Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI BỌ RÙA Ở HUYỆN VÂN CANH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI BỌ RÙA Ở HUYỆN
VÂN CANH - TỈNH BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: ĐÀO THỊ HỒNG SEN
Khoa: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004-2008

Tháng 07/2008


THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI BỌ RÙA Ở
HUYỆN VÂN CANH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tác giả

ĐÀO THỊ HỒNG SEN

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ ngành lâm nghiệp

Giáo viên hƣớng dẫn
Tiến sĩ NGUYỄN NGỌC KIỂNG

Tháng 06 năm 2008

i




Lời cảm ơn

Đầu tiên, con xin kính gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã hết lòng quan tâm,
chăm sóc, hỗ trợ và động viên con trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ quá trình
hoàn thành đề tài tốt nghiệp để con có đƣợc thành quả ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Ngọc Kiểng đã tận tình hƣớng
dẫn và khuyến khích em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các chú trong Hạt Kiểm Lâm huyện Vân Canh đã tạo điều
kiện và nhiệt tình hỗ trợ em trong thời gian thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong
Khoa đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến thầy chủ nhiệm Mạc Văn Chăm cùng tất cả các
bạn lớp Lâm nghiệp 30 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề
tài.
Đại Học Nông Lâm, tháng 06 năm 2008
Đào Thị Hồng Sen.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI BỌ RÙA Ở
HUYỆN VÂN CANH_TỈNH BÌNH ĐỊNH”, thời gian từ tháng 04/2008 tháng
07/2008.
Để nắm đƣợc thành phần cũng nhƣ mô tả đƣợc những đặt điểm hình thể của các
loài Bọ rùa tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, đề tài đã tiến hành đi thực tế để thu
thập các loài Bọ rùa trên địa bàn này. Sau đó quan sát bằng mắt các loài Bọ rùa này để

mô tả đặc điểm của chúng. Tiếp đến là ngâm chúng trong dung dịch bảo quản, đồng
thời tìm kiếm các nguồn tài liêụ có liên quan để xác định thành phần cũng nhƣ tên
khoa học của các loài Bọ rùa tìm đƣợc.
Kết quả thu đƣợc có tất cả 4 phân họ, 4 tộc, 9 chi và 10 loài đƣợc tìm thấy ở
khu vực tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Bốn phân họ là: Scymninae (Mulsant,
1846), Chilocorinae (Mulsant, 1846), Coccinellinae (Leach, 1815) và Epilachninae
(Mulsant, 1846) là bốn phân họ đƣợc tìm thấy tại vùng này. Mƣời loài đƣợc tìm thấy
là: Cryptogonus orbiculus (Gyllenhal, 1808), Chilocorus nigritus (Fabricius),
Cheilomenes sexmaculata (Mulsant, 1850), Micraspis discolor (Fabricius,1798),
Micraspis vincta

(Gorham, 1894), Coccinella transversalis (Fabricius, 1781),

Coelophora biplagiata (Swarts), Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781), Propylea
japonica (Thunberg, 1781), Henosepilachna vigintioctopunctata (Fabricius, 1775).

iii


ABSTRACT
Subject title: “Reseach on the composition and characteristics of the Ladybirds in
the Van Canh District, Binh Dinh Province”.
Executive student: Dao Thi Hong Sen
Code number: 04114037
Advisor: Nguyen Ngoc Kieng, PhD.
Duration: From April to July, 2008.
Ladybird surveys undertaken during the thee months reveal the occurrence of
10 species of ladybird which belong to 4 subfamilies, 4 tribes, 9 genera.
1. The subfamily Scymninae (Mulsant, 1846) is represented by the genus
Cryptogonus (Mulsant, 1850), the species of which is Cryptogonus orbiculus

(Gyllenhal, 1808).
2. The subfamily Chilocorinae (Mulsant, 1846) is represented by the genus
Chilocorus (Leach, 1815), the species of which is

Chilocorus nigritus

(Fabricius).
3. The subfamily Coccinellinae (Leach, 1815) is represented by 6 genera as
following:
 The genus Cheilomenes (Mulsant, 1850) includes the species
Cheilomenes sexmaculata (Mulsant, 1850).
 The genus Coccinella (Linnacus, 1758) includes the species
Coccinella transversalis (Fabricius, 1781).
 The genus Coelophora (Mulsant, 1850) includes the species
Coelophora biplagiata (Swarts).
 The genus Harmonia (Mulsant, 1850) includes the species
Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781).
 The genus Micraspis (Dejean, 1835) includes the species
Micraspis discolor (Fabricius,1798), Micraspis vincta (Gorham,
1894).
 The genus Propylea (Mulsant, 1846) includes the species
Propylea japonica (Thunberg, 1781).
iv


4. The subfamily Epilachninae (Mulsant, 1846) is represented by the genus
Henosepilachna (Li, 1962), the species of which is Henosepilachna
vigintioctopunctata (Fabricius, 1775).

v



MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Nội dung tóm tắt ......................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................vi
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... vii
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2
1.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN .................................................................................................... 4
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu ...................................... 4
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................... 4
2.1.1.1 Vị trí địa lý – Địa hình – Địa mạo .......................................................................... 4
2.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn ................................................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................................. 8
2.1.2.1 Dân số, phân bố dân cƣ, lao động, thành phần dân tộc và tôn giáo ...................... 8
2.1.2.2 Thực trạng sản xuất ............................................................................................... 10
2.1.3 Tài nguyên rừng ........................................................................................................ 13
2.2 Lƣợc sử nghiên cứu bọ rùa Coccinellidae .................................................................. 15
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 18
3.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 18
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 18
3.2.1 Điều tra ngoại nghiệp ................................................................................................ 18
3.2.2 Xử lý nội nghiệp ........................................................................................................ 20
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 21
4.1 Thành phần các loài Bọ rùa (Coccinellidae) đặc trƣng ở huyện Vân Canh, tỉnh

Bình Định ............................................................................................................................ 21
4.2 Mô tả các loài Bọ rùa đặc trƣng ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ...................... 23
vi


