Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM TỦ RƯỢU AMISH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.53 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ SẢN PHẨM TỦ RƯỢU AMISH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HIỂN VINH
Ngành

: Chế Biến Lâm Sản

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 7/2008


THIẾT KẾ SẢN PHẨM TỦ RƯỢU AMISH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

Tác giả

NGUYỄN HIỂN VINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn


PGS TS ĐẶNG ĐÌNH BÔI

Tháng 7/2008

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành tỏ lòng cảm ơn đến quí thầy cô Ban giám hiệu Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt là thầy PGS TS Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài
này.
Xin cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành và tập thể
anh chị trong phòng thiết kế và kĩ thuật đặc biệt là anh Phương, anh Hiền đã tạo mọi
điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại nhà máy.
Cảm ơn bạn bè và người thân. Đặc biệt là tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến ba
mẹ, người đã sinh thành ra tôi, nuôi dưỡng và luôn mong tôi nên người.
Kết quả mà tôi có được ngày hôm nay là sự kết tinh của rất nhiều sự quan tâm,
dạy dỗ, giúp đỡ … của gia đình, thầy cô và bạn bè. Vì thế xin nhận nơi tôi lòng biết ơn
chân thành nhất.
Thành Phố Hồ Chí Minh 01-07-2008
Nguyễn Hiển Vinh

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1

1.2 Mục tiêu, mục đích,nội dung và phương pháp thiết kế .............................................1
1.2.1 Mục tiêu – mục đích thiết kế .................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc.............................................................................2
1.2.3 Những cơ sở thiết kế sản phẩm mộc ......................................................................3
1.2.4 Nội dung và phương pháp thiết kế .........................................................................4
1.3 Vài nét tổng quát về công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ TRƯỜNG THÀNH ...................5
1.3.1 Vị trí địa lí...............................................................................................................5
1.3.2 Vài nét về sự hình thành và phát triển....................................................................5
1.3.3 Công tác tổ chức quản lí của công ty .....................................................................5
1.4 Tình hình sản xuất tại công ty ...................................................................................7
1.4.1 Nguyên liệu ............................................................................................................7
1.4.2 Các sản phẩm của công ty ......................................................................................7
1.4.3 Máy móc thiết bị.....................................................................................................7
Chương II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM ...........................................................................8
2.1 Chọn mô hình thiết kế sản phẩm ..............................................................................8
2.2 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ..................................................................................9
2.3 Tạo dáng sản phẩm.................................................................................................10
2.3.1 Những căn cứ tạo dáng sản phẩm.........................................................................10
2.3.2 Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết phẩm................................10
2.4 Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền cho các chi tiết, bộ phận chịu lực lớn nhất:12
2.4.1 Lựa chọn kích thước.............................................................................................12
2.4.2 Kiểm tra bền cho các chi tiết bộ phận chịu lực lớn nhất ......................................12
2.5 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ...............................................................................16
2.5.1 Cấp chính xác gia công........................................................................................16
2.5.2 Độ chính xác gia công và sai số gia công............................................................16
2.5.3 Dung sai lắp ghép ................................................................................................17
2.5.4 Lượng dư gia công...............................................................................................18
iii



2.6 Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt.......................................................................20
2.6.1 Yêu cầu độ nhẵn bề mặt ......................................................................................20
2.6.2 Yêu cầu lắp ráp ....................................................................................................20
2.6.3 Yêu cầu trang sức bề mặt ....................................................................................21
Chương III: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ.................................................................22
3.1 Tính toán nguyên liệu.............................................................................................22
3.1.1 Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm....................................................22
3.1.2 Hiệu suất pha cắt .................................................................................................24
3.1.3 Thể tích gỗ nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm..............................26
3.1.4 Tỷ lệ lợi dụng gỗ .................................................................................................26
3.1.5 Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công .........................................26
3.2 Tính toán vật liệu phụ cần dùng ..............................................................................28
3.2.1 Tính toán bề mặt cần trang sức............................................................................28
3.2.2 Tính toán vật liệu phụ cần dùng ..........................................................................29
3.2.2.1 Tính lượng vecni cần dùng................................................................................29
3.2.2.2 Tính lượng giấy nhám .......................................................................................29
3.2.2.3 Tính lượng băng nhám cần dùng......................................................................29
3.2.2.4 Tính lượng bông vải ..........................................................................................30
3.2.2.5 Vật liệu liên kết ................................................................................................30
3.3 Thiết kế lưu trình công nghệ ..................................................................................31
Chương IV: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................32
4.1 Chi phí mua nguyên liệu.........................................................................................32
4.1.1 Chi phí mua nguyên liệu chính.............................................................................32
4.1.2 Phế liệu thu hồi....................................................................................................32
4.1.3 Chi phí mua vật liệu phụ .....................................................................................32
4.1.3.1 Véc ni................................................................................................................32
4.1.3.2 Giấy nhám ........................................................................................................33
4.1.3.3 Băng nhám........................................................................................................33
4.1.3.4 Bông vải............................................................................................................33
4.1.3.5 Chi phí mua lượng keo ......................................................................................33

