Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU TRONG
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG
TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN THỊ TỐ NGA

Ngành

: Thú y

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 9/2008


ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ

Tác giả

NGUYỄN THỊ TỐ NGA


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ TRÀ AN
BSTY. VŨ KIM CHIẾN

Tháng 9/2008
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ TỐ NGA
Tên luận văn: “Ứng dụng siêu âm và xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán và
điều trị bệnh đường tiết niệu trên chó”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 19 tháng 09 năm 2008.

Giáo viên hướng dẫn

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc của con đến ba mẹ - Người đã sinh thành, dưỡng
dục, hi sinh cả cuộc đời và dạy dỗ cho con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn



Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.



Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Bản.



Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y



Bộ môn Nội Dược



Chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô đã tận tình hưỡng dẫn dìu dắt và

truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.


Ban Lãnh Đạo Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, Trạm Chẩn đoán,

Xét nghiệm và Điều trị cùng các cô chú, anh chị ở bộ phận Điều trị đã tận tình hỗ trợ
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.


Bác sĩ Vũ Kim Chiến, người đã tạo mọi điều kiện và tận tình hướng dẫn,


truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực tập


Cảm ơn toàn thể bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, chia sẽ và giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Lời tri ân xin gửi đến giảng viên hướng dẫn, Tiến Sĩ Võ Thị Trà An.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng siêu âm và xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán
và điều trị bệnh đường tiết niệu trên chó” được tiến hành tại Trạm Chẩn đoán, Xét
nghiệm và Điều trị thuộc Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 25/02/2008 –
25/06/2008.
Trong thời gian thực hiện đề tài, Trạm đã tiếp nhận 4278 chó đến khám và điều
trị, trong đó có 649 ca được chỉ định siêu âm tổng quát. Kỹ thuật siêu âm đã phát hiện
được 329 ca có bệnh lý trên đường tiết niệu chiếm 50,69%, bao gồm 102 ca có bệnh lý
ở thận chiếm 31% và 227 ca bệnh ở bàng quang chiếm 69%.
Trong 102 ca bệnh lý ở thận chúng tôi ghi nhận có các bệnh viêm thận, sỏi thận,
thận ứ nước. Trong đó, viêm thận là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất 72,55%.
Bệnh lý ở bàng quang bao gồm bệnh viêm bàng quang, sỏi bàng quang, polype
bàng quang, huyết khối bàng quang, vỡ bàng quang và sa bàng quang. Trong đó bệnh
viêm bàng quang và sỏi bàng quang là hai dạng bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ lần
lượt 54,19% và 39,21% (tính theo tổng số ca bệnh ở bàng quang).
Xét nghiệm 30 ca nước tiểu chó bị sỏi bàng quang kết quả cho thấy nước tiểu
có tính kiềm (53,33%) nhiều hơn tính acid (33,33%), tỷ trọng nước tiểu giảm (40%),
test protein dương tính chiếm tỉ lệ cao (83,33%). Mẫu nước tiểu có hồng cầu và bạch
cầu dương tính chiếm tỉ lệ khá cao (70% và 76,67%). Cặn nước tiểu có chứa tế bào

thượng bì thận, tế bào thượng bì bàng quang, hồng cầu, bạch cầu và tinh thể sỏi, trong
đó tinh thể sỏi urate chiếm tỉ lệ cao 42,31%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iv
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích ...............................................................................................................2
1.3. Yêu cầu ..........................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh lý của chó .............................................................................................3
2.2. Cấu trúc đường tiết niệu...............................................................................................4
2.3. Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu ....................................8
2.3.1. Định nghĩa siêu âm ........................................................................................8
2.3.2. Cơ sở vật lý của phương pháp ghi hình siêu âm ............................................8
2.3.3. Một số thuật ngữ siêu âm .............................................................................10
2.3.4. Các hiện tượng thường gặp trong siêu âm ...................................................11
2.3.5. Các bước tiến hành siêu âm .........................................................................12
2.3.6. Hình ảnh siêu âm thận và bàng quang bình thường.....................................15
2.4. Xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu.............................16

2.4.1. Xét nghiệm nước tiểu...................................................................................16
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu...................................................................16
2.4.3. Các thông số trong kiểm tra nước tiểu .........................................................18
2.4.4. Thay đổi về sinh lý, sinh hóa trên nước tiểu của một số bệnh trên đường tiết
niệu

.....................................................................................................................22

2.5. Phác đồ điều trị một số bệnh đường tiết niệu .........................................................22
v


Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................24
3.1. Thời gian và địa điểm .........................................................................................24
3.2. Đối tượng khảo sát..............................................................................................24
3.3. Nội dung .............................................................................................................24
3.4. Phương pháp thực hiện ..............................................................................................24
3.5. Các chỉ tiêu khảo sát...................................................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1. Bệnh lý ở các cơ quan được chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm ..................27
4.2. Bệnh trên đường tiết niệu được chẩn đoán qua siêu âm.....................................28
4.2.1. Bệnh lý ở thận ..............................................................................................29
4.2.1.1. Viêm thận ..............................................................................................29
4.2.1.2. Sỏi thận..................................................................................................32
4.2.1.3. Thận ứ nước...........................................................................................34
4.2.2. Bệnh lý ở bàng quang ..................................................................................36
4.2.2.1. Bệnh viêm bàng quang ..........................................................................36
4.2.2.2. Bệnh sỏi bàng quang .............................................................................38
4.2.2.3. Polype bàng quang ................................................................................40
4.2.2.4. Huyết khối bàng quang..........................................................................41

