Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN HỖN LOÀI TRẠNG THÁI IIIA Ở KHU VỰC ĐÀ CỘ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN. 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TỰ NHIÊN HỖN LOÀI TRẠNG THÁI IIIA3 Ở KHU
VỰC ĐÀ CỘ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN.

Sinh viên thực hiện: LÝ KHÚC TRƯỜNG LÂM
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 – 2008

TP Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2008


GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TỰ NHIÊN HỖN LOÀI TRẠNG THÁI IIIA3 Ở KHU
VỰC ĐÀ CỘ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN.

Tác giả

LÝ KHÚC TRƯỜNG LÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN VĂN DONG



TP Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2008
i


LỜI CẢM TẠ
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành khóa luận cuối khóa,
cho phép tôi được gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến:


Trước hết, tôi gửi lòng biết ơn Cha mẹ và những người thân của tôi đã
hết lòng ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được thành quả
như ngày hôm nay.



Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô khoa Lâm Nghiệp, trường Đại Học
Nông Lâm Tp HCM, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Dong đã tận tình chỉ
dạy cho tôi những kinh nghiệm quý báu, cũng như hết lòng hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.



Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Vườn Quốc Gia Cát Tiên cùng
toàn thể cán bộ phòng kỹ thuật, kiểm lâm trạm Đà Cộ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên.




Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè giúp đỡ đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành khóa luận này.

TP.HCM, Ngày 10 tháng 07 năm 2008
Sinh viên

LÝ KHÚC TRƯỜNG LÂM

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................3
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng..............................................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng rừng tự nhiên nhiệt đới trên thế giới ......4
2.3. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng rừng tự nhiên nhiệt đới ở Việt Nam.......5
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC..............................................................................7
3.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới hành chính......................................................7
3.2. Địa hình địa thế................................................................................................7
3.2.1. Địa hình đồi núi thấp............................................................................8
3.2.2. Địa hình vùng đồi cao ..........................................................................8
3.2.3. Địa hình vùng đồi trung bình ...............................................................8
3.2.4. Địa hình vùng đồi thấp.........................................................................9
3.3. Nhóm nhân tố đá mẹ – thỗ nhưỡng .................................................................9
3.3.1. Đất phát triển trên đất Bazal(Fk) .........................................................9
3.3.2. Đất phát triển trên đá cát (đá Sầm phiến thạch) (Fq)...........................9
3.3.3. Đất phát triển trên đá sét (Fs)...............................................................9
3.3.4. Đất phát triển trên phù sầm cổ (Fo) (Đất xám bạc màu trên phù xa cổ)10

3.4. Nhóm nhân tố khí hậu – thủy chế..................................................................10
3.5. Nhóm nhân tố con người ...............................................................................11
3.6. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật.......................................................................12
3.6.1. Nhân tố di cư......................................................................................13
3.6.2. Nhân tố bản địa ..................................................................................14
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................16
4.1. Nội dung ........................................................................................................16
4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................16
4.1.2. Giới hạn vùng nghiên cứu..................................................................16
4.1.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................16
iii


4.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17
4.2.1. Công tác ngoại nghiệp........................................................................17
4.2.2. Công tác nội nghiệp ...........................................................................18
4.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu......................................................18
4.2.2.2. Phương pháp đánh giá kết quả ...............................................21
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................23
5.1. Kết cấu tổ thành loài thực vật ........................................................................23
5.2. Phân bố số cây theo đường kính (N – D1,3) ...................................................25
5.3. Phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) .......................................................27
5.4. Phân bố số cây theo tiết diện ngang (G,m2)...................................................28
5.5. Phân bố trữ lượng (M) theo tổ thành loài ......................................................30
5.6. Phân bố trữ lượng (M) theo cấp kính (D1,3)...................................................32
5.7. Phân bố diện tích tán ở các lớp trong không gian .........................................33
5.8. Tần số tích luỹ tán trong không gian .............................................................35
5.9. Độ tàn che của rừng .......................................................................................36
5.10. Độ hỗn giao..................................................................................................37
5.11. Phân bố chiều cao cây tái sinh.....................................................................37

5.12. Mối tương quan hồi quy giữa các chỉ tiêu nghiên cứu ................................38
5.12.1. Mô hình hóa quy luật phân bố tần số (N – Hvn, N – D1,3)................38
5.12.2. Mối tương quan hồi quy giữa Hvn – D1,3 và Dt – D1,3.......................41
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................45
6.1. Kết luận..........................................................................................................45
6.1.1. Về kết cấu tổ thành loài .....................................................................45
6.1.2. Về phân bố số cây theo đường kính...................................................45
6.1.3. Về phân bố số cây theo chiều cao......................................................45
6.1.4. Về phân bố số cây theo tiết diện ngang .............................................45
6.1.5. Về phân bố trữ lượng theo tổ thành loài ............................................46
6.1.6. Về phân bố trữ lượng theo cấp kính...................................................46
6.1.7. Về phân bố diện tích tán ở các lớp trong không gian ........................46
6.1.8. Về tần số tích lũy tán trong không gian .............................................46
6.1.9. Về độ tàn che của rừng ......................................................................46
iv


