Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 122 trang )

DỰ ÁN
“ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH
KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035”

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN


HÀ NỘI
2016


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI


DỰ ÁN
“ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH
KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035”

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN


VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI
VIỆN TRƯỞNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
PHÒNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Trưởng phòng: Ths.Nguyễn Xuân Phùng
Chủ nhiệm dự án: Ths. Đặng Kim Nhung


Tham gia thực hiện: Ths.Nguyễn Xuân Phùng
Ks.Nguyễn Thị Thanh Hằng
Ths.Đỗ Ánh Quỳnh
Ks.Lê Thúy Chiên
Ks.Đặng Sỹ Thành

PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2016


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................. 1
1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU TÍNH TOÁN THUỶ VĂN ............................................ 1
1.3. ĐƠN VỊ, THỜI GIAN THỰC HIỆN .................................................................... 2
PHẦN I. ĐỊA LÝ THỦY VĂN ....................................................................................... 3
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU ..................... 3
1.1. PHẠM VI, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ................................................................................... 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ......................................................................................... 3
1.3. ĐỊA CHẤT ............................................................................................................. 4
1.4. MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI .................................................................................. 5
1.4.1. Sông Cái Nha Trang ....................................................................................... 5
1.4.2. Sông Cái Ninh Hoà ......................................................................................... 6
1.5. THỔ NHƯỠNG VÀ THẢM PHỦ THỰC VẬT ................................................... 8

1.5.1. Thổ nhưỡng..................................................................................................... 8
1.5.2. Thảm phủ thực vật .......................................................................................... 8
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG ..................................................................... 10
2.1. TÌNH HÌNH SỐ LIỆU VÀ MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG ............... 10
2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU LƯU VỰC ..................................................................... 12
2.2.1. Chế độ khí hậu .............................................................................................. 12
2.2.2. Phân vùng khí hậu ........................................................................................ 13
2.3.CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU ............................................................................ 13
2.3.1. Chế độ nhiệt .................................................................................................. 13
2.3.2. Số giờ nắng ................................................................................................... 14
2.3.3. Bốc hơi .......................................................................................................... 15
2.3.4.Độ ẩm không khí ........................................................................................... 15
2.3.5. Chế độ gió ..................................................................................................... 16
2.3.6. Đặc trưng mưa .............................................................................................. 18
2.4. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ TƯỢNG .............................................................. 25
2.4.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ ......................................................................... 25
2.4.2. Xu thế biến đổi của mưa ............................................................................... 26
2.4.3. Kịch bản BĐKH cho vùng nghiên cứu giai đoạn 2025 và 2035 .................. 30
CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN NGUỒN NƯỚC MẶT ............................... 33
3.1. MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO THUỶ VĂN ............................................................. 33
3.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU ............................................................. 33
3.3. DÒNG CHẢY NĂM ........................................................................................... 35
1


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN


3.4. DÒNG CHẢY LŨ ............................................................................................... 38
3.5. DÒNG CHẢY KIỆT............................................................................................ 52
3.6. DÒNG CHẢY BÙN CÁT ................................................................................... 53
3.7. THỦY TRIỀU ...................................................................................................... 54
3.7.1. Chế độ triều .................................................................................................. 54
3.7.2. Nước dâng do bão ......................................................................................... 54
3.8. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................................... 55
3.8.1. Xu thế biến đổi của dòng chảy năm, lũ, kiệt trong quá khứ ......................... 55
3.8.2. Sự biến đổi của dòng chảy năm, mùa lũ, mùa kiệt trong giai đoạn 2025 và
2035 theo Kịch bản biến đổi khí hậu ...................................................................... 57
CHƯƠNG IV. NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ............................................................... 59
PHẦN II. THỦY VĂN CÔNG TRÌNH ....................................................................... 65
CHƯƠNG V CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN CÔNG TRÌNH ... 65
5.1. YÊU CẦU TÍNH TOÁN ..................................................................................... 65
5.2. CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THIẾT KẾ................................................... 65
5.3. CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN CÔNG TRÌNH ............................................. 82
5.4. TÍNH DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ .................................................................. 88
5.5. TÍNH DÒNG CHẢY KIỆT THIẾT KẾ .............................................................. 90
5.6. DÒNG CHẢY BÙN CÁT ................................................................................... 90
5.7. TÍNH TOÁN BỐC HƠI HỒ CHỨA ................................................................... 91
5.8. TÍNH TOÁN BIÊN PHỤC VỤ MÔ HÌNH CÂN BẰNG NƯỚC ...................... 91
5.8.1.Giới thiệu mô hình tính toán .......................................................................... 91
5.8.2. Mô phỏng xác định bộ thông số của mô hình cho lưu vực Cái Ninh Hòa và
Cái Nha Trang ........................................................................................................ 95
5.8.3. Ứng dụng mô hình tính toánbiên cho mô hình cân bằng nước MikeBasin 101
5.9. TÍNH TOÁN BIÊN PHỤC VỤ MÔ HÌNH THỦY LỰC ................................. 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 112
PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 114

2



ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI SÔNG NGÒI TỈNH KHÁNH HÒA .................... 7
Bảng 1.2: HIỆN TRẠNG RỪNG QUA CÁC NĂM CỦA TỈNH KHÁNH HÒA ............ 9
Bảng 2.1: MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG VÀ MƯA ....................................... 10
Bảng 2.2: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM ............................... 14
Bảng 2.3: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI CAO TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM .............. 14
Bảng 2.4: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI THẤP TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM ............ 14
Bảng 2.5: SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG NĂM .............................................. 15
Bảng 2.6: BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG NĂM NHIỀU NĂM ............................... 15
Bảng 2.7: ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM ............................................. 16
Bảng 2.8: TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM ................................... 16
Bảng 2.9: TỐC ĐỘ GIÓ LỚN NHẤT VÀ HƯỚNG THỊNH HÀNH .............................. 17
Bảng 2.10: TẦN SUẤT MƯA NĂM TẠI MỘT SỐ TRẠM ............................................ 19
Bảng 2.11: LƯỢNG MƯA MÙA MƯA, MÙA KHÔ VÀ TỶ LỆ CÁC MÙA SO VỚI
MƯA NĂM ....................................................................................................................... 21
Bảng 2.12: PHÂN PHỐI LƯỢNG MƯA THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM ......... 21
Bảng 2.13: SỐ NGÀY MƯA TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM ............................ 22
Bảng 2.14: LƯỢNG MƯA NGÀY LỚN NHẤT Ở TRẠM ............................................. 22
Bảng 2.15: LƯỢNG MƯA THIẾT KẾ 1, 3, 5, 7 NGÀY ................................................. 23
Bảng 2.16: DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH QUA CÁC THỜI KỲ ................... 26
Bảng 2.17: SỰ TĂNG GIẢM CỦA LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THỜI KỲ 20002015 và 2011-2015 SO VỚI GIAI ĐOẠN 1980-1999 ..................................................... 30
Bảng 2.18: MỨC THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM SO VỚI THỜI KỲ1980
-1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH (B2) .......................................... 31

Bảng 2.19: MỨC THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC MÙA SO VỚI THỜI
KỲ 1980 -1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH (B2) .......................... 31
Bảng 2.20: MỨC THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ GIAI ĐOẠN 2025 VÀ 2035 SO VỚI THỜI
KỲ 1980 -1999 THEO KB PHÁT THẢI TRUNG BÌNH (B2) ........................................ 31
Bảng 2.21: MỨC THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM SO VỚI THỜI KỲ 1980 -1999
THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH (B2) .................................................... 31
Bảng 2.22: MỨC THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA CÁC MÙA SO VỚI THỜI KỲ 1980 1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH (B2) ........................................... 32
Bảng 2.23: MỨC THAY ĐỔI % LƯỢNG MƯA THÁNG GIAI ĐOẠN 2025 VÀ 2035
SO VỚI THỜI KỲ 1980 -1999 THEO KBẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH ................. 32
Bảng 3.1: MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO THỦY VĂN .......................................................... 33
Bảng 3.2: ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY NĂM ................................................................ 36
3


