BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI VÀ MỘT
SỐ BỆNH TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT TRẠI
CHĂN NUÔI THUỘC PHƯỜNG TÂN BIÊN – TP. BIÊN HÒA
Sinh viên thực hiện: LĂNG ĐÌNH THĂNG
Lớp
: DH07CN
Ngành
: Chăn Nuôi
Niên Khóa
: 2007 – 2011
Tháng 08/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
LĂNG ĐÌNH THĂNG
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI VÀ MỘT
SỐ BỆNH TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT TRẠI
CHĂN NUÔI THUỘC PHƯỜNG TÂN BIÊN – TP. BIÊN HÒA
Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
Giáo viên hưỡng dẫn
Th.S TRẦN VĂN DƯ
Th.S ĐỖ VẠN THỬ
Tháng 08/2011
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Lăng Đình Thăng
Tên luận văn: “khảo sát khả năng sinh sản của heo nái và một số bệnh
trên heo con theo mẹ tại một trại chăn nuôi thuộc Phường Tân Biên – TP. Biên
Hòa”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ........................
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Đỗ Vạn Thử
i
LỜI CẢM TẠ
Con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ và gia đình, những người đã hết
lòng vì con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Th.S Đỗ Vạn Thử, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Thành kính biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Bộ môn Cơ Thể Ngoại Khoa, cùng quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy và truyền
đạt những kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập.
Chân thành cảm ơn
Chủ trại, kĩ thuật, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
Các bạn trong và ngoài lớp Chăn Nuôi 33 đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/01/2011 đến ngày 15/05/2011 tại một trại
chăn nuôi heo tại Biên Hòa với mục đích khảo sát khả năng sinh sản của heo nái và
theo dõi một số bệnh trên đàn heo con theo mẹ.
Kết quả khảo sát khảo sát khả năng sinh sản của heo nái và theo dõi một số
bệnh trên đàn heo con theo mẹ của 85 ổ gồm: lứa 1, lứa 2, lứa 3 và lớn hơn hoặc
bằng lứa 4.
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái và một số bệnh trên
đàn heo con theo mẹ, bình quân của 85 ổ được ghi nhận như sau: Số heo đẻ ra trên ổ
là 10,54 con/ổ, số heo con sơ sinh còn sống là 10,15 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo
con sơ sinh còn sống là 14,53 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
là 1,45 kg/con, số heo con chọn nuôi là 10,01 con/ổ, trọng lượng toàn ổ chọn nuôi là
14,45 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi là 1,46 kg/con, số heo con cai
sữa là 9,71 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 57,09 kg/ổ, trọng lượng
bình quân heo con cai sữa 21 ngày tuổi là 5,92 kg/con, tỷ lệ heo con tiêu chảy là
11,55 %, tỷ lệ heo con viêm đường hô hấp là 4,04 %,t ỷ lệ heo con viêm khớp là
1,45 %
.
iii
MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... x
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN .......................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại.......................................................................................3
2.1.1 Lịch sử hình thành ..............................................................................................3
2.1.2 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.3 Thiết kế chuồng trại ...........................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................3
2.1.5 Tổ chức nhân sự .................................................................................................3
2.2Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo tại trại ....................................................3
2.2.1 Heo nái ...............................................................................................................3
2.2.1.1 Nái khô và hậu bị chờ phối .............................................................................3
2.2.1.2 Nái mang thai ..................................................................................................4
2.2.1.4 Heo con ...........................................................................................................6
2.2.1.5 Heo thịt ............................................................................................................7
2.3 Quy trình vệ sinh phòng bệnh tại trại ....................................................................8
2.3.1 Quy trình vệ sinh ................................................................................................8
2.3.2 Quy trình tiêm phòng .........................................................................................9
iv
2.4 Cơ sở lý luận .........................................................................................................9
2.4.1. Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái .......................................9
2.4.1.1. Ngoại hình thể chất ........................................................................................9
2.4.1.2. Tuổi phối lần đầu .........................................................................................10
2.4.1.3. Tuổi đẻ lứa đầu.............................................................................................10
2.4.1.4. Số lứa đẻ của nái trên năm ...........................................................................11
2.4.1.5. Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ ....................................................................11
2.4.1.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh .......................................................11
2.2.1.7. Số heo con chọn nuôi trên ổ .........................................................................12
2.2.1.8. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ .............................................................12
2.4.2 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của heo con .........................................................13
2.4.2.1 Đặc điểm sinh trưởng – phát dục của heo con ..............................................13
2.4.2.2 Đặc điểm về miễn dịch của heo con .............................................................13
2.4.2.3 Đặc điểm tiêu hóa ở heo con theo mẹ ...........................................................15
2.4.2.4 Đặc điểm về điều tiết thân nhiệt heo con ......................................................15
2.4.3 Một số bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ ................................................16
2.4.3.1 Bệnh tiêu chảy ...............................................................................................16
2.4.3.1.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy ........................................................................16
2.4.3.1.1.1 Do heo mẹ ...............................................................................................16
2.4.3.1.1.2 Do heo con ..............................................................................................17
2.4.3.1.1.3 Do chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện ngoại cảnh .................................18
2.4.3.1.1.4 Do vi sinh vật ..........................................................................................18
2.4.3.2 Bệnh viêm phổi .............................................................................................19
2.4.3.2.1 Nguyên nhân gây viêm phổi ......................................................................19
2.4.3.2.1. 1Môi trường ..............................................................................................19
2.4.3.2.1.2 Dinh dưỡng ............................................................................................19
2.4.3.2.1.3 Vi sinh vật ..............................................................................................20
2.4.3.3 Bệnh viêm khớp ............................................................................................20
