Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI LỨA ĐẦU VÀ LỨA HAI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.39 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI LỨA ĐẦU
VÀ LỨA HAI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ
NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện
Ngành
Lớp
Khóa

: TRẦN NGUYỄN THƯ ÁI
: Chăn Nuôi
: Chăn Nuôi 30
: 2004 - 2008

- Tháng 09/2008 -


TÊN KHÓA LUẬN

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI LỨA ĐẦU VÀ LỨA
HAI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả


TRẦN NGUYỄN THƯ ÁI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giảng viên hướng dẫn
ThS. VÕ VĂN NINH

- Tháng 09 năm 2008 i


CẢM TẠ
Gởi lòng biết ơn sâu sắc dành cho gia đình và người thân đã nuôi dưỡng, động
viên và tạo điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình chỉ dạy chúng em trong suốt khóa học.
Chúng em gửi lòng thành kính và biết ơn đến Thạc sĩ Võ Văn Ninh đã giúp đỡ,
động viên và hướng dẫn chúng em trong thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Văn Chính đã nhiệt tình chỉ dẫn chúng em cách
xử lý số liệu trong quá trình học tập.
Cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị trong tổ Nái, cùng toàn thể các cô chú, anh
chị công nhân viên Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Xuân Phú đã tạo mọi điều kiện và
hướng dẫn cho chúng em trong suốt thời gian thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Chăn Nuôi 30 đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tác giả
SV. Trần Nguyễn Thư Ái

ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái lứa một và hai thuộc một số
nhóm giống ở Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Xuân Phú - Đồng Nai” đã được thực hiện từ
tháng 20-02-2008 đến 20-06-2008. Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát 73 nái thuộc 3 nhóm giống:
 Yorkshire (YY): 49 con
 Landrace (LL): 16 con
 Land-yorkshire (LY): 8 con
Kết quả được ghi nhận qua trung bình quần thể như sau:
* So sánh giữa các nhóm giống:
 Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của nái







Tuổi phối giống lần đầu: 317,12 ngày



Tuổi đẻ lứa đầu: 432,76 ngày

Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản


Số con sơ sinh trên ổ: 11,42 con/ổ




Số heo con sơ sinh còn sống: 11,01 con/ổ



Số heo con chọn nuôi trên ổ: 10,14 con/ổ



Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ (kg/ổ): 15,42 kg/ổ



Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình: 1,45 kg/con



Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: 168,58 ngày



Số lứa đẻ của nái/năm: 2,22



Thời gian nái động dục lại sau khi sinh: 7,93 ngày

Các chỉ tiêu về khả năng nuôi con



Số heo con giao nuôi của các nhóm: 10,16 con/ổ



Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái mẹ: 27,29 kg



Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái mẹ: 64,5 kg



Tuổi cai sữa của heo con (ngày): 27,46 ngày



Số heo con cai sữa trên ổ: 9 con/ổ



Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ: 52,35 kg



Trọng lượng heo con cai sữa bình quân: 5,88 kg




Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của các nhóm giống là: 84,83 %
iii




Mức giảm trọng của nái nuôi con là: 11,24 kg

* So sánh giữa các lứa:


Số heo con sơ sinh trên ổ: 11,65 (con/ổ)



Số heo con sơ sinh còn sống: 11,13 (con/ổ)



Số heo con chọn nuôi trên ổ: 10,29 (con/ổ)



Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ: 15,17 (kg/ổ)



Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình: 1,41 (kg/con)




Thời gian nái động dục lại sau khi sinh: 9,71 (ngày)



Số heo con giao nuôi: 10,25 (con/ổ)



Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái: 26,85 (kg)



Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái: 93,67 (kg)



Số heo con cai sữa trên ổ: 8,95 (con/ổ)



Trọng lượng heo con cai sữa trên ổ: 51,30 (kg/ổ)



Trọng lượng heo con cai sữa bình quân: 5,80 (kg/con)



Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 82,74 (%)




Mức giảm trọng của nái nuôi con: 10,26 (kg)



Trọng lượng nái 3 ngày và 21 ngày sau khi sinh trong thời gian nuôi
con là:
+ Trọng lượng trung bình 3 ngày sau khi sinh của nái là: 192,68

kg/nái
+ Trọng lượng trung bình 21 ngày sau khi sinh của nái là: 184,16
kg/nái

iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC........................................................................................................................... i
CẢM TẠ ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................... xii
Chương 1 .......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.................................................................................2