4.2.2.5. Vỡ bàng quang ......................................................................................42
4.2.2.6. Sa bàng quang .......................................................................................43
4.3. Thay đổi thông số sinh lý, sinh hóa của một số ca sỏi đường tiết niệu ..............44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................48
5.1. Kết luận...............................................................................................................48
5.2. Đề nghị................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành ..................................4
Bảng 4.1: Kết quả siêu âm tổng quát .......................................................................... 27
Bảng 4.2: Tỉ lệ các dạng bệnh lý ở thận ..................................................................... 29
Bảng 4.3: Tỉ lệ các dạng bệnh ở bàng quang.............................................................. 36
Bảng 4.4: Kết quả xét nghiệm các thông số nước tiểu trên chó bị sỏi bàng quang (n=30) 44
Bảng 4.5: Tinh thể sỏi tìm thấy trong mẫu nước tiểu xét nghiệm tìm thấy cặn (n = 26)..... 46

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Hệ thống tiết niệu, sinh dục trên chó cái ....................................................... 5

Hình 2.2 Cấu trúc thận bình thường ............................................................................. 5
Hình 2.3 Cấu trúc bàng quang của chó......................................................................... 6
Hình 2.4 Cấu trúc niệu đạo trên chó đực ..................................................................... 7
Hình 2.5 Hình bờ thành bàng quang.......................................................................................10
Hình 2.6 Bóng lưng sỏi bàng quang ........................................................................... 11
Hình 2.7 Hình ảnh sỏi bàng quang cho độ hồi âm mạnh............................................... 12
Hình 2.8 Hình siêu âm thận trái và thận phải bình thường......................................... 15
Hình 2.9 Hình ảnh siêu âm bàng quang bình thường ................................................. 16
Hình 4.1 Hình siêu âm viêm thận .............................................................................. 30
Hình 4.2 Hình siêu âm viêm thận mãn tính ............................................................... 31
Hình 4.3 Hình siêu âm sỏi ở thận trái và thận phải .................................................... 33
Hình 4.4 Hình siêu âm sỏi thận trái và thận bên phải bình thường ............................ 33
Hình 4.5 Hình siêu âm thận ứ nước ở bên trái và bên phải ........................................ 35
Hình 4.6 Hình siêu âm viêm bàng quang.................................................................... 37
Hình 4.7 Hình siêu âm sỏi bàng quang ...................................................................... 38
Hình 4.8 Hình siêu âm sạn bùn bàng quang ............................................................... 39
Hình 4.9 Sỏi bàng quang............................................................................................. 39
Hình 4.10 Hình siêu âm polype bàng quang .............................................................. 41
Hình 4.11 Hình siêu âm huyết khối bàng quang ....................................................... 41
Hình 4.12 Hình siêu âm bàng quang bị vỡ ................................................................ 42
Hình 4.13 Hình ảnh đại thể của sa bàng quang .......................................................... 43
Hình 4.14 Hình ảnh đại thể và tinh thể sỏi struvite ................................................... 47
Hình 4.15 Hình ảnh đại thể và tinh thể sỏi carbonat calci.......................................... 47
Hình 4.16 Hình ảnh đại thể và tinh thể sỏi ammonium urate ..................................... 47
Hình 4.17 Hình ảnh đại thể và tinh thể sỏi oxalale..................................................... 47

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1 Kết quả siêu âm tổng quát ....................................................................... 27
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ bệnh lý đường tiết niệu được chẩn đoán qua siêu âm..................... 28

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con người
ngày càng được nâng cao, người ta không chỉ chú ý đến việc ăn, mặc mà còn quan tâm
đến những nhu cầu giải trí về tinh thần như là nuôi thú cảnh, thú cưng. Trong các loài
thú cưng, chó là loài động vật thông minh, trung thành, giúp ích rất nhiều cho con
người nên rất được con người yêu thích. Ước tính có khoảng 250.000 chó cưng nuôi
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù chó cưng được quan tâm, chăm sóc chu đáo nhưng bệnh tật vẫn có thể
xảy ra. Vì thế việc chẩn đoán, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cho chó trở thành
một trong những nhu cầu của xã hội ngày nay. Nắm bắt nhu cầu thiết yếu đó nhiều
phòng mạch thú y, trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đã mở ra ngày càng
nhiều hơn, đặc biệt là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những bệnh phổ biến thường xảy ra trên chó thì bệnh trên hệ thống tiết
niệu chiếm tỉ lệ không nhỏ. Theo khảo sát của tác giả Lý Sơn Ca trong thời gian từ
01/2006 đến 05/2006 tại Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi cục Thú y
thành phố Hồ Chí Minh thì tỉ lệ chó bệnh trên đường tiết niệu là 6,3%. Cũng tại địa
điểm trên trong thời gian từ 04/2006 đến 08/2006 tác giả Nguyễn Đỗ Như Quỳnh ghi
nhận được 4,3% chó bệnh đường tiết niệu.
Trước đây, việc chẩn đoán bệnh đường tiết niệu thường dựa vào khám lâm
sàng. Ngày nay, bên cạnh việc chẩn đoán lâm sàng các bác sĩ thú y còn được hỗ trợ
bởi nhiều phương tiện chẩn đoán phi lâm sàng như siêu âm, X – quang, xét nghiệm

