Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Áp dụng chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong đánh giá chất lượng không khí tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
------

HỒ CÔNG VINH

ÁP DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (AQI)
TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,TỈNH QUẢNG BÌNH.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ÁP DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (AQI)
TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Hồ Công Vinh
Mã số sinh viên:DQB05140106
Chuyên ngành:Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Võ Thị Nho

QUẢNG BÌNH , NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa hề được sữ dụng để bảo vệ luận văn này.
Sinh viên

Hồ Công Vinh

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Th.s Võ Thị Nho


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Nông Lâm Ngư của trường
Đại học Quảng Bình và cô Võ Thị Nho đã hướng dẫn và giúp em trong thời gian làm
đề tài khóa luận.Cô luôn là người truyền động lực trong em, giúp em hoàn thành tốt
giai đoạn năm cuối này.
Em xin cảm ơn các anh chị tại Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Bình đã
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận cuối cấp này.
Mặc dù cố gắng hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp với tất cả sự nổ lực
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong sự thông
cảm và tận tình chỉ bảo của Quý Thầy Cô giúp em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.............................................................................................

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...........................................................................................................
PHẦN I: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................1
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................1
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................1
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG .....................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................5
1. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ...................................5
1.1. Khái niệm .................................................................................................................5
1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ........................................................5
1.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí..............................................................6
1.4. Các phương pháp đánh giá chất lượng không khí. ...................................................7
1.4.1. So sánh số liệu quan trắc các thông số với tiêu chuẩn, quy chuẩn ........................7
1.4.2. Phương pháp AQI ..................................................................................................7
2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ........................................................11
2.1 . Vị trí địa lý thành phố Đồng Hới ...........................................................................11
2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của thành phố Đồng Hới ................................................12
2.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................................ 12
2.2.2. Điều kiện văn hóa- xã hội ....................................................................................13
3. QUY TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ...........................................................................................13
3.1. Đặc điểm vị trí quan trắc ........................................................................................13
3.2. Thông số quan trắc .................................................................................................14
3.3. Tần suất quan trắc ...................................................................................................14
3.4. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm .....................................14
3.5. Phương pháp lấy mẫu .............................................................................................16
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................17

1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI....................................................................................................................17
2.CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH THEO CHỈ SỐ AQI. ................................................................ 19
2.1. Kết quả tính chỉ số AQI vào năm 2015 tại các điểm quan trắc ..............................19
2.1.1.Tính toán AQI theo giờ ........................................................................................19
2.1.2.Đánh giá chất lượng môi trường không khí của ba trạm quan trắc năm 2015 .....20
2.2. Kết Quả tính chỉ số AQI vào năm 2016 tại các điểm quan trắc .............................23
2.2.1. Giá trị AQI theo giờ.............................................................................................23
2.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí của 3 điểm quan trắc năm 2016 .....24
2.3. Kết quả tính chỉ số AQI vào năm 2017 tại các điểm quan trắc ..............................26
2.3.1. Giá trị AQI theo giờ.............................................................................................27


2.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí theo các đợt quan trắc năm 2017 ...27
3.ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ...........................................................................................30
3.1. Giải pháp công nghệ ...............................................................................................30
3.2 . Giải pháp về chính sách .........................................................................................30
3.3. Các giải pháp dựa vào cộng đồng...........................................................................30
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................32
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................32
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................32
PHỤ LỤC ......................................................................................................................33
Bảng 1: Chất lượng không khí xung quanh tại điểm quan trắc năm 2015 ....................33
Bảng 2: Chất lượng không khí xung quanh tại điểm quan trắc năm 2016 ....................33
Bảng 3: Chất lượng không khí xung quanh tại điểm quan trắc năm 2017 ....................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................35



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Nội dung
Chỉ số đánh giá chất lượng không khí

1.

AQI

2.

QCCP

Quy chuẩn cho phép

3.

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

4.