4.1.4 Giá vật liệu liên kết...............................................................................................34
iv


4.2 Các chi phí liên quan ..............................................................................................34
4.2.1 Chi phí động lực sản xuất....................................................................................34
4.2.2 Chi phí tiền lương công nhân ...............................................................................35
4.2.3 Chi phí khấu hao máy móc...................................................................................35
4.2.4 Chi phí quản lí nhà máy........................................................................................35
4.2.5 Chi phí ngoài sản xuất và bảo hiểm .....................................................................35
4.2.6 Giá thành sản phẩm .............................................................................................35
4.3 Nhận xét và một số biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm.....................................36
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................37
5.1 Kết luận...................................................................................................................37
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Liên kết giữa các chi tiết, bộ phận .................................................................12
Bảng 2.2: Số lượng và kích thước tinh chế của các chi tiết sản phẩm ..........................13
Bảng 2.3: Sai số gia công ..............................................................................................17
Bảng 2.4: Lượng dư gia công ........................................................................................19
Bảng 3.1 Thể tích gỗ sơ chế ..........................................................................................23
Bảng 3.2: Hiệu suất pha cắt...........................................................................................25
Bảng 3.3: Diện tích bề mặt cần trang sức......................................................................28

Bảng 3.4: Vật liệu liên kết.............................................................................................30
Bảng 4.1: Giá vật liệu liên kết .......................................................................................34

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cơ cấu quản lí của xí nghiệp ...........................................................................6
Hình 2.1: Mẫu tham khảo 1.............................................................................................8
Hình 2.2: Mẫu tham khảo 2.............................................................................................8
Hình 2.3: Mẫu tham khảo 3.............................................................................................9
Hình 2.4: Liên kết bulong tán ngang .............................................................................11
Hinh 2.5: Liên kết Vis ...................................................................................................11
Hình 2.6:Liên kết chốt gỗ gia cố keo ............................................................................11
Hình 2.7: Liên kết ốc rút................................................................................................11
Hình 3.1: Biểu đồ nguyên liệu.......................................................................................27

vii


Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu thường giành độc quyền
việc phát minh hay thiết kế sản phẩm mới (mang đến nhiều lợi nhuận) về phần của họ,
và chỉ đặt các nước Châu Á gia công cho họ mà thôi. Chính vì công việc thiết kế sản
phẩm thật sự quan trọng.
Hiện nay hầu hết sản phẩm thiết kế đều dựa theo kinh nghiệm sản xuất lâu năm
chứ chưa có sự đổi mới nhằm tạo ra sự khác biệt. Vì vậy chúng ta cần có đội ngũ thiết
kế chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong lẫn ngoài

nước.
Tủ rượu là một trong những vật dụng gia dụng cần thiết không thể thiếu trong
gia đình mỗi nhà. Nó có thể đựng rượu, để chén, tách hay các vật dụng nhỏ khác và
làm căn phòng trở nên đẹp hơn. Sản phẩm khi thiết kế sẽ đáp ứng nhu cầu về đồ gỗ nội
thất và sẽ làm sản phẩm của công ty trở nên đa dạng hơn Nhận thức thấy tầm quan
trọng đó, tôi tiến hành làm đề tài: “Thiết kế Tủ rượu Amish tại công ty cổ phần kỹ
nghệ gỗ Trường Thành ” với mong muốn tạo ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng
trong nước.
1.2 Mục tiêu, mục đích,nội dung và phương pháp thiết kế
1.2.1 Mục tiêu – mục đích thiết kế
Mục đích: là phải thiết kế, đề xuất được mô hình sản phẩm tủ rượu đồng thời
tính được các chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ, giá thành sản phẩm nhằm mục đích đưa ra
thị trường một sản phẩm mới lạ, hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo những yêu
cầu thẩm mỹ, sử dụng và giá thành sản phẩm, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, dễ gia
công phù hợp với điều kiện ở cơ sở sản xuất.

1


Mục tiêu:
Khảo sát lựa chọn nguyên liệu thiết kế.
Khảo sát các sản phẩm và đưa ra mô hình thiết kế.
Thiết kế, tính toán công nghệ và giá thành sản phẩm.

