Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.72 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
TNHH SCANCOM VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
TNHH SCANCOM VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011




 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Quy
Trình Xuất Khẩu Tại Công Ty TNHH Scancom Việt Nam” do Đặng Thị Thắm,
sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________ .

ThS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm
 


 

năm

tháng

năm


 

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho phép tôi được gửi đến gia đình mình, những người đã sinh thành,
nuôi dưỡng, dạy bảo để tôi có được ngày hôm nay.
Bốn năm học vừa qua là khoảng thời gian không quá dài với cuộc đời tôi,
nhưng là khoảng thời gian quan trọng với tương lai và sự thành đạt của tôi sau này. Đó
chính là khoảng thời gian để tôi tích lũy kiến thức làm hành trang cho cuộc sống. Để
có thể lĩnh hội được những tri thức ấy bên cạnh những nỗ lực của bản thân, là sự quan
tâm, dạy bảo nhiệt tình của các giảng viên khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM – những người đưa đò thầm lặng đã giúp tôi sắp đến bến bờ thành công.
Giờ đây, trải qua thời gian học hỏi và làm việc, khóa luận của tôi đã hoàn
thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đình Lý người đã hướng dẫn, sữa
chữa những sai sót để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị phòng xuất nhập khẩu
đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại công ty. Cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của các anh,
chị đã hướng dẫn và cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành khóa luận.
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong những năm tháng đi
học. Cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của các bạn và xin chúc các bạn ra trường với kết quả
tốt và thành đạt trong cuộc sống.

Xin cảm ơn đến tác giả của các tác phẩm, các tư liệu mà tôi đã sử dụng trong
khóa luận này.
Chân thành cảm ơn.

Thủ Đức, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Đặng Thị Thắm

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
Đặng Thị Thắm - Khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 05 năm 2011. “Nghiên Cứu Quy Trình Xuất Khẩu Tại Công Ty
TNHH Scancom Việt Nam”
Dang thi tham – Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho Chi Minh
city. May, 2011. “Reseach Process Of Export In Scancom VietNam Co.. Ltd”
Khóa luận tìm hiểu về công tác thực hiện quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH
Scancom Việt Nam. Từ đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế về quy trình xuất khẩu
của công ty. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao quy trình xuất khẩu tại
công ty. Khóa luận cũng nêu lên tình hình kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp
trong 3 năm gần đây. Sau cùng, dựa vào những lý thuyết đã học, những kinh nghiệm
thực tế nhận được trong quá trình thực tập và làm khóa luận tôi xin đưa ra một vài kiến
nghị đối với nhà nước và quý công ty với mong muốn góp phần nhỏ vào việc phát
triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu tại công ty nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất
xuất khẩu nói chung tại Việt Nam.


MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận..........................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam ................................................................3
2.2. Tổng quan về công ty Scancom ............................................................................4
2.2.1. Sơ lược về Scancom quốc tế (Scancom International a/s) .............................4
2.2.2. Giới thiệu về công ty TNHH Scancom Việt Nam .........................................5
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Scancom Việt Nam ....12
2.3.1. Tình hình chung ...........................................................................................12
2.3.2. Tình hình xuất khẩu theo từng mặt hàng .....................................................14
2.3.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường. ...........................................................16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................17
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................17

 


3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH .................................................17
3.1.2. Khái niệm xuất khẩu ....................................................................................17