1.2.1. Mục Đích .......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..........................................................................................................2
Chương 2 .......................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ ...............................3
2.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.............................................................................3
2.1.3. Cơ cấu đàn .....................................................................................................4
2.1.4. Thuận lợi khó khăn........................................................................................4
2.1.4.1. Thuận lợi.................................................................................................4
2.1.4.2. Khó khăn ................................................................................................4
2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐƯỢC KHẢO SÁT TẠI
TRẠI HEO XUÂN PHÚ .............................................................................................5
2.2.1. Landrace ........................................................................................................5
2.2.2. Yorkshire .......................................................................................................5
2.2.3. Landrace - Yorkshire.....................................................................................5
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................5
2.3.1. Đặc điểm của heo nái lứa một và lứa hai ......................................................5
2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản......................................................6
v


2.3.2.1. Yếu tố di truyền ......................................................................................6
2.3.2.2. Yếu tố ngoại cảnh...................................................................................7
2.3.3. Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản..............................................................8
2.3.3.1. Tuổi thành thục.......................................................................................8
2.3.3.2. Tỷ lệ đậu thai ..........................................................................................8
2.3.3.3. Tuổi phối giống lần đầu..........................................................................8
2.3.3.4. Tuổi đẻ lứa đầu .......................................................................................8
2.3.3.5. Số heo con sinh ra trên ổ ........................................................................9

2.3.3.6. Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ ........................................................9
2.3.3.7. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ....................................................................9
2.3.3.8. Số lứa đẻ của nái trên năm. ....................................................................9
2.3.3.9. Số heo con cai sữa của nái trên năm.....................................................10
2.3.3.10. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ ...................................................10
2.3.3.11. Trọng lượng cai sữa............................................................................10
2.3.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái ..............................10
Chương 3 .....................................................................................................................11
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..........................................................11
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.........................................11
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.................................................................................11
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...........................................................................11
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.............................................................................11
3.4.1. Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc .............................................................11
3.4.2. Ngoại hình thể chất......................................................................................12
3.4.3. Chỉ tiêu sinh lý sinh dục ở lợn nái...............................................................12
3.4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu........................................................................12
3.4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu .....................................................................................12
3.4.4. Khả năng sinh sản của nái ...........................................................................12
3.4.4.1. Số con sơ sinh trên ổ (con/ổ) ................................................................12
3.4.4.2. Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ) ....................................................13
3.4.4.3. Số heo con chọn nuôi trên ổ (con/ổ).....................................................13
3.4.4.4. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ (kg/ổ) ..........................................13
vi


3.4.4.5. Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống trung bình ...............................13
3.4.4.6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ................................................................13
3.4.4.7. Số lứa đẻ của nái trên năm ...................................................................13
3.4.4.8. Thời gian nái động dục lại sau khi sinh................................................13

3.4.5. Khả năng nuôi con.......................................................................................13
3.4.5.1. Số heo con giao nuôi ............................................................................13
3.4.5.2. Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái mẹ.....................................13
3.4.5.3. Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái mẹ...................................13
3.4.5.4. Tuổi cai sữa của heo con (ngày)...........................................................13
3.4.5.5. Số heo con cai sữa trên ổ......................................................................13
3.4.5.6. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ .....................................................14
3.4.5.7. Trọng lượng heo con cai sữa trung bình...............................................14
3.4.5.8. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ..................................................................14
3.4.5.9. Mức giảm trọng của nái nuôi con.........................................................14
3.4.6. Trọng lượng nái lứa một và lứa hai trong thời gian nuôi con .....................14
3.4.7. Xếp hạng các nhóm giống và cá thể nái theo chỉ số sinh sản (SPI) ............14
3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................15
Chương 4 .....................................................................................................................16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................16
4.1. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG.................................................16
4.1.1. Chuồng trại ..................................................................................................16
4.1.2. Thức ăn. .......................................................................................................16
4.1.3. Nước uống ...................................................................................................17
4.1.4. Nuôi dưỡng và chăm sóc .............................................................................17
4.1.5. Vệ sinh thú y................................................................................................18
4.1.6. Quy trình tiêm phòng...................................................................................19
4.2. TỶ LỆ HEO NÁI CỦA CÁC GIỐNG HEO KHẢO SÁT ................................20
4.3. NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT................................................................................21
4.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SINH LÝ SINH DỤC CỦA NÁI .....................................22
4.4.1. Tuổi phối giống lần đầu...............................................................................22
4.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu ............................................................................................23
vii



