Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN DÁN TỪ THÂN CÂY DỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.64 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HÓC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN DÁN TỪ THÂN CÂY DỪA

Họ và tên sinh viên: PHẠM VĂN ĐÔNG
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 -2008

Tháng 7/2008


NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN DÁN TỪ THÂN CÂY DỪA

Tác giả

PHẠM VĂN ĐÔNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. Hoàng Xuân Niên

Tháng 7 năm 2008
i



LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô Bộ Môn Chế Biến Lâm Sản Trường Đại
Học Nông Lâm – Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Thầy Tiến sĩ Hoàng Xuân Niên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo cùng tập thể anh em công nhân Công ty TNHH Hiệp Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài tại quý công ty.
Cô Nguyễn Thị Tường Vy, đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành thí nghiệm
Công ty chế biến gỗ Trường Tiền, đã giúp đỡ tôi gia công mẫu thí nghiệm
Tập thể Trung Tâm Kỹ Thuật Đo Lường Chất Lượng 3 Tp. Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thử mẫu.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên
tôi để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu sản xuất ván dán từ thân cây dừa được thực hiện từ ngày 15
tháng 04 đến ngày 30 tháng 6 năm 2008 tại Công ty TNHH Hiệp Nguyên địa chỉ xã
An Điền – huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương và phòng thí ngiệm khoa Lâm Nghiệp
trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Sau khi khảo sát chọn nguyên liệu và máy móc thiết bị tại công ty, được sự cho
phép của Khoa Lâm Nghiệp, thầy hướng dẫn Tiến sĩ Hoàng Xuân Niên và Ban lãnh
đạo Công ty TNHH Hiệp Nguyên chúng tôi tiến hành khảo nghiệm sản xuất ván dán
từ thân cây dừa.
Bằng phương pháp thư viện và phương pháp thực nghiệm, chúng tôi bước đầu
đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất ván dán từ thân cây dừa có thể ứng

dụng vào thực tế.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy dừa có những đặc điểm khác gỗ:
thân thẳng đứng, ít khuyết tật, không có tia gỗ. Tuy nhiên, gỗ dừa vẫn đảm bảo các
tiêu chuẩn của nguyên liệu cho ván dán. Ván dán có chất lượng tương đối đồng đều,
hầu như đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của ván dán.

Tp. Hồ Chí Minh Tháng 07/2008
Phạm Văn Đông

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................2
1.2 Mục đích đề tài ..........................................................................................................2
1.3 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng ..............................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây dừa....................................................................................4
2.1.1. Tên gọi. ..................................................................................................................4
2.1.2 Điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh thái................................................................4
2.1.2.1 Điều kiện sinh trưởng ..........................................................................................4
2.1.2.2 Đặc điểm sinh thái ...............................................................................................5

2.1.3 Cấu tạo....................................................................................................................5
2.1.4 Tính chất cơ lý của gỗ dừa .....................................................................................7
2.1.4.1 Tính chất vật lý ....................................................................................................7
2.1.4.2 Tính hút nước.......................................................................................................7
2.1.4.3 Tính chất cơ học ..................................................................................................7
2.2 Tình hình sử dụng cây dừa hiện nay..........................................................................8
2.3 Thân cây dừa - Khả năng trở thành nguồn nguyên liệu chế biến gỗ.........................9
2.4 Ván dán, sự hình thành và phát triển .......................................................................12
2.5 Nguyên lý tạo ván....................................................................................................12
2.6 Một số ảnh hưởng đến chất lượng ván dán .............................................................15
2.6.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng ván dán ...........................................15
2.6.2 Ảnh hưởng các yếu tố công nghệ đến chất lượng ván dán...................................15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................18
iv


3.1 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu..................................................18
3.1.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................18
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................................19
3.2 Một số yêu cầu trong ván dán..................................................................................26
Chương 4.. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................28
4.1 Quy trình sản xuất ván dán từ cây dừa ....................................................................28
4.1.1 Xén ván mỏng.......................................................................................................28
4.1.2 Hong phơi và sấy ván ...........................................................................................28
4.1.3 Phân loại và gia công ván mỏng...........................................................................28
4.1.4 Tráng keo, xếp ván................................................................................................30
4.1.5 Ép nhiệt.................................................................................................................31
4.1.6 Ổn định ván, rong cạnh ván..................................................................................32
4.2 Lập công thức sản xuất ván dán thí nghiệm ............................................................32
4.2.1 Tính toán nguyên liệu ...........................................................................................32

4.2.2 Tính toán lượng keo chi phí cho sản xuất ván dán ...............................................32
4.2 Kết quả thí nghiệm của ván .....................................................................................33
4.2.1 Kết quả thu được sau 3 lần thử nghiệm................................................................33
4.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu ...................................................................................37
4.3.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu..................................................................................37
4.3.1.1 Ảnh hưởng của độ tuổi ......................................................................................37
4.3.1.2 Ảnh hưởng vị trí trên thân xây dừa ...................................................................37
4.3.1.3 Ảnh hưởng độ ẩm đến nguyên liệu chất lượng ván...........................................38
4.3.2 Ảnh hưởng của thông số ép ..................................................................................39
4.3.2.1 Ảnh hưởng của lượng keo .................................................................................39
4.3.2.2 Ảnh hưởng của thời gian ép ..............................................................................39
4.3.3 Ảnh hưởng của các giải pháp đến chất lượng ván................................................39
4.3.2 Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế ..................................................................................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ....................................................................41
5.1 Kết luận....................................................................................................................41
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả các tính chất cơ lý theo vùng phân bố lỗ mạch...............................8
Bảng 2.2. Sản lượng dừa của một số địa phương Việt Nam (tấn) .............................10
Bảng 2.3 Thông tin chung về cây dừa khu vực Nam Bộ...........................................11
Bảng 2.4 Thông tin về thân cây dừa 30 năm tuổi ......................................................11
Bảng 3.1: Ép ván gỗ dừa giống gỗ điều.....................................................................20
Bảng 3.2: Thử nghiệm sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ép.................................20
Bảng 3.3: Thử nghiệm sự thay đổi thời gian trong quá trình ép................................21
Bảng 3.4: Thử nghiệm sự thay đổi lượng keo trong quá trình ép..............................21
Bảng 3.5: Thử nghiệm sự thay đổi lượng keo trong quá trình ép..............................21