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Bảng 3.3: BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY THÁNG QUA CÁC NĂM TẠI TRẠM
ĐỒNG TRĂNG (83-14) .................................................................................................... 36
Bảng 3.4: TẦN SUẤT XUẤT HIỆN DÒNG CHẢY BÌNH QUÂN THÁNG LỚN HƠN
DÒNG CHẢY NĂM ......................................................................................................... 37
Bảng 3.5: PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY NĂM TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TRẠM ĐÁ
BÀN (77 - 83) .................................................................................................................... 38
Bảng 3.6: PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY NĂM TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TRẠM
ĐỒNG TRĂNG ................................................................................................................. 38
Bảng 3.7: TẦN SUẤT CHẢY NĂM TRẠM ĐỒNG TRĂNG ........................................ 38
Bảng 3.8: SỐ CƠN BÃO, ATNĐ ĐỔ BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI KHÁNH HÒA (1977
- 2013)................................................................................................................................ 40

Bảng 3.9: SỐ LẦN XUẤT HIỆN LŨ TIỂU MÃN ........................................................... 46
Bảng 3.10: SỐ LẦN XUẤT HIỆN LŨ SỚM ................................................................... 46
Bảng 3.11: SỐ LẦN XUẤT HIỆN LŨ CHÍNH VỤ ......................................................... 47
Bảng 3.12: SỐ LẦN XUẤT HIỆN LŨ MUỘN ................................................................ 47
Bảng 3.13 : ĐẶC TRƯNG LŨ THIẾT KẾ TẠI CÁC VỊ TRÍ ......................................... 48
Bảng 3.14: KẾT QUẢ TẦN SUẤT MỰC NƯỚC MAX TẠI NINH HÒA ..................... 48
Bảng 3.15 CẤP BÁO ĐỘNG MỰC NƯỚC TẠI TRẠM ................................................. 48
Bảng 3.16: MỰC NƯỚC LỚN NHẤT VÀ THỜI GIAN XUẤT HIỆN .......................... 49
Bảng 3.17: TỶ LỆ XUẤT HIỆN CÁC TRẬN LŨ TRÊN BÁO ĐỘNG I ....................... 50
Bảng 3.18: CƯỜNG SUẤT MỰC NƯỚC LỚN NHẤT .................................................. 50
Bảng 3.19: TỔNG LƯỢNG LŨ THỰC ĐO LỚN NHẤT THỜI ĐOẠN TRẠM ĐỒNG
TRĂNG (1983-2014) ........................................................................................................ 50
Bảng 3.20: TẦN SUẤT TỔNG LƯỢNG 1, 3, 5, 7 NGÀY MAX NĂM ỨNG VỚI TẦN
SUẤT THIÊT KẾ .............................................................................................................. 51
Bảng 3.21: ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY KIỆT THÁNG, NGÀY TẠI TRẠM ĐỒNG
TRĂNG ............................................................................................................................. 53
Bảng 3.22: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẦN SUẤT DÒNG CHẢY KIỆT TRẠM ĐỒNG
TRĂNG ............................................................................................................................. 53
Bảng 3.23: HÀM LƯỢNG BÙN CÁT TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TRẠM ĐỒNG
TRĂNG ( 1992-2014) ....................................................................................................... 54
Bảng 3.24: CHIỀU CAO NƯỚC DÂNG THIẾT KẾ CHO CÁC CẤP ĐÊ (14 TCN 130–
2002) .................................................................................................................................. 55
Bảng 3.25: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA DÒNG CHẢY NĂM, LŨ VÀ KIỆT QUA CÁC THỜI
KỲ TẠI MỘT SỐ TRẠM (% SO VỚI TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM) .......................... 56
Bảng 3.26: MỨC THAY ĐỔI (%) DÒNG CHẢY TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM SO
VỚI GIAI ĐOẠN 1980- 1999TẠI MỘT SỐ TRẠM THEO KỊCH BẢN B2 .................. 58
Bảng 4.1: TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG TĨNH VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA .......... 61
Bảng 4.2: TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG ĐỘNG VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA ........ 64
4



ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Bảng 4.3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRỮ LƯỢNG CÓ THỂ KHAI THÁC VÙNG VEN
BIỂN KHÁNH HÒA ......................................................................................................... 64
Bảng 5.1: CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG TẠI CÁC TRẠM VÙNG ........................ 66
Bảng 5.2: TRẠM MƯA DÙNG ĐẠI DIỆN CHO CÁC KHU DÙNG NƯỚC.............. 66
Bảng 5.3: MƯA TƯỚI THIẾT KẾ 75% , 85% CỦA CÁC VÙNG ................................ 67
Bảng 5.4: MÔ HÌNH MƯA TƯỚI TẦN SUẤT 75% TỈNH KHÁNH HÒA .................. 69
Bảng 5.5: MÔ HÌNH MƯA TƯỚI TẦN SUẤT 85% TỈNH KHÁNH HÒA .................. 71
Bảng 5.6: MÔ HÌNH MƯA TƯỚI TẦN SUẤT 75%TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 2025
KỊCH BẢN B2 .................................................................................................................. 73
Bảng 5.7: MÔ HÌNH MƯA TƯỚI TẦN SUẤT 85% TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 2025
KỊCH BẢN B2 .................................................................................................................. 75
Bảng 5.8: MÔ HÌNH MƯA TƯỚI TẦN SUẤT 75% TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 2035
KỊCH BẢN B2 .................................................................................................................. 77
Bảng 5.9: MÔ HÌNH MƯA TƯỚI TẦN SUẤT 85% TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 2035
KỊCH BẢN B2 .................................................................................................................. 79
Bảng 5.10: TẦN SUẤT LƯỢNG MƯA 1, 3, 5 NGÀY MAX ......................................... 81
Bảng 5.11: MÔ HÌNH MƯA TIÊU THIẾT KẾ 10% ....................................................... 81
Bảng 5.12: ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY THÁNG TẠI CÁC VÙNG ............................ 84
Bảng 5.13: ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY THÁNG TẠI CÁC CÔNG TRÌNH VÙNG
NINH HÒA........................................................................................................................ 85
Bảng 5.14: ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY THÁNG TẠI CÁC CÔNG TRÌNH VÙNG
SÔNG CÁI NHA TRANG ................................................................................................ 86
Bảng 5.15: LƯU LƯỢNG LŨ TẠI CÁC TUYẾN CÔNG TRÌNH THEO TẦN SUẤT
THIẾT KẾ TỈNH KHÁNH HÒA...................................................................................... 89

Bảng 5.16: THỜI ĐOẠN MÔ PHỎNG VÀ KIỂM ĐỊNH BỘ THÔNG SỐ MÔ HÌNH . 96
Bảng 5.17: BỘ THÔNG SỐ MÔ PHỎNG MÔ HÌNH ..................................................... 96
Bảng 5.18. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BIÊN CÂN BẰNG NƯỚC MIKE BASIN VÙNG
SÔNG CÁI NINH HÒA .................................................................................................. 102
Bảng 5.19: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BIÊN CÂN BẰNG NƯỚC MIKE BASIN VÙNG
SÔNG CÁI NHA TRANG .............................................................................................. 105
Bảng 5.20: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẠI CÁC BIÊN LŨ CHO CÁC TRƯỜNG HỢP
TÍNH TOÁN SÔNG CÁI NINH HÒA ........................................................................... 108
Bảng 5.21: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẠI CÁC BIÊN LŨ NĂM 1999 VÀ 2010 TRÊN
SÔNG CÁI NHA TRANG .............................................................................................. 109
Bảng 5.22: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẠI CÁC BIÊN LŨ CHO CÁC TRƯỜNG HỢP
TÍNH TOÁN SÔNG CÁI NHA TRANG ....................................................................... 110