Nhằm đưa ra thị trường một sản phẩm mới lạ hợp thị hiếu người tiêu dùng, đảm
bảo những yêu cầu về thẩm mỹ, sử dụng và giá thành sản phẩm.
1.2.2 Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc
a. Yêu cầu thẩm mỹ
Tủ rượu phải có hình dáng hài hoà, cân đối phù hợp với môi trường sử dụng và
đảm bảo sự trang hoàng của căn phòng có thẩm mỹ, có thể đặt phòng khách hoặc

phòng sinh hoạt chung của gia đình nên phải có đường nét sắc sảo tạo cảm xúc êm dịu
và hình dáng phải tạo cảm giác thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, bộ
phận và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo đúng một tỷ lệ nhất định. Sản phẩm khi
thiết kế phải có đường cong mềm mại, sắc sảo nó gây ra cảm xúc khác nhau và tạo ra
cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Màu sắc của sản phẩm là yếu tố rất quan trọng,
nó tôn vẻ đẹp, nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy ta cần chú ý đến sự hài
hoà, trang nhã, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với môi
trường sử dụng. Khi ta đặt trong môi trường là nhà ở thì màu sắc có thể tương phản
với màu sắc của tường, trần, nền hoặc cùng gam màu.Ngoài ra phải đảm bảo tính thời
đại, phù hợp với đối tượng sử dụng, tính thẩm mỹ cao và hợp lý về kết cấu, công nghệ
chế tạo đơn giản. Vì vậy khi thiết kế thì ta phải luôn tạo ra mẫu mã sản phẩm mới lạ,
phù hợp với chức năng và môi trường sử dụng, phù hợp với kiến trúc xung quanh.
b. Yêu cầu sử dụng
Độ bền: đảm bảo tính ổn định, giữ nguyên hình dáng khi sử dụng lâu dài, liên kết
giữa các chi tiết, bộ phận phải đảm bảo bền khi sử dụng. Các phần chịu lực và chịu tải
trọng lớn phải chắc chắn và an toàn. Do đó khi sản xuất cần chọn kỹ nguyên liệu, cần
tránh các hiện tượng nguyên liệu bị nấm mốc, mối mọt, nhiều mắt hoặc qua tẩm sấy
chưa đạt yêu cầu.
Tính tiện nghi: sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di chuyển dễ dàng và
phải tiện lợi trong việc sử dụng. Do vậy sản phẩm phải phù hợp với tâm sinh lý người
2


sử dụng và kiến trúc nhà ở và tiện nghi phải đi kèm với tính đồng bộ. Theo xu hướng
sử dụng sản phẩm mộc trong các ngôi nhà cao tầng thì việc tháo lắp là vấn đề cần quan
tâm hàng đầu, sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện tích.
c. Yêu cầu kinh tế
Một sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có giá trị
thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn cao thì chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng. Do đó để đáp ứng yêu cầu đó thì giá tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp, không quá

cao đối với người sử dụng. Để đạt được các yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra
các giải pháp sao cho: sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng,
phù hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm chi phí sản xuất …
1.2.3 Những cơ sở thiết kế sản phẩm mộc
Khi tiến hành thiết kế một sản phẩm mộc thì người thiết kế cần dựa vào các căn
cứ sau:
Căn cứ vào loại hình và chức năng sản phẩm.
Điều kiện môi trường sử dụng.
Đối tượng sử dụng.
Những cơ sở về kích thước và tải trọng người sử dụng.
Điều kiện sản xuất sản phẩm trong nước (nguyên, vật liệu và trang thiết bị).
Căn cứ vào yêu cầu kinh tế.
Khi thiết kế một sản phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Thiết kế sản phẩm sao cho khi có sự thay đổi kích thước của từng chi tiết riêng
lẽ không làm ảnh hưởng đến độ bền của toàn bộ sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm sao cho những chi tiết tạo thành sản phẩm thay đổi kích
thước ít nhất.
Thiết kế sản phẩm sao cho khi có ứng suất nội xảy ra trong quá trình tự khô hay
hút nước thì các ứng suất đó phải đối xứng nhau qua trục tâm chi tiết.
Thiết kế sản phẩm sao cho thớ gỗ của từng chi tiết trong sản phẩm phải trùng
với hướng tác dụng của lực kéo và nén bên ngoài hoặc thẳng góc với lực uốn tĩnh.
Thiết kế sản phẩm sao cho khi dán các chi tiết có thể dán song song với thớ gỗ.

3


1.2.4 Nội dung và phương pháp thiết kế
Nội dung thiết kế
Khảo sát và lựa chọn nguyên liệu.
Khảo sát các dạng sản phẩm cùng loại, đưa ra mô hình thiết kế.

Thiết kế tạo dáng sản phẩm.
Kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật.
Tính toán các nguyên vật liệu chính phụ.
Thiết kế công nghệ.
Tính toán giá thành sản phẩm.
Phương pháp thiết kế
Bằng phương pháp khảo sát cụ thể các nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị đồng thời
ứng dụng phần mềm Autocad, thể hiện nội dung thiết kế và áp dụng một số công thức
tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu.