3.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ..................................................................18
3.1.4. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu .....................................................20
3.1.5. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu ...............................................36
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................39
4.1. Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Scancom Việt Nam ............................39
4.1.1. Chuẩn bị nguồn hàng ...................................................................................41
4.1.2. Thuê tàu theo chỉ định của người mua .........................................................41
4.1.3. Làm thủ tục hải quan ....................................................................................42
4.1.4. Giao hàng cho người vận tải ........................................................................50
4.1.5. Lập chứng từ thanh toán ..............................................................................51
4.2. Đánh giá việc thực hiện quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH Scancom Việt
Nam ............................................................................................................................56
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH Scancom
Việt Nam ....................................................................................................................60
4.3.1. Về nguồn nguyên vật liệu ............................................................................60
4.3.2. Về thủ tục hải quan xuất khẩu ......................................................................60
4.3.3. Về việc làm C/O ...........................................................................................61
4.3.4. Về việc làm thực xuất ..................................................................................61
4.3.5. Về việc làm bộ chứng từ thanh toán ............................................................61
4.3.6. Về công tác thuê phương tiện vận tải...........................................................61
4.3.7. Đào tạo nhân viên làm công tác xuất khẩu ..................................................62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................63
5.1. Kết luận ...............................................................................................................63
vi 
 


5.2. Kiến nghị.............................................................................................................64
5.2.1. Đối với công ty.............................................................................................64

5.2.2. Đối với Nhà Nước ........................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66
PHỤ LỤC

vii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Doanh Thu

ĐVT

Đơn Vị Tính

KCN

Khu Công Nghiệp

L/C

Letter Of Credit (thư tín dụng chứng từ)

LNST

Lợi Nhuận Sau Thuế

LNTT


Lợi Nhuận Trước Thuế

SS

So Sánh

TCP

Tổng Chi Phí

TKHQ

Tờ Khai Hải Quan

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TTNDN

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

XNK

Xuất Nhập Khẩu


viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Tình Hình Sử Dụng Lao Động tại Công Ty Năm 2010 ...................................9 
Bảng 2.2. Tình Hình Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Scancom Việt Nam ..............13 
Bảng 2.3. Tình Hình Xuất Khẩu Theo Từng Mặt Hàng................................................14 
 

ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Công Ty Scancom ................................................................5 
Hình 2.2. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty .....................................................................8 
Hình 2.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức...................................................................................9 
Hình 2.4. Tình Hình Xuất Khẩu Theo Thị Trường của Công Ty Scancom Việt Nam. 16 
 


 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bộ Chứng Từ Xuất Khẩu Đồ Gỗ Ngoại Thất

Phụ lục 2. Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty TNHH Scancom Việt Nam 20082010.

xi 
 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hòa cùng xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế đang diễn ra sôi
động cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trên thế giới, nền kinh
tế Việt Nam cũng đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Để kinh tế nước ta ngang tầm thế giới thì hoạt động thương mại quốc tế trở thành hoạt
động mang tính chất sống còn vì sự tồn tại và phát triển của đất nước nói chung và
từng doanh nghiệp nói riêng.
Trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh
tế, nó là tiền đề quan trọng để tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu cũng như hoạt
động sản xuất mở rộng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa từ đó hiện đại hóa đất
nước thành công, để nước ta sánh ngang với cường quốc năm châu trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu là nghiệp vụ diễn ra nhiều bước, để hoàn thành quá trình
xuất khẩu chúng ta cần thực hiện thành công nhiều công đoạn. Việc thực hiện tốt mỗi
công đoạn sẽ tạo điều kiện để xuất khẩu được trôi chảy. Để có thể thực hiện tốt và
thành công được điều đó trước hết chúng ta phải thực hiện đúng mà để thực hiện đúng
thì phải hiểu và nắm vững quy trình.
Xuất phát từ tình hình đó, kết hợp với những kiến thức đã được học ở nhà
trường và một số kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực tập tại công ty
TNHH Scancom Việt Nam, tôi chọn đề tài “Nghiên Cứu Quy Trình Xuất Khẩu tại

Công Ty TNHH Scancom Việt Nam”. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và kiến
thức, bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô và quý công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 
 


 

1.2.1. Mục tiêu chung
Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã được học đồng thời tìm hiểu sâu hơn về
quy trình xuất khẩu đối với công ty sản xuất xuất khẩu. Trên cơ sở đó phân tích đánh
giá những mặt đạt được, những tồn tại trong quy trình xuất khẩu của công ty và đề ra
các giải pháp để giúp công ty hoàn thiện hơn quy trình xuất khẩu của mình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Scancom Việt Nam.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của quy trình.
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quy trình tại
công ty.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quy trình xuất khẩu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Scancom Việt
Nam lô số 10, đường số 8, KCN Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu chủ yếu trong 3 năm 2008-2010.
- Thời gian thực hiện: từ 02/2011 đến 05/2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm 05 chương.
Chương 1: Mở đầu - Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích
nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu.