4.2.1 Phân họ SCYMNINAE Mulsant, 1846 ................................................................. 23
4.2.2 Phân họ CHILOCORINAE Mulsant, 1846 .......................................................... 24
4.2.3 Phân họ COCCINELLINAE Leach, 1815 ............................................................ 26
4.2.4 Phân họ EPILACHNINAE Mulsant, 1846 ............................................................ 35
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 38
5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 38
5.2 Kiến nghị....................................................................................................................... 39
5.3 Tồn tại ........................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40
PHỤ LỤC 1: ẢNH CÁC LOÀI BỌ RÙA ĐẶC TRƢNG Ở HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH .................................................................................................... 42
PHỤ LỤC 2: ẢNH CÁC LOÀI BỌ RÙA TÌM ĐƢỢC TẠI HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH LẤY TỪ INTERNET ................................................................. 47
PHỤ LỤC 3: CÁC LOÀI BỌ RÙA TÌM ĐƢỢC Ở KHU VỰC HUYỆN VÂN CANH
TỈNH BÌNH ĐỊNH .................................................................................................... 54

vii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đã từ xa xƣa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài thiên địch để chống lại sâu
bệnh bảo vệ cây trồng. Ngày nay, các loài côn trùng nhỏ bé nhƣ các họ Ong nhỏ

(Encyrtidae,

Trichogrammatidae,

Mymaridae…),

Hổ

trùng

(Cinindelidae:

Coleoptera), Bọ xít đầu dài (Reduviidae: Hemiptera) hay Bọ rùa ăn nấm, Bọ rùa ăn
thịt đƣợc sử dụng trong đấu tranh sinh học trên các diện tích rừng và các diện tích canh
tác rộng lớn khác. Đặt biệt là tại Mỹ, Liên Xô và một số nƣớc khác, biện pháp đấu
tranh sinh học đƣợc coi là biện pháp chiến lƣợc.
Đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển
côn trùng đặt biệt là sự đa dạng các loài so với các nƣớc ở những vùng lạnh hơn mà họ
Bọ rùa (Coccinellidae) không nằm ngoài quy luật đó. Họ Bọ rùa (Coccinellidae) là
nhóm côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Insecta, Coleoptera). So với các họ khác trong
bộ Cánh cứng thì Bọ rùa là một họ có số lƣợng loài không lớn lắm. Kích thƣớc cơ thể
thƣờng nhỏ hoặc rất nhỏ, trừ một số loài đạt tới 10 – 18 mm. Đặt biệt trong điều kiện
thiên nhiên của nƣớc ta, số lƣợng cá thể chủng quần Bọ rùa so với các loài côn trùng
khác cũng thƣờng không nhiều. Mặc dù vậy, thành phần hệ bọ rùa có lợi thƣờng gặp ở
nƣớc ta đã và đang đƣợc tận dụng trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở nhiều
nơi trên thế giới nhƣ Chilocorus circumdatus, Scymnus quadrillum ở Ấn Độ; Rodolia
pumila ở Trung Quốc; Synonycha grandis ở Nhật Bản. Đặt biệt là loài Menochilus
sexmaculatus có rất nhiều ngoài đồng ruộng của ta đã đƣợc cơ quan bảo vệ thực vật ở
một số nƣớc nghiên cứu nhập nội và áp dụng trong việc phòng trừ rệp muội
(Schizaphis graminum). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc nghiên cứu các loài

côn trùng nói chung và loài Bọ rùa nói riêng ở Việt Nam chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức.

1


Vì vậy để có thể sử dụng những loài Bọ rùa có ích này trong công tác bảo vệ
cây trồng cũng nhƣ ngăn ngừa các loài Bọ rùa ăn hại thực vật, chúng ta cần phải nhận
biết đƣợc đặc điểm nhận dạng, sự phân bố, điều kiện thích nghi cũng nhƣ số lƣợng
loài. Từ đó đề xuất phƣơng pháp sử dụng các loài Bọ rùa có ích đồng thời phòng trừ
các loài Bọ rùa ăn thực vật sao cho hợp lý, đúng cách để đem lại hiệu quả kinh tế cho
những hoạt động trồng rừng cũng nhƣ canh tác cây nông nghiêp, cây công nghiệp.
Từ những lý do nêu trên, luận văn bƣớc đầu tiến hành nghiên cứu về ”Thành
phần và đặc điểm các loài Bọ rùa ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định’’ để làm cơ sở
cho những nghiên cứu sâu hơn sau này.
1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là HỌ BỌ RÙA (Coccinellidae) thuộc bộ Cánh
cứng (Insecta , Coleoptera).
Họ Bọ rùa gồm các loài Bọ rùa có các đặc điểm đáng chú ý nhƣ sau:
-

Cơ thể có dạng hình trứng, hình bán cầu hoặc có cơ thể dài dẹp; mặt lƣng gồ
cao

-

Râu đầu có chùy, số đốt râu thƣờng là mƣời một nhƣng cũng có thể giảm từ
mƣời đến bảy (râu tƣơng đối ngắn, không dài hơn 1,5 chiều ngang đầu)


-

Đốt cuối của râu hàm dƣới nói chung là hình rìu, tuy nhiên ở một số loài thì đốt
này hình nón cụt hoặc có hai cạnh bên song song. Đốt cuối của râu môi dƣới
hình nón cụt.

-

Trán tƣơng đối bẹt, không có hốc lõm. Lồi ngực trƣớc rõ. Hốc háng trƣớc lõm
ngang, bờ sau kín hoàn toàn. Cánh cứng dài tới cuối bụng, không có những
đƣờng dọc hằn rõ. Mảnh bên sau của ngực giữa kéo dài tới hốc háng giữa, mặt
ngoài của các hốc háng này không đƣợc mảnh bên trƣớc che kín. Đốt háng chân
sau rất phát triển ngang.

-

Bụng thƣờng có 5 hoặc 6 đốt nhìn thấy rõ, rất ít khi có 7 đốt, nên tấm bụng của
đốt thứ nhất có gờ đùi hình cung. Trên bụng có 5 đôi lỗ thở hoạt động đƣợc.
Công thức bàn chân thƣờng là 4 đốt kín (hay còn gọi là giả 3 đốt) nhƣng có
nhiều trƣờng hợp là 3 đốt hoặc 4 đốt. Nếu có gai ở ống chân thì cũng là gai đơn

2


và nhỏ (cựa), móng chân thƣờng đơn đôi khi chẻ đôi và có răng gốc nhƣng
không có dạng lông lƣợc.
-

Cơ quan giao phối (penis) của con đực thƣờng dài và ít nhiều cong về mặt
bụng, gọi là xifôn. Thân của phần kitin hóa của cơ quan sinh dục đực (genitalia)

gồm 3 thùy: thùy giữa hình ống hoặc hình máng và hai thùy bên thƣờng là
nhánh dài, bẹt đầu.

