Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI CÔNG TY SANMIGUEL PURE FOODS TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.67 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC
MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI CÔNG TY SANMIGUEL
PURE FOODS TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN THÀNH DUY

Ngành

: THÚ Y

Lớp

: DH03TY

Niên khoá

:2003 – 2008

Tháng 09/2008


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG TẠI CÔNG TY SANMIGUEL PURE FOODS
TỈNH BÌNH DƯƠNG



Tác giả

NGUYỄN THÀNH DUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 09/2008


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Quý Thầy Cô Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
Cùng toàn thể Quý Thầy Cô đã tận tình chỉ dạy cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Cảm ơn thầy Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và giúp đở tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Công Ty Sanmiguel Pure Foods Việt Nam cùng toàn thể các
anh chị công nhân viên đã hết long giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn tập thể các bạn lớp DH03TY đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Sinh viên: Nguyễn Thành Duy

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm
giống tại Công Ty Sanmiguel Pure Foods, Tỉnh Bình Dương” đã được tiến hành từ
ngày 26/01/2008 đến ngày 26/5/2008 chúng tôi đã khảo sát được 227 nái. Kết quả thu
được như sau:
- Điểm ngoại hình thể chất trung bình của các nhóm giống: 90,88 điểm.
- Tuổi phối giống lần đầu trung bình của các nhóm giống: 265,71 ngày.
- Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của các nhóm giống: 378,91 ngày.
- Số lứa đẻ của nái trên năm: 2,26 lứa.
- Số heo con đẻ ra trên ổ có trung bình: 10,76 con/ổ.
- Số heo con chọn nuôi có trung bình: 9,75 con/ổ.
- Trọng lượng heo sơ sinh toàn ổ trung bình: 15,85 kg/ổ, trọng lượng bình quân
heo sơ sinh còn sống trung bình: 1,58 kg/con.
- Tuổi cai sữa heo con: 24,48 ngày, số con cai sữa: 9,31 con/ổ.
- Trọng lượng cai sữa toàn ổ: 59,48 kg/ổ, trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh:
53,66 kg/ổ, trọng lượng heo con cai sữa bình quân: 6,4 kg/con.
- Mức giảm trọng của nái: 22,43 kg/con.
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: 162,95 ngày.
- Tỷ lệ có triệu chứng bại liệt sau khi sinh, viêm tử cung và sốt bỏ ăn của nái
sau khi sinh trung bình các nhóm giống: 13,43 %.
- Chỉ số SPI của các nhóm giống theo thứ tự giảm dần: nhóm giống LL > nhóm
giống YY > nhóm giống YL > nhóm giống LY > nhóm giống DD.
.

iii



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt đề tài .................................................................................................................. iii
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các sơ đồ và biểu đồ...................................................................................... 11
Chương I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................ 2
Chương II. TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu tổng quan Công Ty Sanmiguel Pure Foods ............................................. 3
2.1.1. Những nét chính về công ty ................................................................................... 3
2.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................................. 4
2.1.3. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 4
2.1.5. Nhiệm vụ của Công ty ........................................................................................... 5
2.1.6. Cơ cấu đàn trại I .................................................................................................... 5
2.1.7. Công tác giống ....................................................................................................... 6
2.2. Các yếu tố cấu thành khả năng sinh sản của heo nái ................................................ 7
2.2.1. Tuổi thành thục ...................................................................................................... 7
2.2.2. Tuổi phối lần đầu ................................................................................................... 8
2.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................... 8
2.2.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ................................................................................. 8
2.2.5. Số lứa đẻ của nái/năm ............................................................................................ 8
2.2.6. Số heo con đẻ ra trên ổ .......................................................................................... 9

iv


2.2.7. Số heo con cai sữa của nái/ năm và tỷ lệ nuôi sống .............................................. 9
2.2.8. Trọng lượng heo con sơ sinh và trọng lượng cai sữa .......................................... 10
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái ..................................... 10
2.3.1. Yếu tố di truyền ................................................................................................... 10
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh ................................................................................................ 11
2.4. Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản ....................................................... 12
2.5. Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc ........................................................................ 12
2.5.1. Khảo sát điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng của các nhóm giống nái ................ 13
2.5.2. Vệ sinh ................................................................................................................. 14
2.5.3. Quy trình tiêm phòng ........................................................................................... 14
2.5.4. Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh ..................................................... 15
Chương III:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................... 17
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................... 17
3.2. Phương pháp khảo sát ............................................................................................. 17
3.3. Các nhóm giống được khả sát ................................................................................ 17
3.4. Các chỉ tiêu khảo sát ............................................................................................... 17
3.4.1. Số lượng và tỷ lệ heo nái của các nhóm giống heo khảo sát (TLHNKS) ........... 17
3.4.2. Ngoại hình thể chất .............................................................................................. 18
3.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái ............................................................ 18
3.4.4. Chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái .................................................................... 18
3.4.5. Chỉ tiêu về khả năng nuôi con của nái ................................................................. 19
3.4.6. Tỷ lệ bệnh ........................................................................................................... 21
3.4.7. Xếp hạng các nhóm giống và các cá thể nái ........................................................ 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 22
Chương IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 23
4.1. Số lượng và tỷ lệ heo nái của các nhóm giống heo khảo sát (TLHNKS) .............. 23
4.2. Ngọa hình thể chất .................................................................................................. 23