4


1.3 Vài nét tổng quát về công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ TRƯỜNG THÀNH
1.3.1 Vị trí địa lí
Công ty kĩ nghệ gỗ Trường Thành nằm trên địa phận đường DT 743, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Do nằm trên quốc lộ nên việc vận chuyển
nguyên liệu sản phẫm dễ dàng và nằm trong khu vực đông dân cư nên nguồn nhân lực
khá dồi dào, trình độ tay nghề cao. Vì công ty nằm trên địa phận khá bằng phẳng nên
việc di chuyển khá thuận lợi.
1.3.2 Vài nét về sự hình thành và phát triển
Công ty cổ phần kĩ nghệ gỗ Trường Thành được thành lập vào năm 1990 tại
Đăclăc được khởi nguồn từ một xưởng sơ chế nhỏ tại vùng Cao Nguyên hẻo lánh tỉnh
Đăklăk chỉ với khoảng 30 công nhân. Lúc bây giờ cơ sở hạ tầng rất hạn chế, máy móc
thiết bị thô sơ nên việc sản xuất chỉ đủ cung cấp cho các công trình xây dựng ở một số
tỉnh thành trong nước, một số ít xuất đi nước ngoài. Đến nay đã phát triển thành tập
đoàn Trường Thành hùng mạnh với 7 nhà máy chính có tổng diện tích hơn 240.000
m2 hoàn thành được mới theo đúng tiêu chuẫn Châu Âu: 2 tại Đăclăc, 2 tại Bình
Dương, 2 tại Thủ Đức- TP.HCM, 1 tại tỉnh Sekong-Lào với máy móc trang thiết bị
hiện đại nhập từ Ý, Đức, Nhật, Đài Loan. Khởi điểm với số công nhân ban đầu là 30

người, nay Tập Đoàn Trường Thành đã tạo dựng được đội ngũ hơn 4.500 công nhân
lành nghề và 500 cán bộ công nhân viên gián tiếp mà đa phần rất trẻ, có trình độ từ Đại
học trở lên với tác phong chuyên nghiệp, thông minh, năng động, sáng tạo, cầu thị và
ham học hỏi.
1.3.3 Công tác tổ chức quản lí của công ty
Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành thực hiện loại hình tổ chức theo cơ
cấu trực tuyến, một tổng giám đốc quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp, đồng thời đưa ra
quyết định quản lý về quản trị, bên cạnh đó có các phòng ban tham mưu cho giám đốc
thực hiện công việc mang tính nghiệp vụ, đề xuất các vấn đề cần thiết như đầu tư sản
xuất, kinh doanh của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về báo cáo đã thực hiện
được.

5


Ban Kiểm
soát
Hội đồng
Quản trị
Thư ký
Hội đồng Quản trị

Ban Quan hệ Nhà
đầu tư ( IR )

Tổng Giám Đốc
Ban TK-TL

Ban Kiểm toán
Nội bộ

Phó TGĐ 1

Khối sản
xuất
Khối
QLCL

Phó TGĐ 2

Phó TGĐ 3

Khối Kế hoạch
nguyên liệu

Khối
KD-TT

Phó TGĐ 4

Khối KTTC

Phòng
CNTT

Khối cung
ứng vật tư

Khối
KT-TK


Ban dự
án ERP

Ban Iso

Khối XNK

Viện
đào tạo

Ban Coc

Hình 1.1: Cơ cấu quản lí của xí nghiệp
6

Phó
TGĐ 5
Khối HCNS
Phòng
hợp tác


1.4 Tình hình sản xuất tại công ty
1.4.1 Nguyên liệu
Hiện nay công ty có nhiều loại gỗ mua trong nước và nhập nước ngoài như:teak,
hương, căm xe, chò chỉ, cà chít, dầu, xoan đào, tràm bông vàng, bằng lăng, thông, cao
su, còng, bạch đàn, irok, jatoba, gỗ cứng của Mĩ, gỗ FSC từ Nam Phi và Nam Mĩ dưới
dạng gỗ tròn và gỗ xẻ theo quy cách dày 16 – 64mm, rộng 75- 400mm, dài 18003400mm với chất lượng đạt từ 5-30% dưới nhiều dạng như: nứt đầu, giác xanh, lẹm
cạnh, mắc chết, độ ẩm gỗ dầu sau khi sấy từ các lò sấy của công ty và các lò sấy vệ
tinh có độ ẩm từ 18-20% được nghiệm thu trở lại theo quy cách của công ty.