5


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa .................................................................... 4
Hình 2.1: Bản đồ mạng lưới trạm tỉnh Khánh Hòa ........................................................... 11
Hình 2.2: Bản đồ đẳng trị mưa trung bình nhiều năm Khánh Hòa ................................... 20
Hình 2.3: Biến đổi nhiệt độ trung bình năm trạm Nha Trang và Cam Ranh .................... 25
Hình 2.4:Biến đổi mưa năm tại các trạm tỉnh Khánh Hòa ................................................ 27
Hình 3.1: Bản đồ mạng lưới trạm thủy văn tỉnh Khánh Hòa ............................................ 34
Hình 3.2 : Quan hệ Qmax và Wmax trạm Đồng Trăng .................................................... 51
Hình 3.3 : Diễn biến dòng chảy trung bình nhiều năm, mùa lũ, mùa kiệt tại trạm Đồng

Trăng .................................................................................................................................. 56
Hình 5.1: Cấu trúc mô hình mưa dòng chảy NAM ........................................................... 92
Hình 5.2 : Kết quả mô phỏng dòng chảy, tổng lượng tính toán và thực đo tại trạm Đá Bàn
trên sông Đá Bàn ............................................................................................................... 97
Hình 5.3 : Kết quả kiểm định dòng chảy, tổng lượng tính toán và thực đo tại trạm Đá Bàn
trên sông Đá Bàn ............................................................................................................... 99
Hình 5.4 : Kết quả mô phỏng dòng chảy, tổng lượng tính toán và thực đo tại Đồng Trăng
trên sông Cái Nha Trang.................................................................................................... 99
Hình 5.5: Kết quả kiểm định dòng chảy, tổng lượng tính toán và thực đo tại trạm Đồng
Trăng trên sông Cái Nha Trang ....................................................................................... 100
Hình 5.6: Sơ đồ cân bằng nước lưu vực sông Cái Ninh Hòa .......................................... 102
Hình 5.7: Sơ đồ cân bằng nước lưu vực sông Cái Nha Trang ......................................... 103

6


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Khánh hòa là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phần cong
vươn ra biển xa nhất về phía đông. Diện tích tự nhiên tỉnh Khánh Hòa phần đất
liền và của hơn 200 đảo, quần đảo là 5.217,65 km2. Là tỉnh duy nhất có 3 vịnh biển
đẹp là vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh là điều kiện lý tưởng
để phát triển du lịch cũng như kinh tế biển của tỉnh, đặc biệt là phát triển cảng biển
và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
Khánh Hòa nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà

Nẵng là trung tâm hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, có các trục giao thông
quan trọng là quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Quốc lộ 26 nối
Khánh Hòa với Đăk Lăk, quốc lộ 27B đi Ninh Thuận và tuyến tỉnh lộ 2 nối Nha
Trang với Đà Lạt đã tạo cho Khánh Hòa nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.
Tỉnh Khánh Hòa còn có các cảng biển Nha Trang, Cam Ranh, Ba Ngòi, Hòn Khói
và khu kinh tế Vân Phong đang xây dựng, sân bay quốc tế Cam.Với vị trí địa lý
như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hòa phát triển sản xuất hàng hóa và
mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên
khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chị phối
của nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa,
đồng thời có những nét độc đáo với các đặc điểm riêng biệt so với các tỉnh, thành
phía Bắc và phía Nam. Mùa hè không bị oi bức, mùa đông ấm áp. Nhiệt độ trung
bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,8oC. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô. Do chế độ mưa biến đổi mạnh mẽ lại chỉ tập trung vào một
số ít tháng, cho nên toàn tỉnh Khánh Hòa mất cân bằng nước một cách nghiêm
trọng. Nguồn nước của các công trình trữ nước cấptưới cho nông nghiệp trong mùa
khô không đủ. Ngoài ra, lũ lụt hàng năm và lũ quét đã gây hư hại cho các công
trình thủy lợi. Nguồn nước đến không chỉ những phục vụ cho nông nghiệp, công
nghiệp mà còn dùng cho sinh hoạt, chăn nuôi, dịch vụ và công nghiệp. Nguồn
nước bao gồm nước mặt và nước dưới đất lại thay đổi theo thời gian, theo từng
vùng cho nên việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng, chất lượng và các biện pháp tích
trữ, chống thất thoát nguồn nước và sử dụng một cách hợp lý, ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường nước tỉnh Khánh Hòa là hết sức cấp bách và là cơ sở khoa học cho
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trước mắt và lâu dài.
1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU TÍNH TOÁN THUỶ VĂN
1.2.1. Mục tiêu của tính toán thuỷ văn
+ Đánh giá đặc điểm khí hậu, tài nguyên nước khu vực nghiên cứu, phân tích
quy luật biến đổi về khí hậu, tác động đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của con
người.

-1-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

+ Tính toán các số liệu đầu vào về khí tượng thuỷ văn phục vụ cho giai đoạn
thiết kế quy hoạchvùng nghiên cứu.
1.2.2. Yêu cầu tính toán thuỷ văn
Theo yêu cầu của dự án, các chỉ tiêu cần tính toán như sau:
+ Tính toán các đặc trưng yếu tố khí tượng như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,
tổng số giờ nắng hiện tại và biến đổi khí hậu 2025, 2035.
+ Tính mưa tưới, mưa tiêu, xây dựng mô hình mưa tưới, tiêu bất lợi theo các
tần suất thiết kế do dự án quy hoạch đề xuất và biến đổi khí hậu.
+ Tính toán thuỷ văn công trình tại các tuyến công trình và vùng nghiên cứu
theo các tần suất thiết kế.
+ Tính toán quá trình lũ thiết kế tại các nút để chống lũ nội địa với tần suất
5%, 10%.
+ Tính toán biên phục vụ cân bằng nước
1.3. ĐƠN VỊ, THỜI GIAN THỰC HIỆN
Báo cáo được thực hiện bởi Phòng Khí tượng, Thuỷ văn - Viện Quy hoạch
Thuỷ lợi năm 2016.

-2-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035


BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

PHẦN I
ĐỊA LÝ THỦY VĂN
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1. PHẠM VI, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý: 11o 41’53” đến 12o52’35” vĩ độ Bắc;
108o40’ đến 109o23’24” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên; Phía Nam
giáp tỉnh Ninh Thuận; Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng; Phía Đông giáp
biển Đông với chiều dài bờ biển trên 200 km, tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn
Gốm huyện Vạn Ninh cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước ta.
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục
địa, rất nhiều đảo ven bờ. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, tại kỳ họp thứ tư, Nghị
quyết của Quốc hội khóa VII đã sát nhập huyện đảo Trường Sa vào tỉnh Phú
Khánh và hiện nay Trưởng Sa là một huyện của tỉnh Khánh Hòa.
Tỉnh Khánh Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 5.217,65 km2. (Trong khuôn
khổ của báo cáo này chúng tôi không nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy hoạch
cho huyện đảo Trường Sa). Tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính bao gồm 2
thành phố, 1 thị xã và 6 huyện là: Thành phố Nha Trang, Thành phố Cam Ranh,
Thị xã Ninh Hoà và các huyện: Vạn Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,
Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Dân số trung bình năm 2014 là 1.196.898
người, chiếm 1,58% về diện tích và 1,32% về dân số của cả nước, đứng hàng thứ
27 về diện tích và thứ 31 về dân số trong 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, mật độ
dân số là 229 người/km2.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Địa hình tỉnh Khánh Hoà thấp dần từ Tây sang Đông với đa dạng địa hình
như núi, đồi, đồng bằng, vùng ven biển được chia thành 5 dạng địa hình:

- Địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh có độ cao từ 1.000 m với diện
tích khoảng 196.140 ha, chiếm 37,59% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Địa hình núi trung bình, núi thấp có độ cao từ 500 m ÷ 1.000 m có độ dốc
lớn tập trung ở phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh với diện tích khoảng 78.722 ha,
chiếm 15,09% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Địa hình núi thấp, đồi cao: Độ dốc và mức độ chia cắt trung bình có độ cao
từ 100 m ÷ 500 m với diện tích khoảng 99.726 ha, chiếm 19,12% tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
- Địa hình đồi lượn sóng chia cắt nhẹ, độ dốc nhỏ có độ cao từ 50 m ÷ 100 m
với diện tích khoảng 69.048 ha, chiếm 13,26% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
-3-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

- Địa hình đồng bằng ven biển độ dốc nhỏ, bờ biển khúc khuỷu có điều kiện
thuận lợi để hình thành cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi lập khu chế
xuất và KCN tập trung. Đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa chưa biến đổi hoặc
biến đổi mạnh, độ phì nhiêu khá. Đây là vùng đất trù phú và thuận lợi nhất cho sản
xuất nông nghiệp.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa

-4-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI

TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1.3. ĐỊA CHẤT
Nhìn chung cấu trúc địa chất tỉnh Khánh Hoà không quá phức tạp, các nhà
địa chất xếp phạm vi nghiên cứu và miền kiến tạo Nam Trung bộ thuộc đới hoạt
hoá Mezozoi Đà Lạt. Cấu tạo chủ yếu là đá Granit và ryolit, dacit có nguồn gốc
macma xâm nhập hoặc phun trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm
tích ở một số nơi. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá
granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú. Địa
chất Khánh Hòa cơ bản thuộc các nhóm:
- Nhóm đá macma phân bố phần lớn phía tây tỉnh.
- Nhóm đá phiến phân bố chủ yếu ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
- Nhóm trầm tích đệ tứ phân bố vùng ven sông, suối, sườn núi đến chân núi
với thành phần bở rời.
1.4. MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI
Mạng lưới sông trong tỉnh phân bố khá dày.Vùng núi cao mật độ lưới sông
khá dầy, khoảng 0,6 ÷ 1 km/km2 còn ở vùng đồng bằng ven biển mật độ lưới sông
chỉ dưới 0,6 km/km2. Các sông suối trong tỉnh nói chung ngắn, có khoảng 40 con
sông dài từ 10 km trở lên. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía
tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5÷7 km có
một cửa sông. Hầu hết các lưu vực sông đều nằm gọn trong tỉnh trừ sông Chò có
một phần thượng nguồn nằm ở tỉnh ĐăkLak và sông Tô Hạp. Mặc dù hướng chảy
cơ bản của các sông là hướng tây - đông nhưng tùy theo hướng của mạch núi hoặc
do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi
đổ ra biển Đông.Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi ở huyện Khánh
Sơn, chảy về phía Ninh Thuận, đây là con sông duy nhất của tỉnhchảy theo hướng
đông - tây.
Hệ thống sông thuộc tỉnh Khánh Hòa bao gồm sông Cái Ninh Hòa, sông Cái

Nha Trang và một số sông suối nhỏ khác như sông Tân Phước, Đồng Điền, Hiền
Lương, Tam Ích, Lưu Cẩm, suối Cốc, Lạch Cầu 1(Tà Rục). Hai con sông lớn nhất
tỉnh đó là Sông Cái Nha Trang và Sông Cái Ninh Hoà với tổng diện tích hai lưu
vực sông này là 2.693 km2 chiếm gần nửa diện tích tự nhiên của tỉnh.
1.4.1. Sông Cái Nha Trang
Sông Cái Nha Trang phần thượng nguồn còn gọi là sông Thác ngựa là con
sông lớn nhất của tỉnh Khánh Hoà bắt nguồn từ đỉnh núi ChưTgo cao 1.475 m,
chiều dài là 79 km chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Buôn Trai sông đổi
hướng chảy sang hướng Tây - Đông và đổ ra biển tại cửa Hà Ra, sông có diện tích
lưu vực là 1.732 km2, dài lưu vực là 30,6 km, mật độ lưới sông là 0,82 km/km2;độ
dốc sông 22,8‰, hệ số uốn khúc là 1,38. Các phụ lưu lớn của sông là các sông Bến
Lội, sông Giang, sông Cầu, sông Chò… đều có diện tích lớn hơn 100km2. Các
sông nhánh của sông Cái Nha Trang phân bố dạng cành cây, theo dọc sông từ
thượng nguồn ra tới cửa sông gồm các nhánh chính sau:
-5-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

+ Sông Khế là phụ lưu bên phải của sông cái Nha Trang, sông Khế bắt
nguồn từ ngọn núi NQuang cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc có
chiều dài sông là 23 km, chiều dài lưu vực là 20 km với diện tích lưu vực là
76 km2. Hệ số uốn khúc là 1,8. Sông Khế nhập vào Sông Cái Nha Trang tại Giang
Chè, cách cửa ra 43 km về phía hạ lưu.
+ Sông Giang bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1500 m, sông chảy theo hướng
Tây bắc - Đông nam có chiều dài sông là 40 km, chiều dài lưu vực là 46 km, diện
tích lưu vực 187 km2, hệ số uốn khúc 1,41, mật độ lưới sông 0,95 km/km2. Sông

Giang là phụ lưu bên trái của Sông Cái Nha Trang, nhập vào Sông Cái Nha Trang
ở đoạn cách cửa ra 41 km về phía hạ lưu.
+ Tại vị trí cách cửa ra 39 km, từ bên phải của sông Cái Nha Trang nhận
thêm nước sông Cầu. Sông Cầu bắt nguồn từ ngọn núi Grataeta cao 1200 m, chảy
theo hướng Tây nam - Đông bắc có chiều dài sông là 33km, diện tích lưu vực là
179 km2, hệ số uốn khúc 1,24; hệ số hình dạng 0,36; mật độ lưới sông
0,96 km/km2.
+ Tại Đồng Trăng, ở vị trí cách cửa ra 31 km, từ phía bên trái sông nhận
thêm nước sông Chò. Sông Chò là phụ lưu rất lớn, bắt nguồn từ núi Chư Khon cao
946 m thuộc địa phận tỉnh ĐakLak, chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam có chiều
dài 74 km với diện tích lưu vực là 555 km2, hệ số uốn khúc là 1,45; mật độ lưới
sông là 0,51 km/km2.
+ Tại Thành Diên Khánh, cách cửa ra 31 km sông nhận nước của Suối Dầu
là phụ lưu bên phải. Suối bắt nguồn từ vùng núi phía Nam của lưu vực cao 775 m.
Sông chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc, có chiều dài sông 32 km với diện tích
lưu vực là 272 km2, hệ số uốn khúc 1,3; hệ số hình dạng 1,3; mật độ lưới sông là
0,67 km/km2.
Do các phụ lưu chảy qua nhiều khu vực khác nhau trong đó có nhiều tâm
mưa lớn như tâm mưa Hòn Bà nên dòng chảy sông Cái Nha Trang khá dồi dào.
1.4.2. Sông Cái Ninh Hoà
Sông Cái Ninh Hoà bắt nguồn từ đỉnh Chư Hu cao 1.300 m (thuộc dãy Vọng
Phu – Đèo Cả), sông có chiều dài là 53 km chảy theo hướng Bắc – Nam, khi đến
Eron, lòng sông mở rộng và hướng chảy lệch sang Tây Bắc - Đông Nam. Khi cách
Dục Mỹ 500 m về phía hạ lưu, sông nhận thêm nước của Suối Búng và tại Tân Lạc
nhận thêm nước của Suối Bà Cường là các phụ lưu khá lớn và đều nằm bên phải.
Khi đến Ngũ Mỹ, hướng chảy lệch sang hướng Tây - Đông. Khi cách thị trấn Ninh
Hoà khoảng 1 km về phía thượng lưu, sông nhận thêm nước của sông Lốp (Đá
Bàn) và sông Tân Lâm từ bên trái. Cuối cùng khi cách cửa ra 1 km, sông còn nhận
thêm nước của sông Chủ Chay, là phụ lưu bên phải, bắt nguồn từ núi Bà Giang cao
440 m chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, có chiều dài 13 km, diện tích lưu

