Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRẠM NGHIỀN THỦ ĐỨC CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐẶNG THỊ KIM THẢO

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRẠM
NGHIỀN THỦ ĐỨC - CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG HÀ TIÊN 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐẶNG THỊ KIM THẢO

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRẠM
NGHIỀN THỦ ĐỨC - CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: THS. TRẦN ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng quản trị
nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1”
do Đặng Thị Kim Thảo, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

.

.

Thầy Trần Đình Lý
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng báo cáo

Ngày

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Từ khi cắp sách đến trường, tôi đã trải qua mười hai năm của quãng đời học
sinh cộng thêm bốn năm bước đi trên giảng đường đại học, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được biết bao công ơn dạy dỗ của quý thầy cô. Nhân đây tôi xin cảm
ơn tất cả những thầy cô đã từng dìu dắt tôi, cảm ơn công lao quý báu của thầy cô khoa
Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt
cho tôi kiến thức quý báu trên giảng đường cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, cha mẹ tôi - những người đã
có công sinh thành, dưỡng dục tôi nên người.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đình Lý, người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể ban giám đốc và các anh chị
cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ Phần Xi măng Hà Tiên 1.
Sau cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này.
TP. HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Đặng Thị Kim Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ KIM THẢO. Tháng 07 năm 2011. “Thực trạng quản trị nguồn
nhân lực tại Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1”.
ĐANG THI KIM THAO. July, 2011. “Current situation of human resources
management at the Thu Duc Crushing Station - Ha Tien 1 Cement Joint Stock
Company”.
Năng lực của một doanh nghiệp được hình thành bởi các yếu tố như tài chính,
cơ sở vật chất, tài sản vô hình, công nghệ, con người, … trong đó con người sẽ quản
lý, sử dụng và khai thác các yếu tố còn lại. Chính vì vậy yếu tố con người là điều kiện
đủ để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Với sự đồng ý của khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần Đình Lý, tôi đã thực hiện đề tài “Thực
trạng quản trị nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi Măng
Hà Tiên 1”. Quyển luận văn này trình bày kết quả thu được sau 2 tháng thực tập tại
Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ Phần Xi măng Hà Tiên 1 về các vấn đề sau:
- Phân tích tình hình phân tích công việc, tuyển dụng, bố trí nhân lực tại Trạm
nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1.
- Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích tình hình sử dụng và duy trì nguồn nhân lực.

- Đánh giá về mức độ thỏa mãn của người lao động.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Trạm.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................3
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 ...........................................4
2.1.1. Sơ lược chung .............................................................................................4
2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển..................................................5
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................8
2.1.4. Các sản phẩm tiêu biểu .............................................................................17
2.1.5. Định hướng và mục tiêu chất lượng của Công ty.....................................19
2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2008 2010 ........................................................................................................................20
2.1.7. Các danh hiệu đạt được ............................................................................22
2.2. Giới thiệu về Trạm nghiền Thủ Đức .................................................................22
2.2.1. Sơ lược chung về Trạm nghiền Thủ Đức .................................................22
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trạm nghiền Thủ Đức ....................................22
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của Trạm....24

2.2.4. Đánh giá chung về tình hình lao động của Trạm .....................................27
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................30
A. Cơ sở lý luận .............................................................................................................30
3.1. Khái niệm và vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực ..............................30
v


3.1.1. Khái niệm .................................................................................................30
3.1.2. Vai trò, ý nghĩa .........................................................................................30
3.2. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực .........................................31
3.2.1. Thu hút nguồn nhân lực............................................................................32
3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.......................................................34
3.2.3. Duy trì nguồn nhân lực .............................................................................35
B. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................38
3.3. Phương pháp điều tra thống kê .........................................................................38
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................................38
3.3.2. Chọn dung lượng mẫu điều tra .................................................................38
3.4. Phương pháp so sánh, tổng hợp ........................................................................39
3.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..............................................................39
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................40
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................40
4.1.1. Độ tuổi của những người được phỏng vấn ...............................................40
4.1.2. Thâm niên của những người được phỏng vấn ..........................................41
4.1.3. Trình độ của những người được phỏng vấn .............................................41
4.2. Phân tích tình hình phân tích công việc, tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực
tại Trạm nghiền Thủ Đức ..............................................................................................42
4.2.1. Tình hình phân tích công việc ..................................................................42
4.2.2. Tình hình tuyển dụng ...............................................................................42
4.3. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Trạm .48
4.3.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.......................................................48