1.4.2 Các sản phẩm của công ty
Từ chuyên sản xuất sản phẩm sơ chế nay công ty trở thành một trong những nhà
tiên phong tại Việt Nam trong 3 dòng mộc chính là furniture trong nhà, furniture ngoài
trời, ván sàn gỗ với nhiều mẫu mã bàn ghế, tủ giường kệ,… kiểu dáng phong phú, kết
cấu vững chắc, chất lượng tuyệt hảo, đáp ứng hầu hết các thị trường quan trọng như:
Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Hy lạp,Úc, Newzealand, Mĩ… Kể cả thị
trường khó tính nhất là Nhật Bản. Các sản phẩm hiện đang sản xuất tại công ty như:
carobench, Garden armchair, Rectexittable, Gardenchair, Laudrybox, 150 CM round
table, Live folding armchair, posotionlive, tri-angle table, stackable armchair, new
folding armchair with sling, endtable with 1side curved, rect exit table with curved
edge, new folding chair with sling.
1.4.3 Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố rất quan trọng trong dây chuyền sản
xuất, nhất là khi sản xuất số lượng lớn các mặt hàng như hiện nay, nó quyết định tới
năng lực sản xuất, năng lực lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Các máy móc của
công ty được liệt kê trong ở phần phụ lục 1

7


Chương II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM
2.1 Chọn mô hình thiết kế sản phẩm
Để tìm được mô hình thiết kế thì người thiết kế cần tiến hành khảo sát các kiểu
sản phẩm cùng loại hình và chức năng. Trên cơ sở đó để đánh giá, phân tích ưu khuyết
điểm của chúng rồi dựa trên cơ sở đánh giá và những ưu khuyết điểm vừa phân tích đó
đưa ra sản phẩm hoàn thiện hơn, có tính thẩm mỹ và tiện nghi cao hơn.
Sản phẩm 1

Hình 2.1: Mẫu tham khảo 1
Ưu điểm:Tương đối dễ gia công, trang sức bề mặt đẹp, sang trọng.

Khuyết điểm: Chưa đa dạng về chức năng, kiểu dáng, mẫu mã không mang tính đột
phá.
Sản phẩm 2

Hình 2.2: Mẫu tham khảo 2
Ưu điểm: Mẫu mã đẹp, sang trọng, rất phù hợp với khách hàng ưa chuộng phong cách
Châu Âu .
8


Khuyết điểm: Chưa đa dạng về chức năng, tương đối khó gia công .
Sản phẩm 3

Hình 2.3: Mẫu tham khảo 3
Ưu điểm: Tương đối dễ gia công, dễ di chuyển.
Khuyết điểm: Mẫu mã đơn giản, chưa đa dạng về chức năng.
Nhận xét: Qua quá trình khảo sát một số sản phẩm trên thị trường hiện nay,
chúng tôi nhận thấy hầu hết các sản phẩm thiết kế tương đối đơn giản, chưa đi sâu vào
những mặt hàng giá trị có thể xuất khẩu . Tủ rượu Amish mà đề tài thể hiện được sự
tinh tế, sang trọng ngoài ra còn có chức năng như đựng chén, tách, các vật dụng nhỏ
khác.
2.2 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế
Lựa chọn nguyên liệu cũng là khâu không kém quan trọng, nó ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó nếu sử dụng nguyên liệu hợp lý sẽ tiết kiệm
được nguyên liệu và giá thành sản phẩm giảm xuống, đảm bảo được tính kinh tế.
Do tại công ty, nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất hàng mộc là gỗ Cao su
đây là loại gỗ rừng trồng, có màu vàng nhạt khi mới xẻ, lúc khô có màu nâu nhạt. Gỗ
Cao Su có tỷ trọng 0.55 g/cm3, ứng suất nén dọc 451 kG/cm2, ứng suất uốn tĩnh 751
kG/cm2, mođun đàn hồi 58.38x103kG/cm2, lực bám đinh 53 kG/cm2.-nên tôi chọn Cao
Su là nguyên liệu chính cho sản phẩm

Hình vẽ sản phẩm được thể hiện ở phần phụ lục 2 (bằng phần mềm Autocad)