vực 115 km2. Trước khi đổ vào biển Đông sông còn chảy qua đầm Nha Phu và đổ
ra biển tại cửa Hà Liên. Sông Cái Ninh Hoà có dạng hình nan quạt với diện tích
-6-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

lưu vực là 916 km2, chiều dài lưu vực là 53 km, độ rộng bình quân lưu vực
22,4 km, mật độ lưới sông là: 0,61 km/km2. Một số phụ lưu phải kể đến là:
* Sông Lốp (sông Đá Bàn) là phụ lưu bên trái của sông cái Ninh Hoà, bắt
nguồn từ núi Đá Đen cao 115 m chảy theo hướng Bắc- Nam có chiều dài sông là
38 km với diện tích lưu vực 207 km2.
* Sông Tân Lâm (suối Mơ) là phụ lưu bên trái của sông cái Ninh Hoà, đổ
vào sông cái Ninh Hoà ở đoạn cách thị trấn Ninh Hoà khoảng 1km về phía thượng
lưu, sông có chiều dài 32 km, bắt nguồn từ vùng núi cao 760 m, chảy theo hướng
Tây bắc - Đông nam. Sông có diện tích lưu vực 114 km2.
* Sông Đá Hàn là phụ lưu bên trái sông Dinh, đổ vào đầm phú Nha với
chiều dài sông 25km.
* Sông Chư Chay (suối Lớn) là phụ lưu bên phải của sông Cái Ninh Hoà, đổ
vào sông Cái Ninh Hoà ở đoạn cách cửa ra của sông Cái Ninh Hoà 1 km về phía hạ
lưu, sông bắt nguồn từ núi Bà Giang cao 440 m, chảy theo hướng Đông nam- Tây
bắc có chiều dài sông là 13 km, diện tích lưu vực 115 km2.
Ngoài ra, trong lưu vực sông Cái Ninh Hoà còn có suối Ea Sa, suối Cạn,
suối Búng,suối Bà Cường là các phụ lưu bên phải và sông Ea Krongrou, suối Sim
thuộc phụ lưu lưu bên trái.
Bảng 1.1: ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI SÔNG NGÒI TỈNH KHÁNH HÒA
TT


Lưu vực sông

Diện
tích
(km2)

C.dài C.dài
C.rộng Độ dốc Mật độ Độ cao
sông lưu vực bình quân (%o) lưới sông bq lưu
(km) (km)
(km)
(km/km2) vực (m)

-

Sc Ninh Hoà

916

53

38

22,4

18,8

0,61


342

+

Suối Can

35

15

+

Suối Búng

55

21

3,1

+

Suối Bà Cường

64

15

4,3


+

Sông Lốp

207

38

9,7

+

SôngTân Lâm

114

32

+

Sông Đá Hàn

164

25

+

Sông Chư chay


115

13

-

Sc Nha Trang

1.732

84

30,6

22,8

0,82

548

+

Sông Bến Lội

113

18

8,5


28,5

1,26

1235

+

Sông Khế

76

23

3,8

+

Sông Cầu

179

33

8,3

31

0,96


673

+

Sông Giang

187

46

5,5

20,3

0,95

770

+

Sông Chò

555

74

12,5

22,8


0,51

395

+

Suối Dầu*

272

32

10,1

19,4

0,67

500

8,8
62

-7-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

TT


Lưu vực sông

Diện
tích
(km2)

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

C.dài C.dài
C.rộng Độ dốc Mật độ Độ cao
sông lưu vực bình quân (%o) lưới sông bq lưu
(km) (km)
(km)
(km/km2) vực (m)

-

Sông Tân Phước
(s Can)

199

13

-

S.Đồng Điền

120


24

-

S.Hiền Lương

149

23

-

S.Tam Ích

150

30

-

S. Lưu Cẩm

210

44

-

Suối Cốc


190

17

-

S.Lạch Cầu 1 (Tà
Rục)

397

24

18

6,7

22,1

0,71

495

4,8

7,3

Ghi chú: Theo đặc trưng hình thái năm 2012 và * theo đặc trưng hình thái năm 1985


1.5. THỔ NHƯỠNG VÀ THẢM PHỦ THỰC VẬT
1.5.1. Thổ nhưỡng
- Tỉnh Khánh Hoà gồm các nhóm đất chính sau: (không bao gồm huyện đảo
Trường Sa):
- Nhóm đất cát và cồn cát ven biển được hình thành ở các vùng ven biển
Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Ninh với diện tích 18.350 ha.
- Nhóm đất phèn mặn có diện tích 9.249 ha, phân bố ở ven biển Ninh Hoà,
Cam Ranh, Vạn Ninh và Nha Trang.
- Nhóm đất phù sa có diện tích 33.056 ha của tỉnh, phân bố ở các vùng đồng
bằng ven biển như Ninh Hoà, Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm, Cam Ranh.
- Nhóm đất xám và bạc màu có diện tích 25.332 ha. Nhóm đất này phân bố ở
các vùng có địa hình gò đồi lượn sóng, tập trung ở Cam Lâm, Cam Ranh, Khánh
Vĩnh, Ninh Hòa và Vạn Ninh.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 300.850 ha phân bố chủ yếu ở khu vực đồi
núi, độ dốc lớn.
- Nhóm đất thung lũng có 2.881 ha và nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi có
diện tích 57.743 ha.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 15.683 ha. Đất chua, mùn đạm, lân kali
tương đối khá.
1.5.2. Thảm phủ thực vật
Theo thống kê năm 2014 thì diện tích đất rừng hiện có 230.651 ha, trong đó
45% là rừng sản xuất, 47,2% rừng phòng hộ và 7,7% là rừng đặc dụng. Rừng
phòng hộ có 47,2%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các
huyện Khánh Vĩnh, thị xã Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng tỉnh là 44,1%, lớn nhất
-8-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035


BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

là ở Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có khoảng 104ha rừng
ngập mặn phân bổ rải rác ở các vùng ven bờ vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, cửa
sông Vĩnh Trường (Nha Trang), đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh với khoảng 34
loài cây ngập mặn như: đước, đưng, bần trắng, mắm trắng, mắm biển…
Có thể nói, Khánh Hòa là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học
rừng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ Bắc vào Nam,
có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều
loài bản địa quý hiếm. Sự phong phú về sinh học rừng Khánh Hòa còn đặc biệt
được biết đến với sự đa dạng về nguồn gen, nổi bật trong đó là cây Dó bầu
(Aquilaria crassna), loài cung cấp các sản phẩm trầm kì nổi tiếng trong và ngoài
nước.
Rừng Khánh Hòa đã bị suy giảm do chiến tranh, khai thác quá mức…làm
cho các cây gỗ và lâm sản quí cũng mất dần theo như pơ mu, dó, nhựa thông, song
mây, lá buông… Việc suy giảm tài nguyên rừng còn ảnh hưởng đến cân bằng sinh
thái như nạn xói mòn đất, nguồn nước cho các con sông cạn kiệt vào mùa khô, ảnh
hưởng đến sản xuất và sinh hoạt cho dân cư. Những năm qua, nhà nước đã chú
trọng việc bảo vệ rừng, tu bổ và trồng mới rừng làm cho diện tích rừng đang được
tăng lên.
Bảng 1.2: HIỆN TRẠNG RỪNG QUA CÁC NĂM CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
Năm

Tổng diện tích rừng
(nghìn ha)

Rừng tự
nhiên

Rừng

trồng

Mới
trồng

Tỷ lệ che phủ rừng
(%)

2008

194,4

162,0

32,4

1,9

40,8

2009

202,6

166,5

36,2

..