Bảng 4.1: Ép ván gỗ dừa giống gỗ điều.....................................................................33
Bảng 4.2: Thử nghiệm sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ép.................................33
Bảng 4.3: Thử nghiệm sự thay đổi thời gian trong quá trình ép................................34
Bảng 4.4: Thử nghiệm sự thay đổi lượng keo trong quá trình ép..............................35
Bảng 4.5: Thử nghiệm sự thay đổi áp suất trong quá trình ép...................................36
Bảng 4.6: Kết quả ván ép dọc ....................................................................................37
Bảng 4.7: Kết quả ván ép dọc - ngang.......................................................................37
Bảng 4.1 Giá thành sản phẩm ....................................................................................40

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình vẽ cách đếm lỗ mạch......................................................................................6
Hình 2.2 Hình vẽ mô phỏng mặt cắt ngang thân cây dừa ...................................................6
Hình 3.1a: Ván ép dọc – ngang ............................................................................................19
Hình 3.1b: Ván ép dọc ...........................................................................................................19
Hình 3.2: Biểu đồ ép ván.......................................................................................................22
Hình 3.3: Mô tả cắt mẫu thử để xác định độ bền kéo trượt ..............................................25
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí mẫu thử uốn .....................................................................................25
Hình 3.5: Biểu đồ tải trọng – biến dạng khi uốn tĩnh ........................................................25
Hình 4.1:Vá ván bằng băng keo ...........................................................................................30
Hình 4.2: Tráng keo xếp ván.................................................................................................31
Hình 4.3: Máy ép 6 tần ..........................................................................................................31
Hình 4.1 Ván có su hướng tách lớp .....................................................................................34
Hình 4.2 Ván bị cháy .............................................................................................................35
Hình 4.3 Ván bị tràng keo ra ngoài ......................................................................................36

vii



LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngàn xưa, gỗ đã sớm gắn bó với đời sống con người, đặc biệt là những loại
gỗ có giá trị kinh tế cao. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao.
Cùng với sự phát triển này nguồn nguyên liệu gỗ hiện nay đang giảm đáng kể, các loại
gỗ quý hầu như dần biến mất.
Gỗ và sản phẩm từ gỗ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, gia tăng về
số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, ngành chế biến gỗ đã chuyển hướng từ mục tiêu
sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang gỗ mọc nhanh rừng trồng và sản phẩm ván nhân tạo.
Ván nhân tạo là loại vật liệu góp phần thay thế gỗ tự nhiên và được sử dụng rộng rãi
trong hàng mộc, xây dựng…Cho nên, việc nghiên cứu công nghệ sản xuất ván nhân
tạo là rất cần thiết cho sự phát triển ngành chế biến lâm sản nói chung và công nghiệp
ván nhân tạo nói riêng. Ván nhân tạo có tất cả các ưu điểm và đặc tính của gỗ tự nhiên,
đặc biệt có thể khắc phục được các nhược điểm của gỗ nhằm thõa mãn nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Ván nhân tạo là một loại vật liệu tự nhiên, sinh ra từ tự
nhiên và có thể tái tạo lại hoặc trả về tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. Vì vây
mà việc nghiên cứu và sử dụng ván nhân tạo ngày càng được mở rộng.
Được sự phân công của Khoa Lâm Nghiêp, dưới sự hướng dẫn của thầy Tiến sĩ
Hoàng Xuân Niên chúng tôi đã nghiên cứu sản xuất ván dán từ thân cây dừa . Thời
gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong có sự góp ý của thầy cô cùng bạn bè để
đề tài hoàn chỉnh hơn.

1


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, dân số không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của các ngành
kinh tế xã hội làm cho nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng nhiều. Nhưng nguồn cung cấp
nguyên liệu gỗ từ rừng ngày càng cạn kiệt. Từ đó, nhiều quốc gia, kể cả Việt nam cũng
hướng tới việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, cung cấp bổ sung cho ngành chế biến
lâm sản, làm giảm áp lực cung cấp gỗ từ rừng và từ nguồn nhập khẩu.
Ở nước ta, cây dừa có khối lượng thể tích thân đáng kể, trữ lượng cao, phân bố
nhiều ở vùng Duyên hải miền trung và Đồng bằng Nam bộ, hoàn toàn có khả năng trở
thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản. Nhưng hiện nay, thân
dừa đang được sử dụng một cách kém hiệu quả và không có một định hướng sản xuất
rỏ ràng. Vì vậy, nghiên cứu những giải pháp công nghệ để chế biến thân cây dừa nhằm
tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao, ở những khu vực đông
dân, nhu cầu dung gỗ cao nhưng nguồn cung cấp từ gỗ rừng hạn chế là rất cần thiết.
1.2. Mục đích đề tài
Mục đích chính của đề tài là ứng dụng công nghệ ép ván dán từ gỗ vào ép ván
dán từ thân cây dừa, nhằm tạo ra một dạng sản phẩm mới bổ sung vào sản xuất ván
nhân tạo và thay thế cho gỗ tự nhiên
Mở rộng hướng sử dụng của cây dừa.
1.3. Mục tiêu đề tài
Bước đầu xây dựng quy trình công nghệ ép ván từ thân cây dừa từ quy trình
công nghệ ép ván từ gỗ.