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1:Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh[3]. ...............7
Bảng 2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh hiện hành
(QCVN 05:2013/BTNMT)[3]. ........................................................................................8
Bảng 3: Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí tại Đồng Hới ........................14
Bảng 4: Thời gian quan trắc môi trường không khí tại thành phố Đồng Hới ...............14
Bảng 5: Danh mục các thiết bị quan trắc môi trường không khí tại .............................14
thành phố Đồng Hới ......................................................................................................14
Bảng 6 : Tính toán giá trị AQI tại các điểm quan trắc năm 2015 .................................20
Bảng 7. Đánh giá chất lượng môi trường không khí của ba trạm quan trắc .................21
năm 2015 .......................................................................................................................21
Bảng 8: Tính toán giá trị AQI tại các điểm quan trắc năm 2016 ..................................24
Bảng 9: Đánh giá chất lượng môi trường không khí của 3 điểm quan trắc năm 2016 .24
Bảng 10: Tính toán giá trị AQI tại các điểm quan trắc năm 2017 ................................ 27
Bảng 11: Đánh giá chất lượng môi trường không khí theo các đợt quan trắc ..............28


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1: Phương tiện giao thông đi lại tại thành phố Đồng Hới ....................................17
Hình 2: Quá trình thi công xây dựng ở thành phố Đồng Hới ........................................18
Hình 3: Rác người dân thành phố Đồng Hới vứt bừa bãi trong sinh hoạt ....................19
Sơ đồ 1: Biểu thị giá trị AQI tại ngã ba Quảng Bình Quan theo 4 đợt quan trắc năm
2015 …………………………………………………………………………………..22
Sơ đồ 2: Biểu thị giá trị AQI tại ngã tư bưu điện tỉnh ...................................................22
theo 4 đợt quan trắc năm 2015 ......................................................................................22
Sơ đồ 3: Biểu thị giá trị AQI tại ngã ba chợ Bắc Lý .....................................................23
theo 4 đợt quan trắc năm 2015 ......................................................................................23
Sơ đồ 4: Biểu diễn giá trị AQI tại điểm quan trắc ngã ba Quảng Bình Quan ..............25
năm 2016 .......................................................................................................................25

Sơ đồ 5: Biểu diễn giá trị AQI tại điểm quan trắc ngã tư Bưu điện tỉnh năm 2016
………………………………………………………………………………………...26
Sơ đồ 6: Biểu diễn giá trị AQI tại điểm quan trắc ngã ba Chợ Bắc Lý năm 2016 ........26
Sơ đồ 7: Biểu diễn giá trị AQI tại điểm quan trắc ngã ba Quảng Bình Quan ...............28
năm 2017: ......................................................................................................................28
Sơ đồ 8: Biểu diễn giá trị AQI tại ngã tư Bưu điện tỉnh năm 2017 ...............................29
Sơ đồ 9: Biểu diễn giá trị AQI tại ngã ba chợ Bắc Lý năm 2017..................................29


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Áp dụng chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong đánh giá chất lượng
không khí tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”
- Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát để xác định các nguồn có khả năng gây ô
nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp.
+ Nguồn giao thông đô thị.
+ Ô nhiễm không khí do xây dựng.
+ Từ hoạt động sinh hoạt và dịch vụ của cộng đồng.
- Tiến hành thu thập số liệu quan trắc tại 3 điểm quan trắc trên địa bàn thành phố
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017.
+ Điểm quan trắc tại ngã ba Quảng Bình quan.
+ Điểm quan trắc tại ngã tư Bưu điện tỉnh.
+ Điểm quan trắc tại ngã ba chợ Bắc Lý.
- Tính toán giá trị AQI max theo giờ cho 3 địa điểm quan trắc theo 4 đợt quan
trắc trong năm từ năm 2015 - 2017.
+ Năm 2015: Ngã ba chợ Bắc Lý đợt quan trắc 1 và quan trắc 2 thì giá trị AQI
nằm ở khoảng 50 trung bình vì điều này là do ở ngã ba chợ Bắc Lý tập trung nhiều loại phương tiện giao
thông đi lại nhiều
+ Ngã tư Bưu điện tỉnh đợt quan trắc đợt 1 năm 2015 thì khoảng giá trị AQI nằm

ở khoảng 50 trắc đợt 1 gần thời điểm Tết cổ truyền nên lượng giao thông đi lại nhiều
+ Năm 2017: Thì giá trị AQI tại ngã ba chợ Bắc Lý quan trắc đợt 1 và đợt 2 cho
thấy giá trị AQI rơi vào tình trạng kém nằm ở khoảng 100< giá trị AQI<200 vì lý do
thời điểm quan trắc 1 và điểm quan trắc đợt 2 năm 2017 tại chợ Bắc Lý đang thi công
các công trình nên lượng xe phục vụ chở nguyên vật liệu rất nhiều, Nên hàm lượng các
khí trong môi trường không khí tăng nên dẫn đến giá trị AQI >100 tương ứng với mức
chất lượng môi trường kém.