9


2.3 Tạo dáng sản phẩm
2.3.1 Những căn cứ tạo dáng sản phẩm
Công dụng sản phẩm:
Được sử dụng trong gia đình, trong các căn phòng khách. Sản phẩm sẽ làm tăng
thêm vẻ đẹp và tạo sự trang trọng cho căn phòng.
2.3.2 Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết phẩm
a. Phân tích kết cấu sản phẩm
Tủ rượu Amish được cấu tạo từ 2 tủ nhỏ với các bộ phận: nóc tủ, hông tủ, chân
tủ, cửa tủ, ngăn kéo, đế tủ, các tầng, bọ đỡ, các thanh như theo hình 2.1.Nóc tủ được
tạo thành từ các thanh ngang, thanh dọc và 1 tấm nóc,còn hông tủ thì được tạo thành từ
các đố ngang, đố dọc và tấm hông.Vách đứng được tạo thành từ các đố ngang, đố dọc
và tấm vách. Cửa tủ được tạo thành từ các thanh ngang, dọc tạo thành khung xương và
tấm gương. Bộ phận ngăn kéo gồm mặt hộc, hông hộc, tiền hộc, hậu hộc và tấm đáy.
Đế tủ gồm các thanh ngang, dọc và tấm đáy
b. Phân tích các giải pháp liên kết sản phẩm
Khi thiết kế một sản phẩm mộc thì người thiết kế cần chú ý quan điểm chế tạo.
Với phương pháp sản xuất thủ công, hình dáng và kết cấu thường mang tính chất lãng
mạn nhiều hơn tính chất công nghiệp. Khi công nghệ sản xuất được đáp ứng các
phương pháp cơ giới, kết cấu và hình dáng sản phẩm đã bắt đầu có những thay đổi.
Trình độ sản xuất cơ giới ngày càng phát triển, phương pháp sản xuất công nghiệp
cũng phát triển theo, với sự phát triển mới trong mỹ thuật kiến trúc, mỹ thuật đồ mộc
cũng phát triển theo chiều hướng lắp ghép tấm, thích hợp với công nghiệp hiện đại.
Với công nghiệp hiện đại, năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên. Vì vậy để phù
hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới, phù hợp với hướng sử dụng gỗ,
phù hợp với phương pháp tổ chức sản xuất lớn và quan trọng hơn nữa là phù hợp với

khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội thì người thiết kế
phải lựa chọn các giải pháp liên kết sao cho mối liên kết giữa các chi tiết, các bộ phận
đảm bảo độ bền vững cao,tuổi thọ bền lâu, kết cấu đơn giản dễ gia công, dễ dàng tháo
lắp.

10


Các giải pháp liên kết:
Liên kết bulong tán ngang

Hình 2.4: Liên kết bulong tán ngang
Liên kết Vis

Hinh 2.5: Liên kết Vis
Liên kết chốt gỗ gia cố keo

Hình 2.6:Liên kết chốt gỗ gia cố keo
Liên kết ốc rút

Hình 2.7: Liên kết ốc rút

11


Lựa chọn liên kết giữa các chi tiết, bộ phận cụ thể:
Bảng 2.1 Liên kết giữa các chi tiết, bộ phận
STT
1
2

3
4
5
6
7

Vị trí liên kết
Đố ngang, đố dọc, tấm nóc
Chân, vách đứng, tấm hông
Đố ngang, đố dọc, tấm hông
Tấm hông, chân tủ, cửa
Đố ngang, đố dọc,tấm đáy
Mặt ngăn kéo, hông tủ
Hông hộc, tiền hộc, hậu hộc

Vật liệu liên kết
Chốt gỗ, vít
Chốt gỗ
Mộng, Chốt gỗ
Bản lề, vít
Chốt gỗ
Vít, thanh trượt
Chốt gỗ, vít

2.4 Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền cho các chi tiết, bộ phận chịu lực lớn
nhất:
2.4.1 Lựa chọn kích thước
Lựa chọn kích thước là một khâu rất quan trọng trong công việc thiết kế, các
cạnh của một bề mặt, các kích thước của chi tiết này so với các kích thước của chi tiết
khác, độ lớn của phần này so với độ lớn của phần khác điều có một tỷ lệ hợp lý để tạo

nên một sản phẩm có hình dáng hài hoà cân đối và sử dụng nguyên liệu một cách hợp
lý để tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm dễ gia công, đảm bảo độ bền,
nâng cao tuổi thọ sản phẩm, các mối liên kết của các chi tiết phải đảm bảo khả năng
làm việc của toàn sản phẩm. Số lượng và kích thước của các chi tiết sản phẩm được
thể hiện ở phần phụ lục.
2.4.2 Kiểm tra bền cho các chi tiết bộ phận chịu lực lớn nhất
Lựa chọn kích thước là một khâu rất quan trọng trong công việc thiết kế sản
phẩm có hình dáng hài hoà cân đối và sử dụng nguyên liệu một cách hợp lý để tiết
kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm dễ gia công, đảm bảo độ bền, nâng cao
tuổi thọ sản phẩm, Các kích thước được chọn trước rồi sau đó được kiểm tra bền, nếu
đủ bền hoặc dư bền thì chọn kích thước đó làm kích thước thiết kế, ngược lại nếu
không đủ bền thì tăng thêm kích thước đến đủ bền

12


Bảng 2.2: Số lượng và kích thước tinh chế của các chi tiết sản phẩm
Tên
Quy cách

chi tiết

Số

Khối lượng

lượng

(m3)


Dày

Rộng

Dài

(mm)

(mm)

(mm)

