Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.07 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRẠI HEO GIỐNG
CAO SẢN KIM LONG

Sinh viên thực hiện
Ngành
Lớp
Khóa

: ĐÀO CÔNG THẢO
: Chăn Nuôi
: Chăn Nuôi 30
: 2004 - 2008

- Tháng 09/2008 -


TÊN KHÓA LUẬN

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRẠI HEO GIỐNG
CAO SẢN KIM LONG

Tác giả


ĐÀO CÔNG THẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giảng viên hướng dẫn
Thạc Sĩ. LÂM QUANG NGÀ

- Tháng 09 năm 2008 -

i


LỜI CẢM ƠN
Xin mãi nhớ công ơn
- Cha, mẹ và toàn thể gia đình... đã nuôi dưỡng và dạy dỗ để con có được ngày
hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập cũng như trong
thời gian thực tập vừa qua.
Xin ghi nhớ công ơn
Thầy: ThS. Lâm Quang Ngà
Đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban giám đốc trại heo giống cao sản Kim Long
Chú Lê Văn Mến

Tổ trưởng


Anh Minh Quang

Tổ phó

Nguyễn Văn Ngọc Sơn

Kỹ thuật

Lâm Văn Đài

Kỹ thuật

Chú Lê Ngọc Hiệp

Kỹ thuật

Cùng toàn thể anh chị em công nhân trại heo giống cao sản Kim Long. Đã nhiệt
tình giúp đỡ và chỉ dẫn tôi suốt thời gian thực tập.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua 4 tháng khảo sát trên 3 nhóm đực giống đang làm việc tại trại gồm
Yorkshire, Duroc, Pietrain. Mỗi nhóm khảo sát 4 con đực giống đạt từ cấp I trở lên, có
nguồn gốc được sản suất tại trại Kim Long có độ tuổi từ 13 – 66 tháng tuổi chúng tôi
có kết quả sau:
PHẨM CHẤT TINH DỊCH
- Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) của giống Pietrain(56,91) >

Duroc (50,74) > Yorkshire (49,63).
- Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) của tháng 4 (54,87) > tháng 5
(54,26) > tháng 6 (51,54) > tháng 3 (49,03)
CHỈ TIÊU SINH SẢN
-Tỷ lệ đậu thai (%)
- Tỷ lệ đậu thai trung bình (%) của giống D (88,7%) > P (88,4%) > Y (87,9%)
- Tỷ lệ đậu thai (%) của tháng 3 (90,8%) > tháng 5 (89,6%) > tháng 4 (87,1%) >
tháng 6 (85,8%)
-Số con sơ sinh sống điều chỉnh/lứa của nọc phối
- Số con sống điều chỉnh/lứa biến thiên từ 9,31con/lứa của cá thể giống D(0140)
đến 10,62con/lứa của cá thể giống Y(2723)
- Số con sống điều chỉnh/lứa giống Y (10,5) > P (10,1) > D (9,83).
-Trọng lượng heo cả ổ sơ sinh bình quân do từng cá thể nọc phối (kg/ổ)
- Trọng lượng heo cả ổ sơ sinh biến thiên từ 12,23kg/ổ của cá thể giống
D(0140)đến 15,76kg/ổ của cá thể giống Y(7695)
- Trọng lượng heo cả ổ sơ sinh giống Y (14,7) > P (14,44) > D (13,67).
-Trọng lượng heo con sơ sinh binh quân do từng cá thể nọc phối (kg/con)
- Trọng lượng heo sơ sinh biến thiên từ 1,31kg/con của cá thể giống D(0140)
đến 1,54kg/con của cá thể giống P(9113)
- Trọng lượng heo sơ sinh giống Y = P (1,41) > D (1,39).

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 .................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích yêu cầu.............................................................................................................. 1

1.2.1. Mục đích................................................................................................................... 1
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.2.3.Nhiệm vụ đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 2 .................................................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................................... 1
2.1 Sự thành thục về tính dục ................................................................................................. 1
2.2 Tinh dịch........................................................................................................................... 1
2.2.1 Tinh thanh.................................................................................................................. 1
2.2.2 Tinh trùng .................................................................................................................. 1
2.2.2.1 Đầu tinh trùng..................................................................................................... 1
2.2.2.2 Cổ thân tinh trùng ...............................................................................................2
2.2.2.3. Đuôi tinh trùng .................................................................................................. 2
2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ........................................................................................... 2
2.4 Chức năng của tuyến sinh dục phụ................................................................................... 3
2.4.1 Tuyến tinh nang ......................................................................................................... 3
2.4.2 Tuyến tiền liệt............................................................................................................ 3
2.4.3 Tuyến cầu niệu đạo.................................................................................................... 3
2.5 Những đặc tính của tinh trùng ..........................................................................................3
2.5.1 Đặc tính sinh lý..........................................................................................................3
2.5.2. Đăc tính hướng về ánh sáng ..................................................................................... 4
2.5.3. Đặc tính tiếp xúc....................................................................................................... 4
2.5.4. Tính chạy ngược dòng .............................................................................................. 4
2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng .................................................... 4
2.6.1.Nước .......................................................................................................................... 4
2.6.2. Hóa chất.................................................................................................................... 4
2.6.3. Nhiệt độ .................................................................................................................... 4
2.6.4. Không khí ................................................................................................................. 5