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ô nhiễm môi trường đã và đang là một trong những thách thức to lớn trên phạm
vi toàn cầu. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa kéo theo là sự ô nhiễm
môi trường trong đó có ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn có ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người.
Theo niên giám thống kê, dân số Quảng Bình đến năm 2016 là 877.702 người,
mật độ dân số là 110 người/km2 với 15 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó phần lớn
dân cư địa phương là người Kinh chiếm 98% dân số. Quảng Bình có 06 huyện, 01 thị
xã và 01 thành phố và có các khu công nghiệp như khu công nghiệp Tây Bắc Đồng
Hới. Đô thị hóa phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ đã tác động gây ô nhiễm môi trường
nói chung và môi trường không khí nói riêng.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình. Do đó,
hoạt động giao thông vận tải ngày càng phát triển đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát
triển. Nhưng mặt khác, sự gia tăng các phương tiện như xe máy, oto... làm tăng nguy
cơ gây ô nhiễm không khí. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng lên,
thành phố Đồng Hới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, là vấn đề cấp bách
của thành phố Đồng Hới.
Vì những lý do trên tôi lựa chọn đề tài khóa luận “Áp dụng chỉ số chất lượng
không khí (AQI) trong đánh giá chất lượng không khí tại thành phố Đồng Hới, tỉnh

Quảng Bình” để nghiên cứu đánh giá chất lượng không khí thành phố Đồng Hới một
cách định lượng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp trong bảo vệ môi trường
không khí trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Áp dụng chỉ số đánh giá chất lượng không khí để đánh giá hiện trạng không khí
các khu vực ở thành phố Đồng Hới. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm kiểm
soát cải thiện chất lượng môi trường không khí tại thành phố Đồng Hới.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Áp dụng chỉ số AQI đánh giá chất lượng không khí để khoanh vùng ô nhiễm
môi trường không khí ở thành phố Đồng Hới.
- Đánh giá hiện trạng không khí các khu vực ở thành phố Đồng Hới.
- Đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát cải thiện chất lượng môi trường không khí tại
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các thông số ô nhiễm môi trường không khí CO, bụi, SO2, NO2.
- Chỉ số chất lượng không khí (AQI).

1


5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Việc đánh giá chất lượng môi trường không khí tại thành phố Đồng
Hới được thực hiện từ năm 2014-2017.
- Không gian: đánh giá chất lượng môi trường không khí tại 3 điểm:Ngã ba
Quảng Bình Quan (N: 17027’48,0” – E: 106037’30,5”); Ngã tư Bưu điện tỉnh(N:
17028’19,7” – E: 106037’14,6”); Ngã ba chợ Bắc Lý cũ (N: 17029’3,0” – E: 106036’14,3”).
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu:
Tiến hành thu thập các số liệu quan trắc môi trường không khí từ trung tâm Quan
trắc và Kỹ thuật môi trường từ năm 2015-2017.