máu, xét nghiệm nước tiểu,…. Điều này giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và giúp
cho công tác điều trị được hiệu quả hơn.
Được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự
1


hướng dẫn của Tiến sĩ Võ Thị Trà An và BSTY Vũ Kim Chiến, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Ứng dụng siêu âm và xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán và điều trị bệnh
đường tiết niệu trên chó” tại Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi cục
Thú y thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm:
(1) Khảo sát các trường hợp bệnh lý đường tiết niệu được chẩn đoán bằng
phương pháp siêu âm.
(2) Phân tích nước tiểu một số trường hợp sỏi niệu.
(3) Ghi nhận kết quả điều trị một số ca bệnh trên đường tiết niệu để góp phần
xây dựng dữ liệu giúp các bác sĩ thú y đối chiếu, tham khảo khi chẩn đoán và điều trị
bệnh trên đường tiết niệu.
1.3. Yêu cầu
 Ghi nhận tất cả các trường hợp bệnh lý đường tiết niệu được chẩn đoán qua
siêu âm.
 Ghi nhận kết quả xét nghiệm nước tiểu một số trường hợp sỏi niệu.
 Theo dõi hiệu quả điều trị các trường hợp bệnh lý đường tiết niệu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm sinh lý của chó
2.1.1 Thân nhiệt
Chó trưởng thành có thân nhiệt từ 38 – 39oC, chó con có thân nhiệt từ 35,5 –
36,1oC. Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tuổi
tác (thú non cao hơn thú già), phái tính (thú cái cao hơn thú đực), sự hoạt động (thú
hoạt động cao hơn thú nghỉ ngơi), nhiệt độ xung quanh,…. Thông thường, nhiệt độ
buổi sáng sớm thấp hơn buổi chiều. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể giữa hai buổi
khoảng 0,2 – 0,5% (Trích dẫn liệu Phạm Lương Hiền, 2005).
2.1.2 Tần số hô hấp
Chó trưởng thành có tần số hô hấp từ 10 – 30 lần/phút, chó con từ 15 – 35
lần/phút. Chó thở thể ngực, giống chó lớn con tần số hô hấp thấp hơn chó nhỏ con.
Tần số hô hấp thay đổi do các yếu tố sau: nhiệt độ bên ngoài, thời gian trong ngày, tuổi
tác, thú mang thai, những hoạt động mạnh,…. (Trích dẫn liệu Phạm Lương Hiền,
2005).
2.1.3 Nhịp tim
Nhịp tim chó trưởng thành từ 70 – 120 lần/phút, chó con từ 200 – 220 lần/phút.
Nhịp tim có thể thay đổi do loài, tuổi, tầm vóc, nhu cầu biến dưỡng của thú, tình trạng
dinh dưỡng, công do động vật cung cấp, nhiệt độ bên ngoài và thân nhiệt (Trần Thị
Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.1.4 Trưởng thành sinh dục và chu kỳ lên giống
Tuổi trưởng thành sinh dục của chó đực từ 7 – 10 tháng tuổi, chó cái từ 9 – 10
tháng tuổi. Chu kỳ lên giống thông thường xảy ra mỗi năm 2 lần, thời gian động dục từ
12 – 20 ngày, giai đoạn thích hợp cho sự phối giống từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 sau
khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên.

3


2.1.5 Thời gian mang thai và số con đẻ ra trong một lứa
Thời gian mang thai từ 59 – 63 ngày, số con đẻ ra trong một lứa phụ thuộc vào

giống lớn hay nhỏ, thông thường từ 3 – 15 con/lứa, tuổi cai sữa từ 8 – 9 tuần tuổi.
2.1.6 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu trên chó trưởng thành
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Hồng cầu

5,5 – 8,5.106/mm3

Hemoglobin

12 – 18 g/100 ml

Hematocrite

37 – 55 ml/100 ml

Bạch cầu

6 – 18.103/mm3

ASAT(aspartate aminotransferase)

<20 UI/l

ALAT (alanine aminotransferase)

