Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

THỊ TRƯỜNG EU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY SADACO XUẤT KHẨU SANG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.09 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
***************

ĐÀO DUY ANH

THỊ TRƯỜNG EU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN
PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY SADACO XUẤT KHẨU SANG EU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
***************

ĐÀO DUY ANH

THỊ TRƯỜNG EU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN
PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY SADACO XUẤT KHẨU SANG EU

Ngành : Kinh Tế Nông Lâm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người Hường Dẫn : ThS VÕ NGÀN THƠ

Thành Phố Hồ Chí Minh


Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Thị trường EU và
chiến lược marketing sản phẩm gỗ công ty SADACO sang thị trường EU” do Đào
Duy Anh sinh viên khoá 33, ngành kinh tế nông lâm tổng hợp thực hiện, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ______________.

ThS. VÕ NGÀN THƠ
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

_______________________
Ngày


tháng

________________________

năm 2011

Ngày

i

tháng

năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Bố, Mẹ người đã sinh
thành và dưỡng dục tôi đến ngày hôm nay. Gia đình luôn là nguồn động viên, hậu
thuẫn vững chắc nhất của tôi, là niềm tin cũng như chỗ dựa tinh thần cho tôi, luôn
dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tập trung vào việc học tập và có được thành
quả như ngày hôm nay. Xin cảm ơn những người thân đã luôn động viên ủng hộ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm
TP. HCM, đặc biệt là khoa Kinh Tế đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Cô Ngàn Thơ người đã giúp tôi định hướng đúng đắn về đề tài, giúp tôi nhận ra những khuyết điểm
trong kiến thức và là người đã luôn tạo cho tôi một tâm lý thoải mái, tự tin khi thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công ty cổ phần Phát Triển Sản xuất
và Thương mại Sài Gòn, phòng marketing, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.

Cảm ơn những người bạn luôn động viên, giúp đỡ, tin tưởng tôi trong quá trình
học tập cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Sinh viên

ĐÀO DUY ANH

ii

năm 2011


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐÀO DUY ANH THÁNG 7 NĂM 2011 “ Thị Trường EU Và Chiến Lược
Marketing Sản Phẩm Gỗ Của Công Ty SADACO Xuất Khẩu Sang EU ”.
ĐÀO DUY ANH. Jule 2011 “EU Market and Wooden Exports Marketing
Strategy of SADACO to EU”.
Khóa luận nghiên cứu những mục tiêu sau:
-

Đề tài cũng sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các kênh thông tin bên

ngoài như: các sách, báo, tạp chí, internet, tivi, website, báo, đài, và các phương tiện
thông tin khác…khi nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô bên ngoài.
-


Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả kinh doanh của công ty SADACO, chi phí

cho hoạt động quảng bá thương hiệu được thu thập, tổng hợp chủ yếu từ Phòng Kinh
doanh – Marketing của công ty SADACO.
-

Chương 1 Mở đầu nêu ra sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng, không gian và thời

gian nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
-

Chương 2 tổng quan về công ty SADACO, thị trường EU, thị trường xuất khẩu

của Việt Nam.
-

Chương 3 nội dung và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận.

-

Chương 4 Những thông tin, kết quả thu nhập được trong quá trình làm khóa

luận, những chiến lược marketing, ma trận SWOT, thông tin về thị trường đồ gỗ EU,
một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả chiến lược marketing.
-

Chương 5 từ những thông tin, kết quả ở trên đề xuất một số biện pháp nhằm

nâng cao khả năng xuất khẩu gỗ của công ty vào thị trường EU


iii


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian ...............................................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian ...................................................................................................2
1.4. Cấu trúc đề tài ...........................................................................................................2
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................................4
2.1.1. Quá trình thành lập ................................................................................................4
2.1.2. Sản phẩm chính .....................................................................................................5
2.2. Các nguồn lực ...........................................................................................................6
2.2.1. Nguồn nhân sự .......................................................................................................6
2.2.2. Nguồn hàng............................................................................................................7
2.2.3. Nguồn tài chính .....................................................................................................7
2.3. Tổ chức nhân sự........................................................................................................9
2.4. Tổng quan về thị trường xuất khẩu ........................................................................10
2.4.1. Việt Nam..............................................................................................................10
2.4.2. Công ty SADACO ...............................................................................................11

