Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRẠNG THÁI IIIB TẠI KHU VỰC ĐÀ CỘ THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.27 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

KHĨA LUẬN CUỐI KHĨA

GĨP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TRẠNG THÁI IIIB TẠI KHU VỰC ĐÀ CỘ
THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: HUỲNH THANH PHƯƠNG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07 - 2008


GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
TRẠNG THÁI IIIB TẠI KHU VỰC ĐÀ CỘ
THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

HUỲNH THANH PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Dong

Tháng 07 năm 2008

i


LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức như ngày hơm nay và hồn thành khóa luận cuối khóa
này, cho phép tôi được gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Trước hết, đó là đấng sinh thành nên tơi, người đã hy sinh, lo lắng, giúp đỡ tôi
mọi việc để cho tơi có ngày hơm nay.
- Q thầy, cơ trường Đại Học Nơng Lâm nói chung, q thầy, cơ trong Khoa
Lâm Nghiệp nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu làm hành trang để giúp
tôi bước vào cuộc sống mưu sinh.
- Thầy Ths. Nguyễn Văn Dong, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài này.
- Các anh cán bộ nhân viên thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên, đặc biệt các anh
Kiểm Lâm trạm Đà Cộ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình cơng tác ngoại nghiệp.
- Sau hết là những người bạn trong tập thể lớp Lâm Nghiệp 30 thân mến của
tôi. Sự giúp đỡ, động viên của các bạn đã giúp tơi vượt qua khó khăn trong những năm
qua.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/07/2008.
SVTH: Huỳnh Thanh Phương

ii



TÓM TẮT
Huỳnh Thanh Phương, sinh viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nơng
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Quận Thủ Đức.
Đề tài: “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái
IIIB tại khu vực Đà Cộ thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên - tỉnh Đồng Nai” được
thực hiện từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 07 năm 2008.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Dong
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra và thu thập số liệu ngoài hiện trường. Sử
dụng phần mềm Excel 2003 xử lý số liệu thu thập.
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
1. Kết cấu tổ thành lồi
Thống kê được số lượng loài trong rừng tự nhiên trạng thái IIIB tại khu vực
nghiên cứu là 66 loài. Các họ chiếm ưu thế là họ Tử vi (Lythraceae) và họ phụ sim
(Myrtoideae)
2. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)
Đường phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính D1,3 có dạng của hàm:
LOGN = 5,2310 – 2,3847*LOGD
3. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Phân bố số cây (N) theo cấp chiều cao Hvn có dạng của hàm:
N = -143,5263+57,9810*Hvn–5,7582*H2vn+0,2462*H3vn–0,00478*H4vn+
0,000034*H5vn
4. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
Mơ hình tốn học phù hợp nhất cho việc mô tả mối quan hệ tương quan giữa
chiều cao và đường kính tại khu vực nghiên cứu là hàm mũ.
Hvn = 4,7498*D1,30,4150
5. Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính (DT/D1,3)
Mơ hình tốn học phù hợp nhất cho việc mơ tả mối quan hệ tương quan giữa
đường kính tán và đường kính tại khu vực nghiên cứu là hàm mũ.
DT = 0,6*D1,30,6502


iii


6. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3)
Phân bố trữ lượng (M) theo cấp đường kính D1,3 trong rừng tự nhiên trạng thái
IIIB tại khu vực nghiên cứu là khơng liên tực. Trữ lượng bình qn ở lâm phần đạt 574
m3/ha.
7. Phân bố tái sinh dưới tán rừng
Mật độ tái sinh dưới tán rừng khoảng 19.063 cây/ha.
8. Độ tàn che
Độ tàn che của rừng trạng thái IIIB tại khu vực Đà Cộ thuộc Vườn Quốc Gia
Cát Tiên là 76%.

iv


SUMMARY
Huynh Thanh Phuong, student of forestry faculty of Nong Lam University, Thu Duc
District, Ho Chi Minh City.
The thesis “Contribute to study on structure characteristics of IIIB forest
type at Da Co area of Cat Tien National Park, Dong Nai Province” has been
carried out from March to July 2008.
Scientific advisor: MSc. Nguyen Van Dong
The main research methods of the thesis are measurement and collection of the
data in the study fields. The software Excel 2003 was used to treat data and establish
the regression models.
The research results could be summarized with some main contents as follows:
1. Structure of botanic species
The quantity of species in a natural forest at study area which was estimated is
66 species. The species have the highest ratio such as Lythraceae family, Myrtoideae

family.
2. Distribution of stem number according to diamater at breast height (N/D1.3)
Correlation of (N) according to diameter (D1.3) has form of function:
LOGN = 5,2310 – 2,3847*LOGD
3. Distribution of stem number according to tree height – rank (N/Hvn)
Correlation of (N) according to height - rank (Hvn) has form of function:
N = -143,5263+57,9810*Hvn–5,7582*H2vn+0,2462*H3vn–0,00478*H4vn+
0,000034*H5vn
4. Correlative equation between the tree height and the diameter (Hvn/D1.3)
At study area, the best mathematical equation to modelize for the correlation of
the tree height (HVN) with the diameter (D1,3) is function:
Hvn = 4,7498*D1,30,4150
5. Correlative equation between the diameter of canopy (DT) and the diameter
(DT/D1.3)
At study area, the best mathematical equation to modelize for the correlation of
the diameter of canopy (DT) with the diameter is function:
DT = 0,6*D1,30,6502
v