4.3. Chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái ...................................................................... 24
4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu ....................................................................................... 24
4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................... 25
4.3.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................... 26
v


4.3.4. Số lứa đẻ của nái trên năm .................................................................................. 27
4.4. Chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái ........................................................................ 28
4.4.1. Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................ 28
4.4.2. Số heo con sơ sinh còn sống ................................................................................ 29
4.4.3. Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh .............................................................. 30
4.4.4. Số heo con chọn nuôi .......................................................................................... 31
4.4.5. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ .................................................................... 32
4.4.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh .............................................................. 33
4.5. Các chỉ tiêu về khả năng nuôi con của nái ............................................................. 34
4.5.1. Số heo con cai sữa ............................................................................................... 34
4.5.2. Tuổi cai sữa heo con ............................................................................................ 35
4.5.3. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ .................................................................... 36
4.5.4. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân .............................................................. 37
4.5.5. Trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi .................................... 38
4.5.6. Số heo con cai sữa của nái trên năm .................................................................... 39
4.5.7. Mức giảm trọng lượng của nái ............................................................................ 40
4.6. Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................... 41
4.6.1. Tỷ lệ có triệu chứng viêm tử cung trên nái sau khi sinh ...................................... 41
4.6.2. Tỷ lệ có triệu chứng bại liệt trên nái sau khi sinh ................................................ 42
4.6.3. Bệnh sốt bỏ ăn trên nái ......................................................................................... 43
4.6.4. Tỷ lệ tổng các loại bệnh tích trên nái sau khi sinh ............................................... 44
4.7. Xếp hạng các nhóm giống nái và cá thể nái ............................................................ 45
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 49

5.1. Kết Luận ................................................................................................................. 49
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

YY

Yorkshire

LL

Landrace

DD

Duroc

LY

Landrace x Yorkshire

YL

Yorkshire x Landrace

TCVN 3667-89


Tiêu chuẩn Việt Nam 3667 – 89

SPI

Chỉ số sinh sản của nái

TC

Tính chung

TSTK

Tham số thống kê

n

Số lượng mẫu

X

Trị số trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

Cv

Hệ số biến dị


LMLM

lỡ mồm long móng

NHTC

Ngoại hình thể chất

N. giống

Nhóm giống

a, b

Các số trung bình có các ký tự khác nhau là có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê p < 0,05

p

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo trại I ....................................................................................... 5
Bảng 2.2: Mối tương quan giữa tuổi cai sữa của heo con và thời gian lên giống lại của
nái .................................................................................................................................... 9
Bảng 2.3: Tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống (Spicer, 1986) 10
Bảng 2.4: Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản trên heo nái ......................... 11
Bảng 2.5: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo .............................................................. 11

Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám ..................................................... 13
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng của trại Sanmiguel Pure Foods .................................. 15
Bảng 3.1: Quy ước chấm điểm ngoại hình thể chất của nái (TCVN 3667 – 89) .......... 18
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ........................... 19
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi theo tuổi
cân thực tế ...................................................................................................................... 20
Bảng 3.4: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày theo lứa đẻ ....................... 21
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo khảo sát ........................................................................................ 23
Bảng 4.2: Điểm ngoại hình thể chất .............................................................................. 23
Bảng 4.3: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................ 25
Bảng 4.4: Tuổi đẻ lứa đầu ............................................................................................. 26
Bảng 4.5: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ......................................................................... 27
Bảng 4.6: Số lứa đẻ của nái trên năm (lứa/nái/năm) ..................................................... 28
Bảng 4.7: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống nái ................................................ 29
Bảng 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống ......................................................................... 30
Bảng 4.9: Số heo sơ sinh còn sống hiệu chỉnh ............................................................. 31
Bảng 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống ...................................................... 32
Bảng 4.11: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ theo giống ......................................... 33
Bảng 4.12: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo nhóm giống ........................ 34
Bảng 4.13: Số heo con cai sữa theo nhóm giống .......................................................... 35
Bảng 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống nái ................................................. 36
viii


Bảng 4.15: Trọng lượng cai sữa heo con toàn ổ theo nhóm giống ............................... 37
Bảng 4.16: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ...................................................... 38
Bảng 4.17: Trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh ....................................................... 39
Bảng 4.18: Số heo con cai sữa của nái trên năm .......................................................... 40
Bảng 4.19: Mức giảm trọng của nái .............................................................................. 41
Bảng 4.20: Tỷ lệ nái có triệu chứng viêm tử cung sau khi sinh .................................... 42

Bảng 4.21: Tỷ lệ nái có triệu chứng bại sau khi sinh .................................................... 42
Bảng 4.22: Tỷ lệ nái bị sốt bỏ ăn ................................................................................... 43
Bảng 4.23: Tổng các loại bệnh tích khảo sát trên nái sau khi sinh ............................... 45
Bảng 4.24: xếp hạng các nhóm giống theo số heo con cai sữa/nái/năm ....................... 46
Bảng 4.25: Xếp hạng các nhóm giống theo tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu
chỉnh sản suất của nái/năm. ........................................................................................... 47
Bảng 4.26: Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số sinh sản SPI ................................... 48