2.4.3 Giới thiệu chung về thị trường EU .......................................................................12
iv


CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 14
3.1. Tổng quan về marketing .........................................................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu.....................................................16
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................16
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 18
4.1. Phân tích môi trường kinh doanh ...........................................................................18
4.2. Phân tích nghiên cứu thị trường – cơ sở marketing ...............................................23
4.2.1. Báo cáo chi tiết về thị trường đồ gỗ EU ..............................................................23
4.2.2. Những qui định khi tham gia thị trường EU .......................................................28
4.2.3. Cơ hội và thách thức của sản phẩm chế biến từ gỗ vào EU ................................37
4.3. Phân tích marketing – mix ......................................................................................38
4.3.1. Chính sách sản phẩm : .........................................................................................38
4.3.2. Chính sách giá .....................................................................................................41
4.3.3. Chính sách phân phối ..........................................................................................42
4.3.4. Chính sách chiêu thị ............................................................................................43
4.4. Phân tích ma trận SWOT ........................................................................................45
4.5. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing-mix nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ của công ty Sadaco ...........46
4.5.1. Vấn đề nguồn nguyên liệu ...................................................................................47
4.5.2. Vấn đề nhân lực ...................................................................................................47
4.5.4. Quy trình sản xuất, tổ chức nhà xưởng................................................................48
4.5.5. liên kết hợp tác trong ngành ................................................................................48
4.5.6. Vấn đề tiếp thị, quảng bá, tìm kiếm khách hàng .................................................48
4.5.7. Vấn đề sản phẩm..................................................................................................50
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 51

5.1. Kết luận...................................................................................................................51
5.1.2 Hạn chế của khóa luận :........................................................................................52
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................52
5.2.1. Đối với nhà nước .................................................................................................52
5.2.2. Đối với công ty ....................................................................................................52
v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Doanh Thu

DN

Doanh Nghiệp

EU

Liên Minh Châu Âu

HĐBT

Hội Đồng Bộ Trưởng

SADACO

Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Và Thương Mại Sài Gòn

SATRA


Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

LN

Lợi Nhuận

V

Vốn

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty SADACO .............................7
Bảng 2.3 thị trường xuất khẩu đồ gỗ của công ty SADACO qua các năm ...................11
Bảng 4.2 Báo Cáo Giá Trị Nhập Khẩu Đồ Gỗ Của EU Năm 2007 – 2009 ..................23
Bảng 4.3 Báo Cáo Khối Lượng Nhập Khẩu Đồ Gỗ EU Năm 2007 – 2009 ..................24
Bảng 4.4 Báo Cáo Giá Trị Xuất Khẩu Đồ Gỗ Của EU Năm 2007 – 2009 ...................24
Bảng 4.5 báo cáo khối lượng xuất khẩu đồ gỗ EU năm 2007 – 2009 ...........................25
Bảng 4.6 Báo Cáo Kim Ngạch Xuất-Nhập Khẫu Loại Đồ Gỗ Của EU Năm 2009 ......25
Bảng 4.9 Báo Cáo Kim Ngạch Xuất-Nhập Khẩu Đồ Gỗ Của EU-Việt Nam 2009 ......27
Bảng 4.12 So Sánh Trị Giá Xuất Khẩu Của SADACO Sang EU Qua Các Năm 20072009 ...............................................................................................................................40
Bảng 4.13 Bảng So Sánh Trị Giá Và Khối Lượng Xuất Khẩu Của SADACO Năm
2008-2009 ......................................................................................................................42

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty SADACO ...................................9
Hình 2.2 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2009 ......................................................10

Hình 4.1 Trị Giá Xuất Khẩu Của Công Ty SADACO Qua Các Năm ..........................22
Hình 4.7 Biểu Đồ Tỉ Lệ Sản Phẩm Đồ Gỗ Nhập Của EU Năm 2009...........................26
Hình 4.8 Biểu Đồ Tỉ Lệ Sản Phẩm Đồ Gỗ Xuất Của EU Năm 2009............................26
Hình 4.10 Biểu Đồ Tỉ Lệ Sản Phẩm Đồ Gỗ Xuất - Nhập Của EU –Việt Nam Năm
2009 ...............................................................................................................................27
Hình 4.11 Hệ Thống Phân Phối Tại EU ........................................................................34

