Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Góp phần nghiên cứu thú hoang dã huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 73 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Do có sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo đến vùng cận nhiệt
đới, cùng với sự đa dạng về địa hình cảnh quan đã tạo nên sự đa dạng về điều kiện
tự nhiên, nên Việt Nam có khu hệ động thực vật đa dạng, phong phú và đã được các
nhà khoa học trên thế giới đánh giá là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam
Á phong phú về đa dạng sinh học. Mặc dù có những tổn thất lớn về diện tích rừng
trong một thời kỳ kéo dài nhiều thập kỷ, hệ động thực vật rừng Việt Nam vẫn còn
phong phú về chủng loại. Đến nay đã thống kê được 289 loài và phân loài thú, 828
loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000
loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở
cạn, ở biển và nước ngọt.
Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều
nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á và có nhiều loài đặc hữu.
Rừng Bình Định cũng nằm trong vùng bị tác động mạnh, bởi việc khai thác,
phát nương làm rẫy, phá rừng trái phép,…, đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng
và số lượng so với những năm trước đây; trong đó, các huyện miền núi bị ảnh
hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Vân Canh ở một số xã rừng vẫn
còn tương đối tốt, thú rừng còn khá đa dạng, nhưng việc điều tra nghiên cứu thú
rừng ở đây chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, nhiều vấn đề về thú hoang dã
Vân Canh chưa được đề cập đến, như: Danh sách thú, số lượng các loài thú quý
hiếm, sự phân bố của các loài thú và các giải pháp bảo tồn thú....
Xuất phát từ yêu cầu thực tế cấp bách trên, chúng tôi thấy cần thiết phải tiến
hành nghiên cứu thú tại huyện Vân Canh thuộc tỉnh Bình Định.
Các kết quả nghiên cứu được viết thành luận văn “Góp phần nghiên cứu thú
hoang dã huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định”. Chúng tôi hy vọng rằng, luận văn sẽ
cung cấp thêm tư liệu và làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, sử dụng, quy hoạch và
phát triển nguồn lợi thú hoang dã tại đây.




2

2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Xác định tính đa dạng thú hoang dã tại khu vực nghiên cứu và từ đó xây
dựng danh sách thú hoang dã cho huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
2.2. Hiểu biết sâu hơn về đặc điểm sinh học của một số loài thú phổ biến;
đồng thời biết được tình hình phân bố của các loài thú tại khu vực nghiên cứu.
2.3. Xác định được những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy giảm tính đa
dạng và độ phong phú của thú hoang dã, đánh giá được thực trạng của thú rừng tại
khu vực nghiên cứu và từ đó đề ra các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các loài thú hoang dã và môi trường
sống của chúng phân bố trên địa bàn huyện Vân Canh (các xã và thị trấn).
4. Phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp điều tra thành phần loài: Quan sát thiên nhiên, điều tra
qua dân và sưu tầm mẫu vật;
- Nhóm phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học: Phương
pháp nghiên cứu thức ăn, phương pháp nghiên cứu về sinh sản và phương pháp
nghiên cứu về tập tính hoạt động của thú.
5. Những đóng góp của luận văn
- Lập danh sách thú ở huyện Vân Canh gồm 65 loài, 26 họ và 11 bộ;
- Bổ sung cho danh sách thú tỉnh Bình Định 21 loài;
- Nêu những nhận định ban đầu về tính đa dạng và độ phong phú của thú
hoang dã Vân Canh;
- Nêu những nhận định sơ bộ về sự phân bố thú ở Vân Canh;
- Trình bày một số đặc điểm sinh học của các loài thú thường gặp ở Vân Canh;

- Nêu ý nghĩa, tình hình khai thác và bảo vệ thú;
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ thú hoang dã huyện Vân Canh.


3

6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: 69 trang; phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận - kiến nghị và
tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn, cụ thể:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu (có 7 trang);
- Chương 2: Đối tượng, địa điểm, thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên
cứu (có 15 trang);
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (có 35 trang).


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU THÚ
1.1.1. Lược sử nghiên cứu thú Việt Nam
Những công trình nghiên cứu về thú ở nước ta đã được bắt đầu từ thời phong
kiến xa xưa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thú với mục đích khoa học và có hệ thống
chỉ được đẩy mạnh khi các nhà khoa học phương Tây thâm nhập vào nước ta.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình nghiên cứu thú ở
nước ta có nhiều tiến triển hơn, tiêu biểu có: De Pousarguesd (1904) "Recherches
sur L'Histoire naturelle de L'IndochineOrientale, Mission Pavie,1879-1898", trong
công trình đó tác giả đã thống kê ở Việt Nam có 117 loài và loài phụ thú; Boutan
(1906) “Mười năm nghiên cứu động vật”, nêu những dẫn liệu hình thái, sinh học,
phân bố của 10 loài thú;….

Sau này, công tác nghiên cứu thú được triển khai mạnh và chủ yếu do các
nhà khoa học Việt Nam đảm nhiệm, tiêu biểu: Đặng Huy Huỳnh (1968) đã công bố
một phần kết quả nghiên cứu về thú ăn thịt và thú móng guốc miền Bắc Việt Nam;
Lê Hiền Hào (1973) đã xuất bản cuốn “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”, trong đó
giới thiệu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và ý nghĩa kinh tế của 41
loài thú miền Bắc Việt Nam, đề ra những biện pháp nhằm khôi phục, phát triển và
sử dụng hợp lý nguồn lợi thú; Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính (1980)
đã viết cuốn “Những loài gặm nhấm Việt Nam”; Đào Văn Tiến công bố các công
trình tiêu biểu: On the North Indochinese Gibbons (Hylobates concolor) (Primates:
Hylobatidea) in the North Vietnam (1983); năm 1992 cuốn “Sách đỏ Việt Nam”.
Phần I. Động vật đã được xuất bản; năm 1994, cuốn “Danh lục các loài thú
(Mammalia) Việt Nam” do GS.TS. Đặng Huy Huỳnh chủ biên, đã liệt kê 223 loài
thú thuộc 37 họ trong 12 bộ thú trên cạn ở Việt Nam....
Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu bổ sung cho
tài nguyên thú Việt Nam như: “Thú linh trưởng” của Phạm Nhật (1993); “Thú họ
cầy” của Nguyễn Xuân Đặng (1995). Bên cạnh đó, có các tài liệu hướng dẫn thực