2.4.3.3.1 Nguyên nhân ..............................................................................................20
v
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...............................21
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................21
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................21
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................21
3.2 Nội dung khảo sát................................................................................................21
3.3 Đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát .....................................................21
3.3.1 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................21
3.3.2 phương pháp khảo sát ......................................................................................21
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................21
3.4 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái ....................................................21
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................24
4.1 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái ....................................................24
4.1.1 Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................24
4.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống ............................................................................25
4.1.3 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo
con sơ sinh còn sống .................................................................................................27
4.1.4 Số heo con chọn nuôi .......................................................................................29
4.5 Trọng lượng toàn ổ heo con chọn nuôi và trọng lượng bình quân heo con chọn
nuôi ............................................................................................................................30
4.6 Số heo con cai sữa ...............................................................................................32
4.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa ....
...................................................................................................................................34
4.8 Tỷ lệ heo con tiêu chảy .......................................................................................36
4.9 Tỷ lệ heo con viêm đường hô hấp .......................................................................37
4.10 Tỷ lệ heo con bị viêm khớp ...............................................................................39
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................41
5.1 Kết luận ...............................................................................................................41
5.2 Đề nghị ................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42
vi
PHỤ LỤC ..................................................................................................................44
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng cám 116 ................................................................4
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám 118 ................................................................5
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cám Jolie 2 ............................................................7
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng cám 110 và 112 ....................................................8
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng vacxin .......................................................................9
Bảng 2.6. Sự liên quan giữa số heo con sơ sinh trên ổ với trọng lượng sơ sinh ...... 12
Bảng 4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ ..............................................................................24
Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh còn sống ..................................................................... 26
Bảng 4.3 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân
heo con sơ sinh còn sống.......................................................................................... 27
Bảng 4.4 Số heo con chọn nuôi .................................................................................29
Bảng 4.5 Trọng lượng toàn ổ heo con chọn nuôi và trọng lượng bình quân heo con
chọn nuôi .................................................................................................................. 31
Bảng 4.6 Số heo con cai sữa .................................................................................... 33
Bảng 4.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai
sữa ............................................................................................................................ 34
Bảng 4.8 Tỷ lệ heo con tiêu chảy ..............................................................................36
Bảng 4.9 Tỷ lệ heo con viêm phổi ............................................................................38
Bảng 4.10 Tỷ lệ heo con viêm khớp .........................................................................39
viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ ..........................................................................24
Biểu đồ 4.2 Số heo con sơ sinh còn sống ..................................................................26
Biểu đồ 4.3 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân
heo con sơ sinh còn sống...........................................................................................28
Biểu đồ 4.4 Số heo con chọn nuôi.............................................................................30
Biểu đồ 4.5 Trọng lượng toàn ổ heo con chọn nuôi và trọng lượng bình quân heo
con chọn nuôi ............................................................................................................31
Biểu đồ 4.6 Số heo con cai sữa .................................................................................33
Biểu đồ 4.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con
cai sữa ........................................................................................................................35
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ heo con tiêu chảy ..........................................................................37
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ heo con viêm đường hô hấp ........................................................ 38
Biểu đồ 4.10 Tỷ lệ heo con viêm khớp .....................................................................39
ix
DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
E.coli
: Escherichia coli
PRRS
: Porcine Reprodutive Respiratory Syndrome
FMD
: Foot and mouth disease
X
: Trung bình
SD
: Standard Deviation
TSTK
: Tham số thống kê
SHCDR
: Số heo con đẻ ra
SHCSSCS
: Số heo con sơ sinh còn sống
TL
: Trọng lượng
TLTOHCSSCS
: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống
TLBQHCSSCS
: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
SHCCN
: Số heo con chọn nuôi
TLTOHCCN
: Trọng lượng toàn ổ heo con chọn nuôi
TLBQHCCN
: Trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi
SHCCS
: Số heo con cai sữa
TLTOHCCS
: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
TLBQHCCS
: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
HCKS
: Heo con khảo sát
HCTC
: Heo con tiêu chảy
HCVP
: Heo con viêm phổi
HCVK
: Heo con viêm khớp
x
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây ở nước ta, ngành chăn nuôi heo công nghiệp đã phát
triển cả về quy mô và chất lượng. Chúng không chỉ cung cấp thịt cho con người và
các sản phẩm khác trong ngành công nghiệp chế biến, mà còn cung cấp một lượng
khí sinh học ứng dụng trong cuôc sống.
