BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN TOÁT NGHIEÄP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA
CÁC NHÓM HEO ĐỰC GIỐNG Ở TRẠI
GIỐNG TƯ NHÂN TRÍ CÔNG - ĐỒNG NAI
Họ và tên sinh viên : LÊ THƯỜNG
Ngành
: Thú Y
Niên khóa
: 2002-2007
Tháng 11/2007
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM HEO ĐỰC
GIỐNG Ở TRẠI GIỐNG TƯ NHÂN TRÍ CÔNG - ĐỒNG NAI
Tác giả
LÊ THƯỜNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú y
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÂM QUANG NGÀ
Tháng 11/2007
i
LỜI CÁM ƠN
Kính Dâng Lên Ba Mẹ:
Người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh cả cuộc đời dạy dỗ cho con có được
ngày hôm nay.
Xin Chân Thành Cảm Ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi-Thú Y
Bộ Môn Di Truyền-Giống
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em được học tập, tận tình giảng
dạy và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm
vô cùng quý báu trong cuộc sống suốt thời gian qua.
Thành Kính Ghi Ơn:
Thầy Lâm Quang Ngà
Thầy Trần Văn Dư
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Chân Thành Nhớ Ơn:
Chú Nguyễn Trí Công
Cùng toàn thể gia đình chú Nguyễn Trí Công và anh chị công nhân trong trại đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp ở trại.
Thân Gửi Đến:
Các bạn lớp thú y 19 (2002) đã dành cho tôi những tình cảm, sự giúp đỡ và
động viên trong suốt năm năm gắn bó với giảng đường đại học.
Lê Thường
ii
TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Qua 3 tháng khảo sát trên 2 nhóm giống lai Master(M), Duroc(D). Chúng tôi có
kết quả như sau:
PHẨM CHẤT TINH DỊCH
Dung lượng tinh dịch (V,ml).
Dung lượng tinh dịch trung bình tháng 7 (209,75) > 6 (195,5) > 5 (185,5)
Dung lượng tinh dịch trung bình của nhóm giống lai M (215,67) > D (178,17)
Hoạt lực tinh trùng (A).
Hoạt lực tinh trùng trung bình tháng 7 (0,782) > 6 (0,761) > 5 (0,755)
Hoạt lực tinh trùng trung bình của nhóm giống lai M (0,767) > D (0,766)
Nồng độ tinh trùng (C) (106 tinh trùng/ml tinh dịch).
Nồng độ tinh trùng trung bình tháng 7 (260,75) > 6 (249,5) > 5(243,25)
Nồng độ tinh trùng trung bình của nhóm giống D (253,17) > M (249,17)
Tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/lần lấy).
Tích VAC tinh dịch trung bình tháng 7 (42,814) > 6 (37,247) > 5 (33,971)
Tích VAC tinh dịch trung bình của giống lai M (41,195) > D (34,826)
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... ix
Danh sách các đồ thị ........................................................................................................ x
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ......................................................................................1
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................1
1.2.3 Nhiệm vụ đề tài ......................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................3
2.1 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC ........................................................................3
2.2 TINH DỊCH ...............................................................................................................4
2.2.1 Khái niệm ...............................................................................................................4
2.2.2.Tinh Thanh .............................................................................................................4
2.2.3 Tinh Trùng ..............................................................................................................4
2.3 CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ .................................................................5
2.4 CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN SINH DỤC PHỤ ......................................................7
2.4.1 Tuyến tiền liệt .........................................................................................................7
2.4.2 Tuyến cầu niệu đạo .................................................................................................7
2.4.3. Tuyến tinh nang .....................................................................................................7
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH .................................................................................................8
2.5.1 Dinh dưỡng .............................................................................................................8
2.5.2 Giống ......................................................................................................................9
iv
2.5.3 Thời tiết và khí hậu .................................................................................................9
2.5.4 Lứa tuổi.................................................................................................................10
2.5.5 Cường độ chiếu sáng ............................................................................................10
2.5.6 Chăm sóc ..............................................................................................................11
2.5.7 Kỹ thuật lấy tinh ...................................................................................................11
2.5.8 Bệnh tật .................................................................................................................11
2.6 CÁC ĐẶC TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA
TINH TRÙNG .......................................................................................................11
2.6.1 Đặc tính của tinh trùng .........................................................................................11
2.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng .........................................12
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................14
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .............................................................14
3.1.1 Thời gian thực tập.................................................................................................14
3.1.2 Địa diểm khảo sát .................................................................................................14
3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG ....................14
3.3 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ........................................................................................15
3.3.1 Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm ..................................................15
3.3.2 Nuôi dưỡng đực giống ..........................................................................................16
3.3.3 Qui trình chăm sóc quản lý ...................................................................................16
3.4 ĐÀN NỌC KHẢO SÁT ..........................................................................................17