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Scancom Việt Nam giúp
người đọc có được cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Nêu lên khái niệm liên
quan đến vấn đề nghiên cứu như: công ty TNHH, xuất khẩu là gì? Quy trình xuất
khẩu... và các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Trình bày kết quả nghiên cứu về
thực trạng vấn đề. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị - nêu lên kết luận tổng quát về kết quả nghiên
cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu gỗ của công ty
TNHH Scancom Việt Nam.

 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam
Thống kê đến nay cho thấy, ngành chế biến gỗ Việt Nam có khoảng 2600
doanh nghiệp với 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như năm 2000,
kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ mới chỉ là 219
triệu USD thì đến 2006, con số đã tăng lên gần 10 lần – 1.93 tỷ USD. Đến cuối tháng
3/2008, Việt Nam có 151 nhà máy được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC.
Hiện sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, tập trung ở 4 thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc
Tuy nhiên tình hình cũng không mấy khả quan với ngành chế biến gỗ Việt
Nam. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU giảm,
trong khi đó, mức tăng giá trị xuất khẩu trong 3 năm gần đây tương đối chậm. Mặt

khác, cũng giống với các doanh nghiệp Malaysia, không ít các công ty Việt Nam trở
nên lúng túng trước đạo luật LACEY sửa đổi của Mỹ và chương trình hành động
FLEGT của EU. Không chỉ đối mặt với những thách thức đến từ bên ngoài, xuất khẩu
gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những áp lực nội địa. Đầu tiên là nguồn nguyên liệu
cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam thiếu trầm trọng. Hàng năm phải
nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm. Năm
2006, để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Không
chỉ thế mà bản thân các doanh nghiệp trong nước còn cạnh tranh không lành mạnh với
nhau. Thị trường thu hẹp, khan hiếm đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp thẳng tay
chèn ép nhau khi có cơ hội. Đẩy giá mua nguyên vật liệu lên cao gấp rưỡi, gấp đôi
bình thường…

 
 


 

Trong năm 2010, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đều có mức
phục hồi đáng kể so với năm 2009, và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã vượt chỉ tiêu 3 tỷ
USD. Xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ có mức tăng trưởng tới 15%, ở EU con số
này là khoảng 8%. Tại thị trường Mỹ, sở dĩ có mức tăng cao như vậy là vì năm ngoái
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các nhà nhập khẩu hầu như không đặt
thêm hàng mới mà chỉ “giải phóng” kho nhằm thu hồi vốn. Sang năm nay, sức mua
tăng mạnh đã khiến lượng hàng cạn kiệt, các nhà nhập khẩu buộc phải tăng lượng hàng
nhập về. Kéo theo điều này, các đơn hàng từ thị trường Hoa Kỳ đã tăng giá thêm từ 37% so với trước đó. Năm nay ở thị trường Mỹ, người tiêu dùng cũng đã có sự thay đổi
về thị hiếu. Trước đây nhu cầu thường tập trung chủ yếu vào đồ gỗ ngoài trời thì nay
lại hướng vào đồ gỗ nội thất. Thêm nữa, thay vì chuộng các đồ gỗ cao cấp họ có xu
hướng chuyển sang các mặt hàng có mức giá “bình dân” hơn. Trong khi những sản
phẩm đó lại rất phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh

nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tiếp cận được với các thị trường mới được
đánh giá là có nhiều tiềm năng nhập khẩu đối với mặt hàng đồ gỗ như Ấn Độ, Nga,
Trung Đông…
Mặc dù từ 1/4/2010, đạo luật Lacey của Mỹ về cấm buôn bán gỗ và các sản
phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp chính thức có hiệu lực, nhưng theo ghi nhận, các
lô hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đều chưa gặp phải khó khăn từ các
quy định.
2.2. Tổng quan về công ty Scancom
2.2.1. Sơ lược về Scancom quốc tế (Scancom International a/s)
Scancom quốc tế là công ty được thành lập năm 1995, sau đó công ty liên tục
mở rộng và phát triển thành một trong những công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực
sản xuất cung cấp sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất.
Đây là một tập đoàn đa quốc gia, có 8 công ty con tại 8 nước trên thế giới với
quy mô hoạt động rộng lớn, mỗi chi nhánh là một dây chuyền sản xuất hiện đại đạt
tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các chi nhánh còn thực hiện nhiệm vụ
bán hàng cho các nước trên thế giới. Với quy mô lớn như vậy, công ty đã thuê 5000
người với vai trò lãnh đạo và khoảng 30000 nhân viên tại công ty con như Việt Nam,
Indonexia, Brazil, HongKong…

 


 

Hình 2.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Công Ty Scancom
ScanCom International A/S

ScanCom Vietnam Ltd.

ScanCom Deutschland Gmbh


PT ScanCom Indonesia

ScanCom Hong Kong Ltd.

ScanCom do Brasil Ltd.

ScanCom UK Ltd.

ScanCom North America

ScanCom Nordic
(Nguồn : www.Scancom.net )

2.2.2. Giới thiệu về công ty TNHH Scancom Việt Nam
a) Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Scancom Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000 theo giấy
phép đầu tư số 118/Gp-HCM do UBND TP HCM cấp ngày 14/12/1999.
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Scancom Việt Nam
- Tên tiếng anh: Scancom VietNam Co..LTD
- Tên viết tắt: Scancom Vietnam LTD
- Đại diện công ty: Ông Torber Rosenkrantz Thell
- Trụ sở : 418/1C, Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp HCM
Khi mới thành lập công ty có tổng số vốn đầu tư là: 1.000.000 USD, vốn pháp
định là 400.000 USD. Năm 2003 vốn đầu tư tăng lên 13.500.000 USD, vốn pháp định
là 4.500.000 USD ( trong đó Tập Đoàn Scancom Quốc tế góp 2.500.000 USD chiếm
56%, quỹ công nghiệp hóa các nước đang phát triển góp 2.000.000 USD, chiếm 44%).
Năm 2004, công ty TNHH Scancom Việt Nam chính thức chuyển trụ sở chính
cùng nhà xưởng vào Khu Công Nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và
hoạt động tại đây cho đến nay. Theo đó là sự thay đổi như sau:

- Đại diện công ty: Ông Tô Văn Ngọc.

 


 

- Địa chỉ: Lô 10, đường số 8, KCN Sóng Thần 1, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
- Số điện thoại: 0650-791056.
- Số fax: 0650-737508.
- Mã số thuế: 0301878655.
- Website: www.scancom.net.
- Logo của công ty

.
Tổng diện tích sử dụng: 90.311m2 bao gồm phần diện tích kho xưởng và diện
tích làm văn phòng. Trong đó diện tích làm nhà xưởng là:
Xưởng 1: 34.500 m2
Xưởng 2: 22.600m2
Xưởng 3: 19.300m2
Xưởng 4: 13.911m2
Sau 10 năm hoạt động, Scancom đã đạt được thành tựu đáng kể, 3 năm liền đạt
chứng chỉ Triple A - AAA của tổ chức uy tín DUN&Bradstreet. Chứng chỉ này được
ban thưởng dựa trên khía cạnh tài chính trong công ty như một tín hiệu tốt về việc tăng
trưởng kinh tế, như giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tài chính.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty mẹ thì Scancom Việt Nam tuy mới
hoạt động nhưng với tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh, Scancom đã đạt được
nhiều thành quả đáng kể, quy mô được mở rộng. Minh chứng cho những nhận xét này,
vừa qua Scancom đã xây dựng thêm một nhà máy gỗ thứ tư ở khu công nghiệp Sóng