vii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học
– kỹ thuật – công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ điều này đã dẫn đến sự thay đổi
nhanh chóng của môi trường kinh doanh làm cho sự chênh lệch về chi phí cũng như
giá cả trên toàn thế giới gần như không còn (môi trường kinh doanh bình đẳng, thống
nhất). Hiển nhiên, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp, tổ chức phải làm cách nào đó
để sản phẩm, hàng hóa của mình bán được nhiều hơn, chiếm lĩnh thị trường. Điều này
có nghĩa là muốn đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường thì có một sản phẩm
tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp…không là chưa đủ, doanh nghiệp cần thiết phải
xây dựng một chiến lược marketing để sản phẩm của mình gần gũi, quen thuộc và ưa
chuộng hơn với khách hàng, để họ hiểu rõ về tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi
ích của sản phẩm, hàng hóa cũng như xây dựng mối quan hệ với cộng đồng và duy trì
củng cố mối quan hệ này, qua đó tìm ra phương thức kích thích, thúc đẩy, xúc tiến
thương mại để sản phẩm nhanh chóng đến với người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
quốc tế ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn giá trị và đặc biệt là ngành xuất khẩu
gỗ và sản phẩm từ gỗ và nó càng quan trọng hơn trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập

WTO, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia ngày càng gay
gắt biểu hiện cụ thể nhất là sự cạnh tranh, các tranh chấp thương mại không chỉ giới
hạn trong mỗi quốc gia mà còn lan rộng tới từng khu vực từng lục địa. Qua đó ta có
thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động marketing trong quá trình cạnh tranh
giành thị trường cũng như đứng vững trên thị trường.


Từ những đòi hỏi hết sức thiết thực trên tôi quyết định chọn đề tài : “ Thị
Trường EU Và Các Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Gỗ Của Công Ty
SADACO Nhằm Xuất Khẩu Sang Thị Trường EU“
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng marketing và các biện pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thực trạng marketing của công ty, các biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường EU
- Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng thị trường đồ gỗ EU sau đó tổng hợp những thuận lợi, khó
khăn từ thị trường.
- Đánh giá chiến lược Marketing của công ty SADACO
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing của công ty nhằm
phù hợp với thị trường xuất khẩu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Tại công ty cổ phần Phát Triển Sản xuất và Thương mại Sài Gòn.
Địa chỉ : 200Bis, Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại 083 9317341
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/04/2011 đến 20/05/2011

1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1 Mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục khóa luận.
Chương 2 tổng quan về công ty,tình hình xuất khẩu của việt nam,tổng quan về
EU
Chương 3 nội dung và phương pháp nghiên cứu trình bày một số lí luận được
sử dụng trong khóa luận như lý thuyết về marketing, các phương pháp thu thập và sử lí
số liệu, phân tích số liệu
2


Chương 4 Kết quả và thảo luận dựa vào quá trình tìm hiểu, phân tích để xây
dựng các chiến lược cụ thể trong hoạt động marketing.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị tổng kết lại những kết quả đã phân tích, đề cập
các mặt hạn chế của khóa luận và một số kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1. Quá trình thành lập
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên đăng ký: Công ty cổ phần Phát Triển Sản xuất và Thương mại Sài Gòn.
- Tên giao dịch: Sai Gon Trade and Production Development Corporation.
- Tên viết tắc: SADACO
- Trụ sở chính: 200Bis, Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
- Điện thoại: 08 3 9317341.

- Fax: 84 8 9318144
- Email:
- Website: www.sadaco.com
- Mã số thuế: 030069170
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103005343 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư
TP.HCM cấp ngày 02/10/2006.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Những thập niên 80 lãnh đạo 2 bên của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố HCM và
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh ĐakLak đã thống nhất liên kết liên doanh trên địa bàn huyện
Đak’lap tỉnh ĐakLak nhằm thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội, hình thành vùng
dân cư mới. Trong đó cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến hàng xuất
khẩu.
Năm 1992, triển khai nghị định số 388/HĐBT về việc thành lập và giải thể
doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh Đăkrlập được đổi thành tên Công ty Kinh
Doanh Sản Xuất Sài Gòn Đăklăk. Năm 1993, bộ Thương mại đã cho phép công ty
SADACO được phép xuất khẩu trực tiếp, giấy phép xuất khẩu số 407-1-063/GP do