3.5 CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................17
3.5.1 Chỉ tiêu khảo sát ...................................................................................................17
3.5.2 Giám định xếp cấp đàn nọc khảo sát ....................................................................17
3.5.3 Kiểm Tra Phẩm Chất Tinh Dịch...........................................................................19
3.7 XỬ LÝ THỐNG KÊ ...............................................................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................................23
4.1 KẾT QUẢ XẾP CẤP TỔNG HỢP ĐÀN NỌC GIỐNG KHẢO SÁT ...................23
4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT TINH DỊCH. ............................................24
4.2.1 Kết quả về dung lượng tinh dịch ..........................................................................24
4.2.2 Kết quả hoạt lực tinh trùng ...................................................................................28
4.2.3 Kết quả nồng độ tinh trùng ...................................................................................34
v
4.2.4 Kết quả tích VAC tinh dịch ..................................................................................38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................44
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................44
5.1.1 Dung lượng tinh dịch ............................................................................................44
5.1.2 Hoạt lực ................................................................................................................44
5.1.3 Nồng độ ................................................................................................................44
5.1.4 Tích VAC .............................................................................................................44
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................46
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HF
: France Hybdrides
M
: Master
D
: Duroc
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc..............................................3
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của tinh dịch heo ...........................................................4
Bảng 2.3: Chiều dài của tinh trùng ở một số loài ............................................................5
Bảng 2.4: Biến động thể tích tinh dịch của hai giống heo nội và heo ngoại ...................9
Bảng 2.5: Nồng độ tinh trùng ảnh hưởng theo mùa ......................................................10
Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch ở các lứa tuổi heo .........................................................10
Bảng 3.1: Nhiệt độ chuồng nuôi của heo đực giống .....................................................16
Bảng 3.2:Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ..............................................................16
Bảng 3.3: Điểm xếp cấp tổng hợp .................................................................................18
Bảng 3.4:Qui định cho điểm từng bộ phận và hệ số kèm theo cho từng bộ phận của cơ
thể thú ...........................................................................................................18
Bảng 3.5: Điểm hoạt lực của tinh trùng ........................................................................21
Bảng 3.6: Bảng quy định phẩm chất tinh dịch được phép sử dụng của nhà nước ........22
Bảng 4.1: Điểm và cấp tổng hợp đàn nọc khảo sát .......................................................23
Bảng 4.2: Cấp tổng hợp đàn nọc khảo sát .....................................................................23
Bảng 4.3 : Kết quả dung lượng tinh dịch trung bình .....................................................25
Bảng 4.4: Dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể .........................................26
Bảng 4.5: Kết quả hoạt lực tinh trùng trung bình các tháng khảo sát ...........................31
Bảng 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng khảo sát .................................35
Bảng 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình của từng cá thể .............................................36
Bảng 4.9: Kết quả tích VAC trung bình qua các tháng khảo sát...................................40
Bảng 4.10: Kết quả tích VAC trung bình của từng cá thể.............................................41
viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Dung lượng tinh dịch (ml) trung bình của 2 giống qua 3 tháng ................27
Biểu đồ 4.2 Dung lượng tinh dịch (ml) trung bình qua 3 tháng ....................................27
Biểu đồ 4.3 Dung lượng tinh dịch (ml) trung bình theo giống......................................27
Biểu đồ 4.4 Hoạt lực tinh trùng trung bình của 2 giống qua 3 tháng khảo sát ..............32
Biểu đồ 4.5 Hoạt lực tinh trùng trung bình qua 3 tháng ................................................32
Biểu đồ 4.6 Hoạt lực tinh trùng trung bình của từng giống ..........................................32
Biểu đồ 4.7 Nồng độ tinh trùng trung bình các giống qua 3 tháng khảo sát .................37
Biểu đồ 4.8 Nồng độ tinh trùng trung bình của 3 tháng khảo sát..................................37
Biểu đồ 4.9 Nồng độ tinh trùng trung bình của các giống. ...........................................37
Biểu đồ 4.10 Tích VAC trung bình của các giống qua 3 tháng khảo sát ......................42
Biểu đồ 4.11 Tích VAC trung bình qua 3 tháng khảo sát .............................................42
Biểu đồ 4.12 Tích VAC trung bình của từng giống qua 3 tháng khảo sát ....................42
ix
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 Dung lượng tinh dịch trung bình các cá thể giống lai Master ......................28
Đồ thị 4.2 Dung lượng tinh dịch trung bình các cá thể giống Duroc ............................28
Đồ thị 4.3 Hoạt lực tinh trùng trung bình các cá thể giống lai Master. .........................33
Đồ thị 4.4 Hoạt lực tinh trùng trung bình các từng cá thể giống Duroc........................33
Đồ thị 4.5 Nồng độ tinh trùng trung bình các cá thể giống lai Master ..........................38
Đồ thị 4.6 Nồng độ tinh trùng trung bình các cá thể giống Duroc. ...............................38
Đồ thị 4.7 Tích VAC trung bình của cá thể giống lai Master .......................................43
Đồ thị 4.8 Tích VAC trung bình của cá thể giống Duroc .............................................43
x
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với ngành chăn nuôi heo, nhất là chăn nuôi heo nái sinh sản, con đực giống
giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Việc
khảo sát phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh trưởng, phát dục và sinh sản của con đực
giống là yếu tố then chốt vì nó liên quan đến tỉ lệ thụ thai, số con đẻ ra trong lứa.