Thần để có thể tăng cường sản xuất.
Với những hoạt động hiệu quả và sự phát triển không ngừng trong những năm
qua, Scancom Việt Nam đã được Sài Gòn Time Group bình chọn là một trong 40 nhà
đầu tư nước ngoài tiêu biểu năm 2003 tại vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ. Năm
2006, Công ty TNHH Scancom Việt Nam đã được tổ chức TUV CERT chứng nhận

 


 

đạt yêu cầu của tiêu chuẩn DIN EN ISO 9001-2000. Những thành quả này sẽ là động
lực để Scancom Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô hơn nữa, không ngừng cải tiến
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể giữ vững vị trí là một trong những
nhà cung cấp sản phẩm nội ngoại thất lớn nhất thế giới.
b) Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Chức năng
Sản xuất – kinh doanh, gia công và bằng các hình thức khác sản xuất các loại
sản phẩm gỗ, nệm vải, dù và đồ gốm.
Sản xuất – kinh doanh các sản phẩm trang trí nội thất kim loại, dầu bảo quản
gỗ, mặt bàn Polystone, sợi dây đan bằng nhựa, khung bàn ghế bằng nhôm.
Cung cấp các dịch vụ thiết kế, sửa chữa, bảo hành hay kiểm tra chất lượng, bảo
quản lưu kho, tiếp thị và quảng cáo nhưng sản phẩm của doanh nghiệp để xuất khẩu và
tiêu thụ nội địa.
Nhiệm vụ:
- Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu đúng
với tiêu chuẩn quốc tế, bảo toàn vốn và sử dụng có hiệu quả.
- Đối với nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, tuân thủ các nguyên
tắc hạch toán kế toán.
- Đối với xã hội thực hiện việc phân phối lao động và cân bằng xã hội, tổ chức

đời sống cho cán bộ công nhân viên và hoạt động xã hội trên cơ sở hiệu quả kinh tế
của sản xuất kinh doanh.


 


 

Hình 2.2. Một Số Sản Phẩm của Công Ty

Petan

Aluminium

Hardwood

Teak

Cushion

Painted Wood
Nguồn : www.Scancom.net


 


 


c) Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Hình 2.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức
Ban
Giám
Đốc

Bộ Phận Sản Xuất

P. IT

P. Kế Hoạch

P. Kế Toán

P. Nhân Sự

P. Thu Mua

P. Thiết Kế

P. Marketing

P. Kinh Doanh

P. Xuất Nhập Khẩu

Nguồn từ phòng Nhân sự
Tình hình sử dụng lao động:
Tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Scancom Việt Nam được thể
hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.1.Tình Hình Sử Dụng Lao Động tại Công Ty Năm 2010
ĐVT: Người
Khoản mục

Số lượng

Tổng số lao động cuối năm 2010

4658

1. Hợp đồng lao động

4635

Thời hạn dưới 1 năm

486

Thời hạn 1-3 năm

3092

Không xác định thời hạn

1057

2. Lao động nước ngoài

23


Quốc tịch

Đan Mạch, Đức, Hà Lan,
Thụy Điển, Anh, Pháp.

Chuyên gia

22

Hội đồng quản trị, Ban giám đốc

1
(Nguồn: Phòng nhân sự)


 


 

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc:
Là người lãnh đạo cao nhất, đại diện pháp nhân của doanh nghiệp trong mọi
hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, chỉ đạo trong việc thực hiện và giám sát việc sử dụng vốn, lao động, nắm
bắt các vấn đề trọng yếu trong toàn công ty. Đại diện cho công ty trực tiếp ký kết hợp
đồng kinh tế và chăm lo đời sống của nhân viên trong toàn công ty. Đồng thời tổng
giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Phòng xuất nhập khẩu:

Chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác xuất nhập khẩu. Tham mưu cho
Ban Giám Đốc và cấp quản lý trực tiếp các vấn đề liên quan đến công tác xuất nhập
khẩu. Đàm phán, tư vấn ký kết và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Giao dịch bằng
email, điện thoại với các nhà cung cấp. Liên hệ các hãng vận tải đặt tàu, chuyến bay.
Lên kế hoạch xuất nhập hàng. Liên hệ làm thủ tục hải quan.
Phòng kinh doanh
Tìm kiếm, phát triển kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Báo cáo,
tham mưu cho Ban Giám Đốc về tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư của công
ty. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài tiềm năng. Phổ biến chủ
trương, chính sách, kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch của phòng kinh doanh.
Phòng marketing
Phát triển và thực thi chính sách tiếp thị cho toàn công ty. Cũng như phát triển,
thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mãi nhằm bổ trợ cho công ty bán
hàng được hiệu quả. Phát triển và thực thi chính sách đối ngoại của Công Ty. Thu
nhập, xử lý những thông tin thị trường bao gồm giá cả của đối thủ cạnh tranh và các
chính sách của họ. Chuẩn bị và xây dựng ngân sách tiếp thị hàng năm.
Phòng thiết kế
Thiết kế logo, hệ thống nhận diện thương hiệu, Company Profile, Poster,
Catalogue, tờ rơi, tờ gấp… Thiết kế các maquette quảng cáo, phông nền cho các
chương trình truyền thông, sự kiện. Đưa ra ý tưởng sáng tạo, tư vấn cho khách hàng.
Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ công việc phụ trách.
10 
 


 

Phòng thu mua
Liên hệ với nhà cung cấp, kiểm soát và đặt mua các nguyên vật liệu, lập kế
hoạch sản xuất, đảm bảo cho bộ phận sản xuất hoạt động tốt. Giám sát việc phân phối

hàng hóa và các dịch vụ khác, sắp xếp việc vận chuyển các vật dụng, hàng hóa cần
thiết. Hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng hiệu quả nhằm giảm chi phí hoạt động. Theo
dõi hoạt động hàng ngày của phòng hậu cần và phối hợp hoạt động với các bộ phận
khác.
Phòng nhân sự
Xây dựng quy trình tuyển dụng. Đào tạo, huấn luyện công nhân (kế hoạch,
chính sách và các quy định). Phân tích công việc từng vị trí. Xây dựng bảng mô tả
công việc cho tất cả các vị trí, đánh giá công việc của nhân viên công ty. Quản lý, lưu
giữ hồ sơ nhân viên trong suốt quá trình. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ
chuyên môn và quản lý. Quản trị tiền lương, thưởng và các vấn đề phúc lợi xã hội.
Giải quyết các vấn đề về khiếu nại tố cáo lao động. Giao tế nhân sự bên ngoài, đảm
bảo là cầu nối giữa ban giám đốc với người lao động. Thực hiện các thủ tục cho nhân
viên thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu… Xây dựng và đảm bảo thực hiện nội qui
công ty và thỏa ước lao động tập thể. Điều tra về quan điểm nhân viên.
Phòng kế toán
Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các
quyết định tài chính của công ty và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu
quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo qui định hiện hành. Thu nhập,
phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được
hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở
đơn vị. Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm. Đề xuất
thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi. Đề xuất dự toán chi
thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao. Thực hiện các thủ tục giao
dịch tài chính với các ngân hàng thương mại có mở tài khoản. Thực hiện đầy đủ công
tác kế toán tài chính theo qui định của Nhà nước.
Phòng kế hoạch
Tham mưu cho ban điều hành: xây dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để
thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn cụ thể, chỉ đạo hoạt
11 
 



 