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Công ty Sanmiguel Pure Foods ........................................................... 3
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty ........................................................................ 4
Biểu đồ 4.1: Điểm ngoại hình thể chất của các nhóm giống nái ................................... 24
Biểu đồ 4.2:Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................. 25
Biểu đồ 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................... 26
Biểu đồ 4.4: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ..................................................................... 27
Biểu đồ 4.5: Số lứa đẻ của nái/năm ............................................................................... 28
Biểu đồ 4.6: Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ ................................................................. 29
Biểu đồ 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống ..................................................................... 30
Biểu đồ 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh ................................................... 31
Biểu đồ 4.9: Số heo con chọn nuôi ................................................................................ 32
Biểu đồ 4.10: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ ....................................................... 33
Biểu đồ 4.11: Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân ................................................. 34
Biểu đồ 4.12: Số heo con cai sữa .................................................................................. 35
Biểu đồ 4.13: Tuổi cai sữa heo con ............................................................................... 36
Biểu đồ 4.14: Trọng lượng cai sữa toàn ổ ..................................................................... 37
Biểu đồ 4.15: Trọng lượng cai sữa bình quân .............................................................. 38

Biểu đồ 4.16: Trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh ................................................... 39
Biểu đồ 4.17: Số heo con cai sữa của nái/năm .............................................................. 40
Biểu đồ 4.18: Mức giảm trọng lượng của nái ................................................................ 41
Biểu đồ 4.19: Tỷ lệ nái có triệu chứng viêm tử cung sau khi sinh ................................ 42
Biểu đồ 4.20: Tỷ lệ nái có tiệu chứng bại liệt sau khi sinh ........................................... 43
Biểu đồ 4.21: Tỷ lệ nái sốt bỏ ăn sau khi sinh ............................................................... 44
Biểu đồ 4.22: Tỷ lệ tổng bệnh của nái sau khi sinh ....................................................... 45
Biểu đồ 4.23: Xếp hạng nái theo SHCCS/nái/năm ....................................................... 46
Biểu đồ 4.24: Xếp hạng các nhóm giống nái theo tổng trọng lượng heo con cai
sữa/nái/năm .................................................................................................................... 47
Biểu đồ 4.25: Xếp hạng các nhóm giống nái theo chỉ số sinh sản SPI ......................... 48
x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là nước nông nghiệp, các ngành trồng trọt, chăn nuôi đang từng bước
phát triển và đã có những tiến bộ vượt bậc trong thời gian sau mở cửa. Trong ngành
chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng
trong cơ cấu nông nghiệp. Cũng vì vậy mà đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm cải thiện
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, cải tạo con giống để có thể đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng trong và ngoài nước và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để nâng cao năng suất, chất lượng đàn heo, ngoài việc quan tâm chăm sóc, nuôi
dưỡng, quản lý thì công tác giống được đặt lên hang đầu nhằm chọn lọc, lai tạo ra
những đàn giống có khả năng sinh sản cao, đàn heo thương phẩm có tỷ lệ nạc cao, tiêu
tốn thức ăn thấp, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Muốn đạt được
hiệu quả như vậy thì vai trò của đàn nái sinh sản phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế
cho thấy dù chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ thì đàn nái sinh sản vẫn giữ vai trò quyết
định trong việc tạo ra heo giống hoặc heo thương phẩm có chất lượng tốt hay không

tốt. Cho nên việc chọn lọc lai tạo ra những đàn nái giống sinh sản và nuôi con tốt,
thích nghi với điều kiện môi trường là khâu rất quan trọng. Vì những lý do trên cùng
với việc nhận biết được tầm quan trọng của đàn nái sinh sản chúng tôi tiến hành khảo
sát các chỉ tiêu sinh sản trên đàn heo nái nhằm có thể chọn được những con nái tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Công Ty
Sanmiguel Pure Foods, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Trọng Nghĩa thuộc Bộ Môn
Di Truyền Giống, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.
Chúng tôi tiến hành đề tài: “ Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên các nhóm giống nái
được nuôi tại Công Ty Sanmiguel Pure Foods – Tỉnh Bình Dương”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái để có cơ sở dử liệu phục vụ
chương trình công tác giống của công ty, nhằm tạo nên những con giống có phẩm chất
tốt, năng suất cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty Sanmiguel Pure
Foods.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi quan sát, thu thập được số liệu và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của
các nhóm giống nái hiện được nuôi tại công ty trong thời gian thực tập.
Đánh giá được khả năng sinh sản cho từng nái dựa vào chỉ số sinh sản.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CHĂN NUÔI HEO SANMIGUEL

PURE FOODS
2.1.1. Những nét chính về công ty
Công ty chăn nuôi heo Sanmiguel Pure Foods gồm các công trình chính và phụ
bao gồm: văn phòng, cư xá, sân thể thao, nhà máy chế biến thức ăn gia súc, trạm xử lý
chất thải, khu trồng trọt. Bố trí ở các khu vực được trình bày ở sơ đồ 2.1.