6.1.10. Về độ hỗn giao .................................................................................46
6.1.11. Về phân bố chiều cao cây tái sinh....................................................47
6.2. Kiến nghị........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC .....................................................................................................................49

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thông số về khí hậu ở VQG Cát Tiên ..........................................................10
Bảng 5.1. Tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu ...........................................................24

Bảng 5.2. Phân bố số cây theo đường kính ...................................................................26
Bảng 5.3. Phân bố số cây theo chiều cao ......................................................................27
Bảng 5.4. Phân bố số cây theo tiết diện ngang..............................................................29
Bảng 5.5. Phân bố trữ lượng (M) theo tổ thành loài .....................................................30
Bảng 5.6. Phân bố trữ lượng theo cấp kính ...................................................................32
Bảng 5.7. Phân bố diện tích tán theo các cấp chiều cao................................................34
Bảng 5.8. Tần số tích lũy tán trong không gian ............................................................35
Bảng 5.9. Phân bố chiều cao cây tái sinh ......................................................................38
Bảng 5.10. Phân bố tương quan giữa N – Hvn ...............................................................39
Bảng 5.11. Phân bố tương quan giữa LogN – LogD.....................................................40
Bảng 5.12. Phân bố tương quan giữa Hvn – D1,3 ............................................................42
Bảng 5.13. Phân bố tương quan giữa Dt – D1,3..............................................................43

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 5.1. Đường biểu diễn số cây theo cấp đường kính...........................................26
Biểu đồ 5.2. Đường biểu diễn phân bố số cây theo chiều cao ......................................28
Biểu đồ 5.3. Đường biểu diễn số cây theo tiết diện ngang............................................29
Biểu đồ 5.4. Phân bố trữ lượng theo tổ thành loài.........................................................31
Biểu đồ 5.5. Đường biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính ...................................33
Biểu đồ 5.6. Phân bố diện tích tán ở các lớp trong không gian.....................................34
Biểu đồ 5.7. Đường biểu diễn tần số tích lũy tán trong không gian..............................36
Biểu đồ 5.8. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao....................................................38
Biểu đồ 5.9. Phân bố % số cây theo chiều cao ..............................................................40
Biểu đồ 5.10. Phân bố tương quan LogN – LogD1,3 .....................................................41
Biểu đồ 5.11. Phân bố tương quan giữa Hvn và D1,3 ......................................................42
Biểu đồ 5.12. Phân bố tương quan giữa Dt – D1,3 .........................................................43


vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Cv

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết

DT

Đường kính tán cây, m

f1,3

Hình số thân cây

G1,3


Tiết diện ngang 1,3, m2

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

log

Logarit thập phân (cơ số 10)

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P

Mức ý nghĩa (xác suất)


r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

VQG

Vườn Quốc Gia

viii


TÓM TẮT
“Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài trạng

thái IIIA3 ở khu vực Đà Cộ tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên”.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km. Có diện
tích 73.878 ha và nằm trên 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước. Kết cấu chính
của rừng Cát Tiên là rừng mưa nhiệt đới được xem như là một Amazon tại Đông Nam
Á với hệ sinh thái, các loài và nguồn gen có tính đa dạng sinh học cao.
Mục tiêu của nghiên cứu là để làm sáng tỏ một số đăc điểm cấu trúc (đường
kính, chiều cao và thể tích) và sự tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIIA3.
Để giải quyết vấn đề, tác giả áp dụng phương pháp quan sát và khảo sát thực tế những
ô tiêu chuẩn, mô tả và phân tích sự kiện xảy ra trong rừng tự nhiên.
Để đưa ra những kết luận và đặc tính cấu trúc cơ bản của trạng thái rừng IIIA3
ta tiến hành lập 5 ô tiêu chuẩn, với diện tích mỗi ô 2.000 m2 (40 m x 50 m), chỉ lấy
những cây có đường kính D1,3 ≥ 8 cm, thiết lập 8 ô dạng bản với diện tích 4 m2 để thu
thập dữ liệu những cây bụi và cây nhỏ trong khu vực tái sinh. Số liệu thu thập được
được xử lý bằng phần mềm thống kê như Excel.
Một số kết luận chính:
 Tổ thành loài của lâm phần này khá đa dạng với 69 loài. Số lượng Bằng lăng và
Trâm chiếm tỉ lệ cao (từ 30 – 40% loài của lâm phần). Họ Dầu gồm 5 loài, các
loài quý hiếm và có giá trị gồm 3 loài.
 Phân bố chiều cao là dạng phân bố nhiều đỉnh, tập trung trong lớp chiều cao từ
4 – 18 m, ở lớp trên số lượng cây giảm dần. Tầng tán rừng thì không được phân
biệt rõ ràng.
 Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần giảm dần. Số cây trong lớp
đường kính từ 7 – 27 cm chiếm tỉ lệ cao (>76%). Đường kính càng lớn số cây
càng ít.
 Phân bố chiều cao của lâm phần được thể hiện bằng hàm Weibull.