6. Distribution of mass according to diameter at the breast height (M/D1.3)
M/D1.3 of natural forest (IIIB type) at study area is not continuous. The average
mass is 574 m3 per ha.
7. Regenerated distribution under the crown of the forest
Regeneration density under the crown of the forest is about 19063 tree per ha.
8.Crown coverage of stand is 76%.

vi



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
SUMMARY.....................................................................................................................v
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................3
2.1 Cấu trúc hệ sinh thái rừng .........................................................................................3
2.1.1 Khái niệm cấu trúc hệ sinh thái rừng.............................................................3
2.1.2 Đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng........................................................4
2.2 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng mưa nhiệt đới trên thế giới và ở trong nước....7
2.2.1 Trên thế giới...................................................................................................7
2.2.2 Trong nước.....................................................................................................8
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................10
3.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................10
3.1.1 Vị trí địa lý...................................................................................................10
3.1.2 Địa hình........................................................................................................10
3.1.3 Nhóm nhân tố đá mẹ – thỗ nhưỡng .............................................................12
3.1.4 Khí hậu – thủy văn.......................................................................................13
3.1.4.1 Khí hậu.............................................................................................13
3.1.4.2 Thủy văn ..........................................................................................14
3.2 Đặc điểm đa dạng sinh học......................................................................................14
3.3 Đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên và du lịch........................................................15
3.4 Tình hình dân sinh - kinh tế.....................................................................................16
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................17

4.1 NỘI DUNG..............................................................................................................17
4.1.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................17
4.1.3 Nội dung ......................................................................................................17
vii


4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................18
4.2.1 Công tác ngoại nghiệp .................................................................................18
4.2.2 Công tác nội nghiệp .....................................................................................19
4.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................19
4.2.2.2 Phương pháp đánh giá kết quả .........................................................22
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................24
5.1 Một số đặc điểm về cấu trúc rừng trạng thái IIIB ở khu vực Đà Cộ - Vườn Quốc
Gia Cát Tiên.............................................................................................................24
5.1.1 Kết cấu tổ thành loài thực vật ......................................................................24
5.1.2 Cấu trúc đứng của lâm phần IIIB ................................................................26
5.1.2.1 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N – Hvn) ..........................26
5.1.2.2 Độ hỗn giao của rừng.......................................................................28
5.1.2.3 Tần số tích lũy tán trong khơng gian ...............................................29
5.1.2.4 Phân bố diện tích tán ở các lớp không gian rừng.............................30
5.1.2.5 Phân bố chiều cao cây tái sinh. ........................................................32
5.1.2.6 Xác định độ tàn che của rừng...........................................................33
5.1.3 Cấu trúc ngang của lâm phần IIIB...............................................................35
5.1.3.1 Phân bố số cây theo đường kính (N-D1,3) ........................................36
5.1.3.2 Phân bố số cây theo tiết diện ngang (N – G) ...................................37
5.1.3.3 Phân bố trữ lượng (M) theo tổ thành loài ........................................39
5.1.3.4 Phân bố trữ lượng (M) theo cấp đường kính (M – D1,3) ..................41
5.2 Mối tương quan hồi quy giữa các chỉ tiêu nghiên cứu. ...........................................43
5.2.1 Mơ hình hóa quy luật phân bố tần số (N – Hvn, N – D1,3) ...........................43
5.2.2 Mối tương quan hồi quy giữa Hvn – D1,3 và DT – D1,3 .................................46

Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................49
6.1 Kết luận....................................................................................................................49
6.1.1 Về kết cấu tổ thành loài ...............................................................................49
6.1.2 Cấu trúc đứng của lâm phần IIIB ................................................................49
6.1.3 Cấu trúc ngang của lâm phần IIIB...............................................................50
6.1.4 Về mối tương quan hồi quy giữa các chỉ tiêu nghiên cứu ...........................51
6.2 Kiến nghị .................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53
PHỤ LỤC
viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Cv

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết

DT


Đường kính tán cây, m

f1,3

Hình số thân cây

G1,3

Tiết diện ngang 1,3, m2

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

log

Logarit thập phân (cơ số 10)


ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P

Mức ý nghĩa (xác suất)

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

VQG


Vườn Quốc Gia

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các thơng số về khí hậu ở VQG Cát Tiên ............................................... 13
Bảng 5.1: Tổ thành loài thực vật tại khu vực nghiên cứu ........................................ 25
Bảng 5.2: Các đặc trưng thống kê trong phân bố N – Hvn........................................ 27
Bảng 5.3: Tần số tích lũy tán trong khơng gian. ...................................................... 29
Bảng 5.4: Phân bố diện tích tán theo các cấp chiều cao........................................... 31
Bảng 5.5: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao .............................................. 32
Bảng 5.6: Các đặc trưng thống kê trong phân bố N – D1,3 ....................................... 36
Bảng 5.7: Các đặc trưng thống kê trong phân bố N - G........................................... 38
Bảng 5.8: Phân bố trữ lượng theo tổ thành loài cây ................................................. 40
Bảng 5.9: Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính D1,3 ........................................... 42
Bảng 5.10: Phân bố tương quan giữa N - Hvn........................................................... 44
Bảng 5.11: Phân bố tương quan giữa LOGN – LOGD ............................................ 45
Bảng 5.12: Phân bố tương quan gữa Hvn – D1,3........................................................ 46
Bảng 5.13: Phân bố tương quan giữa DT – D1,3........................................................ 47