42,7

2010

204,5

166,4

38,1

0,7

43,2

2011

206,1

166,2

39,9

0,9

39,3

2012

211,5


170,6

40,9

0,3

40,5

212,9

170,4

42,5

1,3

40,6

2013

Nguồn: />
-9-


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG
2.1. TÌNH HÌNH SỐ LIỆU VÀ MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG
Trong tỉnh Khánh Hòa có hai trạm khí tượng là Cam Ranh và Nha Trang.
Các trạm này đều có số liệu từ năm 1977 đến 2015.
Về tài liệu đo mưa gồm số trạm mưa trong vùng có 13 trạm đo mưa. Tuy
nhiên hiện nay chỉ còn 8 trạm đo mưa đang hoạt động. Các trạm đo thường tập
trung ở phần hạ lưu các sông, ở thượng nguồn mật độ lưới trạm còn ít. Trạm Nha
Trang về các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi … có từ 1977 đến nay,
còn số liệu mưa ngày có từ 1958 đến nay.
Về chất lượng tài liệu, tất cả các tài liệu đều đã được Tổng Cục Khí Tượng
Thủy Văn quản lý, chất lượng đảm bảo chất lượng và tính liên tục. Tài liệu này đủ
đảm bảo tin cậy để có thể đưa vào tính toán đặc trưng khí hậu trong vùng.
Bảng 2.1: MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG VÀ MƯA
TT
1
2

Trạm
Cam ranh KT
Nha trang

Kinh độ

Vĩ độ

Cao độ
(m)

Liệt quan
trắc


Các yếu tố quan
trắc

109o09

11o55

15,9

1977-2015

T; U; V; Z; Sh, X

o

2,98

1977-2015

T; U; V; Z; Sh

o

109 12

12 13

1958 - 2015


X ngày

3

Đá bản TV

109o06

12o44

1977-2014

X ngày

4

Đồng trắng TV

109o00

12o16

1977-2015

X ngày

o

o


12 33

1976-2014

X ngày

o

o

5

Hòn khói

109 13

6

Khánh sơn

108 58

12 01

1976-2015

X ngày

7


Khánh vĩnh

108o55

12o17

1976-2015

X ngày

8

Ninh hoà TV

109o08

12o30

1977-2015

X ngày

9

Suối Dầu

1977-1991

X ngày


10

Sông Chò

1978-1986

X ngày

11

Đại Lãnh (Đèo Cả)

1976-1991

X ngày

12

Ninh Tây

1977-1991

X ngày

13

Phù Cang

1978-1991


X ngày

108o57

12o38

Ghi chú: T; U; V; Z; Sh, X ngày là Nhiệt độ, độ ẩm, gió, bốc hơi, số giờ nắng, mưa ngày

- 10 -


IU CHNH, B SUNG QUY HOCH PHT TRIN THY LI
TNH KHNH HềA GIAI ON 2015 2025 V NH HNG 2035

BC CHUYấN KH TNG THY VN

BN ễ MNG LI TRM KH TNG V O MA
10840'0"E

1090'0"E

10920'0"E

.

Ph ú Y ê n

^ Đèo Cả
^ Phù Cang


1240'0"N

1240'0"N

[ M DRAK
Đ ă k Lă k

^ Đá Bàn

^ Ninh Tay

^ Hòn Khói

1220'0"N

1220'0"N

^ Ninh Hòa

^ Sông Chò
Kh á n h Ho à

^

^ Đồng Trắng

Khánh Vĩnh

[ Nha Trang
^ Suối Dầu


120'0"N

120'0"N

Lâ m Đ ồ n g

^ Khánh Sơn

[ Cam Ranh
CH GII
N in h Th u ậ n

[

Trm khi tng

^

Trm ma
Ranh gii tnh

0 2.5 5
10840'0"E

10

15

Tnh Khỏnh Hũa


Kilometers
20

Sụng, suụi

1090'0"E

10920'0"E

Hỡnh 2.1: Bn mng li trm tnh Khỏnh Hũa

- 11 -


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU LƯU VỰC
2.2.1. Chế độ khí hậu
Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm sâu trong
vùng nhiệt đới gió mùa,chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa mùa đông
và gió mùa mùa hạ. Cùng với sự tác động mạnh mẽ của các nhiễu động thời tiết từ
biển Đông nên khí hậu có những đặc điểm cơ bản sau:
* Gió mùa mùa đông: thời kỳ này kéo dài từ tháng X đến tháng IV năm
sau.
- Thời kỳ tiến triển và hưng thịnh của gió mùa mùa đông từ tháng X đến
tháng XII. Tỉnh Khánh Hòa chịu tác động chính của hệ thống này, với hướng gió

thịnh hành Bắc đến Đông bắc, thời kỳ này trùng với thời kỳ mùa mưa tỉnh Khánh
Hòa, đặc biệt khi gió mùa Đông bắc kết hợp với hoạt động của rãnh thấp xích đạo,
dải hội tụ nhiệt đới, bão, ATNĐ...sẽ gây mưa lớn sinh lũ cho tỉnh Khánh Hòa.
- Thời kỳ thoái trào gió mùa mùa đông (tháng II đến tháng IV). Thời kỳ này
hệ thống mùa đông vẫn chiếm ưu thế, song tần suất những đợt gió mùa cực đới
giảm đi chỉ còn trên dưới 10% và ảnh hưởng đến Khánh Hòa yếu hơn. Đây là thời
kỳ thời tiết ít mưa nhất trong năm.
- Thời tiết nóng ẩm của gió tín phong Thái Bình Dương có nguồn gốc từ
Thái Bình Dương, theo các lưỡi Tín phong tràn vào khi lưỡi áp cao Biển Đông
Trung Hoa suy yếu. Do tác động của địa hình núi sát biển, thời tiết này có nhiều
mây hoặc có mưa khi bắt đầu xâm nhập vào lưu vực nhưng lượng mưa không
nhiều. Thời tiết này thường xuất hiện vào giai đoạn đầu và cuối của gió mùa mùa
đông.
* Gió mùa mùa hạ: từ tháng V đến tháng IX với hướng gió thịnh hành
Tây nam. Trong thời kì này có các hình thế thời tiết sau:
+ Thời tiết gió Tây Nam: Trên tỉnh Khánh Hoà, luồng gió này thường đến
từ hai phía: Phía thứ nhất của phía Tây gọi là gió Tây vượt qua Trường Sơn Nam
làm cho thời tiết trên lưu vực trong thời kì này nóng và khô nhất trong năm. Gió
Tây thường xảy ra vào đầu mùa hạ mang không khí nóng và khô, nhiệt độ cao và
độ ẩm thấp trời quang mây, nắng nóng. Phía thứ hai của gió Tây vòng qua biển
theo hướng Đông Nam mang vào lưu vực không khí nóng ẩm nhưng nhiệt độ
không cao lắm, thời tiết tương đối mát, đô ẩm cao, mây nhiều, đôi khi có giông địa
phương và có mưa.
+ Thời tiết gió Tín Phong mùa hạ được hình thành khi gió mùa mùa hạ
suy yếu với sự chuyển hướng đặc trưng của gió đang từ Tây Nam - Đông Nam
chuyển thành gió Đông. Tín phong mùa hạ khác với tín phong mùa đông ở chỗ có
nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, tính bất ổn định cũng cao hơn và nhiều khả năng có
giông, mưa địa phương.