Hiện nay gieo tinh nhân tạo được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Nên việc
đánh giá phẩm chất tinh dịch của từng cá thể đực giống là rất cần thiết, yếu tố quyết
định giữ lại hay loại thải những đực giống có phẩm chất tinh dịch kém. Giúp giảm chi
phí nuôi dưỡng và tăng tỉ lệ chọn lọc đàn đực giống.
Từ những lý do trên, được sự phân công của ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi –
Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh được
sự hướng dẫn tận tình của Thầy Lâm Quang Ngà và sự đồng ý của gia đình chú Trí
Công, chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA
CÁC NHÓM HEO ĐỰC GIỐNG Ở TRẠI GIỐNG TƯ NHÂN TRÍ CÔNG –
ĐỒNG NAI”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát, đánh giá phẩm chất tinh dịch các nhóm nọc để chọn và giữ lại những
con nọc có năng suất cao.
Khảo sát, đánh giá khả năng cho tinh của các nhóm đực giống.
Xác định sự biến động về phẩm chất tinh dịch qua các tháng thí nghiệm
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá ngoại hình thể chất, sinh trưởng để xếp cấp tổng hợp.
Đánh giá khả năng cho tinh và phẩm chất tinh dịch qua các tháng thí nghiệm.
So sánh phẩm chất tinh dịch của từng nhóm nọc qua các tháng thí nghiệm.
1
1.2.3 Nhiệm vụ đề tài
Tiến hành khảo sát trên hai nhóm đực giống lai Master(M), Duroc(D). Từ đó đưa
ra kết quả nhận xét từng cá thể, để có biện pháp hợp lý nhằm hạn chế thiệt hại về con
giống , góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC
Heo cũng như các loài gia súc khác, sau một thời kỳ sinh trưởng và phát dục nhất
định thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi
thành thục về tính. Tuổi thành thục được ghi nhận bởi lần rụng trứng đầu tiên với con
cái. Đối với thú đực có sự hiện diện của tinh trùng tự do trong ống sinh tinh và dịch
hoàn phụ. Khi tinh trùng gặp trứng có khả năng thụ thai. Ở giai đoạn này dưới ảnh
hưởng của nội tiết tố sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển, đặc điểm sinh dục phụ phát
triển, gia súc có những ham muốn về tính.
Cuối giai đoạn thành thục, tổng số lượng tinh trùng gia tăng và tỷ lệ kỳ hình
giảm. Đối với những thú đực truởng thành sinh dục, tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng dưới
5%. Tuổi thành thục của gia súc phụ thuộc vào các yếu tố: loài, giống, chăm sóc quản
lý, phái tính, dinh dưỡng, khí hậu và môi trường. Thú cái thường trưởng thành sinh
dục sớm hơn thú đực.
Bảng 2.1: Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc
Loài
Con cái
Con đực
Trâu
18 – 24 tháng
18 – 30 tháng
Bò
8 – 16 tháng
12 – 18 tháng
Ngựa
12 – 18 tháng
18 – 24 tháng
Heo (ngoại)
6 – 7 tháng
5 - 8 tháng
Chó, dê, cừu
6 – 7 tháng
7 – 8 tháng
(Theo Lâm Quang Ngà)
Lưu ý: khi heo đã đến tuổi trưởng thành sinh dục, thú vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát
dục, do đó không nên cho thú sinh sản ngay sau khi thành thục vì:
- Ảnh hưởng đen sinh trưởng và phát dục của thú.
- Thú chưa phát triển đầy đủ bộ khung xương dễ dẫn đến đẻ khó
3
2.2 TINH DỊCH (Semen)
2.2.1 Khái niệm
Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ,
được hình thành tức thời ngay sau khi giao phối (Lâm Quang Ngà). Tinh dịch gồm 2
phần chính: tinh trùng và tinh thanh.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của tinh dịch heo (tính theo mg%)
Loài Lipid Protein
Heo
29
3831
Fructose A.citric A.lactic P
6-8
0,13
21
Cl
Na
K
8 328 646 243
Ca Mg
5
11
(Theo Lâm Quang Ngà)
2.2.2.Tinh Thanh (Seminal plasma)
Là hỗn hợp của những dịch tiết ở các tuyến sinh dục phụ. Ơ heo đực phần lớn
tinh thanh (55 – 70%) là chất phân tiết của tuyến tiền liệt, 20 – 26% do túi chứa tinh,
15 – 18% là chất phân tiết của tuyến cowper, chỉ có 2 – 3% của dịch hoàn phụ. Thành
phần chủ yếu gồm: Fructose, protein, phosphotaza và men proteaza để tiêu hoá
protein, những chất này tạo thành môi trường thích hợp thúc đẩy khả năng vận động và
cung cấp dưỡng chất cho hoạt động của tinh trùng.