2


1.4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu khi ép ván keo có liên kết không, khác gỗ như thế nào,
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván
 Phạm vi sử dụng
Ván dán từ cây dừa được dùng trong hàng mộc xuất khẩu, trang trí nội thất…

thay thế cho ván dán từ gỗ hoàn toàn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu sơ lược về cây dừa
2.1.1. Tên gọi.
Tên Việt Nam: Cây dừa
Tên khoa học: Cocos Nucifera L
2.1.2. Điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh thái
2.1.2.1. Điều kiện sinh trưởng
Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học
giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông nam á trong khi những người khác cho
rằng nó có nguồn gốc ở miền Tây bắc Nam mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New
Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này
từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã
được phát hiện tại Rathan và Maharashtra Ấn Độ.
Dừa là cây một lá mầm, được trồng từ quả, thích hợp trên vùng đất thấp có độ
cao dưới 300m, ở vĩ độ 150 với lượng mưa đều trong năm, phân bố tự nhiên là vùng
đất cát ven biển, ven các sông và cửa biển. Dừa phát triển trên đất pha cát, có khả năng
chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi có nhiều nắng và lượng mưa trung
bình (750 - 2.000 mm hàng năm). Điều này giúp dừa trở thành loại cây sinh trưởng
bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70 - 80%)
để có thể phát triển một cách tốt nhất, nên rất ít khi tìm thấy trong khu vực có độ ẩm
thấp (ví dụ khu vực Địa trung hải), thậm chí cả khi các khu vực này đủ cao. Nó rất khó
trồng và phát triển trong khu vực khô cằn.


4


2.1.2.2. Đặc điểm sinh thái
Cây dừa có dáng thẳng đứng, hình trụ tròn độ thon ít. Các tàu lá dài 2,5 - 3,5 m,
mọc quanh thân. Lá kép lông chim, dài 0,5 – 1 m rộng 3 - 4 cm. Dừa là cây có hoa tính
đơn, không cuống. Hoa cái từ 25 – 35 hoa/buồng, hoa đực từ 7000 – 9000 hoa/buồng.
Hoa cái màu vàng pha lục nhạt, đường kính từ 1 – 2 cm. Dừa ra hoa liên tục với hoa
cái tạo ra hạt. Quả dừa gồm có vỏ, cơm, gáo và nước dừa.
Vỏ quả ngoài nổi rõ 3 gờ, lớp ngoài dày khoảng 0,5 mm, cứng nhẵn bóng. Ngay
sát lớp ngoài là lớp giữa gồm các sợi xơ dừa và mô mềm. Bên trong vỏ là gáo dừa
(hoặc sọ dừa) hoá gỗ cứng, trên sọ dừa có ba lỗ mầm cú thể nhìn thấy rất rõ từ phía
ngoài (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ nứt ra khi
phôi nảy mầm. Bên trong gáo dừa là cơm dừa màu trắng và nước dừa.
Tất cả các bộ phận cấu thành quả dừa khô đều được sử dụng. Vỏ dừa được
dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, xơ dừa làm nệm và ván dăm… Bột làm đất sạch xuất
khẩu. Gáo dừa sản xuất than hoạt tính, đồ thủ công mỹ nghệ. Cơm dừa làm thực phẩm,
bánh kẹo… và sản xuất dầu dừa. Nước dừa làm thạch dừa và chế biến thực phẩm.
Ở Việt nam, dừa được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh, tổng diện tích che phủ
khoảng 185.000 ha, tập trung là Duyên hải miền trung và Tây nam bộ. Sản lượng dừa
bình quân 1.200.000 – 1.300.000 tấn/năm. Như vậy, cây dừa có tiềm năng lớn, nếu biết
khai thác và sử dụng hợp lý, nó sẽ trở thành nguồn tài nguyên có giá trị về nhiều mặt.
Tóm lại, cây dừa được trồng ở nước ta từ lâu. Trong khi trái dừa được sử dụng
làm sản phẩm thương mại đa dạng và có giá trị cao thì thân cây dừa mới được sử dụng
ở dạng chế biến thô, chất lượng thấp, thiếu sự đầu tư, giá trị kinh tế của thân cây dừa
chưa cao. Vì vậy, cần sớm có những tác động công nghệ vào khâu chế biến, nâng cao
giá trị của cây dừa cũng như tăng thu nhập cho người trồng dừa.
2.1.3. Cấu tạo
Do không đi sâu nghiên cứu cấu tạo hiển vi, chúng tôi dùng kính lúp quan sát,
tạm gọi những lỗ trên mặt cắt ngang là “lỗ mạch”.

Quan sát mặt cắt ngang của thân cây dừa, cây có độ tuổi thấp hoặc đoạn ngọn
có màu trắng ngà, cây có tuổi cao có màu màu nâu nhạt, cây càng già màu nâu càng
đậm, dưới gốc màu sẩm hơn phần ngọn. Theo chiều xuyên tâm, có các lỗ mạch phân
bố trên khắp mặt cắt ngang, số lỗ mạch trên 1 cm2 lần lượt giảm dần từ ngoài vào
5


trong.
Cách đếm lỗ mạch được đếm từ trai sang phải từ vỏ vào tâm như hình vẽ 2.1.
Theo chiều từ trái sang phải có sự giảm dần mật độ các lỗ mạch như sau: 115, 112,
110, 108, 85, 77, 69, 51, 45, 40. Sự giảm dần mật độ lỗ mạch lần lượt từ ô 1 đến ô 10
là: 3, 2, 2, 23, 8, 8, 18, 6,5. Kết quả này cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa ô 4 và 5, giữa
ô 7 và 8 chứng tỏ có sự phân lớp từ vỏ vào trong thân cây dừa.