iv



2.6.6. Khói .......................................................................................................................... 5
Trong khói (khói thuốc lá, khói …) có chứa H2S ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng........ 5
2.6.5. Sóng lắc .................................................................................................................... 5
2.6.7 Độ pH ........................................................................................................................ 5
2.6.8.Vật dơ bẩn vi trùng .................................................................................................... 5
2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch....................... 5
2.7.1 Dinh dưỡng................................................................................................................ 5
2.7.2.Thời tiết khi hậu ........................................................................................................ 6
2.7.3. Lứa tuổi..................................................................................................................... 6
2.7.4. Giống ........................................................................................................................ 7
2.7.5 Kỹ thuật lấy tinh ........................................................................................................ 7
2.7.6.Chu kỳ khai thác ........................................................................................................ 7
2.7.7.Vận động ................................................................................................................... 8
2.7.8. Chuồng trại ............................................................................................................... 8
2.7.9. Bệnh tật..................................................................................................................... 8
Chương 3 .................................................................................................................................... 9
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................................... 9
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM............................................. 9
3.1.1. Thời gian...................................................................................................................9
3.1.2. Địa điểm ................................................................................................................... 9
3.2.1. Vị trí địa lý................................................................................................................9
3.2.2. Lịch sử trại................................................................................................................ 9
3.2.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................ 10
3.2.4. Chuồng trại ............................................................................................................. 10
3.2.5. Nuôi dưỡng............................................................................................................. 10
3.2.6. Vệ sinh chuồng trại................................................................................................. 11
3.2.7. Tiêm phòng.............................................................................................................11
3.2.8. Nhiệt độ ẩm độ qua các thang thí nghiệm .............................................................. 11
3.2.9. Đàn nọc khảo sát: ................................................................................................... 12

3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................ 12
3.3.1. Chỉ tiêu khảo sát ..................................................................................................... 12
3.3.2 Giám định và xếp cấp đàn nọc khảo sát .................................................................. 13
3.3.2.1 Nguồn gốc và lí lịch của từng nọc giống.......................................................... 13
3.3.2.2 Thành lập hội đồng giám định.......................................................................... 13

v


3.3.2.3 Xếp cấp ngoại hình thể chất(theo Trần Văn Chính)......................................... 14
3.3.3 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch .................................................................................. 15
3.3.3.1 Chu kì và thời gian lấy tinh .............................................................................. 15
3.3.3.2 Vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy tinh..................................................................... 15
3.3.3.3 Phương pháp lấy tinh........................................................................................ 15
3.3.3.4 Dung lượng....................................................................................................... 16
3.3.3.5 Màu................................................................................................................... 16
3.3.3.6 Mùi ................................................................................................................... 16
3.3.3.7 Hoạt lực (A)...................................................................................................... 16
3.3.3.8 Nồng độ (106tt/ml)............................................................................................ 17
3.3.3.9 Tích VAC(109tttt/lần lấy tinh).......................................................................... 17
3.3.4 Chỉ tiêu về sinh sản.................................................................................................. 18
3.3.4.1 Số heo con sơ sinh điều chỉnh /ổ ...................................................................... 18
3.3.4.2 Tỉ lệ phối giống đậu thai...................................................................................18
3.3.4.3 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ (con/ổ) ...................................................... 18
3.3.4.4 Trọng lượng heo sơ sinh trung bình toàn ổ (kg/ổ)............................................ 18
3.3.4.5 Trọng lượng sơ sinh trung bình từng con trên ổ (kg/ con) ............................... 18
3.4 XỬ LÍ THỐNG KÊ ........................................................................................................ 18
Chương 4 .................................................................................................................................. 19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................................. 19
4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH .................... 19

4.1.1. Kết quả đánh giá và so sánh về dung lượng tinh dịch (V, ml) ............................... 19
4.1.2. Kết quả đánh giá và so sánh về hoạt lực tinh trùng................................................ 25
4.1.3. Kết quả đánh giá và so sánh về nồng độ tinh trùng trung bình (106 tt/ml)............. 30
4.1.4 Kết quả đánh giá và so sánh về tích VAC tinh dịch (109 tttt/ lần lấy tinh) ............. 35
4.2. CHỈ TIÊU SINH SẢN................................................................................................... 40
4.2.1. Kết quả đánh giá tỷ lệ đậu thai ............................................................................... 40
4.2.2. Khả năng sinh sản của các nái phối với từng cá thể nọc phối ................................ 41
4.2.2.1. Số con điều chỉnh toàn ổ của nọc phối ............................................................ 41
4.2.2.2. Trọng lượng cả ổ heo sơ sinh bình quân do từng nọc phối (kg/ổ) .................. 42
4.2.2.3. Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân do từng cá thể nọc phối (kg/con) ..... 42
4.3. KẾT QUẢ NHẬN XÉT VỀ CẤP TỔNG HỢP CỦA ĐÀN NỌC GIỐNG KHẢO SÁT
.............................................................................................................................................. 43
Chương 5 .................................................................................................................................. 44