Lượng tinh thanh tiết ra phụ thuộc vào kích thước và tốc độ tiết của tuyến sinh
dục phụ. Gia súc giao phối ở tử cung (heo, ngựa, chó) thì số lượng tinh thanh nhiều và
nồng độ tinh trùng thấp. Còn những thú giao phối ở âm đạo (bò, dê, cừu) số lượng tinh
thanh ít nhưng nồng độ tinh trùng cao.
Tác dụng của tinh thanh:
- Tạo môi trường thích hợp thúc đẩy hoạt động của tinh trùng, chấm dứt trạng
thái tiềm sinh.
- Rửa sạch niệu đạo.
- Làm trung hòa pH âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng gặp trứng.
2.2.3 Tinh Trùng (Spermatozoa)
Là tế bào sinh dục được hình thành trong ống sinh tinh của dịch hoàn, tinh
trùng được hoàn chỉnh và có khả năng thụ thai khi qua dịch hoàn phụ. Thời gian tinh
trùng qua dịch hoàn phụ tùy theo loài gia súc, đối với heo 20 ngày.
Thành phần tinh trùng gồm: 75% nước, 25% là vật chất khô trong đó có 85%
protêin, 13,2% lipid, 1,8% khoáng. Tinh trùng heo có tổng chiều dài từ 55 - 57µ có 3
4
phần: đầu khoảng 8µ(có chứa AND), cổ thân khoảng12µ và đuôi khoảng 35-37µ.
Bằng phương pháp ly tâm đã xác định được thành phần tinh trùng như sau:
- Đầu chiếm 51% khối lượng.
- Cổ và thân chiếm 16% khối lượng.
- Đuôi chiếm 33% khối lượng.
Đầu tinh trùng: hình trứng, bên ngoài bao bọc bởi lớp màng mỏng lipoprotein
được thành lập khi qua dịch hoàn phụ, màng có khả năng bán thấm giúp tinh trùng
định hình cũng như có khả năng chống chọi với các điều kiện bất lợi.
Phía trên đầu tinh trùng có hệ thống acrosome. Acrosome có tác dụng quyết
định đến khả năng thụ thai. Vì hệ thống này chứa 2 enzyme hyaluronidase và
neuramidase có tác dụng làm tan rã màng bọc mucopolysaccharit của tế bào trứng để
thụ tinh. Nếu tinh trùng được bảo quản ở môi trường và nhiệt độ thích hợp không đổi
trong vòng 2 – 3 ngày thì tinh trùng vẫn còn năng lực hoạt động, nhưng sau đó sẽ bị
biến dạng do hệ thống acrosome bị bóc ra làm mất khả năng thụ thai dù tinh trùng vẫn
còn hoạt động.
Cổ và thân: nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo nó chứa chủ yếu là nguyên
sinh chất của tinh trùng phần này dễ bị đứt ra khỏi đầu.
Đuôi tinh trùng: chứa 23% lipid chức năng chủ yếu giúp tinh trùng vận động
hình xoăn quấn quanh đuôi theo chiều dài của nó ở trung tâm và chín đôi sợi dọc khác
bao quanh.
Bảng 2.3: Chiều dài của tinh trùng ở một số loài
Loài
Đơn vị đo (µ)
Bò
61 - 78
Thỏ
35 - 62
Heo
57 - 62
2.3 CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ
Dịch hoàn phụ đảm nhận việc di chuyển, sống còn và thành thục về chức năng
của tinh trùng. Thời gian tinh trùng đi qua dịch hoàn phụ của các loài gia súc cũng có
sự khác nhau:
5
Heo
: 20 ngày
Bò
: 7 – 9 ngày
Dê, Cừu : 14 ngày
Dịch hoàn phụ gồm: đầu, thân, đuôi; có dạng hình ống, dài nhỏ, quăn queo và
chiều dài có sự khác nhau giữa các loài như:
Heo : 100 (m)
Bò
: 60 (m)
Ngựa : 70 (m)
Trong dịch hoàn phụ:
Môi trường của dịch hoàn phụ có pH: (6,13) do nồng độ ion [H+] cao gấp 10
lần trong dịch hoàn.
+ Áp suất CO2 cao ức chế quá trình tiêu đường.
+ Nhiệt độ ở dịch hoàn phụ thấp hơn ở dịch hoàn.