Trạm
xử lý
chất
thải

Bắc

Trại V

Trại IV

Trại III

Trại II
Trại I

Cổng II

Trại VI
Văn phòng
Sân thể
thao

Nhà máy

cám

Nhà ăn

đông
Cổng I

Cư xá

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Công ty San Miguel Pure Foods
Trại I, II, III, IV, V: là trại chăn nuôi heo thương phẩm, giữa các trại có lối đi
riêng và hàng rào ngăn cách.

3


Trại VI: là trại cung cấp giống lai 2 máu Yorkshire x Landrace (YL), Landrace
x Yorkshire (LY) và Landrace, Yorkshire, Duroc.
Mỗi trại gồm hai khu: khu A và khu B. Riêng trại VI các chuồng được xây liền
với nhau trong trại không chia khu mà chỉ theo dãy.
2.1.2. Lịch sử hình thành
Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư 964/ CP ngày 26 – 08 – 1994 của
Bộ Kế hoạch và đầu tư với tên: Công ty CHIAHSIN (VN) và là công ty 100 % vốn
nước ngoài. Tháng 08 năm 1998 Công ty CHIAHSIN đổi tên thành Công ty Nông
Lâm Đài Loan (VN). Tháng 12 năm 2003 Công ty Nông Lâm Đài Loan đã được
Philippin ký hợp đồng mua lại và đổi tên thành Sanmiguel Pure Foods.
2.1.3. Vị trí địa lý
Công ty có trụ sở đặt tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cách
quốc lộ 13 khoảng 1,5 Km về phía tây với tổng diện tích là 2.341.756 m2.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị

Ban kiểm tra

Ban giám đốc
Trại heo I
- Tổ quản lý kỹ thuật
- Tổ phối giống
- Tổ sinh sản
- Tổ heo con
- Tổ heo thịt

Văn phòng công ty

Trại heo II (như trại I)
Trại heo III (như trại I)
Trại heo IV (như trại I)
Trại heo V (như trại I)
Nhà máy
cám

Trại VI (trại giống)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
4


Cơ cấu tổ chức của Công ty Sanmiguel Pure Foods được trình bày ở sơ đồ 2.2.
2.1.5. Nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ của Công ty là chăn nuôi và kinh doanh chế biến thịt đông lạnh, bán

heo thương phẩm, trồng trọt và thu mua các sản phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn
gia súc. Cung cấp giống cho một số nơi trong tỉnh và các địa bàn lân cận.
2.1.6. Cơ cấu đàn trại I
Mỗi trại gồm 2 khu, riêng ở trại I (nơi khảo sát khu B trại I) cơ cấu đàn vào
tháng 04 năm 2008 là: 17.693 con tất cả các loại, số lượng cụ thể được trình bày trong
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo trại I
STT

Tháng 04/2005

Khu A

Khu B

5

5

Tổng số heo
1

Đực giống

2

Heo nái

1167


1080

3

Heo con theo mẹ

1902

1808

4

Heo con cai sữa

2432

2318

5

Heo vổ béo

3410

3323

6

Heo nái hậu bị


122

118

Tổng cộng

9038

8655

Cùng với quy mô trên cho thấy tiềm năng của công ty là rất lớn. Tuy nhiên với
số lượng đàn heo lớn như thế thì sẽ phát sinh ra những vấn đề mà Công ty cần phải
giải quyết. Ở đây đối tượng giải quyết là đàn heo nái gồm những con nái thuần, lai hai
máu. Để cho số đầu heo con sinh ra được cân bằng và ổn định với đầu heo nái, trại
luôn dùng mọi biện pháp kỹ thuật để đàn nái sinh sản một cách có hiệu quả.
Chuồng chờ phối (CP1, CP2): gồm hai dãy chuồng có 26 ô, có kích thước mỗi
ô là 3,5 m * 4 m, mỗi ô có 6 nái. Trong mỗi ô có máng ăn, núm uống, mái lợp tôn lạnh
có hệ thống thông gió và hệ thống vòi phun sương.
Chuồng mang thai: gồm 7 chuồng mỗi chuồng có 150 ô, mỗi ô có kích thước
0,7 m * 2,1 m. Kích thước mỗi chuồng là 50 m * 5,6 m. Trong mỗi ô chuồng có máng

5


ăn núm uống, có gắn hệ thống phun sương, hệ thống thông gió, lớp cách nhiệt và mái
lợp tôn lạnh.
Chuồng nái sanh: gồm 5 dãy chuồng, mỗi dãy chuồng có từ 52 đến 56 ô. Mỗi ô
gồm có một phần cho nái ở giữa có kích thước 0,6 m * 2,1 m và hai phần cho heo con
ở hai bên có kích thước 0,6 m * 2,1 m. Mỗi dãy chuồng có kích thước 50 m * 7,6 m.
Mỗi ô có máng ăn, có núm uống heo mẹ riêng và núm uống heo con riêng. Mỗi