4.5. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI ................................24
4.5.1. Số heo con sinh ra trên ổ .............................................................................24
4.5.2. Số heo con sơ sinh còn sống........................................................................25
4.5.3. Số heo con chọn nuôi trên ổ ........................................................................27
4.5.4. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ (kg/ổ) .................................................29
4.5.5. Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình .....................................................30
4.5.6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .......................................................................32
4.5.7. Số lứa đẻ của nái trên năm ..........................................................................33
4.5.8. Thời gian nái động dục lại sau khi cai sữa ..................................................34
4.6. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG NUÔI CON.................................................36
4.6.1. Số heo con giao nuôi ...................................................................................36
4.6.2. Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái..................................................37
4.6.3. Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái mẹ..........................................39
4.6.4. Tuổi cai sữa của heo con (ngày)..................................................................40
4.6.5. Số heo con cai sữa trên ổ.............................................................................41
4.6.6. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ ............................................................43
4.6.7. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ......................................................44
4.6.8. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa .........................................................................46
4.6.9. Mức giảm trọng của nái sau khi cai sữa ......................................................48
4.7. TRỌNG LƯỢNG NÁI LỨA MỘT VÀ HAI TRONG THỜI GIAN
NUÔI CON................................................................................................................50
4.8. XẾP HẠNG CÁC NHÓM GIỐNG VÀ CÁ THỂ NÁI THEO CHỈ SỐ SINH
SẢN (SPI)..................................................................................................................51
Chương 5 .....................................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................54
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................54
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC .....................................................................................................................58


viii


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
LL

: Landrace thuần.

YY

: Yorkshire thuân.

LY

: Landrace x Yorkshire.

ppm

: Phần triệu

KCHLĐ

: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.

SLĐCN/N

: Số lứa đẻ của nái trên một năm.

TLSSTO


: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ.

TLSSTB

: Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống trung bình.

SLS7N

: Sản lượng sữa 7 ngày.

SLS21N

: Sản lượng sữa 21 ngày.

TLTO7N

: Trọng lượng toàn ổ 7 ngày.

TLTO21N

: Trọng lượng toàn ổ 21 ngày.

TLNS

: Tỷ lệ nuôi sống.

TLCSTB

: Trọng lượng heo con cai sữa trung bình.


MGT

: Mức giảm trọng của nái.

P3

: Trọng lượng của nái 3 ngày sau khi sinh (kg).

P21

: Trọng lượng của nái 21 ngày sau khi sinh (kg).

PRRS

: Bệnh tai xanh

FMD

: Foot Mouth Disease

LMLM

: Lở mồm long móng

IM

: Tiêm cơ

PTH


: Phó thương hàn

THT

: Tụ huyết trùng

SC

: Tiêm dưới da

SD:

: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

CV:

: Hệ số biến dị (Coefficient of Variation)

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ số di truyền của một số tính trạng trên heo ...............................................7
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nhà nước về điểm ngoại hình thể chất (TCVN 3667 - 89) ........12
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi theo lứa đẻ......15
Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dành cho heo con theo mẹ..........16
Bảng 4.2: Thành phần cơ bản của các loại cám dành cho heo nái mang thai và nuôi con
của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú. .........................................................17
Bảng 4.4: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị ...........................................................19
Bảng 4.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu..........................................................19

Bảng 4.6: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con..................................................19
Bảng 4.7: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ..................................................20
Bảng 4.8: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa ..........................................................20
Bảng 4.9: Tỷ lệ heo khảo sát .........................................................................................20
Bảng 4.10: Ngoại hình thể chất .....................................................................................21
Bảng 4.11: Kết quả xếp cấp ngoại hình thể chất ...........................................................21
Bảng 4.12: Tuổi phối giống lần đầu ..............................................................................22
Bảng 4.13: Tuổi đẻ lứa đầu ...........................................................................................23
Bảng 4.14: Số heo con sinh ra trên ổ theo nhóm giống.................................................24
Bảng 4.15: Số heo con sinh ra trên ổ theo lứa đẻ ..........................................................25
Bảng 4.16: Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ theo nhóm giống.................................25
Bảng 4.17: Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ theo lứa đẻ ..........................................26
Bảng 4.18: Số heo con chọn nuôi trên ổ theo nhóm giống ...........................................27
Bảng 4.19: Số heo con chọn nuôi trên ổ theo lứa đẻ....................................................28
Bảng 4.20: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ (kg/ổ) theo nhóm giống.....................29
Bảng 4.21: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ (kg/ổ) theo lứa đẻ ..............................30
Bảng 4.22: Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình (kg/con) theo nhóm giống ..........30
Bảng 4.23: Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình (kg/con) theo lứa đẻ ...................31
Bảng 4.24: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.......................................................................32
Bảng 4.25: Số lứa đẻ của nái/năm ................................................................................33
Bảng 4.26: Thời gian nái động dục lại sau khi cai sữa của nái giữa các giống.............34
Bảng 4.27: Thời gian nái động dục lại sau khi cai sữa của nái theo lứa đẻ ..................35
x