Hình 2.1 Hình vẽ cách đếm lỗ mạch
Xung quanh các lỗ mạch có các tổ chức nhu mô màu hơi vàng, đường kính
khoảng 1,0 – 1,5 mm. Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng gần giống như đường
ống, dày, tạo nên độ cứng vững của cây. Tổ chức nhu mô có chức năng chính là dự trữ
chất dinh dưỡng. Quan sát mặt cắt ngang cho thấy sự phân bố vật chất của cây dừa
không đều cả hai phương: hướng tâm và dọc trục. Mật độ vật chất phía sát vỏ cao,
giảm dần đến tâm cây. Theo chiều từ ngoài vào tâm, khối lượng riêng giảm dần. Khối
lượng riêng của cây dừa phân bố tùy thuộc vào vị trí trên thân cây, vùng sinh thái, độ
tuổi,... nhưng trên một đường tròn đồng tâm thì trị số tương đối đồng đều. Theo chiều
dọc thân cây, khối lượng riêng giảm dần. Trên cở sở những khảo sát phân bố mật độ lỗ
mạch trên mặt cắt ngang thân cây dừa chúng tôi đã trình bày có thể chia làm 3 vùng
khác nhau để nghiên cứu tính chất cơ học, vật lý và khối lượng riêng của thân cây dừa.

Hình 2.2 Hình vẽ mô phỏng mặt cắt ngang thân cây dừa
Trên hình 2.2, vùng I từ ngoài vào là vùng có mật độ lỗ mạch cao, vùng II
trung bình và vùng III thấp.


6


2.1.4. Tính chất cơ lý của gỗ dừa
Do cây dừa chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên những tính chất cơ lý chưa được
công bố hệ thống để làm cơ sở cho nghiên cứu bóc ván mỏng từ thân cây dừa, chúng
tôi xác định một số thông số sau:
2.1.4.1. Tính chất vật lý
Vì điều kiện kinh tế cũng như lý do khách quan và chủ quan khác, chúng tôi chỉ
tiến hành nghiên cứu một số tính chất cơ lý của gỗ dừa và chỉ tiến hành cho lớp I và
lớp II để kiểm chứng những dự đoán và làm cơ sở cho nghiên cứu công nghệ bóc ván
mỏng.
Khối lượng thể tích phụ thuộc: tuổi dừa, loại dừa, vị trí trên thân, vị trí mặt cắt
ngang. Cây già thường có khối lượng thể tích lớn hơn cây con. Khối lượng thể tích
cũng phụ thuộc phần lớn vào mật độ phân bố lỗ mạch. Chúng tôi đếm số lỗ mạch trên
1 cm2 lần lượt từ ngoài vào trong là 115, 112, 110, 108, 85, 77, 69, 51, 45, 40, do vậy
lớp ngoài có khối lượng thể tích lớn hơn lớp trong, càng gần gốc khối lượng thể tích
càng lớn hơn.
Lớp I: Dcb = 0,50 g/cm3
Lớp II: Dcb = 0,34 g/cm3
Thối lượng thể tích của gỗ dừa là khá nhẹ đặc biệt là lớp trong.
2.1.4.2. Tính hút nước
Dừa hay bất cứ một nguyên liệu nào khi hút nước cũng gây trương nở. Khả
năng hút nước của gỗ dừa phụ thuộc vào tuổi thọ, loại dừa, vị trí trên thân cũng như vị
trí trên mặt cắt ngang, thời gian ngâm trong nước. Hơn nữa do đặc điểm cấu tạo của
cây dừa nên độ hút nước là khá lớn đặc biệt là lớp trong. Độ hút nước của gỗ dừa nằm
trong khoảng:
Lớp I: giá trị trung bình 55,24%.
LớpII: giá trị trung bình 108,33%

2.1.4.3. Tính chất cơ học
Chúng tôi tiến hành thử lực tại Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 3 Tp.
Hồ Chí Minh kết quả cho thấy rằng cường độ cơ học của cây dừa là khá thấp, có sự
khác biệt rõ ràng giữa các lớp. Càng vào trong ruột chúng tôi nhận thấy rằng cường độ
cơ học càng giảm.
7


 Cường độ chịu nén thớ
Lớp I: đạt giá trị trị trung bình 260,16 kG/cm3
Lớp II: đạt giá trị trung bình 101,721 kG/cm3
 Cường độ chịu trượt
Lớp I: đạt giá trị trị trung bình 61, 358 kG/cm3
Lớp II: đạt giá trị trị trung bình 31,767 kG/cm3
 Những chất chứa trong thân cây dừa
Chúng tôi tiến hành phân tích độ pH và lượng muối trong thân cây dừa tại
Trung tâm công nghệ quản lý môi trường và tài nguyên Trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM kết quả như sau:
pH (1:5)= 5,16
NaCl = 88 %
Để thuận tiện cho việc xem xét và so sánh, chúng tôi thống kê các kết quả
nghiên cứu theo phân vùng phân bố mật độ lỗ mạch trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả các tính chất cơ lý theo vùng phân bố lỗ mạch
Danh mục tính chất