5

địa cho nhiều nhóm động vật được biên soạn, về thú có “Sổ tay ngoại nghiệp nhận
diện các loài thú của vùng Phong Nha Kẻ Bàng” của Phạm Nhật và Nguyễn Xuân
Đặng (2000).
Năm 2007, cuốn “Sách đỏ Việt Nam” – Phần I. Động vật đã được xuất bản;
đây là tài liệu bổ sung quan trọng cho sách đỏ Việt Nam 1992 và 2000 (có chỉnh
sửa bổ sung); giới thiệu 407 loài động vật (90 loài thú) trên các phương diện hình
thái, sinh học, sinh thái, phân bố, giá trị cũng như tình trạng của chúng ở Việt
Nam….
1.1.2. Lược sử nghiên cứu thú Bình Định
Tỉnh Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên

605.057,80 ha; với giới cận: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú
Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và phía đông giáp Biển Đông.
Việc nghiên cứu thú ở Bình Định được quan tâm vào những năm gần đây
(năm 2002), song qui mô và mức độ nghiên cứu còn nhỏ hẹp, thời gian nghiên cứu
ít, các địa điểm tiến hành nghiên cứu chưa nhiều, do đó số liệu công bố còn nhiều
hạn chế, độ tin cậy chưa cao.
Ngày 01/03/2002, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra Chỉ thị số 07/2002/CTUBND, về tăng cường công tác bảo vệ đa dạng sinh học và Quyết định số 628/QĐUBND thành lập Ban chỉ đạo về bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Bình Định.
Ngày 31/10/2003, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định số
8913/QĐ-CT-UBND, phê duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng
Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2010”.
Đến năm 2005, trong báo cáo “Xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh
học tỉnh Bình Định đến năm 2010”, Phạm Bình Quyền và cộng sự công bố “Danh
lục các loài thú (Mammalia) ở Bình Định” và “Danh lục các loài thú bắt gặp ở một
số huyện của tỉnh Bình Định”.
Quyết định số 752/QĐ-CTUBND, ngày 31/3/2009, về việc phê duyệt đề
cương, dự toán lập Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định; và


6

Quyết định số 866/QĐ-CTUBND, ngày 15/4/2009, về việc thành lập Ban Quản lý
Rừng đặc dụng An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Hiện nay UBND tỉnh Bình Định đang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020.
1.1.3. Lược sử nghiên cứu thú hoang dã huyện Vân Canh
Trước đây chưa có công trình nghiên cứu nào về thú hoang dã ở Vân Canh,
nhưng đến năm 2005, trong báo cáo “Xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh
học tỉnh Bình Định đến năm 2010”, Phạm Bình Quyền và cộng sự công bố “Danh
lục các loài thú (Mammalia) ở Bình Định” và “Danh lục các loài thú bắt gặp ở một
số huyện của tỉnh Bình Định” trong đó có huyện Vân Canh. Tuy nhiên, các thông

tin được trình bày trong công trình nghiên cứu này là kết quả của việc phỏng vấn
cộng đồng dân cư địa phương là chính, do đó nhiều loài còn nghi vấn và bỏ ngõ.
Gần đây, UBND tỉnh Bình Định đã thành lập Ban Quản lý Rừng phòng hộ
huyện Vân Canh (tại Quyết định số 45/QĐ-UBND, ngày 17/01/2007), nhằm bảo vệ
rừng và bảo vệ hệ động vật rừng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ
HỘI HUYỆN VÂN CANH
1.2.1. Vị trí địa lý
Vân Canh là huyện miền núi, nằm phía tây của tỉnh Bình Định, diện tích tự
nhiên 80.020,84 ha; vị trí địa lý từ 13030’ đến 13066’ vĩ bắc và từ 108066’ đến
109005’ kinh đông; có giới cận:
- Phía đông giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn;
- Phía tây giáp huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai;
- Phía nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên;
- Phía bắc giáp huyện Tây Sơn và huyện An Nhơn.
1.2.2. Địa hình
Địa hình huyện Vân Canh bị chia cắt nhiều, bởi hệ thống sông, suối, đồi, núi,
thung lũng sâu, tạo thành các kiểu địa hình đa dạng và phức tạp. Chênh lệch độ cao
giữa các vùng trong huyện rất lớn. Diện tích đồi núi chiếm 85% tổng diện tích tự


7

nhiên; diện tích đất bằng và thung lũng hẹp, chiếm 15%. Đất nông nghiệp và đất ở
của huyện chạy dài theo địa hình từ đông bắc – tây nam dọc theo đường ĐT 638 và
sông Hà Thanh.
Độ cao nhất 1.138m và thấp nhất 200m so với mặt nước biển.
1.2.3. Khí hậu
Vân Canh nằm trong vùng tiểu khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới ẩm. Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số

giờ nắng dồi dào, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến hết
tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 8 năm sau.
1.2.4. Mạng lưới thủy văn
Hệ thống sông ngòi Vân Canh có tổng chiều dài 190 km, với mật độ lưới
sông, suối vào khoảng 2 km/km2. Sông Hà Thanh là con sông chính ở khu vực này;
ngoài ra, còn có khá nhiều khe, suối, nhưng phân bố không đồng đều giữa các địa
phương trong huyện.
1.2.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra của Hội khoa học đất Việt Nam, trên địa bàn huyện
Vân Canh có các nhóm đất sau:
- Đất cát (Arenosols): Diện tích 282 ha (chiếm 0,35% diện tích tự nhiên),
phân bố tại các xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh,…;
- Đất phù sa (Fluvisols): Diện tích 2.367 ha (chiếm 2,96% diện tích tự
nhiên), phân bố tập trung tại các xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp;
- Đất xám (Acrisols): Diện tích 76.270 ha (chiếm 95,58% diện tích tự nhiên).
Nhóm đất này có 2 đơn vị đất: Đất xám điển hình và đất xám feralit, phân bố hầu
hết ở các xã, thị trấn trong huyện.
1.2.6. Hệ thống giao thông
Huyện Vân Canh nằm phía tây nam của tỉnh và cách trung tâm thành phố
Quy Nhơn 35 km theo đường chim bay; có đường tỉnh lộ, huyện lộ đã được trải
nhựa và bê tông hóa từ xã đến trung tâm huyện; đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn
huyện, có 2 ga đường sắt (ga Vân Canh và ga Tân Vinh).