việc hội nhập kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự đầu tư nước ngoài ngày càng
nhiều vào Việt Nam. Công ty SADACO đã được hình thành qua hai thời kỳ:
Thời kỳ đầu (1987-1992) và thời kỳ hội nhập thương mại quốc tế (1992 đến
nay). Sau hơn 20 năm hoạt động công ty SADACO đã trở thành một trong những công
ty hàng đầu trong lĩnh vực khai thác, chế biến nông lâm sản, xuất khẩu và đã mở rộng
hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác lớn ở nước ngoài tạo được sự uy tín đối với
khách hàng trong và ngoài nước.
Công ty là thành viên của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đòan thương
mại lớn nhất Việt Nam và cũng đăng ký công ty đại chúng theo quy định của Ủy Ban
Chứng Khoán Nhà Nước.
Đến đầu tháng 11/2006, công ty SADACO lại đánh dấu thêm một bước tiến
mới khi chuyển thành công ty cổ phần nà chính thức đổi tên thành công ty Cổ Phần

Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn và vẫn giữ tên viết tắt là SADACO.
Thương hiệu SADACO của công ty ngày càng được biết đến rộng rãi và đã
được các danh hiệu cao quý như huy chương “Sao vàng đất việt (Vietnam gold star),
Doanh Nghiệp Uy Tín và Chất Lượng (Trusted Business)”, Cúp Vàng “Top ten
thương hiệu Việt (Top ten VIETNAM Trademark)… và các giải thưởng khác.
2.1.2. Sản phẩm chính
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Khai thác, sản xuất các sản phẩm từ tre, đồ gỗ tinh chế, nông lâm thủy hải sản,
hàng tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng.
Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hàng sản xuất và tiêu dùng.
Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa.
Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, cao ốc.
Giao nhận hàng hóa trong nước và xuất khẩu, kho vận ngoại thương.
Khai thác gỗ.
Xuất khẩu lao động.
2.1.2.2. Sản phẩm chính
Sản phẩm chế biến từ gỗ của công ty chia thành hai nhóm
+ Trong nhà
5


Bộ bàn ghế: bàn, ghế.
Bộ giường ngủ: giường, tủ đầu giường, bàn trang điểm, tủ quần áo.
Giá, kệ …
+ Ngoài trời
Bộ bàn ghế: bàn, ghế, dù che
Ván sàn, ghế đu, bộ mái che…
Ghế dùng trong spa, tắm nắng….
Hình ảnh một số sản phẩm làm từ gỗ của công ty:

 Trong nhà (phần phụ lục trang)
 Ngoài trời (phần phụ lục trang)
2.2. Các nguồn lực
2.2.1. Nguồn nhân sự
a) Số lượng nhân viên
Hiện tại, công ty SADACO có đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 1200 người.
Bộ phận quản lý điều hành đều là những chuyên viên, kỹ thuật viên có trình độ
thạc sỹ, đại học.
Bộ phận nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Bộ phận công nhân sản xuất tùy từng vị trí mà có yêu cầu về năng lực riêng, khi
tham gia công ty đều được học tập một khóa 3 tháng về chuyên môn nhằm đáp ứng
nhu cầu làm việc.
b) Chế độ làm việc
Công ty thực hiện chế độ làm việc 48giờ/tuần.
Căn cứ trên điều kiện thực tế, công nhân sản xuất được chia làm 2 ca: sáng, tối
nhằm tạo thuận lợi cho công nhân học tập, nghỉ ngơi.
Khi cần tăng ca, công ty thực hiện thỏa ước lao động tập thể quy định bởi Luật
Lao Động Việt Nam. Thỏa ước này đã được đăng kí và chấp nhận của cơ quan có
thẩm quyền.
Nhân viên theo chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ: giảm 1 giờ làm việc/ngày
cho các nhân viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Nhân viên nữ làm việc chân tay
được giảm 1 giờ làm việc/ngày khi mang thai tháng thứ 7.
6


Nhân viên được nghỉ 1,5 ngày/tuần. Nhân viên làm đủ 12 tháng được nghỉ phép
12 ngày/năm. Công ty tăng số ngày nghỉ dựa trên thời gian làm việc của nhân viên, 5
năm làm việc được nghỉ thêm 1 ngày.
2.2.2. Nguồn hàng
Công ty SADACO chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu nên không có hàng tồn