-

Sinh cảnh hoạt động của Bọ rùa: vùng rừng núi, vùng đồng bằng (sinh cảnh
canh tác, sinh cảnh bản làng).

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong khu vực huyện Vân Canh,
tỉnh Bình Định.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Thu thập và bảo quản đƣợc mẫu của một số loài Bọ rùa đặt trƣng tại khu vực
nghiên cứu.
- Biết đƣợc số lƣợng các phân họ, các tộc, chi, loài Bọ rùa đƣợc tìm thấy ở khu
vực.
- Biết đƣợc đặc điểm nhận biết và sự phân bố của các loài Bọ rùa đƣợc thu thập ở
khu vực này.
- Đề xuất biện pháp nhằm bảo tồn sự đa dạng của các loài Bọ rùa ở khu vực này.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý – Địa hình – Địa mạo
a. Vị trí địa lý

Huyện Vân Canh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Định, có
diện tích tự nhiên là 79.797,0 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 69.135,2 ha;
chiếm 86,6% diện tích tự nhiên.
Có tọa độ địa lý
13031’30” đến 13050’10” độ vĩ Bắc.
108048’30” đến 108007’05’’ độ kinh Đông.
Phạm vi ranh giới
 Phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phƣớc thuộc tỉnh Bình
Định.
 Phía Tây giáp huyện KôngChoRo, tỉnh Gia Lai.
 Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
 Phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và huyện An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
b. Địa hình
Huyện Vân Canh nằm trong vùng chuyển tiếp từ cao nguyên (huyện
KôngChoRo_ tỉnh Gia Lai) đến đồng bằng (thành phố Qui Nhơn và huyện Tuy Phƣớc
thuộc tỉnh Bình Định).Huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng
điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung
bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lƣợn sóng xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi
bát úp và các cánh đồng phù xa nhỏ hẹp ven sông. Chênh lệch độ cao giữa các vùng

4


trong huyện rất lớn. Vân Canh là huyện miền núi có diện tích đồi núi chiếm 90% tổng
diện tích tự nhiên, diện tích đồng bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 10%.
 Địa hình huyện Vân Canh có 3 dạng chính:
-

Địa hình núi cao: là địa hình đƣợc uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp
dọc theo địa giới Vân Canh – Gia Lai thuộc 2 xã Canh Liên và Canh Thuận.

Gồm các núi cao từ 500 m – 700 m có nơi lên tới 800 m so với mặt nƣớc biển,
bị phân cắt mạnh, phần lớn các sƣờn núi có độ dốc 200 - 250 có nơi trên 300
phân bố giữa thung lũng, sông, suối và dạng bằng phẳng. Các sông súi nhỏ đều
chảy về sông Hà Thanh.

-

Địa hình núi trung bình: Nằm ở phía Nam và phía Đông của huyện thuộc xã
Canh Hòa và xã Canh Hiệp. Địa hình có dạng đỉnh nhọn, sƣờn dốc với độ dốc
trên 150- 250 bị xâm thực chia cắt. Độ cao từ 200 m – 400 m so với mặt nƣớc
biển. Ngoài ra còn có con suối phân bố xen kẽ nhƣ suối Cái, suối Nghiêng
(Canh Hiệp), suối Chiếp (Canh Hòa)…

-

Địa hình kiến tạo – xâm thực: chủ yếu là đất nông nghiệp trong các khu dân cƣ
xen kẽ, sông suối và các hồ đập. Độ dốc từ 50 - 70.

 Địa thế: Thấp từ Bắc (xã Canh Vinh) đến Nam và Tây Nam (xã Canh Liên).
Vùng cao nhất thuộc xã Canh Liên với độ cao so với mặt nƣớc biển là 1039 m,
vùng thấp nhất thuộc xã Canh Vinh với độ cao 40 m.
c. Địa mạo
Có các dạng sau:
-

Đại mạo thung lũng sông (dọc sông Hà Thanh).

-

Địa mạo Castơ: Là dạng địa mạo đặc trƣng cho vùng núi đá vôi, tập trung ở xã

Canh Liên.

-

Địa mạo núi cao trên 700 m: Nằm ở phía Tây huyện phân bố chủ yếu ở các xã
Canh Liên, Canh Hiệp.

-

Đại mạo núi cao từ 300 m – 470 m: gồm các dãy núi thấp và đồi xen kẽ tạo
thành các khu vực rộng lớn ở các xã Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Hiệp.

-

Địa mạo đồi thấp: phân bố ở vùng trung tâm huyện gồm thị trấn Vân Canh, xã
Canh Hòa, Canh Vinh và một phần đất của xã Canh Thuận, Canh Hiệp.

5


Theo kết quả điều tra về độ dốc đất đai đƣợc phân ra nhƣ sau:
Độ dốc

% so với diện tích tự nhiên của huyện

<80

14,19%

80-150


34,57%

150-250

26,18%

>250

22,09%

2.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Vân Canh mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng duyên hải Nam
Trung bộ, là khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm: 27,5oC
+ Nhiệt độ không khí lớn nhất: 39oC
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 18,1oC
+ Số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 25oC là tháng 7, tháng 8.
+ Mùa mƣa, nhiệt độ trung bình: 22 oC.
+ Mùa khô, nhiệt độ trung bình: 28oC.
+ Độ ẩm trung bình năm: 78%.
+ Độ ẩm cao nhất: 98% (tháng 11).
+ Độ ẩm thấp nhất: 42% (tháng 7).
+ Lƣợng mƣa trung bình trong năm: 1800 mm – 2000 mm.
+ 75% lƣợng mƣa cả năm tập trung vào tháng 9, 10, 11, 12.
+ Số giờ nắng: 2333,5 giờ/năm.
+ Số ngày nắng trung bình năm: 250 ngày.
+ Tốc độ gió trung bình: 2 m/s.
+ Tốc độ gió khi có bão: 40 m/s.

+ Hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Nam.
b. Thủy lợi
Hệ thống sông ngòi huyện Vân Canh có tổng chiều dài 190 km với mật độ lƣới
sông vào khoảng 2 km/km2. Hệ thống sông chính là sông Hà Thanh, ngoài ra còn có
khá nhiều hệ thống khe suối phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện.

6


Sông Hà Thanh chảy qua huyện là hệ thống sông lớn thứ ba của tỉnh sau sông
Côn và sông Lại Giang. Tuy nhiên, diện tích lƣu vực sông không lớn, chỉ khoảng 580
km2. Sông bắt nguồn từ những đỉnh núi cao trên 1000 m ở phía Tây Nam của huyện
với tổng chiều dài khoảng 48 km, trong đố phần qua huyện là 38 km. Lƣu lƣợng dòng
chảy chuẩn khoảng 13,6 m3/s, tổng lƣợng dòng chảy 429 triệu m3. Sông ngắn, có độ
dốc cao, lƣu lƣợng dòng chảy lớn, chênh lệch giữa lƣu lƣợng lũ và lƣu lƣợng kiệt lên
đến 1000 lần, vì vậy mùa mƣa thƣờng gây lũ lụt, sa bồi , thủy phá nghiêm trọng.
Ngoài ra các khe suối rải rác khắp huyện đã tạo điều kiện để phát triển hệ thống
thủy lợi, cấp nƣớc cho sản xuất và dân sinh. Thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xây
dựng 20 công trình thủy lợi lớn, nhỏ gồm các hồ chứa, đập dâng, giến khoan chủ yếu
phục vụ cho nông nghiệp.
2.1.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất

Với diện tích 79.797 ha, Vân Canh có các nhóm đất chính sau:
a. Đất cát
Diện tích 282 ha (chiếm 0,35% diện tích tự nhiên), phân bố tại các xã: Canh
Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh…
Ở Vân Canh nhóm đất cát có 01 đơn vị đất là đất cát điển hình: Haplic
Arenosols (Arh), hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa và tham gia của quá trình
lấn biển. Các bãi cát thƣờng có màu trắng vàng hay trắng xám, hạt thô, phân lớp rõ.
Đơn vị đất cát điển hình ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp nhƣng lại có ý nghĩa

cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng công nghệp, giao thông và dân
dụng.
b. Đất phù xa
Diện tích 2.367 ha (chiếm 2,96% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở các
xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp.
Nhóm đất phù xa ở đây có một đơn vị đất là đất phù xa chua: Dystric Fluvisolos
(FLd), đất có phản ứng chua vừa với (PhKCl = 4,0 – 5,0), nghèo mùn, lân tổng số rất
nghèo khoảng 0,03 – 0,07.
Đất phù xa vùng trung du và vùng núi có độ phù xa thấp và thoái hóa nhanh do
bị rửa trôi, xói mòn và chƣa chú ý đến thâm canh, cải tạo đất. Đến nay quỹ đất này hầu

7


nhƣ đã đƣợc sử dụng triệt để trong phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công
nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
c. Đất xám
Diện tích 77.436 ha (chiếm 96,77% diện tích tự nhiên)
Nhóm đất này ở Vân Canh có 02 đơn vị đất: đất xám điển hình và đất xám
Feralit, phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn trong huyện.
 Đất xám điển hình: Haplic Acrisols (Ach), diện tích 4.552 ha, hình thành và
phát triển chủ yếu trên phù xa cổ đá Macma axit và đá cát. Phân bố ở độ dốc
dƣới 25o, đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát hơi nƣớc tốt.Tính chất thổ
nhƣỡng: Đất có phản ứng chua (PhKCl = 3,9 - 5,0), mùn và đạm tổng số khá, lân
và kali nghèo. Khá phù hợp trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và các
loại cây lâu năm khác.
 Đất xám Feralit Acrisols (Acf): Diện tích 71.718 ha. Loại đất này hình thành
trong điều kiện địa hình bị chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của đá
mẹ giàu secqui oxit. Đất xám Feralit có phạm vi phân bố rộng, đặc điểm rất đa
dạng, phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, mẫu chất hình thành, môi trƣờng sinh

thái và sử dụng đất. Đa số đất nằm ở độ dốc trên 25o, tầng đất dày 50 cm – 100
cm, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung bình đến khá.
Loại đất này có khả năng khai thác đƣa vào trồng rừng và các loại cây lâu năm
khác
Phần lớn đất xám Feralit còn ở dạng chƣa sử dụng dƣới thảm cỏ, cây bụi hay bị
che phủ bởi thảm rừng. Một phần đã đƣợc khai thác sử dụng vào mục đích trồng cây
trên cạn nhƣ: bạch đàn, đào lộn hột, mía….
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1 Dân số, phân bố dân cƣ, lao động, thành phần dân tộc và tôn giáo
a. Dân số
Huyện Vân Canh có 6 xã: Canh Liên, Canh Hòa, Canh Thuận, Canh Hiệp,
Canh Hiển, Canh Vinh và 1 thị trấn là thị trấn Vân Canh với tổng diện tích là 79.797,0
ha. Qua 10 năm từ năm 1995 đến 2005, dân số có sự phát triển khá nhanh, tăng 1,2 lần
và có tốc độ tăng binh quân hằng năm là 1,88% (bình quân cả tỉnh chỉ 1,17%). Tuy
nhiên, trong thời gian sau năm 2000, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đƣợc đẩy
8


mạnh. Vì vậy, nếu thời kì 2000 tốc độ tăng dân số khoảng 1,45% thì đến cuối giai
đoạn tốc độ tăng dân số chỉ còn 1,3%. Dân số trên địa bàn huyện năm 2005 khoảng
24,3 nghìn ngƣời, trong mƣời năm từ 1996 đến 2005 dân số toàn huyện tăng khoảng
4.200 ngƣời. Mật độ dân số khoảng 31 ngƣời/km2, thấp nhất so với mật độ bình quân
của cả tỉnh.
b. Phân bố dân cƣ
Theo lãnh thổ: Tốc độ gia tăng dân số của thành thị cao hơn nông thôn do quá
trình đô thị hóa, sự phát triển và hình thành thị trấn Vân Canh.Trên phạm vi toàn
huyện, mật độ dân cƣ trên một km2 tăng không đáng kể qua các năm. Nếu năm 1995
có 25 ngƣời, đến năm 2000 tăng lên 27 ngƣời và đến năm 2005 tăng gần 32 ngƣời.
Tính theo mật độ thì huyện Vân Canh là thƣa dân nhất tỉnh.Trên địa bàn mật độ dân cƣ
phân bố không đều giữa các xã, thị trấn. Có 4 xã có mật độ thấp hơn 40 ngƣời, 2 xã từ