Chân

45

45

600

4

0.005

Ván đáy

15

595


1260

1

0.011

Cửa tủ

10

405

605

2

0.005

Đố ngang

20

40

1220

2

0.002


Đố dọc

20

40

555

2

0.001

Vách đứng

18

410

555

2

0.008

Ván hậu

15

410


1220

1

0.008

Ván mặt trên

20

698

1338

1

0.019

Ván ngăn tủ 1

20

480

620

1

0.006


Ván ngăn tủ 2

20

405

600

1

0.005

Ván mặt

20

120

538

1

0.001

Ván hậu

15

80


538

1

0.001

Ván đáy

8

285

538

1

0.001

Ván cạnh

15

80

300

2

0.001


Chân trụ

40

40

1100

4

0.007

Thanh ngang

20

40

1228

4

0.004

Thanh dọc

20

40


428

4

0.001

Ván hông

28

428

1022

1

0.012

Nóc tủ

70

628

1428

1

0.063


Ván đáy

20

520

1320

1

0.014

Vách đứng

15

1022

1228

1

0.019

Đố ngang

20

60


490

2

0.001

Đố dọc

20

60

1020

2

0.002

Tủ dưới

Hộc tủ dưới

Tủ trên

Cửa tủ trên

0.196

Tổng


13


Kiểm tra bền
Nguyên tắc kiểm tra bền, chỉ kiểm tra bền cho các chi tiết chịu lục lớn, ở những
mặt cắt nguy hiểm, khi chúng đủ bền thì các chi tiết khác cũng đủ bền
Kiểm tra bền cho tấm nóc
Giả sử tấm nóc chịu tải trọng 800N có kích thước là 70x628x1428 (mm). Diện
tích mặt cắt ngang của nan mặt là F = bxh = 70x628 =43926 mm2 và L = 1428mm.
Kiểm tra bền cho nóc tủ xem như 1 dầm chịu uốn thuần túy do lực phân bố đều lên
nóc tủ. Vì lực phân bố đều nên có coi lực này như lực tập trung tại trung điểm của nan
mặt
Theo phương trình cân bằng tĩnh ta có

M

A

 N B .L  P.

L
 0 => NB = P/2 = 800/2 = 400N
2

Do lực P tác dụng ở giữa dầm nên ta được
NA = NB = P/2 = 400N
Tính momen uốn tác dụng lên dầm
Xét đoạn I: 0 ≤ Z1 ≤ L/2  0 ≤ Z1 ≤ 0.714 (m)
Lực cắt
QyI - NB =0 => QyI = NB = 400N

Momen uốn
MUI – NB x z1 =0 => MUI = NB x z1
Khi z1 =0 => MUI =0
Z1 = 0.714 => MUI = 400x0.714 = 285.6(N.m)
Xét đoạn II: L/2 ≤ Z2 ≤ L  0.714 ≤ L ≤ 1.428 (m)
Lực cắt:
QyII - NB +P =0  QyII = NB - P = -400 N
Momen uốn
MUII – NB x z2 + P(z2 - L/2) = 0
Với Z2 = L/2 => MUII = 400 x 0.714 = 285.6 (N.m)
Z 2= L => MUII = 0
Mặt cắt nguy hiểm nhất là mặt cắt có momen uốn lớn nhất. Ở đây momen uốn lớn nhất
là tại trung điểm của dầm. Do đó ta chỉ cần kiểm tra tại vị trí này
14


MUmax = PxL/4 = 800x 1.428 / 4 = 285.6(N.m)
Tiết diện ngang của dầm là tiết diện hình chữ nhật có momen chống uốn như sau:
Wu=bx h2/6 = 0.07x 0.6282 / 6 = 4.601x 10-3 (m3)
Ứng suất uốn tại mặt cắt nguy hiểm là δumax = MUmax / Wu = 285.6 /4.601x 10-3 =
6.207(KG / cm2)
So sánh với ứng suất uốn cho phép của gỗ Cao Su
[δu] = 751 KG / cm2
 δumax < [δu] => Vậy nóc tủ dư bền
P
A

B

RA


RB
+
0 Qy
0 Mu
+

P

PL
4

Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh
Kiểm tra bền cho chân tủ
Trong các chi tiết của tủ rượu Amish thì chân chịu tác dụng của lực nén dọc
nhiều bởi vì nó chịu tác dụng của toàn bộ tải trọng của tủ và các vật dụng đặt lên tủ. Vì
vậy cần kiểm tra khả năng chịu nén của chân tủ. Giả sử tủ rượu chịu tải trọng 1000N.
Mặt khác tủ rượu có 4 chân cho nên tải trọng của 1 chân tủ phải chịu là P = 1000/4 =
250N mà chân tủ có kích thước là: 45x45x600 (mm). Diện tích mặt cắt ngang của chân
tủ là F = bxh = 45x45 = 2025 (mm2) và L= 600 (mm)
Lực dọc tác dụng lên chân ghế Nz được tính như sau:
Nz + P = 0
 Nz = -P = -250 N
Ứng suất tại mặt cắt nguy hiểm của chân ghế là:
δz = Nz / Fz = -250 / 20.25 = -12.345 (KG/ cm2)
Do chân tủ luôn chịu nén nên ứng suất tại các mặt cắt đều âm
15