Tế bào ống của dịch hoàn phụ tiết ra lipoprotein mang điện tích âm, vì vậy
chúng không bị kết dính nhau thành từng mảng. Cũng do bề mặt tinh trùng hấp thụ
lipoprotein (chủ yếu ở phần đuôi của dịch hoàn phụ) giúp tinh trùng có một màng
mỏng bao lấy bên ngoài, làm cho tinh trùng có sức đề kháng rất lớn đối với môi trường
acid và các muối có hại. Thí nghiệm thấy rằng nếu tinh trùng ở phần đầu của dịch hoàn
phụ hoặc ở dịch hoàn ra khỏi cơ thể thì chỉ sau vài giờ tinh trùng sẽ chết, nhưng lấy
tinh trùng ở phần đuôi dịch hoàn phụ thì chúng có thể sống được vài ngày. Theo
Fournier – Delpechs và cs , 1991 khả năng thụ tinh của tinh trùng (%) được lấy ở các
vị trí khác nhau trong dịch hoàn phụ của heo:
Xa đầu
: dưới 1
Giữa thân : 5 – 10
Xa thân
: 25 – 30
Gần đầu
: trên 50
Xa đuôi
: trên 75
Tất cả những diều kiện trên làm cho tinh trùng ở trạng thái tiềm sinh
(Anabiose). Năng lượng tiêu hao giảm mức thấp nhất, cho nên tinh trùng có thể ở lâu
trong dịch hoàn phụ đến 1 – 2 tháng cũng còn khả năng thụ thai. Tuy nhiên tinh trùng
ở quá lâu trong dịch hoàn phụ nó sẽ dần dần thay đổi về sinh lý, hình thái và mất khả
6
năng thụ thai. Cho nên nếu gia súc lâu ngày không lấy tinh thì lần lấy tinh tiếp theo sau
tinh trùng có tỷ lệ kỳ hình cao, hoạt lực thấp ảnh hưởng rất lớn đến sự thụ thai.
2.4 CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN SINH DỤC PHỤ
Tuyến sinh dục phụ là những tuyến tiết ra chất tiết tham gia chủ yếu vào thành
phần tinh dịch.
2.4.1 Tuyến tiền liệt (Prostate Gland)
Tuyến này phân thành nhiều thùy bao quanh mặt sau và mặt bên của niệu đạo.
Chất tiết của tuyến trong suốt, có mùi hăng đặc trưng, pH trung tính hay kiềm yếu, có
chứa nhiều protein để hấp thu CO2 trong môi trường niệu đạo, khối lượng chất tiết của
nó nhiều để tham gia vào thành phần của tinh dịch và làm cho tinh trùng tăng hoạt
động. Với những thú giao phối tử cung như heo thì chất tiết của tuyến này chiếm
khoảng 50% của tinh dịch và ngược lại.
2.4.2 Tuyến cầu niệu đạo (Cowper Gland)
Gồm một đôi hình trứng, màu vàng nhạt, nằm trong xoang chậu, trên bọng đái
và ống dẫn tinh.
Chất tiết không trộn lẫn với tinh trùng mà là dịch thể keo có chứa Globulin dưới
tác dụng của men Vezikinase tạo ra xu xoa, có tác dụng hấp thu nước mạnh. Trong
giao phối tự nhiên xu xoa có tác dụng “nút” đường sinh dục cái ngăn tinh trùng không
bị trào ngược trở lại. Do chứa nhiều Globulin nên nó chống sự xâm nhập của vi khuẩn
bên ngoài vào đường sinh dục cái. Trong thụ tinh nhân tạo, phải nhanh chóng lọc bỏ
xu xoa, vì nó có tính hút nước mạnh, làm nghẽn ống dẫn tinh, ảnh hưởng đến số lượng
và sức sống của tinh trùng.
2.4.3. Tuyến tinh nang (Vesicular gland)
Tuyến cầu niệu đạo nằm ở góc thể hang của dương vật, chất tiết của tuyến này
nhớt, kiềm tính có tính sát trùng, được tiết trước tiên để tẩy rữa đường tiết niệu của bộ
phận sinh dục, làm môi trường đệm, cung cấp năng lượng, dọn đường cho tinh trùng
đi qua.
Như vậy, trong thời gian phóng tinh, các tuyến sinh dục phụ tiết bổ sung chất
dịch để tạo nên tinh dịch hoàn chỉnh. Các chất tiết này bổ sung nhiều chất điện giải,
các chất dinh dưỡng cho tinh trùng để góp phần dưỡng tinh trùng trong đường sinh
dục cái.