4.3.2. Đánh giá hiệu quả chính sách đào tạo ......................................................51
4.4. Phân tích thực trạng sử dụng và duy trì nguồn nhân lực tại Trạm....................52
4.4.1. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên .............................52
4.4.2. Tình hình trả công lao động .....................................................................53
4.4.3. Quan hệ lao động ......................................................................................55
4.5. Đánh giá chung về mức độ hài lòng của người lao động .................................61
4.6. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Trạm nghiền Thủ Đức ...................................................................................................61
vi


4.6.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị nguồn nhân lực .................................61
4.6.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực....................62
4.6.3. Hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực ............................................63
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................66
5.1. Kết luận .............................................................................................................66
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................66
5.2.1. Đối với Nhà nước .....................................................................................66
5.2.2. Đối với Công ty ........................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV ........................................................... Cán bộ công nhân viên
VLXD .............................................................. Vật liệu xây dựng
SXKD .............................................................. Sản xuất kinh doanh
TCSX ............................................................... Tính chất sản xuất

VP .................................................................... Văn phòng
HC - NS ........................................................... Hành chính - Nhân sự
KTTC ............................................................... Kế toán tài chính
NC - TK - MT .................................................. Nghiên cứu - Triển khai - Môi trường
H.Cần ............................................................... Hậu cần
TN - KCS ......................................................... Thí nghiệm và Kiểm tra chất lượng
CNTT ............................................................... Công nghệ thông tin
PX SC .............................................................. Phân xưởng Sửa chữa
PX SXXM........................................................ Phân xưởng Sản xuất xi măng
PX SXVB ........................................................ Phân xưởng Sản xuất vỏ bao
PX CSPM ........................................................ Phân xưởng Các sản phẩm mới
ATMT .............................................................. An toàn môi trường

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại Xi măng Hà Tiên 1 ....................................................................... 18
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2009 2010 .............................................................................................................................. 20
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động qua 2 năm 2009 - 2010 ..................................................... 27
Bảng 2.4. Định biên và sự phân bổ lao động năm 2010 của Trạm .............................. 28
Bảng 4.1. Nguồn cung ứng lao động của Trạm ............................................................ 45
Bảng 4.2. Số lao động tuyển mới năm 2009 - 2010 ..................................................... 46
Bảng 4.3. Mức độ hài lòng của người lao động về kết quả đánh giá năng lực nhân viên
của Trạm ....................................................................................................................... 53
Bảng 4.4. Sự biến động của tổng quỹ lương và tiền lương bình quân ......................... 53
Bảng 4.5. Thâm niên công tác của người lao động năm 2010 ..................................... 60
Bảng 4.6. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động ............................................ 61

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh Logo của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 ................................ 4
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty................................................................................. 8
Hình 2.3. Các sản phẩm của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 ................................................ 17
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức Trạm nghiền Thủ Đức ................................................................ 24
Hình 3.1. Sơ đồ ích lợi của phân tích công việc ................................................................ 33
Hình 3.2. Sơ đồ quá trình tuyển chọn nhân viên ............................................................... 33
Hình 3.3. Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên ....................... 36
Hình 3.4. Cơ cấu hệ thống trả công trong các doanh nghiệp ............................................ 37
Hình 3.5. Mô hình quản trị nguồn nhân lực ...................................................................... 38
Hình 4.1. Độ tuổi của những người được phỏng vấn ........................................................ 40
Hình 4.2. Thâm niên của những người được phỏng vấn ................................................... 41
Hình 4.3. Trình độ của những người được phỏng vấn ...................................................... 41
Hình 4.4. Quy trình tuyển dụng của Trạm......................................................................... 43
Hình 4.5. Đánh giá của người lao động về mức độ hấp dẫn của công việc ...................... 47
Hình 4.6. Mức độ hài lòng của người lao động về cách bố trí nhân lực của Trạm ........... 48
Hình 4.7. Mức độ hài lòng của người lao động về công tác đào tạo của Trạm ................ 50
Hình 4.8. Đánh giá của người lao động về khả năng thăng tiến khi làm việc tại Trạm .... 51
Hình 4.9. Mức độ hài lòng của người lao động về việc áp dụng kiến thức từ khóa đào
tạo vào công việc thực tế ................................................................................................... 52
Hình 4.10. Mức độ hài lòng của người lao động về mức lương và thưởng ...................... 54
Hình 4.11. Đánh giá của người lao động về thời gian thanh toán lương .......................... 55
Hình 4.12. Mức độ hài lòng của người lao động về chính sách trợ cấp, phúc lợi............. 55
Hình 4.13. Mức độ hài lòng của người lao động về y tế, an toàn và bảo hộ lao động ...... 56
Hình 4.14. Mức độ hài lòng của người lao động về nội quy và quy định của Trạm......... 57
Hình 4.15. Mức độ hài lòng của người lao động về điều kiện làm việc tại Trạm ............. 57
Hình 4.16. Mức độ hài lòng của người lao động về thời gian làm việc và nghỉ ngơi ....... 58
Hình 4.17. Mức độ hài lòng của người lao động về mối quan hệ giữa các đồng nghiệp .. 59