60 ngƣời đến 80 ngƣời. Thị trấn Vân Canh có mật độ đông nhất 270 ngƣời/km2. Tuy
nhiên, mật độ này còn thấp so với cả tỉnh và cả nƣớc do mức độ phát triển công
nghiệp, dich vụ của huyện còn nhiều hạn chế.
Theo giới tính và theo độ tuổi: Đến 2005 dân số nữ là khoảng 12.400 ngƣời,
chiếm 51,25% dân số. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự chuyển biến đáng kể và theo
chiều hƣớng hợp lí hơn. Số ngƣời ở độ tuổi dƣới 20 giảm nhiều, từ 53,2% (1995) giảm
còn 50,3% (2000) và 46,8% (2005). Mặc dù cơ cấu tuổi có thay đổi nhƣng nhìn chung,
dân số toàn huyện vẫn còn là dân số trẻ. Khoảng 53,5% dân số ở độ tuổi dƣới 15 và
chỉ có 6,8% từ 65 tuổi trở lên.
c. Lao động
Năm 2005, toàn huyện có 12.967 ngƣời trong độ tuổi lao động, tăng16,8% so
với 1995, bình quân mỗi năm tăng 1,57%, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của
dân số. Do vậy tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với dân số toàn huyện tăng từ
50,6% (1995) lên 51,4% (2000) và 52,3% (2005).
Từ đầu những năm 90 trên địa bàn huyện có hiện tƣợng bùng nổ lao động do
kết quả tăng tụ nhiên của dân số ở tốc độ cao tròn 10 - 15 năm trƣớc đó, đặc biệt là giai
đoạn những năm 1995 - 1999. Giai đoạn 1996 - 2000, trong 5 năm có khoảng 2000
bƣớc vào độ tuổi lao động, giai đoạn 2001 - 2005 có đến 2300 ngƣời bƣớc vào độ tuổi
lao động.
9


Nguồn lao động trẻ, lao động phổ thông dƣới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao 56%
trong đó:
- Lao động ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 73% lao động toàn huyện.
- Một số địa phƣơng đã mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp thu hút khá
nhiều lao động nhƣng vẫn dƣ thừa.Thời gian lao động hữu ích (tính cả thời gian lao
động nông nhàn theo thời vụ) ở nông thôn chỉ đạt khoảng 66%.
- Lao động ngành công nghiệp chiếm 2,6% lao động toàn huyện. Trong đó lao
động sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (phân ngành công nghiệp cấp II) là 276

ngƣời.
- Lao động làm việc cho các ngành dịch vụ chiếm 4,9% lao động toàn huyện.
Chất lƣợng lao động còn thấp, tỉ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kĩ thuật chƣa tƣơng
xứng với yêu cấu phát triển kinh tế và chất lƣợng nguồn lao động không đồng đều giữa
các vùng trong huyện, các khu vực và các ngành kinh tế.
d. Dân tộc và tôn giáo

Theo thống kê, toàn huyện có 8 dân tộc nhƣng phần lớn là ngƣời kinh chiếm
hơn 60% dân số, Ba Na và Chăm mỗi dân tộc khoảng 4000 - 4300 ngƣời, Tày, Thái,
Mƣờng từ 10 - 35 ngƣời.
Toàn huyện có đến 92% dân số không theo đạo nào. Chỉ có khoảng 8% dân số
còn lại theo 3 đạo chính là: Phật giáo (4,4%), Công giáo (1,9%), Cao đài (1,8%) và có
một số ít ngƣời theo đạo Tin lành.
2.1.2.2 Thực trạng sản xuất
a. Nông nghiệp
Trồng trọt: Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt có vị trí chủ đạo chiếm từ
80% - 85% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa trong những năm qua có những bƣớc phát
triển khá vững chắc. Tổng sản lƣợng qui thóc bình quân năm 1995 đạt 3,4 nghìn tấn,
đến năm 2001 đạt 6.571 tấn và đến năm 2005 đạt 12.912 tấn. Lƣơng thực bình quân
đầu ngƣời tăng từ 297kg (năm 2001) lên 514,5kg (năm 2005). Đặc biệt các giống lúa
lai góp phần tăng năng suất lúa và ổn định an ninh lƣơng thực.
- Cây màu chủ yếu là ngô, sắn và khoai lang. Trong 5 năm từ 2001-2005, diện
tích ngô tăng từ 126,1 ha lên 184,5 ha, sản lƣợng tăng từ 1.048 ha lên 1.527 ha, sản
10


lƣợng tăng từ 7.904 tấn lên 23.115 tấn. Cây khoai lang diện tích, sản lƣợng đang có xu
hƣớng giảm.
- Rau đậu, diện tích tăng từ 248 ha năm 2001 lên 466 ha năm 2005. Sản lƣợng