<30 UI/l

Urea

0,2 – 0,5 g/l


Bilirubin

1 – 6 mg/l

Creatine

10 – 20 g/l

Alkaline phosphate

30/120 g/l

Protein tổng số

54 – 71 g/l

Albumin

23 – 32 g/l

Globulin

27 – 44 g/l
(Trích dẫn liệu Phạm Lương Hiền, 2005)

2.2. Cấu trúc đường tiết niệu
2.2.1. Thận
Thận có màu nâu nhạt và có hình hạt đậu, mặt dưới được bao phủ bởi một lớp
màng bụng (phúc mạc). Bên ngoài, thận được bao bọc bởi một lớp màng mô liên kết,

lớp màng này rất dễ bóc nếu thận bình thường và dính sát khi thận bị viêm (Phan
Quang Bá, 2004).
Trên chó thể trọng khoảng 10 kg thì khối lượng thận khoảng 15 g với độ dài 5,5
cm, rộng 3,5 cm và dày 2,5 cm (Lê Việt Bảo, 2002). Chó có hai quả thận: thận phải và
thận trái nằm ở trần của xoang bụng, hai bên các đốt sống thắt lưng (hình 2.1). Động
mạch, tĩnh mạch và ống dẫn tiểu đi vào thận qua rốn thận. Thận phải nằm về phía phải
và hơi ở trước hơn thận trái, ngang với ba đốt sống thắt lưng đầu tiên. Phần trước của
thận nằm trong hố chậu của thùy Spiegel còn phần sau nằm trong bao mỡ. Tĩnh mạch
4


chủ sau chạy sát phía trong thận phải. Thận trái nằm dưới các đốt sống thắt lưng 2, 3,
4, sát động mạch chủ sau ở cạnh trong và kết tràng xuống – tụy tạng ở dưới. Khi dạ
dày đầy thường đẩy thận trái về phía sau. Thận trái cũng được bao trong mỡ như thận
phải (Phan Quang Bá, 2004).

Hình 2.1 Hệ thống tiết niệu, sinh dục trên chó cái
(Trích dẫn liệu La Thế Huy, 2005)
Thận gồm vùng vỏ ở ngoài và vùng tuỷ ở trong. Giữa vùng vỏ và vùng tuỷ có
một vùng rất đậm màu (hình 2.2), gọi là vòng cung mạch quản là nơi mạch máu phân
chia làm các mao quản để đến các đơn vị thận (Phan Quang Bá, 2004).

Hình 2.2 Cấu trúc thận bình thường
(Nguồn: />5


Thận chứa vô số đơn vị sản xuất nước tiểu gọi là đơn vị thận. Chó có 400.000
đơn vị thận ở mỗi quản cầu. Mỗi đơn vị thận có quản cầu thận và ống thận. Quản cầu
thận là búi mao mạch nằm ở vùng vỏ. Mao mạch quản cầu cho các tiểu động mạch
vào. Búi mao mạch được cấp máu từ tiểu động mạch vào. Ống thận gồm bốn phần:

Ống xoắn gần đặt trong vùng vỏ, phần kế tiếp là quai Henle đi vào vùng tuỷ, nhiều ống
xoắn xa đi vào một ống góp. Các ống góp nhỏ liên kết thành ống góp lớn đi vào vùng
tuỷ đổ nước tiểu vào bể thận (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.2.2. Niệu quản
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu đi vào bàng quang. Ống dẫn tiểu chia làm hai
phần. Phần bụng bắt đầu từ tể thận (nơi mạch máu thần kinh, ống dẫn tiểu đi vào thận)
chạy ra sau, song song với các mạch máu lớn vùng thắt lưng. Phần chậu đi vào xoang
chậu các ống dẫn tiểu hơi chếch xuống dưới và vào trong để đổ vào cổ bàng quang
(Phan Quang Bá, 2004).
2.2.3. Bàng quang

Hình 2.3 Cấu trúc bàng quang của chó
(Nguồn : />Bàng quang là một túi cơ, có kích thước rất thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước
tiểu đang chứa. Nếu bàng quang rỗng sẽ có dạng hình quả lê (hình 2.3), nằm co lại
6


hoàn toàn trong xoang chậu. Nếu bàng quang đầy sẽ có dạng hình bầu dục, phần trước
lấn vào khối ruột để đi vào xoang bụng. Cổ bàng quang là phần cố định ở phía sau,
liên hệ với ống thoát tiểu, hai ống dẫn tiểu. Còn phần trước của bàng quang tự do, có
thể thay đổi vị trí. Mặt dưới của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu, mặt trên tiếp
xúc với trực tràng, đoạn cuối ống dẫn tinh, túi tinh nang nếu là thú đực; với thân tử
cung và âm đạo nếu là thú cái. Bàng quang được cố định nhờ ba dây treo. Dây treo
dưới hay dây treo giữa, dây này nối phần trước của bàng quang đến cạnh trước xoang
chậu và kéo đến tận rốn, gọi là thừng Ouraque. Hai dây treo bên, có chứa vết tích của
hai động mạch rốn khi còn là bào thai (Phan Quang Bá, 2004). Gần cổ bàng quang có
hai ống dẫn tiểu mở vào hai bên, tạo với ống thoát tiểu thành một tam giác có đỉnh là
cửa ống thoát tiểu (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006).
2.2.4. Niệu đạo
Niệu đạo là phần nối tiếp phía sau của bàng quang để thải nước tiểu ra ngoài.