Hình 4.18. Mức độ hài lòng của người lao động về mối quan hệ giữa người lao động
với cấp trên ........................................................................................................................ 60
x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng khảo sát mức độ thỏa mãn của người lao động về chính sách quản trị
nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Xi măng Hà Tiên 1.
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Kể từ khi hình thành xã hội loài người, con người biết hợp quần thành tổ chức
thì vấn đề quản trị bắt đầu xuất hiện. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một
phương thức sản xuất nhất định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với
sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội.
Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải
tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi
phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức
marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Chúng ta không
phủ nhận vai trò quan trọng của quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị marketing
hay quản trị hành chính văn phòng, … Nhưng rõ ràng quản trị con người đóng vai trò
quan trọng nhất của mọi tổ chức.
Đối với các doanh nghiệp, chất lượng nhân viên có vai trò cốt yếu quyết định sự
thành công trong kinh doanh. Chính nhân tố con người tạo ra năng suất và hiệu quả

làm việc khiến cho chất lượng hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao. Hơn nữa,
“những người được tuyển vào làm việc” trong một doanh nghiệp, hay bất kỳ một tổ
chức nào sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, cái có thể làm bật lên vị thế và sự khác biệt của
một doanh nghiệp nào đó so với các đối thủ cạnh tranh, trong khi nguồn lực tài chính
vẫn chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Nhà quản lý
doanh nghiệp cần phải nhận thấy rằng quản lý con người khó hơn rất nhiều so với việc
vận hành máy móc. Mặt khác, con người không phải là người máy; mỗi người đều có
những ưu, nhược điểm của bản thân, cách xử lý công việc khác nhau cũng như năng
lực khác nhau. Nếu được lựa chọn kỹ càng và quản lý tốt, nhân tố con người trong
doanh nghiệp có thể là chìa khóa cho thành công trong kinh doanh, nếu không đó lại là
1


cái tiềm ẩn rủi ro lớn nhất. Vì vậy một trong những yêu cầu chính của quản trị nguồn
nhân lực là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện
thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ
năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.
Với sự quan tâm về đề tài quản trị nguồn nhân lực, tôi đã tiến hành thực tế tại
Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1. Cùng với sự giúp đỡ
của thầy Trần Đình Lý - Giảng viên Khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM và các cô chú, anh chị phòng Nhân sự của Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty
Cổ Phần Xi măng Hà Tiên 1, tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng quản trị
nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên
1”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Trạm nghiền Thủ Đức Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 thông qua các số liệu thu thập được từ các phòng
ban đồng thời kết hợp bảng câu hỏi phỏng vấn với người lao động tại Trạm. Từ những
số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được tiến hành phân tích để hiểu rõ về công tác quản
trị nguồn nhân lực tại Trạm. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế những mặt

tiêu cực giúp Trạm có cái nhìn tổng quát về tình hình quản trị nguồn nhân lực thực tế
của mình để có những hướng đi đúng đắn hơn trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình phân tích công việc, tuyển dụng, bố trí nhân lực tại Trạm
nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1.
- Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích tình hình sử dụng và duy trì nguồn nhân lực.
- Đánh giá về mức độ thỏa mãn của người lao động.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Trạm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Trạm nghiền Thủ Đức - Công
ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1.
2


- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành thông qua việc sử dụng số liệu
nghiên cứu trong 3 năm 2008 - 2010.
- Thời gian thực hiện: từ 03/2011 đến 06/2011.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Chương mở đầu.
Đây là chương giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, mục tiêu mà đề tài muốn
hướng tới, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc đề cương để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ
đề cương chi tiết.
Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu tổng quát và sơ lược quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua. Giới thiệu về Trạm nghiền
Thủ Đức, sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trạm và các phòng ban của Trạm,
đánh giá chung về tình hình lao động của Trạm.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Đi vào cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực, vận dụng những kiến thức liên
quan vào đề tài cũng như nói rõ về phương pháp nghiên cứu. Từ những lý thuyết làm
nền tảng đi vào nghiên cứu tình hình thực tế tại Trạm.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương này làm rõ những vấn đề đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu và đề
xuất một số giải pháp nhằm giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Nêu kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị đối
với Công ty, Trạm và Nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
2.1.1. Sơ lược chung
Hình 2.1. Hình ảnh Logo của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Nguồn: www.hatien1.com.vn
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1
- Tên tiếng Anh: HA TIEN 1 CEMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: HA TIEN 1.J.S.CO
- Giấy CNĐKKD: Số 4103005941 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM cấp, đăng ký
lần đầu ngày 18/01/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 25/06/2010.
- Vốn điều lệ: 1.980.000.000.000 đồng.
- Mã niêm yết/Mã OTC: HT1

- Trụ sở chính: 360 Bến chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-8) 38 368 363
- Fax: (84-8) 38 361 278
- Email:
- Website : www.hatien1.com.vn
- Lĩnh vực hoạt động:
4


 Sản xuất, mua bán xi măng và các sản phẩm từ xi măng.
 Sản xuất và mua bán Clinker.
 Nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng.
 Xây dựng dân dụng và kinh doanh bất động sản (cao ốc văn phòng).
 Dịch vụ bến cảng, dịch vụ bốc, xếp hàng hoá, cho thuê kho bãi.
 Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, đường thuỷ nội địa, đường sắt.
 Trồng, khai thác: rừng, cây công nghiệp.
 Chế biến gỗ (không chế biến tại trụ sở).
 Khai thác, chế biến khoáng sản (không khai thác, chế biến tại trụ sở công ty).
 Xây dựng công trình công nghiệp.
- Slogan: “ Lớn mạnh do bạn và vì bạn”
 Ý nghĩa thương hiệu: Kỳ Lân là linh vật thứ hai trong bộ tứ linh theo truyền thuyết
Á Đông. Kỳ Lân biểu hiện sức mạnh, đem lại sự vui tươi, tốt lành, phú quý cho gia
chủ. Chọn Kỳ Lân làm biểu tượng, Xi Măng Hà Tiên, ngay từ đầu 1964, đã đặt cho
mình mục tiêu phục vụ khách hàng là: đem lại hạnh phúc, an khang được tạo dựng nên
từ những ngôi nhà xây bằng xi măng Hà Tiên 1 với chất lượng tốt nhất.
2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là thành viên của Tổng Công ty công
nghiệp Xi măng Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do
hãng VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị.
Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là

240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ
Đức.
Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với
hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn
xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng
Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Năm 1983, hai Nhà máy được sáp nhập và
đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên.

5


Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng
2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công
suất của toàn Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2
(Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm;
Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (Thủ Đức - TP.HCM) với công suất là 800.000 tấn xi
măng/năm.
Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy
Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD - TCLĐ của Bộ Xây dựng.
Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi
măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD - TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với
tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có
công suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp
định 112,4 triệu USD trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương
39,34 triệu USD.
Tháng 10/1999, cải tổ công tác tiêu thụ sản phẩm, thành lập hệ thống các nhà
phân phối chính.

Tháng 10/2000 được chứng nhận ISO 9000.
Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí
nghiệp Vận tải trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng.
Tháng 01/2001, hoàn thành cơ bản dự án Cải Tạo Môi Trường, có thêm dây
chuyền nghiền 500.000 tấn xi măng/năm.
Ngày 30/12/2003, lễ động thổ Dự án Nhà máy xi măng Bình Phước, tổng công
suất 2.200.000 tấn xi măng/năm.
Tháng 08/2004, hoàn thành dây chuyền sản xuất vỏ bao dán theo công nghệ
hiện đại.
Tháng 12/2004, phòng thí nghiệm Hà tiên 1 được công nhận đạt chuẩn quốc gia
với số hiệu VILAS 125.