8

Hệ thống giao thông ở đây rất thuận tiện cho việc đi lại.
1.2.7. Hệ thống giáo dục và y tế
Toàn huyện có 02 trường trung học phổ thông, 01 trường nội trú dân tộc, và
01 trung tâm y tế; các xã có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mẫu

giáo và trạm y tế (một số trạm có bác sĩ).
1.2.8. Đặc điểm nhân văn
1.2.8.1. Đơn vị hành chính
Huyện Vân Canh có 7 đơn vị hành chính, với 6 xã và 1 thị trấn gồm 48 thôn,
làng. Cụ thể như sau:
- Xã Canh Hiển: Thôn Chánh Hiển, Hiển Đông, Tân Quang và Thanh Minh;
- Xã Canh Thuận: Làng Hà Lũy, làng Hà Văn Trên, làng Hà Văn Dưới, làng
Kà Te, làng Kà Bưng, làng Hòn Mẻ, làng Kà Xim và thôn Kinh Tế;
- Xã Canh Hiệp: Làng Canh Giao, làng Suối Đá, làng Hiệp Hưng, Thôn 4 và
làng Hiệp Tiến.
- Thị trấn Vân Canh: Làng Canh Tân, thôn Tân Thuận, làng Hiệp Hội, làng
Đác Đâm, làng Suối Mây, thôn Thịnh Văn 1, thôn Thịnh Văn 2, làng Hiệp Dao,
làng Hiệp Hà và Thôn 3.
- Xã Canh Hòa: Làng Canh Thành, làng Canh Phước và làng Canh Lãnh.
- Xã Canh Liên: Làng Kà Bông, làng Kà Nâu, làng Kà Bưng, làng Canh
Tiến, làng Cát, làng Chồm và làng Hà Giao.
- Xã Canh Vinh: Thôn Kinh tế, thôn Tăng Hòa, thôn Tân Vinh, thôn Tăng
Lợi, Hiệp Vinh 1, Hiệp Vinh 2, Bình Long, thôn An Long 1 và thôn An Long 2.
1.2.8.2. Tình hình dân số, lao động
Vân Canh là một huyện miền núi có các dân tộc sinh sống, như: Dân tộc
Kinh, dân tộc Chăm, dân tộc Bana,…; tổng dân số toàn huyện có 24.672 nhân khẩu,
với 6.591 hộ; trong đó, khoảng 10.310 là nhân khẩu đồng bào dân tộc thiểu số và
14.362 nhân khẩu dân tộc Kinh; hộ nghèo của huyện chiếm 34%; có cơ cấu dân số
lao động nông nghiệp và lâm nghiệp là chủ yếu chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 87%,
còn lại lao động khác chiếm 13%.


9

1.2.9. Đặc điểm sinh giới

Huyện Vân Canh có diện tích đất lâm nghiệp là 69.455 ha chiếm 86,8% tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất có rừng là 48.890,4 ha (phân theo chức
năng phòng hộ là 20.784,6 ha; sản xuất là 27.898,1 ha; ngoài đất lâm nghiệp là
207,7 ha), diện tích đất trống chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là
20.772,3 ha (có kiểu trạng thái IA, IB, IC và núi đá) (theo UBND tỉnh Bình Định
(2011), [47]).
1.2.9.1. Hệ thực vật
Theo kết quả điều tra của các nhà quản lý rừng, hệ thực vật ở huyện Vân
Canh phong phú và đa dạng về thành phần loài, như:
- Diện tích rừng tự nhiên ở huyện Vân Canh 35.515,70 ha, gồm các trạng
thái IIIB, IIIA3, IIIA2, IIIA1, IIB và IIA; có họ: Đậu, mộc lan, dâu tằm, na, long não,
tử vi, giẻ,…. Bên cạnh đó, các loài cây có giá trị kinh tế chủ yếu chò chỉ, giổi xanh,
xoay, cóc đá, dầu, trám, sến mủ, cồng vàng,…, các loài cây thuộc loại quý hiếm
như: Gụ mật, gụ lau, gõ đỏ (cà te), trắc, thông tre, sơn huyết, trầm hương,…. Rừng
đến tuổi khai thác tầng trên có cây cao trên 30m.
- Diện tích rừng trồng 13.374,70 ha (gồm các loài cây keo, bạch đàn,
đào,…).
1.2.9.2. Hệ động vật
Quan sát thực tế và điều tra tìm hiểu qua dân địa phương, chúng tôi nhận
thấy hệ động vật ở đây có đầy đủ 4 lớp động vật có xương sống (trên cạn): thú,
chim, bò sát và lưỡng cư, bao gồm:
- Bò sát gồm nhiều loài thuộc các họ tắc kè (Gekkonidae), họ nhông
(Agamidae), họ thằn lằn bóng (Scincidae), họ rắn nước (Columbridae), họ rắn hổ
(Elapidae), họ rắn lục (Viperidae), họ kỳ đà (Varanidae), họ trăn (Boidae), họ ba ba
(Trionychidae), họ rùa núi (Testudinidae).…
- Chim gồm nhiều loài, trong đó có những loài phổ biến thuộc các họ như:
Họ trĩ, họ vịt (Anatidae), họ diệc (Ardeidae), họ ó cá (Pandionidae), họ ưng


10


(Accipitridae), họ cắt (Falconidae), họ bồ câu (Columbidae), họ vẹt (Psitttacidae),
họ chào mào (Pycnonotidae), họ cú mèo (Strigidae).…
- Lưỡng cư gồm nhiều loài thuộc các họ cóc (Bufonidae), họ nhái bén
(Hylidae), họ ếch nhái (Rannidae), họ nhái bầu (Microhylidae).…
- Về thú qua điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã phát hiện được 65 loài, thuộc
26 họ, 11 bộ. Trong đó, có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam,
như: Cheo cheo (Tragulus javanicus), hổ (Panthera tigris), gấu ngựa (Ursus
thibetanus), gấu chó (Ursus malayanus), rái cá lông mượt (Lutra lutra), rái cá vuốt
bé (Aonyx cierea), voọc chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea)....
Nhìn chung nguồn tài nguyên động vật ở Vân Canh trước đây khá đa dạng và
phong phú, không kém những vùng lân cận. Tuy nhiên, nhiều loài thú trước đây
từng có mặt ở Vân Canh, thì hiện nay không tìm thấy, như: Hổ (Panthera tigris),
voi Châu Á (Elephas maximus), chó rừng (Canis aureus), trâu rừng (Bubalus
bubalis), vượn (Hylobatesconcolor), báo lửa (Catopuma temminckii), báo gấm
(Neofelis nebulosa).