7
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ
PHẨM CHẤT TINH DỊCH
Quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố: dinh dưỡng, giống, lứa tuổi, thời tiết khí hậu, chăm sóc quản lý…
2.5.1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi. Đối với đực giống
ngoài việc duy trì thể trọng và sức khoẻ, mà dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất tinh trùng và phẩm chất tinh dịch. Cung cấp thức ăn cho đực
giống phải cân bằng các dưỡng chất để tạo ra đời con tốt hơn, phẩm chất tinh tốt và ổn
định, kéo dài thời gian sử dụng. Do đó đối với đực giống phải đảm bảo đủ năng lượng,
cân bằng các vitamin A, D, E, K và các khoáng chất…
- Vai trò của protein
Vật chất cấu tạo chủ yếu của tinh trùng là protein. Vì vậy nó là yếu tố dinh
dưỡng quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tinh trùng và chất lượng của
tinh dịch (Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 1992). Nếu khẩu phần thiếu protein làm cho
phẩm chất tinh giảm, nồng độ và mật độ giảm vì protein giúp hình thành nhân bào của
tinh trùng và giúp heo đực sớm thành thục. Nếu như dư cơ quan tiết niệu bị viêm do
hoạt động quá tải, giảm tính hăng và giảm tuổi thọ của heo. Nên khống chế khẩu phần
từ 16 – 18% protein và phải cân đối giữa protein động – thực vật.
- Vài trò của vitamin và khoáng chất
Vitamin là chất cần thiết cho cơ thể hoạt động, tham gia vào các phản ứng sinh
học, còn có vai trò quan trọng trong trao đổi chất.
+ Vitamin A có ảnh hưởng lớn đến sự tổng hợp testosterone. Giữ vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất tinh trùng, giúp thú đực hăng tính dục, tăng số lượng và
hoạt lực tinh trùng. Nếu thiếu tỷ lệ thụ tinh thấp, thú cái ít trứng rụng số con đẻ ra ít,
dễ dị tật. Vitanim A rất cần thiết cho sự hình thành hoàng thể.
+ Vitamin D cần thiết cho sự chuyển hoá Ca, P trong cơ thể. Nếu thiếu thú dễ
yếu chân, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và sinh sản: xương mềm, dễ gãy, rối loạn
tiêu hoá và gây nguy hiểm cho người lấy tinh.
8
+ Vitamin E góp phần gia tăng phẩm chất tinh dịch. Nếu thiếu việc sinh tinh bị
trở ngại, khả năng chuyển động, sức sống kém, tỉ lệ thụ thai thấp. Ở thú cái thì ít trứng
rụng, sự định vị phôi kém, con sơ sinh yếu.
Khi bổ sung 40 – 80mg vitamin E cho heo đực giống thì 6 tháng sau phẩm chất
tinh dịch tăng 15 – 20% so với lô đối chứng.
+ Selen cần thiết cho quá trình sinh trưởng và thụ tinh. Selen là thành phần
quan trọng của enzyme glutathime peroxidase, enzyme này bảo vệ màng lipid của tế
bào tránh tác động của peroxide hydro. Selen có mối quan hệ tương quan với vitamin
E trong việc chống oxy hoá.
+ Kẽm rất cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản, nó được phân bố rộng rãi
trong các mô bào nhất là tuyến tiền liệt và dịch hoàn (Nguyễn Phước Nhuận, 1994).
2.5.2 Giống
Các giống heo khác nhau thì phẩm chất tinh dịch khác nhau. Những đực giống
được chọn và cải tạo cho phẩm chất tinh tốt hơn. Các giống heo ngoại cho phẩm chất
và dung lượng tốt hơn heo nội.
Bảng 2.4: Biến động thể tích tinh dịch của hai giống heo nội và heo ngoại
Giống
Đực nội
Đực ngoại
Loại
Hậu bị
Trưởng thành
Hậu bị
Trưởng thành
Dung lượng (ml)
50 - 80
> 100
80 – 150
250 - 400
(Nguyễn Thiện – Nguyễn Tấn Anh,1993).
2.5.3 Thời tiết và khí hậu
Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng sản xuất tinh trùng của thú đực. Thân nhiệt tăng cao do môi trường hay bệnh lý
đều dẫn đến thoái hoá dịch hoàn, giảm số lượng tinh trùng bình thường và giảm khả
năng thụ thai.
Nhiệt độ môi trường khoảng 32–35oC trong vòng 72 giờ không làm giảm phẩm
chất tinh dịch ngay tức khắc mà hậu quả xấu chỉ xảy ra vào khoảng 3–5 tuần sau khi
heo sống trong nhiệt độ cao như thế.
9
Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp nhất ở 16–220C, ẩm độ 65–75%. Nhiệt độ cao
trên 32oC gây ra stress nhiệt và thời gian kéo dài 2–6 tuần sẽ làm giảm dung lượng tinh
dịch, kỳ hình cao, sức kháng thấp, hoạt lực giảm.
Theo Nguyễn Thiện – Nguyễn Tấn Anh (1993) nghiên cứu trên hai giống heo
nội và heo ngoại thì nồng độ tinh trùng còn biến động theo mùa.
