Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY GỖ BẠCH ĐÀN BRAXIN (EUCALYPTUS HEAVY) TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ SCANSIA PACIFIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY GỖ
BẠCH ĐÀN BRAXIN (EUCALYPTUS HEAVY) TẠI CÔNG TY
CHẾ BIẾN GỖ SCANSIA PACIFIC

Họ và tên sinh viên: CHU ĐÌNH THANH
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 7 / 2008


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY GỖ
BẠCH ĐÀN BRAXIN (EUCALYPTUS HEAVY) TẠI CÔNG TY
CHẾ BIẾN GỖ SCANSIA PACIFIC

Tác giả

CHU ĐÌNH THANH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn
HOÀNG VĂN HÒA

Tháng 7 /2008


i


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
========o0o========

ĐƠN XÁC NHẬN
Kính gửi: Ban giám đốc công ty SCANSIA PACIFIC.
Tên tôi là: Chu Đình Thanh, hiện đang là sinh viên ngành Chế Biến Lâm Sản
thuộc khoa Lâm Nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh khóa
2004 - 2008. Trong thời gian từ ngày 01/03/2008 đến ngày 08/07/2008, được sự đồng
ý của ban giám đốc công ty và sự giới thiệu của thầy Hoàng Văn Hòa, tôi đã được thực
tập tại công ty. Với mục đích tìm hiểu và phân tích rõ công nghệ, quy trình và chế độ
sấy tại công ty. Đến nay tôi đã hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình tại công ty.
Nay tôi làm đơn này mong ban lãnh đạo công ty xác nhận cho tôi đã thực tập tốt
tại công ty trong thời gian trên. Tôi xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh 01/07/2008.
Xác nhận của ban lãnh đạo
Công ty SCANSIA PACIFIC

Sinh viên thực hiện
(Người làm đơn)

Ký tên
Chu Đình Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận tốt

nghiệp, có rất nhiều Thầy, Cô, doanh nghiệp, tổ chức, cha mẹ hay cá nhân đã giúp và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài khóa luận, là một cột mốc đánh dấu sự trưởng
thành của tôi. Do vậy, dưới góc độ cá nhân tôi xin bày tỏ tình cảm của mình với:
 Con xin cảm ơn Cha, Mẹ, Lòng biết ơn của con đối với Người, đã nuôi dưỡng
và dạy dỗ con lên người, còn động viên con vượt qua các khúc mắc trong cuộc
đời.
 Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy – Cô trong khoa Lâm Nghiệp cùng với
Quý thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức bổ ích trong suốt khóa học 2004 – 2008.
 Đặc biệt, em gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Văn Hòa, Thầy đã trực
tiếp hường dẫn và chỉ bảo cho em với tất cả lòng nhiệt tâm của mình để em
hoàn thành bài khóa luận. Em sẽ mãi mãi ghi nhớ và trân trọng tình cảm quý
báu này.
 Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể ban giám đốc và tập thể công
nhân viên trong công ty SCANSIA PACIFIC đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để
tôi thực hiện tốt khóa luận của mình.
 Cuối cùng tôi xin cảm ơn lòng nhiệt tình của các bạn của tôi đã quan tâm và
động viên tôi trong suốt quá trình thực khóa luận của.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!!!

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, gỗ rừng tự nhiên đã bị kiệt
quệ. Công nghiệp chế biến gỗ mềm từ rừng tự nhiên và rừng trồng làm vật liệu xây
dựng, làm đồ mộc dùng trong nước và nhất là làm hàng xuất khẩu phát triển với quy
mô ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng ngày càng cao thì công tác xây dựng và tiến
hành sấy gỗ công nghiệp mới trở thành yêu cầu khách quan và cấp bách.
Sấy gỗ đã trở thành một trong những công nghệ quan trọng trong ngành chế

biến hiện nay, nó quyết định phần lớn đến chất lượng sản phẩm, làm tăng giá trị sử
dụng gỗ, tuổi thọ sản phẩm. Mỗi một loại gỗ, qui cách đều có một qui trình sấy khác
nhau. Trong công nghiệp chế biến gỗ, sấy gỗ là một khâu công nghệ rất quan trọng,
quyết định chất lượng sản phẩm gỗ, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu với những yêu cầu
khắt khe về chất lượng. Gỗ sau khi xẻ có độ ẩm cao thường là 60% - 80%, có khi đến
100%. Mục đích của việc sấy gỗ nhằm giảm độ ẩm của gỗ xẻ xuống còn từ 6 - 12%, từ
đó nâng cao được cường độ, độ bền của gỗ, hạn chế cong, vênh, nứt nẻ, mục, mọt,
nấm, mốc, biến chất, giảm độ dư gia công và có thể dự trữ trong kho.
Có khá nhiều vấn đề mà các công ty cần phải hiểu và nắm bắt. Yêu cầu đầu tiên
đối với công ty là phải nắm được đặc tính cấu tạo cơ bản của gỗ. Bởi vì, cấu tạo gỗ có
liên quan chặt chẽ đến tính chất gỗ và khuyết tật tự nhiên, là cơ sở cho sự nhận biết,
gia công, chế biến và sử dụng đồ gỗ. Hiểu rõ vấn đề này sẽ sử dụng đúng mục đích và
xác định chế độ gia công hợp lý, qua đó nâng cao được hiệu suất sử dụng gỗ. Ngoài ra
công ty cần phải hiểu và làm chủ được các phương pháp sấy gỗ, nhất là sấy gỗ tự
nhiên và sấy cưỡng bức (sấy bằng lò sấy đối lưu thông thường).
Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng gỗ, trong quá trình sấy và được sự đồng
ý của Khoa Lâm Nghiệp, sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty SCANSIA PACIFIC
và dưới sự hướng dẫn của thầy Hoàng Văn Hòa, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo
sát quy trình công nghệ sấy gỗ Bạch Đàn Braxin tại công ty chế biến gỗ SCANSIA
PACIFIC”. Với mục đích tìm giảm thấp nhất mức độ phế phẩm do quá trình sấy gây ra
thông qua khảo sát các thiết bị cũng như cách vận hành một số các mẻ sấy tại công ty.
Khóa luận được thực hiện từ ngày 01/03/2008 đến ngày 08/07/2008 không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn.
iii