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao (Hvn) ........................................... 27
Hình 5.2: Đường biểu diễn tần số tích lũy tán trong khơng gian ............................. 30

Hình 5.3: Biểu đồ phân bố diện tích tán ở các lớp khơng gian rừng........................ 31
Hình 5.4: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................. 33
Hình 5.5: Trắc đồ đứng và bằng ơ 1......................................................................... 34
Hình 5.6: Trắc đồ đứng và bằng ơ 2......................................................................... 35
Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính (D1,3) ....................................... 37
Hình 5.8: Biểu đồ phân bố số cây theo tiết diện ngang............................................ 38
Hình 5.9: Biểu đồ phân bố trữ lượng theo tổ thành lồi cây .................................... 41
Hình 5.10: Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp kính D1,3 ........................................ 42
Hình 5.11: Biểu đồ phân bố tương quan giữa N – Hvn. ............................................ 44
Hình 5.12: Biểu đồ phân bố tương quan giữa LOGN – LOGD. .............................. 45
Hình 5.13: Biểu đồ phân bố tương quan giữa Hvn – D1,3 .......................................... 47
Hình 5.14: Biểu đồ phân bố tương quan giữa DT – D1,3 ........................................... 48

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
Rừng tự nhiên nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất, giàu có nhất, là kho dự trữ
nguồn tài nguyên sống. Rừng tự nhiên nhiệt đới được xem là một ngân hàng gen các
loại động thực vật trên trái đất. Đồng thời, rừng tự nhiên nhiệt đới còn mang lại sự che
chở lớn cho sự sống con người và sinh vật trên trái đất. Nhờ có rừng mà con người có
thể tránh được những thiên tai do tự nhiên mang đến như: hạn hán, lũ lụt,… Vai trị
của rừng nói chung và rừng tự nhiên nhiệt đới nói riêng là vơ cùng quan trọng đối với
con người và sinh vật trên hành tinh chúng ta. Tuy nhiên không phải ở nơi đâu rừng
cũng được bảo vệ để sinh trưởng phát triển tốt, mà ngược lại rừng ngày càng bị tàn phá
đến mức cạn kiệt. Theo ước tính của các nhà khoa học, trước đây diện tích rừng thế
giới có khoảng sáu tỷ hecta nhưng đến nay chỉ còn lại một nửa. “Theo các chuyên gia
lâm nghiệp dự đốn khoảng năm 2000 trở đi mỗi năm diện tích rừng thế giới mất đi
khoảng 170-200 triệu hecta, hầu hết ở rừng nhiệt đới và từ năm 2020 trở đi mỗi năm

mất khoảng 600-700 triệu hecta” (Shamar et al.,1992).
Ở châu Á, diện tích rừng chiếm 25% diện tích rừng lá rộng của tồn thế giới,
nhưng đến nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp đáng kể.
Ở Việt Nam cũng vậy, là một nước nhiệt đới nằm ở khu vực Đơng Nam Á,
trước kia rừng chiếm ¾ diện tích tồn lãnh thổ với nguồn tài nguyên giàu có, thành
phần hệ thực vật phong phú nhưng hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, cấu
trúc rừng thì bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1943, rừng nước ta có độ che phủ 75% thì
đến năm 1981 chỉ cịn khoảng 50%.
Diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo sự thay đổi khí hậu tồn cầu mà người chịu
ảnh hưởng nhiều nhất là chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta sẽ làm tất cả để duy trì và
phát triển những nhân tố có lợi cho sự phục hồi và phát triển rừng.
Những năm gần đây, sự quan tâm của nhân loại giành cho rừng ngày càng được
chú trọng hơn. Đã có nhiều nghiên cứu sâu sắc về động thái của hệ sinh thái rừng, sự
1


sinh trưởng và phát triển rừng của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia lâm nghiệp trên
thế giới và trong nước. Cấu trúc rừng cũng là nội dung nghiên cứu quan trọng đang
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Thông qua việc tìm hiểu về cấu trúc rừng, chúng
ta có thể so sánh và phân loại các quần xã thực vật, nắm được mối quan hệ qua lại
phức tạp giữa các loài thực vật trong quần xã và giữa quần xã thực vật với mơi trường.
Qua đó, chúng ta có biện pháp quản lý phù hợp, góp phần phát triển hệ sinh thái rừng
tự nhiên hỗn loài ở khu vực nghiên cứu và nhiều khu vực khác trong nước nói chung.
Xuất phát từ sự cần thiết của việc nghiên cứu cấu trúc rừng và để tìm hiểu sâu hơn về
một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài chúng tôi chọn địa điểm Vườn Quốc
Gia Cát Tiên để tiến hành công việc nghiên cứu.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên được thành lập theo Quyết định số 01/CT ngày
13/01/1992 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở diện tích Khu rừng cấm Nam Cát
Tiên. Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg
chuyển giao Vườn Quốc Gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (với