Niệu đạo ở thú đực (hình 2.4) gồm có hai phần. Niệu đạo trong xoang chậu: có cấu tạo
dạng xốp và cơ hành xốp. Niệu đạo ngoài xoang chậu (dương vật) gồm rễ thận, qui
đầu và có xương dương vật dài 8 -10cm nằm ở mặt lưng. Phần cuối của xương dương
vật là rãnh xoắn. Nơi đây sỏi và các chất cặn bã thường hay đóng lại. Hai nhánh tĩnh
mạch của mặt lưng qui đầu đi đến xương rời nhập làm một. Niệu đạo thú cái tương
đương niệu đạo nằm trong xoang chậu của thú đực nhưng không có chứa tuyến (Trần
Đình Cường, 2004)

Hình 2.4 Cấu tạo niệu đạo trên chó đực
(Nguồn: />7


2.3. Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu
2.3.1. Định nghĩa siêu âm
Âm là những rung động của vật chất có thể lan truyền trong tất cả các môi
trường như chất khí, chất lỏng, chất rắn nhưng không qua được khoảng chân không.
Môi trường chất đàn hồi (khí, lỏng, rắn) có thể coi như những môi trường liên tục bao
gồm những phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Bình thường, các phần tử này có một vị
trí cân bằng bền. Khi có một lực tác động vào một phần tử nào đó của môi trường,
phần tử này sẽ rời vị trí cân bằng của nó. Do tương tác tạo nên bởi các mối liên kết
giữa các phần tử kế cạnh: một mặt sẽ kéo về vị trí cân bằng, mặt khác còn chịu tác
động của các phần tử có chu kỳ. Nói một cách khác, sóng âm là hiện tượng vật lý
trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của các phần tử vật chất.
Đơn vị đo lường của sóng là Hz (Herzt), là tần số biểu thị chấn động trong một
giây. Sóng âm được chia theo dải tần số thành ba vùng chính:
- Sóng âm tần số cực thấp (vùng hạ âm) có tần số f < 20 Hz
- Sóng âm có tần số tai người có thể nghe thấy trong khoảng 20 – 20000 Hz
(20 KHz)
- Sóng siêu âm có tần số trên 20 KHz.
Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz. Những sóng

âm có tần số cao hơn 20000 Hz thuộc phạm vi sóng siêu âm. Trong y học người ta sử
dụng sóng siêu âm có tần số 2 MHz – 10 MHz
2.3.2. Cơ sở vật lý của phương pháp ghi hình siêu âm
Cơ sở vật lý kỹ thuật ghi hình siêu âm chính là sự tương tác của các tia siêu âm
với các tổ chức của cơ thể. Sự tương tác này phụ thuộc vào:
(1)

Tốc độ lan truyền của sóng âm (C)
Tốc độ lan truyền của sóng âm là quãng đường mà sóng âm lan truyền sau một

đơn vị thời gian.
Trong mô mềm, sóng siêu âm lan truyền với tốc độ gần bằng nhau (Cnước=
1540m/s, Cmỡ=1450m/s, Ccơ=1600m/s,Cgan=1550m/s). Ngược lại tốc độ lan truyền
trong không khí lại chậm hơn mô xương rất nhiều (Ckhông khí=330m/s, Cxương=3000 –
4000m/s).
(2)

Trở kháng âm của môi trường (Z)
8


Trở kháng âm của môi trường được hiểu như là độ vang hay độ dội của sóng
âm trong môi trường, được tính bằng công thức:
Z = c.p
Trong đó:

c (m/s) là vận tốc lan truyền của sóng âm.
p (kg/m3) là mật độ của môi trường.

(3)


Phản xạ và khúc xạ
Khi sóng âm truyền trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng, nó sẽ truyền

theo phương thẳng. Khi gặp mặt phân cách đủ lớn giữa hai môi trường có trở kháng
âm khác nhau, tức là có vận tốc truyền âm khác nhau, sóng âm sẽ được truyền đi tuân
theo qui luật phản xạ hay khúc xạ. Một phần năng lượng của sóng âm sẽ phản xạ
ngược trở lại và phần còn lại sẽ truyền tiếp vào môi trường thứ hai.
Cấu trúc phản hồi nhu mô phụ thuộc vào các sóng phản hồi khuếch tán bởi vô
số dị vật phân tán kích thước bé như mao mạch, các mô liên kết,…. Chính nhờ cấu
trúc phản hồi của chúng mà các khối u thể rắn có sóng phản hồi khác hẳn với sóng
phản hồi khối u thể lỏng.
Phản xạ toàn phần là hiện tượng mà sóng âm sẽ không khúc xạ được sang môi
trường thứ hai bên kia mặt phân cách và toàn bộ được phản xạ trở lại môi trường thứ nhất.
(4)