rau đậu hằng năm đạt từ 150 tấn năm 1995 lên 1,1 nghìn tấn năm 2000 và 8,2 nghìn
tấn năm 2005. Rau có chất lƣợng cao đƣợc chú trọng phát triển và đa dạng chủng loại.
Khả năng mở rộng diện tích rau đậu còn lớn bằng cách tăng sản xuất vụ đông nhƣng
chƣa đƣợc khai thác do thị trƣờng tiêu thụ còn có hạn.
- Cây công nghiệp hằng năm đang có xu hƣớng giảm, năm 2001 diện tích
1.699,1 ha giảm còn 601,1 ha năm 2005. Các cây trồng chủ yếu là mía, lạc, đậu tƣơng
thuốc lá, vừng. Nhìn chung các loại cây trồng này không ổn định, do thị trƣờng và giá
cả thiếu ổn định.
- Cây lâu năm có diện tích năm 2001 là 1.287,5 ha đến năm 2005 giảm đi 392,5
ha. Cây ăn quả diện tích gần đây tăng, năm 2001 diện tích 191 ha, năm 2005 là 283
ha, trong đó diện tích trồng cam, chanh 14 ha, dứa 28 ha, xoài 72 ha, chuối 120 ha.
Cây công nghiệp lâu năm có diện tích giảm nhanh, năm 2001 diện tích là 1096,5 ha
đến năm 2005 là 674 ha giảm 395,5 ha. Diện tích trồng dừa vẫn đƣợc giữ nguyên 70
ha, cây điều giảm 265 ha tính đến năm 2005 và cây cao su trồng không hiệu quả nên
đã đƣợc loại bỏ.
Chăn nuôi: chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, heo và đàn gia cầm đã phát huy đƣợc
thế mạnh của địa phƣơng, mở rộng việc áp dụng một số thành tựu công nghệ, đặt biệt
là phát huy ƣu thế giống lai và thức ăn chăn nuôi chất lƣợng cao.
b. Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp cũng đã có bƣớc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngày càng hợp
lý và hiệu quả hơn, chuyển từ khai thác rừng tự nhiên là chính chuyển sang sản xuất
dựa trên các hoạt động lâm sinh, trồng rừng mới, chăm sóc, bảo vệ và tái sinh rừng tự
nhiên theo nghị quyết đóng cửa rừng của Chính phủ. Tuy tỷ trọng khai thác gỗ và lâm
sản chiếm khoảng 80%, nhƣng cơ cấu đã thay đổi nghiêm trọng: chuyển từ khai thác
rƣng tự nhiên sang khai thác rừng trồng là chủ yếu, khai thác từ rừng tự nhiên giảm
nhanh.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng từ 41.555,86 ha năm 2001 lên 46.360,72
ha năm 2005, trong đó rừng tự nhiên tăng từ 33.853,98 ha lên 35.171,50 ha năm 2005.
11



Rừng trồng tăng từ 7.702,97 ha năm 2001 lên 11.189,22 ha năm 2005, độ che phủ đạt
trên 57,68%.
Tổng số gỗ khai thác từ rừng giảm dần, năm 2001 là 7.332 m3 năm 2005 là
4.760 m3, trong đó khai thác từ rừng tự nhiên năm 2005 tăng 290 m3 so với năm 2001,
rừng trồng khai thác giảm dần từ 4.500 m3 năm 2001 xuống còn 1.638 m3.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2001 là 9.159,7 triệu đồng đến 2005 đạt
12.016,9 triệu đồng (giá trị cố định năm 1994). Giá trị sản xuất đóng góp vào ngành
nông, lâm nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể do qui mô của lâm nghiệp lớn chiếm khoảng
17% năm 2005.
c. Thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đã bƣớc đầu có trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Phong
trào nuôi, thả cá phát triển nhờ tận dụng ao hồ nhỏ chủ yếu dƣới hình thức quảng canh,
đơn giản đã góp phần giải quyết thực phẩm tại chỗ, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh
tế hộ gia đình.
d. Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp Vân Canh đã từng bƣớc phát triển trƣớc khó khăn của cơ
chế thị trƣờng, từ năm 1996 đã khôi phục và tăng trƣởng, sản xuất công nghiệp đã đi
vào ổn định và có mức tăng trƣởng khá giai đoạn 1996 - 2000. Nhiều ngành nghề, làng
nghề truyền thống bƣớc đầu đã đƣợc khôi phục. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế
quản lý trong công nghiệp, các cơ sở công nghiệp đã tập trung đầu tƣ nâng cấp đổi mới
trang thiết bị, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả và chất lƣợng sản phảm, tạo điều kiện
giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động của huyện.
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện theo thành phần kinh tế hiện
có 184 cơ sở tƣ nhân sử dụng 230 lao động. Các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn huyện là các ngành nghề truyền thống nhƣ chế biến các sản phẩm
đơn giản và thủ công nhƣ: chế biến đƣờng, xay xát, may mặc, nấu rƣợu, sản xuất công
cụ cầm tay, gạch nung, chế biến gỗ thủ công…tuy nhiên trình độ sản xuất còn yếu
kém.
e. Dịch vụ, du lịch

Các ngành dịch vụ của huyện phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế, tạo ra sự lƣu thông hàng hóa thuận tiện, đa dạng và phong phú, đảm bảo hàng
12


hóa và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dung của nhân dân trên địa bàn.Thƣơng
nghiệp quốc doanh và các cơ sở cơ bản đáp ứng đƣợc các mặt hàng thiết yếu nhƣ
xăng, dầu, lƣơng thực, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Trong thời gian qua các ngành dịch vụ của huyện đã có một bƣớc phát triển
khá, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện. Giá trị tăng bình quân của các ngành dịch vụ trong thời kì 1996 - 2005 đạt
26,55%. Đặt biệt mạng lƣới thông tin, bƣu điện đƣợc nâng cấp, đổi mới kỷ thuật đảm
bảo thông suốt, kịp thời.
Về du lịch: Huyện Vân Canh có cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng với các
hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồi, hệ sinh thái rừng, sinh thái các suối, hồ…Hơn nữa
đây cũng là địa bàn có truyền thống cách mạng với nhiều căn cứ, địa điểm đã đƣợc ghi
nhận là di tích lịch sử. Đây là cơ sở quan trọng, thuận lợi cho việc phát triển nghành du
lịch, đặt biệt là du lịch sinh thái.
2.1.3 Tài nguyên rừng
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm
2007 đƣợc UBND tỉnh Bình Định công bố tại quyết định số 224/QĐ-UBND ngày
11/04/2008, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 69.135,2 ha chiếm 86,6% diện
tích tự nhiên của huyện.
Là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh nhƣng huyện vẫn còn 21.353,7
ha (chiếm 26,7% so với diện tích tự nhiên) diện tích đất trống đồi trọc chƣa đƣợc sử
dụng, rất thích hợp cho việc triển khai các chƣơng trình, dự án lâm nghiệp. Rừng lá
rộng thƣờng xanh, nửa rụng lá là trạng thái chủ yếu của vùng rừng ở huyện này với các
kiểu rừng nhƣ sau:
-


Kiểu IIA: có 9.195,1 ha là rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, đặc trƣng bởi lớp cây
tiên phong ƣa sáng mọc nhanh đều tuổi, một tầng, khép tán và chƣa có trữ
lƣợng.