kho.
Bộ phận sản xuất và nhận đơn hàng phối hợp chặt chẽ, tình trạng hàng hóa
chậm trễ chưa xảy ra cho tới thời điểm hiện tại.
Công ty hiện có 5 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chuyên sản xuất một loại hàng hóa
riêng, trong nhà và ngoài trời.
Công suất mỗi nhà máy: tùy vào mặt hàng, trung bình 1 container 40’/tuần.
Nguyên liệu sản xuất: trong nước và nhập khẩu.
Máy móc: chủ yếu là máy móc làm việc và con người điều khiển.
2.2.3. Nguồn tài chính
Vốn điều lệ: 14.900.000.000 VND.
Số lượng cổ phần phát hành lần đầu 14.900.000.000 đồng tương ứng với
1.490.000 cổ phần với mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng.
Trong đó:
Cổ phần nhà nước nắm giữ : 298.000 cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ.
Còn lại là cho cán bộ công nhân viên và đối tác chiến lược của công ty.
Bảng 2.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty SADACO
Năm
-Doanh thu bán hàng &
cung cấp dịch vụ ( VND)
-Tổng lợi nhuận trước thuế
(VND)
-Lợi nhuận sau thuế
(VND)
-Tỉ trọng (LN/V)(%)
-Tỉ lệ LN/DT (%)

2007

2008


2009

325,384,994,175 306,117,950,730 193,192,264,014
3,659,032,490

5,936,849,755

3,841,129,762

3,293,129,241

5,343,164,780

3,084,201,705

24.56
1.12

7

39.84
25.70
1.94
1.99
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ)


Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, tình hình kinh doanh của công ty SADACO đã
có nhiều thay đổi, có thể thấy qua tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và tỉ lệ LN/DT ( cho
thấy 1 đồng DT mang đến cho nhà đầu tư bao nhiêu đồng LN).

Năm 2007, tỉ lệ hoàn vốn đầu tư cao, đạt mức 24.56%. Chứng tỏ với các nhà
đầu tư tỉ lệ sinh lợi nhuận của công ty sau khi chuyển thành cổ phần hóa vào năm 2006
là tốt, điều này sẽ giúp ích cho công ty trong quá trình cần bổ sung thêm vốn đầu tư
vào công ty trong các trường hợp cần thiết, ngoài ra tỉ lệ LN/DT cho thấy cứ mỗi 1
đồng DT mang cho các NĐT 1.12%đ LN.
Năm 2008, tình hình kinh doanh tại SADACO so với năm 2007 tăng cao, tỉ lệ
hoàn vốn đầu tư đạt 39.84%, đây là một kết quả đáng hoan nghênh khi tình hình chung
của các doanh nghiệp là gặp khó khăn do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2009 vừa qua, do tình hình kinh doanh gặp khó khăn, số ROI sụt giảm so
với năm 2008, còn 25.70%, do ảnh hưởng lan rộng từ khủng hoảng kinh tế thế giới,
nhưng khi so sánh tỉ lệ LN/DT, có thể thấy năm 2009, công ty kinh doanh có hiệu quả
hơn khi đạt 1.99% so với năm 2008 (đạt 1.94%), và tăng vượt bậc so với năm 2007
(1.12%)

8


2.3. Tổ chức nhân sự
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty SADACO

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Ban kiểm soát
Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám đốc

Phòng
Marketing



nghiệp
chế
biến
lâm sản
1,2,3,4

Phòng
Tồ chức Hành chính

Khách
sạn
Sadaco

Chi
nhánh
Hòa
Bình

Công ty dịch
vụ Logistic
SADACOTas

Trung
tâm
Du
Lịch

9


Phòng
Kế toán –
Tài vụ

Chi
nhánh
tại
Dark’la
p

Chi
nhánh
tại Bình
Dương

Phòng
IT

Chi
nhánh
tại Bình
Thuận.


2.4. Tổng quan về thị trường xuất khẩu
2.4.1. Việt Nam
Thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng đồ gỗ năm 2009
Hình 2.2 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2009

0.35

%

7.61%

0.35%
0.03%
21.17%

2.59%
13.68%

0.87%

EU
Asian
USA
Japan
Australia
China
Ấn Độ
Malaysia
Ucraina

42.35%

(Nguồn: Cục Thống Kê)
Năm 2009, ngành gỗ Việt Nam đăng kí với chính phủ kim ngạch xuất khẩu đạt
2,8 tỉ USD nhưng chỉ đạt được 2,65 tỉ USD, đạt 94,64% kế hoạch, do chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2009, gỗ Việt Nam chiếm 0,78% thị phần đồ gỗ toàn cầu, đứng thứ 4

trong khu vực ASIAN. So với trước năm 2000 là con số 0 tròn trĩnh thì đây là một
bước tiến đáng được ghi nhận.