b. Phương pháp điều tra, khảo sát:
Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại 3 điểm quan trắc là ở vị trí ngã ba Quảng
Bình quan, ngã tư Bưu điện tỉnh, ngã ba chợ Bắc Lý ở thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình để đánh giá chất lượng môi trường không khí theo chỉ số AQI.
c. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu:
Tính toán chỉ số AQI để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại thành phố
Đồng Hới từ năm 2015-2017.
Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường không
khí xung quanh
Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường không
khí xung quanh bao gồm các bước sau:
1. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường không khí tự
động cố định liên tục (số liệu đã qua xử lý).
2. Tính toán các chỉ số chất lượng không khí đối với từng thông số theo công
thức.
3. Tính toán chỉ số chất lượng không khí theo giờ/theo ngày.
4. So sánh chỉ số chất lượng không khí với bảng xác định mức cảnh báo ô nhiễm
môi trường không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Bước 1. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số liệu quan trắc sử dụng để tính AQI là số liệu của quan trắc của trạm quan
trắc không khí cố định, tự động, liên tục. Số liệu quan trắc bán tự động không sử dụng
trong việc tính AQI;
- Các thông số thường được sử dụng để tính AQI là các thông số được quy định
trong QCVN 05:2013/BTNMT bao gồm: SO2, CO, NO2, Bụi lơ lửng (TSP).

2


- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các

giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo kiểm soát chất
lượng số liệu.
Bước 2. Tính toán giá trị AQI theo giờ
a. Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIxh)
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức sau đây:
𝐴𝑄𝐼𝑥ℎ =

𝑇𝑆𝑥
× 100
𝑄𝐶𝑥

TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X
QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X
Lưu ý: Đối với thông số PM10: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ, vì vậy
lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM10
AQIxh : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số nguyên).
b. Giá trị AQI theo giờ
Sau khi đã có giá trị AQIxh theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất
của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.
AQIh = max(AQIhx)
Trong 01 ngày, mỗi thông số có 24 giá trị trung bình 01 giờ, vì vậy, đối với mỗi
thông số sẽ tính toán được 24 giá trị AQIxh giờ, tương ứng sẽ tính toán được 24 giá trị
AQI theo giờ để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và mức độ ảnh
hưởng tới sức khỏe con người theo giờ.
Bước 3. So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định giá trị
AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức
khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Chất lượng
không khí


Khoảng giá
trị AQI
0 – 50

Ảnh hưởng sức khỏe

Màu

Tốt

Không ảnh hưởng đến sức khỏe

Xanh

51 – 100

Trung bình

Vàng

101 – 200

Kém

201 – 300

Xấu

Trên 300


Nguy hại

Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên
ngoài
Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên
ngoài
Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những người
khác hạn chế ở bên ngoài
Mọi người nên ở trong nhà

Da
cam
Đỏ
Nâu

Nguồn: Bảng giá trị AQI
3


d. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo các ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực
đánh giá chất lượng môi trường không khí.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

1.1. Khái niệm
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm
nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các
sinh vật khác như động vật và cây lương thực, có thể làm hỏng môi trường tự nhiên
hoặc xây dựng [2].
1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm do tự nhiên và nhân tạo
a. Nguồn tự nhiên
- Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất gây ô
nhiễm như tro bụi, khí SOx, NOx, có tác hại nặng nề về môi trường.
- Ô nhiễm do cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên cũng như các hoạt động
thiêu ý thức của con người tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như tro
bụi, khí SOx, NOx, CO.
- Ô nhiễm do bão cát, hiện tượng bão cát thường xuyên xảy ra ở những vùngđất
trơ và khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm
nhìn.
- Ô nhiễm do đại dương do quá trình bốc hơi nước biển kéo theo một lượng
muối( chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền, không khí có nồng độ muối cao sẽ tác
hại tới vật liệu kim loại.
- Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên do quá trình lên men các
chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như metan (CH4), các hợp chất
gây mùi hôi thối như hợp chất ni tơ (amoniac- NH3), hợp chất lưu huỳnh
(hydrosunphua-H2 S) và thậm chí có các vi sinh vật.
b. Nguồn nhân tạo
Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người tạo nên bao gồm
- Ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp và phát triển thủ công: ví dụ các
nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện sử dụng
các nhiên liệu than dầu... gây ô nhiễm môi trường không khí. Đây là nguồn gây ô
nhiễm lớn nhấtcủa con người, các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu

hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra các khí như S02, Co, CO2, NOx, các chất hữu cơ
chưa cháy hết như muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công
nghệ, các quá trình vận chuyển hóa chất bay hơi, bụi.