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA..................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ......................................................................................iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2 Mục tiêu, mục đích và nội dung nghiên cứu.............................................. 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 2
1.2.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của việc sấy gỗ ........................................................................... 3
Chương II: TỔNG QUAN ................................................................................. 4
2.1 Vài nét sơ lược về sự hình thành và phát triển cũng như nhu cầu sấy của công
ty SCANSI PACIFIC .............................................................................. 4
2.2 Các thống số cơ bản của quá trình sấy ...................................................... 5
2.2.1 Nhiệt độ sấy ...................................................................................... 5
2.2.2 Độ ẩm môi trường sấy ....................................................................... 5
2.2.3 Hàm lượng ẩm của không khí ............................................................ 7
2.2.4 Hàm lượng nhiệt của không khí ......................................................... 7
2.2.5 Biểu đồ t – d ..................................................................................... 8
2.2.6 Dốc sấy............................................................................................. 8
2.3 Các hiện tượng vật lý xảy ra trong suốt quá trình sấy .............................. 10
2.3.1 Sự chênh lệch độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy ................................ 10
2.3.2 Sự chênh lệch về nhiệt độ của gỗ trong quá trình sấy ........................ 10
2.3.3 Sự chênh lệch áp suất trong quá trình sấy gỗ .................................... 11
2.3.4 Quá trình bay hơi nước trên bề mặt gỗ.............................................. 11
2.3.5 Quá trình trao đổi ẩm....................................................................... 12
2.4 Một số tính chất vật lý của gỗ ảnh hưởng đến quy trình sấy ..................... 12
2.4.1 Độ ẩm gỗ ........................................................................................ 12
2.4.2 Sự co rút của gỗ .............................................................................. 15
vi



2.5 Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình khô của gỗ...................... 15
2.5.1 Chủng loại và khối lượng riêng của gỗ ............................................. 15
2.5.2 Quy cách gỗ .................................................................................... 16
2.5.3 Ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu ......................................................... 16
2.5.4 Ảnh hưởng của tốc độ môi trường sấy .............................................. 17
2.6 Cơ sở xây dựng chế độ và phương pháp điều hành sấy ............................ 17
2.6.1 Cơ sở xây dựng chế độ sấy .............................................................. 17
2.6.2 Chế độ sấy ...................................................................................... 18
2.6.3 Phương pháp điều hành sấy ............................................................. 19
2.7 Các phương pháp xử lý trong quá trình sấy ............................................. 21
2.8 Ứng suất và các dạng khuyết tật trong quá trình sấy ................................ 22
Chương III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

......................................................................................................................... 24
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
3.2.1 Phương pháp xác định độ ẩm của gỗ sấy .......................................... 24
3.2.2 Thiết bị lò sấy (6000 x 6700 x 9000) mm ......................................... 25
3.2.3 Theo dõi thời gian sấy, quá trình giảm ẩm của gỗ và chất lượng gỗ sấy25
3.2.4 Nguyên liệu, cách sắp xếp nguyên liệu và cách vận hành lò sấy tại công
27
ty
3.2.5 Khảo sát một số mẻ sấy thực tế tại công ty ....................................... 27
3.2.6 Đánh giá chất lượng một số mẻ sấy khảo sát tại công ty .................... 27
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 28
4.1 Cấu trúc lò sấy ...................................................................................... 28
4.2 Nguyên liệu và cách sắp xếp nguyên liệu vào lò. .................................... 32
4.2.1 Nguyên liệu .................................................................................... 32

4.2.2 Cách sắp xếp nguyên liệu vào lò sấy ................................................ 33
4.3 Trình tự các bước vận hành lò sấy tại công ty ......................................... 34
4.4 Kết quả khảo sát một số mẻ sấy tại công ty ............................................. 34
4.4.1 Mẻ sấy khảo sát 1 ............................................................................ 34
4.4.2 Mẻ sấy khảo sát 2 ............................................................................ 35
4.4.3 Mẻ sấy khảo sát 3 ............................................................................ 36
4.4.4 Mẻ sấy khảo sát 4 ............................................................................ 37
4.4.5 Mẻ sấy khảo sát 5 ............................................................................ 38
vii


4.4.6 Mẻ sấy khảo sát 6 ............................................................................ 39
4.4.7 Mẻ sấy số khảo sát 7........................................................................ 39
4.4.8 Mẻ sấy số khảo sát 8........................................................................ 40
4.4.9 Mẻ sấy số khảo sát 9........................................................................ 41
4.4.10 Mẻ sấy số khảo sát 10...................................................................... 42
4.5 Đánh giá các mẻ sấy qua quá trình khảo sát ............................................ 43
4.6 Đề xuất chế độ sấy gỗ Bạch đàn Braxin .................................................. 44
4.6.1 Mẻ sấy thử nghiệm số 1 ................................................................... 44
4.6.2 Mẻ sấy thử nghiệm số 2 ................................................................... 45
4.6.3 Mẻ sấy thử nghiệm số 3 ................................................................... 46
4.6.4 Mẻ sấy thử nghiệm số 4 ................................................................... 47
4.6.5 Mẻ sấy thử nghiệm số 5 ................................................................... 47
4.6.6 Mẻ sấy thử nghiệm số 6 ................................................................... 48
4.6.7 Mẻ sấy thử nghiệm số 7 ................................................................... 49
4.6.8 Mẻ sấy thử nghiệm số 8 ................................................................... 50
4.6.9 Mẻ sấy thử nghiệm số 9 ................................................................... 51
4.6.10 Mẻ sấy thử nghiệm số 10 ................................................................. 52
4.7 Kết quả các mẻ sấy thực nghiệm ............................................................ 53
4.8 Kết quả theo dõi chênh lệch độ ẩm trước và sau quá trình sấy ................. 54

Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55
5.1 Kết luận ................................................................................................ 55
5.2 Kiến nghị .............................................................................................. 56

viii


PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẻ sấy khảo sát số 1 quy cách dày 28 mm.............................................. 59
Phụ lục 2: Mẻ sấy khảo sát số 2 quy cách dày 28 mm.............................................. 60
Phụ lục 3: Mẻ sấy khảo sát số 3 quy cách dày 28 mm.............................................. 61
Phụ lục 4: Mẻ sấy khảo sát số 4 quy cách dày 28 mm.............................................. 62
Phụ lục 5: Mẻ sấy khảo sát số 5 quy cách dày 28 mm.............................................. 63
Phụ lục 6: Mẻ sấy khảo sát số 6 quy cách dày 28 mm.............................................. 64
Phụ lục 7: Mẻ sấy khảo sát số 1 quy cách dày 40 mm.............................................. 65
Phụ lục 8: Mẻ sấy khảo sát số 2 quy cách dày 40 mm.............................................. 66
Phụ lục 9: Mẻ sấy khảo sát số 3 quy cách dày 40 mm.............................................. 67
Phụ lục 10: Mẻ sấy khảo sát số 4 quy cách dày 40 mm............................................ 68
Phụ lục 11: Mẻ sấy thực nghiệm số 1 quy cách dày 28 mm ..................................... 69
Phụ lục 12: Mẻ sấy thực nghiệm số 2 quy cách dày 28 mm ..................................... 70
Phụ lục 13: Mẻ sấy thực nghiệm số 3 quy cách dày 28 mm ..................................... 71
Phụ lục 14: Mẻ sấy thực nghiệm số 4 quy cách dày 28 mm ..................................... 72
Phụ lục 15: Mẻ sấy thực nghiệm số 5 quy cách dày 28 mm ..................................... 73
Phụ lục 16: Mẻ sấy thực nghiệm số 6 quy cách dày 28 mm ..................................... 74
Phụ lục 17: Mẻ sấy thực nghiệm số 1 quy cách 40 mm............................................ 75
Phụ lục 18: Mẻ sấy thực nghiệm số 2 quy cách dày 40 mm ..................................... 76
Phụ lục 19: Mẻ sấy thực nghiệm số 3 quy cách dày 40 mm ..................................... 77
Phụ lục 20: Mẻ sấy thực nghiệm số 4 quy cách dày 40 mm ..................................... 78
Phụ lục 21: Hình chiếu vỏ lò sấy............................................................................... 79
Phụ lục 22: Hình chiếu thiết bị lò sấy ....................................................................... 80

Phụ lục 23: Hình chiều mặt cắt dọc lò sấy ............................................................... 81
Phụ lục 24: Hình chiếu mặt sau vỏ lò sấy ................................................................. 82
Phụ lục 25: Hình chiếu chi tiết móng, kết cấu nền xưởng ........................................ 83
Phụ lục 26: Mặt bằng tổng thể phân xưởng .............................................................. 84
Phụ lục 27: Biểu đồ t – d của không khí ẩm ............................................................. 85
Phụ lục 28: Mô hình nồi hơi và lúc đô độ ẩm gỗ ...................................................... 86
Phụ lục 29: Mô hình mặt sau, hệ thống van của lò sấy và vị trí kiện gỗ được sắp
xếp trong lò ............................................................................................. 87
Phụ lục 30: Hình một số khuyết tật của gỗ trước và sau quá trình sấy ..................... 88
Phụ lục 31: Kết quả theo dõi chênh lệch độ ẩm các mẻ sấy khảo sát trước và sau
quá trình sấy (Ô kí hiêu được trình bày ở phụ lục 31)........................... 89
Phụ lục 32: Kết quả theo dõi chênh lệch độ ẩm các mẻ sấy thực nghiệm trước và
sau quá trình sấy ..................................................................................... 90
vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Hình 2.1: Hình biểu diễn quá trình thăng bằng độ ẩm của gỗ................................. 15
Hình 2.2: Các phương pháp điều hành sấy cơ bản .................................................. 20
Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý điều hành sấy hai cấp ................................................... 20
Hình 4.1: Mô hình lò sấy 6000 x 6700 x 9000 (mm) .............................................. 30
Hình 4.2: Mô hình hệ thống van của lò sấy............................................................. 31

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các dạng khuyết tật thường xảy ra trong quá trình sấy .............................22
Bảng 4.1: Trình tự các buớc vận hành tại công ty ......................................................34
Bảng 4.2: Bảng tổng kết các mẻ sấy khảo sát.............................................................43

Bảng 4.3: Bảng kết quả các mẻ sấy thử nghiệm.........................................................53
Bảng 4.4: Bảng kết quả so sánh các mẻ sấy khảo sát và các mẻ sấy thực nghiệm

vi


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu gỗ, trong thời kỳ hiện nay là rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nói chung và công ty SCANSIA PACIFIC
nói riêng. Để sử dụng một cách hiệu quả của nguồn nguyên liệu và đáp ứng được yêu
cầu của người sử dụng, gỗ trước khi đưa vào gia công thì phải có độ ẩm phù hợp với
môi trường sử dụng (thường từ W = 6 ÷ 12 % ). Muốn đưa độ ẩm của gỗ xuống còn
6 ÷ 12 % thì ta phải tiến hành quá trình sấy gỗ, vì sau khi xẻ xong thường có độ ẩm
cao 60 %, thậm chí lên đến 100 %. Ở độ ẩm đó gỗ rất dễ bị gây lên tình trạng nấm
mốc, mối mọt… làm giảm đáng kể chất lượng của nguyên liệu, do vậy việc việc sấy
gỗ là rất quan trọng. Sấy gỗ không chỉ làm tăng giá trị sử dụng gỗ mà còn làm tăng
chất lượng gia công bề mặt sản phẩm của khâu sau, giúp cho các khâu công nghệ tiếp
theo đảm bảo chất lượng (chà nhám, trang sức bề mặt…), đặc biệt là tăng hiệu quả
kinh tế cho công ty.
Bên cạnh đó, quá trình sấy gỗ có thể gây ra nhiều khuyết tật cho gỗ như gỗ bị
cong, vênh, mo, nứt trong, toét đầu, gỗ bị chai bề mặt, biến cứng...sau khi ra khỏi lò
sấy. Vấn đề ở đây là làm giảm tối thiểu các khuyết tật đó, để làm được điều này thì
việc tính toán và áp dụng quy trình sấy phải phù hợp cho từng loại gỗ, cũng như quy
cách, đặc điểm của gỗ hay nói cách khác là ta phải nắm hiểu rõ đặc điểm, cấu tạo, tính
chất và điều kiện sinh trưởng của từng loại gỗ, gỗ đó khó sấy hay dễ sấy, gỗ đó có dầu
nhựa hay không, dầu nhựa nhiều hay ít, mắt nhiều hay ít, gỗ xuyên tâm hay gỗ tiếp
tuyến, gỗ đó có khuyết tật như chéo xoắn thớ, gỗ kéo, gỗ nén….và điều kiện sinh
trưởng của gỗ đó. Đặc biệt là đối với những loại gỗ nhập rất khó có thể xác định rõ

ràng về đặc điểm, cấu tạo và tính chất của nó, điều đó dẫn đến quy trình và chế độ sấy
thay đổi nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác thực hiện. Để khắc phục được tất cả
các nhược điểm đó là rất cần thiết và trong giới hạn đề tài tôi xin trình bày: “Khảo sát
quy trình công nghệ sấy gỗ Bạch Đàn Braxin tại công ty chế biến gỗ SCANSIA
PACIFIC”.
1