Ứng suất lớn nhất của chân tủ là:

δ max = 12.345 (KG/ cm2) < [δn] =451 (KG/ cm2) => chân tủ dư bền

Biểu đồ biểu diễn ứng suất nén
2.5 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật
2.5.1 Cấp chính xác gia công
Theo tiêu chuẩn ROCT- 6449- 53 của Liên Xô (cũ), có 3 cấp chính xác:
Cấp 1: Dùng trong trường hợp lắp ghép sản phẩm chất lượng cao, có độ chính
xác cao.
Cấp 2: Dùng trong sản xuất hàng mộc gia dụng.
Cấp 3: Dùng để gia công các chi tiết làm bao bì, hoặc một số chi tiết trong
kiến trúc, xây dựng, giao thông yêu cầu độ chính xác không cao.
2.5.2 Độ chính xác gia công và sai số gia công
a. Độ chính xác gia công
Độ chính xác gia công nói lên mức độ phù hợp về hình dạng và kích thước của
chi tiết sau khi gia công so với yêu cầu trong bản vẽ.
Độ chính xác gia công phụ thuộc vào các yếu tố:tính chất của nguyên liệu, tình
trạng thiết bị máy móc,yêu cầu sản phẩm: kiểu dáng, kết cấu, chất lượng …Trình độ
tay nghề công nhân. Dụng cụ đo lường chất lượng.
b. Sai số gia công
Sai số gia công là hiệu số chênh lệch giữa hình dáng, kích thước, độ nhẵn bề
mặt của chi tiết sau khi gia công so với yêu cầu trong bản vẽ thiết kế. Nếu sai số gia
công càng nhỏ thì độ chính xác gia công càng cao và ngược lại. Sai số gia công được
16


kí hiệu: . Sai số gia công các chi tiết gỗ theo các khoảng kích thước với độ chính xác
cấp 2 (theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ) thì sai số gia công được trình bày trong bảng
2.3
Bảng 2.3: Sai số gia công
Tên

chi tiết
Tủ dưới
Chân
Ván đáy
Cửa tủ
Đố ngang
Đố dọc
Vách đứng
Ván hậu
Ván mặt trên
Ván ngăn tủ 1
Ván ngăn tủ 2
Hộc tủ dưới
Ván mặt
Ván hậu
Ván đáy
Ván cạnh
Tủ trên
Chân trụ
Thanh ngang
Thanh dọc
Ván hông
Nóc tủ
Ván đáy
Vách đứng
Cửa tủ trên
Đố ngang
Đố dọc

Kích thước tinh chế SL

a
b
c
(mm) (mm) (mm)

Sai số gia công
a(mm)

b(mm)

c(mm)

45
15
10
20
20
18
15
20
20
20

45
595
405
40
40
410
410

698
480
405

600
1260
605
1220
555
555
1220
1338
620
600

4
1
2
2
2
2
1
1
1
1

0.20
0.10
0.15
0.20

0.18
0.20
0.15
0.10
0.10
0.10

0.30
0.25
0.20
0.20
0.20
0.20
0.20
0.20
0.30
0.20

0.50
0.40
0.50
0.30
0.30
0.35
0.30
0.30
0.30
0.30

20

15
8
15

120
80
285
80

538
538
538
300

1
1
1
2

0.10
0.10
0.10
0.10

0.20
0.20
0.20
0.20

0.35

0.30
0.30
0.30

40
20
20
28
70
20
15

40
40
40
428
628
520
1022

1100
1228
428
1022
1428
1320
1228

4
4

4
1
1
1
1

0.20
0.10
0.15
0.10
0.00
0.20
0.20

0.30
0.20
0.20
0.20
0.30
0.20
0.20

0.50
0.35
0.35
0.35
0.50
0.50
0.40


20
20

60
60

490
1020

2
2

0.10
0.10

0.20
0.20

0.40
0.40

2.5.3 Dung sai lắp ghép
Trong sản xuất hàng mộc có tính lắp lẫn nên đòi hỏi phải sử dụng hệ thống
dung sai. Dung sai trong sản xuất hàng mộc có thể phân biệt dung sai của kích thước
tự do và dung sai lắp ghép. Dung sai kích thước tự do khác với dung sai lắp ghép,
nhưng đều có đặc điểm chung là kích thước gia công càng nhỏ thì dung sai càng bé.
17



×