ix


 Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần được thể hiện bằng hàm log N =

a + b * log D1,3.
 Phân bố diện tích tán trong không gian tập trung ở lớp chiều cao từ 16 – 22 m.
 Tần số tích lũy tán tập trung ở lớp chiều cao từ 14 – 22 m chiếm tỉ lệ cao
(>59%).
 Phân bố trữ lượng theo đường kính tập trung ở cấp đường kính từ 37 – 87 cm.
 Phân bố trữ lượng theo thành phần loài: loài Bằng lăng và một số loài khác như:
Gõ mật, Cẩm lai, Cóc rừng, Thị núi, Cẩm lai vú, có số lượng hoặc tỉ lệ cao(>
75% trữ lượng trong lâm phần). Riêng loài Bằng lăng có số lượng chiếm tỉ lệ
51,76%.
 Độ tàn che của lâm phần là 66%.
 Phân bố số cây tái sinh ở cấp chiều cao H < 2 m chiếm tỉ lệ cao (50 – 70% tổng
số cây tái sinh trong lâm phần. Số cây tái sinh trong lâm phần phát triển khá tốt
(11.614 cây/ha). Điều này chỉ ra sự phát triển liên tục của những lớp cây rừng
khi các cây già biến mất.

x


SUMMARY
“Contribute to study on structure characteristics of IIIA3 forest type at Da Co
area of Cat Tien National Park”.
Cat Tien National Park lies approximately 150 Km of Ho Chi Minh City, Viet
Nam. It comprise 73,878 ha in total and straddles 3 province: Dong Nai, Lam Dong,
Binh Phuoc. Primitive tropical rain forest in Cat Tien are seen as an Amazon in
Southeast Asia with high biodiversity on ecosystems; Species and genetic values.
Objectives of the study are to clarify characteritic in term of species composition
structure (diameter, height and volume) and natural regeneration of IIIA3 forest type.
To solve the issue, the author applies observational surveying in temporary
sample plots, describes and analysis events occur in natural forest.
Consequently consolidating and withdraw basic structure feature of IIIA3 forest

type. Totally 5 sample plot have been set up with the dimension of 2,000 m2 each (40
m x 50 m) to collect data of standing trees (D1,3 ≥ 8 cm). Establishing 8 subplot of 4
m2 each to access impact of shrubs and ground vegetation on natural regeneration.
Data collected are processed in computer with statistical software such as Excel.
Main study conclusion were:
 Species composition of this forest type was quite abundant with 69 species; of
which, Lagestroemia and Syzygium species account for high proportion (from
30 – 40 % of the total species in the stand); Dipterocapaceae group consist 5
species, and rare and value group consist 3 species.
 Height distribution was multi – modal, concentrating in height class 4 – 18 m,
above this class number of trees decrease. Forest storey was not clearly
differentiated.
 Distribution of trees by diameter classes of the stand was decreasing. Number
of trees in diameter class of 7 – 27 cm account for major proportion (>76%).
The larger the diameter, the less the number of trees.
 Height distribution of the stand can denoted with Weibull function.
xi


 And distribution of trees by diameter classes of the stand can denoted with
function: log N = a + b * log D1,3.
 Canopy areas distribution of height classes by space stand concentrating in
height classes 16 – 22 m.
 Crown hoard frequency of trees in height classes of 14 – 22 m account for quite
high proportion (>59%).
 Volume distribution by diameter classes concentrating in diameter class of 37 –
87 cm
 For volume distribution by species composition; Lagestroemia sp and another

species as: Sindora siamensis var siamensis, Dalbergia cochinchinensis Pierre,

Spondias pinnata Kuij, Diospyros sp, Anisoptera costata Kortn, Parinari
annamensis Hance, account or high proportion (>75% of the total volume in
stand); Of which, Lagestroemia sp that is species account for proportion as
51,76%.
 Crown coverage of stand is 66%.

 Distribution of regeneration trees by heigh class concentrating in H < 2 m
account for high proportion (from 50 – 70% of the total regeneration in the
stand). Regeneration of the stand was rather good (11,614 trees/ha). This shows
the continuous development of forest generations when older trees disappear.

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
Lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Ngoài
việc cung cấp gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ, rừng còn “lá phổi xanh” của trái đất, đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đất đai, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt,
thiên tai, bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo tồn nguồn gien động thực vật.
Ngày nay trước sự thay đổi của khí hậu và sự suy giảm tính đa dạng sinh học,
chúng ta phải quan tâm đến tầm quan trọng của tài nguyên có thể tái tạo được, sự cần
thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Mọi người cũng đã nhận
thấy sự thiếu hụt lương thực, thực phẩm, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên không
thể tái tạo và nguồn năng lượng đang ảnh hưởng đến đời sống con người và các chính
sách của nhà nước.
Được sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, có sự cộng tác hiệu quả của các cấp,
các ngành và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, ngành lâm nghiệp đã có những
chuyển biến tích cực và đúng đắn, về phát triển bền vững, lấy bảo vệ và xây dựng vốn
rừng làm nhiệm vụ cơ bản. Công tác quản lý của nhà nước về lâm nghiệp đã có nhiều