Để góp phần vào sự phát triển đó bên cạnh việc ứng dụng những thành tựu
khoa học kĩ thuật, nuôi dưỡng chăm sóc thì công tác giống là hết sức quan trọng đối
với đàn nái sinh sản. Để có được một đàn heo nái tốt không chỉ phải bảo đảm về
ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng phát dục tốt mà còn có khả năng sinh sản
cao. Công việc này đòi hỏi phải thường xuyên trong thời gian dài và công việc thực
hiện phải có tính chuyên môn cao. Trong đó, cần có sự tham gia nghiên cứu của
những nhà làm công tác giống . Cần phải chọn lọc lai tạo thường xuyên để góp phần
củng cố và cải thiện đàn heo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn
nuôi.
Xuất phát từ những yếu tố trên được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
và bộ môn Cơ Thể Ngoại Khoa Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM dưới sự
hướng dẫn của thạc sĩ Đỗ Vạn Thử chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng
sinh sản của heo nái và một số bệnh trên heo con theo mẹ tại một trại chăn nuôi
thuộc phường Tân Biên – Tp.Biên Hòa”
1
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái và một số bệnh trên heo con theo mẹ
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập số liệu về khả năng sinh sản của heo nái và một số bệnh trên heo
con theo mẹ
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trại được thành lập cách đây 10 năm với quy mô 200 nái. Hiện nay trại
chuyên sản xuất cung cấp heo thịt cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại được xây dựng tại phường Tân Biên – Tp.Biên Hòa, trại nằm trên vùng
đất có diện tích 10.000 m2 , vì trại nằm gần khu dân cư và ngay sát mặt đường nên
việc phòng bệnh cho heo kém hiệu quả.
2.1.3 Thiết kế chuồng trại
Trại gồm 5 dãy chuồng, dãy heo nái bầu, dãy chờ phối, dãy nái đẻ, dãy heo
con, dãy heo thịt. giữa các dãy có một khoảng cách nhất định. Tất cả các dãy
chuồng được thiết kế theo kiểu nóc đôi nhằm tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi,
trên nóc mỗi dãy chuồng đều có vòi phun sương, bên trong có hệ thống quạt nhằm
tạo sự thông thoáng và giảm nhiệt. Các dãy chuồng có hệ thống dẫn chất thải về
hầm biogas xử lý.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 20/01/2010, cơ cấu đàn của trại gồm:
Tổng đàn
: 1612 con
Nọc thí tình
: 4 con
Nái sinh sản
: 200 con
Heo cái hậu bị
: 25 con
Heo con theo mẹ
: 345 con
Heo cai sữa đến 45kg
: 445 con
3
Heo thịt trên 45kg
: 593 con
2.1.5 Tổ chức nhân sự
Trại gồm 8 người, trong đó:
Kĩ thuật
: 1 người trình độ trung cấp
Công nhân khu nái bầu, nái đẻ
: 3 người
Công nhân khu heo con cai sữa
: 2 người
Công nhân khu heo thịt
: 2 người
2.2Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo tại trại
2.2.1 Heo nái
2.2.1.1 Nái khô và hậu bị chờ phối
Được nhốt theo chuồng cá thể, máng ăn được làm bằng kim loại và được sử
dụng cho từng cá thể, phía trên đỉnh đầu có lắp hệ thống núm uống.
