao su lâu đời và quốc gia có thế mạnh trong ngành sản xuất này.


Cao su không những mang lại lợi ích kinh tế cao giúp người nông dân nâng cao
chất lượng cuộc sống mà còn phủ xanh đất trống đồi trọc góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái một vấn đề quan trọng hiện nay.
Đến với Bình Phước, mọi người đều ấn tượng về những rừng cao su nối tiếp,
bạt ngàn vì đây là nơi rất thuận lợi để cây cao su phát triển. Hiện nay diện tích trồng
cao su của tỉnh đứng đầu cả nước trên 110 ngàn ha. Trong đó thị xã Bình Long chiếm
một diện tích cao su khá lớn, cây cao su là cây trồng chủ đạo của thị xã. Công ty
TNHH Một Thành Viên cao su Bình Long là một công ty nhà nước trực thuộc tập
đoàn cao su Việt Nam, hoạt động xuất khẩu của công ty góp phần đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu cao su cả nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu cao su và được sự đồng ý
của khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. Tôi quyết định chọn đề tài
“Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Tại Công Ty TNHH MTV Cao
Su Bình Long” nhằm nâng cao lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu.

Với điều kiện thời gian và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, tôi rất mong sự đóng góp giúp đỡ của quý thầy cô, cán bộ
công nhân viên trong công ty và các bạn để đề tài được hoàn thiện và có giá trị thực
tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Cao Su
Bình Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty.
- Phân tích những mặt mạnh cũng như những hạn chế trong quá trình sản xuất
kinh doanh xuất khẩu.
- Đề ra những giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu, mở rộng thị trường
xuất khẩu.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Tiến hành thực tập tại Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long tỉnh Bình
Phước.
1.3.2. Thời gian
- Thời gian thực tập từ ngày 21/2/2011 đến ngày 30/3/2011.
- Thời gian được phân tích trong đề tài là năm 2008, 2009, 2010.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
của đề tài, kết cấu luận văn.

Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày sơ lược về công ty, cơ cấu tổ chức, lao động, khoa học kỹ
thuật, điều kiện tự nhiên của diện tích cao su thuộc công ty cao su Bình Long và tổng
quan về tài liệu nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày những lý luận có liên quan đến việc nghiên cứu một số chỉ
tiêu xác định hiệu quả kinh doanh cũng như phương pháp thu thập số liệu và xử lý số
liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết về kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu,
qua đó ta thấy được tình hình xuất khẩu cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 5 là tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận cụ thể đồng thời
nêu lên một số đề xuất nhằm thu được lợi nhuận cao từ việc xuất khẩu và mở rộng thị
trường xuất khẩu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Giám đốc: Nguyễn Thanh Minh

Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long
Tên doanh nghiệp: Binh Long Rubber Company Limited
Địa chỉ trụ sở chính: Quốc Lộ 13 Phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long, Tỉnh Bình

Phước

Điện thoại: +84-0651-366632
Fax: +84-0651-366622
Email: bsc@ binhlong subes.vn
Website:
Loại hình doanh nghiệp: Nhà Nước
Vốn điều lệ: 871 tỷ đồng
a) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao
su Việt Nam, nay là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Tiền thân của Công ty
TNHH MTV Cao Su Bình Long là đồn điền TEROUGE của Pháp, Công ty được thành lập

và hoạt động năm 1976 có tên là Quốc doanh cao su Quản Lợi, tên hiện nay là Công ty
TNHH MTV Cao Su Bình Long. Ngày 1/7/ 2010 Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình
Long chính thức thực hiện cổ phần hoá từ Công ty Cao Su Bình Long do Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam là chủ sở hữu, có diện tích khoảng 15.000 ha cao su ở
Thị xã Bình Long và huyện Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Phước.
Là doanh nghiệp được thành lập theo quyết định số 141/NN/TCCB-QĐ ký ngày
4/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông


nghiệp và phát triển nông thôn). Công ty có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp nhà
nước theo nghị định số 43/CP ngày 13/7/1997 của Hội đồng chính phủ và tổ chức hoạt
động theo điều lệ được phê chuẩn theo quyết định số 16/HĐQT-QĐ ngày 10/10/1996
của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty cao su Việt Nam. Nay là Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam.
Chức năng của Công ty: Trồng, khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm
từ cao su.
Năm 1996, Công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh

Hùng Lực Lượng Vũ Trang, Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới năm 2005.
b) Sản phẩm chính của công ty
Sản phẩm chính của công ty hiện nay có tên gọi là SVR (Standard Vietnamese
Rubber), được sản xuất theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3769-95. Công ty đã sản
xuất nhiều chủng loại cao su như: SVR CV50, SVR CV60, SVR L, SVR 3L, SVR 5,
SVR 10, SVR 20 và mủ ly tâm.
Hình 2.1. Một số sản phẩm của công ty

Nguồn:
Sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Bình Long được tặng giải thưởng
Sao Vàng Quốc tế về chất lượng năm 1997, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003,
Cúp vàng thương hiệu Việt Nam năm 2005, giải thưởng Chất lượng Vàng Việt Nam
2008 và đã được tổ chức Det Norske Veritas(DNV), vương quốc Na Uy cấp giấy
chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Chính vì
vậy mà các sản phẩm trên đã có uy tín ở thị trường trong và ngoài nước nhiều năm
qua.
5


Ngoài sản phẩm chính là mủ cao su, cây cao su còn cho sản phẩm phụ là gỗ và
hạt mang lại giá trị kinh tế trong sản xuất, đặc biệt là gỗ dùng làm các vật dụng bàn
ghế rất được ưa chuộng.
Ngoài ra công ty còn mở rộng sản xuất ngoài ngành:
Công Ty Cổ Phần KCN Cao Su Bình Long là công ty con của Công Ty TNHH
MTV Cao Su Bình Long với vốn điều lệ 120 tỷ đồng trong đó Công Ty Cao Su TNHH
MTV Cao Su Bình Long có vốn sở hữu 70%.
Góp 40% vốn vào Công ty Cao Su Bình Long – Tà Thiết có vốn điều lệ là 30 tỷ
đồng.
Góp 19% vốn vào Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Bình
Phước có vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

c) Khách hàng
Khách hàng chính gồm tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và uỷ thác xuất khẩu. Công
ty duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống, ký hợp đồng dài
hạn.
- Nội tiêu: Sản phẩm của công ty cung cấp cho thị trường này chiếm 67%. Hàng
nội tiêu khi tính thuế VAT 5%.
- Đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu trích hoa hồng và phí uỷ thác 0,5% giá trị xuất
khẩu.
Sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Bình Long đã xuất sang các nước
Pháp, Đức, Anh Quốc, Cộng hòa Séc, Slovakia, Liên Bang Nga, Ukraina, Thổ Nhỉ Kỳ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Australia, Argentina và Mỹ...
Thị trường Châu Âu, Japan, Mỹ tiêu thụ mạnh các sản phẩm SVR CV 50, SVR
CV 60, Latex (khô) có độ nhớt ổn định và tính đàn hồi cao thích hợp cho chế tạo vỏ xe
cao cấp, các thiết bị công nghệ.
Thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Singapore lại chuộng sản phẩm SVR L,
SVR 3L màu sáng, độ dẻo dùng sản xuất hàng gia dụng, công nghệ xe hơi, ron máy
móc…
Theo đánh giá của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) Thị trường châu Âu được
xem là có tiềm năng đối với cao su Việt Nam, tuy nhiên khả năng xâm nhập rất hạn
6


chế, do nhu cầu của thị trường này cần các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và
chủng loại SVR 10, SVR 20. Tuy nhiên, đây lại là những chủng loại mà Việt Nam sản
xuất được rất ít cũng như chất lượng thiếu ổn định.
2.1.2 Vị trí địa lý của công ty
a) Vị trí
Địa bàn hoạt động của Công ty nằm trên Thị xã Bình Long có 4 phường, 2 xã
và huyện Chơn Thành có1 thị trấn, 8 xã.

Phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh.
Phía Đông Bắc giáp Thị xã Phước Long.
Phía Đông giáp Thị xã Đồng Xoài.
Phía Nam giáp Tỉnh Bình Dương.
Phía Tây giáp Tây Ninh.
Cách Thành phố Hồ Chí Minh 110km, một trong hai trung tâm thương mại lớn
nhất cả nước, nằm trong khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất của vùng Đông Nam
Bộ.
b) Khí hậu thời tiết
Công ty nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa:
mùa khô và mùa mưa, mùa khô bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 - 11, lượng mưa bình quân năm là 2.045 - 2.325mm. Chịu ảnh hưởng của 3
hướng gió chính: hướng Đông, hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. Những năm gần
đây mùa khô thường kéo dài, nhiệt độ tăng cao, nhiều nơi còn thiếu nước sinh hoạt ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vườn cây cao su.
- Nhiệt độ trung bình năm là 28oC.
- Ẩm độ không khí trung bình năm là 77% - 84%.
- Số giờ nắng trung bình năm là 2.400 - 2.500 giờ.
- Lượng nước bốc hơi bình quân năm là 1.113 - 1.447mm.
- Tốc độ gió bình quân năm là 0,7m/s.
c) Thổ nhưỡng
Trên địa bàn của công ty có 2 loại đất chính với diện tích tổng cộng là 13.662,4
ha.
7