Vùng I

Vùng II

Khối lượng thể tích (g/cm3)


0,50

0,34

Tính hút nước (%)

55,24

108,33

Cường độ chịu nén thớ (kG/ cm3)

260,16

101,721

Cường độ chịu trượt (kG/ cm3)

61,358

31,767

2.2. Tình hình sử dụng cây dừa hiện nay
Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ “gỗ dừa” để chỉ thân cây dừa. Các tỉnh trồng
dừa ở miền Nam đều có các xưởng chế biên gỗ dừa, nhưng hầu hết với quy mô nhỏ,
gồm 1 - 2 cưa CD4 và 1 - 3 cưa đĩa. Đối với cây dừa già được xẻ thành ván hoặc thanh
trong xây dựng (làm vách hoặc cột). Đối với cây dừa non thì xẻ làm ván cotpha.
Trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chỉ sử dụng được phần gốc dừa khoảng
0,8 - 1,5 m.

Thân cây dừa còn được sử dụng làm cầu bắt qua các con mương ở các tỉnh
miền Tây.
Công nghệ gia công và thiết bị chế biến gỗ dừa gần giống như trong gia công
8


gỗ. Công nghệ chế biến gỗ dừa hiện nay còn mang tính tập quán cũ, thiếu hiệu quả.
Mặt hàng cây dừa có trên 20 nhóm, nhìn chung vẫn chưa có tác động nhiều về khoa
học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng thân cây dừa nói riêng và cây dừa nói
chung.
Cây dừa có dáng thẳng đứng, độ thót ngọn nhỏ. Từ gốc đến ngọn, tính chất cơ
học giảm, độ ẩm tăng. Độ ẩm ở gốc từ 50 – 60 %, ở ngọn là 35 %. Chiều dài thõn cây
trưởng thành trung bình là 15 - 17 m.
Đoạn thân cây dừa có giá trị kinh tế, được dùng trong chế biến các mặt hàng
mộc gia dụng, dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng
(nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila).
Ngoài ra, thân cây dừa cũng có một số đặc điểm khác là: Gỗ dừa xẻ ngâm trong
nước không bị côn trùng phá hoại. Khi sử dụng ngoài trời, gỗ dừa bị phá hoại nhanh vì
vậy cần bảo quản.
Khi sử dụng các loại đinh kim loại làm mối ghép sẽ bị hủy hoại nhanh và tại chỗ đóng
đinh gỗ dừa cũng bị phân hủy.
2.3. Thân cây dừa - Khả năng trở thành nguồn nguyên liệu chế biến gỗ
Để trở thành nguồn nguyên liệu cho một ngành công nghiệp chế biến tồn tại và
phát triển thì loại nguyên liệu sử dụng cần có những đặc điểm sau:
 Đạt yêu cầu về chất lượng
 Số lượng khai thác hàng năm và trữ lượng phải lớn.
 Thuận tiện khai thác và vận chuyển.
 Chi phí cho một đơn vị nguyên liệu thấp.
Trên cơ sở đó xem xét khả năng trở thành nguồn nguyên liệu công nghiệp chế
biến của thân dừa.

Theo thống kê của Hiệp hội dừa châu Á - Thái Bình Dương vào thời điểm
1989, Việt Nam có 333.000 ha dừa, đạt sản lượng 1.200 triệu quả. Còn theo thống kê
của tổ chức FAO vào thời điểm năm 2004, diện tích dừa của Việt Nam chỉ còn
153.000 ha. Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá của Viện Nghiên cứu Dầu thực vật
thuộc Bộ Công nghiệp thì diện tích trồng dừa thực tế của nước ta hiện nay vào khoảng
180.000 ha.
Qua khảo sát, đánh giá của Viện nghiên cứu Dầu thực vật cho thấy các vườn
9


dừa ở nước ta hiện nay nhìn chung đa số còn trẻ so với tuổi giới hạn của khai thác kinh
tế do được phục hồi và phát triển chủ yếu sau năm 1975. Tuy nhiên, ở Duyên hải miền
Trung và Khu vực Nam Trung bộ (Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định,
Quảng Ngãi...), diện tích dừa lão chiếm tới 50% trong tổng số 32.000 ha, có thể khai
thác gỗ và đi kèm với chương trình trồng lại các vườn dừa lão. Đối với các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long, nơi trồng tập trung diện tích, quyết định năng suất và sản lượng
dừa ở nước ta chủ yếu được trồng mới sau chiến tranh (80%); các vườn dừa này có
tuổi 25 đến 30 năm. Như vậy, hiện nay cả nước có từ 27.000 đến 30.000 ha dừa trong
giai đoạn dừa lão (tương đương với 4,3 đến 4,8 triệu cây dừa), năng suất giảm cần đốn
đi và trồng lại bằng các giống cao sản. Nếu tính trung bình mỗi cây dừa lão sau khi
được đốn ngã có chiều dài khoảng 10 m, đường kính 25 cm, tính ra tương đương 0,3
m3. Với khoảng 4,5 triệu cây dừa lão sẽ có 1.350.000 m3 gỗ dừa.
Bảng 2.2: Sản lượng dừa của một số địa phương Việt Nam (tấn)
Địa danh

1990

1995

Toàn Quốc


894.389

1.335.758 1.317.797 1.280.345 1.234.512

Duyên hải trung bộ

104.766

137.646

142.463

152.079

155.344

Đông nam bộ

109.181

102.214

100.134

87.621

63.290

ĐB sông Cửu long


291.546

902.928

1.040.558 1.008.059 977.818

Bến tre

137.977

218.986

212.520

200.930

205.025

Cần Thơ

120.305

106.779

156.200

160.000

Trà Vinh


171.253

171.256

154.657

154.657

Vĩnh Long

115.213

116.213

126.082

126.082

150.225

150.225

108.000

Cà Mau

1996

1997


1998

Nguồn: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của nhà xuất
bản thống kê và qua mạng internet trong các địa phương.