11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các loài thú hoang dã phân bố ở
huyện Vân Canh và môi trường sống của chúng.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu tại các xã, thị trấn thuộc huyện Vân Canh, tỉnh Bình
Định. Các tư liệu thu thập được phân tích, xử lý tại phòng thí nghiệm động vật,
thuộc Trung tâm Thí nghiệm thực hành, Trường Đại học Quy Nhơn.

Các điểm nghiên cứu được thể hiện trên bảng 2.1 và bản đồ 1.
Bản đồ 1:


12

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Được tiến hành từ tháng 01 năm 2010 đến 05 năm 2011, bao gồm: Khảo sát
tại thực địa, phân tích và xử lý tại phòng thí nghiệm.
2.3.1. Thời gian khảo sát tại thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tổ chức 17 đợt khảo sát
tại thực địa, với tổng thời gian là 94 ngày. Mỗi đợt khảo sát được trình bày ở bảng
2.1. Thời gian gián đoạn giữa các đợt nghiên cứu thực địa, chúng tôi nhờ Kiểm lâm
địa bàn của huyện đi công tác kết hợp thu mẫu ở nhà dân, nhờ các em học sinh thu
các mẫu thú nhỏ (chuột, dơi,...), đồng thời thuê một số người dân địa phương thu
thập giúp mẫu vật. Các mẫu thu được, xử lý, ngâm trong cồn 960 hoặc trong dung
dịch formalin 5% và có nhãn kèm theo, trên đó ghi rõ địa điểm, thời gian, sinh cảnh,
tên địa phương và người thu mẫu....
2.3.2. Thời gian nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
Sau khi thu được nhiều mẫu vật ở thực địa, chúng tôi tiến hành xử lý, phân
tích các mẫu vật thu được tại phòng thí nghiệm. Các mẫu vật được định loại và
kiểm tra bằng cách so sánh với các mẫu vật chuẩn tại phòng thí nghiệm động vật
Trường Đại học Quy Nhơn, hoặc đối chiếu với các ảnh chụp trong các tài liệu liên
quan.

Bảng 2.1: Thời gian và địa điểm nghiên cứu thực địa

Đợt
nghiên


Thời gian nghiên cứu

cứu

Số
ngày

Các điểm nghiên cứu

Ủy ban nhân dân huyện, Hạt Kiểm lâm,
Đợt 1

04 – 08/01/2010

4

Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và
Môi trường,…

Đợt 2

01 – 15/02/2010

15

Các điểm mua bán thịt thú rừng tại các xã
và thị trấn Vân Canh.


13


Đợt 3

08 – 19/3/2010

12

Các làng của xã Canh Liên.

Đợt 4

05 – 10/4/2010

9

Các thôn của xã Canh Vinh.

Đợt 5

17 – 26/5/2010

10

Các làng, thôn của xã Canh Hiệp.

Đợt 6

06 -11/6/2010

6


Các làng, thôn của thị trấn Vân Canh.

Đợt 7

21-24/7/2010

4

Các làng của xã Canh Hòa.

Đợt 8

11-16/8/2010

6

Các làng của xã Canh Thuận.

Đợt 9

10-14/9/2010

5

Các làng, thôn của xã Canh Hiển.

Đợt 10

17-18/10/2010


2

Đợt 11

10-11/11/2010

2

Đợt 12

4-5/12/2010

2

Các điểm mua bán thú rừng Canh Hiệp.

Đợt 13

5-6/01/2011

2

Các điểm mua, bán thú rừng Canh Hiển.

Đợt 14

15-16/02/2011

2


Đợt 15

07-10/3/2011

4

Đợt 16

11-15/4/2011

5

Đợt 17

09-12/5/2011

4

Đợt 18

Từ 6-10/2011

Các điểm mua bán, săn, bắt thú rừng thị
trấn Vân Canh.
Các điểm mua bán, săn, bắt thú rừng Canh
Hòa.

Các điểm mua, bán thú rừng Canh Tiến
(Canh Liên).

Các điểm mua bán, săn, bắn thú rừng ở
Canh Thuận.
Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh.
Phòng Thí nghệm Trường Đại học Quy
Nhơn.
Viết và sửa Luận văn

2.4. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở các tư liệu sau:
2.4.1. Mẫu vật thu thập được tại thực địa


14

Bảng 2.2. Mẫu vật các loài thú ở Vân Canh

Bộ ăn thịt – Carnivora

3

Bộ cánh da – Dermoptera

4

Bộ có vòi – Proboscidea

5

Bộ dơi – Chiroptera


6

Bộ gặm nhấm – Rodentia

7

Bộ guốc chẵn – Artiodactyla

8

Bộ linh trưởng – Primates

9

Bộ nhiều răng – Scandenta

10

Bộ tê tê – Pholidota

11

Bộ thỏ - Lagomorpha
Tổng cộng

2

Di vật khác

5


Cộng

2

Mẫu nhồi

Bộ ăn sâu bọ – Insectivora

Sọ

Da

1

Xương

Tên bộ

TT

Sừng

Số

Vảy

Mẫu vật

6


6

14

21

2

2
5

1

3
7

3

11

16

126

41

171

42


1

53

1

4

1

1

3

4

3

4

4

7

5

11

173


1

1

76

279

Số lượng mẫu vật thu được tại Vân Canh từ tháng 01/2010 đến 05/2011, là:
279 mẫu; trong đó, có 76 mẫu nhồi, 3 da, 4 vảy, 7 sừng, 5 xương, 11 sọ và 173 di
vật khác.
2.4.2. Ảnh chụp
Gồm 117 tấm ảnh về các mẫu vật, di vật của thú và các dạng sinh cảnh khác
ở huyện Vân Canh.
2.4.3. Nhật ký thực địa
Ghi chép tất cả các thông tin, hiện tượng quan sát, thu thập được ngoài thiên
nhiên và tìm hiểu được qua nhân dân địa phương.
2.4.4. Tài liệu khoa học
Gồm các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.