- Đất đỏ bazan chiếm 11.421,77 ha với tỷ lệ 83,6%, rất giàu dinh dưỡng nên cây
cao su phát triển rất tốt cho năng suất cao.
- Đất xám chiếm khoảng 2.240,63 ha chiếm 16,4% chủ yếu ở nông trường
Đồng Nơ và nông trường Minh Hưng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và lao động tại công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long là một đơn vị doanh nghiệp nhà nước,
hoạt động theo điều lệ của xí nghiệp công nông nghiệp quốc doanh, chịu sự quản lý
của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực
phẩm. Có đầy đủ tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp hạch toán độc lập. Hiện
nay, Công ty đang thực hiện Công nghệ quản lý ISO 9001:2008 nhằm phục vụ tốt cho
khách hàng và giữ uy tín thương hiệu sản phẩm.
Công ty triển khai thực hiện mô hình quản lý 3 cấp:
Cấp công ty: gồm có Giám đốc công ty và hai Phó giám đốc.
+ Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, là người có quyền điều hành cao
nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về mọi hoạt
động.
+ 2 Phó giám đốc thì 1 người phụ trách đơn vị, một người phụ trách đầu tư bên
ngoài.
Ban tham mưu gồm có 9 phòng nghiệp vụ và 2 đội chức năng:
+ Phòng tổ chức lao động
+ Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng đầu tư xây dựng
+ Phòng quản lý chất lượng
+ Phòng công nghệ thông tin
+ Phòng bảo vệ động viên
+ Phòng quản lý kỹ thuật
+ Phòng hành chánh
+ Đội thu mua
+ Đội vườn ươm
8



Cấp nông trường gồm một Giám đốc, 2 phó giám đốc thì một phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật và một phó giám đốc phụ trách sản xuất và các nhân viên kế toán thống
kê, kỹ thuật…
Có 8 nông trường:
- Nông trường Trà Thanh
- Nông trường Lợi Hưng
- Nông trường Xa Trạch
- Nông trường Xa Cam
- Nông trường Bình Minh
- Nông trường Đồng Nơ
- Nông trường Minh Hưng
Công ty còn có 2 nhà máy chế biến:
+ Xí nghiệp cơ khí chế biến Quản lợi: Công suất: 16.440 tấn/ năm.
+ Nhà máy chế biến 30/4: Công suất: 8.660 tấn/ năm.
Ngoài ra công ty còn có 1 bệnh viện, khu văn hóa thác số 4 và Hồ Xóc Xiêm rất
đẹp.
Cấp đội sản xuất
- Trực tiếp quản lý vườn cây với quy mô từ 300ha tới 350ha với khoảng 100
công nhân.
- Bình quân một nông trường có từ 2 đến 5 đội, từ 10 đến 19 tổ.

9


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Công Ty TNHH MTV Cao Su Bình Long
(Theo ISO 9001-2008)

NHÀ MÁY QUẢN LỢI

NHÀ MÁY 30 - 4


ĐỘI THU MUA

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN

PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH
DOANH

08 NÔNG TRƯỜNG

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO
Trưởng ban cải tiến CL

PHÒNG TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG

THƯ KÝ Ban cải
tiến chất lượng

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PT ĐT bên ngoài

PHÒNG HÀNH CHÁNH


ĐỘI VƯỜN ƯƠM

PHÒNG QUẢN LÝ KỸ
THUẬT

PHÒNG BẢO VỆ ĐỘNG
VIÊN

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC Phụ trách đơn vị

TỔNG GIÁM ĐỐC
Trưởng ban chỉ đạo

PHÒNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN

CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG THÀNH
VIÊN

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Lao Động

10


2.1.3.2. Cơ cấu lao động
Trong sản xuất kinh doanh bên cạnh các yếu tố như nguyên liệu, vốn, thị trường
tiêu thụ … thì một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần mang lại thành công
trong sản xuất đó chính là lao động. Hơn nữa trong thời đại ngày nay với trình độ khoa

học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì yếu tố lao động càng trở nên quan trọng hơn,
quyết định hơn. Chính vì vậy mà yêu cầu đối với lao động ngày nay càng khắt khe
hơn, càng cao hơn.
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động Của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010
Chỉ tiêu
Tổng số lao
động
Trong đó:
LĐHĐ thời vụ
Phân theo tr.đ