Bảng 4.28: Số heo con giao nuôi giữa các nhóm giống ................................................36
Bảng 4.29: Số heo con giao nuôi con giữa các lứa đẻ...................................................37
Bảng 4.30: Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái giữa các nhóm giống...............37
Bảng 4.31: Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái theo lứa đẻ ..............................38
Bảng 4.32: Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái giữa các nhóm giống ............39

Bảng 4.33: Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái theo lứa đẻ ............................40
Bảng 4.34: Tuổi cai sữa của heo con.............................................................................40
Bảng 4.35: Số heo con cai sữa/ổ giữa các nhóm giống.................................................41
Bảng 4.36: Số heo con cai sữa trên ổ theo lứa đẻ..........................................................42
Bảng 4.37: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo nhóm giống ...............................43
Bảng 4.38: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo lứa đẻ.........................................44
Bảng 4.39: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân giữa các nhóm giống ...................44
Bảng 4.40: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân theo lứa đẻ...................................45
Bảng 4.41: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa giữa các nhóm giống......................................46
Bảng 4.42: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa theo lứa đẻ......................................................47
Bảng 4.43: Mức giảm trọng của nái sau khi cai sữa giữa các nhóm giống...................48
Bảng 4.44: Mức giảm trọng của nái sau khi cai sữa theo lứa đẻ...................................49
Bảng 4.45: Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày...........................................................50
Bảng 4.46: Trọng lượng nái sau khi sinh 21 ngày.........................................................50
Bảng 4.47: Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số sinh sản. .........................................51
Bảng 4.48: Xếp hạng từng nái theo chỉ số sinh sản (SPI) .............................................52

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tuổi phối lần đầu ......................................................................................22
Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu .........................................................................................23
Biểu đồ 4.3: Số heo con sơ sinh trên ổ giữa các nhóm giống .......................................24
Biểu đồ 4.4: Số heo con sơ sinh trên ổ theo lứa đẻ .......................................................25
Biểu đồ 4.5: Số heo con sơ sinh còn sống giữa các nhóm giống ..................................26
Biểu đồ 4.6: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ..................................................27
Biểu đồ 4.7: Số heo con chọn nuôi trên ổ giữa các nhóm giống...................................27
Biểu đồ 4.8: Số heo con chọn nuôi trên ổ theo lứa đẻ...................................................28
Biểu đồ 4.9: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ giữa các nhóm giống.......................29

Biểu đồ 4.10: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ theo lứa đẻ.....................................30
Biểu đồ 4.11: Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình giữa các nhóm giống ..............31
Biểu đồ 4.12: Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình theo lứa đẻ ..............................32
Biểu đồ 4.13: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ...................................................................32
Biểu đồ 4.14: Số lứa đẻ của nái/năm.............................................................................33
Biểu đồ 4.15: Thời gian nái động dục lại sau khi cai sữa giữa các nhóm giống...........34
Biểu đồ 4.16: Thời gian nái động dục lại sau khi cai sữa theo lứa đẻ...........................35
Biểu đồ 4.17: Số heo con giao nuôi giữa các nhóm giống ............................................36
Biểu đồ 4.18: Số heo con giao nuôi trên ổ theo lứa đẻ..................................................37
Biểu đồ 4.19: Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái giữa các nhóm giống ..........38
Biểu đồ 4.20: Sản lượng sữa 7 ngày sau khi sinh của nái theo lứa đẻ ..........................38
Biểu đồ 4.21: Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh giữa các nhóm giống.....................39
Biểu đồ 4.22: Sản lượng sữa 21 ngày sau khi sinh của nái theo lứa đẻ ........................40
Biểu đồ 4.23: Tuổi cai sữa của heo con.........................................................................41
Biểu đồ 4.24: Số heo con cai sữa trên ổ giữa các nhóm giống......................................41
Biểu đồ 4.25: Số heo con cai sữa trên ổ theo lứa đẻ .....................................................42
Biểu đồ 4.26: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ giữa các nhóm giống.....................43
Biểu đồ 4.27: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo lứa đẻ.....................................44
Biểu đồ 4.28: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân theo nhóm giống .....................45
Biểu đồ 4.29: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân theo lứa đẻ...............................45
Biểu đồ 4.30: Tỷ lệ heo con nuôi sống đến cai sữa theo nhóm giống...........................46
xii