Sự tán xạ
Một hiện tượng khác trong việc tạo hình bằng siêu âm là sự tán xạ của sóng

siêu âm khi gặp một cấu trúc nhỏ hoặc với một bề mặt không đồng đều. Khi đó, sóng
siêu âm sẽ bị tán xạ đi khắp các hướng và chỉ có một phần nhỏ chắc chắn tới được đầu
dò. Đây là hiện tượng quan trọng để đánh giá độ đồng nhất của các nhu mô.
(5)

Giảm âm và khuếch tán bù
Năng lượng của sóng siêu âm giảm dần trên đường lan truyền trong mô. Đó là

những tương tác mà trong đó năng lượng của các chùm tia tới được lấy bớt dần để
truyền lại theo hướng khác nhau (do phản xạ hay khuếch tán) hoặc bị hấp thu bởi các
mô và chuyển đổi thành nhiệt (do hấp thu).

Năng lượng siêu âm càng đi sâu thì càng suy giảm. Để khắc phục hiện tượng
đó, tín hiệu phải bù bằng hệ thống khuếch đại nhằm tạo ấn tượng ảnh đồng nhất ở tất
cả các độ sâu (TGC: Time Gain Compensation).
(6)

Thông số của sóng siêu âm và kích thước hình học của tổ chức
9


Vì sóng siêu âm phản xạ trên mặt phân cách, do đó năng lượng phản xạ còn phụ
thuộc vào kích thước của mặt phân cách và độ dài bước sóng của chùm tia. Sóng âm
có tần số càng cao thì càng dễ dàng phát hiện và phân biệt các vật nhỏ, song cũng vì
vậy mà khó vào được sâu.
2.3.3. Một số thuật ngữ siêu âm
2.3.3.1. Hình bờ
Hình bờ có thể là liên kết mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác
nhau như giữa gan và thận, lách và thận trái, giữa khối u đặc với nhu mô bình thường. Hình
bờ cũng có thể là giới hạn của một cấu trúc thông thường hoặc bệnh lý (ví dụ như thành
bàng quang (hình 2.5), thành túi mật, tim, u nang,…) (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang,
2006).

Hình 2.5 Hình bờ thành bàng quang (được ký hiệu bằng mũi tên) của chó
Berger, 2 năm tuổi.
2.3.3.2. Hình cấu trúc
Hình cấu trúc được phân biệt thành nhiều loại gồm: cấu trúc đặc có hồi âm
đồng nhất (nhu mô phủ tạng đặc) hoặc không đồng nhất (nhu mô bệnh lý phủ tạng
đặc); cũng có thể là cấu trúc lỏng rỗng có hồi âm bình thường (bàng quang, túi mật)
hoặc bệnh lý (u nang, ổ máu tụ, thận ứ nước). Như vậy, siêu âm phân biệt được cấu
trúc choán chỗ (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006).
2.3.3.3. Độ hồi âm (mức độ phản âm)

Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), độ hồi âm, đôi khi gọi tắt là echo,
phản ánh đặc trưng của cơ quan phản xạ lại sóng siêu âm.
Người ta phân biệt độ hồi âm thành ba mức độ: hồi âm dày (hồi âm cao,
hyperechoic) cho hình ảnh sáng trên hình siêu âm (hồi âm của xương, chủ mô,…), hồi
10


âm kém (hồi âm thấp, hypoechoic) cho hình ảnh tối trên hình siêu âm (hồi âm của mô,
của dịch mủ,…), hồi âm trống (không có hồi âm, sonolucent) cho hình ảnh đen trên
hình siêu âm (hồi âm dịch).
Độ hồi âm trên máy siêu âm phản ánh độ sáng hay tối của hình quan sát được.
Trên máy siêu âm đều có thang độ xám chuẩn, nhờ vậy ta có thể ước lượng được sự
thay đổi nếu có.
2.3.3.4. Mật độ của mô
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), căn cứ vào độ hồi âm ta có thể ước
lượng được tổn thương ở dạng đặc hay lỏng. Gồm 3 loại: tính chất đặc (hồi âm bên
trong đồng nhất hoặc không đồng nhất), tính chất dịch (nang), tính chất hỗn hợp, có
phần đặc – có phần dịch.
Trên thực tế, nhiều khi bản chất mô đặc nhưng có độ hồi âm rất kém - gần như
trống (ví dụ hạch lymphoma) hay ngược lại, là chất dịch mủ nhưng độ hồi âm lại rất
dày (ví dụ abscess gan do vi trùng). Do đó cần dựa thêm vào nhiều yếu tố khác để xác
định được dạng tổn thương.
2.3.4. Các hiện tượng hay gặp trong siêu âm
2.3.4.1. Bóng âm
Ta sẽ thấy hiện tượng bóng âm (hay còn gọi là bóng lưng) mỗi khi chùm tia
siêu âm bị một cấu trúc phản xạ rất mạnh chặn lại. Trên ảnh siêu âm, vách phản xạ
được biểu hiện bởi một sóng phản hồi rất đậm kèm theo sau đó là một vệt hình nón
của bóng âm mà trong vệt bóng âm không một hình ảnh nào còn thấy rõ được (hình
2.6) (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006).