10


Bảng 2.3: Thông tin chung về cây dừa khu vực Nam Bộ
Số cây trồng /ha

140 – 150

Năng suất trái/cây/ha

40 – 50

Năng suất trái/ha/năm

5600 – 7500

Giá một quả dừa (VNĐ)

1500

Giá một tấn xơ dừa loại một (USD)

165 – 185


Giá một tấn than từ gáo dừa (USD)

210

Giá một tấn bột xơ dừa (USD)

130

Giá một một thân cây dừa (VNĐ)

20.000 – 40.000

Nguồn: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của nhà xuất
bản thống kê và qua mạng internet trong các địa phương.
Cây dừa tập trung nhiều ở khu vực Nam bộ và Duyên hải miền trung. Hằng
năm có một khối lượng đáng kể thân cây dừa được chặt để trồng mới. Theo thống kê
của các địa phương, có những năm nhiều tỉnh chặt hạ từ 2000 – 3000 ha dừa, còn bình
thường hàng năm chặt hạ khoảng twg 500 – 1500 ha dừa. Thông thường trước khi chặt
người ta đã trồng một cây con thay thế trước đó vài năm, nên vườn dừa luôn có một
mật độ ổn định.
Bảng 2.4: Thông tin về thân cây dừa 30 năm tuổi
Số lượng cây dừa/ha (cây/ha)

140 - 150

Đường kính gốc trung bình (cm)

30

Đường kính ngọn trung bình (cm)


20

Chiều dài thân trung bình (m)

20

Thể tích trung bình cây dừa (m3)

0.9

Khối lượng tính cho 100 cây/ha (m3)

90

Khối lượng thân cây dừa tính cho tổng diện tích (m3)

16.650.000

Nguồn: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của nhà xuất
bản thống kê và qua mạng internet trong các địa phương.
Diện tích trồng dừa ở Nam bộ khoảng 155.000 ha, Duyên hải miền trung
khoảng 30.000 ha. như vậy có khoảng 17 triệu m3 gỗ dừa ở hai vùng trọng điểm trồng
dừa là rất đáng quan tâm để xây dựng một ngành công nghiệp chế biến gỗ dừa.

11


2.4. Ván dán, sự hình thành và phát triển
Ván dán là một dạng ván nhân tạo và sản phẩm thu được bằng cách ép các tấm

ván mỏng lại với nhau nhờ keo trong những điều kiện nhất định.
Ván dán là một loại sản phẩm ván nhân tạo ra đời từ rất sớm. ở Việt Nam ván
dán chỉ phổ biến ở những năm gần đây nhưng phát triển rất mạnh mẽ vì công nghệ của
chúng không phức tạp, dễ cơ giới hóa và tự động hóa. Ván dán được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất đồ mộc và trang trí nội thất....
Ván dán có một số ưu điểm: dễ nâng cao tỉ lệ lợi dụng gỗ, sản phẩm đồng đều
về độ ẩm, linh động khi liên kết, khắc phục một số nhược điểm ván từ gỗ nguyên, có
thể ép thành ván có kích thước lơn hơn gỗ tự nhiên
2.5. Nguyên lý tạo ván
Trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo, ván dán được hình thành theo phương
pháp.ép các tấm ván mỏng lại với nhau theo chiều dày hay theo theo lớp với nguyên lý
các lớp ván là số lẻ thường là 3, 5, 7, 9,....Để được một tấm ván có kích thước theo
đúng như ý muốn ta cần tiến hành ép các lớp ván mỏng lại với nhau, trong quá trình ép
cần chú ý các vấn đề sau.Lựa chọn và sắp xếp sao cho sự co rút về ứng suất và dãn nở
toàn bộ sau khi tấm ván hoàn thiện không bị cong vênh, mo và chiều dày của ván phải
đồng đều.Tránh hiện tượng tập trung ứng suất trên tấm ván, Các ván mỏng trên cùng
một tấm ván thương chung một loại gỗ nhằm gia tăng tính đồng nhất của tấm ván.Các
lớp ván mỏng ép lại với nhau phải đảm bảo gia công đúng quy cách, phải đảm bảo độ
kín khích của các ván mỏng khi xếp ván
Một số giải pháp hình thành ván dán.
Ván dán là một loại ván nhân tạo và sản phẩm thu được là một ván gồm nhiều
tấm ván mỏng ép lại với nhau nhờ keo. Các tấm ván mỏng có kích thước gần như bằng
nhau được ép lại bằng các giải pháp sau đây:
 Tráng keo ván mỏng
Trong sản xuất ván dán điều quan trọng của việc tráng keo ván mỏng là sự phân
bố đồng đều của màng keo. Màng keo phải phẳng và phù hợp với màng đối diện, nếu
bề mặt của vật tráng keo không phẳng gây khó khăn cho quá trình tráng keo dẫn đến
màng keo không đồng đều và rất tốt keo.
Có hai phương pháp tráng keo là: Tráng keo một phía và tráng keo hai phía
12



được thực hiện trên máy tráng keo về nguyên lý cấu tạo gồm nhiều kiểu khác nhau.
-