Biểu đồ 4.31: Tỷ lệ heo con nuôi sống đến cai sữa theo lứa đẻ ...................................47
Biểu đồ 4.32: Mức giảm trọng của nái giữa các nhóm giống .......................................48
Biểu đồ 4.33: Mức giảm trọng của nái sau khi nuôi con theo lứa đẻ............................49
Biểu đồ 4.34: Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày và 21 ngày....................................50

xiii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành chăn nuôi của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ
chăn nuôi gia đình đã chuyển đổi cơ cấu hình thành những trang trại nhỏ, lớn và gặp
khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Để có một đàn heo tốt, cho năng suất cao, phù hợp với yêu cầu chất lượng, khả
năng kháng bệnh cao đòi hỏi người chăn nuôi phải biết nắm bắt những thông tin cần
thiết, biết kết hợp với những nhà làm công tác giống, dinh dưỡng, thường xuyên theo
dõi chọn lọc, lai tạo và ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào công tác chăm sóc nuôi
dưỡng, tạo mọi điều kiện để đàn heo có thể phát triển tối ưu nhất. Đặc biệt cần quan
tâm theo dõi heo nái đẻ lứa một và lứa hai vì trong quá trình này khả năng sinh sản của
nái chưa ổn định, sức tăng trưởng còn cao. Chúng ta cần có sự theo dõi chặt chẽ để có
phương hướng nâng cao năng suất của nái cho những lứa đẻ sau cũng như loại thải
sớm những nái có khả năng sinh sản kém, giảm được thiệt hại kinh tế
Xuất phát từ những thực tế trên, cùng với sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa
Chăn Nuôi Thú Y - Trường Đại học Nông Lâm cùng Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Xuân Phú và dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Võ Văn Ninh thuộc bộ môn
Chăn Nuôi Chuyên Khoa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo Sát Khả Năng
Sinh Sản Của Heo Nái Lứa Đầu Và Lứa Hai Thuộc Một Số Nhóm Giống Tại Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú Tỉnh Đồng Nai”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục Đích
Khảo sát và đánh giá ngoại hình thể chất, khả năng sinh sản của đàn nái nhằm

thu thập dữ liệu, cung cấp tình trạng của nái, phục vụ cho công tác giống, đánh giá khả
năng sinh trưởng giúp trại có những phương hướng phát triển hiệu quả, nâng cao năng
suất hơn.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, quan sát, đánh giá ghi nhận các số liệu liên quan đến chỉ tiêu sinh sản
của một số giống heo nái lứa đầu và lứa hai có tại xí nghiệp.
Chọn loại được các heo có khả năng sinh sản kém.
So sánh khả năng sinh sản giữa các giống.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú thuộc công ty TNHH một thành viên Thọ Vực,
nằm trên địa bàn của ấp Bình Hòa xã Xuân Phú huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách
quốc lộ 1A 400 m. Tiếp giáp trại là những cánh đồng hoa màu, ao cá và một vài gia
đình sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
* Cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc công ty TNHH
một thành viên Thọ Vực

Ban Giám Đốc Xí Nghiệp

Kế Toán

Kho, Thủ Kho.


Tổ 1
Nái đẻ

Tổ 2
Cai sữa

Kĩ Thuật

Tổ 3
Đực giống,nái
và đực hậu
bị,nái khô và
mang thai

* Nhân sự
Xí nghiệp gồm có 20 người, trong đó:


Đại học: 4 người.



Đang theo học đại học: 1 người.
3

Cơ Khí và Căn Tin

Tổ 4
Heo thịt





Trung cấp: 09 người.



Sơ cấp: 02 người.



Lao động phổ thông: 5 người.

2.1.3. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến tháng 06 năm 2008
* Tổng đàn có 2608 con, trong đó:
- Đực giống: 08 con
- Nái sinh sản: 429 con
+ Nái khô và mang thai : 340 con
+ Nái nuôi con : 89 con
- Heo hậu bị > 5 tháng : 187 con
- Heo hậu bị < 5 tháng : 43 con
- Heo con theo mẹ: 690 con
- Heo cai sữa: 589 con
- Heo thịt: 662 con
2.1.4. Thuận lợi khó khăn
2.1.4.1. Thuận lợi
Trại được dựng lên trong vùng nông nghiệp phát triển, nên việc thu mua nông
sản dễ dàng, giá rẻ.