1.2 Mục tiêu, mục đích và nội dung nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
o Khảo sát nguyên liệu và thiết bị sấy tại công ty.
o Khảo sát các chế độ sấy hiện tại của công ty đang áp dụng.
o Xác định tỷ lệ phế phẩm và các dạng khuyết tật sau khi sấy của gỗ.
o Đề xuất thử nghiệm theo chế độ sấy mới.
o Căn cứ vào kết quả các mẻ sấy khảo sát, các mẻ sấy thử nghiệm và dựa vào cơ
sở lý thuyết để làm tiêu đề cho việc đề xuất quy trình sấy hoàn thiện hơn.
1.2.2 Mục đích nghiên cứu
Đưa được độ ẩm của gỗ xuống còn 12 ÷ 16 % theo yêu cầu, với các khuyết tật
là thấp nhất, giúp cho công ty sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nguyên liệu, đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng về bền, đẹp, và giá thành, mang lại hiệu quả kinh
tế cao trong quá trình sản xuất.
Trên cơ sở đó đưa ra được một quy trình sấy hoàn thiện hơn giảm tối đa các
khuyết tật xảy ra trong quá trình sấy.
1.2.3 Nội dung nghiên cứu
o Khảo sát thiết bị lò.
o Khảo sát nguyên liệu, cách sắp xếp nguyên liệu và cách vận hành lò sấy.
o Khảo sát một số mẻ sấy thực tế .
o Phân tích đánh giá các mẻ sấy khảo sát.
o Theo dõi quá trình giảm ẩm của gỗ.
o Tiến hành sấy một số mẻ thử nghiệm.

o Phân tích đánh giá kết quả của các mẻ sấy thử nghiệm.
o So sánh kết quả của các mẻ sấy khảo sát và thử nghiệm.
o Xác định và theo dõi thời gian sấy thực tế tại công ty.
o Theo dõi chất lượng của gỗ trong suốt quá trình sấy.
o Ghi chép và xử lý số liệu để làm cơ sở đề xuất chế độ sấy mới.
o Đề xuất một quy trình sấy hoàn thiện hơn.
2


1.3 Ý nghĩa của việc sấy gỗ
Ta đã biết sấy gỗ là quá trình làm khô gỗ đến độ ẩm theo yêu cầu, gỗ được sấy
khô có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty SCANSI PACIFIC nói riêng cũng như
đối với ngành chế biến gỗ nói chung, cụ thể như:
o Làm tăng giá trị sử dụng gỗ ( nếu gỗ không sấy dễ bị nấm mốc, mối mọt)
o Làm tăng chất lượng gia công bề mặt sản phẩm.
o Giúp cho các khâu công nghệ tiếp theo đảm bảo được chất lượng.
o Làm tăng hiệu quả kinh tế.

3


Chương II
TỔNG QUAN
Trong chương này tôi trình bày về một số các thông số ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sấy như nhiệt độ sấy, độ ẩm môi trường, độ ẩm ban đầu của gỗ, loại gỗ, khối
lượng riêng, quy cách gỗ sấy, tốc độ môi trường...và các hiện tượng vật lý xảy ra trong
quá trình sấy gỗ như: Sự chênh lệch độ ẩm, chênh lệch về nhiệt độ, chênh lệch về áp
suất trong quá trình sấy…. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng một chế độ sấy phù
hợp.
2.1 Vài nét sơ lược về sự hình thành và phát triển cũng như nhu cầu sấy của

công ty SCANSI PACIFIC
Công ty liên doanh Scansia Pacific được thành lập ngày 19/04/2001, công ty có
văn phòng đặt tại lô 24 – 30 đường số 1, thuộc khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân
Tạo, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty chủ yếu tinh chế đồ gỗ xuất
khẩu, những năm đầu công ty có khoảng 100 công nhân viên, nay số người này được
tăng lên rất nhiều.
Hiện nay công ty đang từng bước củng cố nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên, Công ty đang mở rộng hệ thống bằng việc thành lập thêm chi
nhánh tại địa phận Nhơn Trạch, Đồng Nai nhằm đẩy mạnh quá trình xuất khẩu, mở
rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Công ty Scansia Pacific mà tôi khảo sát nằm trên khu công nghiệp Vinatex Tân
Tạo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Công ty được thành lập ngày 09/10/2007, với
diện tích khoảng 175000 m2, tổng kinh phí đầu tư 20 triệu USD, được chia thành 3
giai đoạn. Trong đó, năng suất sản xuất giai đoạn I từ 100 - 120 container/tháng và khi
hoàn thành giai đoạn 3 sẽ đạt 300 container/tháng với tổng số công nhân lên đến 3.000
người. Scansia Pacific là một trong những nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sử dụng gỗ có
chứng nhận FSC (rừng trồng). Scansia Pacific đã xuất khẩu với số lượng trung bình
4


150 container mỗi tháng tới nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Doanh thu của
Scansia Pacific năm 2006 là trên 165 tỷ đồng, năm 2007 dự kiến đạt 256 tỷ đồng

(1)

.

Đối với nhà máy mới tại Đồng Nai, khi hoàn thành sẽ chiếm 2/3 tổng sản lượng của
Scansia Pacific, đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng lớn và đạt được mục tiêu
doanh số 60 triệu UDS/năm vào năm 2010 nếu thị trường phát triển ổn định.