phần mở rộng diện tích). Đến ngày 10/11/2001, Vườn Quốc Gia Cát Tiên được tổ
chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển (đây là khu dự trữ sinh quyển thứ
2 được UNESCO công nhận ở Việt Nam, sau Rừng Ngập Mặn Cần Giờ). Có được
những điều này, vì phần lớn đây là khu vực rộng lớn có tính đa dạng và phong phú về
thành phần loài động – thực vật, là nơi cịn tồn tại những lồi cây q hiếm và đặc biệt
là loài Tê Giác Một Sừng hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Với những lý do trên, và được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại
Học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thầy Th.S Nguyễn Văn
Dong, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp cuối khóa với tên: “Góp phần nghiên cứu một
số đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIB tại khu vực Đà Cộ thuộc Vườn Quốc
Gia Cát Tiên - tỉnh Đồng Nai”.
Mục tiêu nhằm tìm hiểu cấu trúc có tính đa dạng của kiểu rừng này tại khu vực
Đà Cộ thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kỹ
thuật góp phần bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cấu trúc hệ sinh thái rừng
2.1.1 Khái niệm cấu trúc hệ sinh thái rừng
Cấu trúc hệ sinh thái rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo
nên các quần thể thực vật trong hệ sinh thái theo không gian và theo thời gian.
Trên thế giới thuật ngữ cấu trúc được sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau. Và nó có ý nghĩa khác nhau đối với từng tác giả.
Theo PW. Richard, 1939, “Cấu Trúc” nghĩa là phân bố cây rừng theo tầng
(chiều thẳng đứng).
Theo Meyer (1952), Turrbull (1963), Rollet (1969) Cấu Trúc dùng để chỉ rõ sự
phân bố cây gỗ theo cấp kính.

Theo Gollay và cộng tác viên (1969), “cấu trúc” là phân bố sinh khối theo gỗ,
thân, lá, rể,….
Theo T.A.Rabotnov (1978), “cấu trúc” quần xã thực vật đó là đặc điểm phân bố
của các cơ quan thành phần tạo nên quần xã theo không gian và thời gian.
Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần
thể thực vật. Tuy nhiên khái niệm về cấu trúc không chỉ bao gồm những nhân tố cấu
trúc về hình thái mà cả những cấu trúc về sinh thái.
Giữa cấu trúc hệ sinh thái rừng và sinh thái hệ sinh thái rừng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Bất kì một quy luật cấu trúc quần thể nào cũng có nội dung sinh
thái học bên trong nó. Khơng qn triệt quan điểm sinh thái trong khi nghiên cứu cấu
trúc hệ sinh thái rừng sẽ khơng có cơ sở khoa học để giải thích những quy luật cấu trúc
của quần thể thực vật.
Cấu trúc sinh thái gồm các nhân tố: tổ thành thực vật, dạng sống, tầng phiến.
Cấu trúc hình thái được phân biệt thành cấu trúc mặt phẳng đứng (hiện tượng
thành tầng) và cấu trúc trên mặt phẳng ngang (mật độ và mạng hình phân bố cây trong
3


quần thể). Vì vậy, mơ hình cấu trúc hình thái của quần thể thường được biểu diễn bằng
mơ hình cấu trúc không gian 3 chiều.
Nhân tố cấu trúc rừng là một nhân tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến
trình cạnh tranh giữa thực vật và cơ chế tác động lẫn nhau giữa chúng trong hệ sinh
thái rừng. Nhiều tài liệu cho biết, để tồn tại một loài cây u cầu cần có một diện tích
nhất định, mà diện tích này lại biến động theo tuổi cây, điều kiện khí hậu và loại đất.
Lượng cây quá nhiều làm tăng sự cạnh tranh giữa thực vật và phương tiện sống, làm
cho cây bị chèn ép mạnh, khả năng bị chết cao, làm suy yếu và đôi khi làm mất khả
năng tái sinh và năng lực sinh sản bằng chồi (VN. Xullasov, 1953, Knapp, 1954).
2.1.2 Đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái rừng
2.1.2.1 Tổ thành thực vật
Đặc điểm độc đáo quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là có tổ

thành lồi cây phong phú lạ thường. Tính phong phú về tổ thành lồi cây trước hết là
do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới thuận lợi và do tính chất cổ xưa của khu hệ thực vật
hệ sinh thái rừng mưa.
Tuy nhiên, do điều kiện lập địa và tính giàu có của khu hệ thực vật trong từng
địa phương khác nhau nên tính phong phú về tổ thành loài cây của hệ sinh thái rừng
mưa cũng có sự biến động lớn. PW Risa (1952) đã phân biệt hệ sinh thái rừng mưa
thành hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp và hệ sinh thái rừng mưa đơn ưu.
Hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp có tổ thành lồi cây phức tạp nhất, trong đó
khơng có một lồi cây nào giữ vai trò ưu thế, phần lớn các lồi cây chỉ có rất ít cá thể
đại diện trong quần thể. Đây là hệ sinh thái đặc trưng phổ biến của hệ sinh thái rừng
mưa.
Ở những hoàn cảnh kém thuận lợi hơn, điều kiện đất đai đặc biệt thì tổ thành hệ
sinh thái rừng mưa đơn ưu đơn giản hơn nhiều và có xu hướng chỉ có một vài lồi cây
giành được ưu thế. PW Risa (1952) gọi đó là hệ sinh thái rừng đơn ưu. Hệ sinh thái
rừng ngập mặn (Mangrove), hệ sinh thái đặc trưng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở
miền Nam là 1 thí dụ về hệ sinh thái rừng đơn ưu trong điều kiện nhiệt đới ở Việt
Nam.
Ngồi ra, trong q trình phục hồi hệ sinh thái rừng sau nương rẫy ở điều kiện
nhiệt đới còn xuất hiện những quần thể đơn ưu tạm thời. Rừng Bồ Đề
4