Các phương pháp tráng keo

Tráng keo kiểu phun: Dùng máy nén khí để phun keo, ván mỏng được đặt
trong một máng (khay) với mục đích thu hồi lượng keo rơi vãi ra ngoài.
Tráng keo kiểu rulô: Được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các cơ sở sản xuất ván
dán, bộ phận chủ yếu là trống tráng keo. Có ưu điểm là keo được đưa lên đồng đều cả
hai bề mặt, tiết kiệm được diện tích nhà xưởng, thiết bị gọn nhẹ. Tuy nhiên còn tồn tại
một số nhược điểm là tiêu hao lượng keo lớn 150 – 200 g/m2, năng suất thấp màng keo
khó ổn định, lượng keo mất mát lớn.
Tráng keo kiểu rót: Phương pháp này không dùng áp lực chỉ tráng keo trên bề
mặt của ván. Keo được rót nhờ hệ thống rãnh kéo dài theo phương chiều rộng của ván,
ván được đẩy nhờ hệ thống băng tải với vận tốc u = 2,5 – 3,5 m/s. Năng suất cao,
lượng keo tiêu hao ít. Nhược điểm, rãnh rót hay bị tắc khó bảo dưỡng, tốn diện tích
nhà xưởng.
Xếp ván
Khâu xếp ván được tiến hành ngay sau khi tráng keo, mục đích xếp các tấm ván
mỏng đã tráng keo để tạo thành tấm ván dán và xếp thành từng chồng các tấm ván dán
chưa ép lại.
Yêu cầu đối với khâu xếp ván:
+ Đủ số lớp
+ Đúng quy cách sản phẩm
+ Các bề mặt tiếp xúc ít nhất phải có một bề mặt được tráng keo
+ Hạn chế tối đa sự xê dịch của các lớp ván mỏng trước khi ép
+ Khâu xếp ván phải đảm bảo năng suất máy ép. Tiết kiệm nhà xưởng và nhân
lực.

Các phương pháp xếp ván:
Trong sơ đồ xếp ván trên băng chuyền, bộ phận chủ yếu là băng chuyền hoạt
động theo nhịp. Ưu điểm các tấm ván mỏng của một sản phẩm được xếp trong cùng
một thời gian do vậy cho năng suất cao, phù hợp với việc xếp ván nhiều lớp. Nhược
điểm chiếm nhiều diện tích nhà xưởng.

13


Dán ép ván
Ép sơ bộ: Mục đích làm tăng chất lượng cho sản phẩm, tăng năng suất máy ép
chính. Ép sơ bộ, các bề mặt dán dính đã có một lực liên kết nhất định, chiều cao chồng
ván giảm một cách đáng kể.
Ép nhiệt: Khâu ép nhiệt là khâu quan trọng nhất trong dây chuyền sản suất ván
dán. Máy ép nóng là một khâu chủ đạo quyết định toàn bộ khả năng hoạt động của dây
chuyền công nghệ. Hiện nay phương pháp này được dùng khá phổ biến. Với phương
pháp này ván mỏng được sấy khô ở độ ẩm W = 6 – 8%. Chế độ ép bao gồm nhiệt độ
ép (toC), áp suất ép (P) kG/cm2 và thời gian ép (s). Đối với phương pháp dán nóng
nhiệt độ ép phụ thuộc vào loại keo.
Thiết bị ép: Tùy thuộc vào các phương pháp ép, các kiểu gia nhiệt đối với bàn
ép có thể phân loại thiết bị ép như sau:
+ Máy ép thủy lực một tầng: Thường dùng để ép sơ bộ trước khi đưa vào máy
ép nóng hoặc kết hợp với gia nhiệt làm máy ép nóng ở các cơ sở sản xuất nhỏ.
+ Máy ép băng truyền: Hoạt động liên tục, áp lực ép đuợc tạo ra nhờ hệ thống
rulô nén. Hệ thống thiết bị gia nhiệt phức tạp thường được gia nhiệt bằng dòng điện
cao tần.
+ Máy ép thủy lực nhiều tầng: Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất ván dán
nói riêng và ván nhân tạo nói chung. Máy ép hoạt động nhờ hệ thống thuỷ lực pittông
nằm ở mặt bàn dưới, bàn ép dưới chuyển động lên xuống nhờ hệ thống thủy lực, bàn
ép trên cố định. Tùy theo kích thước bàn ép mà máy ép có thể từ 1- 8 xi lanh, những xi

lanh đựợc bố trí đối xứng nhằm phân bố lực ép đồng đều trên mọi điểm của bàn ép.
Đường kính xilanh thông thường D = 200- 600 mm. Ngoài ra, ở một số máy ép được
bố trí thêm hệ thống pittông phụ có áp lực bé, tốc độ hành trình lớn, có nhiệm vụ đóng
mở các khoang ép. Đường kính xi lanh phụ d = 100- 160 mm.
- Bàn ép: Là một trong những bộ phận ảnh hưởng phần lớn đến chất lượng sản
phẩm, bàn ép có chiều dày từ 38 – 55 mm, kích thước bàn ép phụ thuộc vào đặc tính
của máy ép. Bề mặt bàn ép cần phải phẳng và được gia nhiệt đồng đều trên toàn bộ bề
mặt, gia nhiệt bằng hơi nước Độ phẳng 0,05 – 0,1 mm. Chênh lệch nhiệt độ trên bàn
ép < 2oC.