chuồng có quạt đẩy gió, hệ thống thông khí. Chuồng nái sanh được thiết lập theo kiểu
chuồng nền sàn.
2.1.7. Công tác giống
- Giống: giống thuần ban đầu được nhập từ Đài Loan, sau này một số được
nhập từ Mỹ. Chủ yếu gồm:
+ Landrace: heo nái, heo nọc.
+ Yorkshire: heo nái, heo nọc.
+ Duroc: heo nái, heo nọc.
Công tác chọn giống ở các giai đoạn như sau:
- Chọn giống: dựa trên các đặc điểm đặc trưng của từng giống, tiến hành chọn
cá thể trên 3 thế hệ: tổ tiên tốt, bản thân tốt, con tốt. Heo con không bị dị tật, da lông
bóng mượt, linh hoạt, có 12 vú trở lên và các đều nhau, có bộ phận sinh dục bình
thường. Heo con sau khi được chọn thì bấm răng, bấm số tai và cắt đuôi, cắt rốn.
Heo con cai sữa: cân trọng lượng và yêu cầu phải đạt từ 4 kg trở lên.
Heo 60 ngày tuổi: trọng lượng phải đạt 15 kg trở lên, ngoại hình đẹp chân cứng
cáp, bộ phận sinh dục lộ rõ cân đối.
Heo lúc 150 ngày tuổi: trọng lượng đạt 100 kg trở lên, ngoại hình đẹp heo khỏe
mạnh không mắc bệnh mãn tính hay truyền nhiễm. Chân vững chắc, thân hình cân đối,
bộ phận sinh dục bình thường.
Heo lúc 240 ngày tuổi: chọn heo để chuyển về chờ phối trọng lượng phải đạt từ
120 kg trở lên, ngoại hình đẹp cân đối, lông da bóng mượt, chân khỏe mạnh đi đứng
vững vàng, bộ phận sinh dục bình thường và lộ rõ.
Ngoài các giống thuần, trại còn ghép phối giữa các giống heo thuần trên nhằm
khai thác các tính trạng tốt từ các giống thuần để tạo ra các con lai có chất lượng cao
thích nghi với điều kiện địa phương.
6


Các nhóm giống lai như: Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace. Những
đàn nái này của trại được chọn từ heo hậu bị của trại không nhập từ nơi khác trừ những

con thuần giống gốc bố mẹ. Ngoài ra trại còn có những con nái lai 3 máu: D(YL) và
D(LY) được chọn lọc từ những con thương phẩm có ngoại hinh thể chất tốt để bổ sung
vào đàn nái của trại.
2.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Hiệu quả kinh tế của một xí nghiệp chăn nuôi heo phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào khả năng sinh sản của đàn heo nái. Để có được hiệu quả kinh tế cao các nhà chăn
nuôi giàu kinh nghiệm đồng ý rằng phải lai tạo ra đàn heo có sức sinh sản cao. Điều đó
thể hiện đàn nái phải có tuổi thành thục sớm, đẻ nhiều con trong một lứa, đẻ nhiều lứa
trong năm, số heo con nuôi sống đến cai sữa cao. Đây là những yếu tố thực sự mang
tính quyết định đến hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.
2.2.1. Tuổi thành thục
Đây là một trong những chỉ tiêu được nhà chăn nuôi quan tâm nhất. Trung bình
heo hậu bị cái thành thục vào khoảng 5 – 7 tháng tuổi. Tuổi thành thục của heo cũng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, quản lý, môi trường nuôi dưỡng
và chăm sóc….
Heo thành thục sớm thì giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, thức ăn,
nước uống….
Theo Nguyễn Văn Thành (2002) thì heo giống ngoại thường có tuổi thành thục
từ khoảng 5 – 8 tháng tuổi.
Theo Dziuk (1997) thì tuổi thành thục phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và
quản lý….
Theo Zimmerman (1981), Hughe (1993) khi nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ sớm
thành thục hơn khi tiếp xúc với heo đực giống. Chế độ cho ăn tự do hay định lượng,
mức năng lượng, tỷ lệ protein trong thức ăn có ảnh hưởng tới tuổi thành thục…
Trong cùng một giống, nếu giao phối cận thân thì sự thành thục sinh dục sẽ
muộn hơn giao phối không cận thân. Người ta đã tìm thấy heo hậu bị cái Yorkshire có
độ tuổi thành thục là 244 ngày khi giao phối cận huyết; 214,5 ngày khi giao phối giữa