Nằm gần tuyến quốc lộ 1A thuận tiện cho viêc vận chuyển thức ăn và sản
phẩm chăn nuôi.
Diện tích đất rộng, nguồn nước dồi dào, xa khu dân cư, thuận lợi cho công tác
chăn nuôi, mở rộng diện tích chuồng trại.
Có đội ngũ kĩ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt với các
chuyên viên tư vấn kỹ thuật.
2.1.4.2. Khó khăn
- Tình hình lạm phát gia tăng, giá cả nông sản, thức ăn gia súc, thuốc thú y…
tăng cao.
- Giá cả sản phẩm chăn nuôi không ổn định.
- Tình hình dịch bệnh hoành hành phức tạp.
- Thiếu nhân công.
4


2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐƯỢC KHẢO SÁT TẠI
TRẠI HEO XUÂN PHÚ
2.2.1. Landrace
Xuất xứ từ Đan Mạch, đây là giống heo cho nhiều nạc nổi tiếng khắp thế giới.
Heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen trên thân, đầu nhỏ,
mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân giống như hình
chữ nhật.
Sáu tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng từ 80 - 90 kg, nọc nái trưởng thành có
trọng lượng từ 200 - 250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa/năm, nếu chăm sóc
tốt có thể đạt 2,5 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 8 - 10 con, thích nghi kém hơn Yorkshire trong
điều kiện nóng ẩm.
2.2.2. Yorkshire
Nguồn gốc nước Anh, đây là giống heo mắn đẻ, nuôi con tốt.
Heo có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ hoặc
xám, lông đuôi dài, lông rìa tai dài, khấu đuôi to, tai thẳng hoặc hơi nghiêng về trước,

khi nhìn ngang giống hình chữ nhật.
Sáu tháng tuổi thường đạt thể trọng 90 - 100 kg, khi trưởng thành nọc, nái có
thể đạt 250 - 300 kg. Mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 - 10 con,
trọng lượng sơ sinh của heo con từ 1 - 1,8 kg.
Sản lượng sữa heo mẹ cao, nuôi con khéo, sức đề kháng bệnh cao nhất so với
các giống heo ngoại nhập.
2.2.3. Landrace - Yorkshire
Đây là con lai F1 giữa hai giống thuần là Landrace và Yorkshire nhằm sử dụng
tối đa 100 % ưu thế lai từ bố và mẹ, nâng cao một số đặc điểm tốt của giống.
Heo Landrace - Yorkshire có da lông trắng, lông dài vừa phải, tai hơi xụ hoặc
nghiêng về trước, vai rộng, lưng thẳng hoặc hơi cong, bụng thon, bốn chân to vừa
phải, nhanh nhẹn.
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Đặc điểm của heo nái lứa một và lứa hai
Theo Sổ Tay Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo – Redstar (2008), heo hậu bị có tỉ lệ
đậu thai thấp hơn heo nái rạ khoảng 10 - 15 %.
5


Theo Võ Văn Ninh (2001), thông thường nái đẻ lứa một, lứa hai khả năng tiết
sữa thường kém hơn lứa thứ ba, thứ tư.
Theo Elsley và Shirlaw (1976), trọng lượng heo con sơ sinh của heo nái đẻ lứa
đầu thường nhỏ hơn lứa thứ hai bình quân 5 %. (trích dẫn từ Ngô Lê Khánh Di, 2003).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), heo nái tiếp tục tăng trưởng
cho đến lứa đẻ thứ năm. Heo đạt thể trạng tốt nếu tăng trọng 10 - 15 kg từ lần cai sữa
này đến lần cai sữa kế tiếp trong vòng 5 lứa đẻ đầu tiên.
2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi hầu như phụ thuộc nhiều vào sức sinh sản
của heo nái, do đó việc nâng cao khả năng sinh sản của heo nái là vấn đề được rất
nhiều người chăn nuôi quan tâm.

Muốn nâng cao khả năng sinh sản của heo nái chúng ta phải nắm rõ được
những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái, từ đó tìm ra phương pháp hạn
chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực nhất.
Có hai yếu tố quan trọng nhất, chúng ta cần theo dõi là: yếu tố di truyền, yếu tố
ngoại cảnh.
2.3.2.1. Yếu tố di truyền
Là đặc tính sinh học không thể thay đổi, nó được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Trong cùng một loài, một giống, cùng một giới tính, cùng cha mẹ nhưng
khả năng sinh sản có thể khác nhau. Sự khác nhau là do quá trình biến dị di truyền, sự
bắt chéo, trao đổi nhiễm sắc thể và sự thụ tinh khác nhau. Tuy nhiên những giống heo
có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng tốt thì thế hệ con của
chúng cũng được mang những đặc điểm đó và ngược lại.
Vì vậy, yếu tố di truyền rất quan trọng, quyết định khả năng sinh sản của
heo nái.