Hình 2.6 Bóng lưng sỏi bàng quang (được ký hiệu bằng mũi tên) của chó Griff,
11 năm tuổi.
11


2.3.4.2. Sự hồi âm mạnh
Mô xương, vôi có độ cản âm rất lớn nên khi gặp loại mô này hầu hết sóng siêu
âm đều bị phản xạ ngược trở lại. Trên ảnh siêu âm, mô này cho hình ảnh có độ hồi âm
rất dày (rất sáng), ví dụ như sỏi (Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998).

Hình 2.7 Hình ảnh sỏi bàng quang cho độ hồi âm mạnh (được ký hiệu bằng mũi
tên) của chó Bắc Kinh, 8 năm tuổi.
2.3.4.3. Sự tăng âm
Tăng âm là hiện tượng chùm tia siêu âm đi qua môi trường có độ cản âm thấp
(ví dụ như nang) thì phần sâu sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn chung quanh
(Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998).
2.3.4.4. Sự giảm âm
Giảm âm xảy ra khi chùm tia siêu âm gặp vùng mô có độ cản âm lớn, năng
lượng chùm tia siêu âm sẽ bị giảm đi nhanh chóng và phần sâu sẽ nhận được ít sóng
âm hơn. Ta thường gặp hiện tượng này trong trường hợp gan nhiễm mỡ (Nguyễn Thu
Liên và cộng sự, 1998).
2.3.4.5. Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi)
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân
cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và
độ hồi âm nhỏ dần (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002).
2.3.5. Các bước tiến hành siêu âm
2.3.5.1. Chuẩn bị thú
Để dễ dàng cho việc siêu âm, cần cho thú nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi thực
hiện thao tác. Cho thú uống nước (khoảng dưới 0,5 lít) trước khi siêu âm khoảng 30
phút đến 1 giờ để tạo được lượng nước tiểu vừa đủ trong bàng quang. Tiếp theo là cạo

lông vùng bụng và bôi lớp gel dẫn âm.
12


2.3.5.2. Tư thế thú trong siêu âm bệnh đường tiết niệu
Tư thế nằm ngửa: tư thế này được xem là chuẩn mực cho khám nghiệm siêu âm
bụng phù hợp với tình trạng sinh lý cơ thể, cho phép sự giãn cơ và làm dẹt lại khoang
bụng, từ tư thế này có thể bộc lộ hầu hết các phủ tạng trong ổ bụng. Ở tư thế nghiêng
phải và nghiêng trái: lúc này mặt phẳng vành của cơ thể vuông góc với mặt giường.
Trong một số trường hợp cần thiết phải khám ở tư thế đứng.
Tiến hành siêu âm ở tư thế thú đứng, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tuỳ trường
hợp. Tuy nhiên, tư thế nằm ngửa là tư thế được sử dụng phổ biến và thích hợp cho hầu
hết trường hợp siêu âm (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006).
2.3.5.3. Động tác quét đầu dò
Động tác quét đầu dò được liên tưởng như động tác sử dụng chiếc quạt tay. Khi
chiếc quạt chuyển động nhờ lắc cổ tay thì mặt phẳng của chiếc quạt sẽ làm nên hình
khối dạng kim tự tháp. Tương tự như vậy, thay vì giữ đầu dò cố định ở một vị trí và ta
sẽ chỉ nhận được thông tin trên một mặt phẳng cắt của đầu dò, việc quét đầu dò giúp
nhận được lượng thông tin từ nhiều mặt cắt. Nhờ đó, có thể thăm dò không những toàn
bộ khối thể tích mô trong khoảng thời gian ngắn mà còn nhận được thông tin về mối
liên hệ trong không gian ba chiều của các thành phần trong cơ quan đang thăm dò.
2.3.5.4. Động tác lia đầu dò
Nhược điểm của phần lớn thiết bị siêu âm ngày nay là chỉ tạo ra trường khảo sát
nhỏ và giới hạn. Để khắc phục nhược điểm này, ngoài động tác quét người ta có thể
dùng động tác lia đầu dò sang hai phía mặt cắt (nghĩa là hướng chuyển động của đầu
dò lúc này vuông góc với hướng chuyển động của động tác quét) để mở rộng diện
khảo sát đối với đầu dò loại rẽ quạt và cong, còn đối với đầu dò thẳng thì di chuyển
trượt đầu dò sang hai phía.
2.3.5.5. Phương pháp siêu âm thận
Tại sụn mấu kiếm, di chuyển đầu dò về phía phải. Dùng gan làm cửa sổ siêu âm