- 12 -



ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

2.2.2. Phân vùng khí hậu
Tỉnh Khánh Hòa, phân hóa về tài nguyên nhiệt chủ yếu là do ảnh hưởng của
địa hình. Phân hóa về tài nguyên ẩm, chủ yếu là sự khác biệt sâu sắc về mùa mưa,
mùa khô và lượng mưa giữa các khu vực do các điều kiện địa lý, trước hết là địa
hình.
Căn cứ chế độ nhiệt độ, lượng mưa và một số đặc trưng khí hậu cực đoan, có
thể phân chia tỉnh Khánh Hòa thành các vùng khí hậu sau:
- Khí hậu vùng đồng bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp. Mùa mưa kéo
dài từ tháng IX–XII. Chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng nhưng không nhiều và
khác biệt rõ rệt tùy từng vị trí. Trong vùng này thì tiểu vùng khí hậu Vạn Ninh Ninh Hòa (nóng vừa, mưa nhiều); tiểu vùng khí hậu Nha Trang - Diên Khánh (ôn
hòa, mưa vừa);tiểu vùng khí hậu Cam Ranh - Cam Lâm (nóng nhiều, mưa ít).
- Khí hậu vùng núi: Mùa mưa ở vùng này có thể kéo dài 5 - 8 tháng. Không
có hiện tượng gió Tây khô nóng, nhưng số lượng ngày dông nhiều hơn hẳn vùng
đồng bằng (trên 50 ngày/năm). Trong vùng này do điều kiện phía bắc và phía nam
có sự khác biệt, nên vùng này cũng được chia ra thành 2 tiểu vùng khí hậu chính:
tiểu vùng vòng cung núi phía Bắc (khí hậu mát, mưa vừa), tiểu vùng vòng cung núi
phía Tây nam (khí hậu mát, mưa nhiều).
2.3.CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
2.3.1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Khánh Hòa dao động từ 26,8 - 27,1oC và có
sự phân hóa mạnh theo địa hình. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn dao động trong khoảng 26,7 -27,1oC,
càng đi sâu về vùng núi phía tây nhiệt độ càng giảm.

Ngoài ra, nhiệt độ cũng biến động mạnh theo từng tháng, như ta thấy nhiệt
độ trung bình tăng dần từ tháng II(24,5oC) và đạt cực đại vào tháng VI(28,9oC) tại
Nha Trang và 29,1oC tại Cam Ranh vào tháng VI, sau đó giảm chậm vào tháng
VII, VIII. Tháng IX nhiệt độ bắt đầu giảm nhanh và đạt cực tiểu vào tháng I với
giá trị 23,9oC tại Nha Trang và 24,4oC tại Cam Ranh.
Tuy nhiên nhiệt độ tối cao tuyệt đối quan trắc được rơi vào tháng VII/2015
với mức nhiệt 37,9 oC đo tại Nha Trang và 39,2oC đo tại Cam Ranh rơi vào tháng
V/2002. Năm 2015 tại Cam Ranh đo được là 39oC.
Từ tháng XII đến tháng II năm sau có những đợt không khí lạnh mạnh từ
phía Bắc tràn xuống nước ta và ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ gây ra gió
Bắc mạnh cấp 5 ÷ 6, trời trở lạnh, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có khi xuống dưới
15 oC như tại Cam Ranh là 14,4oC. Nhưng nhiệt độ thấp không kéo dài từ ngày này
qua ngày khác như các tỉnh ở miền Bắc mà thường xảy ra trước lúc mặt trời mọc
chừng 2, 3 giờ, khi mặt trời mọc nhiệt độ tăng nhanh cho tới trưa vì vậy nhiệt độ
trung bình ngày đều thể hiện vượt chỉ tiêu của mùa lạnh (>20 oC).
- 13 -


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Tháng có nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thường là tháng I. Tại Nha Trang là
15,8 C ngày 10/I/1984, tại Cam Ranh14,4oC ngày 29/I/1992.
o

Có thể thấy diễn biến tình hình nhiệt độ không khí trong tỉnh Khánh Hòa
như sau:
Bảng 2.2: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM

Đơn vị: oC
TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm


1

Nha
Trang

23,9

24,5

25,8

27,5

28,6

28,9

28,7

28,6

27,8

26,7

25,8

24,6


26,8

2

Cam
Ranh

24,4

25,0

26,4

28,0

29,0

29,1

28,9

28,9

27,9

27,0

26,2

24,9


27,1

Bảng 2.3: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI CAO TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM
Đơn vị: oC
TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII

MAX

1

Nha
Trang

30,5

31,6

32,7

34,6

37,2

37,4

37,9

37,6

37,1

33,5


32,5

31,8

37,9

2

Cam
Ranh

31,7

33,0

34,5

37,1

39,2

38,7

39,0

39,0

37,3

35,2


33,5

32,1

39,2

Bảng 2.4: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI THẤP TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM
Đơn vị: oC
TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

MIN

1

Nha
Trang

15,8

17,4

17,8

19,7

22,7

22,6

22,0

23,0


22,1

19,8

18,6

16,9

15,8

2

Cam
Ranh

14,4

16,4

17,1

19,9

21,5

21,1

21,3

21,0


21,6

19,3

18,7

15,7

14,4

2.3.2. Số giờ nắng
Số giờ nắng tại Khánh Hòa có số giờ nắng khá cao. Tại Nha Trang số giờ
nắng trung bình nhiều năm vào khoảng 2.542 giờ, tại Cam Ranh là 2.663 giờ. Nhìn
chung số giờ nắng phân bố tương đối đều theo các tháng trong năm, tuy nhiên vào
các tháng mùa mưa số giờ nắng giảm hơn so với mùa khô nhưng chênh lệch không
đáng kể.
Tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm là tháng V tại Nha Trang có
263giờ nắng, tại Cam Ranh là tháng III là 275 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng thấp
nhất trong năm là tháng XII, tại Nha Trang là 133 giờ, tại Cam Ranh là 167 giờ
vào tháng XI. Số ngày không có nắng rất ít, thậm chí ngay những tháng mùa mưa,
- 14 -


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

không phải bầu trời lúc nào cũng bị mây bao phủ mà xen kẽ có những ngày nắng

gián đoạn hoặc nắng cả ngày. Tổng số ngày không nắng trung bình năm từ 20 ÷ 30
ngày. Tháng XI, XII là tháng có số ngày nắng ít nhất trong năm (4÷5 ngày/tháng).
Bảng2.5: SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG NĂM
Đơn vị: giờ
TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Tổng


1

Nha Trang 182 217 258 259 263 234 245

233 199 176 144 133 2.542

2

Cam Ranh

228 198 185 167 168 2.663

218 243 275 267 260 221 232

2.3.3. Bốc hơi
Lượng bốc hơi phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu như mưa, độ ẩm, nắng, gió.
Lượng bốc hơi tỉ lệ nghịch với độ ẩm và mưa, tỉ lệ thuận với nắng và gió. Theo tài
liệu bốc hơi bằng ống Piche tại các trạm trong vùng cho thấy lượng bốc hơi hàng
năm khoảng 1.458 mm÷ 1.761mm.
Từ tháng IX đến tháng XI lượng bốc hơi giảm đáng kể, trong đó tháng X
lượng bốc hơi giảm rõ rệt chỉ còn 101 - 108mm. Những tháng còn lại hầu như ít
thay đổi kể cả thời kỳ gió mùa mùa hạ hay gió mùa mùa đông.
Bảng 2.6: BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG NĂM NHIỀU NĂM
Đơn vị: mm
TT