(Styraxtonkinensis) rừng Sau sau (Liquidambar formosana). Nhưng trong quá trình
phục hồi rừng tự nhiên sau này, sớm hay muộn những quần thể đơn ưu tạm thời như
thế sẽ bị thay thế, sẽ bị phủ định bởi những quần thể rừng mới có tính ổn định cao hơn
với điều kiện hồn cảnh.
2.1.2.2 Tầng phiến
Tầng phiến (Synusia) là thuật ngữ được Rubel sử dụng lần đầu tiên vào năm
1904 để phân tích quần xã thực vật. Nhưng chỉ đến năm 1918, thuật ngữ này mới
chính thức được các nhà sinh thái thực vật sử dụng rộng rãi. Theo Gams (1918), tầng

phiến có thể được hiểu theo 3 nghĩa sau:
- Tầng phiến là tập hợp các cá thể của cùng một loài nằm trong giới hạn một
vùng nhất định, tương tự như thuật ngữ quần thể loài.
- Tầng phiến là tập hợp các lồi cây khác nhau thuộc cùng một nhóm dạng sống
và gần gũi với nhau về nhịp điệu sinh trưởng theo mùa.
- Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau và cùng sinh sống trong một môi trường nhất định.
2.1.2.3 Tầng và hiện tượng phân tầng
V.N Sucasốp (1961) đã định nghĩa “Tầng là khái niệm sinh thái học, khái niệm
thực vật quần lạc học và cũng là khái niệm sinh địa quần lạc học, nó bao gồm nhiều
thực vật có hình thức sinh trưởng và đặc tính sinh thái giống nhau”.
Theo Thái Văn Trừng (1970, 1978) sự sắp xếp các cây gỗ rừng mưa nhiệt đới
theo chiều thẳng đứng thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây gỗ bụi, 1
tầng cỏ và dương xỉ. Đặc điểm cơ bản của các tầng như sau:
Tầng vượt tán (A1): Đây là tầng được hình thành bởi những cây gỗ cao đến
40m. Tham gia vào tầng này thường là những loài cây to lớn của họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae), họ Đậu (Fabaceae). Những loài cây
thuộc tầng này thường đặc điểm là cây thường xanh, tán lá rộng, đôi khi cũng gặp cây
rụng lá vào mùa khô lạnh. Tầng A1 không liên tục cả theo chiều ngang và chiều đứng.
Tầng ưu thế sinh thái (A2): Tầng này có chiều cao trung bình từ 20 – 30 m,
phân bố liên tục cả theo chiều đứng và chiều ngang. Những lồi cây gỗ hình thành
tầng này thường có đặc điểm là thân thẳng, tán lá tròn và hẹp, lá thường xanh. Tham

5


gia cấu tạo tầng này bao gồm các loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae),
họ phụ Vang (Caesalpinioideae), họ phụ trinh nữ (Mimosoideae)…
Tầng dưới tán (A3): Tầng này bao gồm những lồi cây có thân hình nhỏ,
mọc rải rác, cao trung bình từ 8 – 15 m, thuộc họ Bứa (Clusiaceae), họ Máu Chó

(Miristiaceae)… ngồi ra cấu tạo tầng này còn bao gồm những cây non, cây nhỡ của
các loài thuộc tầng trên.
Tầng cây bụi thấp (B): Tầng này cao từ 2 – 8 m, được hình thành từ những
loài cây bụi thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Na (Annanaceae)… ngồi ra, ở tầng
này cịn bao gồm nhiều loại cây thuộc các họ Dừa (Palmaceae), họ phụ tre nứa (Bam
busoideae). Các lồi cây tầng này thường có đặc điểm : chịu bóng cao, sinh trưởng rất
chậm, thân nhỏ bé, đơi khi chỉ có một thân độc nhất với một tùm lá ở trên ngọn.
Tầng cỏ quyết (C3): Tầng này bao gồm những lồi cây thân thảo có chiều
cao dưới 2 m, thuộc các họ Ơ rơ (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Gừng
(Zinziberaceae)…
2.1.2.4 Dạng sống
Trải qua một quá trình tiến hóa chọn lọc tự nhiên lâu dài, nhiều loài cây khác
nhau rất xa trong hệ thống phân loại, nhưng khi cùng chung sống với nhau trong một
hoàn cảnh sinh thái nhất định, để bảo tồn nịi giống đó địi hỏi phải có tính thích ứng
cao với các nhân tố mơi trường bên ngồi. Tính thích ứng đó biểu hiện bởi sự biến đổi
về cấu tạo giải phẫu, chức năng sinh lý… nhằm duy trì khả năng tồn tại của chúng
trong một sinh thái cảnh nhất định. Qua nhiều thế hệ, những biến đổi đó được lặp đi
lặp lại và trở thành đặc tính sinh vật học tương đối ổn định duy trì từ đời này sang đời
khác.
Dựa trên cơ sở đó các nhà sinh vật học đã đưa ra khái niệm về dạng sống:
“Dạng sống là 1 đơn vị phân loại sinh thái, nó bao gồm nhiều lồi thực vật có thể khác
nhau rất xa trong hệ thống phân loại tự nhiên nhưng cùng giống nhau về biện pháp và
con đường thích nghi với cùng một hồn cảnh sinh thái”.
Các dạng sống trong hệ sinh thái rừng mưa:
- Dạng sống các loài cây gỗ lớn.
- Dạng sống các loài cây dây leo.
- Dạng sống các loài cây thắt nghẹt.
6