Bảng 2.5: Nồng độ tinh trùng ảnh hưởng theo mùa
Nồng độ tinh trùng (106tt/ml)
Giống heo
Mùa đông xuân
Mùa hè thu
Heo nội
30 – 50
20 – 30
Heo ngoại
200 - 300
150 - 200
2.5.4 Lứa tuổi
Tuổi sử dụng lần đầu, thời gian sử dụng khác nhau là tuỳ thuộc vào mỗi loại
giống, phẩm chất tinh dịch thay đổi theo năm tuổi. Thường dung lượng tăng theo lứa
tuổi, nhưng hoạt lực, nồng độ, sức kháng có chiều hướng giảm dần theo tuổi.
Theo Nguyễn Đình Thông (trạm thụ tinh nhân tạo Hà Nội) quan sát trên heo
Yorkshire Large White:
Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch ở các lứa tuổi heo
Năm tuổi
V (ml)
A
C (106tt/ml)
R
VAC(109)
K
1–2
185
0,88
286
4200
46,5
7
2,5 – 3,5
261
0,84
242
3400
41,8
8
4 -5
281
0,81
176
2800
40,6
12
2.5.5 Cường độ chiếu sáng
Đối với heo trung bình 10–12 giờ chiếu sáng/ngày.
Cường độ chiếu sáng: 250 lux.
Nếu thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh
dịch, kỳ hình tăng, tinh trùng chết nhiều.
10
2.5.6 Chăm sóc
- Chuồng trại
Những thú được chọn làm đực giống thì phải nhốt riêng mỗi con một ô chuồng,
tránh đánh nhau, cắn nhau, tiện cho việc chăm sóc. Chuồng phải chắc chắn, thành
chuồng cao, nền chuồng không quá trơn láng, không quá dốc, thoáng mát và phải có
sân chơi để nọc vận động.
- Vận động
Đối với đực giống vận động thường xuyên là cần thiết, giúp cho cơ thể nọc săn
chắc, tăng tính dục, tăng sức đề kháng cơ thể, từ đó làm tăng phẩm chất tinh. Hình
thức và mức độ vận động tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của nọc. Nên cho nọc vận
động lúc sáng sớm hay chiều mát. Thời gian vận động khoảng 30–60 phút/ngày.
2.5.7 Kỹ thuật lấy tinh
Lấy tinh là một phương pháp khác với giao phối tự nhiên của gia súc vì thế đòi
hỏi người lấy tinh phải có kỹ thuật, phải tạo cảm giác quen thuộc với đực giống, điều
kiện có cách lấy tinh thích hợp. Hiện nay thường lấy tinh bằng hai cách: dùng âm đạo
giả và dùng tay.
2.5.8 Bệnh tật
Bệnh tật nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe đàn đực giống và phẩm chất tinh
dịch, đến người lấy tinh. Một số bệnh lý có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh tinh như:
sưng teo dịch hoàn, dịch hoàn bị thoái hóa, viêm dịch hoàn, dịch hoàn phụ... vì thế
việc kiểm tra theo dõi thường xuyên sức khỏe đàn nọc giống là rất cần thiết góp phần
nâng cao sức khỏe, đảm bảo chất lượng tinh dịch cũng như bảo vệ người lấy tinh và
môi trường xung quanh.
2.6 CÁC ĐẶC TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA
TINH TRÙNG
2.6.1 Đặc tính của tinh trùng
2.6.1.1 Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thu O2 và thải khí CO2 do đó tinh trùng càng hoạt động mạnh thì
càng tiêu hao năng lượng và giảm sức sống.
Tinh trùng tiến hành trao đổi chất theo hai phương thức:
+ Hô hấp: Hô hấp O2 và thảiCO2
11
+ Phân giải đường Fructose. Trong điều kiện có O2 thì tinh trùng trao đổi chất
bằng hô hấp, hệ số hô hấp được tính bằng so l O2 của 100.000 tinh trùng tiêu thụ
trong một giờ ở nhiệt độ 37oC, trung bình khoảng 10–20l O2. Sự phân giải Fructose
trong điều kiện không có O2 hệ số phân giải Fructose là số (mgr) Fructose của 1 tỉ tinh
trùng tiêu thụ trong 1 giờ ở 37oC trung bình là 2 (mgr).
2.6.1.2 Đặc tính tiếp xúc
Quan sát giọt tinh trên kính hiển vi (giọt tinh được bao bọc hay có vật lạ) ta
quan sát thấy tinh trùng sẽ đến bao quanh vật đó. Nhờ có đặc tính đó nên khi gặp tế
bào trứng tinh trùng tiến đến bám xung quanh để kết hợp với tế bào trứng tạo thành
hợp tử.
2.6.1.3 Tính hướng sáng
Nếu nhỏ giọt tinh lên lame nữa sáng nữa tối thì ta thấy đa số tinh trùng chạy về
phía sáng.