7



hai dòng; 198,5 ngày khi giao phối giữa ba dòng; và 193 ngày khi giao phối giữa bốn
dòng.
Theo Nguyễn Thị Thiện và ctv (1979) cho rằng giữa các giống heo ngoại như
Yorkshire, Landrace, Duroc thì Landrace có tuổi thành thục sớm nhất kế đến là
Yorkshire và Duroc sau cùng.
2.2.2. Tuổi phối lần đầu
Heo nái có tuổi phối lần đầu sớm và đạt kết quả sẽ dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sớm,
quay vòng nhanh sẽ gia tăng được thời gian sử dụng heo nái.
Theo một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy tỷ lệ heo nái loại thải do vô sinh tăng
tuyến tính từ 18 % ở nái có tuổi phối lần đầu 200 ngày; 24,5 % ở tuổi phối giống lúc
320 ngày.
Theo Trần Thị Dân (1997) thì thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu thai và
số heo con đẻ ra trong ổ. Vì thế khi cho phối giống cần phải xác định đúng thời điểm
mê ì.
Đối với heo hậu bị nên phối giống vào khoảng 12 – 30 giờ sau khi có biểu hiện
động dục và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ. Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối
2 – 3 lần (mỗi lần cách nhau 12 – 24 giờ).
2.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Đây là chỉ tiêu mà người chăn nuôi quan tâm. Vì vậy cần phải phối giống lần
đầu đúng thời điểm hợp lý khi heo nái đã lên giống lần hai và có trọng lượng khoảng
110 kg. Nếu không phối đúng thời điểm sẽ bỏ qua một chu kỳ, làm giảm hiệu quả kinh
tế.
2.2.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của heo nái càng được rút ngắn sẽ nâng cao lứa đẻ
trong năm, sản xuất được nhiều heo con hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.5. Số lứa đẻ của nái/năm
Để tăng số lứa đẻ của nái/năm cần phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lần đẻ.
Người ta chỉ có thể rút ngắn thời gian cho sữa, thời gian lúc cai sữa đến khi phối giống

lại và đậu thai. Để rút ngắn thời gian cho sữa người ta tập cho heo con ăn sớm bằng
thức ăn tập ăn và cai sữa cho heo con ở tuần tuổi thứ 3 – 4 là tốt nhất.

8


Cai sữa sớm trước ba tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số lượng trứng rụng ở lần
phối lại và tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp (Evans, 1989). Theo tiêu chuẩn
của các trại chăn nuôi Úc – 1989 (Queensland – 1989), thì 2,2 lứa/nái/năm thì trại có
năng suất thuộc loại tốt; 2,3 lứa/nái/năm là rất tốt; còn nếu đạt 2 lứa/nái/năm là trại yếu.
Theo nghiên cứu của Avamaitre (1972) khi cai sữa cho heo con ở giai đoạn khác nhau
thì thời điểm heo nái lên giống như bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mối tương quan giữa tuổi cai sữa của heo con và thời gian lên giống
lại của nái
Tuổi cai sữa của heo con (ngày)

10

Heo nái lên giống lại sau cai sữa (ngày) 14,7

7 - 14

26 - 35

>36

11,7

6–7


5-9

2.2.6. Số heo con đẻ ra trên ổ
Số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: phối giống đúng thời
điểm, số trứng rụng nhiều, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp…
Theo Clauss và ctv (1985) thì thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, số lần
phối, chế độ quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ…có
ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
2.2.7. Số heo con cai sữa của nái/ năm và tỷ lệ nuôi sống
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản, chỉ tiêu này bao gồm:
số lúa đẻ/nái/năm và số heo con cai sữa trên ổ. Số heo con cai sữa phụ thuộc nhiều yếu
tố khác nhau như: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống, tỷ lệ nuôi sống
đến cai sữa.
Theo English và Smith (1975); Glastobery (1970); Ewards và ctv (1986) trên 50
% số heo con chết nằm trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi sanh là do chết vì lạnh, mẹ đè,
thiếu sữa…
Những heo con có trọng lượng < 800 g, dị tật thì có tỷ lệ nuôi sống thấp hơn 50
%.
Theo Fajerson (1992) cho rằng khoảng 10 % heo con hao hụt trong lúc sinh
(trước và sau sinh) và 18,5 % hao hụt trong giai đoạn sơ sinh chủ yếu là do heo chết
ngợp (mẹ đẻ lâu, đẻ khó), thai khô. Tuổi heo mẹ càng cao thì hiện tượng này sẽ xảy ra
nhiều hơn, (Mục 2.2: Tổng hợp tư liệu của Võ Thị Tuyết, 1996).

9


Bảng 2.3: Tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống
(Spicer, 1986)
TLHCSS (kg)


0,45

0,68

0,9

1,14

1,36

1,59

Tỷ lệ nuôi sống (%)

16

39

54

74

86

95

2.2.8. Trọng lượng heo con sơ sinh và trọng lượng cai sữa
Trọng lượng heo con sơ sinh tỷ lệ nghịch vói số heo con và liên quan chặt chẽ
với tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa. Và cũng là chỉ tiêu để đánh giá sức nuôi con của từng
nái, để biết nái nuôi con tốt hay không tốt mà ta có những biện pháp can thiệp xử lý