Công ty hiện tại đang vận hành 6 lò sấy hơi nước, được xây dựng vào đầu năm
2008, với công suất mỗi lò 65 – 75 m3/lò, giai đoạn II và giai đoạn III công ty sẽ xây
dựng thêm 18 lò sấy nâng tổng số lò sấy nên là 24 lò. Sản phẩm gỗ sấy ra chủ yếu là
để đáp ứng như cầu sản xuất của công ty. Sản phẩm của Scansia Pacific chủ yếu được
sản xuất từ gỗ Bạch đàn, Thông và gỗ Sồi nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, New Zealand và
Canada.
2.2 Các thống số cơ bản của quá trình sấy
2.2.1 Nhiệt độ sấy
Nhiệt độ là một thông số quan trọng trong kỷ thuật sấy gỗ vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình giảm ẩm của gỗ. Đây chính là một trong những động lực chủ yếu
thúc đẩy quá trình bay hơi nước và di chuyển ẩm. Việc điều tiết nhiệt độ trong buồng
sấy một cách hợp lý sẽ rút ngắn được thời gian sấy và tăng năng suất sấy gỗ. Ngoài ra,
sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ trong thanh gỗ đóng vai trò quan
trọng cho việc giảm ẩm trong gỗ.
Trên thực tế, trong quá trình sấy gỗ người ta có nhiều cách để gia nhiệt độ cho
môi trường sấy. Chẳng hạn, gia nhiệt từ từ làm cho nhiệt độ sấy tăng lên đến giá trị
cao nhất vào giai đoạn cuối của quá trình sấy, hay gia nhiệt đến một giá trị nhất định
và giữ như vậy trong suốt quá trình sấy.
2.2.2 Độ ẩm môi trường sấy
Cùng với nhiệt độ sấy, độ ẩm môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng
của gỗ sấy cũng như thời gian sấy. Trong thực tế người ta thường dùng hai khái niệm
độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối:

(1)

Theo Đài TNVN

5



Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí ẩm, nó
chính là trọng lượng riêng của hơi nước trong không khí.
γn = 1 / Vn (%)

(2.1)

γn: là trọng lượng riêng của nước.

Trong đó:

Vn: là thể tích riêng của hơi nước
Trong lĩnh vực chế biến điều quan tâm nhất là khi dùng không khí ẩm làm tác
nhân tải nhiệt và ẩm là khả năng tiếp nhận thêm hơi nước của nó nhiều hoặc ít điều
này không được thể hiện qua công thức của độ ẩm tuyệt đối. Do vậy trong tính toán
người ta không dùng khái niệm độ ẩm tuyệt đối mà là độ ẩm tương đối.
Độ ẩm tương đối: là tỷ số giữa lượng hơi nước đang chứa và lượng hơi nước tối đa mà
không khí ẩm có thể chứa được ở cùng điều kiện nhiệt độ.
φ = Gh / Gbh (%)

(2.2)

Trong đó Gh, Gbh khối lượng của hơi nước và lượng nước bão hòa ở cùng nhiệt độ.
Cách khác độ ẩm tương đối cũng chính là tỷ số giữa áp suất của hơi nước có trong
không khí ẩm đang xét và áp suất của hơi nước khi không khí ẩm đó đạt trạng thái bão
hòa ở cùng nhiệt độ.
φ = Gh / Gbh = ρh / ρbh (%)

(2.3)

còn được biểu thị bằng tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm đang xét và độ ẩm

tuyệt đối của không khí ẩm bão hòa có cùng điều kiện nhiệt độ.
φ = Gh / Gbh = ρh / ρh max (%)

(2.4)

o Để xác định độ ẩm tương đối trong thực tế người ta thường dùng những dụng
cụ đo sau:
-

Ẩm kế khô – ướt:

Dụng cụ này khá đơn giản hiện được sử dụng rất phổ biến, nó gồm hai nhiệt kế giống
nhau.
Nhiệt kế khô: Chỉ nhiệt độ môi trường không khí cần đo kí hiệu t (0C).
Nhiệt kế ướt: Tương tự như nhiệt kế khô nhưng ở bầu được bọc một tấm vải
bông ướt (bầu ướt), nên chỉ nhiệt độ kế ướt, kí hiệu tư (0C).

6


Khi không khí ẩm thổi qua, nước ở vải bọc sẽ bốc hơi và lấy nhiệt của bầu ướt,
nên nhiệt độ bầu ướt tư sẽ luôn thấp hơn nhiệt độ chỉ trên nhiệt kế khô t.
Hiệu số Δt = t - tư phụ thuộc vào giá trị ẩm tương đối φ của không khí môi
trường. Khi φ càng nhỏ, Δt = t - tư càng lớn thì tốc độ bốc hơi tăng, lấy nhiệt càng
nhiều và nhiệt độ tư của nhiệt kế ướt càng giảm nhiều. Dựa vào số Δt = t - tư, tra bảng
lập sẵn hoặc đồ thị t – d (đề cập ở phần sau) sẽ xác định giá trị độ ẩm φ (%).
Cần chú ý tốc độ bốc hơi còn phụ thuộc tốc độ chuyển động của không khí bao
quanh bầu ướt, nó ổn định khi tốc độ này ≈ 3 m/s, nên để chính xác thường bố trí một
quạt hút không khí qua ẩm kế với tốc độ như yêu cầu.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác xác định độ ẩm môi trường như máy

đo độ ẩm với nguyên lý hoạt động là khi độ ẩm thay đổi sẽ làm thay đổi điện trở, điện
dung hoặc một số thông số khác về điện. Tín hiệu của các thay đổi này được khuyếch
đại và đưa vào bộ xử lý để chỉ giá trị φ (%) tương ứng. Với sự phát triển của kỹ thuật
số, loại này đang rất thông dụng.
2.2.3 Hàm lượng ẩm của không khí
Hàm lượng ẩm của không khí (d) là lượng hơi nước có trong không khí tính
bằng gam, quy về 1 kg không khí khô. Nó được biểu thị bằng công thức:
d = 1000 γn/ γB (g/kg không khí khô)

(2.5)

2.2.4 Hàm lượng nhiệt của không khí
Hàm lượng nhiệt của một chất khí là lượng nhiệt nội tại của bản thân 1 kg chất
khí, nó biểu thị bằng năng lượng tiềm tàng của chất khí đó. Hàm lượng nhiệt của khí
khô ở t 0C là lượng nhiệt cần thiết để làm nóng 1 kg không khí khô từ
0 0C đến t 0C, được tính theo công thức:
IOB = COB x tn = 0,24t

(2.6)

Hàm lượng nhiệt của hơi nước là lượng nhiệt cần thiết để làm bay hơi 1 kg không khí
khô ở 0 0C và để làm nóng lượng nước đó từ 0 0C đến t 0C biểu thị bằng công thức:
IN = r0 x CNt
Trong đó:

COB: là tỷ lệ nhiệt của không khí khô 0,24 kcalo/kg 0C.
CN: Tỷ nhiệt của hơi nước ≈ 0,46.
7