tiến bộ, phân công phân cấp rõ rệt hơn.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên được thành lập từ năm 1992, là một trong những
vườn quốc gia với kiểu rừng đặc trưng riêng của khu vực Đông Nam Bộ, với thành
phần động thực vật phong phú và đa dạng, là nơi sống của nhiều loài cây và thú quý
hiếm, đặc biệt là loài tê giác một sừng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Đã có nhiều nghiên cứu về động thái của hệ sinh thái rừng, về quy luật sinh
trưởng và phát triển của cây rừng, thành phần và sự phân bố của các loài cây. Cấu trúc
rừng cũng là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng được các nhà nghiên
cứu quan tâm. Việc hiểu biết cấu trúc rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên,
nó là thông tin cơ bản để so sánh và phân loại các quần xã thực vật với nhau. Thứ hai,
đó là kết quả phản ánh mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các loại cây với nhau, giữa
1


thực vật và các dạng sống khác, cũng như thực vật và môi trường. Thông qua nghiên
cứu cấu trúc quần xã thực vật rừng, nhà lâm học có thể hiểu được tính chất phức tạp
của hệ thực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần quần xã thực vật rừng.
Ngoài ra việc nghiên cứu về cấu trúc rừng còn cho phép nhận ra được nhiều chỉ dẫn tốt
về sinh thái cảnh và sinh vật cảnh của quần xã thực vật.
Được sự đồng ý của quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông
Lâm Tp Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Dong, tôi quyết
định thực hiện đề tài: “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự
nhiên hỗn loài trạng thái IIIA3 ở khu vực Đà Cộ tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên”.
Qua đó, nhằm tìm hiểu cấu trúc có tính đa dạng của kiểu rừng này tại Vườn
Quốc Gia Cát Tiên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần bảo vệ
và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.

2



Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự tổ chức sắp xếp các thành phần quần xã thực vật theo không
gian và thời gian. Sự phân bố của quần xã thực vật trong không gian thể hiện theo hai
khía cạnh: theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang của rừng (TS. Nguyễn Văn
Thêm).
Theo Richards (1952) trong cuốn “Rừng mưa nhiệt đới” cho rằng: “Một quần
xã thực vật bao gồm các loài cây có hình dạng khác nhau nhưng tạo ra một hoàn cảnh
sinh thái nhất định được sắp xếp một cách tự nhiên và hợp lý trong không gian…”.
Còn theo Meyer (1952), Turbull (1963), Rollet (1969), thì “Cấu trúc” để chỉ sự
phân bố cây gỗ theo cấp kính hoặc là phân bố của tiết diện ngang thân cây theo cấp
đường kính.
Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần
thể thực vật rừng. Nghiên cứu cấu trúc rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu
tiên, nó là thông tin cơ bản để so sánh và phân loại các quần xã thực vật với nhau. Thứ
hai, đó là kết quả phản ánh mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các loại cây với nhau,
giữa thực vật và các dạng sống khác, cũng như thực vật và môi trường. Ngoài ra, nó
còn cho phép nhận được nhiều chỉ dẫn tốt về sinh thái cảnh và sinh vật cảnh của quần
xã thực vật.
Cấu trúc sinh thái bao gồm: tổ thành thực vật, dạng sống, tầng phiến.
Tổ thành thực vật là đặc điểm độc đáo quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng
mưa nhiệt đới, thể hiện tính phong phú về tổ thành loài cây. Tính phong phú về tổ
thành loài cây trước hết là do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới thuận lợi và do tính chất
cổ xưa của khu hệ thực vật hệ sinh thái rừng mưa. Hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp có
tổ thành loài cây phức tạp nhất, trong đó không có một loài cây nào giữ vai trò ưu thế,

3



phần lớn các loài cây chỉ có rất ít cá thể đại diện trong quần thể. Đây là hệ sinh thái
đặc trưng phổ biến của hệ sinh thái rừng mưa (TS. Nguyễn Văn Thêm).
Tầng phiến (Synusia) là thuật ngữ được Rubel sử dụng lần đầu tiên vào năm
1904 để phân tích quần xã thực vật. Nhưng chỉ đến năm 1918 thuật ngữ này mới chính
thức được các nhà sinh thái thực vật sử dụng rộng rãi. Theo Gams (1918), tầng phiến
có thể được hiểu theo 3 nghĩa sau đây:
 Tầng phiến là tập hợp các cá thể của cùng một loài nằm trong giới hạn
một vùng nhất định, tương tự với thuật ngữ quần thể loài.
 Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau thuộc cùng một nhóm dạng
sống và gần gũi với nhau về nhịp điệu sinh trưởng theo mùa.
 Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau thuộc các dạng sống khác
nhau, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng sinh sống trong
một môi trường nhất định.
Dạng sống: theo E. Warming (1901), thành phần dạng sống là tập hợp các
nhóm cây, mặc dù có sự khác nhau về hệ thống phân loại, nhưng đều có khả năng
thích ứng với những điều kiện sống nhất định, có sự tương đồng về cấu tạo, chức năng
sinh lý và tập tính sinh học. Trong một quần xã thực vật nhất là rừng mưa, có thể gặp
rất nhiều thành phần dạng sống khác nhau.
Các dạng sống trong hệ sinh thái rừng mưa:
 Dạng sống các loài cây gỗ lớn.
 Dạng sống các loài cây dây leo.
 Dạng sống các loài cây thắt nghẹt.