Heo hậu bị khi đạt trọng lượng từ 120 đến 130 kg và lên giống lần 2 sẽ cho
phối
Heo nái khô sau khi được chuyển về khu chờ phối thì được cho ăn tăng dần,
cụ thể như sau:
•
Ngày 1: Cho ăn 2 kg/ngày
•
Ngày 2: Cho ăn 2,5 kg/ngày
•
Ngày 3: Cho ăn 3 kg/ngày
•
Ngày 4: Cho ăn 4 kg/ngày
•
Ngày 5 đến ngày 6: Heo có thể lên giống, sau khi phối xong heo được cho ăn
lại bình thường theo đúng quy trình.
Khi heo lên giống sẽ được kĩ thuật phát hiện và phối giống đúng thời điểm,
phối lập lại sau 12 đến 24 giờ. Heo nái khô và hậu bị chờ phối ăn cám 116 của công
ty Guyomarc’H Việt Nam.
3
2.2.1.2 Nái mang thai
Được nuôi ở chuồng cá thể giống như khu nái khô và hậu bị chờ phối. Khẩu
phần thức ăn được chia thành các giai đoạn:
•
1 – 4 tuần: Cho ăn 1,5 – 1,6 kg/con/ngày
•
5 – 10 tuần: Cho ăn 2 – 2,5 kg/con/ngày
•
11 – 13 tuần: Cho ăn 2,5 – 3,5 kg/con/ngày
•
14 – 15 tuần: Cho ăn thức ăn giảm dần, vào khoảng 3 ngày trước khi sinh thì
giảm mạnh lượng thức ăn. Chăm sóc sức khỏe heo mẹ một cách kĩ càng, tuyệt đối
không để heo mẹ ốm bệnh. Chuyển heo mẹ lên chuồng đẻ trước khi sinh một tuần.
Heo nái mang thai được cho ăn thức ăn 116 của công ty Guyomarc’H Việt Nam.
Thành phần dinh dưỡng của cám 116 được trình bày qua bảng 3.1
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng cám 116
Thành phần
Năng lượng trao đổi (Min)
2900
Kcal/Kg
Protein thô (Min)
14,0
%
Xơ thô (Max)
8,5
%
Canxi (Min – Max)
0,8 – 1,2
%
Phospho tổng số (Min)
0,6
%
NaCl (Min – Max)
0,3 – 0,8
%
Lysin (Min)
0,58
%
Methionin (Min)
0,2
%
Độ ẩm (Max)
13,0
%
Hoocmon
Không có
2.2.1.3. Nái nuôi con
Trước khi sinh 5 – 7 ngày, heo nái mang thai được chuyển lên chuồng nái đẻ,
theo dõi vệ sinh hàng ngày. Sau khi sinh nái được thục rửa tử cung bằng dung dịch
nước muối sinh lý pha với Penicillin vào 3 ngày đầu sau khi sinh, sau khi thục rửa
tử cung được 1 giờ thì đặt viên thuốc Bio – Vagilox 5 g vào âm đạo để phòng chống
4
viêm tử cung. Nái sau khi sinh xong thì được tiêm 2 ml Lutalyse để phòng chống
sót nhau. Đối với những nái có sức khỏe yếu sau khi sinh thì cần truyền dịch, duch
dịch gồm: 500 ml dung dịch Glucose 5% +10 ml Nova – Calcium + 10 ml Catosal
+ 5 ml Vitamin C. Chương trình cung cấp thưc ăn cho nái nuôi con sau khi sinh như
sau:
•
Ngày 1: Cho ăn 1 kg/con/ngày
•
Ngày 2: Cho ăn 2 kg/con/ngày
•
Ngày 3: Cho ăn 3 kg/con/ngày
•
Ngày 4: Cho ăn 4 kg/con/ngày
•
Ngày 5 : Cho ăn 5 kg/con/ngày
•
Ngày 6: Cho ăn tự do
Heo nái nuôi con được cho ăn thức ăn viên 118 của công ty Guyomarc’H
Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng cám 118 được trình bày qua bảng 3.2
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám 118
Thành phần
Năng lượng trao đổi (Min)
3000
Protein thô (Min)
16
%
Xơ thô (Max)
6
%
Canxi (Min – Max)
0,8 – 1,2
%
Phospho tổng số (Min)
0,7
%
NaCl (Min – Max)
0,3 – 0,8
%
Lysin (Min)
0,9
%
Methionin (Min)
0,25
%
Độ ẩm (Max)
13,0
%
Hoocmon
Không có
5
Kcal/Kg
2.2.1.4 Heo con
Heo con sau khi sinh ra được phủ toàn thân bằng một lớp bột Boat Litter
Conditioner Mistral nhằm làm khô và giữ ấm cho cơ thể, chống bị viêm rốn. Heo
con được cắt rốn, bấm răng sau khi sinh và được sưởi ấm bằng đèn, cho bú tự do.