- Dạng sống khác: phụ sinh, ký sinh, bán ký sinh và hoại sinh.
2.1.2.5 Ngoại mạo của các loài cây trong rừng mưa nhiệt đới
Rừng mưa nhiệt đới rất dễ gây cho những người lần đầu tiên tiếp xúc với nó ấn
tượng mạnh mẽ, vì nó có một số đặc điểm nhất định về ngoại mạo mà thường ít hoặc
khơng bao giờ thấy ở quần thể thực vật khác. Mặc dù tất cả các cây gỗ lớn rừng mưa
đều có nhiều đặc tính về hình thái chung với nhau, nhưng với mỗi tầng trong rừng lại
có những nét đặc trưng về ngoại mạo.
- Tập tính cây gỗ lớn: trong mọi tầng, thân các cây gỗ lớn mọc trong rừng mưa
đều có hình cột thẳng tắp và thường thon, mảnh hơn nhiều so với chính những lồi cây
đó mọc ở những quần lạc khác nhau.
- Hiện tượng cây có bạnh gốc.
- Tập tính cây bụi: theo Duriezt (1931) gọi là “cây gỗ lùn” hay “cây tí hon” đa
số đều chia cành ngay từ mặt đất và cách mặt không bao nhiêu.
- Hiện tượng hoa quả mọc trên thân.
- Thảm thực xanh ở mặt đất.
- Các dây leo.
- Thực vật thắt nghẹt hay “Ficus bóp cổ”.
- Thực vật phụ sinh: là nhóm thực vật bám trên thân và cành các cây gỗ lớn, cây
bụi và dây leo trong rừng, một số thậm chí cịn mọc trên đá hay cả lá tươi.
- Thực vật ký sinh và thực vật hoại sinh.
2.2 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng mưa nhiệt đới trên thế giới và ở trong
nước
2.2.1 Trên thế giới
Để mô tả cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, tác giả Richard và David (1934) đã sử
dụng bản vẽ trắc đồ đứng và ngang của quần xã thực vật. Richard cho rằng rừng mưa
nhiệt đới có khả năng tự phục hồi lại liên tục, tái sinh rừng theo lỗ trống do sự suy
vong của các thế hệ cây già cỗi là phổ biến.
Trong các cơng trình nghiên cứu của P.W Richard (1952), tác giả cuốn “Rừng
Mưa Nhiệt Đới” đã xem đặc trưng nổi bật là tuyệt đại bộ phận thực vật thân gỗ đều có
lá rộng thường xanh, ưa ẩm, thân có bạnh vè, hoa quả.


7


Theo Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình nhằm mục
đích khơng những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng
thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tại vị
trí 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt),… mà cịn xác định chính xác kích thước bình
qn của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch.
Những nghiên cứu về vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới:
Theo Van Stennit (1956), một đặc điểm tái sinh phổ biến, dễ thấy, dễ hiểu của
hệ sinh thái rừng nhiệt đới là tái sinh phân tán, liên tục.
Trong cơng trình của Richard PW_1952, Beward Rollet (1974) cho thấy các tái
sinh có dạng phổ cụm, một số ít có dạng phân bố Poisson.
Ở Châu Phi, theo số liệu của A. Obrêin (1938) nhận thấy cây con của các loài
ưu thế trong hệ sinh thái rừng mưa có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn. Ơng gọi hiện tượng
này là “không bao giờ sinh con đẻ cái” của các cây mẹ trong phần tầng cây gỗ của hệ
sinh thái rừng mưa.
Ở Châu Á, Budowski (1956), Bava (1954), Atitnot (1965) nhận định dưới tán
rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế cao.
2.2.2 Trong nước
Theo GS.TS Thái Văn Trừng (1970 – 1975) trước năm 1954, hầu như chỉ có
người Pháp thực hiện các nghiên cứu về rừng Đông Dương, trong số đó đáng kể nhất
là nghiên cứu của Paul Maraund (1943), tác giả cuốn “Lâm Nghiệp Đông Dương”.
Năm 1974, Đồng Sĩ Hiền khi lập biểu thể tích và độ thon thân cây đứng cho
rừng hỗn loài miền Bắc nước ta, đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố chiều cao
và phân bố hình dạng thân cây.
Năm 1983 -1986, có nghiên cứu về rừng thông 3 lá ở Lâm Đồng của TS.
Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố đã làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp
kinh doanh loại rừng này.