động kinh doanh hàng ngày nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Tham mưu trong
việc phát triển mạng lưới hoạt động nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh
tranh cũng như quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường. Làm đầu mối trong việc
phối kết giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai thực hiện chính sách kinh doanh
cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm - dịch vụ mới.
Phòng IT
Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống máy tính. Quản lý mạng nội bộ, Website của công
ty.
Bộ phận sản xuất
Quản lý, điều hành mọi hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất. Lập kế
hoạch sản xuất, phân công công việc, giám sát theo tiến độ, hỗ trợ, đánh giá hoạt động
sản xuất. Kiểm tra, kiểm soát vật tư, nguyên vật liệu, phụ kiện… phục vụ sản xuất.
Xây dựng và giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy trình sản xuất. Chịu trách nhiệm
quản lý nhân lực của bộ phận sản xuất. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
Thực hiện các công việc khác khi được phân công.
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Scancom Việt Nam
2.3.1. Tình hình chung
Công ty Scancom Việt Nam đã đi vào hoạt động được 10 năm. Lúc mới đi vào
hoạt động kinh doanh, công ty đã bị lỗ nên rất khó khăn cho quá trình tái đầu tư, tăng
thêm nguồn vốn, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên sau nhiều năm đi vào hoạt động, tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đi vào ổn định với kết quả thu được
ngày càng khả quan. Năm 2008, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm
trọng, công ty TNHH Scancom Việt Nam vẫn thu được lợi nhuận hơn 14 triệu USD.
Năm 2009, công ty nhanh chóng đi vào ổn định và đã phát triển khá tốt vào năm 2010.
Cụ thể như sau:


12 
 


 

Bảng 2.2. Tình Hình Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Scancom Việt Nam
SS 2009/2008
Chỉ tiêu

Tuyệt đối

Tương

Năm 2009

DT

118,871,175.20

128,429,899.80

150,846,708.12

9,558,724.60 8.04%

22,416,808.32

17.45%


TCP

104,100,660.70

110,506,049.96

126,067,162.30

6,405,389.26 6.15%

15,561,112.34

14.08%

LNTT

14,770,514.50

17,923,849.84

24,779,545.82

3,153,335.34 21.35%

6,855,695.98

38.25%

TTNDN 251,098.75


304,705.45

421,252.28

53,606.70

116,546.83

38.25%

LNST

17,619,144.39

24,358,293.54

3,099,728.64 21.35%

6,739,149.15

38.25%

đối

21.35%

Tuyệt đối

Tương


Năm 2008

14,519,415.75

Năm 2010

SS 2010/2009
đối

Nhận xét:
Doanh thu năm 2009 tăng hơn 9.5 triệu USD so với năm 2008 tương đương với
tỉ lệ tăng 8.04%. Tỉ lệ tăng không cao là do năm 2008 và gần cuối 2009 kinh tế thế
giới bị khủng hoảng trầm trọng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường EU- thị
trường xuất khẩu chính của công ty- bị giảm sút đáng kể. Tuy vậy, do có sự quản lý
chuyên nghiệp và phân bổ chi phí hợp lý, lợi nhuận sau thuế năm 2009 vẫn tăng hơn 3
triệu USD so với năm 2008 tương đương với tỉ lệ tăng 21.35%.
Năm 2010 mức độ tăng trưởng doanh thu là 17.45% cao hơn gấp đôi so với tốc
độ tăng trưởng doanh thu 2009. Kéo theo lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng hơn 5
triệu USD so với năm 2009 tương đương với tỉ lệ tăng 38.25%. Tốc độ tăng trưởng
khả quan như vậy là do năm 2010 kinh tế các nước cơ bản đã được phục hồi, mặc dù
tâm lý người tiêu dùng còn khá dè dặt trong vấn đề chi tiêu so với thời kỳ trước khủng
hoảng nhưng đã có chuyển biến tốt dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ở khu vực EU, Mỹ nói
riêng và cả thế giới nói chung đã tăng trở lại. Bên cạnh đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư
vào máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, một phần do giá nguyên vật liệu
tăng cao nên năm 2010 chi phí tăng hơn 16.5 triệu USD tương tương đương tỉ lệ tăng
hơn 14% so với năm 2009. Tuy nhiên phần lớn đây là những chi phí hợp lý mang lại

13 
 



×