Lúc 1 ngày tuổi heo con được cắt đuôi và bấm số tai, loại bỏ những con có
trọng lượng dưới 1kg
Lúc 2 ngày tuổi heo con được tiêm 1 ml Bio – Fe và 1 ml AD 3 E.
Lúc 7 ngày tuổi heo con được tiêm 2 ml Bio – Fe và 1 ml AD 3 E, tiến hành
thiến những con heo đực.
Lúc 10 ngày tuổi tập ăn cho heo con bằng cám Jolie 1 của công ty
Guyomarc’H Việt Nam.
Trong thơi gian heo con theo mẹ thì không tắm cho heo con, phải theo dõi
thường xuyên và phát hiện kiệp thời những con có biểu hiện bệnh để có biện pháp
điều trị tích cực
Heo con cai sữa lúc 30 ngày tuổi, cho ăn cám Jolie 2 của công ty
Guyomarc’H Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng cám Jolie 2 được trình bày qua
bảng 3.3
6
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cám Jolie 2
Thành phần
Năng lượng trao đổi (Min)
3.200
Kcal/Kg
Protein thô (Min)
20,0
%
Xơ thô (Max)
4,0
%
Canxi (Min – Max)
0,7 – 1,2
%
Phospho tổng số (Min)
0,6
%
NaCl (Min – Max)
0,2 – 0,5
%
Lysin (Min)
1,3
%
Methionin (Min)
1,3
%
Độ ẩm (Max)
13,0
%
Hoocmon
Không có
Colistine (Max)
100
ppm
2.2.1.5 Heo thịt
Khi heo cai sữa được 60 ngày tuổi và tiêm phòng đầy đủ quy trình vacxin thì
heo con được chuyển lên khu chuồng thịt. Heo được cho ăn tự do, tắm mát, thường
xuyên theo dõi và phát hiện bệnh kịp thời. Giai đọan heo được 30 – 60 kg cho ăn
cám 110, giai đoạn heo 60 – Xuất chuồng được cho ăn cám 112 của công ty
Guyomarc’H Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng cám 110 và 112 được trình bày
qua bảng 3.4
7
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng cám 110 và 112
Thành phần dinh dưỡng cám 110 và 112
Số cám
110
112
Năng lượng trao đổi (Min)
3000
3000
Protein thô (Min)
16
18
%
Xơ thô (Max)
7
4,5
%
Canxi (Min – Max)
0,8 – 1,2
0,8 – 1,2
%
Phospho tổng số (Min)
0,6
0,6
%
NaCl (Min – Max)
0,2 – 1,0
0,2 – 1,0
%
Lysin (Min)
0,9
1,1
%
Methionin (Min)
0,25
0,3
%
Độ ẩm (Max)
13,0
13,0
%
Hoocmon
Không có
Kcal/Kg
2.3 Quy trình vệ sinh phòng bệnh tại trại
2.3.1 Quy trình vệ sinh
Sau mỗi lần chuyển heo, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ bằng nước, sau đó
sát trùng bằng dung dịch Formol 5 % hoặc Biodine rồi để trống chuồng 6 ngày
trước khi chuyển heo khác lên.
Định kỳ sát trùng toàn trại vào lúc 15 giờ vào các ngày thứ 2, thứ 5và thứ
thứ 7 hằng tuần.
Trước mỗi cổng vào các dãy chuồng có hố sát trùng có chứa Formol 5 %,
công nhân có đồ bảo hộ lao động và không tự ý đi qua giữa các dãy chuồng.
Khách tham quan, xe vận chuyển đều phải sát trùng trước khi vào trại, khách
tham quan cần thực hiện đầy đủ nội quy của trại như: sát trùng, mặc đồ bảo hộ lao
động của trại, đi vào hố sát trùng trước khi vào các dãy chuồng.