1.Sau đại học
2.Đại học
3.Cao đẳng
4.Trung cấp
5.Lao động phổ
thông
Phân theo đối
tượng LĐ
1.Quản lý
2.LĐ trực tiếp
3.Phục vụ SX
4.Không SXVC
Phân theo giới
tính
1.Nam
2.Nữ

Năm 2009
Số

%
người
6.293
100,00

Năm 2010
Số
%
người
6.268
100,00

Chênh lệch
±∆
%
-25

-0,40

100

1,59

141

2,25

41

41,00


6.293

100,00

6.268

100,00

-25

-0,40

10
187
10
130
5.956

0,16
2,97
0,16
2,06
94,64

8
233
5
127
5.895


0,13
3,72
0,08
2,02
94,05

-2
46
-5
-3
-61

-20,00
24,60
-50,00
-2,31
-1,02

6.293

100,00

6.268

100,00

-25

-0,40


370
5.022
743
157
6.293

5,88
79,80
11,80
2,49
100,00

378
5.025
709
146
6.268

6,03
80,17
11,31
2,33
100,00

8
3
-34
-11
-25


2,16
0,06
-4,57
-7,00
-0,40

3.142
3.151

49,93
50,07

3.128
49,90
-14
-0,44
3.140
50,10
-11
-0,35
Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Lao Động

Công ty cao su với ngành sản xuất kinh doanh là trồng mới, chăm sóc, khai thác
và sơ chế mủ cao su mang tính chất là sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa hàm lượng công
nghệ, thiết bị sản xuất trong ngành không cao. Do vậy lao động trong ngành chủ yếu là
lao động phổ thông, khai thác theo phương pháp thủ công. Lợi thế và sự khác biệt
11



trong ngành chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, tay nghề và
kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật và công nhân khai thác mủ cao su. Do có nhiều năm
kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trồng và khai thác, chế biến mủ cao su nên trình
độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động là tương đối ổn định.
Nhìn chung thì lao động năm 2010 giảm 25 người so với năm 2009 ứng với tỷ
lệ giảm 0,4%.
Phân theo trình độ lao động:
Lao động phổ thông là nguồn lao động chính của Công ty: Năm 2009 có 5.956
người chiếm 94,64% tổng số lao động, năm 2010 lao động này có 5.895 chiếm
94,05%. Qua 2 năm lao động này giảm 61 người ứng với tỷ lệ giảm 1,02%.
Trình độ đại học tăng lên còn các trình độ khác đều giảm. Nhìn chung thì lao động đã
qua đào tạo (gồm trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp) chỉ chiếm 5,36%
năm 2009 qua năm 2010 thì tỷ lệ này là 5,95% tức là trình độ lao động đang được cải
thiện nhưng không đáng kể.
Phân theo đối tượng lao động:
Lao động quản lý năm 2009 là 307 người chiếm 5,88% đến năm 2010 là 378
người chiếm 6,03%, tăng 8 người với tỷ lệ tăng 2,16%. Do lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời nên lao động quản lý của công ty có lợi thế là kinh nghiệm nhờ vậy công
việc được xử lý một cách dể dàng. Lao động trực tiếp chiếm 80,17% năm 2010 tăng
0,06% so với năm 2009. Lao động không sản xuất vật chất là lao động y tế và sự
nghiệp đoàn thể, lao động này chiếm 2,33% năm 2010 giảm 7% qua 2 năm phân tích.
Phân theo giới tính:
Do đặc điểm ngành khai thác cao su không cần lao động nặng nhưng phải cần
cù khéo léo do đó phù hợp với lao động nữ. Năm 2009 lao động nữ chiếm ưu thế với
tỷ lệ 50,07%, lao động nam chiếm 49,93%. Năm 2010 lao động nữ chiếm 50,1%, lao
động nam chiếm 49,9%. Qua 2 năm lao động nam giảm nhiều hơn lao động nữ với tỷ
lệ giảm 0,44%, tỷ lệ giảm ở nữ là 0,35%.