5


- Giao thông vận tải: Đây là nguồn ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt ở
khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình
đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4. Các bụi đất đá cuốn theo trong
quá trình di chuyển, nếu xét trên từng phương diện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình đường sá không tốt sẽ gây ô
nhiễm nặng bên hai đường.
- Hoạt động nông nghiệp: Do con người sữ dụng nhiều các chất như phân bón,
phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ quá nhiều cũng sinh ra một lướng khí độc rất lớn đến môi
trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến con người và thực vật rất nghiêm trọng.
- Sinh hoạt nấu nướng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người: Là nguồn gây
ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng
đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân
gây ô nhiễm chủ yếu là CO, bụi, khí thải từ các máy móc gia dụng...
1.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh liên quan
đến ô nhiễm và tình trạng sức khỏe bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và
ung thư phổi. Các ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm không khí có thể bao gồm khó khăn
trong việc thở, khò khè, ho, hen suyễn và tình trạng trầm trọng của hô hấp và tim
mạch.
b. Tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sự phát triển kinh tế .
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám,

chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộngđồng” do Cục Bảo vệ môi trường
(2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh
tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là
295.000 đồng. Tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối
với người dân Hà Nội tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà
Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở
các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn
so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí
thực tế còn cao hơn con số nêu trên.
c. Tác động tới môi trường sinh thái
- Môi trường nuôi dưỡng tảo: Một lượng nitrogen lớn xuất hiện tại bề mặt biển sẽ
kích thích sự phát triển của tảo và ảnh hưởng tới các sinh vật dưới nước, bao gồm cá,
thực vật và nhiều loại sống dưới nước khác.
6


- Ảnh hưởng tới môi trường hoang dã: Động vật cũng như con người,cũng sẽ bị
ảnh hưởng bởi những hậu quả xấu mà ô nhiễm không khí gây ra. Khí độc trong bầu
không khí sẽ khiến các loài vật rời bỏ môi trường sống tự nhiên của chúng và thay đổi
tập tính sống. Những hậu quả của việc thay đổi hệ sinh thái là khó lường
1.4. Các phương pháp đánh giá chất lượng không khí.
1.4.1. So sánh số liệu quan trắc các thông số với tiêu chuẩn, quy chuẩn
Hàm lượng bụi và các khí độc trong không khí xung quanh được đánh giá theo
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh trung bình 1 giờ. Được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1:Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh[3].
QCVN 05:2013/BTNMT
TT
Thông số

Đơn vị
(Trung bình 1 giờ)
3
CO
mg/m
 30
1
 0,35
 0,2
 0,3

2
SO2
mg/m3
3
NO2
mg/m3
4
Bụi
mg/m3
1.4.2. Phương pháp AQI

a. Khái niệm chỉ số đánh giá chất lượng không khí (AQI)
+Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) là chỉ số được tính toán từ các
thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất
lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua
một thang điểm.
Chỉ số chất lượng không khí được áp dụng tính cho 02 loại:
- Chỉ số chất lượng không khí theo ngày;
- Chỉ số chất lượng không khí theo giờ.

+AQI thông số là giá trị tính toán AQI cho từng thông số quan trắc.
+AQI theo ngày (AQId) là giá trị tính toán cho AQI áp dụng cho 1 ngày.
+AQI tính theo trung bình 24 giờ (AQI24h) là giá trị tính toán AQI sử dụng số liệu
quan trắc trung bình 24 giờ.
+AQI theo giờ (AQIh) là giá trị tính toán AQI áp dụng cho 1 giờ.
+ Quy chuẩn: Quy chuẩn sử dụng để tính toán AQI là các mức quy định trong
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh hiện hành.

7


Bảng 2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh hiện
hành (QCVN 05:2013/BTNMT)[3].

Đơn vị tính: µg/m3
Thông số

TT

Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
01 giờ
08 giờ
24 giờ
năm

1.

SO2

350


-

125

50

2.

CO

30.000

10.000

5.000

-

3.

NOx

200

-

100

40


4.

O3

180

120

80

-

5.