Trong những cơng trình nghiên cứu về kiểu rừng kín thường xanh có cấu tạo
phức tạp, ở nước ta đáng chú ý nhất là cơng trình nghiên cứu của TS.KH. Nguyễn Văn
Trương về “Quy luật cấu trúc của rừng gỗ hỗn loài”, tác phẩm xuất bản năm 1983.
Năm 1990, bằng mơ hình tốn học Weibull, Trần Văn Con đã mơ phỏng cấu
trúc số cây theo cấp kính (N/D) của rừng khộp. Qua mơ hình tốn học trên, ơng cho
8


rằng khi cịn non thì phân bố có dạng giảm, nhưng khi rừng càng lớn thì có xu hướng
chuyển sang phân bố đỉnh và lệch dần từ trái sang phải.
Về tái sinh rừng, cũng có những cơng trình nghiên cứu liên quan sau:
Cơng trình điều tra vùng Sơng Hiếu do Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng cùng
các chuyên gia Trung Quốc (1962 - 1963) cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên ở rừng
Sông Hiếu khá tốt.
Nghiên cứu của Trần Xuân Thiện năm 1995 ở Tây Bắc đã cho rằng khả năng
tái sinh tốt thường đạt từ 5000 – 8000 cây trên 1 ha.
Đối với khu vực VQG Cát Tiên, ngồi các cơng trình liên quan đến xây dựng
VQG của Phân Viện Điều Tra – Quy Hoạch II, cịn có một số luận văn tốt nghiệp liên
quan như:
Nguyễn Phúc Thịnh, năm 2001. “Bước đầu nghiên cứu cấu trúc rừng Vườn
Quốc Gia Nam Cát Tiên”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Khoa Thảo, Năm 2005. “Bước đầu tìm hiểu về cấu trúc rừng của Vườn
Quốc Gia Cát Tiên”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ngơ Huỳnh Lý, 2005. “Bước đầu nghiên cứu về cấu trúc của kiểu rừng kín
thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học
Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Lê Văn Sơn, 2005. “Bước đầu nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài trạng
thái IIB tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Trung, 2005. “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của

2 trạng thái IIIA1 và IIIA2 tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học
Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Bùi Nguyễn Thế Kiệt, 2006. “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
rừng trạng thái IIIB1 ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh.

9


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh:
- Huyện Tân Phú, Định Quán của tỉnh Đồng Nai.
- Huyện Cát Tiên, Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng.
- Huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên có toạ độ địa lý:
- Từ 11020’50” đến 11050’20” vĩ độ Bắc.
- Từ 107009’05” đến 107035’20” kinh độ đơng.
Với tọa độ địa lí trên Vườn Quốc Gia Cát Tiên Cát Tiên tiếp giáp vói các khu
vực sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước)
giới hạn bởi sơng Đồng Nai.
- Phía Nam giáp liên hiệp khoa học và sản xuất LNCN La Ngà huyện Định
Quán (tỉnh Đồng Nai) giới hạn bởi đường lộ 323. Phía Đơng giáp huyện Cát Tiên (tỉnh
Lâm Đồng) và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) giới hạn bởi sơng Đồng Nai.
- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai) và Lâm Trường Nghĩ
Trung (tỉnh Bình Phước).
Với tổng diện tích tự nhiên là 73.878 ha trong đó:

- Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 38.100 ha
- Khu Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 30.635ha
- Khu Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 5.143 ha
3.1.2 Địa hình
Đặc điểm nổi bật về địa hình của VQG Cát Tiên là ở cuối dãy Trường Sơn,
vùng chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam Bộ nên có cả địa hình vùng núi và
10


địa hình vùng đồi có độ cao tuyệt đối (độ cao so với mặt nước biển) từ 100 m – 670 m
chạy thấp dần theo hướng Bắc

Tây Bắc

Tây

Nam

Đông Nam với các độ

cao trung bình như sau:
- Ở phía Bắc và Đơng Bắc thuộc khu vực Bù Sầm xã Tiên Hồng tỉnh Lâm
Đồng thường có độ cao tuyệt đối từ 500 – 600 m với các núi: Dang Kla (675 m), Dang
Pốt (669 m), LaetBite Bê (659 m), Danpreum (600 m), núi Sân Bay (630 m)…
- Ở Phía tây Bắc gồm các xã: Phước Cát II, Tiên Hoàng, Phước Cát I, Gia Viễn
thuộc huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng thường có độ cao trung bình từ 350 m với các
đỉnh 414, 376, 353, 345…
- Ở phía Tây và Tây Nam gồm các xã: Đăng Hà (tỉnh Bình Phước), xã ĐakLua
(tỉnh Đồng Nai) thường có độ cao trung bình 300 m với các đỉnh 336, 284, 250, 200,
150 m…

- Ở phía Nam và Đơng Nam thường có độ cao trung bình nhỏ hơn 150 m
Do đặc điểm về địa hình của VQG Cát Tiên nói trên đã hình thành 4 kiểu địa
hình cơ bản (phân theo quy trình điều tra lập địa năm 1984 của Bộ Lâm Nghiệp cũ)
như sau:
Địa hình đồi núi thấp
Là phần cuối cùng của Cao Nguyên Trung Bộ có dạng bậc thềm khá rõ rệt,
thường có độ cao tuyệt đối từ 300 – 670 m, có độ dốc từ 200 – 300 , có nơi trên 300.
Địa hình thường là các dạng sườn dốc lớn phân bố giữa thung lũng Sơng suối và dạng
địa hình bằng phẳng, mức độ chia cắt khá phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối
như của sông Đồng Nai. Kiểu địa hình này hầu hết bao gồm khu Cát Lộc (phía Bắc
VQG), và một phần nhỏ của Lâm Trường Nghĩa Trung (khu Tây Cát Tiên) và khu vực
Lâm Trường Vĩnh An (khu Tây của Nam Cát Tiên).
Địa hình vùng đồi cao
Có độ cao tuyệt đối từ 200 – 300 m, là vùng thượng nguồn của nhiều con sông
lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Daklua, Dabao, Dabit, Samach…chủ yếu nằm ở
phía Tây và Tây Bắc giáp Lâm trường Vĩnh An tỉnh Đồng Nai và huyện Bù Đăng, có
độ dốc bình quân từ 150- 200 và địa hình chia cắt mạnh.