vi


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 44
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 44
5.2. ĐỀ NGHỊ....................................................................................................................... 44
5.3. HẠN CHẾ CỦA KHÓA LUẬN ................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 46
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 47

vii


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Y


: Yorkshire

D

: Duroc.

p

: Pietain

V

: Dung Lượng

A

: hoạt lực ( activity)

C

: Nồng độ ( concentration)

VAC

: Tích VAC

Sx

: độ lệch chuẩn (Standard Deviation).


tt

: Tinh trùng

tt

: Tinh trùng tiến thẳng

Đc

: Đặc cấp

P

: Xác suất ( probability)

FMD

: Lở mồm long móng
: trung bình.

Kg

:Kilogam

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Thời gian thành thục của một số loài .......................................................................... 1
Bảng 2.2. Thành phần hóa học tinh dịch của heo(mg%)............................................................1
Bảng 2.3: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ ở cacs loài gia súc.............. 2
Bảng 2.4: Khả năng sản xuất tinh của heo đực .......................................................................... 7
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng cám 10B............................................................................ 11
Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình qua các tháng khảo sát ............................................................. 11
Bảng 3.3: Ẩm độ trung bình qua các tháng khảo sát................................................................ 12
Bảng 3.4: Đàn nọc khảo sát ...................................................................................................... 12
Bảng 3.5: Nguồn gốc và lí lịch của từng nọc giống và khảo sát .............................................. 13
Bảng 3.6: Xếp cấp đực giống theo bảng quy định.................................................................... 14
Bảng 3.7 Quy định đánh giá ngoại hình từng phần cơ thể(theo TCVN 3666-89) ................... 14
Bảng 3.8: Điểm hoạt lực tinh trùng ..........................................................................................17
Bảng 3.9: Quy định phẩm chất tinh dịch được phép sử dụng của nhà nước ............................ 18
Bảng 3.10: Hệ số điều chỉnh heo con sơ sinh........................................................................... 18
Bảng 4.1: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình (V, ml) ............................................... 21
Bảng 4.2: Kết quả dung lượng tinh dịch trung bình từng cá thể đực giống qua các tháng khảo
sát (V, ml) ................................................................................................................................. 22
Bảng 4.3: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình ................................................................ 26
Bảng 4.4: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống qua các tháng
khảo sát ..................................................................................................................................... 27
Bảng 4.5: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình (C:106 tt/ml)........................................... 31
Bảng 4.6: Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình của từng cá thể (C:106 tt/ml) ...................... 32
Bảng 4.7: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình (VAC:109 tttt/lần lấy tinh) .................... 36
Bảng 4.8: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình của từng cá thể (VAC:109 tttt/lần lấy tinh)
.................................................................................................................................................. 37
Bảng 4.9: Tỷ lệ đậu thai của các nhóm giống khảo sát (%) ..................................................... 40
Bảng 4.10: Tỷ lệ đậu thai trung bình của các giống ................................................................ 40
Bảng 4.11: Khả năng sinh sản của các nái phối với từng cá thể nọc phối ............................... 41
Bảng 4.12: Bảng xếp cấp tổng hợp của các cá thể đực khảo sát .............................................. 43
Bảng 4.13: Xếp cấp tổng hợp từng nhóm giống của đàn nọc khảo sát .................................... 43


ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch qua các tháng của từng nhóm giống......................23
Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình theo tháng.............................................23
Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình của từng nhóm giống ...........................23
Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng và giống..................................28
Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng ................................................28
Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình theo giống ................................................28
Biểu đồ 4.7: Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình theo tháng và giống.....................33
Biểu đồ 4.8: Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình theo tháng....................................33
Biểu đồ 4.9: Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình theo giống ...................................33
Biểu đồ 4.10: Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình theo tháng và giống..................38
Biểu đồ 4.11: Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình theo tháng ................................38
Biểu đồ 4.12: Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình theo giống.................................38

x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình các tháng của cá thể Y............................24
Đồ thị 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình các tháng của cá thể D............................24
Đồ thị 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình các tháng của cá thể P ............................24
Đồ thị 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng của cá thể giống Y....................29
Đồ thị 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng của cá thể giống D....................29
Đồ thị 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng của cá thể giống P.....................29