15

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp truyền
thống đã được dùng rộng rãi trong và ngoài nước, đó là: Quan sát thiên nhiên, sưu
tầm mẫu vật, xử lý số liệu, tìm hiểu qua dân và qua các cơ quan chức năng. Sử dụng
các phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số nội dung, như:

Điều tra thành phần loài, nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học, hiện
trạng, biến động số lượng các loài thú, tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của thú rừng, tình
hình khai thác bảo vệ nguồn tài nguyên thú rừng ở địa phương.
2.5.1. Điều tra thành phần loài
Điều tra thành phần loài thú nhằm phát hiện và lập danh sách thú có mặt tại
địa phương, xác định loài ưu thế, loài có giá trị hay quyết định xu thế phát triển của
hệ sinh thái. Điều tra thú rừng là công việc khó khăn vất vả hiện nay, vì đối tượng
vận động nhanh, trữ lượng ít và rất sợ người do săn, bắt, bẫy, bắn….
Điều tra loài thú phải tiến hành trong các thời điểm khác nhau trong ngày
(ngày, đêm), trong năm (4 mùa), ở trên các dạng sinh cảnh và địa điểm trong vùng
khảo sát. Có 3 phương pháp điều tra thú truyền thống thường được áp dụng là:
Phỏng vấn thợ săn, quan sát thực địa và phân tích mẫu vật.
2.5.1.1. Quan sát thực địa
Đây là khâu quan trọng vì nó cung cấp thông tin có độ tin cậy cao và cũng
đòi hỏi có những kinh nghiệm thực địa. Quan sát thực địa phải được tiến hành trong
các mùa khác nhau của năm, trong các thời điểm của ngày và trên các dạng sin
cảnh. Việc thu thập mẫu vật đôi khi là rất quan trọng song trữ lượng các loài động
vật ở nước ta thấp nên việc săn bắt cần phải hạn chế. Bắt loài nào? Vào thời điểm
nào? Bao nhiêu con? Phải được cân nhắc.
Quan sát thực địa có thể được tiến hành theo các phương pháp sau:
- Điều tra theo tuyến:
+ Quan sát trên tuyến là phương pháp quan trọng nhất. Các tuyến phải được
thiết lập phân bố khắp các vùng điều tra, càng đi qua nhiều vùng sinh cảnh càng tốt.


16

Đặt biệt chú ý các điểm cao, các vũng nước, điểm có muối khoáng. Có thể chọn các
đường mòn nhỏ được thợ săn và thợ rừng sử dụng;
+ Do các loài thú có thời điểm hoạt động kiếm ăn khác nhau nên các điểm bố

trí quan sát trên tuyến cũng bố trí nhiều pha khác nhau trong ngày, có thể cả ngày
(từ 8h đến 16h), sáng (từ 4h đến 10h), chiều (từ 14h đến 19h), tối (từ 19h đến 24h)
và gần sáng (từ 2h đến 8h). Vận động trên tuyến phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không
nói chuyện, không hút thuốc và vận chuyển với tốc độ chậm 1,5-2,5km/h. Chú ý
quan sát, cẩn thận lắng nghe hai bên tuyến để phát hiện con vật. Nên tập trung hơn
vào các khu vực có nhiều loài quan trọng;
+ Ngoài ghi nhận trực tiếp, chúng ta cũng cần chú ý phát hiện dấu vết của
các loài thú trong quá trình hoạt động, như: Dấu chân, vết ủi, vết ăn, thức ăn thừa,
hang ở, tổ của chúng….
- Khảo sát ven sông, suối:
Đi bằng thuyền để quan sát các loài thú, đặc biệt là các loài thường kiếm ăn
ven các sông, suối lớn, tắm hoặc ra uống nước, như: Các loài móng guốc (nai,
hoẵng…), bọn ăn thịt (gấu, rái cá, chồn,…).
- Khảo sát theo tiếng kêu:
Một số loài thú phát ra những tiếng kêu rất đặc trưng cho loài, đó là cơ sở
giúp chúng ta xác định sự có mặt của chúng trong khu vực nghiên cứu. Những
người điều tra giàu kinh nghiệm có thể nhận biết dễ dàng khi nghe tiếng kêu của các
loài gấu ngựa, gấu chó, hoẵng, nai, khỉ cộc, khỉ vàng, cầy giông, cầy hương, sóc
bụng đỏ, sóc bay,…. Các loài và phân loài vượn, voọc cũng rất dễ ghi nhận trên
thực địa, nhưng việc phân biệt giữa các loài và phân loài qua tiếng kêu là không dễ
mà phải dựa trên vùng phân bố địa lý của chúng. Rất nhiều thợ săn ở các địa
phương nghe và nhận diện rất giỏi tiếng kêu của nhiều loài thú, chúng ta cần học tập
kinh nghiệm quí báu của họ bằng cách học trực tiếp và qua băng ghi âm (băng
casset ghi tiếng kêu của các loài trên thực địa).
- Điều tra qua dấu vết:


17

Việc nhìn thấy trực tiếp trong khu nghiên cứu thực tế là rất khó, vì số lượng

của chúng nghèo lại rất nhút nhát do bị đe dọa bởi hoạt động săn, bắt trái phép. Vì
vậy, ghi nhận sự có mặt của các loài qua dấu vết của chúng là phương pháp dễ tiến
hành ở nước ta hiện nay. Mô tả các dấu vết như sau:
+ Đối với dấu chân: Đặt tấm kính và trên đó để tờ giấy mica trong; dùng bút
dạ không xóa vẽ theo hình dạng của dấu chân; mô tả các chi tiết liên quan (tọa độ,
cảnh quan nơi ghi nhận dấu chân, số lượng dấu chân, cách sắp xếp các ngón chân,
nền đất mềm hay cứng,…), đo các kích thước cần thiết;
+ Đối với phân: Cần mô tả trong thành phần chứa trong bãi phân (động vật,
thực vật, quả, lá,…) và màu sắt của chúng;
+ Các dấu vết để lại trong thảm thực vật xung quanh;
+ Nêu lý do xác định là dấu vết của loài đó, mà không phải của loài khác;
+ Dự đón mức độ thời gian xuất hiện của dấu vết theo một số các trường hợp
sau: Dấu vết hoàn toàn mới (cùng ngày), còn mới (dưới một tuần), cũ (lâu hơn một
tuần);
+ Xác định hay đón số lượng của cá thể đã để lại dấu vết;
+ Vị trí và độ cao tìm thấy dấu vết.
Thợ săn ở nhiều vùng có kinh nghiệm không chỉ xác định chính xác dấu vết
của loài mà còn thời gian xuất hiện dấu vết. Để tích lũy kinh nghiệm nhận diện loài
qua dấu vết chỉ có cách duy nhất học hỏi và tích lũy từ thực tế. Có thể đưa vài ví dụ
về kinh nghiệm nhận diện thú qua dấu vết: Nhiều loài thú móng guốc (lợn rừng,
nai,…) thường có tập tính cọ mình vào cây gỗ và dấu vết của chúng để lại thường là
bùn, lông, vỏ cây bị sợt,…. Để nhận diện loài, chúng ta chú ý quan sát những sợi
lông của con vật để lại trên vết cọ đó kết hợp dấu chân của chúng trên đất. Mối liên
hệ giữa sợi lông, độ cao vết cọ giúp chúng ta đón biết loài nào;
+ Dọc theo khe suối, chúng ta thường gặp nhiều dấu chân; một mặt dựa vào
tài liệu nhận diện loài qua dấu chân, chúng ta có thể phân biệt nhanh các nhóm loài,
dựa vào các đặc điểm riêng của chúng; ví dụ: Dấu chân của lợn rừng thường 4 guốc,
nhưng dấu chân các loài móng guốc khác thường chỉ nhìn thấy 2 guốc; dấu chân



18

của họ mèo thường không có vết vuốt; cầy hương thường thải phân nhiều lần tại
một chỗ, trong phân có xương, lông của động vật nhỏ (chuột).
2.5.1.2. Điều tra qua thợ săn, dân và cơ quan chức năng
- Thợ săn và nhân dân địa phương là những người sống gần rừng:
Có đời sống gắn bó với rừng và hiểu biết nhiều về rừng. Phỏng vấn nhân dân
địa phương và thợ săn kết hợp với thu giữ mẫu vật mà thợ săn còn thu giữ lại làm
kỷ niệm hoặc sử dụng cho mục đích khác trong nhà (sừng, đuôi, răng nanh, vuốt,
da,…). Đây là bước đầu tiên, tuy kết quả có thể hạn chế, song phương pháp này
cung cấp cho chúng ta một số thông tin cơ bản, có ý nghĩa về tình hình thú rừng ở
địa phương trên các phương diện thành phần loài, có ý nghĩa săn, bắn (và khả năng
săn, bắt hằng năm), mức độ phong phú, phân bố thực tại và có thể cả những thông
tin về thức ăn, sinh sản của một số loài.
Khi có phương pháp tiếp cận tốt, có khả năng phỏng vấn giỏi, thì phỏng vấn
thợ săn rất hữu ích đối với nhóm thú, đặc biệt là những loài nhóm thú lớn hoặc là
những loài có giá trị săn bắt (gấu, nai, hoẵng,… và nhiều loài linh trưởng, thú ăn
thịt vừa và nhỏ).
- Điều tra qua các cơ quan chức năng:
Chúng tôi liên hệ với cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng Công ty TNHH lâm
nghiệp Hà Thanh, Ban Quản lý Rừng phòng hộ và Hạt Kiểm lâm nắm thông tin về
các loài thú thường bị buôn bán mà các cơ quan đã từng bắt giữ, các thông tin về sự
phong phú của các loài thú rừng cũng như tình hình săn bắt, buôn bán thú đã và
đang diễn ra trên khu vực nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ với ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống Kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các phòng, ban chức năng khác của huyện để tìm hiểu các thông tin
liên quan, điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu.
2.5.1.3. Thu thập mẫu vật
- Phương pháp thu thập mẫu vật:



19

Trong quá trình thu thập mẫu vật, chúng tôi gặp không ít khó khăn, vừa cố
gắng thu thập mẫu vật càng nhiều càng tốt, vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các
quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên thú rừng. Trong điều kiện thực
tế như vậy, chúng tôi đã sưu tầm mẫu vật bằng các cách sau:
+ Sưu tầm các di vật còn lưu lại trong nhân dân địa phương, như: Mẫu nhồi,
da, lông, đuôi, sọ, sừng, xương, vảy, răng,…;
+ Đối với những loài thú nhỏ không thuộc diện cấm săn bắt chúng tôi: Sử
dụng các loại bẫy lồng hoặc lưới để bắt sống;
+ Ngoài ra, chúng tôi còn quan sát, chụp ảnh các mẫu thú tại các điểm buôn
bán thú rừng, tại các gia đình thợ săn hoặc tại các gia đình nuôi nhốt thú hoang dã.
Tất cả các mẫu vật hoặc di vật thú rừng thu được, chúng tôi tìm hiểu kỹ xuất
xứ của từng loại, rồi xử lý và gắn nhãn.
- Phương pháp xử lí mẫu vật:
Đối với các di vật của thú ở dạng khô (da, lông, sừng, vảy, móng, xương…),
chúng tôi tiếp tục sấy khô rồi gắn nhãn.
Đối với các mẫu còn nguyên vẹn, chúng tôi tiến hành cân, đo các chỉ số phân
loại, mô tả kỹ đặc điểm hình thái bên ngoài, màu sắc lông ngay tại thực địa và làm
phiếu điều tra đúng quy định. Sau đó tiến hành lột da, xử lý sọ, dạ dày, tinh hoàn,
bào thai (nếu có). Việc cân, đo được tiến hành như sau:
+ Đo chiều dài thân (HB): Đo từ mút mõm tới hậu môn bằng thước dây, áp
sát mặt bụng;
+ Đo chiều dài đuôi (T): Đo từ gốc đuôi tới mút đuôi, không tính túm lông ở
mút đuôi;
+ Đo chiều dài bàn chân sau (HF): Đo từ gót đến mút ngón chân dài nhất (trừ
vuốt);
+ Đo chiều cao tai (A): Đo từ khe trước lỗ tai đến chòm vòng tai, trừ mút

lông;
+ Cân khối lượng cơ thể (W): Cân toàn bộ cơ thể con vật, thú nhỏ tính bằng
gram, thú lớn tính bằng kilogram.