14


2.6. Một số ảnh hưởng đến chất lượng ván dán
2.6.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng ván dán
Ảnh hưởng của chủng loại nguyên liệu dán
Tùy thuộc vào chủng loại, nguyên liệu mà ta chọn phương pháp dán cho hợp lý.
Nếu ta chọn phương pháp không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ván sau này.
Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu khi dán
Độ ẩm của ván mỏng là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm ván dán. Nếu độ ẩm phôi ghép lớn sẽ làm giảm độ nhớt của keo do đó dễ tạo
màng keo không liên tục và kéo dài thời gian đóng rắn của keo. Ngược lại khi độ ẩm
ván mỏng nhỏ, gỗ sẽ hút nước của dung dịch keolàm cho nồng độ keo tăng lên dẫn đến
khó trải màng keo trên bề mặt nguyên liệu, dẫn đến chất lượng dán dính giảm.
Ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt ván mỏng khi dán
Trong quá trình bóc có thể lưỡi dao bị cùn, do đó bề mặt nguyên liệu dán bị
mấp mô. Lượng mấp mô càng lớn khi tráng keo màng keo sẽ không đồng đều ảnh
hưởng đến chất lượng dán dính.
2.6.2. Ảnh hưởng các yếu tố công nghệ đến chất lượng ván dán
Chất lượng sản phẩm ván dán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng

ván mỏng, sai số gia công ván mỏng, chất lượng keo tráng cũng như hàng loạt các yếu
tố về chế độ dán ép như nhiệt độ ép, áp suất ép, thời gian ép…Chúng ta có thể biểu
diễn mối quan hệ này theo phương trình sau:
Y = f(x, z, t)
Trong đó:

y: là chất lượng sản phẩm
x: các thông số thuộc về vật dán ( ván mỏng)
z: các thông số thuộc về chất kết dính
t: các thông số thuộc về chế độ ép

Ảnh hưởng của ván mỏng (vật dán)
Ảnh hưởng của độ nhẵn bềmặt ván mỏng: Độ mấp mô càng lớn khi tráng keo
màng keo sẽ không đồng đều dẫn đến khi ép nóng nảy sinh ứng suất trong ván, chất
lượng mối giảm
Ảnh hưởng của độ ẩm ván mỏng: Là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm. Nếu độ ẩm ván mỏng lớn sẽ giảm độ nhớt của keo do đó sẽ tạo
15


màng keo không liên tục và kéo dài thời gian đóng rắn của keo. Ngược lại khi độ ẩm
ván mỏng nhỏ, gỗ sẽ hút nước của dung dịch keo làm cho nồng độ keo tăng lên dẫn
đến khó trải màng keo trên bề mặt ván dẫn đến chất lượng dán dính giảm.
Ảnh hưởng của sai số chiều dày ván mỏng: Trong quá trình bóc ván mỏng do
lắp dao và thước nén không chính xác hoặc do quan hệ động học giữa dao và gỗ dừa,
thường tạo ra các tấm ván mỏng không đồng đều. Sai số chiều dày của ván mỏng càng
lớn sẽ làm chiều dày màng keo không đồng đều làm cho chất lượng mối dán giảm.
Ảnh hưởng của keo dán: Trong sản xuất ván dán keo đóng vai trò quan trọng
trong công nghệ.
Keo dán chất lượng tốt thì độ bền ván được nâng lên và ngược lại.

Ảnh hưởng của nồng độ keo: Nồng độ keo có ảnh hưởng đến chất lượng mối
dán nếu nồng độ keo thấp thì độ ẩm sản phẩm sẽ cao. Ngoài ra, khi nồng độ keo thấp
keo dễ đóng rắn trước khi đưa vào dán ván. Ngược lại nếu nồng độ keo dán cao màng
keo trải sẽ khó đồng đều trên bề mặt vật dán, chất lượng mối dán giảm.
Ảnh hưởng của độ nhớt keo: Độ nhớt của keo thể hiện nội lực của keo sinh ra
khi các phân tử chuyển động, nó quyết định khả năng thấm ước của keo trên bề mặt
gỗ. Khi độ nhớt của keo phù hợp sẽ đảm bảo được màng keo liên tục và đủ mỏng, chất
lượng dán dính sẽ tốt.
+ Độ nhớt của keo thấp chứng tỏ mức độ trùng ngưng thấp, chất lượng dán dính
giảm.
+ Độ nhớt của keo quá cao sản sinh nội lực của keo lớn dẫn đến khó trải đều
màng keo và màng keo không liên tục.
- Ảnh hưởng của lượng keo tráng: Lượng keo tráng phải tạo thành màng keo
liện tục và đủ mỏng.
Hiện nay việc tráng keo phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị công nghệ tráng keo,
loại keo và còn phụ thuộc vào bề mặt tráng.
Ảnh hưởng của các thông số chế độ ép
-Nhiệt độ ép: Nhiệt độ ép phụ thuộc vào loại keo. Dùng phương pháp dán nóng
tốt hơn dán nguội , khi nhiệt độ cao gỗ sẽ hóa dẻo và độ nhớt keo giảm giúp trải đều
màng keo làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các lớp ván mỏng. Tuy nhiên khi ép nhiệt
độ cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ đóng rắn cho phép của keo đều không tốt đến độ bền
16


dán dính.
- Áp suất ép: Để có đươc sự tiếp xúc tốt giữa màng keo và gỗ khả năng trải đều
của màng keo thì áp suất phải phù hợp, áp suất ép phụ thuộc vào các yếu tố như trạng
thái gỗ( độ ẩm, độ nhẵn bề mặt gỗ ép….)
- Thời gian ép: Là khoảng thời gian cần thiết để duy trì ván dán trong máy sao
cho thu được cường độ dán dính tốt nhất. Ngoài ra thời gian ép còn phụ thuộc vào thời

gian đóng rắn của keo. Hiện nay trong sản suất ván dán còn phụ thuộc vào điều kiện
thực tế của từng xí nghiệp sao cho chất lượng ván đạt chất lượng tốt nhất.

17


×