Dạng sống khác: phụ sinh, ký sinh, bán ký sinh và hoại sinh.

2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng rừng tự nhiên nhiệt đới trên thế giới
Để nguyên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới Davis và Richards (1934) đã dùng
phương pháp lập biểu đồ trắc diện đứng và ngang.
Trong cuốn “Rùng mưa nhiệt đới” của P.W Richards đã coi đặc trưng nổi bật

của đại đa số thực vật thân gỗ đều có lá rộng thường xanh, ưa ẩm,thân có bạnh vè, hoa
quả và rễ thân cây.
Theo Prodan (1952), quy luật phân bố của rừng chủ yếu theo đường kính D1,3
có sự liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh. Theo ông,
4


thì giá trị đặc trưng nhất cho rừng là sự phân bố cây theo đường kính, đặc biệt là rừng
tự nhiên hỗn loài, nó phản ánh được các lâm sinh của rừng. Điều đó được chấp nhận
và kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố đường kính của rừng tự
nhiên có quy luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều ở cấp kính nhỏ do bởi có
nhiều loài, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Song ở các cỡ kính lớn chỉ có một số loài nhất
định do đặc tính sinh học hay nhờ vị trí thuận lợi trong rừng mới có khả năng tồn tại
và phát triển.
Theo Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình nhằm mục
đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng
thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao vứt ngọn (Hvn), đường kính tại vị
trí 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt),… mà còn xác định chính xác kích thước bình
quân của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.
2.3. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng rừng tự nhiên nhiệt đới ở Việt Nam
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng giúp ta có thể hiểu được tính chất phức tạp của
hệ thực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần quần xã thực vật. Trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về cấu trúc rừng.
Theo GS.TS Thái Văn Trừng (1970 – 1978) trước năm 1954, hầu như chỉ có
người Pháp thực hiện các nghiên cứu về rừng Đông Dương, trong số đó đáng kể nhất
là nghiên cứu của Paul Maraund (1943), tác giả cuốn “Lâm Nghiệp Đông Dương”.
Về sau, rừng nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Đầu
tiên là công trình nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1961) trong cuốn “Thảm thực vật
rừng” và Trần Ngũ Phương (1965) trong cuốn “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc

Việt Nam”.
Năm 1974, Đồng Sĩ Hiển khi lập biểu thể tích và độ thon thân cây đứng cho
rừng hỗn loài miền Bắc nước ta đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố chiều cao
và phân bố hình dạng thân cây.
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu về cấu trúc rừng gỗ hỗn loài đã tập
trung nghiên cứu một số cấu trúc đứng của cây, cấu trúc của thân cây theo cấp đường
kính, cấu trúc thân cây và tổng diện ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây, tình
hình tái sinh và diễn thế các thế hệ của rừng…
5


Năm 1983 –1986, TS Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố đã nghiên cứu cấu
trúc rừng thông 3 lá ở Lâm Đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh
rừng.
Năm 1990, Trần Văn Con với mô hình toán học Weibull đã mô phỏng cấu trúc
số cây theo cấp kính (N/D) của rừng khộp. Ông cho rằng khi còn non thì phân bố có
dạng giảm, nhưng khi rừng càng lớn thì có xu hướng chuyển sang phân bố đỉnh và
lệch dần từ trái sang phải.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của Viện điều tra Quy hoạch
rừng như:
 Báo cáo điều tra tái sinh thiên nhiên rừng lưu vực sông Hiếu (1964)
 Báo cáo kết quả tài nguyên rừng Đống Nai, Sông Bé, Tây Ninh (1983).
Đối với khu vực Vườn Quốc Gia Cát Tiên, ngoài một số công trình nghiên cứu
của phân viện điều tra quy hoạch rừng II còn có một số luận văn tốt nghiệp của các
sinh viên như:
 “Bước đầu nghiên cứu cấu trúc rừng Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên” _
Nguyễn Phúc Thịnh (năm 2001).
 “Bước đầu tìm hiểu về cấu trúc rừng của Vườn Quốc Gia Cát Tiên” _
Nguyễn Khoa Thảo (Năm 2005).
 “Bước đầu nghiên cứu về cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh ẩm

nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên” _ Ngô Huỳnh Lý (2005).
 “Bước đầu nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài trạng thái IIB tại
Vườn Quốc Gia Cát Tiên” _ Lê Văn Sơn (2005).
 “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của 2 trạng thái IIIA1 và
IIIA2 tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên” _ Nguyễn Đức Trung (2005).
 “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIB1 ở
Vườn Quốc Gia Cát Tiên” _ Bùi Nguyễn Thế Kiệt (2006).