(2.7)



ro: Lượng nhiệt bay hơi của nước ở 0 0C ≈ 595 kcalo/kg.
Hàm lượng nhiệt của không khí ẩm là lượng nhiệt tổng quát cùa 1kg không khí
khô và của lượng hơi nước có trong không khí quy về 1 kg không khí khô và nhiệt
lượng của không khí ẩm là lượng nhiệt của (1 + 0,001d) kg không khí ẩm. Nó là tổng
nhiệt lượng của 1 kg không khí khô và nhiệt lượng của 0,001d kg hơi nước:
I = iOB + 0,001d x In

(2.8)

Vậy I = 0,24 + 0,001d(595 + 0,46t) kcalo/kg không khí khô
2.2.5 Biểu đồ t – d
Đồ thị t – d do Carrieer lập năm 1911 nên còn gọi là đồ thị Carrier gồm trục
hoành chỉ nhiệt độ (0C), trục tung chỉ độ chưa hơi hay tỷ lệ ẩm kg/kg KKK, đồ thị gồm
các họ đường sau (được trình bày ở phụ lục 27):
- Họ đường t = const: là các đường thẳng vuông góc với trục hoành.
- Họ đường d = const: là các đường thẳng vuông góc với trục tung.
- Họ đường i = const: là các đường thẳng hợp với trục hoành một góc 1350.
- Họ đương φ = const: là các đường cong có hệ số góc thay đổi và tăng dần.
 Ý nghĩa của đồ thị t – d
- Tại thời điểm và địa điểm nhất định, khi biết hai thông số của không khí ẩm ta
xác định được các thông số còn lại của không khí ẩm.
- Một ứng dụng khác là khi sử dụng biểu đồ ta có thể phân tích nhanh được một
số quá trình nhiệt động cơ bản của không khí ẩm. Khi thực hiện ngoài việc có thể xác
định nhanh các thông số của quá trình, còn có thể phân tích diễn biến từng giai đoạn
ngay trên đồ thị.
2.2.6 Dốc sấy
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sấy. Trong kỹ thuật sấy, độ ẩm thăng
bằng thường thay đổi theo cấp chế độ sấy và có quan hệ với dốc sấy. Dốc sấy càng lớn

thì tốc độ khô của gỗ càng nhanh.
U = Wtt / WTB
Trong đó: U: Dốc sấy
Wtt: Độ ẩm tức thời (%)
8

(2.9)


Wtb: Độ ẩm thăng bằng (%)
Ở Việt Nam thường lấy độ ẩm cân bằng tiêu chuẩn: Hà Nội là 18 %, Thành Phố
Hồ Chí Minh là 15 %. Các nước Châu Âu là 12 %.
Việc lựa chọn dốc sấy thích hợp sẽ giúp chúng ta rút ngắn thời gian sấy mà vẫn
bảo đảm chất lượng gỗ. Nếu dốc sấy quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành ứng
suất và sản sinh khuyết tật (vì lớp gỗ bề mặt sẽ khô nhanh hơn. Trong lúc lớp gỗ bên
trong vẫn còn ẩm ). Ngược lại nếu dốc sấy quá nhỏ thì thời gian sấy kéo dài.Cùng với
nhiệt độ và độ ẩm môi trường sấy. Dốc sấy là một thông số kỹ thuật quan trọng, quyết
định đến thời gian sấy cũng như chất lượng của gỗ.
 Mối quan hệ giữa t 0C, φ % và Δt
Dựa vào bảng tra độ ẩm tương đối của không khí  % (biểu đồ t - d). Ta có:
- Khi t 0C tăng và Δt = const thì φ % tăng
- Khi t 0C giảm và Δt = const thì φ % giảm
- Khi t 0C = const và Δt tăng thì φ % giảm.
- Khi t 0C = const và Δt giảm thì  % tăng.
 Mối quan hệ giữa t 0C, φ % và WTB
Độ ẩm thăng bằng của gỗ phụ thuộc vào điều kiện môi trường sấy. Hai thông số
cơ bản của môi trường sấy là nhiệt độ sấy và độ ẩm môi trường sấy. Do vậy độ ẩm
thăng bằng thường được dùng làm thông số đặc trưng cho trạng thái của môi trường
sấy trong việc thiết lập chế độ sấy và qui trình sấy. Khi thay đổi nhiệt độ của môi
trường sấy cũng sẽ dẫn đến việc thay đổi độ ẩm của không khí và làm biến đổi trạng

thái của môi trường sấy. Nhiệt độ tăng lên, khả năng hút ẩm của không khí sẽ tăng,
làm cho độ ẩm tương đối của không khí giảm đi, tức là làm cho không khí trở nên khô
hơn. Muốn cho gỗ khô đến một chừng mực nào đấy, ta cần điều tiết nhiệt độ và lượng
ẩm có trong không khí để đạt đến một trạng thái thích hợp.
Độ ẩm thăng bằng cao hay thấp phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của
không khí. Độ ẩm tương đối của không khí cao thì độ ẩm thăng bằng cao. Nhiệt độ
không khí cao thì độ ẩm thăng bằng thấp. Tuỳ theo điều kiện sử dụng gỗ và thời tiết
từng vùng khác nhau, độ ẩm thăng bằng có trị số biến động từ 6 - 30 %.
9


2.3 Các hiện tượng vật lý xảy ra trong suốt quá trình sấy
2.3.1 Sự chênh lệch độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy
Khi sấy gỗ thì phần nước ở bên trong gỗ chuyển dịch dần ra ngoài lớp mặt, rồi
sau đó từ lớp mặt ngoài hơi nước sẽ tiếp tục bay đi. Nhưng tốc độ chuyển dịch của
nước từ trong gỗ ra ngoài thường chậm hơn so với tốc độ bay hơi của nước ở bề mặt
ngoài gỗ. Vì vậy lớp gỗ ngoài mặt luôn luôn khô nhanh hơn những lớp gỗ bên trong.
Khi nhiệt độ không khí xung quanh càng cao, độ ẩm tương đối của không khí càng
thấp, thì tốc độ bay hơi nước ở lớp gỗ mặt ngoài càng nhanh, lớp gỗ ngoài càng chóng
khô. Mặt khác do cấu tạo của gỗ cũng hạn chế sự dịch chuyển của nước từ bên trong ra
bên ngoài. Do đó trong giai đoạn đầu của quá trình sấy, hình thành nên sự chênh lệch
về độ ẩm của gỗ ở lớp bên trong và lớp bên ngoài. Nếu sự chênh lệch về độ ẩm càng
lớn (không kể hiện tượng chai bề mặt gỗ) thì tốc độ di chuyển ẩm từ trong ra ngoài
càng nhanh và làm cho gỗ sẽ chóng khô.
Như vậy, sự chênh lệch về độ ẩm trong tấm gỗ là động lực của tốc độ di
chuyển nước bên trong gỗ ra ngoài mặt. Mặt khác như ta đã biết khi gỗ khô xuống
dưới điểm bảo hoà thớ gỗ thì gỗ sẽ bắt đầu co rút. Trong giai đoạn này nước trong gỗ
bay hơi nhanh, dẫn đến co rút và không đồng đều giữa các lớp trong gỗ, dễ sinh ra
hiện tượng nứt nẻ, cong vênh. Vì thế trong khi sấy, ta cần chú ý giai đoạn này (giai
đoạn độ ẩm của lớp ngoài gỗ xuống dưới điểm bảo hoà thớ gỗ). Đây cũng là nguyên