-

Kiểu IIB: có 11.144,5 ha rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn là những
quần thụ non với những loài cây tƣơng đối ƣa sáng thành phần phức tạp không
đều tuổi, do tổ thành loài cây ƣu thế không rõ ràng. Vƣợt lên khỏi tán rừng kiểu
này có thể còn xót lại một số cây của quần thể cũ nhƣng trữ lƣợng không đáng
kể. Quần thụ này với các cây có đƣờng kính phổ biến không vƣợt quá 20 cm.
13


-

Kiểu IIIA1: có 3.516,0 ha là rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ
thành những mảng lớn. Còn xót lại một số cây lớn gỗ kém chất lƣợng, phẩm
chất xấu hoặc dây leo, bụi rậm…

-

Kiểu IIIA2: có 9.187,9 ha là rừng đã khai thác quá mức nhƣng đã có thời gian
phục hồi tốt. Rừng đã hình thành tầng giữa vƣơn lên chiếm ƣu thế sinh thái với
lớp cây đại bộ phận có đƣờng kính 20 cm – 30 cm. Rừng có hai tầng trở lên,
tầng trên tán không liên tục đƣợc hình thành chủ yếu từ những cây của tầng
giữa trƣớc đây, rải rác còn có một số cây to khỏe vƣợt tán của tầng cũ để lại.

-


Kiểu IIIA3: có 1.736,9 ha rừng bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2
lên, quần thụ tƣơng đối khép kín với tƣơng đối hai hoặc nhiều tầng. Số lƣợng
cây nhiều hơn IIA2 và đã có một số cây có đƣờng kính lớn trên 35 cm có thể
khai thác sử dụng gỗ lớn.

-

Kiểu IIIB: có 311,0 ha với những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quí,
gỗ tốt nhƣng chƣa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng, khả năng
cung cấp gỗ của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lƣợng với thành phần gỗn lớn
cao (gỗ xẻ).

 Hệ thực vật
Huyện đã xác định đƣợc những tập đoàn cây ƣu thế nhƣ những cây thuộc họ
Sao Dầu (Dipterocarpaceae) gồm Dầu rái, Sao đen; chi Lành Ngạnh (Cratoxylon) với
cây Lành ngạnh; chi Thị (Diospysos) với Thị đen; Chi Tách (Berrya) có cây Trai
(B.mollis Wall); chi Trám (Canarium) với Trám trắng; chi Mò Cua (Alstonia) với cây
Hoa sữa; chi Dền (Xylopia) với cây Dền; Họ Sồi Giẻ (Fagaceae) với cây Giẻ; chi
Cồng (Calophyllum) với Cồng tía và Cồng trắng; chi Sổ (Dillenia) với cây Sổ…
 Hệ động vật
Do chƣa đƣợc điều tra, nghiên cứu cụ thể nên chƣa có số liệu chính xác về
thành phần, số lƣợng cụ thể từng loài ở vùng rừng của địa phƣơng. Chỉ phát hiện một
số loài thƣờng gặp nhƣ: Mèo rừng, Cầy gấm, Cầy vòi hƣơng đốm, Cheo cheo, Mang
lớn, Nai rừng, Tê tê…

14


2.2 Lƣợc sử nghiên cứu bọ rùa Coccinellidae
Họ bọ rùa Coccinellidae (Coleoptera, Insecta) là một họ phổ biến khắp thế giới.

Ba mƣơi sáu loài đầu tiên thuộc họ Bọ rùa đã đƣợc Linnê mô tả vào năm 1758 và đƣợc
xếp và giống Coccinella, sau đó số lƣợng loài đƣợc phát hiện ngày càng nhiều. Sau
gần hai thế kỉ số lƣợng loài đã lên tới vài ngàn: 2500 (Grassé, 1949), rồi 3500
(Crowson, 1955) và tăng lên khoảng 4500 – 5000 loài (Liu, 1965; Sasaji, 1971;
Hodek, 1973).
Ở nửa đầu thế kỉ XIX, với mục đích khai thác bóc lột nhƣng nƣớc thuộc địa,
nhiều nƣớc ở châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan… đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu
thực địa. Họ đã thu thập nhiều bộ sƣu tập phong phú và bổ sung rất nhanh về tri thức
động vật, thực vật từ khắp nơi trên thế giới, tích lũy những cơ sở rất quan trọng cho
việc nghiên cứu tiến hóa của sinh giới. Những chuyên khảo về Bọ rùa đã lần lƣợt đƣợc
xuất hiện (Fabricius, 1775, 1778; Mulsant, 1850, 1853, 1860, 1866; Crotch, 1871;
Chapuis, 1876; Weise, 1879, 1885; Cascy, 1899; Ganglbauer, 1899).
Từ năm 1888, sau sự kiện Bọ rùa châu Đại Dƣơng Novius cardinalis Muls phát
huy tác dụng trong việc phòng trừ rệp sáp bông Icerya purchasi Mask, việc nghiên cứu
Bọ rùa chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn nghiên cứu Bọ rùa phục vụ kinh tế
nông nghiệp. Bọ rùa lôi cuốn sự chú ý của cá nhà sinh học không chỉ trong việc nghiên
cứu phân loại và khu hệ (Sicard, 1907, 1909; Korschefsky, 1931 – 32; Dobzhansky,
1941b; Timberlake, 1943;…) mà còn cả về mặt di truyền (Timberlake, 1922;
Dobzhansky, 1941a; Komai, 1951, 1958, 1965, 1973…), sinh thái, sinh học (Schilder
a. Schilder, 1929; Balduff, 1935; Hodek, 1958, 1965, 1973…) cũng nhƣ nghiên cứu
vận dụng Bọ rùa vào đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng (Puttarudriah a. Channa
Basavanna, 1952, 1953, 1956, 1962; Clausen, 1956, 1959; Smirnoff, 1957; Iperti,
1969, 1971; Gaprindahvili, 1975).
Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu Bọ rùa đƣợc tiến hành
khẩn trƣơng và toàn diện. Về mặt phân loại và khu hệ đã đƣợc nhiều chuyên gia lỗi lạc
về các vùng địa lý động vật khác nhau. Khái niệm sinh học vè loài đã ảnh hƣởng nhiều
tới phƣơng hƣớng và nội dung quá trình nghiên cứu. Vị trí phân loại của nhiều loài,
giống đã đƣợc chỉnh lý. Nhiều loài mới, chi mới, tộc mới đã đƣợc phát hiện và mô tả.
Nhiều chuyên khảo về thành phần khu hệ của các khu vực khác nhau ở trên thế giới đã
15