Đồ thị 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình của cá thể giống Y......................................34
Đồ thị 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình của cá thể giống D......................................34
Đồ thị 4.9: Nồng độ tinh trùng trung bình của cá thể giống P ......................................35
Đồ thị 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình của cá thể giống Y ..................................39
Đồ thị 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình của cá thể giống D ..................................39
Đồ thị 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình của cá thể giống P ...................................39
Đồ thị 4.13: Tỷ lệ đậu thai qua các tháng......................................................................40

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo nói chung và trong công tác giống nói riêng thì đực giống
vẫn giữ vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của nhà chăn nuôi.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi nhà chăn nuôi
làm thế nào để tạo ra phẩm chất thịt tốt (nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon),năng suất cao
giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Để đạt được điều đó, nhà chăn nuôi phải làm
tốt công tác giống, nghĩa là phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến thế giới.
Trong chăn nuôi, để đạt được các điều kiện trên, đòi hỏi nhà chăn nuôi phải
làm thật tốt việc quản lý đàn nọc giống. Như đánh giá khả năng sinh sản của đực thông
qua kiểm tra, đánh giá phẩm chất tinh dịch, để từ đó tìm ra ưu khuyết điểm của những
cá thể hay những nhóm nọc giống trong cùng điều kiện chăm sóc, nhằm xây dựng đàn
nọc tốt nhất có thể được cho các cơ sở chăn nuôi heo.
Xuất phát từ những yêu cầu trên được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa
CN-TY, bộ môn di truyền giống, được sự đồng ý của trại heo giống cao sản Kim Long,
cùng với sự tận tâm hướng dẫn của Ths. Lâm Quang Ngà. Chúng tôi đã tiến hành làm
đề tài “ khảo sát phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh sản của nhóm đực giống tại
trại heo giống cao sản Kim Long”.

1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định sự biến động phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát của từng
nhóm đực giống.
- Đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời đối với các đực giống có phẩm chất tinh
dịch xấu.
- Chọn lọc và giữ lại những dòng, giống và các cá thể tốt.

1


1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá phẩm chất tinh dịch và khả năng cho tinh của đực giống.
- Đánh giá xếp cấp của nhóm đực giống.
- Đánh giá khả năng sinh sản.
1.2.3.Nhiệm vụ đề tài
- Tiến hành khảo sát 3 nhóm giống heo:Yorkshire, Duroc, Pietrian. Từ đó đưa
ra nhận xét từng nhóm đực giống nhằm đưa ra những biện pháp hợp lý.
- Do thời gian đề tài và kiến thức có hạn. Đề tài không tránh khỏi thiếu sót,
mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sự thành thục về tính dục
Tất cả các loài gia súc khi đến một tuổi nhất định sẽ thành thục về tính dục
được biểu hiện ở một số điểm sau:
+Bản thân cá thể sản sinh ra những tế bào sinh dục (trứng, tinh trùng) hoàn

chỉnh có khả năng thụ thai.
+Dưới tác động của các kích thích tố làm cho cơ quan sinh dục thứ cấp phát
triển, làm cho con vật có phản xạ về tính dục.
Tuổi thành thục về tính dục phụ thuộc vào loài, giống, dinh dưỡng, thời tiết, khí
hậu, điều kiện chăm sóc quản lý, thời gian chiếu sáng, độ tuổi.
Đối với heo nội thì tuổi thành thục sớm hơn.
+Heo nội 5-6 tháng
+Heo ngoại 6-7 tháng
Bảng 2.1 Thời gian thành thục của một số loài
Giới tính

Cá thể cái

Cá thể đực

(tháng tuổi)

(tháng tuổi)

Heo(ngoại)

6-7

7-8

Trâu

20-25

25-30




8-12

12-18

Chó,dê,cừu

5-7

7-8

Ngựa

12-18

18-24

Loài

(Lâm Quang Ngà, 1999)
2.2 Tinh dịch
Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ
được hình thành ngay khi giao phối.
-Tinh dịch gồm 2 phần:
+Tinh thanh do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
1



+Tinh trùng do dịch hoàn tiết ra.
Bảng 2.2. Thành phần hóa học tinh dịch của heo(mg%)
Loài
Heo