Trạm

I


II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Tổng

1

Nha Trang 140 119 125 118 125 121 129

128 105 101 110 139 1.458

2

Cam Ranh 176 151 155 144 150 152 163


159 110 106 129 166 1.761

2.3.4.Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với lượng mưa và nhiệt độ không khí
trong vùng. Độ ẩm tương đối trung bình năm ở tỉnh Khánh Hòa dao động từ 7679%. Xét về phạm vi nơi nào gần biển hoặc nơi lượng mưa phong phú thì độ ẩm
tương đối lớn.
Biến trình năm của độ ẩm tương đối cho thấy trong vùngvừa chịu ảnh hưởng
của nền nhiệt độ vừa chịu tác động của mùa mưa.Thời kỳ có độ ẩm thấp nhất là
vào các tháng mùa hè. Thời kỳ ẩm cao nhất ở Khánh Hòa trùng vào các tháng mùa
mưa chính vụ. Từ tháng IX đến tháng XI mưa nhiều, độ ẩm tương đối cao, đạt từ
79÷ 82%. Khi kết thúc mùa mưa độ ẩm giảm liên tục đạt cực tiểu vào các tháng
VI, VII, VIII dao động từ 73÷77%, đây cũng là những tháng có nhiệt độ cao nhất
năm. Độ ẩm trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch 1÷
2%, thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa độ ẩm không khí chênh lệch 3÷ 6%.

- 15 -


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Bảng 2.7: ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM
Đơn vị: %
TT

Trạm

I


II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI

1

Nha Trang

79

80

80

80

78

77


77

77

80

82

82

80

79

2

Cam Ranh

74

76

76

76

75

74


73

74

79

81

79

75

76

XII TB

2.3.5. Chế độ gió
Ở Khánh Hòa tốc độ gió trung bình năm trên đất liền dao động từ 2,5 m/s;
với dao động các tháng trong năm từ 1,6÷ 4,0 m/s. Tháng có tốc độ gió trung bình
lớn nhất thường vào thời kỳ gió mùa Đông bắc (từ tháng XI đến tháng II năm sau).
Thời kỳ gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng V cho đến tháng IX.Trong thời
gian này gió thịnh hành trên tỉnh Khánh Hòa hướng Đông Nam và Tây Nam chiếm
13,5%÷ 24,4%. Thời kỳ ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông (tháng XI đến tháng III
năm sau), gió tại Khánh Hòa chuyển hướng Đông bắc và hướng Bắc chiếm ưu thế
nhiều hơn. Tại trạm Cam Ranh và Nha Trang tần suất gió thịnh hành hướng Đông
bắc chiếm 24,2%÷ 48,5%.
Bảng 2.8: TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM
Đơn vị: m/s
TT


Trạm

I

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

TB

1

Nha Trang

3,5

3,1

2,8


2,3

1,8

1,6

1,7

1,6

1,6

2,2

3,4

4,0

2,5

2

Cam Ranh

3,5

2,9

2,5


2,2

2,0

2,0

2,0

2,0

1,7

2,0

3,3

3,9

2,5

Gió mạnh thường xảy ra trong cơn dông, hoặc do ảnh hưởng của bão, áp thấp
nhiệt đới, gió mùa Đông bắc hoặc Tây nam cường độ mạnh, song nhìn chung tốc
độ gió mạnh nhất chủ yếu xảy ra khi có bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc trong
con dông. Tốc độ gió mạnh nhất ở Khánh Hòa đo được tại Nha Trang đạt 30 m/s
(cấp 11) và tại Cam Ranh đạt 25 m/s (cấp 10) do bão số 10 (tên quốc tế TESS) gây
ra vào ngày 6 tháng XI năm 1988 khi đổ bộ trực tiếp vào Bình Thuận, đạt 28 m/s
(cấp 10) xảy ra vào ngày 9 tháng XII năm 1993 do ảnh hưởng của bão số 11 (tên
quốc tế là Lola). Gió mạnh thường gây ra những thiệt hại như đổ vỡ công trình xây
dựng, nhà ở, kho tàng, cây cối... Vì vậy, khi thiết kế các công trình cần phải tính

toán mức bảo đảm an toàn với khả năng có thể xảy ra tốc độ gió mạnh nhất ứng
với các khoảng thời gian nhất định.

- 16 -


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 – 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2035

BC CHUYÊN ĐỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Bảng 2.9: TỐC ĐỘ GIÓ LỚN NHẤT VÀ HƯỚNG THỊNH HÀNH
Đơn vị: m/s
Nha Trang

Trạm

Cam Ranh

Hướng

Tốc độ

Hướng

Tốc độ

1

NNE


20

NNE

20

2

ENE

20

NE

18

3

ENE

18

NE

18

4

NNE


15

NE

14

5

WSW

24

NE

16

6

SSW

19

W

14

7

W


15

W

20

8

SW

19

SW

18

9

N

20

S

16

10

N


26

NE

20

11

NE

30

N

27

12

N

28

NW

28

Tháng

Ghi chú: NNE, ENE, WSW, SSW, W, SW, N, S, NE, NW là hướng Bắc Đông Bắc, Đông

Đông Bắc, Tây Tây Bắc, Nam Tây Nam, Tây, Nam, Đông Bắc, Tây Bắc

Ngoài các loại gió thịnh hành nói trên còn có gió địa phương như gió đất biển
và gió Tu Bông.
+ Khánh Hòa là tỉnh ven biển với chiều dài trên 524,645km (theo hồ sơ địa
chính của tỉnh lập theo chỉ thị 364/CP của Chính Phủ), với vùng biển rộng, sâu nối
liền với Biển Đông mênh mông, đóng vai trò như một cỗ máy điều hòa chế độ thời
tiết. Chính vì vậy ngoài sự thay đổi hướng gió theo chế độ hoàn lưu giữa các mùa,
ở vùng ven biển Khánh Hòa hướng gió còn thay đổi theo chu kỳ ngày đêm. Ban
đêm hướng từ đất liền ra biển, còn ban ngày ngược lại hướng từ biển vào đất liền,
đó là gió đất - gió biển.
+ Sự ảnh hưởng của địa hình đã tạo cho khu vực này có một chế độ gió khá
đặc biệt mang đậm tính chất địa phương mà người dân địa phương thường gọi là
gió Tu Bông. Trong ngày tốc độ gió tăng dần từ 9 giờ sáng và thường đạt cực đại
sau buổi trưa. Thời gian Gió Tu Bông hoạt động mạnh trùng với chu kỳ hoạt động
của áp cao lạnh cực đới, gió mạnh từng đợt và xuất hiện vào thời gian có gió mùa
Đông Bắc từ phía bắc xâm nhập xuống phía nam. Vào thời kỳ hoạt động của gió
mùa mùa hạ, hướng gió chủ yếu thiên lệch về hướng Tây nên hiệu ứng trên xảy ra
không lớn, mà chỉ xuất hiện gió mạnh vào các buổi chiều mùa hạ khi đối lưu phát
triển mạnh, hướng gió thiên lệch hướng Đông và Đông Nam. Theo các số liệu
khảo sát, tốc độ gió Tu Bông có thể lên đến trên 20 m/s, trong khi đó ở Tuy Hòa
- 17 -


×