2.6.1.4 Tính chạy ngược dòng
Chấm giọt tinh trên lame quan sát trên kính hiển vi (để nghiêng lame), ta thấy
tinh trùng chạy ngược lên, nhờ đặt điểm này khi con cái động dục nước nhờn chảy ra
tinh trùng chạy ngược dòng và tiến thẳng vào tử cung, tiến lên ống dẫn trứng để thụ
thai.
2.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
2.6.2.1 Nước
Dù là nước cất hay nước đã tiêu độc vẫn làm cho tinh trùng phình to, lắc lư tại
chổ, nhanh chết, vì nước làm giảm áp suất thẩm thấu của môi trường.
2.6.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ nhỏ hơn 5oC hầu như tinh trùng không hoạt động, nhiệt độ 5 – 10oC
tinh trùng hoạt động không đáng kể, tinh trùng chỉ hoạt động tốt ở 37oC nhiệt độ càng
cao tinh trùng hoạt động càng mạnh và nhanh chết.
2.6.2.3 Không khí
Tinh trùng tiếp xúc tự do trong không khí sẽ tăng cường hô hấp, tăng cường
hoạt động, chóng tiêu hao năng lượng, chóng chết. Như vậy, khi rót tinh vào lọ chứa
tinh phải thật đầy, đậy nắp chai sao cho không còn bọt khí trong lọ.
12
2.6.2.4 Hoá chất
Tinh trùng rất nhạy cảm với các chất sát trùng: alcohol 5%, KMnO4 4%,
Formol,… Ngoài ra tinh trùng rất nhạy với khói thuốc lá, H2S..
2.6.2.5 Ánh sáng
Tinh trùng có tính hướng sáng rất mạnh, bị diệt nhanh chóng bởi tia tử ngoại.
Do vậy, tinh trùng phải được đựng trong lọ màu để tránh ánh sáng.
2.6.2.6 Sóng lắc
Vận chuyển tinh dịch nếu dao động mạnh, tinh trùng mau bị chết.
2.6.2.7 Độ pH
Tinh trùng heo có pH hơi kiềm 6,8–7,6. Trong môi trường a xít, tinh trùng
ngưng hoạt động và ở trạng thái tiềm sinh.
2.6.2.8 Vật dơ và vi trùng
Trong chất bẩn thường có nhiều loại tạp trùng, nên tránh không để vật dơ bám
vào tinh dịch.
Một số loại vi khuẩn thường thấy trong tinh dịch như: Staphylococcus,
Streptococus,…
Theo Dương Nguyên Khang (LVTN, 1988) kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn
trong tinh dịch tại xí nghiệp Dưỡng Sanh cho thấy tổng số vi khuẩn trong 1 ml tinh
nguyên có từ 1200 – 37200 vi khuẩn mau bị chết, tổng số Staphylococus spp trong 1ml
tinh nguyên dao động từ 0 – 6460 vi khuẩn.
13
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
3.1.1 Thời gian thực tập
Tiến hành khảo sát từ 04/05/2007 đến 04/08/2007.
3.1.2 Địa diểm khảo sát
Tại trại chăn nuôi tư nhân của ông Nguyễn Trí Công ở phường Hố Nai 1, Biên
Hoà, Đồng Nai.
3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG
* Quá trình hình thành
- Trại chăn nuôi heo Trí Công là một trại tư nhân, chủ trại là ông Nguyễn Trí
Công, khởi nghiệp chăn nuôi từ năm 1986-2000, để tiện lợi cho công tác phòng chống
các bệnh truyền nhiễm từ heo nái, heo nọc, trại đã chủ trương xây dựng thêm một trại
nữa chuyên dụng nuôi heo thịt cách xa trại ban đầu chuyên dụng nuôi heo nái, heo nọc
khoảng 6 km.
Với kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình chăn nuôi và ứng dụng công
nghệ thông tin để quản lý trang trại với sự năng động sẵn có và lòng nhiệt huyết với
ngành chăn nuôi, trại luôn ứng dụng kỹ thuật mới, những thành tựu mới vào chăn nuôi
để tăng năng suất,thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát đạt.
* Phân bố gồm 2 trại
- Trại nuôi heo nái ở phường Hố Nai 1-Biên Hoà-Đồng Nai, diện tích trại
khoảng gần một hecta, chủ yếu nuôi heo nái, heo nọc, heo hậu bị, và heo con theo mẹ.
Phần còn lại là nhà ở công nhân, kho thức ăn, ngoài ra còn dành để làm hố biogas, hệ
thống xử lý chất thải và vườn cây.
- Trại nuôi heo thịt toạ lạc tại Đoàn Văn Cừ –Thiện Tân Vĩnh Cữu–Đồng Nai,
cách quốc lộ 1A khoảng 6 km về hướng Đông Bắc trên trục lộ giao thông chính của
tỉnh. Vì vậy rất thuận tiện cho trại trong việc vận chuyển heo con, vận chuyển thức ăn
cũng như lúc xuất bán heo thịt.
14