Protein
(theo N)
3831

lipid Fructose
29

6-8

Acid

Acid

citric Lactic
0,13

21

p

Cl

Na

K


Ca

mg

8

329 646

24

5

11

(Theo Lâm Quang Ngà; 2002)
2.2.1 Tinh thanh
-Tinh thanh chủ yếu do các tuyến sinh dục phụ tiết ra. Số lượng phụ thuộc vào
kích thước và tốc độ tiết ra của các tuyến sinh dục.
+Những gia súc giao phối ở cổ tử cung như, ngựa, heo, chó…số lượng tinh
thanh nhiều nồng độ tinh trùng thấp.
+Những loài gia súc giao phối ở âm đạo như, bò, dê, cừu…số lượng tinh thanh
ít nhưng nồng độ tinh trùng cao.
-Tác dụng của tinh thanh;
+Rửa sạch niệu đạo.
+Làm môi trường thích hợp thúc đẩy hoạt động của tinh trùng, chấm dứt trạng
thái tiềm sinh.
+Trung hòa pH của âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng tiến đến trứng.
2.2.2 Tinh trùng
Là tế bào sinh dục được hình thành trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch

hoàn, thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ thuộc vào từng loài gia súc.
_Thành phần tinh trùng
+75% H2O
+25% vật chất khô gồm: 13.2% Lipid, 85% Protein, 1.8% Khoáng.
-Tinh trùng heo có tổng chiều dài là 55-57 m gồm có 3 phần: phần đầu, phần
cổ thân, phần đuôi.
2.2.2.1 Đầu tinh trùng
- Chiếm 51% khối lượng tinh trùng, dạng hình trứng được bao bọc bởi lớp
màng mỏng lipoprotein. Màng này được hình thành sau khi qua dịch hoàn phụ và nó
có tính bán thấm giúp tinh trùng định hình và chống chọi lại các điều kiện bất lợi.

1


-Phía trên đầu tinh trùng có hệ thống Acrosome có tác dụng quyết định năng lực
thụ thai của tinh trùng. Acrosome có chứa 2 protein (lipoprotein gồm 16-17 acid amin,
7% đường, 2% photphat và gần 1% acid nucleic)
Acrosome có chứa nhiều men hyaluronidaza. Men này có tác dụng làm hòa tan
màng tế bào trứng nhờ vậy mà tinh trùng xâm nhập vào tế bao trứng. Acrosome dễ bị
biến dạng bởi những tác động của môi trường bên ngoài: nhiệt độ, hóa chất, chất
bẩn…
2.2.2.2 Cổ thân tinh trùng
Chiếm 16(%) khối lượng tinh trùng gắn liền với đầu nhưng lỏng lẻo, đây là nơi
chứa chủ yếu là nguyên sinh chất của tinh trùng, phần này chứa nhiều enzyme hô hấp.
2.2.2.3. Đuôi tinh trùng
Chiếm 33(%) khối lượng tinh trùng,đuôi tinh trùng có nhiệm vụ giúp tinh
trùng vận động bằng các sợi xoắn quấn dọc quanh đuôi theo chiều dài của nó.
2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ
Dịch hoàn phụ đảm nhận việc di chuyển, sống còn và thành thục về chức năng
của tinh trùng.

Bảng 2.3: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ ở cacs loài gia súc
Loài

Thời gian



7-9

Thỏ

9-11

Dê, cừu

14

Heo

20
(Lâm Quang Ngà, 1999)

Trong dịch hoàn phụ có:
+ pH =6,13 môi trường có tính toan tính pH
+Nồng độ ion (H+) cao gấp 10 lần dịch hoàn.
+Áp xuất CO2 cao ức chế quá trình giải phân đường.
+Nhiệt độ dịch hoàn phụ thấp hơn dịch hoàn.
+Tế bào dịch hoàn phụ tiết ra lipoprotein bao xung quanh nó. Tinh trùng hấp
thu lipoprotein mang điện tích âm nên không kết dính nhau thành từng mảng. Tất cả
những điều kiện trên tạo cho tinh trùng ở điều kiện tiềm sinh(Anabiose) năng lượng

2


tiêu hao thấp nhất, do đó tinh trùng có khả năng sống trong dịch hoàn phụ từ (1-2
tháng) vẫn có khã năng thụ thai, Nhưng nếu ở quá lâu nó sẽ thay đổi về sinh lý, do đó
nọc giống không được khai thác trong thời gian dài thì trong tinh dịch có nhiều tinh
trùng kỳ hình ảnh hưởng xấu đến kết quả thụ thai. Do vậy gia súc lâu ngày không lấy
thì lần lấy kế tiếp tinh trùng có tỉ lệ kỳ hình cao, hoạt lực thấp.
2.4 Chức năng của tuyến sinh dục phụ
2.4.1 Tuyến tinh nang
Chất tiết có tác dụng đệm làm môi trường cho tinh trùng vận động. Tẩy rửa
niệu đạo, trung hòa pH ở âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua.
2.4.2 Tuyến tiền liệt
Chứa dịch thể protein trung tính có khả năng hấp thụ CO2, tăng hoạt động rõ rệt
của tinh trùng khi gặp chất tiết của tuyến tiền liệt ở heo chất tiết của tuyến này chiếm
50(%) dung lượng tinh dịch.
2.4.3 Tuyến cầu niệu đạo
Chất tiết có chứa dịch thể keo globulin, dưới tác động của enzyme vezikinase
(hoặc vesiculase) dịch thể này kết thành khối xu xoa (tapioca). Xu xoa có tính hút
nước mạnh. Trong giao phối tự nhiện nó tạo thành cái nút ở cổ tử cung không cho tinh
trùng chảy ra ngoài. Tuy nhiên trong thụ tinh nhân tạo phải nhanh chóng loại bỏ xu
xoa.
2.5 Những đặc tính của tinh trùng
2.5.1 Đặc tính sinh lý
-Tinh trùng trao đổi chất theo 2 phương thức phân giải đường và hô hấp.
+Phân giải đường: sự phân giải đường của Fructose được tính bằng số mg
Fructose của một tỷ tinh trùng sử dụng trong một giờ ở 37oC trung bình khoảng 2 mg
Fructose.
+Hô hấp tinh trùng hấp thu O2 và thải CO2.Tinh trùng càng hoạt động nhiều thì
tiêu hao năng lượng nhiều và giảm sức sống.