12



2.1.4. Tình hình cơ sở vật chất của công ty
Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản Cố Định Của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010
ĐVT: 1000 đồng
Khoản mục

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch
±∆

%

Nhà cửa kiến trúc

70.882.257

68.107.479

-2.774.778

-3,91

MMTB

57.534.641

56.106.324


-1.428.317

-2,48

Phương tiện vận tải

17.120.215

17.429.673

309.458

1,81

Vườn cây lâu năm

350.113.162

343.564.328

-6.548.834

-1,87

TSCĐ khác

30.879.300

34.274.054


3.394.754

10,99

Tổng cộng

526.529.575

519.482.142

-7.047.433

-1,34

Nguồn tin: Phòng Kế Hoạch Công Ty
Năm 2010 tổng giá trị tài sản cố định đã giảm so với năm 2009 với tỷ lệ giảm
1,34%, không biến động lớn lắm đây là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đã tác động và thiếu vốn do việc thực hiện cổ phần hóa. Nhìn một cách tổng quát thì
năm 2010 các loại tài sản cố định trên bảng đều giảm duy nhất TSCĐ khác tăng
10,99%.
Nhà của kiến trúc: Năm 2010 loại tài sản này giảm 3,91% so với năm 2009. Cụ
thể năm 2009 nhà cửa kiến trúc có giá trị 70.882.257.000 đồng đến năm 2010 con số
này là 68.107.479.000 đồng.
Phương tiện vận tải: là một yếu tố không kém phần quan trọng liên quan đến
việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đặc điểm lý tính của mủ cao su là khó bảo
quản, dễ bị đông nên việc vận chuyển phải được tiến hành nhanh chóng đưa đến nhà
máy chế biến để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Do nhu cầu vận chuyển
công ty đã mua thêm xe chở mủ, xe fotuner.
Vườn cây cao su là tài sản quan trọng nhất quyết định kết quả hoạt động kinh

doanh của công ty. Năm 2009 tài sản cố định vườn cây cao su là 350.113.162.000
đồng, năm 2010 giảm 6.548.834.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,87%. Nguyên
nhân giảm là do năm 2010 công ty tiến hành thanh lý 823.100 ha cao su già.

13


Máy móc thiết bị: Chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi
máy móc thiết bị. Cũng do khủng hoảng kinh tế và thiếu vốn do việc thực hiện cổ phần
hóa nên tài sản cố định này giảm với tỷ lệ 2,48%.
2.1.5. Quy trình sản xuất
Đặc điểm sản xuất cây cao su:
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có những đặc điểm khai thác của cây
lâu năm, trồng một lần cho khai thác nhiều năm. Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ
bản khoảng 6 năm (đối với đất đỏ bazan) đến 7 năm (đối với đất xám) và hơn 20 năm
kinh doanh khai thác mủ. Mủ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng trong các ngành
công nghiệp ô tô, giày dép, latex… Và trong giai đoạn này thì nó càng có ý nghĩa
chiến lược khi giá dầu mỏ tăng trong khi nhu cầu ngày càng cao của con người đối với
các sản phẩm trên.
Dưới đây là quy trình chế biến mủ khối từ mủ nước.
Hình 2.3. Sơ đồ chế biến mủ khối
Xử lý
nguyên liệu

Gia công
cơ học

Gia công
nhiệt


Hoàn chỉnh
sản phẩm

Nguồn tin: Phòng Kỹ Thuật Công Ty
Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
Tiếp nhận mủ nước cho vào bồn và pha loãng theo yêu cầu và quậy đều, đánh
đông bằng phương pháp 02 dòng chảy sử dụng Acidacetic, xuống các mương chờ
đông.
Công đoạn 2: Gia công cơ học
Tiếp tục đưa qua máy cán kéo, qua máy cán tờ, qua máy băm tinh tạo cốm, bơm
hút cốm, sàn rung tách nước.
Công đoạn 3: Gia công nhiệt
Cho qua lò xông sấy từ 10 đến 15 phút, với nhiệt độ từ 95- 120oC, sau đó được
đưa qua hệ thống làm nguội.
Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm
Phân loại sản phẩm ,ép kiện, đóng bao PE, đóng Pallet, nhập kho rồi xuất khẩu.
14


Hình 2.4. Sơ Đồ Dây Chuyền Chế Biến Mủ Cao Su SVR 3L
Sản phẩm cao su SVR 3L được chế biến theo quy trình công nghệ như sau:
Nguyên liệu mủ nước từ vườn cây về

Xử lý mủ nước (hồ tiếp nhận)

Đánh đông

Gia công cơ học (cán kéo)

Gia công nhiệt (sấy)


Phân loại

Ép kiện, đóng gói

Bán ra thị trường

Nguồn tin: Phòng Kỹ Thuật Công Ty

15


×