20

* Cụ thể như sau:

Chỉ số đo thú linh trưởng

Chỉ số đo về thú móng guốc

Chỉ số đo thú ăn thịt
Sau khi lột da, gỡ hết mỡ và cơ ở mặt trong rồi xử lý hóa chất. Với những
mẫu thú cỡ nhỏ, chúng tôi xử lý hóa chất đúng yêu cầu kỹ thuật rồi nhồi ngay tại
thực địa. Còn đối với các mẫu thú cỡ lớn và trung bình, sau khi làm sạch mặt trong
da, chúng tôi xử lý hóa chất bước đầu để bảo quản da, lông và mang về phòng thí
nghiệm. Tại phòng thí nghiệm, các mẫu da này tiếp tục được xử lý hóa chất và nhồi
tiêu bản. Các tiêu bản được làm dưới dạng mẫu trưng bày, mẫu nghiên cứu hoặc da
tấm. Cuối cùng chúng tôi tách sọ khỏi cột sống luộc vừa chín tới, gỡ hết thịt, ngoáy
sạch não, gắn nhãn và ngâm vào cồn.
- Phiếu điều tra mẫu vật:
Ghi cụ thể: Số hiệu mẫu; giới tính; tên khoa học; tên phổ thông; tên địa
phương; thời gian thu mẫu; địa điểm thu mẫu; độ tuổi (con non, con đang lớn, con


21

trưởng thành hoặc không xác định); độ phong phú (mỗi năm đánh bắt được bao

nhiêu con/1 thợ săn/vùng săn bắt); phân bố (theo tầng rừng và theo sinh cảnh); sự
sinh sản (mùa sinh sản, số con/lứa, số lứa/năm); tập tính hoạt động; loại mẫu (mẫu
nguyên, mẫu nhồi, các di vật hay chụp ảnh); các chỉ số khác (chiều dài thân, chiều
dài đuôi, bàn chân sau, chiều cao tai, khối lượng, thức ăn, kích thước, khối lượng dạ
dày, bào thai, tinh hoàn…).
- Phương pháp phân tích, định loại mẫu vật:
Để lập danh lục thú cho khu vực Vân Canh, chúng tôi tiến hành định loại
mẫu vật thú dựa trên hai cơ sở:
+ Đối với các mẫu vật, di vật thu được, chúng tôi định loại đến loài và phân
loài trên cơ sở các đặc điểm hình thái ngoài, như: Chiều dài thân, dài đuôi, bàn chân
sau, chiều cao tai, màu sắc lông, hình thái, cấu tạo sọ…
+ Khi tiến hành phân tích định loại các mẫu vật thú, chúng tôi vận dụng những
nguyên tắc phân loại động vật của E. Mays [12], định tên khoa học theo khóa định loại
thú Việt Nam của Đào Văn Tiến [30], theo khóa định loại chuột ở Việt Nam của Đào
Văn Tiến [31; 32], theo khóa định loại gặm nhấm của Cao Văn Sung, Đặc Huy Huỳnh,
Bùi Kính [28], theo khóa định loại thú ăn thịt của Phạm Trọng Ảnh [1], theo khoá định
loại dơi của Phí Mạnh Hồng [14], của Bates và Harrison [49], theo khoá định loại thú
của Van Peenen [53], của Lekagul và McNeely [51], của Corbet và Hill [50].
2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu sinh học và sinh thái học của thú
2.5.2.1. Phương pháp nghiên cứu thức ăn
Chúng tôi sử dụng các phương pháp kinh điển thường dùng sau đây để
nghiên cứu thức ăn:
- Quan sát theo dõi ngoài thiên nhiên:
+ Ở những nơi có cây ăn quả, bãi cỏ, vũng nước, …, chúng tôi bố trí các
điểm để theo dõi. Bằng cách này chúng tôi xác định được thức ăn của một số loài
thú. Ngoài ra, còn biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc kiếm ăn của một số loài
thú trong này;


22


+ Đối với các loài thú cư trú trong hang, trong bọng cây, chúng tôi tiến hành
đào hang hoặc bọng cây để tìm các loại thức ăn còn thừa hoặc dự trữ;
+ Trong phân của các loài thú có thể còn sót lại những phần thức ăn không
tiêu hóa được, như: Lông thú, các hạt,…, qua đó có thể xác định một số thành phần
thức ăn.
- Tìm hiểu, phỏng vấn nhân dân địa phương:
+ Chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhân dân địa phương, những người buôn
bán và nuôi nhốt thú hoang dã, nhất là những thợ săn nhiều kinh nghiệm, để xác
định các thức ăn và sự thay đổi thành phần thức ăn theo mùa của mỗi loài thú như
thế nào? Việc thẩm vấn được lặp lại vài lần, trên một số người về cùng một loại thú
để bảo đảm độ tin cậy;
+ Những thông tin thu thập được qua các cuộc phỏng vấn hoặc quan sát thiên
nhiên được ghi chép đầy đủ trong “sổ tổng hợp tư liệu” và “phiếu điều tra”;
+ Tên địa phương của các loài thú thường không giống nhau ở các địa
phương khác nhau; có trường hợp, hai loài ở hai nơi khác nhau nên có cùng một tên
địa phương; hoặc tên địa phương và tên phổ thông trùng nhau, nhưng thực ra là hai
loài khác nhau. Do đó, trong những trường hợp chưa thể xác định thức ăn rõ ràng
qua phỏng vấn, chúng tôi cố gắng thu thập thêm tư liệu để định loại và xác định
đúng thức ăn cho mỗi loài đó.
- Phân tích thức ăn trong dạ dày:
+ Đối với những loài thú lớn, dạ dày quá to chúng tôi phân tích thức ăn ngay
tại thực địa để xác định sơ bộ các loại thức ăn, sau đó trộn đều lấy một phần thức ăn
cho vào túi nilon có chứa dung dịch formaline 5%, rồi mang về phòng thí nghiệm
phân tích kỹ hơn;
+ Đối với những thú nhỏ hoặc trung bình, chúng tôi cân đo cẩn thận và ngâm
dạ dày vào cồn 960 hoặc dung dịch formaline 5%, rồi mang về phòng thí nghiệm
phân tích;
+ Tại phòng thí nghiệm: Mổ dạ dày, cho thức ăn vào rây lọc và sàng lọc thức
ăn trong một chậu thủy tinh chứa nước lã. Sử dụng iot để kiểm tra sự có mặt của