đƣợc lần lƣợt công bố. Những công trình quan trọng nhất về Bọ rùa ở các vùng địa lý
động vật là các ông trình cảu các tác giả sau đây:
-

Cho vùng Cổ Bắc: Mader (1926 – 37, 1955a); Biclawski (1959); Fiirsch (1962,
1965); Zaxlavxki (1962, 1964, 1965); Sasaji (1971); Xavoixkaia (1972);
Iablokoff – Khnzorian (1972, 1976); Smirnoff (1973); Gourrcau (1974).

-

Cho vùng Êtiopi: Bielawski (1956); Fursh (1961, 1971, 1972).

-

Cho vùng Tân Bắc và Tân Nhiệt đới châu Mỹ: Dobzhansky (1941b); Chapin
(1946, 1969, 1973); Mader (1958); Gordon (1969 – 1977).

-

Cho vùng Ôstrâylia: Bielawski (1961b, 1963b, 1965b)

-

Cho vùng Đông phƣơng (Indo – Malaixia): Kapur (1946, 1948, 1967);
Bielawski (1957, 1959, 1960); Kanakavalli (1960); Li a. Cook (1961);
Miyatake (1961, 1965, 1969, 1970, 1972); Bielawski a. Chujo (1961, 1964,
1966, 1968); Liu (1965); Pang Xiong Fei (1975, 1977); Nagaraja (1968);
Kumar D. Ghor-pade (1975, 1977).

Cùng với những bƣớc phát triển mới về phân loại và khu hệ, nhiều ngành khoa

học khác cũng đầu tƣ vào đối tƣợng Bọ rùa và đạt đƣợc những thành tựu đáng chú ý.
Ngành phân loại học thực nghiệm có thêm nhiều cơ sở mới vững vàng (Zaxlavxki,
1963, 1969, 1970). Nhiều số liệu mới về di truyền học chủng quần trên đối tƣợng Bọ
rùa đã đƣợc công bố (Zaxlavxki, 1967; Fomenko a. Zaxlavxki, 1970…). Những
nghiên cứu về sinh thái chủng quần Bọ rùa đƣợc đẩy mạnh ở nhiều nƣớc trên thế giới
trong những phòng thí nghiệm và những trạm nhiên cứu ngoài tự nhiên có trang bị khá
hiện đại (Zaxlavxki, 1963, 1967, 1970, 1973, 1975; Zaxlavxki a. Bogdanova, 1965;
Xavoixkaia, 1960; Iakhontov, 1965; Hagen, 1962, 1965; Iperti, 1965; Klausnitzer,
1965; Fomenko, 1970, 1973, 1975; Xemianov, 1971).
Việc nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu trong giai đoạn này đã tạo điều kiện
cho việc đặt vấn đề một cách nghiêm túc vấn đề phát sinh chủng loại họ Coccinellidae
(Crowson, 1955; Watson, 1953; Sasaji. 1968b, 1971; Kapur, 1970; Klausnitzer, 1971;
Iablokoff – Khuzorian, 1976; Gordon, 1977) và tạo điều kiện cho L. Hodek biên soạn
công trình khá súc tích về sinh học Bọ rùa (Hodek, 1973).
Nếu xét riêng về Đông Nam Á thì khu hệ Bọ rùa Ấn Độ đƣợc nghiên cứu đầy
đủ nhất với hàng loạt công trình của Kapur, bắt đầu từ những công trình của
16


Motschulsky (1858) tiếp đó là của Weise (1895, 1908); Gorham (1894, 1903) và một
số công trình của các nhà côn trùng Ấn Độ nhƣ: Channa, Kapur, Basavanna, Kumar D.
Ghorpade….
Ở Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu Bọ rùa còn
rất ít. Công trình đầu tiên về Bọ rùa ở Đông Dƣơng là của Gorham (1891). Sau đó có
thêm một số công trình của các tác giả nƣớc ngoài đề cập đến hệ Bọ rùa ở khu vực này
tuy nhiên không hoàn chỉnh lắm. Mãi cho đến năm 1970 mới có một công trình đầu
tiên của tác giả Việt Nam nghiên cứu Bọ rùa của đất nƣớc mình, về đặc điểm sinh thái
học của loài Bọ rùa nâu hại cà Epilachna sparsa orieatalis Dieke (Hoàng Đức Nhuận,

1970). Tiếp theo là các công trình điều tra khu hệ (Hoàng Đức Nhuận, 1971, 1977 a, b,
1978a, b, c, d, 1890). Trong “Góp phần tìm hiều về thành phần, phân bố và tầm quan
trọng sinh học của họ Bọ rùa (Coccinellidae, Coleoptera) ở miền Bắc Việt Nam” đã
phát hiện đƣợc 30 loài thuộc 20 giống, trong đó có 22 loài và 10 chi đƣợc phát hiện
cho khu hệ (Propylaea, Halyzia, Leis, Brumus, Ocnopia, Chilocorus, Cryptogonus,
Stethorus, Scymnus, Rodolia). Năm 1976, Viện bảo vệ thực vật và Bộ Nông nghiệp
công bố một tập danh lục các loài côn trùng đã điều tra trong hai năm 1967 – 1968,
trong đó có 63 tên Bọ rùa thuộc 61 loài, 28 giống (Kết quả điều tra côn trùng 1967 –
1968: 189 – 198). Tài liệu này đã bổ xung thêm 21 loài và 5 giống cho khu hệ côn
trùng Việt Nam. Theo “ Bọ rùa – Coccinellidae ở Việt Nam” của Hoàng Đức Nhuận
xuất bản năm 1982, 1983 thì số loài Bọ rùa trong khu hệ Việt Nam đã đƣợc phát hiện
là trên 220 loài thuộc 65 giống (chi), 15 tộc và 6 phân họ.

17


×