tạo điều kiện cho nái nuôi con tốt hơn.
Trọng lượng heo con sơ sinh lứa đầu thường nhỏ hơn lứa thứ hai bình quân là 5
%.
Tuổi và thể trọng của heo nái hậu bị khi phối giống không ảnh hưởng đến số
lượng heo con đẻ ra kể cả trọng lượng heo con sơ sinh. Nhiều tác giả còn cho rằng có
thể nâng cao trọng lượng của heo con sơ sinh bằng cách tăng lượng thức ăn tiêu thụ
cho heo nái mang thai ở giai đoạn cuối (Trích dẫn Nguyễn Ngọc Loan, 2004).
Trọng lượng heo cai sữa muốn đạt hiệu quả cao thì phải kết hợp các biện pháp
như: chăm sóc, quản lý, dinh dưỡng, nái nuôi con tốt…đây là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá hiệu quả kinh tế của xí nghiệp và các hộ chăn nuôi, (Mục 2.2: Tổng hợp tư
liệu của Võ Thị Tuyết, 1996).
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái gồm hai yếu tố là: di
truyền và ngoại cảnh.
2.3.1. Yếu tố di truyền
- Khái niệm giống, dòng:
+ Giống: là tập hợp gia súc, gia cầm cùng loài, với một số lượng lớn có chung
nguồn gốc, có những đặc tính, ngoại hình sinh lý và năng suất đồng nhất.
+ Dòng: là những quần thể của cùng một giống được hình thành chủ yếu do kỹ
thuật công tác giống do một con đực đầu dòng mang một đặc tính nào đó.
Đây là những đặc tính sinh học không thể thay đổi của thế hệ trước truyền lại
cho thế hệ sau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản
khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng. Heo ngoại luôn luôn cao hơn heo nội
10


về trọng lượng sơ sinh, trọng lượng heo con cai sữa và phẩm chất thịt nhưng lại có sức
chống chịu với môi trường kém hơn.
Theo Whittemore (1993) nghiên cứu về số con đẻ ra trên ổ nhận thấy kết quả
phụ thuộc rất lớn vào kiểu di truyền của heo nái. Còn theo Lasley (1987) dù con vật

được nuôi ở điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi
tiềm năng di truyền của bản thân nó.
Bảng 2.4: Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản trên heo nái
Tính trạng

Hệ số di truyền (%)

Số heo con đẻ ra trên ổ

10

Số heo con cai sữa

10

Trọng lượng heo con sơ sinh

20

Trọng lượng heo con cai sữa

20

Tuổi động dục

35

Dày mỡ lưng

40


(Nguồn: Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, 1996)
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng
đến năng suất của heo nái lẫn heo đực như: môi trường, bệnh tật, dinh dưỡng, chăm
sóc và quản lý.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống chăn nuôi tập
trung. Người ta cần quan tâm các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, ánh
sáng, bụi, các khí độc và vi sinh vật. Nhiệt độ thích hợp với chuồng heo được trình bày
ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo
Chuồng nuôi

Nhiệt độ tối ưu (0C) Giới hạn có thể (0C)

Nái chữa và nái
nuôi con

18

17 – 20

Heo sơ sinh

35

32 – 38

Heo ba tuần tuổi


27

24 – 29

Đực giống

16

10 - 21

(Nguồn: Phillips, 2000. Trích dẫn của Hồ Thị Kim Hoa, 2000)
11


Theo Hồ Thị Kim Hoa (2002) thì ẩm độ không khí thích hợp cho vật nuôi là từ
50 % – 70 %.
Theo Trần Thị Dân (2003): nhiệt độ > 29 % thì làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ
và biểu lộ lên giống bị xáo trộn. Nhiệt độ trên 30 0C với độ ẩm tương đối trên 70 %
làm tăng số phôi chết.
Ánh sáng cũng giữ vai trò kích thích lên giống. Giúp quan sát và phát hiện rõ
nái lên giống. Nơi nhốt nái chờ phối phải có đầy đủ ánh sáng mặt trời và thêm đèn vào
buổi tối để có 10 – 12 giờ sáng/ ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Muốn heo nái sinh sản và sinh trưởng tốt thì
cung cấp đầy đủ năng lượng, các acid amin, vitamin, khoáng… Theo Trần Thị Dân
(2003): thì giai đoạn 75 – 90 ngày của thai kỳ không nên cho ăn qua mức 2 – 2,2
kg/ngày với thức ăn có 2900 – 3000 kcal/kg thức ăn và 14 – 15 % protein.
Một số bệnh tật như viêm nhiễm đường sinh dục khi phối giống, sau khi sanh
hoặc các trường hợp bệnh lý khác đều có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản của heo nái.
2.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN
Chú trọng khâu chọn giống và nhân giống nhằm chọn ra những cá thể có thể

trạng tốt để làm giống. Bên cạnh đó chọn những giống có khả năng sinh sản tốt để làm
giống nền như: Landrace, Yorkshire… để tạo heo lai có khả năng sinh sản tốt như
Yorkshire x Landrace; Landrace x Yorkshire và thường được dùng trong công thức lai
với các giống khác như: Duroc, Pietrain… để tạo con lai nuôi thịt tốt hơn.
Quan sát, theo dõi kỹ để xác định đúng thời điểm phối giống.
Rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ nhầm gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm
như sau:
+ Rút ngắn thời gian cho sữa bằng cách cho heo con tập ăn sớm và cai sữa sớm.
+ Rút ngắn thời gian chờ phối sau khi sau khi cai sữa bằng cách tiêm bắp
Naloxome vào 3 ngày trước cho đến 3 ngày sau cai sữa, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ
với liều 2 mg, làm tăng tiết FSH do đó heo lên giống sớm sau cai sữa (85 giờ so với
108 giờ sau cai sữa), thời gian lên giống kéo dài.
Phải có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý cho nái trong giai đoạn mang thai
và nuôi con.
2.5. ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
12