Hệ số hô hấp tính bằng (l) O2 của 100.000 tinh trùng sử dụng trong một giờ ở
37oC trung bình (10-20 l O2).

3


2.5.2. Đăc tính hướng về ánh sáng
Nhỏ một giọt tinh lên lame nửa sáng, nửa tối thì ta thấy tinh trùng chạy về
hướng có ánh sáng.
Ánh sáng tán quang không có hại cho tinh trùng nhưng dưới ánh sáng sóng trực
tiếp,hoạt động của tinh trùng sẽ được tăng cường và sau 20-40 phút chúng sẽ chết.
2.5.3. Đặc tính tiếp xúc
Nếu trong tinh dịch có bọt khí, vật lạ thì tinh trùng sẽ nhanh chóng bám vào vật
lạ và nhanh chóng chết.
Cũng nhờ những đặc tính này nên khi tinh trùng gặp trứng lập tức vây quanh và
tiến hành thụ tinh.
2.5.4. Tính chạy ngược dòng
Nếu lấy 1 giọt tinh dịch lên lame thí nghiệm quan sát dưới kính hiển vi ta thấy
tinh trùng chạy theo hướng lên cao và vận động tiến thẳng.
Nhờ đặc tính này khi giao phối với con cái động dục nước nhờn chảy ra từ cổ tử
cung, tinh trùng sẽ chạy ngược dòng để vào tử cung và lên ống dẫn trứng để thụ thai.
2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
2.6.1.Nước
Dù là nước cất hay nước đã tiệu độc cũng làm cho tinh trùng đầu to ra, lắc lư tại
chỗ rồi chết. Vì nước làm cho giảm áp suất thẩm thấu của môi trường.
2.6.2. Hóa chất
Tinh trùng nhạy cảm với hóa chất có tính sát trùng cao như alcool, thuốc tím,
fomol… do đó trong pha chế cần tránh xa hóa chất.
2.6.3. Nhiệt độ
Khả năng hoạt động của tinh trùng tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

+Nhiệt độ < 5oC tinh trùng hầu như không hoạt động.
+Nhiệt độ 5-15oC tinh trùng hoạt động không đáng kể.
+Nhiệt độ tăng tinh trùng tăng cường hoạt động làm cho chúng tiêu hao năng
lượng dẫn đến giảm sức sống.
+Nhiệt độ tối ưu cho tinh trùng hoạt động là 37oC.

4


2.6.4. Không khí
Nếu để tinh trùng tiếp xúc tự do trong không khí nó sẽ tăng cường hô hấp tăng
hoạt động, làm tiêu hao năng lực và chóng chết.
2.6.6. Khói
Trong khói (khói thuốc lá, khói …) có chứa H2S ảnh hưởng đến sức sống của
tinh trùng.
2.6.5. Sóng lắc
Vận chuyển tinh trùng với cường độ dao động mạnh tinh trùng mất sức, mau
chết.
2.6.7 Độ pH
Độ pH ở heo hơi kiềm (6,8-7,5). Sự thay đỏi pH đột ngột sẽ làm tinh chóng
chết.
2.6.8.Vật dơ bẩn vi trùng
Trong 1 ml tinh dịch có 13000 vi khuẩn thì tinh dịch được coi như bị nhiễm
khuẩn nặng, nếu dùng nó sẽ ảnh hưởng đến đời mẹ và đời con.
2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch
Khả năng sinh tinh và phẩm chất tinh dịch bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau như, dinh dưỡng, giống, loài, kỹ thuật lấy tinh, lứa tuổi, chăm sóc quản lý…
2.7.1 Dinh dưỡng
-Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất
tinh dịch.

-Dinh dưỡng trong khẩu phần đực giống vừa đảm bảo duy trì trọng lượng tăng
trưởng và đóng vai trò quan trọng trong sản suất tinh.
-Đối với thú non ăn thiếu thú chậm tăng trưởng, chậm thành thục. Đối với thú
đực làm việc nếu thiếu ăn sẽ giảm phẩm chất tinh dịch nếu kéo dài sẽ làm suy kiệt và
sáo trộn sinh lý.