6


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC
3.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới hành chính
Vườn Quốc Gia Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh:
 Huyện Tân Phú, Định Quán của tỉnh Đồng Nai.
 Huyện Cát Tiên, Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng.
 Huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước.
Có toạ độ địa lý:
 Từ 11020’50” đến 11050’20” vĩ độ Bắc
 Từ 107009’05” đến 107035’20” kinh độ Đông.
Và tiếp giáp giới hạn:
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình
Phước) giới hạn bởi sông Đồng Nai.
 Phía Nam giáp liên hiệp khoa học và sản xuất LN - CN La Ngà huyện
Định Quán (tỉnh Đồng Nai) giới hạn bởi đường lộ 323. Phía Đông giáp
huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) giới
hạn bởi sông Đồng Nai.
 Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai) và Lâm Trường
Nghĩa Trung (tỉnh Bình Phước).

Với tổng diện tích tự nhiên là 73.878 ha trong đó:
 Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 38.100 ha
 Khu Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 30.635 ha
 Khu Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 5.143 ha
3.2. Địa hình địa thế
Đặc điểm nổi bật về địa hình của VQG Cát Tiên là ở cuối dãy Trường Sơn,
vùng chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam Bộ nên có cả địa hình vùng núi và
địa hình vùng đồi có độ cao tuyệt đối (độ cao so với mặt nước biển) từ 100 – 670 m
7


chạy thấp dần theo hướng Bắc  Tây Bắc  Tây  Nam  Đông Nam với các độ
cao trung bình như sau:
Ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc khu vực Bù Sầm, xã Tiên Hoàng, tỉnh Lâm
Đồng thường có độ cao tuyệt đối từ 500 – 600 m với các núi:Dang Kla (675 m), Dang
Pốt (669 m), LaetBite Bê (659 m), Danpreum (600 m), núi Sân Bay (630 m)…
Ở Phía tây Bắc gồm các xã: Phước Cát II, Tiên Hoàng, Phước Cát I, Gia Viễn
thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng thường có độ cao trung bình từ 350 m với các
đỉnh 414, 376, 353, 345…
Ở phía Tây và Tây Nam gồm các xã: Đăng Hà (tỉnh Bình Phước), xã Đaklua
(tỉnh Đồng Nai) thường có độ cao trung bình 300 m với các đỉnh 336, 284, 250, 200,
150 m…
Ở phía Nam và Đông Nam thường có độ cao trung bình nhỏ hơn 150 m
Do đặc điểm về địa hình của VQG Cát Tiên nói trên đã hình thành 4 kiểu địa
hình cơ bản (phân theo quy trình điều tra lập địa năm 1984 của Bộ Lâm Nghiệp cũ)
như sau:
3.2.1. Địa hình đồi núi thấp
Là phần cuối cùng của Cao Nguyên Trung Bộ có dạng bậc thềm khá rõ rệt,
thường có độ cao tuyệt đối từ 300 – 670 m, có độ dốc từ 200 – 300 , có nơi trên 300.
Địa hình thường là các dạng sườn dốc lớn phân bố giữa thung lũng. Sông suối

và dạng địa hình bằng phẳng, mức độ chia cắt khá phức tạp và cũng là đầu nguồn của
các suối như của sông Đồng Nai. Kiểu địa hình này hầu hết bao gồm khu Cát Lộc
(phía Bắc VQG), và một phần nhỏ của Lâm Trường Nghĩa Trung (khu Tây Cát Tiên)
và khu vực Lâm Trường Vĩnh An (khu Tây của Nam Cát Tiên).
3.2.2. Địa hình vùng đồi cao
Có độ cao tuyệt đối từ 200 – 300 m, là vùng thượng nguồn của nhiều con sông
lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Daklua, Dabao, Dabit, Samach…chủ yếu nằm ở
phía Tây và Tây Bắc giáp Lâm trường Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai và huyện Bù Đăng, có
độ dốc bình quân từ 150– 200 và địa hình chia cắt mạnh.
3.2.3. Địa hình vùng đồi trung bình
Thường tập trung ở phía Đông Bắc và Đông Nam của khu Nam Cát Tiên có độ
cao tuyệt đối từ 150 – 200 m, địa hình tuy có bị chia cắt khá mạnh nhưng ít hơn so với
8