2.5.1. Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng của các nhóm giống nái
- Điều kiện chăm sóc
Nhân sự ở khu nái sanh: khu A giống như khu B, gồm: một bác sỹ thú y, hai trợ
lý và bốn công nhân.
Nái được chuyển một tuần trước khi đẻ đến các dãy chuồng nái được tắm sạch
sẽ, nhất là vùng vú và bộ phận sinh dục.
Đàn nái được để đẻ tự nhiên, chỉ can thiệp trong những trường hợp đẻ khó hoặc
bệnh trên nái sanh. Cho nái ăn bình thường, một ngày sau khi đẻ được cung cấp
vitamin C, chích quy trình Oxytocine (3 ngày sau khi sinh, ngày chích 2 lần cho mỗi
con sáng 2,5 ml, chiều 2,5 ml, thuốc kháng viêm. Đối với nái bị viêm nhiễm do sót
nhau, mủ tử cung ta kết hợp việc thụt rửa bằng Sultrim 5 – 10 ml/con. Trong thời gian
nái nuôi con không tắm nái nhằm giữ cho chuồng được khô ráo.

Heo con sau khi sinh được lao khô móc nhớt ở miệng, mũi, bấm răng, trải bao
bố và đốt đèn để giữ ấm. Sau đó được cân, đánh giá trọng lượng, loại bỏ đi những con
< 0,8 kg và dị tật, yếu. Việc bấm tai, cắt đuôi được thực hiện sau 24 giờ kể từ lúc sinh
ra và cho uống thuốc ngừa tiêu chảy. Vào ngày thứ 3, chích sắt và cho uống thuốc
ngừa cầu trùng. Những heo đực con được thiến vào 7 ngày tuổi. Đến ngày thứ 10 bắt
đầu cho heo con tập ăn.
- Điều kiện nuôi dưỡng
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám
129A

129B

118A

2900

3000

3200

- Độ ẩm (%)

13

13

13

- Protein


13

16

21

- Xơ thô (%)

6

6

3

- Ca (%)

0,3 – 0,7

0,5 – 0,7

0,5 – 0,8

- P (%)

0,3

0,5

0,5


0,3 – 0,5

0,3 – 0,5

0,3 – 0,5

Loại cám
Chỉ tiêu
- Năng lượng trao đổi
(kcal/kg)

- NaCl (%)

13


Nuôi dưỡng: thức ăn hoàn toàn do công ty sản xuất với đầy đủ chủng loại để
cung cấp cho heo ở tất cả các lứa tuổi. Chủng loại và thành phần dinh dưỡng được
trình bày ở bảng 2.6
- Nái khô: cho ăn cám 129A, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc 8 giờ và 15 giờ.
- Nái chửa
+ Chửa kỳ 1: cho ăn cám 129A định mức 1,8 – 2,2 kg/ngày tuỳ theo thể trạng
nái, kể từ ngày phối đến 90 ngày.
+ Chửa kỳ 2: cho ăn cám 129B, định mức ăn là 2,5 – 3 kg/ngày tuỳ theo thể
trạng nái, kéo dài từ lúc mang thai 90 – 105 ngày. Một tuần trước khi đẻ cho ăn hạn
chế. Khẩu phần giảm xuống còn 2 – 2,5 kg/con/ngày.
* Ngày thứ 3 trước khi đẻ: 2 kg/con/ngày.
* Ngày thứ 2 trước khi đẻ: 1,5 kg/con/ngày.
* Ngày thứ 1 trước khi đẻ: 1 kg/con/ngày.
- Nái nuôi con: cho ăn cám 129B, cho ăn tự do định mức 4 – 4,6 kg/con/ngày.

Heo con theo mẹ đến ngày trở đi cho tập ăn cám đặc biệt do công ty chế biến (cám
118A).
- Nước uống: được bơm lên từ giếng bằng hệ thống máy bơm tự động và đưa
lên bồn chứa. Từ bồn chứa dẫn đến các hệ thống cung cấp nước riêng được lắp đặt
theo thành chuồng và đẫn đến mỗi ô, trong chuồng có núm uống tự động.
2.5.2. Vệ sinh
- Vệ sinh chuồng trại
+ Vệ sinh sát trùng cho khu nái sanh một tuần xịt 2 lần có thể hơn tùy theo thời
tiết bằng thuốc Bestaquam.
+ Chuồng trại nái sau mỗi lần chuyển nái, chuyển con cai sữa người ta phun xịt,
rửa sạch sát trùng và dùng dung dịch NaOH (3 % -5 %) tẩy sạch. Để khô chuồng 2 – 3
ngày.
+ Công tác phát hoang bụi rậm, cỏ dại: định kỳ theo nhu cầu.
- Vệ sinh công nhân khách tham quan: công nhân được trang bị đồ bảo hộ
lao động. Khách tham quan khi vào trại phải được sự hướng dẫn trực tiếp của nhân
viên kỹ thuật đồng thời phải được trang bị quần áo, nón ủng do công ty cấp. Khi vào

14


×