Bụi lơ lửng (TSP)

300

-

200

140

Ghi chú: Dấu (-) là không quy định.
b. Các nguyên tắc xây dựng chỉ số AQI
Các nguyên tắc xây dựng chỉ số AQI bao gồm:
- Bảo đảm tính phù hợp;
- Bảo đảm tính chính xác;

- Bảo đảm tính nhất quán;
- Bảo đảm tính liên tục;
- Bảo đảm tính sẵn có;
- Bảo đảm tính có thể so sánh.
c. Mục đích của việc sữ dụng chỉ số chất lượng không khí
- Đánh giá nhanh chất lượng không khí một cách tổng quát;
- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng
chất lượng không khí;
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực
quan;
- Nâng cao nhận thức về môi trường
d. Tính toán chỉ số chất lượng không khí
+ Các yêu cầu đối với việc tính toán chỉ số chất lượng không khí
- Chỉ số chất lượng không khí được tính toán riêng cho số liệu của từng trạm
quan trắc không khí tự động cố định liên tục đối với môi trường không khí xung
quanh;

8


- AQI được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định được
một giá trị AQI cụ thể, giá trị AQI cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các giá trị AQI
của mỗi thông số;
- Thang đo giá trị AQI được chia thành các khoảng nhất định. Khi giá trị AQI
nằm trong một khoảng nào đó, thì thông điệp cảnh báo cho cộng đồng ứng với khoảng
giá trị đó sẽ được đưa ra.
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định giá trị
AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức
khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
e. Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng AQI trên thế giới và Việt Nam

-Trên thế giới: Mỹ, Braxin, Canada, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia,
Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.
-Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh
-Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh hiện hành: QCVN
05:2013/BTNMT.
-Nghiên cứu kinh nghiệm AQI trên thế giới và Việt Nam cho thấy có 3 phương
pháp tính AQI đã được xây dựng và áp dụng:
+Phương pháp 1: Sử dụng bảng đối chiếu (Anh, Pháp, Canada)
+Phương pháp 2: Sử dụng công thức đơn giản (Australia, thành phô Hồ Chí
Minh)
+Phương pháp 3: Sử dụng công thức phức tạp( Mỹ, Braxin, Hồng Kông, Hàn
Quốc,Thái lan, Bồ Đào Nha).
b.1 Phương pháp 1: Sử dụng bảng đối chiếu (Anh, Pháp, Canada)
Các thông số dùng để tính AQI: NO2, SO2, O3, CO, PM10, PM2.5
Sau đó sử dụng bảng đối chiếu để so sánh để so sánh với bảng AQI như sau:

Ví dụ áp dụng tại b1 bảng của Canada.

9


+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ xác định
+ Nhược điểm: Chỉ phân hạng được các mức AQI mà không thể so sánh hai giá
trị AQI ở cùng một hạng.
b.2 .Phương pháp 2: Sử dụng công thức đơn giản (Australia, Thành phố Hồ Chí
Minh)
Trước hết tại mỗi trạm, AQI sẽ được tính cho từng chất theo 2 loại là AQI theo
giờ và AQI theo ngày.
Công thức tính AQI theo giờ của chất i tại trạm j là:
𝐶𝑖ℎ


𝐴𝑄𝐼𝑖 = ℎ ∗ 100
𝑆𝑖
𝐶𝑖ℎ :Nồng độ trung bình của chất i
𝑠𝑖ℎ : Tiêu chuẩn môi trường cho phép của chất i
So sánh AQI max của tất cả các thông số trong trạm, giá trị AQI nào lớn nhất sẽ
là chỉ số chất lượng không khí của trạm quan trắc tương ứng trong ngày.
+ Ưu điểm: công thức tính toán đơn giản, chỉ cần sử dụng Tiêu chuẩn không khí
quốc gia là có thể xác định được giá trị AQI.
+ Nhược điểm: Các khoảng phân hạng giá trị AQI ứng với các ảnh hưởng khác
nhau đến sức khỏe không được phù hợp bằng phương pháp 3.