vùng đồi cao, cũng hình thành các đỉnh đồi và hệ thống suối rõ rệt, có độ dốc trung
bình từ 50 – 100.
3.2.4. Địa hình vùng đồi thấp
Tập trung phân bố ở phía Đông và Đông Nam của khu Nam Cát Tiên và phía
Nam của khu Bắc Cát Tiên có độ cao tuyệt đối < 150 m, thường có độ dốc < 50 với 2
dạng địa hình: vùng địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng địa hình bậc thềm suối
xen kẽ với hồ, đầm.
3.3. Nhóm nhân tố đá mẹ – thỗ nhưỡng
Theo các tài liệu cũ để lại thì nền địa chất của khu vực VQG Cát Tiên ở thời kỳ
trước Kỷ Đệ Tứ, toàn miền được phủ một lớp trầm tích biển đặc trưng bởi đá phiến
thạch sét. Sau Kỷ Đệ Tứ được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp và
sau đó do hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những vùng thấp của khu
vực bị phủ lấp bởi lớp đá bọt núi lửa. Cùng với sự phun trào phủ lấp, quá trình phong
hoá bào mòn, rửa trôi, bồi tụ đã tạo nên một bề mặt địa hình như hiện nay.
Từ nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, Bazal, và Sầm phiến thạch đã

phát triển hình thành 4 loại đất chính của Vườn Quốc Gia Cát Tiên như sau:
3.3.1. Đất phát triển trên đất Bazal(Fk)
Loại đất có diện tích lớn nhất chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của VQG và
chủ yếu phân bố ở khu phía Nam của VQG, là một loại đất giàu chất dinh dưỡng phân
huỷ cho loại đất tốt, sâu, dầy màu đỏ hoặc nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tubf núi lửa
lộ đầu chưa bị phong hoá hết. Ở trên đất này, rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ
quý và khả năng phục hồi của rừng cũng nhanh.
3.3.2. Đất phát triển trên đá cát (đá Sầm phiến thạch) (Fq)
Chiếm diện tích lớn thứ hai của VQG vào khoảng 20% có phân bố chủ yếu ở
phía Bắc của VQG (khu Cát Lộc). Một số tài liệu gọi loại đất này là đất xám bạc màu
trên đá axít hoặc đá cát. Về độ phì của loại đất này kém phát triển trên đất Bazal.
Nhưng do rừng chưa bị tàn phá mấy nên nói chung đất vẫn còn tốt.
3.3.3. Đất phát triển trên đá sét (Fs)
Có diện tích không lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam xen kẽ các vạt
đất Bazal. Loại đất này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới
nặng nên khi mất rừng thì đất rất dễ bị thoái hoá một cách nhanh chóng.
9


3.3.4. Đất phát triển trên phù sầm cổ (Fo) (Đất xám bạc màu trên phù xa cổ)
Gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai cũng chiếm một
diện tích không nhỏ ở khu phía Bắc và phía Đông Nam của VQG Cát Tiên. Thường
phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào
mùa mưa. Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước
ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa
khô.
3.4. Nhóm nhân tố khí hậu – thủy chế
Vườn Quốc Gia Cát Tiên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trong năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Do địa hình của VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình vùng núi và vùng đồi
có độ cao tuyệt đối khác nhau nên về khí hậu của 2 vùng có sự nhau rõ rệt giữa khu
Bắc và khu Nam VQG Cát Tiên.
Với số liệu ghi nhận được ở 2 trạm khí tượng Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng nằm
ở phía Đông Bắc VQG trên độ cao 850 m và trạm khí tượng Xuân Lộc của tỉnh Đồng
Nai nằm ở phía Nam VQG Cát Tiên, thì các thông số về khí hậu của 2 khu vực được
thể hiên như sau:
Bảng 3.1. Thông số về khí hậu ở VQG Cát Tiên
TT

Yếu tố khí hậu

Trạm Bảo Lộc

Trạm Xuân Lộc

Nhiệt độ bình quân năm

21,50C

25,40C

Nhiệt độ TB tối cao

33,70C

30,80C

Nhiệt độ TB tối thấp


21,20C

21,30C

2

Lượng mưa bình quân

2.542 mm

2.185 mm

3

Độ ẩm tương đối TB năm

86%

83,60%

1

Với các thông số khí hậu nói trên ta sẽ dường nào hình dung được tính đa dạng
về thành phần loài ở VQG như thế nào trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ tương thích
cho sự phát triển của các loài nhiệt đới.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên có một hệ thống sông suối, đầm, bầu rất phong phú và
đa dạng bao gồm:

10



 Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông VQG với
chiều dài vào khoảng gần 90 km chạy từ thôn Năm (Trạm Bù Sa) của xã
Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến ấp Tà Lài thuộc huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có lưu lượng nước bình quân là 405 m3/ngày.
 Có nhiều hệ thống suối lớn phân bố tương đối đều trong VQG như:
Suối Leh, Đar’soni, suối Đambri, Đa thai, ĐaceNac, Đa Nhor (khu
vực Bắc Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng)
Suối ĐaLouha, Dabitt, Đa Bao, Đa Thai, Đasemath (khu vực Nam
Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai)
Hầu hết các hệ suối này đều đổ ra sông Đồng Nai và còn nước trong mùa khô.
Có nhiều đầm và bầu nước với diện tích khá lớn như: Bầu Sấu, Bầu Chim, Bầu
Cá, Bầu Tái Bình Dương, Bầu Rau Muống (Khu Nam Cát Tiên); đầm Nà Ngao, Đầm
Lươn (khu Tây Cát Tiên) và các đầm 1, 2, 3, 4, (khu Bắc Cát Tiên) có mực nước từ 1,5
– 2,5 m trong mùa mưa và 0,5 – 1,0 m trong mùa khô.
Quanh các đầm, bầu và suối lớn thường xuyên ẩm ướt và ngập nước vào mùa
mưa nên có nhiều cây bụi, cây cỏ, song mây, tre, lồ ô và dây leo phát triển mạnh hình
thành thảm thực vật vùng ngập nước phong phú và đa dạng.
3.5. Nhóm nhân tố con người
Qua tìm hiểu trong dân và nhiều tài liệu để lại thì rừng VQG Cát Tiên trước đây
là khu rừng già gỗ lớn, che phủ hầu hết trên diện tích khu vườn với nhiều chủng loại
cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao của các họ chiếm ưu thế như: Dầu (Diptercarpus),
Sao (Hopea), Chai (Shorea), Vên Vên (Anisoptera), Làu táu (Vatica) thuộc họ Sao
Dầu (Diptercarpaceae); Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Căm xe (Xylia xylocrpa) thuộc họ
Đậu (Fabaceae); Bằng Lăng (Lagestroemia) thuộc họ Tử Vi (Lythraceae); Gội
(Aglaia), Huỳnh đường (Dysoxylum) thuộc họ Xoan (Meliaceae), họ Re (lauraceae),
họ Dẻ (Fagaceae)… nhưng trải qua hàng chục năm trở lại đây (nhất là từ năm 1976
đến năm 1995) rừng của VQG Cát Tiên chịu 2 áp lực từ bên ngoài tác động khai thác
rừng quá mức là:
 Lực lượng quốc doanh nhà nước: có các đơn vị Lâm trường Vĩnh An,

Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật LNCN La Ngà, Đoàn 600 của Quân khu
7 làm kinh tế (khu vực Nam Cát Tiên), Lâm trường Nghĩa Trung, Lâm
11


trường Thống Nhất (khu Tây Cát Tiên), Lâm trường Cát Tiên, Lâm
trường Bảo Lộc (khu Bắc Cát Tiên) v.v…Hầu hết các đơn vị quốc doanh
này đều đóng đơn vị ở bao quanh khu VQG đã khai thác lạm dụng gỗ
kinh tế một cách bừa bãi không có kế hoạch hoặc giải pháp kỹ thuật để
phục hồi lại rừng.
 Lực lượng dân địa phương ở vùng đệm xung quanh VQG của các xã
trong huyện: Tân Phú, Định Quán của tỉnh Đồng Nai; huyện Cát Tiên,
Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng; huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước hàng
năm đều có xâm nhập vào rừng VQG Cát Tiên chặt cây lấy gỗ, củi và
phá rừng đốt nương làm rẫy khá nghiêm trọng.
Do 2 áp lực tàn phá này liên tục trong nhiều năm đã làm cho rừng VQG Cát
Tiên xuống cấp một cách nhanh chóng và nghiêm trọng. Từ chỗ hầu hết diện tích là
rừng gỗ nguyên sinh tươi tốt trở thành rừng gỗ thứ sinh nghèo kiệt, rừng tre lồ ô,
những trảng cỏ tranh, cây bụi, vườn Điều khó có khả năng khôi phục trở lại trạng thái
cũ (nhất là ở khu Bắc VQG).
Hầu hết các loài cây gỗ quý hiếm: Gõ đỏ, Cẩm Lai, những cây gỗ có giá trị kinh
tế cao như: Dầu, Sao, Vên vên, Chai, Bằng lăng, Re, Dẻ… đã giảm đi về số lượng,
chủng loại và có những nơi ít còn thấy xuất hiện (nhất là vùng ven sông Đồng Nai,
vùng đông dân cư, vùng giáp ranh giới các lâm trường và ở 2 bên trục đường Bến Cự
đi Daklua nằm trong VQG).
Trong những năm gần đây, kể từ khi rừng cấm Nam Cát Tiên và rừng cấm khu
Tê Giác Cát Lộc được hình thành, do công tác quản lý bảo vệ đã được các cấp quan
tâm nên rừng VQG Cát Tiên đã tương đối ổn định, sự tác động vào rừng từ bên ngoài
của dân địa phương cũng chỉ xảy ra cá biệt ở từng thời điểm, từng nơi không đáng kể.
Bên cạnh đó, những tác động xây dựng rừng hàng năm của VQG đã tăng thêm sự

phong phú và đa dạng của hệ thực vật, thảm thực vật của rừng VQG Cát Tiên hiện
nay.
3.6. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật
Theo viện sỹ A.L Taklitajan năm 1977: “Các khu hệ thực vật ngày nay như một
bức tranh khá phức tạp và “loang lỗ”, là kết quả của quá trình phân hoá lâu dài của hệ
thực vật có hoa. Nó xuất hiện do kết quả của 4 yếu tố chính là: Sự tiến hoá, sự di cư,
12


×