10


2.4.2. Công ty SADACO
Bảng 2.3 Thị Trường Xuất Khẩu Đồ Gỗ Của Công Ty SADACO Qua Các Năm
2007

Chỉ Tiêu

Trị giá USD

Châu Âu

2008
(%)

Trị giá USD

2009
( %)

475,221.89 16.65 1,070,137.40 46.92

Châu Mỹ

0


162,347.75

(%)

1,287,128.14 37.25

7.12

967,438.18 27.99

480,208.74 16.82

665,749.25 29.19

1,132,227.05 32.76

Châu Á

1,418,964.12 49.71

382,668.87 16.78

Tổng

2,854,603.49

Châu Úc

0.00


Trị giá USD

100 2,280,903.27

100

68,974.26

2.00

3,455,767.63

100

(Nguồn: Phòng Marketing)
Phân tích theo thị trường
Châu Âu: năm 2007, thị trường châu Âu chiếm khoảng 16,65 % tỉ trọng xuất
khẩu của công ty SADACO, đến năm 2008 và 2009, kim nghạch xuất khẩu sang châu
Âu tăng mạnh (46,92% và 37,25%), tuy có sụt giảm đôi chút vào năm 2009 do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế nhưng nhìn chung châu Âu vẫn là thị trường chủ lực của
công ty SADACO.
Châu Mỹ, hay thị trường Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh trong
những năm gần đây khi từ năm 2007 là con số 0 thì sang năm 2008 và 2009, tỉ trọng
kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đến 27,29%.Cứ tiếp tục đà tăng trưởng này thì những
năm tới đây, Mỹ sẽ là thị trường quan trọng số 1 của công ty.
Châu Đại Dương, từ năm 2007 đến 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường này vẫn tăng đều (16,28%, 29,19%, 32,76%), bất chấp cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Nếu chú trọng phát triển thì châu Đại Dương sẽ trở thành thị trường
đầy tiềm năng cho SADACO, khi mà năm 2010, thị trường Mỹ và châu Âu cùng lúc
đưa ra đạo luật LACEY và FLEGT, 2 đạo luật này sẽ gây ra khó khăn cho công ty

trong vấn đề sản xuất và tìm nguyên liệu.
Châu Á, những năm gần đây, châu Á từ một thị trường quan trọng đã sụt giảm
nghiêm trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty (từ 49,71% năm 2007 xuống còn 2%
năm 2009) nhưng những thị trường nổi bật như Nhật và Đài Loan thì vẫn giữ nguyên
11


tỉ trọng xuất khẩu, điều này cũng dễ hiểu khi các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam
Á và Trung Quốc, luôn là thị trường xuất khẩu chiếm tị trọng cao trên thế giới, sự sụt
giảm kim ngạch xuất khẩu, chuyển hướng sang Mỹ, châu Âu, và châu Đại Dương. Tập
trung vào một vài nước, nhưng sản xuất đơn hàng với số lượng lớn và đều đặn cho
thấy công ty SADACO đang có những bước đi chuyên nghiệp, hướng đến xuất khẩu
lâu dài và bền vững.
2.4.3 Giới thiệu chung về thị trường EU
2.4.3.1. Giới thiệu chung về thị trường EU
+ Tên gọi:
- Liên minh Châu Âu
- The European Union (EU)
- Trước 1/11/1993 gọi là cộng đồng Châu Âu (the European Communities)
+ Trụ sở: đặt taị thủ đô của Bỉ.
+ Số nước thành viên:
- Từ 1/1/1995, EU có 15 thành viên gồm: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan,
Lucxembourg, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy
Điển và Phần lan.
- Từ 1/5/2004, EU chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Czech,
Hungary, Balan, Slovakia, Lithuania, Latvia, Ostonia, Malta, Cyprus.
- 1/1/2007, EU thêm 2 thành viên Romania và Bungaria.
- Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người
(2006), EU chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22%
(15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.