nhân tại sao sau khi sấy phần trong của gỗ bao giờ cũng còn ẩm hơn bề mặt gỗ (trừ khi
gỗ đã sấy khô kiệt hay gỗ sấy có kích thước nhỏ thì hiện tượng chênh lệch này không
rõ ràng).
Tóm lại: sự chênh lệch độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy là động lực thúc đẩy
quá trình khô của gỗ.
2.3.2 Sự chênh lệch về nhiệt độ của gỗ trong quá trình sấy
Sự chênh lệch về nhiệt độ là động lực thứ hai thúc đẩy tốc độ di chuyển nước
trong gỗ sấy. Nước sẽ di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Tức
là di chuyển cùng hướng với hướng chuyển dịch của nhiệt.

10


Tuy nhiên, trong những phương pháp sấy thông thường, khi gia nhiêt cho gỗ
làm gỗ nóng lên, nhiệt độ ở lớp ngoài mặt luôn luôn cao hơn nhiệt độ của lớp gỗ bên
trong tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ (t). Với t = ttr - tng < 0. Điều này sẽ làm mất tác
dụng của động lực về sự chênh lệch nhiệt độ mà ngược lại còn cản trở sự dịch chuyển
của nước từ trong ra ngoài thanh gỗ, hạn chế quá trình khô gỗ ( vì chiều của dòng nhiệt
ngược với chiều của dòng ẩm).
Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ giữa lớp trong và lớp gỗ ngoài cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình khô của gỗ. Do đó trong kỹ thuật sấy người ta thường chú ý
đến phương thức gia nhiệt sao cho hướng dịch chuyển của dòng nhiệt cùng hướng với
dòng ẩm. Với t = ttr - tng > 0, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khô của gỗ.
2.3.3 Sự chênh lệch áp suất trong quá trình sấy gỗ
Sự chênh lệch của áp suất hơi nước bên trong gỗ và áp suất hơi nước của môi
trướng không khí là động lực thúc đẩy tốc độ di chuyển của nước từ lớp gỗ bên trong
ra lớp gỗ bên ngoài .
Khi sấy gỗ ở nhiệt độ cao ( sấy cao tần), sấy trong môi trường chất lỏng có
nhiệt độ lớn hơn 100 0C thì nước trong tế bào gỗ sẽ chuyển thành hơi và hình thành
một áp suất lớn, tạo nên sự chênh lệch giữa áp suất bên trong gỗ và bên ngoài môi

trường. Điều này sẽ thúc đẩy tốc độ di chuyển ẩm từ trong gỗ ra môi trường ngoài.
2.3.4 Quá trình bay hơi nước trên bề mặt gỗ
Hiện tượng bay hơi nước trên bề mặt gỗ chỉ xảy ra khi không khí xung quanh
chưa đạt đến trạng thái bão hòa (φ < 100 %). Độ ẩm của không khí xung quanh càng
bé thì quá trình bay hơi càng dễ dàng, nước bay hơi càng nhanh, càng mạnh. Tuy
nhiên dưới điều kiện không khí bão hòa (φ = 100 %) nước cũng có khả năng bay hơi
nhưng với điều kiện là nhiệt độ của nước phải lớn hơn nhiệt độ không khí xung quanh.
Tốc độ bay hơi của nước trên bề mặt nước tự do còn phụ thuộc vào mức độ
chênh lệch áp suất hơi của lớp sát trên bề mặt nước tự do và áp suất hơi nước của
không khí ứng với độ ẩm của không khí hiện tại. Bên trên bề nước tự do luôn phủ một
lớp không khí mỏng bão hòa hơi nước, lớp này dày hay mỏng do tốc độ luân chuyển
của không khí quyết định. Nếu tốc độ dịch chuyển của lớp không khí nhanh thì lớp này
11


mỏng đi, nồng độ hơi nước trong lớp ấy sẽ loãng đi tạo điều kiện thuận lợi cho hơi
nước từ bề mặt nước đi vào không khí dễ dàng hơn. Tốc độ tuần hoàn của không khí
trên bề mặt nước càng nhanh thì nước bay hơi càng mạnh. Từ đó ta thấy tốc độ chuyển
động của không khí là nhân tố thứ hai quyết định cường độ bay hơi trên bề mặt nước
tự do cũng như trên bề mặt gỗ ướt.
2.3.5 Quá trình trao đổi ẩm
Lúc độ ẩm trên bề mặt ngoài của gỗ rút xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ, thì bắt
đầu xuất hiện một số điều kiện khác. Do áp suất của hơi nước trên bề mặt gỗ Pgỗ lúc đó
thấp xuống gần bằng áp suất hơi nước trong không khí Pn ở trong cùng một điều kiện
nhiệt độ như nhau, vì lượng nước thoát ra lúc này chậm, lượng nước thoát ra đủ thời
gian khuyếch tán vào không khí, nên tốc độ bay hơi nước dần dần giảm đi. Và lúc này
ta không xác định lượng nước bay hơi trên bề mặt gỗ nữa mà tìm xem quá trình trao
đổi ẩm của gỗ ra sao, lúc nào thì gỗ sẽ khô, hoặc ở điều kiện nào gỗ sẽ bị ẩm trở lại.
Muốn làm cho gỗ không có xu hướng khô đi, vừa không có xu hướng ẩm thêm
thì cần phải làm cho áp suất hơi nước trên bề mặt gỗ bằng áp suất của hơi nước trong