6


Bảng 2.1: Hệ số di truyền của một số tính trạng trên heo
Tính trạng

Hệ số di truyền

Mức độ

Số heo con đẻ ra trên ổ

0,05 - 0,15


Thấp

Số heo con cai sữa

0,10 - 0,15

Thấp

Trọng lượng heo con sơ sinh

0,15 - 0,20

Thấp

Trọng lượng heo con cai sữa

0,15 - 0,20

Thấp

Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi

0,20 - 0,25

Trung bình

Tăng trọng

0,25 - 0,40


Trung bình

Tuổi động dục

0,30 - 0,40

Trung bình

Độ dày mỡ lưng

0,40 - 0,60

Cao

(Nguồn: Theo Cẩm Nang Chăn Nuôi Lợn Công Nghiệp, 2000)
2.3.2.2. Yếu tố ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến khả năng sinh sản như: dinh dưỡng,
nhiệt độ, ẩm độ, chăm sóc quản lý, bệnh lý….
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, muốn heo sinh sản tốt phải cung
cấp đủ năng lượng, acid amin, khoáng chất..
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), cho heo hậu bị ăn
kém phẩm chất sẽ kéo dài tuổi thành thục. Thức ăn thiếu protein và vitamin A hay
thức ăn mốc thì phôi ngừng phát triển.
Nhiệt độ càng cao thú dễ bị strees nhiệt, giảm sức đề kháng, lượng thức
ăn heo tiêu thụ giảm, tỷ lệ bệnh gia tăng.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), nếu chuồng nuôi
sạch sẽ, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp,… sẽ đưa năng suất sinh sản của nái từ
10 - 15 %, ngược lại giảm từ 15 - 30 %.
Quản lý chăm sóc ảnh hưởng không nhỏ đến sức sinh sản của đàn heo
nái. Mật độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng các phương pháp điều trị

không hiệu quả… cũng là yếu tố dẫn đến sinh sản kém.
Sự viêm nhiễm đường sinh dục hay các bệnh khác đều ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản của nái.

7


2.3.3. Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản
2.3.3.1. Tuổi thành thục
Là thời kì mà các cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động.
Heo cái động dục sớm giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, công chăm
sóc, góp phần nâng cao năng suất sinh sản. Cần theo dõi kỹ thời gian động dục để
chọn thời điểm phối giống thích hợp, điều này giúp nâng cao hiệu quả sinh sản.
Tuổi thành thục thay đổi theo loài, mức dinh dưỡng, yếu tố di truyền, khí hậu
và nhiều yếu tố khác.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), giống là nhân tố ảnh hưởng rõ
nhất đến tuổi thành thục về tính của lợn. Thường các giống lợn nội có tuổi thành thục
về tính sớm hơn ở lợn lai và lợn ngoại. Thức ăn cũng là nhân tố quan trọng, nếu lợn ăn
đầy đủ các chất dinh dưỡng, đúng khẩu phần sẽ thành thục về tính sớm.”
2.3.3.2. Tỷ lệ đậu thai
Tỷ lệ đậu thai phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: giống, lứa tuổi, thời gian
chờ phối, chất lượng tinh trùng, kỹ thuật phối giống, các bệnh đường sinh dục, điều
kiện chăm sóc….
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), thời điểm phối giống quyết
định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ là khoảng 12 đến 30 giờ sau khi heo hậu
bị bắt đầu động dục và 18 đến 36 giờ ở heo rạ. Thông thường heo được phối 2 đến 3
lần, mỗi lần cách nhau 12 đến 14 giờ để tăng tỷ lệ đậu thai.
2.3.3.3. Tuổi phối giống lần đầu
Là ngày tuổi khi nái được phối lần đầu, khi nái đã thành thục đầy đủ về tính và
sự thành thục về thể vóc là lúc phối giống thích hợp nhất.

Theo Phan Hữu Danh và Lưu Kỷ (2003), cần bỏ qua chu kỳ động dục đầu tiên
vì cơ thể lúc này chưa phát triển hoàn chỉnh nhất, chưa dự trữ đầy đủ chất dinh dưỡng
để nuôi thai, trứng cũng chưa chín hoàn toàn.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), người ta thường phối cho
heo hậu bị ở lần động dục thứ hai (khoảng 200 – 220 ngày tuổi và đạt 110 - 120 kg).
2.3.3.4. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là số tuổi của nái cho đến ngày đẻ lần đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu
còn phụ thuộc các yếu tố khác như giống, chăm sóc, dinh dưỡng, phối giống….
8