6


Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố
chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số
1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và chính thức
hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch
- Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.
Ngày 30/03/2007, lễ khởi công xây dựng Trạm nghiền và Phân phối xi măng
phía Nam tại Phú Hữu, Q.9, TP.HCM.
Ngày 31/03/2007, lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Bình Phước tại
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Ngày 13/11/2007, ngày giao dịch cổ phiếu đầu tiên của Công ty Cổ phần Xi
măng Hà Tiên 1 với mã chứng khoán HT1, doanh nghiệp đầu tiên ngành xi măng phía
Nam niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.
Ngày 24/12/2008 ra mắt thương hiệu xi măng ViCem Hà Tiên 1 đồng bộ với

Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (ViCem), một trong những bước đi
nhằm thực hiện chiến lược củng cố thị phần và duy trì vị trí số 1 tại thị trường xi măng
Việt Nam.
Năm 2009, xây dựng thêm Nhà máy Xi măng Bình Phước và Trạm nghiền Xi
măng Phú Hữu. Chuyển trụ sở về 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm tại Thủ Đức được đổi tên thành Trạm nghiền Thủ
Đức (Xa lộ Hà Nội).
Năm 2010, hợp nhất hai công ty Xi măng Hà Tiên 1 và Xi măng Hà Tiên 2,
thành lập thêm 2 chi nhánh: Nhà máy Kiên Lương và Trạm nghiền Long An.

7


2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty

Nguồn: www.hatien1.com.vn
8


 Trụ sở chính: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: (84-8)38368363 - (84-8)38367195. Fax: (848)38361278.
 Các chi nhánh trực thuộc:
- Trạm nghiền Thủ Đức: Km 8 Xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quận
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8)38966608 - (84-8)38964484.
Fax: (84-8)38967645.
- Trạm nghiền Phú Hữu: Tổ dân phố 8, khu phố 4, phường Phú Hữu,
quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84-8)22468117.
- Trạm nghiền Long An: Khu công nghiệp Long Định, ấp 4, xã Long
Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Điện thoại: 072.3634888. Fax: 072.3634887.

- Nhà máy Xi măng Bình Phước: Ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương,
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Điện thoại: 0651.3630888. Fax: 0651.3630630.
- Nhà máy Kiên Lương: quốc lộ 80, ấp Lò Bom, thị trấn Kiên Lương,
tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: 077.3853004. Fax: 077.3853005.
- Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ: 19 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8)38215521 - (84-8)38215534. Fax:
(84-8)38215540.
- Xí nghiệp Xây dựng: Km 8, Xa lộ Hà Nội, phường Bình Thọ, quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8)38966608 - (84-8)38964484. Fax:
(84-8)38967635.
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và
trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn
đề sau:
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty.
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại.
9


+ Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
+ Bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát.
+ Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản
trị.
- Ban kiểm soát và Thư ký Công ty:
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.

+ Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty.
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại.
+ Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
+ Bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát.
+ Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát và Thư ký Công ty.
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, báo cáo của Ban kiểm
soát.
+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu
tư của năm tài chính mới.
 Hội đồng quản trị
- Là cơ quan quản lý Công ty gồm có 7 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu
hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị
Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông,
có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát
- Gồm 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban
Giám đốc.

10


 Ban Giám đốc chức năng
Gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
- Giám đốc được Hội đồng quản trị ủy quyền. Là người đại diện theo pháp luật

của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó Giám đốc được phân công phụ trách các mảng khác nhau, gồm: Phó
Giám đốc phụ trách kỹ thuật; Phó Giám đốc phụ trách cung ứng đầu tư; và Phó Giám
đốc dự án.
 Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính
- Xây dựng kế hoạch tài chính theo định hạn, kiểm soát và phân tích kết quả
thực hiện. Ghi nhận, kiểm soát và phân tích kết quả đầu tư tài chính của Công ty.
- Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán
hạch toán tại các phòng ban và xí nghiệp trực thuộc.
- Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định của pháp luật và Công
ty về kế toán thống kê tài chánh.
- Giám sát sử dụng ngân sách của các đơn vị trong toàn Công ty.
- Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh theo trung tâm chi phí. Phân tích hợp lý
để tìm giải pháp nhằm giúp các đơn vị giảm chi phí, giá thành sản xuất.
- Kiểm soát vốn đầu tư của Công ty vào các liên doanh, các dự án đầu tư phát
triển của Công ty.
 Phòng Tổ chức hành chính
- Xây dựng chương trình, biện pháp thực hiện, kiểm soát qui trình thực hiện và
phân tích kết quả thực hiện chức năng tổ chức: bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực
cơ cấu tổ chức - nhân sự, quản lý nhân sự và các hợp đồng lao động, pháp chế, thi đua
- khen thưởng - kỷ luật, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra - phòng chống tham nhũng
nhằm thực hiện được các mục tiêu dài hạn/ngắn hạn về tổ chức của Công ty.
- Thiết lập các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn với các tiêu chí đào tạo hiện đại và phù hợp với chiến lược phát triển
của Công ty.