+ Mối quan hệ thương mại với Việt Nam:
Cán cân thương mại của Việt Nam với một số thị trường chính năm 2009

12


Biểu Đồ 2.4 Cán Cân Thương Mại Của Việt Nam Với Một Số Thị Trường Chính
Năm 2009
20
15
10

XK
NK
Cán cân

5
0
USA

EU

-5

Thụy
Sỹ

Úc

Nhật

Bản

Ấn độ ASEAN

Hàn
quốc

Đài
Loan

Trung
Quốc

-10
-15

(Nguồn: Cục Thống Kê Việt Nam)
Năm 2009 vừa qua, EU là thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt
Nam, sụt một bậc so với năm 2008, nhường vị trí đầu bảng cho Mỹ, do nền kinh tế Mỹ
đang có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.4.3.2. Báo Cáo Tổng Quát Về Thị Trường Đồ Gỗ EU
Tổng giá trị tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ gỗ và đồ nội thất của người dân
EU từ 2006-2008
Năm

2007

2008

2009


%

Tổng tiêu thụ (triệu EUR)

81.7 80.111

82.35

1.1%

Dân số (triệu
người)
496.3

(Nguồn: www.cbi.com; eurostat)
Năm 2008 vừa qua, mức tiêu thụ của người dân có sụt giảm do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới.

13


Mức thay đổi về tổng lượng tiêu thụ hàng năm vẫn đạt mức 1,1%/ năm, tiêu thụ
bình quân đầu người vẫn đạt mức 161EUR, chứng tỏ EU vẫn là thị trường có tốc độ
tăng trưởng ổn định.

14


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về marketing
a ) Khái niệm
Marketing là một thuật ngữ tiếng anh, được cấu thành bởi từ market ( nghĩa là
thị trường ) và tiếp vĩ ngữ -ing ( thể hiện trạng thái chủ động )
Có nhìu khái niệm khác nhau về marketing :
Theo Hiệp hội marketing Mỹ : marketing là việc tiếng hành các hoạt động kinh
doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất
đến người tiêu dùng.
Học viện Hamilton ( Mỹ ) : marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa
được đưa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Theo Bruce J.Walker, William J.Stanton, micheal J.Etzel : marketing là toàn bộ
hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch địch, định giá, khuyến mại và
phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu nhằm đạt
được của tổ chức.
Theo Gronroos : marketing là những hoạt động để thiết lập duy trì và củng cố
lâu dài những mối liên hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các
bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi và thỏa mãn những điều mong đợi.
Theo Phillip Kotler : marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm
tra những khả năng câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt
động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu. Hay
“marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn
thông qua các tiến trình trao đổi ”.


b) Các quan điểm về quản trị marketing
Quan điểm trọng sản xuất ( the production concept ) : Quan điểm này cho rằng
khách hàng ưa chuộng những sản phẩm có sẵn, được bán rộng rãi và giá hạ. Vì vậy,
các nhà doanh nghiệp nên tập trung hoạt động vào việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm

và mở rộng, nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối.
Quan điểm trọng sản phẩm ( the product concept ) : Quan điểm này cho rằng
khách hàng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao, nhiều công dụng , có những
tính năng mới, đặc trưng nổi bật. Do đó, các doanh nghiệp phải tập trung vào việc cải
tiến và hoàn thiện sản phẩm.
Quan điểm trọng bán hàng ( the selling concept ) : Theo quan điểm này khách
hàng sẽ không mua hết các sản phẩm của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có
những nỗ lực đáng kể trong việc bán hàng. Do đó các doanh nghiệp cho rằng: cần phải
có những hoạt động yểm trợ để kích thích, thuyết phục khách hàng mua hàng nhiều
hơn.
Quan điểm marketing ( the marketing concept ) : Quan điểm này cho rằng chìa
khóa để đạt mục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu cầu và mong muốn của
các thị trường mục tiêu, đồng thời bảo đảm mức độ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của
khách hàng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Quan điểm marketing xã hội ( the sociatal marketing concept ) : Theo quan
điểm này, nhiệm vụ của tổ chức chẳng những xác định những nhu cầu,mong muốn và
lợi ích của thị trường mục tiêu, bảo đảm thực hiện các mức độ thỏa mãn mong muốn
của khách hàng một cách đầy đủ và có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh mà còn
phải duy trì, củng cố và nâng cao phúc lợi của người tiêu dùng và xã hội.
c) Phương pháp phân tích marketing – mix
Phân tích về 4 thành phần bao gồm
Sản phẩm ( product ) sản phẩm được hiểu dựa trên quan niệm kinh tế thị
trường, nghĩa là sản phẩm gồm tập hợp “ sản phẩm dịch vụ ” mà doanh nghiệp sản
xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Giá cả ( price ) : giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả cho người bán để có
được hàng hóa. Khi xây dựng chính sách giá, doanh nghiệp phải linh hoạt sao cho vừa
15



×