Đạm:Thiếu khẩu phần thiếu protein làm chất lượng tinh giảm, nồng độ, hoạt lực giảm

vì chất đạm tham gia vào quá trình hình thành nhân của tế bào tinh trùng.


Lipid:Giúp hòa tan các vitamin A, D, K, E. Nếu nhiều làm cho thú mập mỡ, chậm

chạp, nếu thiếu khả năng sử dụng đực giống giảm.

5




Ngoài ra các vitamin cũng rất cần thiết cho sự hình thành và nâng cao chất

lượng tinh trùng.


Vitamin A:Ảnh hưởng đến sức khỏe chung, nó góp phần trong việc bảo vệ các

biểu mô của tế bào sinh tinh cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và kháng sinh.



Vitamin D:Cần thiết cho sự chuyển hóa canxi, photphat trong cơ thể. Nếu thiếu

vitamin D sẽ gây cho thú loãng xương, xốp xương gây yếu chân, rối loạn tiêu hóa, rối
loạn sinh sản.


Vitamin E:Là chất chống oxy hóa các chất béo không no. Màng tế bào chứa các

chất béo không no nếu thiếu vitamin E sẽ làm tổn thương màng tế bào. Vitamin E cần
thiết cho sự sinh sản. Thú đực thiếu vitamin E sẽ sản xuất tinh ít, tinh trùng sinh ra có
sức sống kém, tỉ lệ đậu thai thấp.Đối với heo nái cần thiết cho sự sinh sản. Nếu thiếu
thì giảm trứng rụng, sự định vị phôi kém, heo con sơ sinh yếu ớt.


Khoáng: Rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát dục bình thường của

gia súc nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến 2 quá trình trên. Có 2 loại khoáng:


đa lượng và khoáng vi lượng.

2.7.2.Thời tiết khi hậu
Nhiệt độ cao thú dễ bị stress nhiệt nhiệt độ thích hợp cho nọc giống là 16-22oC
ẩm độ 65-75 (%). Nếu nhiệt độ >27oC kéo dài sẽ làm giảm dung lượng tinh dịch, kỳ
hình cao, sức kháng thấp, giảm hoạt lực.
2.7.3. Lứa tuổi
Thời gian sử dụng khác nhau tùy thuộc vào loài giống, tình trạng sức khỏe,
phẩm chất của cá thể đực giống được xác định bằng cách kiểm tra tinh dịch và kết quả
kiểm tra đời sau, phẩm chất tinh dịch cũng thay đổi tùy theo lứa tuổi (theo Lâm Quang

Ngà giáo trình truyền tinh truyền phôi).
Theo Võ Văn Ninh (bài giảng chăn nuôi heo) dung lượng tinh dịch, nồng độ
tinh trùng tăng theo tuổi của heo và gắn liền vơi sự hoàn chỉnh cơ quan sinh dục (heo
2-3 năm tuổi cho tinh phẩm chất tốt nhất và sau đó giảm dần).
Để đảm bảo phẩm chất tinh tốt nhất nên cho 3-4 ngày lấy tinh 1 lần tùy từng cá
thể nọc.

6


2.7.4. Giống
Các giống heo khác nhau cho phẩm chất tinh dịch và dung lượng khác nhau.
Giống heo ngoại cho phẩm chất tinh dịch và dung lượng cao hơn giống heo nội.
Theo Nguyễn Thiện-Nguyễn Tấn Anh-Nguyễn Quốc Đạt thì khả năng sản xuất tinh
của heo đực là.
Bảng 2.4: Khả năng sản xuất tinh của heo đực
Giống

Heo nội

Heo ngoại

Loài

Hâu bị

Trưởng thành

Hậu bị


Trưởng thành

Dung lượng(ml)

50-80

>100

80-180

250-400

2.7.5 Kỹ thuật lấy tinh
Kỹ thuật lấy tinh ảnh hưởng rất lớn đến dung lượng tinh dịch.Khi lấy tinh nếu
kích thích bất thường sẽ làm cho nọc xuất tinh ít và đôi khi không xuất tinh. Do đó đòi
hỏi kỹ thuật lấy tinh phải có tay nghề cao và nên cố định người lấy, giờ lấy tinh và khu
vực lấy tinh.
Có nhiều kỹ thuật lấy tinh nhưng hiện nay dùng 2 phương pháp là lấy bằng tay
và lấy bằng âm đạo giả.
+Phương pháp lấy bằng tay đòi hỏi người lấy tinh phải đúng kỹ thuật nọc mới
xuất tinh nhiều.
Trước khi lấy tinh chuồng trại phải được dọn dẹp sạch sẽ để tránh trường hợp
heo bị trượt ngã và tinh bị nhiễm bẩn.
+Phương pháp lấy tinh bằng âm đạo giả, theo Nguyễn Thiện-Nguyễn Tấn
Anh(nhà xuất bản nông nghiệp (1993) nếu lấy tinh bằng âm đạo giả nhiệt độ trong âm
đạo cao hơn 40oC thì sẽ gây bỏng dương vật hoặc bao quy đầu sẽ làm cho nọc sợ hãi.
Nếu nhiệt độ thấp hơn 35oC sẽ không đủ kích thích cho phản xạ xuất tinh.
2.7.6.Chu kỳ khai thác
Chu kỳ khai thác hợp lý: Khoảng cách giữa 2 lần lấy tin không được quá ngắn
(1-2 ngày/tuần) vì tinh trùng chưa đủ trưởng thành, dung lượng thu được rất ít nồng độ