Heo có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời làm kéo dài tuổi
phối giống lần đầu hay heo đã phối giống nhưng chăm sóc quản lý không cẩn thận làm
nái mắc bệnh, sẩy thai càng làm kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của nái.
2.3.3.5. Số heo con sinh ra trên ổ
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh tính mắn đẻ của con giống, ngoài ra
nó còn phản ánh chất lượng tinh dịch, kỹ thuật thụ tinh, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng.
2.3.3.6. Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ
Là số heo con còn sống đến 24h, trong vòng 24h sau khi sinh ra, những lợn con
không đạt khối lượng sơ sinh (quá nhỏ), không phát triển hoàn toàn, dị dạng... sẽ chết.
Ngoài ra lợn con mới sinh ra chưa nhanh nhẹn, dễ bị heo mẹ đè chết.
2.3.3.7. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Theo UGSC (Trích dẫn từ Sổ Tay Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo - Red Star, 2008),
một số nguyên nhân gây chết heo con theo mẹ là:
Thai chết khi đẻ ra ................................................... 37,9 %
Mẹ đè, dẫm đạp ....................................................... 13,6 %
Chết đói ................................................................... 12,1 %
Giết bỏ ..................................................................... 8,9 %
Chảy máu rốn .......................................................... 7 %

Viêm ruột, tiêu chảy ................................................ 7 %
Co giật cơ bẫm sinh................................................. 2,8 %
Tắc ruột.................................................................... 2,3 %
Ngộ độc sắt.............................................................. 1,4 %
Sa đì sau khi thiến ................................................... 1,4 %
Nguyên nhân khác ................................................... 5,6 %
2.3.3.8. Số lứa đẻ của nái trên năm.
Số lứa đẻ của nái trên một năm tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Để
rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ nhằm tăng số lứa đẻ của nái trên một năm, nhà
chăn nuôi cần cai sữa sớm cho heo con. Tuy nhiên theo Võ Văn Ninh (2002), cai sữa
cho heo con sớm hơn 21 ngày khó làm cho nái động dục sớm và chu kỳ sinh sản cũng

9


không cải thiện bao nhiêu nhưng lại làm tăng số heo còi cọc, khó nuôi, tăng giá thành
sản xuất heo con.
2.3.3.9. Số heo con cai sữa của nái trên năm
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để
đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào số lợn
con đẻ ra, số lợn con để lại nuôi mà còn phụ thuộc vào thời gian cai sữa cũng như tỉ lệ
nuôi sống lợn con. Bởi vậy trong chăn nuôi lợn nái luôn phải quan tâm đến chỉ tiêu
này.
2.3.3.10. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ
Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm giống,
kỹ thuật chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa.
Trọng lượng heo sơ sinh càng lớn thì khả năng nuôi sống đến cai sữa càng cao.
2.3.3.11. Trọng lượng cai sữa
Trọng lượng heo con cai sữa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tiết sữa
của heo mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng cho heo mẹ cũng như

thức ăn cho heo con. Tuy nhiên khối lượng cai sữa còn phụ thuộc vào ngày tuổi của
lợn con khi cai sữa.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), khối lượng heo con cai sữa rất
quan trọng vì nó là nền tảng và điểm xuất phát cho con giống khi chuyển sang nuôi ở
giai đoạn tiếp theo.
2.3.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái
Để năng cao khả năng sinh sản của nái việc đầu tiên cần làm là chọn lọc và lai
tạo để có những con giống có phẩm chất tốt, sức đề kháng cao.
Theo dõi chu kỳ động dục, lên giống của từng nái đế phối giống đúng thời
điểm.
Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái nhằm hạn chế tối
đa các ảnh hưởng xấu.
Giúp heo phòng tránh các bệnh về đường sinh dục vừa giúp heo sinh sản tốt
vừa hạn chế việc loại thải heo nái bệnh, ổn định nguồn vốn.

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Thời gian: đề tài đã được tiến hành từ 20/02/08 đến 20/06/08
- Địa điểm: xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú, ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Khảo sát heo nái lứa một và hai thuộc các giống đang có tại xí nghiệp về các
chỉ tiêu sinh sản.
Khảo sát heo con đang theo mẹ.
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
- Trực tiếp: lập phiếu cá thể cho mỗi nái sinh sản cần khảo sát. Theo dõi, thu

thập các chỉ tiêu khảo sát của mỗi nái đẻ và nuôi con của lứa hiện tại trong thời gian
thực tập.
- Gián tiếp: sử dụng hồ sơ, số liệu lưu trữ có liên quan đến nái đang khảo sát về
một số chỉ tiêu.
- Dụng cụ khảo sát: thước dây, cân đồng hồ.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.4.1. Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc


Chuồng trại



Thức ăn



Nước uống



Nuôi dưỡng và chăm sóc
 Nái khô
 Nái mang thai
 Nái sắp sinh
 Nái đẻ và nuôi con
 Heo con theo mẹ
11



×