để đánh giá độ hồi âm của thận. Sau khi có cái nhìn tổng quát thận phải, di chuyển đầu
dò về phía trái và dùng lách làm cửa sổ siêu âm cho thận trái. Để tiện cho việc quan
sát, nghiên cứu và định vị chính xác bệnh tích, cần chú ý 5 đường cắt cơ bản.
Đường cắt dọc giữa thận là đường cắt ưu tiên để quan sát tổng quát quả thận.
Quan sát từ ngoài vào trong, ta sẽ thấy:
13


(a) Bao thận tạo nên bờ phân cách với gan (thận phải) và lách (thận trái) bằng
một đường tăng âm mảnh, trơn láng và đều. Nhờ hình ảnh này ta thấy được hình dạng
elip hoặc bầu dục của quả thận.
(b) Vỏ thận liền sau bao thận, có độ hồi âm hỗn hợp, mịn và đồng nhất. Độ hồi
âm của vỏ thận ngang bằng hoặc giảm âm hơn độ hồi âm của gan nhưng lại tăng âm
hơn độ hồi âm của lách.
(c) Tuỷ thận có độ hồi âm kém, đôi khi không thấy hồi âm (echo trống).
(d) Xoang thận ở trung tâm quả thận, có độ hồi âm rất tăng, gần như bằng bao
thận.
Đường cắt lưng bên của mặt cắt dọc giữa thận
Hình ảnh siêu âm của mặt cắt này gần giống hoàn toàn mặt cắt dọc giữa thận
tức là cũng có đường bao thận bên ngoài và cấu trúc tăng âm và vùng vỏ thận có độ
hồi âm đồng nhất. Tuy nhiên, ta cũng quan sát thấy sự khác biệt của vùng tuỷ thận và
vùng xoang thận.
Vùng tuỷ thận có sự xuất hiện của cấu trúc tháp thận – là những vùng có độ hồi
âm rất kém (echo trống), có dạng hình tháp hoặc tam giác, nằm ngay sau vùng vỏ thận.
Vùng xoang thận không thể nhận thấy trên hình ảnh siêu âm ở mặt cắt này vì
không thấy rõ vùng hồi âm trung tâm sáng.
Ngách bể thận có hình dạng những hạt tròn nhỏ, tăng âm nằm nối tiếp với vỏ
thận và chia cắt tháp thận – tủy thận.
Đường cắt ngang qua cực trên thận
Đây là đường cắt ngang. Để có được đường cắt này, thú được đặt nằm ngửa

hoặc nghiêng sang phải hoặc trái tuỳ bên thận muốn khảo sát. Trên hình siêu âm, cực
trên thận có hình oval hoặc hình tròn. Những cấu trúc được mô tả trên mặt cắt dọc
(bao thận, vỏ thận, tủy thận, xoang thận) cũng được nhận thấy ở mặt cắt này.
Đường cắt ngang qua rốn thận
Trên đường cắt này, thận được nhận thấy trên hình siêu âm có hình chữ C. Vỏ
thận, tuỷ thận, xoang thận, mỡ quanh xoang thận, bể thận, các mạch máu và niệu quản
có thể được thấy rõ trên mặt cắt này. Đường viền hồi âm cho thấy lưng và bụng của bể
thận và mạch máu toả ra từ xoang trung tâm đến vỏ thận. Đường kẽ này được dùng
đánh giá mức độ giãn của bể thận, một số tắc nghẽn của hệ thống mạch máu và hệ
thống thoát tiểu.
14


Đường cắt ngang qua cực dưới thận
Tương tự như đường cắt ngang qua cực trên thận nhưng ở vị trí phần dưới của
thận. Ứng dụng mặt cắt ngang trên thận và dưới thận để định vị bệnh một cách chính
xác hơn.
2.3.5.6. Phương pháp siêu âm bàng quang
Trong siêu âm bàng quang cần chú ý các mặt cắt sau đây:
Mặt cắt ngang:
Mặt cắt ngang của bàng quang căng là cấu trúc dịch không hồi âm.
Có dạng hình vuông (khi mặt cắt gần đáy bàng quang) hoặc dạng hình tròn (khi
mặt cắt gắn với đỉnh bàng quang).
Thành bên tương ứng với bó cơ thắt lưng chậu.
Mặt cắt dọc
Mặt cắt dọc của bàng quang có dạng hơi giống hình tam giác. Đỉnh tam giác
trên hình siêu âm ứng với đỉnh bàng quang.
2.3.6. Hình ảnh siêu âm thận và bàng quang bình thường

A


B

Hình 2.8 Hình ảnh siêu âm thận trái (A) và thận phải (B) ở chó với đường cắt ngang
qua rốn thận, trên hình siêu âm thận có hình chữ “C”, đường viền hồi âm cho thấy
lưng và bụng của bể thận và mạch máu toả ra từ xoang trung tâm đến vỏ thận.
(Nguồn />
Hình 2.9 Hình ảnh siêu âm bàng quang bình thường của chó ta, 2 năm tuổi.
15


×