tinh trùng thưa, sức sống tinh trùng yếu, ảnh hưởng đến khả năng khai thác của đực
giống.

7


Nếu lấy tinh dày thì thì phẩm chất tinh kém, con vật giảm tính hăng hoặc sản
phẩm sinh ra trì trệ.
Nếu lấy thưa thì không tận dung hiệu suất của đực.
Nếu để quá nâu không sử dụng thì đực ù lì, mập.
Theo Lâm Quang Ngà (bài giảng thụ tinh nhân tạo) chu kỳ lấy tinh dối với heo.
-Nhỏ hơn 12 tháng 1 lần /tuần
-Lớn hơn 12 tháng 2-3 lần/tuần
2.7.7.Vận động
Thường xuyên vận động giúp cơ thể rắn chắc, tăng tính dục, tăng sức đề kháng
của cơ thể, giúp chuyển hóa dinh dưỡng tốt vì làm tăng phẩm chất tinh dịch, kéo dài
thời gian khai thác.
Nên cho nọc vận động lúc sáng sớm hoặc chiều mát khoảng 30-60 phút/ngày.
2.7.8. Chuồng trại
Nuôi heo phải được nuôi riêng để tránh cắn nhau. Chuồng trại phải chắc chắn,
cao ráo, thoáng mát, nền chuồng không quá trơn, không quá dốc, thành chuồng cao
tránh heo nhảy.
2.7.9. Bệnh tật
Nọc nhảy trực tiếp hay lấy tinh đều có thể mắc một số bệnh lây lan qua đường
sinh dục điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thú, đồng thời cũng ảnh hưởng trực
tiếp phẩm chất tinh dịch(kém về số lượng lẫn chất lượng).

8



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM
3.1.1. Thời gian
Thời gian thực tập 1/3/2008 – 30/6/2008
3.1.2. Địa điểm
Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Tại tổ phối giống trại heo giống cao sản Kim
Long.
3.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUY TRÌNH CỦA TRẠI HEO GIỐNG CAO
SẢN KIM LONG
3.2.1. Vị trí địa lý
Trại heo giống Kim Long thuộc địa phận xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương với tổng diện tích 150.000m2 được xây dựng trên vùng đất đồi cao ráo,
bằng phẳng, vị trí của trại rất thuận lợi cho việc chăn nuôi vì ở nơi đây dân cư thưa
thớt, có hàng rào bao bọc, xung quanh là cao su và mặt tiền giáp quốc lộ 13 nên thuận
lợi cho việc vận chuyển.
3.2.2. Lịch sử trại
Trực thuộc công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kim Long và được thành lập năm
2001, năm 2004 trại mở thêm cơ sở 2 ở xã Vĩnh Tân, Huyện Tân Uyên, Tĩnh Bình
Dương với phương hướng chuyên nuôi thịt.

9


3.2.3. Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

Ban lãnh đạo trại


Phòng
kỷ
thuật

Phòng
Kế
toán

Tổ
bảo vệ

Tổ
cai
sữa

Tổ Nái
đẻ

Tổ
giống

3.2.4. Chuồng trại
- Mỗi đực giống được nhốt trong một ô chuồng có kích thước như sau:
+ Chiều cao: 1,25m
+ Chiều rộng: 2,6m
+ Chiều dài: 3,3m
Chuồng được xây dựng kiên cố, được lợp bằng tole, lạnh 2 bên có bạt che có
thể cuốn lên hay hạ xuống tùy điều kiện (mất điện, mưa tạt) chuồng có trần ngựa cách
đất 3,5(m)
Trại được xây dựng kép kín có hệ thống phun sương , quạt hút gió ở đầu và

cuối chuồng
Chuồng chia làm hai dãy có lối đi ở giữa và được đánh số thứ tư giữa các ô
trong chuồng để thuận tiện cho việc quản lý
3.2.5. Nuôi dưỡng
Đực giống được cho ăn bằng cám 10B, cho ăn ngày 2 lần
+ Sáng ăn lúc 7h00
+ Chiều ăn lúc 2h 45
Lượng cám cho ăn giao động từ 2,5 – 3 kg tùy theo cá thể mập hay ốm.

10


×