8
2.3.2 Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng tại trại được trình bày qua bảng 3.5
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng vacxin
Tuổi tiêm phòng
14 Ngày
21 Ngày
28 Ngày
Heo con
Heo nái
Heo hậu bị
35 Ngày
42 Ngày
49 Ngày
56 Ngày
2 – 3 tuần
trước khi sinh
4 – 5 tuần
trước khi sinh
5 – 7 ngày
trước khi cai
sữa heo con
Bắt đầu tiêm
lúc 6 tháng
tuổi, mỗi liều
cách nhau 1
tuần
Bệnh
PRRS
Mycoplasma +
Circovirus
Dịch tả
Mycoplasma +
Circovirus
Dịch tả
Aujeszky’s
FMD
E.coli
FMD + Dịch
tả
Parvovirus
Leptospira
Dịch tả
FMD
Parvovirus
Leptospira
Aujeszky’s
Loại Vacxin
BSK – PS 100
Mycoflex +
Circoflex
Coglapest
Mycoflex +
Circoflex
Coglapest
PR – Vacplus
Aftopor
Litter Guard
LT – C
Aftopor +
Coglapest
Liều (ml/liều)
2
Farrow Sure B
5
Coglapest
2
Aftopor
2
Farrow Sure B
2
PR – Vacplus
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2.4 Cơ sở lý luận
2.4.1. Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái
2.4.1.1. Ngoại hình thể chất
Hầu hết các tính trạng đều có thể xác định bằng đo lường, một số tính trạng
khác có thể xác định bằng mắt. Ta có thể biết được tính trạng tốt thể hiện qua ngoại
hình như: đôi chân cứng cáp, mắt linh hoạt, mông nở, bụng thon, đầu cổ vai ngực
cân đối đặc biệt là cơ quan liên quan đến khả năng sinh sản. Từ đó xem xét những
con có ngoại hình tốt hay xấu để loại thải hay chọn làm giống phù hợp với hướng
sản xuất.
9
Theo Võ Văn Ninh (2002), việc chọn giống dựa vào ngoại hình thể chất phải
căn cứ vào đặc điểm sau:
- Đối với heo nái: phải dài đòn, bụng to, bốn chân vững chắc, lông da bóng
mượt, mắt lanh lẹ, có từ 12 vú trở lên khoảng cách giữa 2 hàng vú vừa phải, núm vú
lộ rõ, không bị thục, âm hộ phát triển bình thường.
- Đối với heo nọc: chọn những con có dịch hoàn đều nhau, cân bằng, không
bị xệ hay thục vào kênh háng, không quá bé, lộ rõ, bốn chân vững chắc, đi trên
móng.
Hiện nay , việc giám định ngoại hình thể chất các giống heo phải theo tiêu
chuẩn của nhà nước ban hành.
2.4.1.2. Tuổi phối lần đầu
Heo nái có tuổi phối giống lần đầu sớm và đạt kết quả đậu thai sẽ dẫn đến
tuổi đẻ lứa đầu sớm, xoay vòng nhanh, gia tăng thời gian sử dụng nái.
Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào từng giống, điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc. Đối với heo hậu bị người ta thường bỏ 1 - 2 chu kì động dục đầu để đạt
kết quả tốt và duy trì được nái lâu. Do đó, tuổi phối giống lần đầu thường từ 8 - 9
tháng tuổi và trọng lượng cơ thể đạt 110 – 130 kg (Phạm Sỹ Tiệp, 2004).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân
(1997), thời điểm phối giống
quyết định đến tỷ lệ đậu thai, số heo con đẻ ra trên ổ. Do đó, cần phải xác định đúng
thời điểm phối giống , đối với hậu bị phối giống lúc 12 - 30 giờ, nái rạ 18 - 36 giờ
sau khi nái có biểu hiện chịu đực.
2.4.1.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Là ngày tuổi khi nái đẻ lứa đầu, tuổi đẻ đầu tiên sớm chứng tỏ heo thành thục
và phối giống sớm, điều này làm giảm chi phí chăn nuôi.
Đối với giống nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 tháng tuổi nhưng
không quá 14 tháng tuổi, để tuổi đẻ lứa đầu thấp cần rút ngắn thời gian chờ phối lứa
đầu.