23

tinh bột, dùng chất sudan để kiểm tra mỡ. Phần thức ăn còn lại trên rây được tách ra
theo các loại: Lá, thân, rễ, hạt, thức ăn động vật. Căn cứ vào hình thái còn sót lại
của các loại thức ăn để xác định động vật đó ăn các loại lá, rễ, thân, hạt của cây gì;
hoặc ăn các loại động vật gì.
Từ những số liệu thu thập được qua phỏng vấn thợ săn, qua quan sát thiên
nhiên và qua phân tích thức ăn trong dạ dày, chúng tôi xác định được thành phần
thức ăn cơ bản của mỗi loài thú và các loại thức ăn ưa thích của từng loài thú được
nghiên cứu.
2.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu về sinh sản
- Để nghiên cứu về sự sinh sản của thú, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp chính là: Quan sát thực tế, điều tra qua dân và thu thập mẫu vật.
- Nội dung nghiên cứu về sinh sản bao gồm: Xác định mùa sinh sản, số lứa
đẻ/năm, số con/lứa, tỉ lệ đực/cái, thời gian đẻ. Để thực hiện các nội dung nghiên cứu
trên, chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:
+ Giới tính của mẫu là đực hay cái;
+ Con non hay đã thành thục;
+ Trạng thái bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục;
+ Thời gian làm tổ, động dục, ghép đôi;
+ Thời gian thu thập mẫu vật có chửa hoặc phát hiện tổ có con sơ sinh;
+ Số lượng, khối lượng, kích thước của phôi hoặc con non;
+ Trạng thái tuyến sữa;
+ Số lượng và kích thước của tinh hoàn;
+ Thời gian mang thai của các loài thú.
2.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu tập tính hoạt động của thú
- Chúng tôi nghiên cứu tập tính hoạt động của mỗi loài thú theo các chỉ tiêu
sau đây:

+ Sống đơn độc hay theo bầy, bầy nhiều hay bầy ít?
+ Hoạt động sống diễn ra dưới đất hay trên cây, tầng nào? Ở dạng sinh cảnh
nào?


24

+ Hoạt động vào ban ngày hay ban đêm, thời gian khoảng mấy giờ? Hoạt
động mạnh nhất vào giờ nào?
+ Hoạt động mạnh vào mùa nào? Có hiện tượng trú đông hay không?
- Để xác định thời gian hoạt động và kiếm ăn của các loài thú trong ngày,
chúng tôi căn cứ vào thời gian đánh bắt được mẫu, thời gian phát hiện và theo dõi
được chúng ở ngoài thiên nhiên hoặc điều tra qua nhiều thợ săn giàu kinh nghiệm.
2.5.2.4. Phương pháp ước tính độ phong phú của thú
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam, các nhà nghiên cứu thú thường áp dụng
một số phương pháp tính số lượng thú sau đây: Phương pháp đếm toàn bộ, phương
pháp tính số lượng theo tiếng kêu, phương pháp tính số lượng theo dấu chân,
phương pháp đếm đàn, phương pháp tính số lượng theo thú bẫy được.
Tuy nhiên, đối với những loại hình rừng nhiệt đới và á nhiệt đới phức tạp
như nước ta, việc xác định số lượng thú rừng là không dễ dàng. Chính vì vậy, chúng
tôi chỉ có thể ước tính độ phong phú của từng loài thú. Độ phong phú được xác định
theo 5 mức: Nhiều (4), trung bình (3), ít (2), hiếm (1) và mức tuyệt diệt (0) theo
quy ước tạm thời của Trần Hồng Việt [40].
- Đối với các loài thú sinh sản nhiều (đẻ trên 4 con/năm), độ phong phú được
quy định là:
+ Mức nhiều (4): Mỗi năm đánh bắt được từ 7 con/km 2 /vùng nghiên cứu trở
lên;
+ Mức trung bình (3): Mỗi năm đánh bắt được 4 – 6 con /km 2/vùng nghiên
cứu;
+ Mức ít (2): Mỗi năm đánh bắt được 2 – 3 con /km 2/vùng nghiên cứu;

+ Mức hiếm (1): Mỗi năm đánh bắt được 1 con /km2/vùng nghiên cứu;
+ Mức tuyệt diệt (0): Nhiều năm không còn gặp nữa.
- Đối với nhóm thú sinh sản ít (đẻ dưới 4 con/năm), độ phong phú được quy
định là:
+ Mức nhiều (4): Mỗi năm đánh bắt được từ 4 con/km2/vùng nghiên cứu trở
lên;


25

+ Mức trung bình (3): Mỗi năm đánh bắt được 2 -3 con/km2/vùng nghiên
cứu;
+ Mức ít (2): Mỗi năm đánh bắt được 1 con/km 2/vùng nghiên cứu hoặc chỉ
gặp hay chỉ phát hiện dấu vết;
+ Mức hiếm (1): 3 - 4 năm đánh bắt được 1 con/km 2/vùng nghiên cứu hoặc
chỉ phát hiện được dấu vết;
+ Mức tuyệt diệt (0): Nhiều năm không gặp nữa.
- Để xác định độ phong phú của thú chúng tôi dựa trên các cơ sở sau:
+ Số liệu điều tra qua các thợ săn và các điểm mua bán thú trên một khu vực
có diện tích nhất định trong 5 năm gần nhất;
+ Số lượng các loại thú nhỏ không bị cấm săn bắn mà chúng tôi đánh bắt
được/một khu vực/một khoảng thời gian xác định.


×