11


Địa hình vùng đồi trung bình
Thường tập trung ở phía Đông Bắc và Đông Nam của khu Nam Cát Tiên có độ
cao tuyệt đối từ 150 – 200 m, địa hình tuy có bị chia cắt khá mạnh nhưng ít hơn so với
vùng đồi cao, cũng hình thành các đỉnh đồi và hệ thống suối rõ rệt, có độ dốc trung
bình từ 50– 100.
Địa hình vùng đồi thấp
Tập trung phân bố ở phía Đơng và Đơng Nam của khu Nam Cát Tiên và phía
Nam của khu Bắc Cát Tiên có độ cao tuyệt đối < 150 m, thường có độ dốc < 50 với 2
dạng địa hình: vùng địa hình bậc thềm sơng Đồng Nai và dạng địa hình bậc thềm suối

xen kẽ với hồ, đầm.
3.1.3 Nhóm nhân tố đá mẹ – thỗ nhưỡng
Theo các tài liệu cũ để lại thì nền địa chất của khu vực VQG Cát Tiên ở thời kỳ
trước Kỷ Đệ Tứ, toàn miền được phủ một lớp trầm tích biển đặc trưng bởi đá phiến
thạch sét. Sau Kỷ Đệ Tứ được phủ một lớp phù sa cổ do sơng Cửu Long bồi đắp và
sau đó do hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những vùng thấp của khu
vực bị phủ lấp bởi lớp đá bọt núi lửa. Cùng với sự phun trào phủ lấp, q trình phong
hố bào mịn, rửa trơi, bồi tụ đã tạo nên một bề mặt địa hình như hiện nay.
Từ nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, Bazal, và Sầm phiến thạch đã
phát triển hình thành 4 loại đất chính của Vườn Quốc Gia Cát Tiên như sau:
Đất phát triển trên đất Bazal (Fk): loại đất có diện tích lớn nhất chiếm gần
60% diện tích tự nhiên của VQG và chủ yếu phân bố ở khu phía Nam của VQG, là
mộy loại đất giàu chất dinh dưỡng phân huỷ cho loại đất tốt, sâu, dày màu đỏ hoặc nâu
đỏ và nâu đen có nhiều đá Tubf núi lửa lộ đầu chưa bị phong hoá hết. Ở trên đất này,
rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng cũng
nhanh.
Đất phát triển trên đá cát (đá Sầm phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn
thứ hai của VQG vào khoảng 20% có phân bố chủ yếu ở phía Bắc của VQG (khu Cát
Lộc). Một số tài liệu gọi loại đất này là đất xám bạc màu trên đá axít hoặc đá cát. Về
độ phì của loại đất này kém phát triển trên đất Bazal. Nhưng do rừng chưa bị tàn phá
mấy nên nói chung đất vẫn cịn tốt.

12


Đất phát triển trên đá sét (Fs):Có diện tích khơng lớn tập trung chủ yếu ở
khu vực phía Nam xen kẽ các vạt đất Bazal. Loại đất này tuy có độ phì khá, nhưng
nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất rất dễ bị thối hố một
cách nhanh chóng.
Đất phát triển trên phù sầm cổ (Fo) (Đất xám bạc màu trên phù xa cổ):

Gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai cũng chiếm một
diện tích khơng nhỏ ở khu phía Bắc và phía Đơng Nam của VQG Cát Tiên. Thường
phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào
mùa mưa. Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước
ngầm nơng nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa
khô.
3.1.4 Khí hậu – thủy văn
3.1.4.1 Khí hậu
VQG Cát Tiên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2
mùa mưa và mùa khơ rõ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Do địa hình của VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình vùng núi và vùng đồi
có độ cao tuyệt đối khác nhau nên về khí hậu của 2 vùng có sự nhau rõ rệt giữa khu
Bắc và khu Nam VQG Cát Tiên.
Với số liệu ghi nhận được ở 2 trạm khí tượng Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng nằm
ở phía Đơng Bắc VQG trên độ cao 850 m và trạm khí tượng Xuân Lộc của tỉnh Đồng
Nai nằm ở phía Nam VQG Cát Tiên, thì các thơng số về khí hậu của 2 khu vực được
thể hiên như sau:
Bảng 3.1: Các thơng số về khí hậu ở VQG Cát Tiên
TT

Yếu tố khí hậu

Trạm Bảo Lộc

Trạm Xn Lộc

Nhiệt độ bình qn năm

21,50C


25,40C

Nhiệt độ TB tối cao

33,70C

30,80C

Nhiệt độ TB tối thấp

21,20C

21,30C

2

Lượng mưa bình quân

2542 mm

2185 mm

3

Độ ẩm tương đối TB năm

86%

83,6%


1

13


×