không khí xung quanh nó tức là phải giữ ở điều kiện Pgỗ = Pn.
Nếu Pgỗ > Pn thì nước ở trong gỗ sẽ bay hơi ra và ngược lại Pgỗ < Pn thì gõ sẽ
hút ẩm vào, vì lúc này sự di chuyển nước ở trong gỗ ra ngoài không còn là quá trình
chuyển nước mao quản đơn thuần của lượng nước tự do, mà là một quá trình khuyếch
tán hơi nước từ trong ra ngoài. Quá trình khuyếch tán lượng nước thoát ra chậm và ít
không đủ hình thành trên bề mặt gỗ một lớp không khí bão hòa hơi nước như trên bề
mặt nước tự do. Do đó ta có thể nói rằng, muốn tìm chiều của quá trình chao đổi ẩm
giữa gỗ và không khí cần phải xác đinh được giá trị áp suất Pgỗ và Pn.
2.4 Một số tính chất vật lý của gỗ ảnh hưởng đến quy trình sấy
2.4.1 Độ ẩm gỗ
Sấy gỗ là một quá trình rút nước trong gỗ ra.Nó được thực hiện bởi hai quá
trình là quá trình di chuyển ẩm trong gỗ ra lớp bề mặt và quá trình bay hơi nước trên
bề mặt. Lượng nước chứa trong gỗ tồn tại dưới hai dạng là nước liên kết và nước tự
do.
 Độ ẩm tương đối :
12


Độ ẩm tương đối của gỗ là hàm lượng nước chứa trong gỗ qui về một đơn vị
khối lượng gỗ tươi và tính bằng công thức:
Wa = 100 (G – G0)/G (%)
Trong đó :

(2.10)

G: Khối lượng gỗ tươi (kg).
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt (kg).

Độ ẩm tương đối của gỗ biến thiên từ 0 % đến 100 %. Giữa trọng lượng gỗ khô
kiệt G0 và độ ẩm tương đối của gỗ có thể biểu diễn dưới dạng khác:

G0 = G (1 – Wa)

(2.11)

Trong đó: G0: trọng lượng gỗ khô kiệt.
Nếu khối lượng gỗ tươi trước lúc sấy là G1 và có độ ẩm là Wa1. Sau khi sấy gỗ
khô đi, khối lượng gỗ lúc bấy giờ là G2 và tương ứng với độ ẩm là Wa2. Dựa vào trọng
lượng gỗ khô kiệt trước và sau lúc sấy luôn luôn không đổi ta dẫn đến công thức sau:
G0 = G1 (1 - Wa1) = G2 (1 – Wa2)

(2.12)

Ta suy ra:
G2/G1 = (1 - Wa1) / (1 – Wa2)

(2.13)

Trong quá trình sấy khối lượng của thanh gỗ giảm dần do gỗ khô đi. Bằng cách
cân đo ta xác định được giá trị của G2 ở thời điểm ta muốn theo dõi độ ẩm của gỗ sấy.
Sau đó áp dụng vào công thức ta sẽ xác định được giá trị độ ẩm tại thời điểm kiểm tra.
 Độ ẩm Tuyệt đối :
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ là hàm lượng nước trong gỗ quy về một đơn vị trọng
lượng gỗ khô kiệt và tính bằng công thức :
W = 100% (G – G0)/G0

(2.14)

Trong đó:G: Khối lượng gỗ tươi (g).
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt (g).
Trong thực tế người ta hay dùng khái niệm độ ẩm này và khi nói đến độ ẩm của

gỗ, tức là nói đến độ ẩm tuyệt đối của gỗ. Tuy nhiên trong kỹ thuật sấy gỗ khái niệm
độ ẩm tương đối cũng sử dụng khá nhiều.
13


Độ ẩm tuyệt đối của gỗ biến thiên từ 0 → ∞. Giữa khối lượng khô kiệt và độ
ẩm tuyệt đối có mối liên hệ sau:
G0 = G/( 1+W) (g)

(2.15)

 Độ ẩm thăng bằng:
Nếu để trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ ẩm không đổi
(0 %< φ <100 %) hai mẫu gỗ : Một mẫu có độ ẩm lớn hơn 30 % và một mẫu có độ ẩm
khoảng 0 %. Trong quá trình quan sát theo dõi sẽ thấy mẫu gỗ có độ ẩm cao dần dần
khô đi và mẫu gỗ khô bị ẩm dần lên. Quá trình đó gọi là quá trình cân bằng ẩm độ của
gỗ. Nhưng quá trình cân bằng ẩm độ của hai mẫu gỗ trên tuy ở trong một điều kiện
môi trường không khí như nhau vẫn không bao giờ đạt đến độ ẩm thăng bằng cuối
cùng như nhau. Vì thế quá trình khô đi của gỗ không phải là quá trình ngược lại của
quá trình hút ẩm của mẫu gỗ. Khi kết thúc quá trình chuyển dịch ẩm thì độ ẩm gỗ luôn
chênh lệch với nhau một giá trị khoảng 1 ÷ 3 %. Nếu mẫu gỗ ban đầu ướt, để trong
môi trường không khí ẩm có độ ẩm thăng bằng nhỏ hơn 3 % thì độ ẩm gỗ sẽ biến đổi
theo đường biểu diễn “quá trình khô”.
Ngoài ra, trong kỷ thuật sấy người ta còn tiến hành theo dõi sự phân bố độ ẩm
trên tiết diện ngang. Phương pháp này tiến hành như sau:
Đem mẫu gỗ cần theo dõi sự phân bố độ ẩm cưa thành các mẫu nhỏ, đánh số
thứ tự từng mẫu. Sau đó bỏ vào bình thuỷ tinh để theo dõi độ ẩm.
Tiếp theo xác định các mẫu theo dõi giống như việc xác định khối lượng mẫu
khô kiệt (trình bày ở phần trên). Khi đó chênh lệch độ ẩm theo bề dày của gỗ được xác
định như sau:

ΔW = Wmax – Wmin

(2.16)

ΔW càng nhỏ thì chứng tỏ gỗ càng khô đều, độ ẩm phân bố đều trong gỗ. ΔW
càng lớn chứng tỏ gỗ khô không đều và nếu ΔW quá lớn thì khả năng phát sinh ứng
suất trong gỗ càng cao.

14


×