10
2.4.1.4. Số lứa đẻ của nái trên năm
Thông thường heo động dục sau cai sữa 3 - 5 ngày nhưng vẫn có con động
dục rất chậm gây lãng phí và làm số lứa đẻ của nái trên năm thấp (Nguyễn Ngọc
Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Số lứa đẻ của nái trên năm phụ thuộc vào khoảng cách hai lứa đẻ, để tăng số
lứa đẻ cần rút ngắn khoảng hai lứa, bằng cách rút ngắn thời gian cho sữa của nái,
thời gian cai sữa đến lúc phối và đậu thai. Để rút ngắn thời gian cho sữa người ta
tập cho heo con ăn sớm và cai sữa heo con từ 21 - 28 ngày tuổi nhưng nếu cai sớm
3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số trứng rụng ở lần phối lại và gia tăng tỷ lệ chết
phôi ở lần mang thai kế tiếp (Đào Thị Minh Khanh, 2005).
Theo Võ Văn Ninh (2003), cai sữa heo con sớm 21 ngày tuổi khó làm cho
nái động dục sớm và chu kỳ sinh sản cũng không cải thiện bao nhiêu nhưng lại tăng
số heo con còi, khó nuôi, tăng giá thành sản xuất heo con.
2.4.1.5. Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ
Số heo con đẻ ra phụ thuộc vào các yếu tố như: phối giống đúng thời điểm,
số trứng rụng nhiều, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp, chế độ nuôi
dưỡng sau khi phối, nhiệt độ chuồng, tuổi của nái,…
Số heo con đẻ ra chỉ chiếm khoảng 50% so với số trứng rụng trên 1 lần lên
giống (Whittemore 1998, nguồn Trần Thị Thu Liễu, 2000).
2.4.1.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
Trọng lượng heo con sơ sinh phụ thuộc vào số heo con đẻ ra trên ổ và lứa đẻ,
thường nái đẻ lứa đầu thì heo con có trọng lượng sơ sinh thấp so với các lứa sau.
Sự liên hệ giữa số heo con đẻ ra trên ổ với trọng lượng sơ sinh được thể hiện
qua bảng sau:
11
Bảng 2.6. Sự liên quan giữa số heo con sơ sinh trên ổ với trọng lượng sơ
sinh
Số heo con đẻ ra trên ổ (con)
Trọng lượng heo con sơ sinh (kg)
2-7
1,5
8 - 13
1,37
14 - 17
1,28
(Theo Spicer, 1996. Nguồn: Bồ thị Vân Hương, 2000)
Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ phản ánh khả năng nuôi dưỡng thai của
nái, kỹ thuật chăm sóc . Việc cân trọng lượng heo con sơ sinh là cần thiết để có kế
hoạch chăm sóc cho heo con ngay từ đầu.
Elsley và Shirlaw (1976), cho rằng để nâng cao trọng lượng heo con sơ sinh
bằng cách tăng năng lượng tiêu thụ cho nái mang thai ở giai đoạn cuối.Theo
Cromwell và cộng tác viên (1982), tăng thêm 1,39 kg/ngày/con thức ăn vào những
ngày cuối của thai kỳ đã ghi nhận trọng lượng heo con lớn hơn 50g so với heo con
của nái không tăng lượng thức ăn (trích Phạm Minh Hiển, 2004).
2.2.1.7. Số heo con chọn nuôi trên ổ
Là số heo con sơ sinh sau khi loại bỏ những con yếu, dị tật và không đạt
trọng lượng (< 1 kg).
2.2.1.8. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ
Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa nuôi con của nái và kỹ thuật chăm sóc
nuôi dưỡng của người chăn nuôi. Ngoài ra thức ăn và tuổi của nái cũng ảnh hưởng
đến sản lượng và chất lượng sữa. Lứa đầu sản lượng sữa thường thấp, từ lứa thứ 2 –
4 khả năng tiết sữa cao nhất và giảm dần từ lứa 6 – 7 (Vũ Đình Tôn và Trần Thị
Thuận, 2005).
Sự tiết sữa của heo mẹ không đồng đều trong suốt chu kỳ, sản lượng sữa mẹ
cao nhất ở 21 ngày nuôi con sau đó giảm dần. Trong thời gian nuôi con nếu nái ăn ít
không đủ chất để sản xuất sữa làm cho cơ thể heo nái bị hao mòn ảnh hưởng xấu
đến chu kỳ động dục sau và sự tăng trọng của heo con (Cẩm nang chăn nuôi gia súc
– gia cầm, tập I, 2000).
12