10


b.3 Phương pháp 3: Sử dụng công thức phức tạp (Mỹ, Braxin, Hồng Kông, Hàn
Quốc, Thái Lan, Bồ Đào Nha).
Công thức tính AQI áp dụng tại Mỹ:
𝐼𝐻𝑖 − 𝐼𝐿𝑜
𝐼𝑃 =
(𝐶 − 𝐵𝑃𝐿𝑜 ) + 𝐼𝐿𝑂
𝐵𝑃𝐻𝑖 − 𝐵𝑃𝐿𝑜 𝑃
𝐼𝑃 : Chỉ số chất lượng môi trường không khí của chất ô nhiễm p
𝐶𝑃 : Nồng độ của chất ô nhiễm p
𝐵𝑃𝐻𝑖 : Chỉ số trên của 𝐶𝑃
𝐵𝑃𝐿𝑜 : Chỉ số dưới của 𝐶𝑃
𝐼𝐻𝑖 : Chỉ số AQI ứng với nồng độ 𝐵𝑃𝐻𝑖
𝐼𝐿𝑂 : Chỉ số AQI ứng với nồng độ𝐵𝑃𝐿𝑜
+ Ưu điểm: Do bảng các chỉ số trên và chỉ số dưới dùng để tính toán AQI được
xác định dựa vào Tiêu chuẩn môi trường không khí quốc gia và các nghiên cứu về ảnh

hưởng của sức khỏe do ô nhiễm môi trường không khí nên các mức AQI ứng với từng
loại tác động đến sức khỏe phù hợp với thực tế nhất.
+ Nhược điểm: Công thức tính toán khá phức tạp và việc xây dựng các bảng chỉ
số trên và chỉ số dưới khó khăn.
2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1 . Vị trí địa lý thành phố Đồng Hới
+ Diện tích: 155,71 km2
+ Dân số: Tổng cộng vào năm 2016 thì dân số thành phố Đồng Hới là 117.856
người, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,83%. Dự kiến dân số thành phố năm 2025 sẽ là
trên 300.000 người. Đến năm 2035 dân số là 450.000 người,là một trong những đô thị
quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ, là đô thị dịch vụ, du lịch tài chính.công nghiệp
công nghệ cao của khu vực miền trung.

11


2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của thành phố Đồng Hới
2.2.1. Điều kiện kinh tế
+ Trong năm 2017, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tiếp tục ổn định, hầu
hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng khá.Kinh tế đã từng bước phục hồi và tiếp tục
tăng trưởng cao so với bình quân cả nước. Sản xuất công nghiệp, thu ngân sách trên
địa bàn đạt khá và vượt kế hoạch đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được
quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, các vấn đề về văn hóa, xã hội và chính sách về an sinh
xã hội có những chuyển biến tích cực; đời sống của tầng lớp nhân dân cơ bản ổn định;
quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được tăng cường. Các lĩnh vực
khác như cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh.
+ Trong năm 2017 của thành phố Đồng Hới tiếp tục có những chuyển biến tích
cực, qua đó, từng bước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp,
thương mại-dịch vụ...
12



Năm 2017 được xem là một năm nỗ lực vượt khó của TP. Đồng Hới, bởi thách
thức do hậu quả của sự cố môi trường biển, trận lũ kép năm 2016 để lại, cùng với thiệt
hại do cơn bão số 10 vừa qua. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội, thành phố đã tập trung rà soát, đổi mới và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế
chính sách, giải pháp thiết thực để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh; tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất và kinh doanh.
+ Nổi bật là Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm 2017; hoạt động quảng bá,
xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch do UBND tỉnh, thành phố tổ chức; vận hành các
dự án khách sạn, nhà hàng lớn, gồm: khách sạn Vĩnh Hoàng 16 tầng, khách sạn Royal
17 tầng, khách sạn Amanda 12 tầng, khách sạn Thiên Đường 14 tầng, nhà hàng
Everland Quảng Bình... Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Đồng Hới tăng cao với trên 1
triệu lượt, tăng 29,9% so với cùng kỳ, doanh thu khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du
lịch đạt 775 tỷ đồng, tăng 17,7%..
2.2.2. Điều kiện văn hóa- xã hội
+ Quy tắc và trật tự đô thị thành phố chia sẻ, để công tác quản lý trật tự đô thị, vệ
sinh môi trường trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả tích cực, từ đầu năm đến nay,
thành phố đã ban hành triển khai nhiều kế hoạch và văn bản chỉ đạo, trong đó tập trung
vào việc xử lý, duy trì trật tự đô thị tại các điểm nóng, thường xuyên xảy ra vi phạm,
như: khu vực chợ Đồng Hới, khu vực bến xe, tuyến đường Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo...
Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa-xã hội, các chính sách an sinh xã hội, hoạt động
chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được thành phố quan tâm đúng mức; công tác đào
tạo nghề, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến; công tác quốc phòng-an ninh được
tăng cường, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...
3. QUY TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
3.1. Đặc điểm vị trí quan trắc