11



- Xây dựng chương trình, biện pháp thực hiện, kiểm soát và phân tích hoạt động
hành chánh nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động, tối ưu hóa các mối quan hệ cộng đồng
phù hợp với vị thế Công ty.
- Xây dựng và đệ trình ngân sách tiền lương hàng năm của Công ty.
 Phòng Vật tư xuất nhập khẩu
- Cung cấp thiết bị, vật tư và hàng hóa cho toàn bộ hoạt động của Công ty trên
cơ sở cân đối một cách khoa học và hiệu quả giữa cung - cầu và tồn kho hợp lý, tiết
kiệm.
- Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tin cậy, hỗ trợ, cạnh tranh, hiệu quả và dài
hạn với các nhà cung cấp và vận chuyển. Thực hiện đánh giá nhà cung cấp theo định
kỳ.
- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức kiểm định, nghiệm
thu, xác nhận khối lượng thực hiện theo quy định của hợp đồng. Chủ trì giải quyết các
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tổ chức và quản lý cảng nhập vật
tư, nguyên liệu của Công ty một cách minh bạch, khoa học và hiệu quả.
 Phòng Chiến lược phát triển - Xây dựng cơ bản
- Xây dựng, theo dõi và kiểm soát việc triển khai thực hiện định hướng chiến
lược công ty qua các chương trình hành động ngắn, trung và dài hạn.
- Phát hiện và đề xuất chương trình hành động ngăn ngừa các tác động ảnh
hưởng đến khả năng phát triển bền vững của Công ty.
- Chủ trì thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và báo cáo đầu tư đối với
các dự án. Triển khai thực hiện các dự án đầu tư đối với các dự án không cần phải
thành lập Ban quản lý dự án.
- Tổng hợp, triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa công trình
kiến trúc hàng năm.
- Chủ trì thương thảo, thiết lập và thực hiện các hợp đồng kinh tế, quản lý hồ sơ
hợp đồng, xây dựng giá thành kế hoạch và giá bán sản phẩm.
 Phòng Nghiên cứu - Triển khai
- Quản lý toàn bộ bí quyết kỹ thuật, công nghệ của Công ty.


12


- Nghiên cứu và thực hiện mục tiêu tối ưu hóa kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản
xuất hiện hữu để giải quyết các hạn chế về kỹ thuật và công nghệ sản xuất; tăng hiệu
quả về chất lượng, chi phí, tính hiệu dụng của sản phẩm.
- Tiếp cận và nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới trong kỹ thuật, công nghệ sản
xuất vào hoạt động của Công ty. Chủ trì triển khai thử nghiệm ở dạng mô hình, hoàn
chỉnh quy trình sản xuất thử nghiệm và chuyển giao để đưa vào sản xuất sản phẩm
mới/công nghệ mới.
- Giải quyết các vướng mắc về công nghệ, năng lượng, chi phí, hiệu quả... đặt
ra trong quá trình hoạt động của Công ty.
- Nhận chuyển giao kỹ thuật, bí quyết công nghệ kèm theo các dự án đầu tư của
Công ty.
- Thực hiện các thủ tục về đăng ký, quản lý và kiểm soát nhãn hiệu hàng hóa
của công ty cho các sản phẩm hiện hữu hoặc các sản phẩm mới trong tương lai. Bảo vệ
tính hợp pháp và độc quyền của nhãn hiệu hàng hóa về mặt pháp luật.
 Phòng Bảo vệ quân sự
- Tổ chức và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ, tuần tra canh gác. Phát
hiện và ngăn ngừa kịp thời những trường hợp xâm phạm hoặc phá hoại tài sản của
Công ty.
- Trực tiếp quản lý các phương tiện phòng cháy chữa cháy, xây dựng tổ chức
quần chúng thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, huấn luyện.
 Phòng Dữ liệu điện toán
- Xây dựng chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin với nội dung
và thời hạn cụ thể, phối hợp với mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn của Công ty.
- Thiết lập, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống
thông tin điện tử và cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
- Thiết lập và ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn khai thác hệ thống
thông tin, bảo mật dữ liệu và kiểm soát việc thực hiện.

 Phòng Thí nghiệm
Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu,
sản xuất, lưu kho cho đến khi xuất cho khách hàng, bảo đảm các tiêu chí thể hiện trong
mục tiêu chất lượng của Công ty.
13


×