Để có thể quan trắc được các chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ các
nguồn công nghiệp, giao thông, sinh hoạt... Việc lựa chọn các vị trí quan trắc đặc trưng
là rất quan trọng. Các vị trí quan trắc không khí được lựa chọn cụ thể như sau:

13


Bảng 3: Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí tại Đồng Hới
STT
Vị trí quan trắc
Đặc điểm
Ngã ba Quảng Bình Quan
Mật độ lưu thông của các phương tiện
1
0
0
(N: 17 27’48,0” – E: 106 37’30,5”)
giao thông cao, gần chợ Đồng Hới
Ngã tư Bưu điện tỉnh
2
Phương tiện giao thông qua lai nhiều
(N: 17028’19,7” – E: 106037’14,6”)
Ngã ba chợ Bắc Lý cũ
Mật độ lưu thông của các phương tiện
3
(N: 17029’3,0” – E: 106036’14,3”)
giao thông cao, gần chợ Bắc Lý
3.2. Thông số quan trắc
Các thông số quan trắc cơ bản được quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN
05:2013/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

và năng lực của phòng thí nghiệm cụ thể: Bụi lơ lững SO2, NO2, CO.
3.3. Tần suất quan trắc
Thực hiện tần suất quan trắc môi trường không khí; 4 lần/năm
Bảng 4: Thời gian quan trắc môi trường không khí tại thành phố Đồng Hới
TT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

01

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 1

Từ 19/3 đến 15/4/2017

02

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 2

Từ 27/5 đến 15/7/2017

03

Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 3

Từ 14/8 đến 15/10/2017

04


Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình đợt 4

Từ 29/10 đến 15/12/2017

3.4. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
Bảng 5: Danh mục các thiết bị quan trắc môi trường không khí tại
thành phố Đồng Hới
Tần suất hiệu
STT Tên thiết bị
Model thiết bị
Hãng sản xuất
chuẩn
1

Máy quang phổ
novAA 400P
hấp thụ nguyên tử

Analytik Jena /
Đức

1 lần/năm

2

Thùng bảo quản
mẫu có làm lạnh

Coldway / Pháp


1 lần/năm

Alcatherm
Mobile C45
14


Tên thiết bị

Model thiết bị

Hãng sản xuất

Tần suất hiệu
chuẩn

3

Cân phân tích
điện tử

XT 220A

Precisa / Thụy Sỹ

1 lần/năm

4

Tủ sấy tuần hoàn


AC 120

Froilabo / Pháp

1 lần/năm

5

Bơm lấy mẫu khí

MP- 30N

Sibata / Nhật Bản

1 lần/năm

4000 Series
Compact portable

Interscan /Mỹ

U2900 -Hitachi

Nhật Bản

1 lần/năm

DR5000-02


Hach/Mỹ

1 lần/năm

Superpolo 220

Fiocchetti/ Ý

1 lần/năm

IMR 2800P

Mỹ

1 lần/năm

21802-901

Silva/Thụy Điển

1 lần/năm

10201-30 Taiwan

Cole-Parmer/ Nhật
Bản

1 lần/năm

STT


6

7
8
9
10
11

13

Máy quan trắc khí
môi trường xung
quanh
Máy quang phổ tử
ngoại khả kiến
UV- VIS
Máy quang phổ tử
ngoại-khả kiến
Tủ lạnh bảo quản
mẫu
Thiết bị phân tích
khí thải ống khói
Thiết bị định vị
vệ tinh, GPS Đa
chức năng
Máy đo tốc độ
gió, độ ẩm, nhiệt
độ


15

1 lần/năm


×